Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Đài Chuyển mạch Hội An trung tâm chuyển mạch và truyền dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.54 KB, 71 trang )

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
NHẬT KÝ THỰC TẬP
1. Ngày 1/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng làm việc anh Bùi Minh Huy và thực hiện công viêc:
+Điểm danh số lượng sinh viên thực tập.
+Phân chia thời gian thực tập.
+Lên lịch thực tập trong suốt thời gian thực tập.
• Tuần 1: Giới thiệu về đấu nối hiện tại ở đài Host Hội An (ngày 1/10/2013 và ngày
3/10/2013).
• Tuần 2: Giới thiệu về hệ thống tổng đài AXE 810 (ngày 8/10/2013 và ngày
10/10/2013 ).
• Tuần 3: Thực hành trên giá đấu dây (ngày 17/10/2013).
• Tuần 4: Giới thiệu hệ thống vào ra của tổng đài AXE (ngày 24/10/2013).
• Tuần 5: Giới thiệu về công việc quản lí thuê bao (ngày 31/10/2013).
• Tuần 6: Quan sát quy trình khắc phục sự cố thuê bao dịch vụ (ngày 7/11/2013).
• Tuần 7: Nộp báo cáo cho anh Phú kiểm tra và điều chỉnh (ngày 14/11/2013).
• Tuần 8: Điều chỉnh báo cáo, cơ quan xác nhận.
+Làm quen phòng chuyển mạch.
2. Ngày 3/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch. Người hướng dẫn là anh Trương Ngọc
Phú.
-Anh Phú hướng dẫn về sơ đồ đấu nối hiện tại của đài Host Hội An.
-Nhận tài liệu nghiên cứu.
3. Ngày 8/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch.
-Người hướng dẫn giới thiệu một số thiết bị trong phòng chuyển mạch, cụ thể là hệ
thống tổng đài AXE 810 của hãng Ericsson,Thụy Điển.
-Quan sát cách bố trí các tủ thiết bị.
4. Ngày 10/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch.
-Quan sát quy trình đấu nối vật lí thuê bao mới và hủy bỏ thuê bao đã cắt dịch vụ.


SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 1
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
5. Ngày 17/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch.
-Dưới sự hướng dẫn của người quản lí, thực hành trên giá đấu dây.
6. Ngày 24/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch
-Nghe hướng dẫn về hệ thống vào ra IOG20C của tổng đài AXE.
-Nghiên cứu tài liệu.
7. Ngày 31/10/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch
-Nghe anh Trương Ngọc Phú giới thiệu về công việc quản lí, tạo mới, hủy bỏ thuê bao
với thao tác trên máy tính; kiểm tra thông tin trạng thái thuê bao, gói cước, chất lượng
đường truyền.
8. Ngày 7/11/2013:
-Sáng 7h30 tập trung tại phòng chuyển mạch
-Quan sát quy trình khắc phục sự cố với thuê bao dịch vụ trên máy tính.
9. Ngày 14/11/2013:
-Nộp báo cáo cho anh Trương Ngọc Phú kiểm tra và điều chỉnh.
10.Thời gian còn lại:
-Điều chỉnh báo cáo, cơ quan thực tập xác nhận.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Tại cơ quan thực tập)
Kí và nghi rõ họ tên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 2
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
KHOA ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Phạm Nguyễn Hoàng Quân.
Cơ quan thực tập: Đài Chuyển mạch Hội An
Trung tâm Chuyển mạch và Truyền dẫn
Địa chỉ: Số 06, Trần Hưng Đạo, phường Minh An, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Thời gian thực tập: 01/10/2013 – 21/11/2013
Người trực tiếp hướng dẫn tại cơ quan thực tập: Trương Ngọc Phú
I. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT SINH VIÊN THỰC TẬP
Các phẩm chất Giỏi Khá Trung bình Yếu
Thông minh, khả năng sáng tạo
Khả năng thực hành
Tính thân thiện, nhiệt tình
Hoài bão, khát vọng
Khả năng tổ chức
II. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Các công việc của sinh viên thực
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 3
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
hiện trong đợt thực tập Giỏi Khá Trung bình Yếu
Khả năng làm việc nhóm
Giờ giấc làm việc
Phương pháp làm việc
Khối lượng công việc
Khả năng hoàn thành công việc
Sự chuẩn bị làm báo cáo thực tập
Cấu trúc bản báo cáo
Hoàn thành báo cáo
Khả năng phát triển
III. ĐÁNH GIÁ KHÁC
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Tại cơ quan thực tập)
Kí và nghi rõ họ tên
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 4
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin, mỗi người trong chúng ta đều có nhu cầu được
sử dụng các phương tiện hiện đại để phục vụ cho sự giao dịch, nghiên cứu, cũng như vấn đề
an ninh quốc gia. Việt Nam chúng ta cũng đã có nhiều bước tiến rất quan trọng trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống. Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã
đóng góp rất nhiều vào trong lĩnh vực này.
Trong nhiều năm trước và gần đây đa số các tổng đài điện thoại được dùng tại nước
ta chủ yếu là sử dụng sản phẩm tổng đài ALCATEL của Pháp. Tuy nhiên, hiện nay loại
tổng đài thế hệ mới của hãng ERICSSON cũng có nhiều ưu điểm. Chúng ta cũng đã lắp đặt
loại tổng đài AXE 810 của ERICSON tại nhiều tỉnh trong cả nước.
AXE được ra đời vào năm 1976 và liên tục được cải tiến cho đến hiện nay, phản ánh
sự thay đổi nhu cầu thông tin toàn thế. Với các mạng truyền thông trước đây chỉ hỗ trợ cho
lưu thoại tiếng nói, hiện nay còn hỗ trợ cả việc truyền số liệu, Internet và đa phương tiện.
Ưu điểm của tổng đài AXE 810 là gọn về kích cỡ cũng như cách bố trí các đường

đấu nối đơn giản, dễ nhìn. Một điều đáng quan tâm là thế hệ tổng đài này đối với chúng ta
còn khá mới mẻ. Do đó điều cần thiết là phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc tính mới của
tổng đài để khai thác một cách hiệu quả.
Do sự giới hạn của thời gian và sự phân công đề tài nên tài liệu này không trình bày
tất cả những gì liên quan đến tổng đài mà chỉ trình bày một phần của hệ thống AXE. Đó là
hệ thống vào ra (IOG : Input Output Group). Đây là một phần rất quan trọng không thể
thiếu được của tổng đài vì mọi thứ mà chúng ta làm việc với tổng đài đều thông quan hệ
thống nhỏ này.
Trong quá trình thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong ban lãnh đạo
Đài Chuyển mạch Hội An, Trung tâm Chuyển mạch và Truyền dẫn, các anh phụ trách thực
tập và quản lý tổng đài chân thành đóng góp và giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn Đài HOST Hội An và Bưu Điện Hội An và các anh đã quan
tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Người viết:
Phạm Nguyễn Hoàng Quân
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 5
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 6
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 7
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
BẢNG VIẾT TẮT
APT hệ thống ứng dụng
APZ hệ thống điều khiển
CP Central Processor: bộ xử lí trung tâm
CCS common channel subsystem: phân hệ báo hiệu kênh chung
CPS Central processor subsystem: phân hệ bộ xử lí trung tâm
CPT Central Processor Test
DCS data communication subsystem: phân hệ giao tiếp dữ liệu
ESS extended switching subsystem: phân hệ chuyển mạch mở rộng

FMS file management subsystem: phân hệ quản lí file
GSS group switching subsystem: phân hệ chuyển mạch nhóm
LI2 Line interface: giao tiếp đường dây
LIC Line interface circuit:mạch giao tiếp đường dây
LIR regional software for LI2: phần mềm vùng cho LI2
LIU central software for LI2: phần mềm trung tâm cho LI2
MAS maintence subsystem: phân hệ bảo dưỡng hệ thống
MCS man-machine communication subsystem: phân hệ giao tiếp người- máy
OMS operation and maintence subsystem:phân hệ vận hành và bảo dưỡng
RMS remote measurement subsystem: phân hệ đo lường tự xa
RPS regional processor subsystem: phân hệ bộ xử lí vùng
SPS support processor subsystem: phân hệ bộ xử lí hỗ trợ
SSS subscriber switching subsystem: phân hệ chuyển mạch thuê bao
TSS trunk and signalling subsystem: phân hệ trung kế và báo hiệu
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 8
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông

Phần 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 9
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
I.1 Giới thiệu cơ quan thực tập:
VNPT Quảng Nam - Đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập
theo Quyết định số 669/ QĐ-TCCB/ HĐQT ngày 06-12-2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền
hạn và nhiệm vụ của mình.
VNPT Quảng Nam có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông -
Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục, các dịch vụ Viễn thông - CNTT

 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo
 Kinh doanh các dịch vụ truyền thông - Lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn
thông, CNTT
 Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị viễn thông,
CNTT
 Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng
+ Ban lãnh đạo VNPT Quảng Nam
Giám đốc: Ông Lê Kông Sơn
Phó Giám đốc: Ông Trần Đoàn Đức
Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Viết Hà
+ Các đơn vị thành viên
1. Trung tâm chuyển mạch và truyền dẫn.
2. Trung Tâm Viễn Thông Tam Kỳ-Phú Ninh
3. Trung Tâm Viễn Thông Tiên Phước-Trà My
4. Trung Tâm Viễn Thông Thăng Bình
5. Trung Tâm Viễn Thông Núi Thành
6. Trung Tâm Viễn Thông Duy Xuyên
7. Trung Tâm Viễn Thông Đai Lộc
8. Trung Tâm Viễn Thông Hiệp Đức-Phứơc Sơn
9. Trung Tâm Viễn Thông Quế Sơn
10. Trung Tâm Viễn Thông Tam Giang
11. Trung Tâm Viễn Thông Điện Bàn
12. Trung Tâm Viễn Thông Hội An
13. Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng
Trung tâm Chuyển mạch và Truyền dẫn quản lý :
- Đài Chuyển mạch Hội An
- Đài Chuyển mạch Tam Kỳ
- Trung tâm Ứng cứu Bắc Quảng Nam
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 10
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông

- Trung tâm Ứng cứu Nam Quảng Nam
- Trung tâm Bảo Dưỡng
Đài Chuyển mạch Hội An quản lý, vận hành Đài Host Hội an và khai thác mạng IP khu
vực Điện Bàn, Hội an, Duy Xuyên, , Đại Lộc, Tam Giang.
• Mỗi trung tâm có giám đốc,phó giám đốc và các phòng ban,.
• Mỗi Host có trưởng đài, phó đài và các tổ chuyên môn khác nhau
I.2 Nhiệm vụ được giao
• Tìm hiểu sơ đồ tổng quan của tổng đài AXE810
• Chức năng cơ bản.
• Tìm hiểu về hệ thống vào ra IOG20C của tổng đài AXE.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 11
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
Phần 2
TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI
AXE BYB 501
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 12
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
II.1 . Các kết nối hiện tại của Đài Host Hội An.
Tổng đài Host Hội An đã thực hiện đấu thông các luồng truyền dẫn E1 được minh họa như
hình vẽ sau:
Hình 2.1 Đấu thông các luồng truyền dẫn
Loại thuê bao
LIMA thuê bao PSTN kết nối tới ASM
LIBAMA thuê bao ISDN 2B+D kết nối tới ASM
LIV5G thuê bao PSTN kết nối V5.2 đầu xa
Loại trung kế
UPDN3 ISUP trunk
BT2D3 R2 MFC trunk
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 13
Trunk Network

ISUP (UPDN3)
HoiAn
Access node
Duy Xuyen
V5.2 Access
Node
LIMA
LIBAMA
V5.2
TOLL 1
VTN3 Transit
TOLL 2
VTN3 Transit
VN21
Enabler 1.0
HoiAn Switch
RST
LIV5G
LITS
ISUP (UPDN3)
Tam Ky
LOCAL
ISUP (UPDN3)
Tam ky
LOCAL
NGN Network
VTN3 MGW
R2 MFC (BT2D3)
ISUP (UPDN3)
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông


Hình 2.3: Các mức chức năng từng khối trong AXE.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 14
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
CP-A : Central Processor A - Bộ xử lý trung tâm A.
CP-B : Centtral Processor B - Bộ xử lý trung tâm B.
CPS : Central Processor Subsystem - Hệ thống con xử lý trung tâm.
CPU : Central Processor Unit – đơn vị xử lý trung tâm.
SCR : Code Sender Receive - Bộ nhận thu mã.
FMS : File Management Subsystem - hệ thống con quản lý file.
LI2 : Line Interface – Giao tiếp đường dây.
LIC : Line Interface Cricuit - mạch giao tiếp đường dây.
LIR : Regional Soflware For LI2 - Phần mềm vùng cho LI2.
LIU : Central Soflware For LI2 -Phần mềm trung tâm cho LI2.
MCS : Man – machine Comunication Subystem - Hệ thống con giao tiếp người máy.
OMS ; Operation And Maintenace Sybsystem - Hệ thống con điều hành và bảo dưỡng.
SSS : Subcriber Switching Subsystem - Hệ thống con chuyển mạch thuê bao.
TSS : Trunk And Signalling Subsystem Hệ thống con trung kế và báo hiệu.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 15
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
Sơ đồ tổng quát:

Hình 2.4: Sơ đồ khối tổng đài AXE
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 16
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
II.2. Lịch sử và xu hướng phát triển:
II.2.1. Lịch sử phát triển
• AXE là một sản phẩm tổng đài điện tử của hãng Ericsson, thụy Điển.
• AXE được bắt đầu phát triển từ năm 1970 và liên tục được cải tiến kể từ sản
phẩm đầu tiên. Sự phát triển của AXE được tiếp tục cho đến hiện nay, phản

ánh nhu cầu ngày càng biến đổi của thế giới thông tin.
• Năm 1975: Tổng đài AXE là một hệ thống tổng đài nội hạt điều khiển bằng
máy tính được giới thiệu vào thị trường.
• Năm 1977: Hệ thống AXE bắt đầu xâm nhập thị trường thế giới.
• Năm 1991: Ericsson lắp đặt hệ thống GSM đầu tiên, dựa trên AXE.
• Năm 1992: AXE được lắp ở 101 quốc gia.
• Năm 1996 : Được lắp đặt ở tỉnh Bình Phước và một số tỉnh khác pleiku
• Năm 1998: Số đường dây AXE (nội hạt và trung kế ) đã lắp đặt hàng trên 134
triệu. Các nút AXE triển khai trong các mạng di động trên 125 nước.
II.2.2. Xu hướng phát triển:
AXE phát triển theo hướng một hệ thống mở bao gồm:
• Phát triển phần mềm theo hướng module ứng dụng.
• Tiếp tục phát triển phần cứng, tiến hành giảm kích thước và giảm ảnh hưởng
tĩnh điện EMC (Elector Magnetic Compatibility) ở mức board mạch và mức
cabinet ( tủ máy) tốt hơn.
• Phát triển bộ xử lý mạnh hơn, bao gồm bộ xử lý trung tâm CP và bộ xử vùng
RP.
• Bảo dưỡng và điều khiển AXE qua hệ thống vào/ ra (I/O) chuẩn,dựa trên
chương trình xử lý phụ trợ AP được lập trình bằng C++,windows và Java.
• Cung cấp tốt nền tảng cho I/O, AP sẽ được dùng cho các ứng dụng khác như
tính cước.
• Chuyển mạch nhóm phát triển thành nền chuyển mạch đa cấu trúc, có khả năng
xử lý tất cả các loại định dạng thông tin từ băng hẹp cho đến băng rộng, phát
triển tăng dung lượng của chuyển mạch nhóm.
II.2.3. Các ứng dụng của tổng đài AXE:
• AXE là một dạng truyền thông đa phương tiện, đa ứng dụng, là sản phẩm chuyển
mạch số không giới hạn dành cho các mạng truyền thông công cộng. Nó có khả năng
xử lý thời gian thực và có thể xử lý lưu lượng mật độ cao.
• AXE được sử dụng một cách có hiệu quả đối với các mạng như :
+ PSTN : Public Swiching Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng.

+ PLMN : Public Land Mobile Network – Mạng di động công cộng.
+ Business communications : Truyền thông thương mại.
+ IN : Intelligent Network – Mạng thông minh.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 17
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
AXE Có Thể Đảm Trách Các Loại Dich Vụ Sau:
• Báo thức (Wake up)
Thuê bao có thể hẹn giờ để đánh thức tự động trong máy của thuê bao bằng cách
chọn một chữ số đặc biệt và bốn chữ số xác định thời gian ( 2 chữ số giờ, 2 chữ số phút ).
Khi đó số liệu được tổng đài ghi giữ và tổng đài sẽ gửi dòng chuông đến thuê bao vào thời
điểm đã hẹn.
• Chuyển cuộc gọi tạm thời (Call tranfer)
• Thuê bao có dịch vụ này có thể thực hiện chuyển các cuộc gọi vào máy của mình đến
một máy nào đó trong mạng theo yêu cầu khi thuê bao vắng mặt (chuyển nếu bận,
chuyển sau một số hồi chuông mà không trả lời…)
• Quay số tắt (Abbreviated Dialing )
Một mã ngắn thay cho một số dài hoặc một số được thuê bao sử dụng một cách
thường xuyên. Khả năng chứa tối đa là 100 số trên một thuê bao.
• Đường dây nóng (Hot line )
Thuê bao có dịch vụ này chỉ cần nhấc tổ hợp lên là được nối trực tiếp tới một thuê
bao khác theo yêu cầu (ví dụ sau 5 giây ) mà không cần quay số. Nếu trước 5 giây mà thuê
bao ấn phím để tạo cuộc gọi thì cuộc gọi được thiết lập theo cách thông thường.
• Chờ cuộc gọi (Call waiting )
Khi có một cuộc gọi gọi đến một thuê bao nào đó đang bận thì các số liệu chọn số
được lưu ở bộ nhớ của thiết bị điều khiển trung tâm chờ đến khi thuê bao rỗi thì cuộc gọi
được đấu nối.
• Hội thoại (Conference call )
Dịch vụ này cho phép thuê bao chọn một chữ số theo quy định và địa chỉ các thuê
bao liên quan để tổ chức thông tin hội nghị.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 18

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
II.3.CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI
Cũng như các thiết bị chuyển mạch khác, AXE BYB 501 đóng vai trò là điểm
nút chuyển

mạch kênh thông tin trong mạng lưới viễn thông với các chức năng cơ bản
như sau:
- Chuyển mạch kết cuối các kênh thông tin
- Cung cấp thông tin cuộc gọi như dữ liệu cước
- Cung cấp thông tin về lưu lượng mạng lưới
- Cung cấp thông tin về chất lượng mạng lưới
- Chuyển tải tín hiệu đồng bộ mạng lưới
- Thực hiện chức năng báo hiệu với thuê bao hay các tổng đài khác
- Cung cấp giao tiếp truy nhập mạng cho người khai thác
II.3.1.CHỨC NĂNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Hệ thống điều khiển trung tâm
Phân hệ xử lý trung tâm CPS (Central Processor Subsystem)
Phân hệ này bao gồm bộ vi xử lý trung tâm với chức năng điều phối hoạt động của
toàn bộ hệ thống. Chức năng chính của bộ vi xử lý là thực thi chương trình, nạp phần
mềm, xử lý và lưu trữ

dữ liệu cho các khối chức năng ứng dụng và điều khiển trong
hệ thống.
Phân hệ bảo dưỡng hệ thống MAS (Maintence Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng phát hiện, chẩn đoán và điều khiển việc sửa lỗi
cho hệ

thống vi xử lý trung tâm.
Hệ thống điều khiển phân bố
Phân hệ xử lý phân bố RPS (Regional Processor Subsystem)

Phân hệ này bao gồm các bộ xử lý phân bố (RP) với chức năng điều khiển hoạt động của

một khối thiết bị, bao hàm cả chức năng kết cuối báo hiệu C7 trong hệ thống.
Hệ thống điều khiển giao tiếp vào ra IOG
IOG đảm nhiệm các chức năng chính sau đây:
- Chức năng lưu trữ dữ liệu hệ thống cho bộ xử lý trung tâm CP
- Chức năng truy nhập lệnh
- Chức năng trao đổi thông tin dữ liệu với các hệ thống bên ngoài
- Chức năng truy xuất cảnh báo hệ thống
Các phân hệ chính trong IOG gồm có:
MCS (Man-machine Communication Subsystem) cung cấp giao diện cho việc khai thác,
bảo dưỡng tổng đài như giao diện lệnh, cảnh báo hệ thống.
FMS (FMS File Management Subsystem) quản lý chức năng file cho toàn bộ hệ thống.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 19
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
DCS (Data Communication Subsystem) cung cấp giao diện thông tin số liệu và các dịch

vụ mạng giữa hệ thống với các thiết bị bên ngoài
SPS (Support Processor Subsystem) thực hiện chức năng xử lý hỗ trợ vào ra hệ thống
II.3.2CHỨC NĂNG HỆ THỐNG ỨNG DỤNG.
Phân hệ báo hiệu kênh chung CCS (Common Chanel Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng báo hiệu kênh chung giữa các hệ thống tổng đài.
Phân hệ tính cước CHS (Charge Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng ghi cước cuộc gọi và thống kê.
Phân hệ chuyển mạch mở rộng ESS (Extended Switching Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng kết nối cuộc gọi hội nghị và chức năng thông báo.
Phân hệ chuyển mạch trung tâm GSS (Group Switch Subsystem)
Đảm nhiệm các chức năng:
- Chọn đường, thiết lập và giải tỏa kết nối qua tầng chuyển mạch trung tâm.
- Giám sát kênh kết nối qua trường chuyển mạch

- Cung cấp xung nhịp để duy trì sự hoạt động đồng bộ của hệ thống
Phân hệ hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng OMS (Operation and Maintenance Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng vận hành và bảo dưỡng chung cho nhiều phân
hệ khác

nhau như giám sát, định vị lỗi, thống kê, đo lưu lượng . . .
Phân hệ điều khiển thuê bao SCS ( Subscriber Control Subsystem)
Phân hệ này đảm nhiệm chức năng điều phối xử lý cuộc gọi cho tầng thuê bao.
Phân hệ chuyển mạch thuê bao SSS (Subscriber Switching Stage)
Phân hệ này đảm nhiệm các chức năng: cấp nguồn cho thuê bao, giao tiếp đường
dây thuê

bao , chuyển tín hiệu từ tương tự sang số, kết nối thuê bao trong nội đài và
tập trung thuê bao đến

tầng chuyển mạch trung tâm, nhận số từ thuê bao, gởi tín
hiệu chuông đến thuê bao, gởi các âm

hiệu đến thuê bao, giám sát và kiểm tra đường
dây thuê bao.
Phân hệ dịch vụ thuê bao SUS (Subscriber Service):
Phân hệ này đảm nhiệm các chức năng cung cấp dịch vụ cho thuê bao.
Phân hệ điều khiển lưu thoại TCS (Traffic Control Subsystem)
Đảm nhiệm chức năng điều phối việc xử lý lưu thoại giữa các phân hệ trong hệ
thống để

thiết lập, giám sát và giải toả cuộc gọi như gửi, nhận, lưu trữ, phân tích số
thuê bao, phân tích định

truyến, phân tích loại hình dịch vụ

Phân hệ trung kế và báo hiệu TSS (Trunk and Signalling Subsystem)
Đảm nhiệm các chức năng xử lý lưu thoại giữa các tổng đài như giám sát, báo hiệu, chuyển
đổi giữa tín hiệu bên trong và bên ngoài hệ thống
II.4.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG .

II.4.1.Nguyên lý hoạt động của bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm CP được thiết kế theo kiểu kép, gồm hai mặt A &B. Khi hoạt
động ở trạng bình thường , CP-A ở trạng thái điều khiển và CP-B ở trạng thái làm
việc dự phòng. CP dự phòng làm việc hoàn toàn giống CP điều khiển nhưng chỉ
khác là tín hiệu điều khiển không được nhận bởi các bộ xử lý phân bố RP. Dữ liệu
của hai mặt CP luôn được so sánh với nhau để phát hiện

lỗi kịp thời . Khi có bất kỳ
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 20
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
lỗi nào xảy ra quá trình chẩn đoán lỗi và khôi phục hệ thống sẽ tự động diễn ra dưới
sự điều phối của khối bảo dưỡng hệ thống MAU.
Hình 2.5 Nguyên lý cơ bản CP
II.4.2.GIAO TIẾP CẢNH BÁO HỆ THỐNG
Cảnh báo được phát ra khi xảy ra lỗi bên trong hệ thống hay tình trạng bất thường
từ bên

ngoài ảnh hưởng đến chức năng hệ thống. Cảnh báo được phân loại theo
chức năng thể hiện bởi vị

trí đèn theo chiều ngang trên phiến cảnh báo như sau:
APT: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng ứng dụng.
APZ: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng điều khiển.



POWER: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng cấp nguồn.
EXT: cảnh báo từ các hệ thống kết nối bên ngoài.
OBS: cảnh báo về trạng thái không bình thường trong hệ thống do lệnh tác động.
Cảnh báo còn được phân loại theo cấp độ nghiêm trọng thể hiện bởi vị trí đèn theo
chiều đứng như

sau:
A1: cảnh báo tự phát ở cấp độ rất nghiêm trọng.
A2: cảnh báo tự phát ở cấp độ nghiêm trọng.
A3: cảnh báo tự phát ở cấp độ ít nghiêm trọng.
O1: cảnh báo do tác động ở cấp độ nghiêm trọng.

O2: cảnh báo do tác động ở cấp độ ít nghiêm trọng.
Các

phạm

trù

công

việc

liên

quan

đến

công


tác khai thác tổng đài
Công việc liên quan đến tổng đài có thể phân loại thành các nhóm chính như
sau: vận hành,

khái thác và bảo dưỡng hệ thống. Tuỳ theo tính chất đặc thù, các
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 21
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
công việc được tiến hành thường xuyên, định kỳ hay theo yêu cầu. Quá trình
tương tác với tổng đài có thể thông qua phần mềm,

phần cứng và dữ liệu tổng
đài.
Việc vận hành khai thác liên quan đến các mảng công việc như:
- Đấu nối kênh luồng trung kế
- Đấu nối và định tuyến báo hiệu
- Khai báo dữ liệu phân tích số
- Đấu nối thuê bao
- Định tuyến lưu thoại
- Truy xuất dữ liệu thống kê lưu lượng
- Truy xuất dữ liệu cước
Việc bảo dưỡng hệ thống nhằm mục đích dự phòng, phát hiện và sửa lỗi hệ thống,
liên quan đến các mảng công việc như:
- Kiểm tra tình trạng phần cứng hệ thống
- Kiểm tra dữ liệu phần mềm hệ thống
- Khai báo dữ liệu giám sát
- Chẩn đoán các lỗi thiết bị, hệ thống
- Xử lý các sự cố
- Lưu trữ dự phòng dữ liệu hệ thống
- Đo kiểm hệ thống

- Vệ sinh công nghiệp phòng máy, thiết bị.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 22
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
Phần 3
HỆ THỐNG IOG20C
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 23
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông
III. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG IOG20
III.1. Giới thiệu
IOG20 là một hệ thống hỗ trợ cho việc giao tiếp với hệ thống AXE. IOG20 có tác
dụng giao tiếp giữa AXE và :
− Các hệ thống ngoài bao gồm các trung tâm tính cước và các trung tâm vận hành và bảo
dưỡng (OMC).
− Nhân viên vận hành và bảo dưỡng bao hàm kết nối thuê bao, đánh dấu lỗi, thu thập thống
kê và quản lý mạng.
III.1.1 Các chức năng vào ra
Nhiệm vụ của hệ thống vào ra AXE có thể được mô tả chung như sau:
a. Xử lý dữ liệu tới và từ bộ xử lý trung tâm CP. Như vậy IOG 20 là giao diện vào ra tới thế
giới bên ngoài một tổng đài AXE. Dữ liệu có thể là ký tự hiển thị, các bản in, các lệnh và
các cảnh báo, dữ liệu thống kê và dữ liệu tính cước. Dữ liệu cũng có thể là các số nhị phân
như các sao lưu phần mềm, v.v
b. Lưu trữ thứ cấp thông tin trên các phương tiện từ tính, chẳng hạn như đĩa cứng, đĩa quang
và đĩa mềm.
Chúng ta nhận thấy rằng phần cứng của hệ thống vào ra phải chứa những thành phần sau:
- Một giao diện tới bus của bộ xử lý vùng (RP bus − Regional Processor Bus)
để kết nối IO tới bộ xử lý trung tâm (CP).
- Một bộ xử lý với phần mềm cần thiết để điều khiển các khối khác nhau, chẩn
đoán các lỗi và để giao tiếp với CP.
- Những thiết bị lưu trữ bên ngoài (đĩa cứng, đĩa quang, đĩa mềm).
- Các đường dữ liệu cho cả lưu lượng tốc độ cao và lưu lượng tốc độ thấp sử

dụng cho cả sự truyền không đồng bộ và đồng bộ.
- Các thiết bị đầu cuối hiển thị cho sự giao tiếp giữa người và máy.
Cũng như những khối trên, nhóm vào ra cũng yêu cầu cung cấp thông tin trên các
bảng cảnh báo và máy in cảnh báo. Thông tin cảnh báo liên quan cả những cảnh báo bên
trong từ APT, APZ và chính IOG, cũng như các cảnh báo bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, điều
khiển cửa, ).
Như vậy IOG còn phải chứa:
- Một máy in cảnh báo − là một thiết bị đầu cuối để các ký tự cảnh báo được
gửi ra một cách đúng hướng. Một máy in cảnh báo riêng rẻ được xác định
thông thường (trừ phi vài thiết bị AT và máy in tớ được sử dụng).
- Một giao diện cảnh báo gồm các bảng cảnh báo và các cảm biến cảnh báo
ngoài được kết nối đến.
III.1.2. Các thành phần phần cứng của hệ thống IOG20
Các thành phần kể trên được kết hợp trong một IOG 20 như thấy trên hình 3.2. (Đây
là sơ đồ được đơn giản hoá về vấn đề kết nối các thiết bị IO. )
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 24
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Điện tử - Viễn thông

Hình 3.1 Ví dụ một cấu hình phần cứng của IOG 20
Giao diện tới RP Bus được gọi là RP Bus Adapter VME, thực hiện công việc này là
phần cứng RPV2. RPV2 đóng vai trò như bộ xử lý vùng với địa chỉ RP duy nhất, nó làm
thích nghi với nhiệm vụ truyền thông giữa bộ phận điều khiển trong IOG20C với CP.
SVTH: Phạm Nguyễn Hoàng Quân Page 25

×