Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


NGUYỄN CÔNG TÂM



NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG
LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Xây dựng công trình biển
Mã số: 60.58.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Mai Văn Công
2. TS. Lê Thu Huyền




Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


NGUYỄN CÔNG TÂM




NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG
LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kỹ
thuật Biển, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Mai Văn Công,
Trưởng bộ môn Công trình Cảng - Đường thủy - Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội
và cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thu Huyền, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Hà
Nội đã luôn tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đi đầu tiên xây dựng ý tưởng
nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn. Cảm
ơn Th.S Nguyễn Quang Đức Anh đã giúp đỡ tác giả có đủ tài liệu và phương pháp
để thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Kỹ

Thuật Bờ Biển, các bạn cùng lớp cao học 20BB và các anh chị đồng nghiệp trong
văn phòng VINWATER đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn
chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị em
và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ…




Nguyễn Công Tâm
LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên học viên: NGUYỄN CÔNG TÂM
Lớp cao học: 20BB
Chuyên ngành: KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN
Tên đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch mặt bằng cảng Lạch Huyện - Hải Phòng”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả
nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các
tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài. Tôi
không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm
trước Khoa và Nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên



Nguyễn Công Tâm

I

MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC BẢNG V
DANH MỤC HÌNH VI
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 4
6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN 4
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thông tin sơ bộ về dự án cảng
nước sâu gần bờ Lạch Huyện - Hải Phòng 5
1.1. Về điều kiện tự nhiên 5
1.1.1. Đặc điểm địa hình 5
1.1.2. Điều kiện địa chất công trình 6
1.1.3. Điều kiện thủy văn 7
1.1.4. Điều kiện khí tượng 8
1.1.5. Điều kiện môi trường 11
1.1.6. Môi trường sinh thái 12
1.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội của những xã bị ảnh hưởng của dự án 13
1.2. Giới thiệu sơ bộ về dự án cảng Lạch Huyện – Hải Phòng 15
1.2.1. Cơ sở hình thành dự án 15
1.2.2. Vị trí, quy mô dự án cảng nước sâu gần bờ năm 2015 16
1.2.3. Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2030 17

II

1.2.4. Quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đến năm 2020 18

1.3. Định hướng phát triển bền vững Cảng trong tương lai và vấn đề
nghiên cứu của Luận văn 20
1.3.1. Định hướng phát triển bền vững cảng trong tương lai 20
1.3.2. Vấn đề nghiên cứu của Luận văn 20
1.4. Kết luận chương 1 21
Chương 2: Quy hoạch cảng biển và xây dựng các tiêu chí kỹ thuật với bài
toán Quy hoạch Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng 22
2.1. Khái niệm về cảng biển 22
2.1.1. Vai trò của cảng biển 22
2.1.2. Định nghĩa 23
2.2. Giới thiệu về một số cảng biển trên thế giới và việt nam 25
2.2.1. Một số cảng trên thế giới 25
2.2.2. Cảng biển ở việt nam 35
2.3. Chọn mặt bằng quy hoạch cảng lạch huyện 44
2.3.1. Quy tắc quy hoạch mặt bằng cảng 44
2.3.2. Các tiêu chí quy hoạch mặt bằng cảng 52
2.4. Kết luận chương 2 62
Chương 3: Quy hoạch mặt bằng hợp lý cho cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
giai đoạn 2030÷2050 với phương án xa bờ 63
3.1. Dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng giai đoạn 2030÷2050 63
3.1.1. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH) khu vực
nghiên cứu giai đoạn 2030÷2050 63
3.1.2. Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua cảng giai đoạn 2030÷2050 63
3.2. Lựa chọn cỡ tàu cho cảng giai đoạn 2030÷2050 65
3.2.1. Đặt vấn đề 65
3.2.2. Lựa chọn cỡ tàu cho cảng 65

III

3.3. Thông số bến cho cảng giai đoạn 2030÷2050 66

3.3.1. Số lượng bến 66
3.3.2. Chiều dài bến 69
3.3.3. Cao độ đáy bến 70
3.3.4. Cao trình đỉnh bến 71
3.3.5. Diện tích kho bãi container 72
3.3.6. Kết cấu cầu tàu 74
3.3.7. Luồng tàu và vũng quay tàu 74
3.4. Quy hoạch đê chắn sóng cho cảng giai đoạn 2030÷2050 75
3.4.1. Nguyên tắc chung 75
3.4.2. Kết quả quy hoạch 75
3.5. Tổng hợp các phương án mặt bằng cảng xa bờ giai đoạn 2030÷2050 76
3.5.1. Phương án mặt bằng 1 76
3.5.2. Phương án mặt bằng 2 77
3.5.3. Phương án mặt bằng 3 78
3.5.4. So sánh các phương án mặt bằng 79
3.6. Xác định mặt bằng hợp lý dựa trên tiêu chí lặng sóng đảm bảo khả
năng khai thác dự án dựa trên phần mền Mike 21 SW 80
3.6.1. Mô hình Mike 21 SW 80
3.6.2. Mô hình sóng tổng thể 82
3.6.3. Điều kiện biên sóng 86
3.6.4. Bộ thông số mô hình 87
3.6.5. Kết quả mô phỏng lan truyền sóng-Trường sóng gió mùa Đông Bắc 87
3.6.6. Kết luận 89
3.7. Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
IV


KÊT LUẬN 91

KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 1
V

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu quy hoạch chính năm 2030 18
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu quy hoạch chính năm 2020 19
Bảng 2.1 Tổng hợp nhóm cảng phía Bắc 37
Bảng 2.2 Tổng hợp nhóm cảng Bắc Trung Bộ 38
Bảng 2.3 Tổng hợp nhóm cảng Trung Trung Bộ 38
Bảng 2.4 Tổng hợp nhóm cảng Nam Trung Bộ 39
Bảng 2.5 Tổng hợp cảng thuộc nhóm Đông Nam Bộ 40
Bảng 2.6 Tổng hợp nhóm Đồng Bằng Sông Cửu Long 41
Bảng 2.7 Tiêu chí đánh giá độ yên tĩnh 53
Bảng 2.8 So sánh tiêu chí mở rộng cảng trong tương lai 60
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp đánh giá định tính các tiêu chí 62
Bảng 3.1 Tổng hợp chỉ tiêu phát triển KTXH khu vực nghiên cứu năm 2050 63
Bảng 3.2 Đề xuất dự báo lượng hàng thông qua cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
giai đoạn 2030÷2050 64
Bảng 3.3 Kết quả thông số tàu giai đoạn 2030÷2050 66
Bảng 3.4 Kết quả số lượng bến giai đoạn 2030÷2050 69
Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả chiều dài bến theo 3 phương án mặt bằng 70
Bảng 3.6 Kết quả tính toán cao trình đáy bến 71
Bảng 3.7 Cao độ đỉnh bến theo một số tiêu chuẩn nước ngoài 72
Bảng 3.8 Diện tích bãi container 73
Bảng 3.9 Chiều dài đê chắn sóng theo các phương án mặt bằng 75

Bảng 3.10 Tổng hợp các phương án mặt bằng giai đoạn 2030÷2050 79

VI

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí khu vực khảo sát trên bản đồ địa chất 6
Hình 1.2 Phương án cảng nước sâu gần bờ 16
Hình 2.1 Mô hình phát triển cảng biển tương lai 23
Hình 2.2 Hình ảnh cảng Los Ageles từ trên cao 26
Hình 2.3 Cảng Thượng Hải tại cửa sông Dương Tử 26
Hình 2.4 Cảng Rotterdam - Hà Lan 27
Hình 2.5 Cảng nước sâu Yangshan nhìn từ trên cao 28
Hình 2.6 Bến đón tàu cảng Busan 29
Hình 2.7 Cảng Busan nhìn từ trên cao 29
Hình 2.8 Tổng mặt bằng khu bến Tanjong Pagar 30
Hình 2.9 Tổng mặt bằng cảng Kobe 31
Hình 2.10 Tổng mặt bằng cảng Jaddah 31
Hình 2.11 Mặt bằng cảng dầu ở Kazakhtan 32
Hình 2.12 Dự án cảng ở Venice 33
Hình 2.13 Sân bay quốc tế Kansai 34
Hình 2.14 Dự án cảng trong tương lai ở Mỹ 34
Hình 2.15 Quy hoạch cảng nước sâu Chân Mây- TT Huế 41
Hình 2.16 Mô hình Quy hoạch Cảng Dung Quất 42
Hình 3.1 Mặt bằng cảng Lạch Huyện giai đoạn 2030 64
Hình 3.2 Quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc năm 2030 65
Hình 3.3 Tổng mặt bằng phương án 1 76
Hình 3.4 Tổng mặt bằng phương án 2 77
Hình 3.5 Tổng mặt bằng phương án 3 78
Hình 3.6 Phương án mặt bằng 1 - Địa hình tổng thể và chi tiết 83
VII


Hình 3.7 Phương án mặt bằng 2 - Địa hình tổng thể và chi tiết 84
Hình 3.8 Phương án mặt bằng 3 - Địa hình tổng thể và chi tiết 85
Hình 3.9 Hoa sóng Bạch Long Vĩ 86
Hình 3.10 Phương án mặt bằng 1, Hs=2,2m, Ts=6s, t=7h20’, Hướng 45
0
87
Hình 3.11 Phương án mặt bằng 2, Hs=2,2m, Ts=6s, t=9h40’, Hướng 45
0
88
Hình 3.12 Phương án mặt bằng 3, Hs=2,2m, Ts=6s, t=11h40’, Hướng 45
0
89
1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã và đang trên con đường phấn đấu trở thành một nước phát
triển hướng đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với đường bờ biển kéo dài từ
Bắc đến Nam nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
Trong những năm gần đây, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển ở miền Bắc Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình
trong năm qua của hàng hóa đạt 19%/năm và hàng container đạt 29%/năm tính theo
TEU. Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải thì đến năm 2050, lượng hàng container
dự kiến thông qua cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đạt tới con số 130 triệu
tấn/năm.Trong khi đó thì tổng năng lực của cảng hiện hữu kể cả sau khi mở rộng
cũng chỉ đạt 95 triệu tấn và không thể phát triển thêm để đáp ứng lượng hàng
container vượt trội. Do đó, để khắc phục tình trạng này thì trước thời điểm đó cần
xây dựng thêm cảng mới có đủ năng lực để đáp ứng được khối lượng hàng
container quá tải của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

Xuất phát từ lợi ích về chi phí vận tải (tàu càng lớn thì chi phí vận tải trên
mỗi tấn hàng càng giảm, cụ thể chi phí trên mỗi TEU của tàu công xuất 8.000 TEU
chỉ bằng 65% chi phí vận tải của tàu 4.000 TEU) và xu hướng chung của thế giới là
tăng tải trọng tàu container (hãng vận chuyển Maesk line đã đóng 30 tàu container
trọng tải 200.000 DWT trong đó có 10 tàu đã được đưa vào tuyến vận tải chính của
thế giới năm 2014, do đó tàu container tải trọng 100.000 DWT÷130.000 DWT sẽ
được triển khai trên những tuyến thứ cấp) thì cần phải xây dựng thêm cảng mới có
đủ năng lực để đón tàu container tải trọng 100.000 DWT÷130.000 DWT.
Thực tế đã cho thấy hạn chế trong công tác nạo vét nâng cấp tuyến luồng ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động của cảng (tháng 6 năm 2013 cảng Hải Phòng thực
hiện thực hiện nạo vét 800.000m3 đến hơn 1 triệu m3,với tổng giá trị hơn 130 tỷ
đồng, thi công trong 4 tháng;
thực tế cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện hàng năm
khối lượng sa bồi khoảng 2,62 triệu m
3
- theo số liệu nghiên cứu của JICA) do vậy
2

cảng phải được đặt ở vị trí thuận lợi nhất để hạn chế tối đa công tác nạo vét nâng
cấp tuyến luồng hàng năm.
Hải Phòng là thành phố nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, có hải đảo
và một vùng biển rộng lớn. Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi Hải Phòng là
đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường thủy nội địa vùng châu thổ
sông Hồng, sông Thái Bình và của 2 tuyến quốc lộ lớn QL5, QL10; là điểm cuối
của tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; là cửa ngõ thông ra biển nối các tuyến
hàng hải trong nước và quốc tế. Với những điều kiện thuận lợi đã giúp Hải Phòng
phát triển được hệ thống cảng, thành cảng trọng điểm của quốc gia, góp phần
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố; ngoài ra cảng Hải
Phòng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc
phòng.

Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030÷2050 hình thành nhằm đáp
ứng nhu cầu bốc xếp hàng vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh
thành, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là của vùng
tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ngoài ra cảng Lạch Huyện còn
đáp ứng nhu cầu hàng quá cảnh của các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Phương án đặt cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030÷2050 ở xa bờ
sẽ đảm bảo vị trí thuận lợi về hàng hải, có thể đáp ứng được các yêu cầu về trang
thiết bị hiện đại đảm bảo năng suất bốc xếp cao, độ sâu khu nước lớn cho phép tàu
có trọng tải lớn ra vào an toàn, thuận lợi và với một hệ thống giao thông sau cảng
đồng bộ cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thu hút qua cảng một lượng hàng
lớn, do vậy sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của khu vực phát triển mạnh mẽ hơn và
thu hút các nhà đầu tư vào khu vực nhiều hơn.
Cảng nước sâu xa bờ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030÷2050 sẽ đóng
một vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực phía Bắc. Cảng có khả năng tiếp
nhận được tàu container trọng tải lớn tới 8.000÷10.000TEU hoạt động trên tuyến
vận tải biển xa. Cơ sở hạ tầng của cảng và công nghệ bốc xếp sẽ được đầu tư đồng
bộ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đảm bảo tính
3

cạnh tranh trên trường quốc tế.
Vì vậy, phát triển cảng nước sâu xa bờ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn
2030÷2050 là tất yếu và khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế
giới.
Hiện nay cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã và đang triển khai thi công
nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải thủy giai đoạn 2015, giai đoạn 2020 và giai đoạn
2030. Việc nghiên cứu định hướng cảng nước sâu xa bờ Lạch Huyện - Hải Phòng
trong giai đoạn 2030÷2050 là thực sự cần thiết để đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-
Nghiên cứu quy hoạch mặt bằng hợp lý của cảng Lạch Huyện - Hải Phòng

giai đoạn 2030÷2050
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
(1) Đối tượng nghiên cứu
- Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030÷2050
(2) Phạm vi nghiên cứu
- Khu vực ngoài khơi cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng, từ
106.987
0
E đến 107.007
0
E Kinh độ; từ 20.642
0
N đến 20.676
0
N Vĩ độ
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1) Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích kế thừa các nghiên cứu đã có về lĩnh vực liên quan
- Ứng dụng lý thuyết mô phỏng các yếu tố biển - cơ sở hạ tầng cảng
- Xây dựng các tiêu chí thiết kế cảng
- Phương pháp chuyên gia
(2) Công cụ sử dụng
- Lý thuyết phân tích hệ thống
- Mô hình toán thủy động lực hiện đại Mike 21 SW, để phân tích hiệu quả về
che chắn tạo khu lặng sóng đảm bảo khả năng khai thác cảng
- Công cụ Google earth nghiên cứu các Quy hoạch mặt bằng Cảng trên Thế
giới và Việt Nam
4

5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

-
Xây dựng bộ khung tiêu chí cơ bản cho bài toán quy hoạch cảng biển
- Xây dựng các phương án quy hoạch mặt bằng cảng nước sâu xa bờ Lạch
Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2030÷2050
- Xác định bộ thông số chính kỹ thuật cảng gồm khu nước và khu đất theo
từng phương án mặt bằng cảng
- Đưa ra được phương án bố trí mặt bằng đập phá sóng hợp lý
- Mô phỏng hiệu quả giảm sóng bằng mô hình Mike 21
- Tổng hợp phân tích đưa ra giải pháp quy hoạch mặt bằng cảng hợp lý nhất
6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thông tin sơ bộ về dự án
cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện - Hải Phòng
Chương 2: Quy hoạch cảng biển và xây dựng các tiêu chí kỹ thuật với bài
toán quy hoạch cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
Chương 3: Quy hoạch mặt bằng hợp lý cho cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
với phương án xa bờ giai đoạn 2030÷2050


5

Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thông tin sơ bộ về dự án
cảng nước sâu gần bờ Lạch Huyện - Hải Phòng
1.1. Về điều kiện tự nhiên
Trong bước nghiên cứu điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cảng
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên trong và xung quanh
khu vực dự án được thu thập từ các cơ quan và nguồn dữ liệu khác nhau. Các nguồn
số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu bao gồm:
Số liệu điều kiện tự nhiên phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình cảng
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - TEDI thực hiện năm 2006.

Các số liệu khảo sát địa chất, thủy văn phục vụ nghiên cứu, rà soát và chuẩn
bị đầu tư dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện của tư vấn HanDong (Hàn Quốc)
và Nippon Koei (Nhật Bản) thực hiện năm 2007 và 2008.
Các kết quả khảo sát hiện trường như đo thủy đạc ở khu vực cảng, khảo sát
địa chất công trình tại khu vực dọc theo đê chắn sóng, khảo sát chất đất mặt, dòng
chảy và sóng phục vụ nghiên cứu sơ bộ về dự án xây dựng hạ tầng cảng Lạch
Huyện, Việt Nam do JICA tiến hành trong giai đoạn đầu từ tháng 10 năm 2009 đến
tháng 2 năm 2010.
1.1.1. Đặc điểm địa hình
Hải Phòng là một thành phố cảng nằm ở phía Đông miền duyên hải phía
Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 120km. Khu vực khảo sát thuộc đảo Cát Hải, cách
trung tâm TP Hải Phòng 13km về hướng Đông.
Địa hình đáy biển của vịnh Hải Phòng khá thoải với độ dốc trung bình từ
0,04% đến 0,08% theo hướng Nam Đông Nam. Những doi cát và đụn cát xuất hiện
dọc theo các cửa sông và trồi lên khi thủy triều xuống. Khu vực xây dựng cảng nằm
trên các doi cát dọc bờ phía Tây Nam cửa sông Lạch Huyện, bắt đầu từ tuyến kè
phía Đông đảo Cát Hải với chiều dài khoảng 6.000m và chiều rộng khoảng 1.000m.
Cao độ biến đổi từ +2,0m đến 0m theo hệ Hải đồ, sâu dần về phía Đông - Nam.
6

1.1.2. Điều kiện địa chất công trình
1.1.2.1. Điều kiện chung
Khu vực phát triển cảng Lạch Huyện nằm ở vùng hạ lưu sông Hồng (sông
Cái). Hiện tại ở đây có một lớp sét dày được tạo ra bởi khối lượng lớn đất và cát di
chuyển từ cửa Nam Triệu và cửa Lạch Huyện.
Dự án nằm ở huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Địa điểm xây dựng dự
án là bờ phải sông Lạch Huyện. Bờ phải của sông bắt đầu từ cầu tàu bằng đá ở Nam
đảo Cát Hải, là dải cát lớn với chiều dài khoảng 6.000m và chiều rộng 1.000m, cao
trình từ 0 đến +1,0m hệ Hải đồ. Bờ đối diện là đảo Cát Bà.
1.1.2.2. Đặc điểm địa chất công trình


Hình 1.1 Vị trí khu vực khảo sát trên bản đồ địa chất
(Nguồn: Trích từ bản đồ địa hình Việt Nam – Lào – Campuchia 1971)
Năm 2007 TEDI đã thực hiện khảo sát địa chất và phân tích chỉ tiêu cơ lý đất
tại khu vực này để lập Báo cáo đầu tư cho dự án xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế
Lạch Huyện. Sau đó năm 2008, Nippon Koei đã tiến hành khoan bổ sung 5 lỗ khoan
(PBH-1 đến 5) và thực hiện thí nghiệm trong phòng để phân tích chỉ tiêu cơ lý đất.
7

Năm 2010, 10 lỗ khoan thăm dò và thí nghiệm phân tích chỉ tiêu cơ lý của đất cũng
được thực hiện trong “nghiên cứu sơ bộ về dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế
Lạch Huyên, Việt Nam” do JICA thực hiện.
Theo kết quả nghiên cứu SAPROF, địa tầng khu vực được phân chia thành
các lớp địa chất theo trình tự mới trong bảng 1.1 Phụ lục A.
1.1.3. Điều kiện thủy văn
1.1.3.1. Mực nước
Dự báo thủy triều tại đảo Hòn Dấu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của
TEDI như sau. Mực thuỷ triều dao động từ +0,43m hệ Hải đồ (mực nước thấp nhất)
đến +3,55m (mực nước cao nhất).
Mực nước cao nhất: +4,43m
Mực nước cao thiết kế (P
1%
): + 3,55m
Mực nước trung bình cao: + 3,05m
Mực nước trung bình thiết kế (P
50%
): +
1,95m
Mực nước trung bình thấp: + 0,91m


Mực nước thấp thiết kế (P
99%
):
+0,43m
Mực nước thấp nhất: +0,03m
1.1.3.2. Sóng
Theo “Báo cáo Kế hoạch tăng cường năng lực các cảng miền Bắc, tháng 9
năm 2009”, thống kê tần suất chiều cao sóng và hướng sóng xuất hiện tại trạm Hòn
Dấu(trong 3 năm từ 2006 đến 2008) cho biết đặc điểm của sóng thông thường gây
ra bởi gió trong khu vực. Sóng có chiều cao hơn 1m có tần suất là 8,59% và tần suất
xuất hiện sóng có hướng chủ đạo từ Đông sang Nam là 60%. Nhưng sóng cao
thường có hướng chủ đạo từ Đông Nam sang Đông.
Theo “Báo cáo hiệu chỉnh cuối kỳ của TEDI”. Chiều cao sóng cực đại đo
được tại trạm khí tượng Hòn Dấu từ 1963 đến 1985 được thể hiện dưới đây. Bảng
1.3 phụ lục cho biết chiều cao sóng cực đại đo được tại trạm Hòn Dấu là 5,6m và
trong 20 năm chỉ xuất hiện 2 lần.
8

1.1.3.3. Dòng chảy, độ đục
Dòng chảy, sóng, và độ đục được quan trắc liên tục để thu thập các thông tin
cần thiết để mô phỏng sa bồi. Khảo sát được thực hiện tại 6 trạm ngoài biển và 5
trạm trên con sông dẫn đến khu vực cảng Lạch Huyện trong tháng 05 năm 2011.
Tại các trạm C1 đến C6 ngoài biển công tác quan trắc diễn ra trong 30 ngày liên
tiếp, tại các trạm R1 đến R5 trên sông công tác quan trắc diễn ra trong vòng 52h
liên tiếp khi triều cao (kỳ triều cường) và khi triều thấp (kỳ triều kiệt). Vị trí các
trạm xem trong hình 1.1 Phụ lục A.
Kết quả quan trắc sóng, chiều cao sóng trung bình của 1 tháng là xấp xỉ
0,4m, chiều cao sóng cực đại đo được tại trạm C6 là 1,43m, và tại trạm C3 là
1,83m. Sóng nước sâu có hướng chủ đạo là Nam - Đông Nam. Vận tốc dòng chảy
cực đại là 1,15m/s tại trạm C1 và có xu hướng giảm đi theo khoảng cách tính từ khu

vực cảng Lạch Huyện. Về nồng độ chất rắn lơ lửng, nồng độ trung bình là khoảng
0,17÷2,2g/L và nồng độ cực đại là khoảng 0,4÷1,0g/L. Chi tiết xem trong bảng 1.4
Phụ lục A.
Kết quả quan trắc sóng trên con sông nối với khu vực cảng, vận tốc dòng
chảy cực đại đo được tại trạm R5 ở cửa sông Lạch Huyện khi mực nước cao nhất
(triều cường) là 1,33m/giây. Về nồng độ chất rắn lơ lửng, nồng độ trung bình là
khoảng 0,15÷0,21g/L và là giá trị giống như giá trị đo được tại khu vực ngoài biển.
Nồng độ cực đại là khoảng 0,2÷0,4g/L và thấp hơn nồng độ cực đại đo được tại khu
vực ngoài biển. Chi tiết xem trong bảng 1.5 Phụ lục A.
Số liệu về mối quan hệ giữa các điều kiện lực sóng và lực dòng chảy với
nồng độ chất rắn lơ lửng được xác định từ kết quả quan trắc đồng thời. Đây là
những số liệu được sử dụng để kiểm chứng kết quả mô phỏng số về sự vận chuyển
bùn cát tại khu vực cảng Lạch Huyện.
1.1.4. Điều kiện khí tượng
1.1.4.1. Gió
Gió ở miền Bắc Việt Nam và vùng lân cận tương đối lặng ngoại trừ mùa bão
thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
9

Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc đến Tây Bắc do khí hậu gió mùa Đông Bắc
trong mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 2) và hướng Nam đến Tây - Nam do gió mùa
Tây - Nam trong mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 7). Tuy nhiên ở vùng đồng bằng
Bắc bộ gió Bắc trong mùa khô thay đổi thành hướng Đông Bắc hoặc Đông, trong
khi đó gió Nam thay đổi thành hướng Nam hoặc Đông Nam phụ thuộc vào địa hình
khu vực.
Theo Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng thuỷ hải văn 04 - TEDI - 086 - Nca
- TV2, tốc độ gió thực đo đã tính tần suất tốc độ và hướng gió, vẽ hoa gió tổng hợp
các tháng và năm. Hoa gió tổng hợp cho thấy gió chủ yếu ở tốc độ từ 0,1÷8,9m/s;
gió thịnh hành nhất là hướng Đông chiếm 28,27%, gió hướng Bắc chiếm 14,36%;
gió lặng chiếm 5,6%.

Từ 1974÷2004 tại trạm Hòn Dấu cho thấy tốc độ gió lớn nhất nhiều lần đo
được là 40m/s theo hướng Đông Đông Bắc (ENE) năm 1975, hướng Bắc Tây Bắc
(NNW) năm 1977, hướng Nam Đông Nam (SSE) năm 1980, hướng Tây Nam, Nam
(SW, S) năm 1989. Các tháng từ tháng 10 đến tháng 1 gió thịnh hành hướng Đông
và hướng Bắc, tháng 2 đến tháng 5 gió thịnh hành hướng Đông, tháng 6 đến tháng 8
gió thịnh hành hướng Nam và Đông Nam, tháng 9 gió có nhiều hướng.
Theo các kết quả quan trắc bổ sung trong 3 năm từ 2006 đến 2008 của
Nippon Koei Co., Ltd. & Associates, tần suất xuất hiện gió theo tốc độ và hướng
dựa trên số liệu gió. Kết quả này cho thấy gió chủ yếu có hướng từ Đông đến Nam
(khoảng 45%) và hướng Bắc (khoảng 13%), gió với vận tốc lớn hơn 15m/s rất hiếm
khi xuất hiện. Chi tiết về gió xem trong bảng 1.2 Phụ lục A.
1.1.4.2. Độ ẩm không khí
Khu vực dự án có độ ẩm không khí cao. Thường khoảng 75% đến 95% trong
suốt cả năm.
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 85.7%, độ ẩm không khí thấp nhất
là 27% (tháng 10/1991).
10

1.1.4.3. Bão
Lạch Huyện là khu vực thường xuyên có bão. Gió mạnh nhất do bão quan
trắc được là 51m/giây vào ngày 21 tháng 8 năm 1977.
Bão xuất hiện tại khu vực Cát Hải với tần suất 0,92 lần một năm (theo kết
quả quan trắc thực hiện trong nửa sau của thế kỷ 20). Hầu hết bão xuất hiện ở khu
vực này trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Chi tiết xem trong
bảng 1.6 Phụ lục A.
1.1.4.4. Lượng mưa
Tính theo thời gian xuất hiện mưa thì khu vực dự án có 2 mùa, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình
tại khu vực Cát Hải vào khoảng 1.600mm/năm trong mùa mưa và 200mm/năm
trong mùa mùa khô và 1800mm/năm trong cả năm. Theo báo cáo thu thập tài liệu

khí tượng thuỷ hải văn (04 -TEDI - 086 - Nca - TV2) thì lượng mưa lớn nhất
320,5mm/ngày được quan trắc tại Hòn Dấu vào ngày 14/7/1992.
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1447,7mm.
Lượng mưa lớn trong năm thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng
8 có lượng mưa nhiều nhất là 319mm. Tháng 1 có tổng lượng mưa trung bình nhỏ
nhât là 19mm. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 86,5% lượng mưa năm.
Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa là 1250,7mm, tổng lượng mưa trung
bình mùa khô là 196,9mm.
Hàng năm có 113 ngày có lượng mưa lớn hơn 0,1mm (75 ngày trong mùa
mưa và 38 ngày trong mùa mưa nhỏ) tương ứng với khoảng 31% số ngày trong cả
năm.
Mưa bão cùng với sấm sét xuất hiện trung bình 44,3 ngày trong năm tại khu
vực Cát Hải.
1.1.4.5. Sương mù và tầm nhìn
Sương mù trong năm thường tập trung vào các tháng mùa Đông, bình quân
năm là 21,2 ngày; tháng 3 là tháng có nhiều sương mù nhất, trung bình trong tháng
6,5 ngày có sương mù; các tháng mùa hạ hầu như không có sương mù.
11

Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, số ngày có tầm nhìn
dưới 1km thường xuất hiện vào mùa Đông, còn các tháng mùa hạ hầu hết các ngày
trong tháng có tầm nhìn >10km.
Diễn biến sương mù và tầm nhìn xem chi tiết trong Báo cáo thu thập tài liệu
khí tượng thuỷ hải văn (04 - TEDI - 086 - Nca - TV2).
1.1.4.6. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí cao nhất trong các năm quan trắc được là 38,6°C (ngày
3/8/1985).
Nhiệt độ không khí thấp nhất là 6,6°C (ngày 21/2/1996).
Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,9°C.
Nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) là 20°C.

Nhiệt độ trung bình mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) là 27,9°C.
1.1.5. Điều kiện môi trường
1.1.5.1. Chất lượng nước
Hàm lượng chắt rắn lơ lửng (TSS) tại tầng mặt nước ít hơn so với tầng đáy.
Điều này cho thấy: Ảnh hưởng của nước ngọt từ sông đổ ra là không đáng kể và
tầng nước đáy tại khu vực có chứa nhiều bùn nên có thể gây ra tác động tiêu cực
trong giai đoạn thi công.
Hàm lượng tổng Phốt-pho và tổng Ni-tơ tại đây khá cao. 1mg/L Ni-tơ và
0,09mg/L Phốt-pho (trung bình năm) là tiêu chuẩn môi trường được áp dụng tại
Nhật Bản cho khu vực đánh bắt cá loại 3 - Nước công nghiệp và bảo tồn môi trường
sống của các sinh vật biển.
1.1.5.2. Chất lượng không khí
Khi so sánh số liệu thu được với Tiêu chuẩn Việt Nam, tất cả các chỉ tiêu
(CO, SO2, NO2và TSP) buổi sáng và buổi tối đều phù hợp. Không dò tìm thấy các
hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).
12

1.1.5.3. Tiếng ồn và độ rung
Mức ồn (Leq, L10, L90) đều phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam tại mọi thời
điểm khảo sát. Mức rung (Leq) đều phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam tại mọi thời
điểm khảo sát.
1.1.6. Môi trường sinh thái
1.1.6.1. Khu vực được bảo tồn
Theo Quyết định số 79/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày
31 tháng 3 năm 1986, một khu vực rộng 15200ha thuộc đảo Cát Bà được chọn làm
vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Cát Bà), trong đó có 9.800ha thuộc khu vực đất liền
và 5.400ha thuộc khu vực biển. Vườn quốc gia góp phần bảo tồn sự đa dạng về môi
trường sống của sinh vật và hệ sinh thái, bao gồm đồi trồng rừng, các hồ nước ngọt
nhỏ, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng đước, các bãi biển và rạn san hô.
Đảo Cát Bà còn được chọn làm làm khu dự trữ sinh quyển trong chương

trình con người và sinh quyển của UNESCO từ năm 2004, tổng diện tích khu dự trữ
sinh quyển là 2.6241ha được chia thành vùng trung tâm có diện tích 8.500ha (trong
đó có 2.000ha mặt biển), vùng đệm có diện tích 7.741ha (trong đó có 2.800ha mặt
biển) và vùng chuyển tiếp có diện tích 10.000ha (trong đó có 4.400ha mặt biển).
Vịnh Hạ Long nằm tại phía đông nam đảo Cát Bà đã được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên Thế Giới, diện tích của vịnh là 15.0000ha.
1.1.6.2. Môi trường sống của sinh vật biển có giá trị về sinh thái học
Môi trường sinh thái biển như các rạn san hô, thảm rong/cỏ biển, rừng ngập
mặn và các bãi triều đều có giá trị sinh thái, và những vùng này có chức năng làm
bãi ương/bãi đẻ trứng và nơi sinh sống của các sinh vật biển.
Hầu hết các rạn san hô nằm xung quanh các đảo núi đá vôi và chủ yếu phân
bố ở phía đông nam của đảo Cát Bà, độ bao phủ của san hô sống đã giảm nhanh
chóng trong những năm trở lại đây. Trước đây, nhiều rạn san hô có 50÷70% san hô
sống nhưng hiện nay chỉ còn dưới 40%. Các rạn san hô cũng phân bố ở đảo Long
Châu cách đảo Cát Bà khoảng 10km.
13

Hầu hết cỏ biển phân bố trên mặt bùn có diện tích nhỏ và bên trong các khu
hồ nuôi cá. Các thảm cỏ biển nhỏ cũng phân bố ở đảo Long Châu.
Phần lớn rừng ngập mặn phân bố ở xã Phù Long. Một số lượng lớn rừng
ngập mặn cũng phân bố dọc các đầm nuôi thủy sản trên đất liền.
1.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội của những xã bị ảnh hưởng của dự án
1.1.7.1. Dân số và lao động
Ước tính dân số của sáu xã có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án là 15993
người (4045 hộ), trên tổng số 29797 người của Huyện Cát Hải (tính đến năm 2010).
Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã là từ 7,4% (xã Phù Long) đến 10% (thị trấn Cát Hải).
1.1.7.2. Hoạt động kinh tế tại các xã bị ảnh hưởng từ dự án
Nguồn thu nhập chính của các xã bị ảnh hưởng từ dự án chủ yếu là từ việc
sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt cá. Theo các hộ làm muối thì sản lượng muối
bị giảm dần do số ngày mưa tăng dần. Việc giảm sản lượng này có tác động không

tốt lên kinh tế của các hộ gia đình, nhất là trong khi chi phí sinh hoạt lại tăng lên.
Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là loại hình kinh tế có thể thấy ở các xã này, tuy
nhiên đây là hình thức tự sản tự tiêu. Hầu hết các hoạt động kinh tế chính ở 6 xã này
đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường
như thời tiết, những công trình xây dựng quy mô lớn, những hoạt động sản xuất
kinh doanh quy mô lớn.
1.1.7.3. Cơ sở hạ tầng cơ bản
Ngoại trừ việc chưa có hệ thống cung cấp nước máy, tại các xã bị ảnh hưởng
bởi dự án đều có các công trình hạ tầng xã hội cơ bản khá đầy đủ. Mạng lưới đường
bộ được nâng cấp, phát triển, dịch vụvận tải bằng phà và tàu cao tốc thường xuyên
cho phép người dân ở những xã này tiếp cân với các dịch vụ xã hội và hoạt động
giao thương cần thiết. Các cuộc họp giữa các bên liên quan của 6 xã bị ảnh hưởng
từ dự án cho thấy việc cung cấp nước máy từ thành phố Hải Phòng qua cầu Tân Vũ
- Lạch Huyện là nhu cầu cấp thiết nhất của người dân Cát Hải.
14

1.1.7.4. Nghề nghiệp và cấu trúc tuổi lao động qua phỏng vấn những
người bị ảnh hưởng từ dự án
Hầu hết những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án được phỏng vấn chỉ học
hết chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở, điều này dẫn đến sự hạn chế về cơ
hội nghề nghiệp và ít có nhu cầu đào tạo cao hơn. Nhóm lao động có độ tuổi từ 23
đến 40 và 41 đến 55 chiếm 86% tổng số hộ bị ảnh hưởng từ dự án được phỏng vấn,
đây là nhóm chủ yếu có yêu cầu về chương trình phục hồi sinh kế/thu nhập. Đặc
biệt, nhóm tuổi từ 41 đến 55 chiếm 57,5%, nhóm tuổi này gặp khó khăn trong việc
phục hồi thu nhập khi thay đổi nghề nghiệp mà không được đào tạo lại.
1.1.7.5. Mức thu nhập và mức thu nhập và Chi tiêu của tiêu của những
người bị ảnh hưởng người bị ảnh hưởng bởi Dự án
Theo chính sách tái định cư mới nhất của UBND TP Hải Phòng,
“Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011÷2015” khoảng 1/4 ngư dân đánh

bắt cá ven bờ, những hộ sản xuất muối, hộ nuôi trồng thủy sản được phỏng vấn
thuộc hộ nghèo và dưới nghèo (400.000VNĐ/một người - một tháng). Qua bảng
tổng hợp ngành nghề và mức thu nhập ròng, tỷ lệ những hộ gia đình có thu nhập
thấp/hộ nghèo có xu hướng tăng lên ở những xã ngư dân ven biển (xã Hoàng Châu
và thị trấn Cát Hải, trừ xã Phù Long), trong khi đó những hộ có thu nhập cao chiếm
tỷ lệ cao hơn tại những xã nuôi trồng thủy sản (Đồng Bài). Theo kết quả phỏng vấn,
có thể thấy những ngư dân ở xã Phù Long không chỉ đánh bắt thủy hải sản ở khu
vực ven bờ, xung quanh khu vực phát triển cảng mà họ còn đánh bắt ở khu vực
ngoài khơi như khu vực phao số 0, khoảng 30km từ xã Phù Long. Ngược lại, do sự
hạn chế về thiết bị, ngư dân ở đảo Cát Hải thường đánh bắt cá rất gần bờ, đây là
khu vực bị ảnh hưởng lớn bởi công trình cảng sẽ được xây dựng. Chương trình hỗ
trợ cho những nhóm nghề dễ bị ảnh hưởng này cần được xem xét cẩn thận trong
thiết kế chi tiết.

×