Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

báo cáo thực tập tại NHNo & PTNN Chi nhánh Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.76 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Là một sinh viên năm thứ 4 Viện Ngân hàng – Tài Chính của trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân, được sự giới thiệu em đã liên hệ thực tập tại NHNo & PTNN
Chi nhánh Hoàng Mai từ ngày 13/8/2012 đến ngày 16/12/2012. Thời gian thực tập
là cơ hội tốt cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, học
hỏi những kinh nghiệm thực tế và phát huy được những kiến thức đã học ở
trường. Qua việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu trong thời gian đầu thực tập tại
Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hoàng Mai, được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị trong ngân hàng, em đã viết
báo cáo tổng hợp như sau: Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục nội dung của
báo cáo gồm 2 phần:
Phần Một: Khái quát chung về NHNo & PTNN Chi nhánh Hoàng Mai
Phần Hai: Tình hình tài chính tại NHNo & PTNN Chi nhánh Hoàng Mai
Do thời gian thực tập chưa nhiều cộng với vốn kiến thức còn ít ỏi nên bài
viết của em còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô để báo
cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viêt tắt Viết đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
HDTD Hợp đồng tín dụng
KDNH Kinh doanh ngoại hối
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
KQHDKD Kết quả hoạt động kinh doanh
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT VN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn


Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
TCKT-XH Tổ chức kinh tế - xã hội
TCTC Tổ chức tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
TTQT Thanh toán quốc tế
XNK Xuất nhập khẩu
3
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI
1.1. Quá trình hình thành, phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các
NH chuyên doanh, trong đó có NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 30/01/2011, NHNN đã có Quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi
NHNo & PTNT Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó, tên gọi của NHNo & PTNT
vẫn được giữ nguyên như cũ, chỉ thay đổi hình thức pháp lý là Công ty TNHH
MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
NHNo & PTNT là NH lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống NH Việt Nam về
vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến
31/12/2009, NHNo & PTNT có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ
đồng; tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ
CBNV 35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với
1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng
tin tưởng lựa chọn…
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, NHNo & PTNT đã, đang không

ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn
vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Đứng trước tình hình đổi mới của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Để đáp ứng nhu cầu đó NH phải mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các
4
dịch vụ NH. Lúc này Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai được thành lập theo
quyết định số 613/QĐ-NHNo-02 ngày 18/3/97 của Tổng Giám đốc NHNo &
PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT Chi nhánh Hoàng Mai là chi nhánh loại 1, là
đơn vị trực thuộc NHNo. Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNo
Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo Việt Nam.
Trụ sở chính: 183 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội.
Sau hơn 15 năm thành lập và đổi mới tuy phải đương đầu với nền kinh tế
thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh, chi nhánh không tránh khỏi những khó
khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh – tiền tệ nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội
lực của hơn 100 cán bộ công nhân viên chức, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNo
& PTNT Việt Nam, NHNN thành phố Hà Nội, của các cấp, các ngành chính
quyền địa phương, từng bước NHNo Chi nhánh Hoàng Mai đã lập lại thế chủ
động, hòa nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng
vững và ngày càng phát triển, góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa kinh tế Thủ đô.
Trong những năm qua, chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động, về
tổ chức bộ máy và mạng lưới, KQHĐKD cũng không ngừng tăng trưởng cho nên
chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Chính vì vậy,
đến nay chi nhánh luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống
NHNo & PTNT Việt Nam.
5
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành

( Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự)
Thông qua hình vẽ trên ta nhận thấy hệ thống tổ chức của NHNo Chi nhánh
Hoàng Mai được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Hệ thống tổ chức
phải chịu sự quản lý theo chiều dọc từ trên xuống. Ban giám đốc trực tiếp điều
hành các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ. Bộ phận chịu trách nhiệm giám
sát hoạt động của Ban giám đốc NH là Phòng kiểm soát. Trong mỗi phòng ban lại
có trưởng phòng trực tiếp quản lí các hoạt động và chỉ thị xuống cho phó phòng và
các nhân viên. Hệ thống này có ưu điểm là định hướng theo kết quả cuối cùng rõ
ràng, phát huy được sức mạnh của các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn,
xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích. Tuy nhiên, do toàn bộ quyền
hạn đều tập trung vào Ban giám đốc, các bộ phận khác trong NH chỉ đóng vai trò
thực hiện mệnh lệnh chỉ huy nên khi có tình huống đột xuất xảy ra sẽ cần một
6
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phòng Tổ
Chức Hành
Chính
Phòng
Kinh
Doanh
Phó giám đốc
Thanh toán quốc tế
Phòng
Thanh Toán
Quốc Tế
Phòng
Kế Toán
Ngân Quỹ

Phòng
Kiểm Soát
Kiểm
toán
khoảng thời gian nhất định để báo cáo lên Ban giám đốc và chờ được giải quyết.
Điều này làm cho bộ máy vận hành của NH hoạt động kém linh hoạt hơn. Đây
cũng là nhược điểm chính của hệ thống tổ chức trong NH.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Là người tổ chức điều hành NH; xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và
hàng năm của NH; phụ trách công tác kinh doanh, trực tiếp điều hành công tác
huy động vốn, trực tiếp ký cho vay, tham gia thẩm định các món vay không trực
tiếp ký cho vay; thực hiện nhiệm vụ bổ nhiệm khen thưởng, kỉ luật cán bộ. Giám
đốc là đại diện pháp nhân của NH,chịu trách nhiệm trước cấp trên về mặt pháp lý
về mọi hoạt động của NH. Sau khi có quyết định của cấp trên, giám đốc có thẩm
quyền điều hành cao nhất của NH và thực hiện chức năng quản lí đối với các
phòng.
Phó giám đốc
Bao gồm 01 phó giám đốc phụ trách về kinh doanh và 01 phó giám đốc phụ
trách về thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ của phó giám đốc là giúp việc cho giám
đốc, chỉ huy điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể
hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn
trước giám đốc về nhiệm vụ đã được giao.
Phòng kinh doanh
Bao gồm: 01 Trưởng phòng: Nắm hoạt động chung của cả phòng với nhiệm
vụ tham mưu cho giám đốc về các khoản tín dụng. 01 Phó phòng: giúp việc cho
trưởng phòng. Và 05 Nhân viên: có nhiệm vụ theo dõi phần tín dụng cho các pháp
nhânvà DN tư nhân, thống kê và báo cáo kết quả thống kê tổng hợp cho lãnh đạo.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh :
Nhiệm vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với khách hàng (chủ yếu là trên

địa bàn Hà nội- nơi NH phụ trách ); Tư vấn cho các đối tượng trong các trường
hợp khó khăn trong việc vay vốn .
Phòng thanh toán quốc tế
7
Chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực ngoại tệ bao gồm: mua bán và tổ chức
thanh toán với các Ngân hàng & khách hàng có ngoại tệ.
Phòng kế toán ngân quỹ
Bao gồm: 01 Kế toán trưởng: phụ trách chung công việc trong phòng và giữ
những ấn chỉ quan trọng. 01 Phó phòng: kiểm soát chứng từ, tính ký hiệu mật và
giữ ấn chỉ thường. 07 Nhân viên: phụ trách tiền gửi, tiền vay của các TCKT; vào
máy tính, nhận chứng từ hàng ngày; thực hiện kế toán thanh toán liên NH, tài sản
nội bộ, chi tiêu; truyền tin thanh toán liên hàng vào các chứng từ, tham gia vào
công bù trừ hàng ngày.
Nhiệm vụ của phòng kế toán :
Giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện các công tác kế toán, tổ chức NH; Thực
hiện các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, thanh toán, mở tài khoản cho khách hàng;
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ của chứng từ, thực hiện các nhiệm vụ đổi tiền,
thanh toán và dịch vụ khác.
Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh, công tác
quản trị văn phòng, quản lý sử dụng các phương tiện tài sản của cơ quan. Cung
cấp và lưu trữ tài liệu văn bản phục vụ cho kinh doanh; theo dõi bảo dưỡng sửa
chữa tài sản theo thẩm quyền; các công tác về hành chính tiếp khách, công tác bảo
vệ an toàn tài sản của cơ quan, của khách hàng giao dịch; công tác thi đua khen
thưởng…
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã góp phần quan trọng cho việc chỉ
đạo điều hành kinh doanh, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc thực hiện
nghiệp vụ nâng cao chất lượng kinh doanh, an toàn tài sản cho NH
8

PHẦN 2
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI
2.1. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội:
Nền kinh tế thế giới trong năm 2011 tiếp tục khó khăn, nợ công Châu Âu
diễn biến phức tạp đã kiềm hãm sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Kết thúc
năm 2011, kinh tế thế giới tăng trưởng 3,8% (thấp hơn mức 5,2% của năm 2010);
trong đó, Châu Á là 7,2% và các nước đang phát triển tăng khoảng 6,2%.
Trong năm qua, kinh tế Việt Nam phải đối diện với lạm phát tăng cao, tỷ giá
và giá vàng biến động thất thường, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất
động sản đóng băng… Năm 2011, tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tăng 13,5%,
tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay đạt lần lượt khoảng 9,9% và 10,9% so với
đầu năm. Nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành chiếm hơn 3%. Rủi ro hoạt
động, đặc biệt rủi ro đạo đức gia tăng.
Kết thúc năm 2011, Agribank chi nhánh Hoàng Mai đạt 47,6 tỷ đồng, trong
khi vốn chủ sở hữu 174,4 tỷ đồng. Trong tình hình chung đó, chi nhánh Agribank
Hoàng Mai cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động và sử dụng vốn,
nguồn vốn huy động đã bị sụt giảm nhiều so với các năm trước. Đứng trước thách
thức đó, chi nhánh Agribank Hoàng Mai đã có những hướng đi thay đổi chiến
lược của mình: Trong năm 2011 Chi nhánh Hoàng Mai đã có những lựa chọn
hướng đầu tư tín dụng phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của NHNo Việt
Nam về đầu tư cho " Nông nghiệp, nông thôn và nông dân" thông qua việc cho
vay nhập khẩu phân bón, xuất khẩu lương thực, cà phê, nông sản tranh thủ được
nguồn vốn ủy thác đầu tư để cho vay dự án, đảm bảo chất lượng tín dụng trong
đầu tư mới, không đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao như cho
vay kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản
9
Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai có hơn 4.562 doanh nghiệp
đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 31 doanh nghiệp nhà nước;
4.151 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

và một số loại hình DN khác. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Quận Hoàng
Mai sẽ triển khai một loạt các dự án phát triển thương mại, dịch vụ, đấu giá quyền
sử dụng đất. Mặc dù trong bối cảnh kinh tế có những biến động không thuận lợi,
nhưng các dự án trên địa bàn Quận vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh:
Các hoạt động chính của Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng Mai bao gồm:
2.2.1. Dịch vụ tiền gửi
- Thực hiện huy động gửi tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có
giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân trong
và ngoài nước với nhiều hình thức, kì hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn.
2.2.2. Dịch vụ tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.
- Cho vay vốn đồng tài trợ.
- Cho vay cầm cố.
- Cho vay tiêu dùng bằng Đồng Việt Nam.
- Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm uỷ thác, đầu tư các dự án trong và ngoài
nước.
2.2.3. Dịch vụ thanh toán trong nước
- Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD và EUR).
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.
- Thu chi hộ.
- Chi trả lương qua tài khoản.
10
2.2.4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại
- Hướng tới phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua NH trên nền công
nghệ kĩ thuật và hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả với chuẩn
mực quốc tế.
- Thanh toán XNK theo các hình thức: thư tín dụng(L/C), nhờ thu (D/A, DP,
CAD), chuyển tiền (TTR).

- Mua bán và thu đổi ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.
- Chi trả kiều hối và chi trả cho người lao động xuất khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế.
2.2.5. Các sản phẩm dịch vụ khác
- Cung cấp dịch vụ trả lương cho CBCNV của các DN, đơn vị TCTC
- Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và QT.
- Các dịch vụ NH hiện đại khác.
2.3.Tình hình hoạt động kinh doanh
2.3.1.Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Biến động của nguồn vốn huy động qua các thời điểm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
+/- % +/-
NV huy động 1352 1994 1723 642 48 -271
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
Qua những số liệu trên ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng về nguồn vốn mà
NH đã huy động. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động (đã quy đổi) là
1352 tỷ đồng nhưng -đến ngày 31/12/2010 con số này lên tới 1994 tỷ VNĐ tăng
642 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 48%. Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn
huy động (đã quy đổi) là 1723 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2010. Sự

tăng trưởng nhanh từ năm 2009 và 2010 là do sự gia tăng đồng đều của tất cả các
11
loại nguồn vốn như: TG TCKT và cá
nhân, tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn khác. Năm 2011, có sự sụt giảm về NV
huy động do nền kinh tế thế giới trong năm tiếp tục khó khăn, nợ công Châu Âu
diễn biến phức tạp đã kiềm hãm sự phục hồi của nền kinh tế. Điều này càng được
thể hiện rõ hơn qua kết cấu nguồn vốn huy động của NH các năm 2009, 2010 và
2011 như sau:
12
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 20/09 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
+/- % +/- %
Phân theo thời gian

TG Không kì hạn
226 538 584 312 138,1 46 9
TG Kì hạn < 12 tháng
182 702 726 520 285,7 24 3
TG Kì hạn > 12 tháng
944 754 413 -190 -20,1 -341 -45
Phân theo đối tượng

TG dân cư
421 449 485 28 6,7 36 8,0
TG TCKT-XH,

TCTD
895 1.545 1238 650 72,6 -307 -20
Phân theo loại tiền

Nội tệ
1.191 1.845 1548 654 54,9 -297 -16
Ngoại tệ
161 149 175 -12 -7,5 26 18
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
13
Phân theo thời gian
Biểu 2.1: Cơ cấu tiền gửi phân theo thời gian qua các năm
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta nhận thấy có sự tăng vọt của tiền gửi không
kì hạn và từ tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng như sau:
- Năm 2010: Tiền gửi không kì hạn tăng 312 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 138,1% ; Tiền gửi
có kì hạn dưới 12 tháng tăng 520 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 285,7% so với năm 2009.
- Năm 2011: Tiền gửi không kì hạn tăng 46tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9 %; Tiền gửi có kì
hạn dưới 12 tháng tăng 24 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3%; tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng
giảm 341 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 45% so với năm 2010.
Nguyên nhân của sự gia tăng tiền gửi không kì hạn và tiền gửi dưới 12
tháng là do Chi nhánh đã triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, thực hiện kịp
thời các đợt huy động nguồn vốn như tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ
tiền gửi ngắn hạn và do sự biến động của tình hình lãi suất. Vì tính chất ngắn hạn
của 2 loại tiền gửi này nên Chi nhánh có thể huy động vốn với chi phí thấp. Từ đó
sẽ giúp cho Chi nhánh tiết kiệm được chi phí hoạt động, nâng cao doanh thu trong
hoạt động sử dụng vốn.
14
15
Phân theo đối tượng
Biểu 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tương qua các năm

Từ bảng và biểu đồ ta thấy:
- Năm 2010: Tiền gửi dân cư: 449 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 28 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
6,7% so với năm 2009. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD: 1.545 tỷ đồng( đã quy
đổi) tăng 650 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 72,6% so với năm 2009.
- Năm 2011: Tiền gửi dân cư: 485 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 36 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
8,0% so với năm 2010. Tiền gửi các TCKT, TCXH, TCTD: 1238 tỷ đồng(đã quy
đổi) giảm 307 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 20% so với 2010.
Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn huy động giảm là do tiền gửi TCKT-
XH, TCTD giảm. Mặc dù Chi nhánh Hoàng Mai đã tích cực thực hiện biện pháp
thu hút vốn từ nguồn gửi của các TCKT, TCTD, tiền gửi dân cư. Tích cực duy trì
quan hệ hợp tác với khách hàng cũ, khai thác, tìm kiếm và đặt quan hệ hợp tác với
các khách hàng mới có nguồn tiền gửi lớn, lãi suất thấp như: Ngân hàng Chính
sách xã hội, Kho bạc NN, Tập đoàn dầu khí, SCIC, BHXH Nhưng do tình hình
các DN khó khăn trong vốn sản xuất và phát triển nên rất khó để có tiền dư thừa
nhiều gửi vào NH.
16
Phân theo loại tiền
Biểu 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo lại tiền qua các năm
- Năm 2010: Nguồn vốn nội tệ: 1.845 tỷ đồng(đã quy đổi), tăng 654 tỷ so với
năm 2009, tỷ lệ tăng 54,9%. Nguồn vốn ngoại tệ: 149 tỷ đồng ( đã quy đổi), giảm
12 tỷ, tỷ lệ giảm 7,5% so với năm 2009.
-Năm 2011: Nguồn vốn nội tệ : 1548 tỷ đồng(đã quy đổi), giảm 279 tỷ so với năm
2010, tỷ lệ giảm 16 %. Nguồn vốn ngoại tệ: 175 tỷ đồng (đã quy đổi), tăng 18%
so với năm 2010.
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Năm 2010 huy động vốn từ ngoại
tệ giảm 12 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 7,5% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình
hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, cụ thể là sự biến động của ngoại tệ, tỷ giá
liên tục tăng nên đã sinh ra tâm lí nắm giữ ngoại tệ với mục đích kinh doanh nhằm
hưởng chênh lệch mà không gửi vào NH. Mặt khác do những chính sách thắt chặt
về ngoại tệ để chống đôla hóa của NHNN như áp dụng lãi suất trần trong việc cho

vay ngoại tệ, hạn chế đối tượng cho vay đã khiến các NH chú trọng huy động
17
ngoại tệ. Đến năm 2011, Chi nhánh Hoàng mai đã có rất nhiều cố gắng khắc phục
tình trạng này: huy động vốn từ ngoại tệ tăng 18% so với năm 2010. Tuy nhiên,
nguồn huy động bằng ngoại tệ vẫn còn chiếm một tỉ trọng nhỏ (10,1% tổng nguồn
vốn) chưa xứng tầm với vai trò của nó. Do nền kinh tế đang trong quá trình hội
nhập nên việc giao dịch bằng ngoại tệ là điều bắt buộc, nguồn kiều hối được đưa
về Việt Nam rất lớn nên Chi nhánh Hoàng Mai cần có thêm nhiều chính sách ưu
đãi phù hợp để thu hút được sự tâm đến nguồn vốn mang tính chiến lược này.
2.3.2.Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là một hoạt động quan trọng đối với NH, tạo đối trọng
cho các hoạt động khác, cho vay hiệu quả và hợp lý mới có thể duy trì tốt các hoạt
động của NH. Bằng nguyên tắc thận trọng nhưng cũng không để mất đi cơ hội đầu
tư, chi nhánh luôn cố gắng trong công tác thẩm định và sử dụng nguồn vốn một
cách hợp lí, tổng khối lượng cho vay luôn tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm
trước, thể hiện sự tiến bộ của cán bộ NH trong hoạt động tiếp thị, quảng cáo các
dịch vụ của NH ngày càng chuyên nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số
liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
+/- % +/- %
Tổng
dư nợ

1452 1710 1629 258 18 -81 -4.7
Nợ xấu 27,4 11 13 -16,4 - 59,8 2 18
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
18
Biểu 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Qua bảng 2.3 và biểu đồ trên ta nhận thấy tổng dư nợ của chi nhánh tăng
qua các năm 2009, 2010 nhưng đến năm 2011 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân khiến
tổng dư nợ của NH ngày tăng lên năm 2010 là bởi vì uy tín đã sẵn có của NH, khả
năng tiếp thị cũng như thái độ phục vụ của CBTD đã tạo cảm giác thân thiện với
khách hàng; thủ tục vay vốn nhanh gọn, ít tốn thời gian; lãi suất thấp hơn các
TCTD khác, chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng
đông tới vay tại NHNo Chi nhánh Hoàng Mai.Nhưng không thể tránh ngoài vùng
khó khăn chung của cả nền kinh tế năm 2011 tổng dư nợ đã giảm 4,7% so với năm
2010
Nợ xấu năm 2010: 11 tỷ đồng, giảm 16,4 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 59,8 % so với
năm 2009; chiếm 0,64% tổng dư nợ. Nợ xấu năm 2011: 12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18
% so với năm 2010; chiếm 0,79% tổng dư nợ. Điều này thể hiện sự nỗ lực của
CBTD trong việc thu nợ cũng như tìm ra giải pháp nhằm tránh chuyển dư nợ
trong hạn sang nợ quá hạn thông qua công tác thẩm định, thay đổi món cho vay,
lựa chọn khách hàng đã giảm được nợ quá hạn. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng
vốn, ta xem xét cơ cấu sử dụng vốn của chi nhánh:
19
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
Phân theo thời gian
Qua số liệu bảng 2.4 ta có thể nhận thấy NHNo Chi nhánh Hoàng Mai chủ
yếu cho vay ngắn hạn, bởi chỉ tiêu này luôn ở mức cao trong 3 năm (trên 70%
tổng nguồn cho vay). Sở dĩ có điều này là bởi vì nó phù hợp với hoạt động của
NH- cho vay theo thời vụ, chính vì vậy mà cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.

Những năm gần đây, kinh tế có sự tăng trưởng mạnh nên nhu cầu vay vốn sản
xuất kinh doanh lớn, thêm vào đó nguồn vốn của chi nhánh luôn ổn định nên tạo
được sự tín nhiệm ở khách hàng, nhờ thế mà hoạt động cho vay của chi nhánh
luôn tạo được doanh thu cao và ổn định.
Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
+/- % +/- %
Phân theo thời gian
Dư nợ ngắn hạn 1.072 1.308 1.243 236 22,0 -65 -5
Dư nợ trung, dài hạn 380 402 386 22 5,8 -16 -4
Phân theo đối tượng
Dư nợ DNNN 22 39 42 17 77,3 3 46,2
Dư nợ DN ngoài
quốc doanh
1.205 1.432 1.469 227 18,8 37 2.6
Dư nợ hộ gia đình, cá
nhân
225 239 203 14 6,2 -36 -15
Phân theo loại tiền
Nội tệ 1.334 1.582 1.510 248 18,6 -72 -4,6
Ngoại tệ 118 128 119 10 8,5 -9 -7
20
Khối lượng dư nợ trung và dài hạn tăng từ năm 2009 đến năm 2010 (năm
2009 dư nợ trung dài hạn là 380 tỷ đồng, sang năm 2010 là 402 tỷ đồng, tăng 22
tỷ đồng tương ứng với 5,8%) nhưng tỷ trọng lại giảm từ 26% xuống còn 23,5%.
Đến năm 2011 là 386 tỷ đồng, giảm 16 tỷ đồng tương ứng với 4%, và tỷ trọng
giảm xuống 23%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm để phù hợp với tỷ trọng

huy động vốn của NH (tỷ trọng huy động vốn năm 2009 là 69,8% sang năm 2010
giảm xuống còn 38%). Bởi vì nếu dư nợ vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn
huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của NH sẽ gặp nhiều khó
khăn. Đây là một quyết định đúng đắn để đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh và
giảm tỷ lệ rủi ro.Hơn nữa vốn huy động của NH chủ yếu là vốn ngắn hạn và
không kì hạn nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay tín dụng sẽ
nhanh hơn, khả năng quay vòng vốn cao và an toàn cho hoạt động kinh doanh của
NH.
Phân theo đối tượng
Tuân theo định hướng phát triển chung từ Hội sở chính, đến cuối tháng
12/2011, NHNo Chi nhánh Hoàng Mai có tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt
2015 tỷ đồng, trong đó trên 80% đầu tư cho DN ngoài quốc doanh, ưu tiên các DN
kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Điều này thể
hiện rõ qua cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung cho vay các
DN ngoài quốc doanh. Năm 2011 con số cho vay các DN ngoài quốc doanh đã đạt
tới con số 1.469 tỷ đồng, chiếm 90,2% trên tổng dư nợ, tỷ lệ tăng là 24,6 % so với
năm 2010. Bởi đây là những khách hàng truyền thống của NH và nhu cầu vay vốn
để phục vụ sản xuất doanh của họ lớn hơn rất nhiều so với đối tượng khách hàng
là cá nhân.
Đối tượng cho vay DNNN năm 2010 có tốc độ tăng trưởng đột biến 77,3% .
Có kết quả này là do năm 2010 kinh tế đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng,
NHNN đã chỉ đạo các NH quốc doanh thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất
đối với các DNNN. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các DN mở rộng quy mô
sản xuất
21
Phân theo loại tiền
Đối với cơ cấu theo loại tiền thì nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Hiện
nay, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang thì
nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, phát triển trong dân cư và các doanh nghiệp được đòi
hỏi cao hơn, vì thế khối lượng nội tệ ngân hàng cho vay cũng khá lớn (Năm 2010

là 1.582 tỷ đồng, tăng 248 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,6% so với năm 2009; năm
2011 là 1510 tỷ đồng, giảm 72 tỷ đồng tương ứng giảm 4,6% so với 2010).
Trong khi đó, khối lượng cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so
với cho vay bằng nội tệ (năm 2010 là 128 tỷ đồng, chiếm 7,5% trên tổng dư nợ;
năm 2011 là 119 tỷ đồng, chiếm 7,3% trên tổng dư nợ ). Nguyên nhân bắt nguồn
từ sự biến động về tỷ giá tăng nhanh khiến NHNN phải đưa ra các chính sách thắt
chặt ngoại tệ như áp dụng lãi suất trần và hạn chế đối tượng cho vay, gây nhiều
khó khăn trong công tác cho vay bằng ngoại tệ.
Đánh giá chất lượng tín dụng
Bảng 2.5: Phân loại các nhóm nợ:
Đơn vị: tỷ đồng
Loại nợ
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Nợ nhóm 1
1.306 90% 1.663 97,3%
1492
91,6%
Nợ nhóm 2
118 8% 36 2,1%
123
7,5%
Nợ nhóm 3
3 0,2% 9 0,5%
9
0,55%

Nợ nhóm 4
2 0,2% 1 0,05%
2
0,12%
Nợ nhóm 5
23 1,6% 1 0,05%
3
0,18%
Tổng dư
nợ
1.452 100% 1.710 100%
1.629
100%
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
- Nợ nghi ngờ (nhóm 4): Chỉ tiêu này luôn được quản trị chặt chẽ nên không có sự
biến động qua các năm: năm 2009 chỉ chiếm 0,2%, năm 2010 giảm xuống chỉ còn
0,05%, năm 2011 là 0,12%.
22
- Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy năm
2009 tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn là 23 tỷ đồng, đến năm 2010 Chi nhánh Hoàng
Mai đã trích một số tiền rất lớn để xử lí các khoản nợ xấu. Do vậy, đã giảm đáng
kể tỉ lệ Nợ có khả năng mất vốn xuống còn 1 tỷ đồng, chiếm 0,05% trên tổng dư
nợ. Công tác này được đảm bảo và duy trì, năm 2011, khả năng mất vốn là 3 tỷ
đồng, chiếm 0,18% trên tổng dư nợ.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chất lượng các khoản cho vay của
NH đã cải thiện đáng kể qua các năm. Nguyên nhân là do Chi nhánh Hoàng Mai
có tình hình cho vay tăng trưởng mạnh qua các năm, đồng thời còn tích cực trong
việc thu hồi nợ xấu, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn để giảm tỷ lệ nợ
xấu. Tuy nhiên chi nhánh vẫn cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các cán bộ
trong khâu thẩm định và quản trị để cải thiện và ổn định hơn tình hình dư nợ tín

dụng trong các năm tiếp theo.
2.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
Bảng 2.6: Các hoạt động dịch vụ khác
Đơn vị : ngàn USD
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD NHNo Chi nhánh Hoàng Mai)
Năm 2009 , nền kinh tế thế giới vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái nên hoạt
động thanh toán XNK của các doanh nghiệp gặp khó khăn và giảm sút dẫn đến
hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng . Được sự quan tâm
chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh hoạt động KDNH&TTQT đã có bước phát
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
+/- % +/- %
Thanh toán L/C nhập 26,4 36,2 41,3 9,8 37,1 5,1 14
Thanh toán L/C xuất 9,3 12,9 14,5 3,6 38,7 1,6 12,4
Doanh số mua ngoai tệ 29,9 44,3 52,1 14,4 48,1 7,8 17,6
Doanh số bán ngoại tệ 30,5 44,2 51,6 13,7 45 7,4 16,7
23
triển mới, đa dạng về khách hàng, tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng
có nhiều tiềm năng TTQT và mua bán ngoại tệ, chỉ đạo các phòng các bộ phận
xây dựng đề án phát triển hoạt động KDNH&TTQT nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư, thu hút khách hàng nên trong năm 2010 và 2011 tình hình XNK của NH tốt

lên, do đó doanh số của NH cũng tăng lên.
2.3.4 .Hoạt động kinh doanh thẻ
Đến cuối năm 2011 Chi nhánh Hoàng Mai đã được trang bị thêm 10 máy
ATM và 07 máy chấp nhận thẻ (POS), các máy ATM, POS được lắp đặt ở những
vị trí thuận tiện tại các phòng giao dịch và hội sở của chi nhánh nên đã phát huy
được hiệu quả tích cực, phục vụ khách hàng thuận lợi. Số thẻ phát hành tăng
nhanh đồng nghĩa với việc tổng số dư tài khoản thẻ cũng tăng.
Đến 31/12/2010 Chi nhánh Hoàng Mai đã phát hành được 21.106 thẻ ATM,
tăng 6.633 thẻ so với năm 2009, trong đó:
- Thẻ ghi nợ nội địa: 20.971 thẻ, tăng 6.559 thẻ so với năm 2009.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 79 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009.
- Thẻ tín dụng quốc tế: 56 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009.
Đến 31/12/2011 Chi nhánh Hoàng Mai đã phát hành được 28.229 thẻ ATM,
tăng 7.123 thẻ so với năm 2010, trong đó:
- Thẻ ghi nợ nội địa: 27.953 thẻ, tăng 6.982 thẻ so với năm 2010.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 122 thẻ, tăng 43 thẻ so với năm 2010.
- Thẻ tín dụng quốc tế: 98 thẻ, tăng 42 thẻ so với năm 2010.
Trong năm 2010 và 2011 chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ
sản phẩm mới như: SMS Banking, Internetbanking, Bill Pay ment, dịch vụ bán vé
máy bay, phát hành thẻ cho học viên Học viện cảnh sát Các hoạt động nói trên
đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, đem
lại kết quả tích cực về nguồn vốn và thu nhập của chi nhánh.
24
25

×