Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

luận văn kinh tế đối ngoại Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.83 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát
triển, KTXH ở mức thấp hơn rất nhiều so với nước khác. Với tốc độ phát
triển nhanh chóng của các nước phát triển, thì khoảng cách kinh tế ngày
càng dãn ra.Vì vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế của nước ta trong những
năm tới là vượt qua tình trạng của một nước nghèo, nâng cao mức sống
của nhân dân và từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế Thế Giới.
Tính tất yếu của XKTB với hình thức cao của nó là hình thức đầu
tư trực tiếp nước ngoài là xu thế phát triển của thời đại. Việt Nam cũng
không nằm ngoài trong luật đó nhưng vấn đề đặt ra là thu hút FDI như thế
nào.
Với mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp và
tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá với mục tiêu lâu dài là cải
biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế phù hợp … cộng với thực hiện mục tiêu ổn định và
phát triển kinh tế trong đó có việc nâng cao GDP bình quân đầu người lên
hai lần như đại hội VII của Đảng đã nêu ra. Muốn thực hiện tốt điều đó
cần phải có một lượng vốn lớn. Muốn có lượng vốn lớn cần phải tăng
cường sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nhưng với tình hình của nước ta
thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng cũng là một cách tích luỹ vốn
nhanh có thể làm được. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp
nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí vai trò ngày càng
quan trọng, trở thành xu thế của thời đại. Đó là kênh chuyển giao công
nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và
thu nhập, nâng cao tay nghề cho người lao động, năng lực quản lý, tạo


nguồn thu cho ngân sách…
Trên cơ sở thực trạng của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ta cũng
cần phải chú ý tới vấn đề tính tiêu cực của đầu tư TTNN. Cũng không
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phải là một nước thụ động để mất dần vị thế mà xem vốn ĐTNN là quan
trọng nhưng vốn trong nước trong tương lai phải là chủ yếu.
Nhận thức đúng vị trí vai trò của đầu tư nước ngoài là hết sức cần
thiết. Chính phủ cũng đã ban hành chính sách đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Chúng ta bằng những biện pháp mạnh về cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh… để thu hút đầu tư nước ngoài. Với phương châm của
chúng ta là đa thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác đầu tư nước
ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Bằng những
biện pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTTTNN trong
tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế là một thành công
mà ta mong đợi.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên không tránh khỏi những sai
sót, hạn chế, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy
cô giáo và các bạn để khó luận này hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy
PGS.TS Mai văn Bưu đã trực tiếp hướng dẫn tôi viết bản khó luận này.
Hà nội, ngày 10 tháng 5/ 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Bình
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FDI
1. Khái niệm về FDI
1.1 Khái niệm về đầu tư
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức và thống nhất
về đầu tư. Do vậy cũng có nhiều khái niệm về đầu tư khác nhau, không
có sự thống nhất chung. Nhưng chúng ta có thể hiểu đầu tư là quá trình
một cá nhân hay một tổ chức bỏ tiền của, công sức, trí tuệ của mình ra để
kinh doanh nhằm những mục tiêu riêng của họ. mục tiêu này có thể là vì
lợi nhuận hay phi lợi nhuận.
Và cũng dựa vào nguồn gốc của nhà đầu tư người ta chia thành đầu tư
trong nước nếu nhà đầu tư là người trong nước và đầu tư nước ngoài nếu
nhà đầu tư là người nước ngoài. Đồng thời dựa vào mục đích và cách
thức góp vốn mà người ta chia ra làm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Trước khi nêu lên khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,
Chúng ta hãy cần phân biệt sơ lược giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Đầu tư trong nước là quá trình người trong nước hay việt kiều
dựng tài chính của họ hay công sức, trí tuệ của mình để đầu tư, kinh
doanh trong nước. các tài sản tài chính này có thể là nhà xưởng, máy
móc, trang thiết bị… do vậy nhà đầu tư là người trong nước hay là đầu tư
trong nước.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài – foreign direct investment là quá trình

nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tiền bạc, tài sản, công sức, công nghệ,…
của họ vào nước bản địa nhằm mục đích vì lợi nhuận hay vô vị lợi và
đúng pháp luật của nước bản địa. do vậy nhà đầu tư là người nước ngoài
và tiền đầu tư là tiền từ nước ngoài đầu tư vào nước bản địa (Việt Nam).
2. Đặc điểm của FDI
Dựa vào các khái niệm nêu trên ta có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI có những đặc điểm chính như sau:
2.1 FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Theo cách phân loại đã nêu ở trên thì đầu tư được chia làm đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài. Đồng thời đây là quá trình nhà đầu tư
nước ngoài dựng tiền bạc, công nghệ để đầu tư vào việt nam do vậy đây
là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, và là hình thức bắt buộc phải
thực hiện.
2.2 FDI là hình thức đầu tư tư nhân
Để trở thành đối tượng của các chính sách thu hút đầu tư FDI của
nước ta, nhà đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện như: nhà đầu tư phải là
người nước ngoài hay có quốc tịch nước ngoài đồng thời thực hiện hành
động đầu tư sang các nước khác nhằm mục đích nào đó. Đó có thể là vì
mục đích lợi nhuận hay vô vị lợi nhưng phải có mục đích cụ thể về hành
động, mục đích cụ thể về hành động đầu tư đó. Do vậy vì những mục
đích cụ thể nên quá trình đầu tư phải được thực hiện bởi những cá nhân
cụ thể nhằm thu những mục tiêu cụ thể cho các cá nhân đó.
Xét trên một số lĩnh vực hay một số mặt nào đó, đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FII có một số đặc điểm
giống nhau. Tuy nhiên người ta chia ra làm đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI và đầu tư gian tiếp nước ngoài FII là để phân biệt mục đích của nó.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

FII thường mang tính chất chính trị - văn hóa – Xã hội nhiều hơn là mang
tính chất lợi nhuận. và đặc biệt hơn nữa là FII thường là các quốc gia đầu
tư sang nhau để đổi lấy một sơ dặc quyền nào đó mang tính chất chiến
lược quốc gia.
2.3 Người nước ngoài có sự tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài là người góp đa phần hay
toàn bộ số vốn nên họ sẽ tham gia vào quá trình điều hành trực tiếp mọi
hoạt động của doanh nghiệp và sẽ trên nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và
đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Do vậy hiệu quả của
các mô hình này thường khá cao, đặc biệt trong các khâu cạnh tranh về
giá cả, tính năng, và khả năng tiếp cận thị trường.
Các chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và người điều hành sẽ chịu trách nhiệm dựa trên
số vốn góp của mình. Số vốn góp này sẽ căn cứ vào luật của từng quốc
gia, tuy nhiên có một thực tế rằng đa phần đay là các doanh nghiệp 100 %
vốn nước ngoài và chịu sự điều hành trực tiếp từ các cá nhân, chủ đầu tư
nước ngoài.
2.4 Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bên
nước ngoài có thể sử dụng công nghệ của họ. do vậy hoạt động này
gắn với quá trình chuyển giao công nghệ.
Quyền sở hữu và các yếu tố khác như vị trí địa lý, tài nguyên, trình
độ dân trí,… là những yếu tố chính dẫn đến sự khác biệt cho mỗi quốc
gia. Từ đó sẽ dẫn đến những sự khác biệt về kinh tế, công nghệ,… do vậy
thông qua những hoạt động đầu tư mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI sẽ dẫn đến một tất yếu là có sự san bằng về mặt công nghê
giữa các quốc gia theo thời gian. Cũng chính về sự khác biệt này lại dẫn
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đến sự kích thích đầu tư sang nước khác có nền kinh tế kém phát triển
hơn và có nền công nghệ lạc hậu hơn để tìm kiếm lợi nhuận và các yếu tố
khác.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước bản địa nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận nhưng cũng chính vì những hoạt động đầu tư này cũng
mang lại lợi ích đáng kể cho nước bản địa. do vậy đây là hoạt động mang
lại lợi ích cho cả hai bên. ở đây ta cũng cần nói thêm rằng hoạt động đầu
tư nước ngoài có thể mang lại lợi ích cho cả các quốc gia khác ngoài hai
quốc gia này.
3. Vai trò của FDI
3.1 Góp phần tăng ngân sách quốc gia
Cho đến hiện tại, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là một kênh
dựng để tăng ngân sách cho quốc gia khá lớn. thông qua các chương
trình, dự án đầu tư mà nhà nước ta có thể thu thuế, lệ phí và các khoản
thu khác. Các dự án này còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tăng thu cho
ngân sách quốc gia. Thông qua các chương trình dự án mà cơ sở vật chất
của quốc gia tăng trưởng, tạo những bước đà mới, sức sống mới cho nền
kinh tế phát triển năng động hơn. Cho đến ngày nay, các công ty, tập
đoàn ngoại quốc đã và đang tham gia vào các dự án cốt lõi của nền kinh
tế như: dầu khí, giáo dục, giao thông vận tải, điện tư viễn thông…
3.2 Giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động
Có thể nói rằng vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tác
dụng vô cùng lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Mà được thể hiện rõ ràng
nhất là thông qua quá trình tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động trong nước hay gửi lao động đi lao động ngoại quốc. mỗi năm trong
khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế do đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
FDI đã giải quyết được hàng triệu lao động trong các nghành kinh tế dịch
vụ.
Hơn thế nữa trong khu vực này là một khu vực năng động trong
việc kích thích kinh tế, tạo ra động lực cho các ngành khác phát triển. thu
hút lao động mạnh mẽ, tạo ra sự phân công lao động và hợp tác giữa các
ngành kinh tế với nhau. Tạo nên các bước đà quan trọng. các cơ hích kinh
tế cần thiết cho phát triển kinh tế và tạo ra thêm nhiều lao động, việc làm
khác.
3.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nghành kinh tế trong
nước.
Khi đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước, các nhà đầu tư nước
ngoài sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới vào sản xuất đồng thời
dựa vào cách quản lý mới sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công
ty, doanh nghiệp của họ từ đó sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh cho
các ngành kinh tế trong nước.
Ngoài ra, cùng với đó hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI sẽ
góp phần hình thành một số ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia.
Nhiều sản phẩm mới được xuất khẩu là hàng mới chưa hề được xuất khẩu
từ trước đến nay. Từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia,
giảm tỉ lệ nhập siêu vốn là một vấn đề nan giải từ trước đến nay của việt
nam. Đồng thời góp phần vào việc tăng thu cho ngân sách hàng tỉ đô la
hàng năm.
3.4 Góp phần giải quyết các vấn đề vốn cho sự phát triển
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề
cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn
hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, chắc chắn nền kinh tế sẽ gặp rất
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. do vậy nguồn vốn được cung
cấp từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI là thực sự quan trọng.
Mặt khác, thông qua các kênh đầu tư của mình mà các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài có thể trực tiếp hay gián tiếp cung cấp vốn, tài chính
cho các chương trình, dự án khác mà không cần qua các trung gian tài
chính hay chính phủ nước sở tại như thông qua các hoạt động góp vốn
kinh doanh hay đầu tư tài chính.
3.5 Góp phần giải quyết các vấn đề về công nghệ - thị trường
Trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay vấn đề về công nghệ -
thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn và phát triển của các quốc
gia và các doanh nghiệp. công nghệ góp phần làm cho các doanh nghiệp
tạo được những ưu thế rất lớn trên thị trường, tạo ra sức mạnh cạnh tranh
cho các doanh nghiệp
Đối với các nước đang phát triển hay kém phát triển, vấn đề công
nghệ lại càng trở nên cấp thiết. thông qua các dự án đầu tư FDI mà các
nước này có thể nhanh tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các nước
phát triển. dần thu ngắn khoảng cách đối với các nước này tạo ra sức
mạnh cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới cho các doanh nghiệp đầu tư
FDI và các nước nhận được đầu tư FDI.
3.6 Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế
Thông qua các chương trình dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
mà việt nam có thể có quan hệ giao lưu, hợp tác với các nước khác trên
thế giới. đồng thời có thể tiếp nhận, học hỏi một số kĩ thuật tiên tiến của
các nước có nền công nghệ tiên tiến trong các nghành kinh tế mà việt
nam còn yếu hay kém phát triển như các ngành về bưu chính viễn thông,
lọc hóa dầu, năng lượng… đồng thời việt nam còn có thể tiếp thu được
một số kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Đây là những thứ mà việt
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nam đang rất yếu và rất thiếu cần nâng cấp để có một nền kinh tế vững
mạnh hơn.
Từ những vai trò kể trên có thể thấy rằng tầm quan trọng của đầu
tư trực tiếp nước ngoài FDI đến sự phát triển kinh tế nói chung của việt
nam như thế nào. Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay
đây là một hình thức rất tốt trong công cuộc thu hút vốn, đầu tư nhằm
phát triển đất nước. nó còn góp phần giải quyết một số vấn đề nan giải
của đất nước đó là việc làm, khả năng, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước, đa dạng hóa nền kinh tế, hình thức sở hữu…
II. Tổng quan về thu hút FDI
1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thu hút FDI và phương thức thu
hút FDI. Nhưng có thể hiểu cụ thể nhất thu hút FDI như sau:
Thu hút FDI là quá trình, là các phương thức mà chính phủ sử dụng
các công cụ kinh tế, chính sách của mình để khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài tham gia đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo những con đường, mục tiêu mà
nước ta đã chọn trước.
Theo như cách hiểu này thì thu hút FDI là tổng hợp của những
công cụ chính sách nhằm tạo ra các lực đẩy cho nền kinh tế theo hướng
đã định.
2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính ở
Việt Nam hiện nay
Ở việt nam hiên nay có sáu hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
chính. Đó là:
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là văn bản được kí kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành cùng
nhau tiến hành một hay nhiều hợp đồng kinh doanh chung được gọi
chung là các bên hợp doanh trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không cần thành lập một hay nhiều
pháp nhân mới.
2.2 Xí nghiệp liên doanh
Xí nghiệp liên doanh là phương thức doanh nghiệp được thành lập
ở viêt nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh giữa các bên mà các chủ thể ở
đây là một bên tham gia có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp hay cá
nhân trong nước với một bên là các cá nhân hay doanh nghiệp nước
ngoài. Hay cũng có thể là giữa chính phủ việt nam với một chính phủ
khác nhằm hợp tác kinh doanh trên lãnh thổ việt nam.
2.3 Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức doanh nghiệp mang phong cách tiêu biểu cho
phương thức FDI. Hình thức doanh nghiệp này là doanh nghiệp có vốn
đầu tư ban đầu mang toàn bộ số vốn là của các cá nhân, tổ chức nước
ngoài. Được thành lập ở việt nam nhằm thu lợi nhuận, toàn bộ lợi nhuận
thu dược họ sẽ đem lại quốc gia của họ hay đầu tư tiếp. do vậy họ sẽ tự
chịu trách nhiệm với mọi hoạt động kinh doanh của họ.
2.4 Hợp đồng đầu tư tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao
Đây là phương thức tiêu biểu cho loại hình đầu tư đặc biệt của hình
thức FDI. Các khu chế xuất, khu công nghệ cao là những khu đặc khu về
kinh tế do chính phủ trực tiếp ban hành thành lập nhằm sản xuất các mặt
hàng để phục vụ cho công tác xuất khẩu hay nhằm nghiên cứu ,triển khai,
đào tạo các cán bộ phục vụ cho công tác chiến lược quốc gia. Nhưng
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chúng cùng có một điêm chung là do chính phủ quyết định thành lập và
mang những mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ của quốc gia.
2.5 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (B.T.O)
Đây là hình thức kinh doanh mà văn bản kinh doanh được kí kết
giữa chính phử, nhà nước việt nam với các nhà đầu tư có năng lực của
nước ngoài nhằm xây dựng các kết cấu hạ tầng . sau khi hoàn tất, nhà đầu
tư đó có trách nhiệm chuyển giao công trình đó cùng toàn bộ công nghệ
sử dụng ( nếu có). Đồng thời chính phủ việt nam có trách nhiệm tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận và vốn thông qua các
chương trình dự án khác một cách hợp lý và hợp pháp.
2.6 Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (B.O.T)
Là hình thức kinh doanh mà văn bản kinh doanh được kí kết giữa
chính phủ việt nam với các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực để thực
hiện các chương trình dự án xây dưng kết cấu hạ tầng. các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ tiến hành khai thác và kinh doanh trong một thời gian nhất
định. Khi hết hạn kinh doanh thì nhà đầu tư này sẽ chuyển giao lại công
trình đó cho chính phủ việt nam mà không cần thu chí hay bồi hoàn lại.
3. Các tiêu chí đánh giá
3.1 Cơ cấu FDI theo ngành
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI (1988-1990), vốn FDI thực hiện
rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Đến giai đoạn 1991- 1996, cùng với việc
tăng vốn đầu tư thu hút vào Việt Nam tăng thì vốn FDI thực hiện cũng
tăng theo, trong giai đoạn này FDI thực hiện đã có mặt ở hầu hết các
ngành kinh tế nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp. Giai
đoạn tiếp theo (1997-1999), vốn thực hiện tập trung vào ngành công
nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị văn
phòng, hàng điện tử. Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 35% giá trị sản
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc

dân
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn
2000 - 2005 chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cả ngành cơng
nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn
thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,3% tổng
vốn thực hiện cả nước.
Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn xét theo ngành kinh
tế, tính đến hết năm 2005, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án
bị giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới
43%. Trong đó, ngành công nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự
án cấp phép) với tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn
đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án (chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án
cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể.
Còn về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư
phân theo ngành kinh tế, trong các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư thì
ngành công nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62% tổng
số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký. Đứng sau công nghiệp là
dịch vụ với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm 24% số dự án
và 24% trong tổng số vốn đầu tư chuyển đổi.
Tính đến tháng 4 năm 2007, vốn FDI đạt 2,86 tỷ USD, vượt cùng
kỳ năm ngoái gần 1 tỷ USD. Trong số này, có tới 146 dự án công nghiệp
với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch với số
vốn gần 390 triệu USD đổ vào 8 dự án và thứ ba là dịch vụ, với 99 dự án
trị giá 318 triệu USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006
(tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành

Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số vốn
(tỷ USD)
Tỷ
trọng
(%)
Số vốn
(tỷ USD)
Tỷ
trọng
(%)
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I
Công nghiệp 4,602 67.55 38.011 62.85 19.858 68.99
CN dầu khí 31 0.46 1.993 3.30 5.453 18.94
CN nhẹ 1933 28.37 9.702 16.04 3.484 12.11
CN nặng 2007 29.46 18.897 31.25 6.827 23.72
CN thực phẩm 275 4.04 3.252 5.38 1.959 6.80
Xây dựng 356 5.23 4.165 6.89 2.136 7.42
II
Nông, lâm
nghiệp
831 12.20 3.884 6.42 1.915 6.65

Nông - lâm
nghiệp
718 10.54 3.558 5.88 1.749 6.08
Thuỷ sản 113 1.66 0.326 0.54 0.166 0.58
III
Dịch vụ 1380 20.26 18.578 30.72 7.010 24.36
Dịch vụ 594 8.72 1.157 2.51 0.377 1.31
GTVT - Bưu
điện
186 2.73 3.373 5.58 0.721 2.50
Khách sạn - Du
lịch
164 2.41 3.289 5.44 2.317 8.05
Tài chính - NH 64 0.94 0.840 1.39 0.730 2.54
Văn hoá - y tế -
GD
226 3.32 0.980 1.62 0.382 1.33
XD khu đô thị
mới
6 0.09 3.078 5.09 0.051 0.18
XD Văn phòng
- Căn hộ
120 1.76 4.433 7.33 1.860 6.46
XD hạ tầng
KCX - KCN
20 0.29 1.067 1.76 0.573 1.99
Tổng số 6813 100 60.474 100 28.783 100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Riêng trong năm 2009, do xu hướng biến động của nền kinh tế và
suy thoái kinh tế thế giới. nhu cầu đầu tư có sự thay đổi tương đối khác.

Tỷ trọng đầu tư FDI chủ yếu tập chung vào 2 ngành là dịch vụ lưu trú và
ăn uống và đầu tư kinh doanh bất động sản. hai ngành này tập chung đến
76,5% tổng nguồn vốn đầu tư FDI vào nước ta.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tỷ Trọng Vốn FDI Vào Các Ngành Năm 2009
Nguồn: báo sài gòn tiếp thị
3.2 Cơ cấu FDI theo vùng
Trên cả nước, đến nay có 64 tỉnh thành trong cả nước đã có dự án
FDI triển khai thực hiện. Cùng giống như tình hình thu hút FDI, vốn thực
hiện chủ yếu được phân bổ tại các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế -
xã hội thuận lợi. Trong giai đoạn 1988-2005, thành phố Hồ Chí Minh là
nơi có tổng vốn thực hiện cao nhất với 2057 dự án đầu tư chiếm 30.19%
số dự án đầu tư trong cả nước, với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD chiếm
23,40% ; vốn đầu tư thực hiện 6,37 tỷ USD chiếm 22,13%. Tiếp đến là
Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong giai đoạn đầu tiên thu hút FDI (1988 - 1990), FDI thực hiện
chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dò,
khai thác dầu khí và ở Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 1991 - 1999,
FDI thực hiện phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Trong đó
các tỉnh, thành phố có FDI thực hiện nhiều nhất là thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng, chiếm 68%
tổng vốn FDI thực hiện cả nước. Giai đoạn tiếp theo (2000 - 2005), vốn
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
FDI thực hiện chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế

thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển. Tính đến hết năm 2005, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 50% tổng vốn thực hiện cả nước,
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 28,7% tổng vốn thực hiện.
Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn, tính đến hết năm
2005, địa phương có số dự án buộc phải giải thể trước thời hạn lớn nhất là
thành phố Hồ Chí Minh với 330 dự án và 3,23 triệu USD vốn đăng ký.
Thứ hai là Bà Rịa - Vũng Tàu với 55 dự án và vốn đăng ký là 1,42 triệu
USD. Rõ ràng nơi tập trung nhiều dự án nhất cũng là nơi có nhiều dự án
giải thể trước thời hạn nhất. Về các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức
đầu tư, số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư những năm qua tập trung
chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh chiếm 36% trong tổng số dự án bị
giải thể, tiếp theo là Hà Nội với 11% tổng số dự án bị giải thể.
Đến 04/2010, trong các địa phương thu hút được nhiều vốn FDI,
TP. Hồ Chí Minh vươn lên vị trí thứ nhất, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu,
Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Điều này cho thấy 2 đầu tàu kinh tế
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang trở lại với sự phát triển vốn có
theo những năm gần đây.
3.3 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988 - 1990), liên
doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến
là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do
trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am
hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần
thiết vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi
trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tính tới tháng 12 năm 2006, hình thức 100% vốn nước ngoài

chiếm đến 76,18% số dự án; 40,13% tổng vốn đầu tư thực hiện Tiếp
theo là hình thức liên doanh; các hình thức đầu tư khác đã xuất hiện như
hình thức liên doanh kiểu công ty mẹ - con nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988 - 2006
(tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực
hiện
Số lượng Tỷ
trọng
(%)
Số vốn
(Tỷ USD)
Tỷ
trọng
(%)
Số vốn
(tỷ USD)
Tỷ
trọng
(%)
1 100% vốn nước
ngoài
5190 76.18 35.145 58.12 11.543 40.13
2 Liên doanh 1408 20.67 20.194 33.39 10.952 38.08
3 Hợp đồng hợp tác
KD
198 2.91 4.320 7.14 5.967 20.74
4 Hợp đồng BOT,
BT, BTO
4 0.06 0.440 0.73 0.071 0.25

5 Công ty cổ phần 12 0.18 0.275 0.46 0.215 0.75
6 Công ty mẹ - con 1 0.01 0.098 0.16 0.014 0.05
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Sở dĩ mà doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng
cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và
phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hơn
nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh
thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh
kém hiệu quả. Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi
liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên
làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
1. Các yếu tố về môi trường đầu tư
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Môi trường đầu tư là các yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
tình hình chính trị, pháp luật ,văn hóa - xã hội… của quốc gia mà nhà đầu
tư có ý định cần đầu tư. Đây là vấn đề mà nhà đầu tư cần xem xet kĩ các
vấn đề có liên quan bởi lẽ các vấn đề này là những vấn đề có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc sinh lãi hay thua lỗ của các chương trình dự án đầu tư.
Do vậy đây là yếu tố tác động lớn nhất đến các quyết định đầu tư của các
nhà kinh doanh nước ngoài.
1.1 Tình hình chính trị của nước được đầu tư
Tình hình chính trị là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới dòng
vốn FDI. Sự ổn định về mặt chính trị là yếu tố quan trọng góp phần đảm
bảo sự an toàn cho số vốn FDI được đầu tư. Đảm bảo sự phát triển bền
vững của các kết quả đầu tư làm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước yên
tâm đầu tư để có kết quả tốt.

Ổn định chính trị là cơ sở quan trọng nhất đối với đầu tư và các nhà
đầu tư. Đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài lại càng quan trọng. chỉ có
ổn định về chính trị thì pháp luật mới có hiệu lực và đảm bảo thực thi
đúng, từ đó việc đảm bảo về quyền sở hữu vốn đầu tư được thực thi tốt
hơn, những cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư và các định
hướng phát triển của quốc gia đó được đảm bảo.
1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô của nước nhận đầu tư
Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô của nước được đầu tư cũng là
yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư, đặc
biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Nó được thể hiện thông qua các mặt
như năng lực quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, độ lớn và
mức độ biến động của các biến số vĩ mô như : tốc độ tăng trưởng GDP, tỉ
lệ lạm phát hàng năm, cán cân thương mại, tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ
so với các ngoại tệ mạnh khác, lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp hàng năm, tỉ lệ
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lao động có trình độ… Ví dụ như biến số giá cả. chính phủ cần áp dụng
các biện pháp nhằm ổn định giá cả. bởi lẽ, Việc thay đổi đột biến giá cả
đầu vào hoặc đầu ra đều ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Nếu giá
cả thay đổi thất thường cũng có thể dẫn đến các thất bại của các dự
án. Vì thế nhà nước cần kiểm soát tốt các mặt hàng nhạy cảm có thể
tác động đến thị trường như xăng dầu, điện, than… các biến số kinh tế
vĩ mô nói trên là thước đo sự ổn định của kinh tế vĩ mô và sự phát triển
của quốc gia trong tương lai. Sự ổn định của các biến số vĩ mô thể hiện
năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, ngoài ra nó sẽ giảm bớt rủi
ro, chi phí cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và trực tiếp tác động
tới mức độ hiệu quả của dự án đầu tư FDI.
1.3 Môi trường pháp lý

Trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp phải liên quan đến rất nhiều vấn đề pháp luật. vì thế chỉ có
một hệ thống pháp luật ổn định mới đảm bảo được tính hiệu lực của các
chính sách. Một quốc gia có tính hiệu lực của pháp luật cao là một nước
có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra đây là cơ sở
để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường pháp lý đầy đủ và nghiêm minh sẽ là yếu tố quan trọng
đảm bảo quá trình đầu tư của các nhà đầu tư diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Trong hoạt động đầu tư, môi trường pháp lý là các chính sách, luật như
thuế, luật đầu tư, luật sở hữu…
1.4 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là các yếu tố cần thiết, cơ bản và là cơ sở cho hoạt
động đầu tư trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thống nhất và
đầy đủ sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu tư, thúc đẩy quá trình thực hiện
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu tư xây dựng nhanh chóng. Thu hút nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả
cao.
Ngoài ra, thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng còn thể hiện được trình
độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng ở các
nước có nền kinh tế phát triển khi đầu tư sẽ đem lại hiệu quả cao hơn các
nước kém phát triển. do đó đây cũng là yếu tố mà nhà đầu tư cũng rất
quan tâm.
1.5 Đặc điểm văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội là yếu tố quan trọng quyết định đến nhu cầu đầu tư
nước ngoài. Nếu văn hóa xã hội của nước được đầu tư mà phù hợp với
nước đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng xã
hội nước sở tại. tạo điều kiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp nước

ngoài hòa nhập và phát triển đối với nước nhận được đầu tư FDI.
1.6 Số lượng và chất lượng nguồn lao động
Đối với các doanh nghiệp và nước đi đầu tư sang các nước khác.
Lao động là yếu tố rất khó di chuyển. do vậy lao động là yếu tố được các
nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu. nếu quốc gia nào có số lượng
nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động có tay nghề cao thì sẽ được các
nhà đầu tư ưu tiên nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, lao động giá rẻ và nguồn lao động dồi dào là
yếu tố khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Khi chi phí lao động thấp sẽ là
cơ sở để cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giảm chi phí hoạt động sản
xuất, nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư.
2. Công tác xúc tiến đầu tư
Có thể hiểu Xúc tiến đầu tư là những công cụ để làm năng động và
gây ảnh hưởng định hướng giữa các nhà đầu tư, và là hình thức tuyên
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của các
các nhà đầu tư khi đầu tư vào một địa bàn đối với các nhà đầu tư tiềm
năng.
2.1 Xây dựng các chương trình, kế hoạch, danh mục các dự án kêu
gọi đầu tư và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế xã
hội
Trong công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng các chương trình – kế
hoạch, kêu gọi đầu tư là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thu hút đầu
tư, gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Về xây dựng các chương trình kế hoạch, chính phủ cần tiếp tục
nhanh chóng hoàn thiện các danh mục được phép và khuyến khích đầu tư
nhằm tạo phương hướng cho các nhà đầu tư. Tạo cho họ sự chủ động

trong lĩnh vực đầu tư mà họ quan tâm, nhanh chóng giúp họ triển khai các
dự án nhằm tạo cho họ nhanh chóng đưa dự án của mình vào sản xuất, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư và sẽ đầu tư trong tương lai.
Quá trình xúc tiến đầu tư cần làm nhanh chóng, chính xác và áp
dụng các công cụ chính sách hợp lý nhằm giúp đỡ các nhà đầu tư xây
dựng các chương trình mục tiêu của mình nhằm tạo cho các dự án của họ
nhanh chóng tạo ra hiệu quả kinh tế. tạo tiền đề cho các nhà đầu tư tiềm
năng có ấn tượng tốt và yên tâm khi đầu tư vào việt nam.
2.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài , các nhà đầu tư tìm kiếm cơ
hội đầu tư, hình thành các dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư
theo các chương trình – dự án
Khi các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực FDI hay các nghành
kinh tế khác có nhu cầu. cần hết sức giúp đỡ cho họ tìm kiếm những cơ
hội đầu tư phù hợp với tiềm năng và khả năng của từng doanh nghiệp,
từng quốc gia có ý đầu tư FDI vào Việt nam.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hướng dẫn cho họ những dự án hợp với tiềm lực của riêng nhà đầu
tư. Vận động họ đầu tư vào các ngành mà chúng ta đang cần và chúng ta
cũng cần có những ưu đãi nhất định để níu kéo nhà đầu tư có tiềm năng.
Mặt khác cũng cần kiên quyết loại trừ các nhà đầu tư không có tiềm năng
hay có những sai phạm nhất định nhằm làm trong sạch môi trường đầu tư.
Tạo cơ hội cho những nhà đầu tư còn lại.
2.3 Chuẩn bị, tổ chức và chủ trì các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư
Tiếp xúc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cấp chức
năng cần tập trung giới thiệu về những triển vọng và môi trường đầu tư
của Việt Nam, tạo lòng tin mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài khi
đến làm ăn, đầu tư tại Việt Nam. Tạo và xây dựng các cuộc tiếp xúc với

các nhà đầu tư nhằm tuyên truyền, giới thiệu cho họ những kiến thức cơ
bản khi muốn đầu tư tại một quốc gia tiềm năng như ở việt nam.
Các cuộc tiếp xúc này thực sự là cần thiết đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Khi thực hiện các cuộc đầu tư tại một nước khác là rất rủi ro
đối với các nhà đầu tư. Do vậy thông qua các cuộc tiếp xúc này giúp họ
yên tâm hơn đối với các nhà đầu tư này. Thông qua đây cũng cần tang
thêm mối liên kết – hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà
nước của họ. đây có thể nói là công tác xúc tiến đầu tư gián tiếp tác động
đến quyết định và phương hướng của các nhà đầu tư nước ngoài.
2.4 Tiến hành các hoạt động quảng bá, quảng cáo, xây dựng hình ảnh
môi trường đầu tư; tham gia in ấn, xuất bản các tài liệu hướng dẫn,
quảng bá về môi trường đầu tư
Thông qua các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao, việt
nam cần trú trọng công tác xúc tiến đầu tư – quảng bá hình ảnh và dất
nước và con người việt nam. Giới thiệu cho họ những cơ hơi đầu tư mới
tại việt nam.
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xây dựng hình tượng về môi trường đầu tư thông qua các chương
trình quảng bá, du lịch văn hóa, than gia in ấn – xuất bản các tài liệu
hướng dẫn đầu tư để quảng bá về môi trường đầu tư trong nước. thông
qua đó cần chỉ cho họ thấy những thuận lợi – ưu thế khi dầu tư tại việt
nam mà không có hay có rất ít tại các quốc gia khác trên thế giói.
2.5 Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và cập nhật
thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực xúc tiến
đầu tư
Trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài FDI, cần chú trọng đến
công tác đào tạo – tập huấn với đội ngũ lao động, quản lý trong nước. như

ta đã biết, nguồn lực lao động là rất khó di chuyển giữa các quốc gia với
nhau. Với tiềm lực là việt nam có số lượng nguồn nhân lực dồi dào và giá
rẻ đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư FDI mới. tuy nhiên, do
nguồn nhân lực có chất lượng thấp lại là yếu tố cản trở sức đầu tư FDI
mới vào nước ta. Do vậy càn qua tâm và tích cực tham gia vào quá trình
bồi dưỡng nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư vào việt nam
Trong quá trình thu hút FDI vào Việt nam, cần tích cực tham gia
giúp các cán bộ quản lý của việt nam trau dồi nghiệp vụ, cập nhật thông
tin, tăng cường kĩ năng xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực của việt
nam trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác trên thế giới
3. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác có thể
ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng
đến các quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là các yếu tố
thuộc vào điều kiện bản thân các nước của các nhà đầu tư, xu hướng biến
động của nguồn vốn đầu tư quốc tế qua các thời kỳ…
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên – vị trí địa lý của nước nhận đầu
tư cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài. Đây là các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lãi và
rủi ro cho nà đầu tư. Vì vậy khi đầu tư các nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến
vấn đề này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm cho các dự án có tính khả
thi cao hơn, chi phí của dự án thấp hơn,… do vậy đây cũng là yếu tố quan
trọng đối với nhà đầu tư.
Tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các chính
sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia có tiềm lực kinh tế,
có khả năng đầu tư ra nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng tác động đến

nguồn vốn đầu tư. Khi các doanh nghiệp có đủ tiềm lực kinh tế và có các
chính sách ưu đãi phù hợp của chính phủ sẽ là cơ sở cho hoạt động đầu tư
ra nước ngoài tăng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Trình độ quản lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các dự án đầu
tư. kiến thức và kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam
còn yếu. Các cán bộ trực tiếp tham gia trong các Hội đồng quản trị và
Ban giám đốc các xí nghiệp liên doanh, hoặc nói rộng ra là cả những
cán bộ ở các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp từ địa phương
đến trung ương của Việt Nam, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
công tác. Phải nhận ra rằng, thời gian qua, số cán bộ này chưa được
đào tạo một cách cơ bản, do vậy hiểu biết về luật pháp nói chung và
luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp còn yếu. Nhiều cán
bộ không biết ngoại ngữ, nên không thể xử lý kịp thời tình huống xảy
ra tại các liên doanh. Cùng với hệ thống quản lý ở các cấp chậm được
hình thành, phân công phân cấp chưa rõ ràng, nên các sự việc xảy ra
chậm xử lý. Các cơ quan có chức năng đã chưa thực sự quan tâm, coi
trọng đúng mức việc chọn lựa cán bộ tham gia hợp tác đầu tư; còn có
hiện tượng tuỳ tiện, nể nang trong việc bố trí cán bộ và buông lỏng
Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý, kiểm tra hoạt động của họ.
Ngoài ra, xu hướng quan hệ và hợp tác quốc tế, xu hướng biến
động của nguồn vốn trên thế giới cũng là yếu tố quan trọng trong quá
trình thu hút vốn FDI. Hiện nay trên thế giới, xu hướng biến động quan
hệ từ hợp tác sang đối đầu và ngược lại của các quốc gia cũng là yếu tố
làm cho nguồn vốn FDI càng diễn ra phức tạp. tốc độ phát triển và bành
trướng nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng
là những nhân tố chính ảnh hưởng tới dòng FDI hiện nay.

Khoa khoa học quản lý Trâng đại học kinh tế quốc
dân
25

×