Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ STOCKHOLM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
CHỦ ĐỀ:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ STOCKHOLM
SINH VIÊN: LƯU KHƯƠNG DUY
MÃ SV: 1344.55
LỚP: 55QD1
HÀ NỘI – 5/2014
Mục Lục
1. Giới thiệu
a) Tm hiu chung v th đô Stockholm - Thụy Đin
Stockholm là thủ đô của Thụy Điển, một thành phố đông dân nhất bán đảo
Scandinavia với dân số 871.952 người (năm 2010), trong khi vùng 1.372.565 tại khu đô
thị (năm 2010) và 2.119.760 người tại thủ đô (năm 2010). Tính đến năm 2010,
Stockholm đã trở thành nơi cư trú của khoảng 22% tổng dân số Thụy Điển.
Được thành lập từ năm 1250, hoặc đầu năm 1187, từ lâu Stockholm đã trở thành trung
tâm văn hóa, truyền thông, kinh tế, và chính trị của Thụy Điển. Stockholm có vị thế chiến
lược trải dọc 14 đảo trên bờ biển hướng Đông Nam của Thụy Điển và ở cửa hồ Mälaren,
gần quần đảo Stockholm và có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng.
Stockholm được GaWC xếp vào thành phố toàn cầu, với xếp hạng Beta+.
Trong Chỉ số Thành phố Toàn cầu 2008, Stockholm xếp hạng 24 thế giới, thứ 10 châu
Âu và đứng đầu Scandinavia. Stockholm nổi tiếng với vẻ đẹp của nó, các tòa nhà, kiến
trúc, nước nhiều và sạch và nhiều công viên. Đôi khi thành phố còn được mệnh danh là
Venice Phương Bắc.
Năm 2010, Thủ đô của Thụy Điển đã giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu
Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng.
Thành phố Stockholm
Thụy Điển
Đô thị Stockholm


Stockholm
Södermanland và Uppland
Thế kỷ 13
Diện tích
km² (145,7 mi²)
km² (2.517 mi²)
(30 tháng 6 năm 2007)
4.160/km² (10.774,4/mi²)
1,252,020 (2.010)
2.063.945(6,519 km²)
Hình 1.2-1.3: Thủ đô Stockholm (Thụy Điển)
b) Quản lý môi trường Thành phố Stockholm
Thành phố Stockholm, thủ đô Thụy Điển là mô hình phát triển đô thị bền vững nhờ
ứng dụng quy hoạch hợp lý kết hợp chính sách quản lý môi trường hoàn hảo. Đó là quy
hoạch có tầm nhìn bao quát có tính đến những lợi ích sinh thái và việc sử dụng tài nguyên
hiệu quả.
Chương trình Môi trường Stockholm đã lập ra những mục tiêu và nguyên tắc môi
trường:
- Giao thông hiệu quả đối với môi trường.
- Hàng hóa chất lượng tốt và các công trình xây dựng tránh được những vật chất
nguy hiểm.
- Sử dụng năng lượng bền vững.
- Sử dụng đất và nước bền vững.
- Xử lý nước với mức tác động môi trường tối thiểu.
- Một môi trường trong nhà trong lành.
Stockholm thực thi những chương trình hành động về khí thải nhà kính và biến đổi
khí hậu, kêu gọi hợp tác từ những tổ chức công, tư và những cá nhân sinh sống và làm
việc tại thành phố. Thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp, bao gồm việc áp dụng nhiên
liệu sinh học, hệ thống làm mát, giao thông thân thiện môi trường. Kết quả là lượng khí
thải nhà kính đã giảm từ 5,3 tấn xuống còn 4 tấn CO2 từ năm 1990 đến 2005. Thành phố

cũng cũng ưu tiên hiệu quả về chi phí trong quá trình bảo tồn nguồn tài nguyên. Mục tiêu
dài hạn của Stockholm là hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050
Hình 1.4: Mô hình hiệu quả năng lượng và môi trường bền vững thành phố Stockholm
2. Nội dung quản lý môi trường Thành phố Stockholm
a) Nước
Thành phố Stockholm thực hiện “Chương trình Tài nguyên Nước” (Water
Programme) trong giai đoạn 2006-2015 theo “Chỉ thị khung về Tài Nguyên Nước Châu
Âu” (EU Water Framework Directive – WFD). Chương trình Tài nguyên Nước quy định
cụ thể mục tiêu và biện pháp thực hiện để đạt chất lượng nước bề mặt tốt cho tất cả các
hồ và kênh rạch của thành phố.
Đồng thời, chương trình này cũng hướng tới mục tiêu phát triển các hoạt động giải trí
của những khu vực có tài nguyên nước. Hai vấn đề chính của môi trường sống của thủy
sinh tại Stockholm là hiện tượng phú dưỡng và các chất độc hại.
b) Năng Lượng
Trước những năm 1950, 1960 phần lớn các khu dân cư ở Stockholm được sưởi ấm
bằng nhiên liệu than, dầu nên Thủ đô của Thụy Điển đã bị ngợp trong bồ hóng và chỉ có
một màu xám xịt. Sau đó, chiến lược môi trường xanh, năng lượng sạch đã được khởi
xướng, Stockholm bắt đầu xây những khu đô thị mới và quyết định đem năng lượng tới
từng nhà, cả nước nóng và khí đốt bằng những hệ thống ngầm hiện đại. Đến năm 2010,
80% hộ gia đình ở đây đã được kết nối với hệ thống sưởi chung của khu phố và 83%
năng lượng dùng cho việc sưởi ấm là năng lượng sạch.
Việc chuyển đổi từ sưởi ấm bằng dầu sang sưởi ấm khu vực đã làm giảm 593.000 tấn
phát thải khí nhà kính kể từ năm 1990 đến nay. Việc sử dụng hệ thống sưởi ấm khu vực
có tích hợp quy trình kiểm soát ô nhiễm tiên tiến và quy trình được tối ưu hóa đã làm
giảm số lượng thiết bị đun dầu trước đây. Đồng thời còn giúp giảm lượng phát thải khí
CO2, và các chất gây độc hại. Tính từ đầu những năm 1960 cho đến nay, lượng SO2 đã
giảm được 95%.
Lượng phát thải từ giao thông vận tải tương đối thấp, tất cả loại tàu và xe buýt trong
nội thành đều chạy bằng nhiên liệu tái tạo. Ngoài ra, từ năm 1990, lượng phát thải khí
nhà kính đã giảm 25%. Và Hội đồng Thành phố đề ra mục tiêu đến năm 2050 sẽ không

còn sử dụng năng lượng hóa thạch.
Các nhà máy lớn sản xuất đồng thời cả điện và nhiệt được gọi là đồng phát. Một trong
những nhà máy điện nhiệt kết hợp này là Högdalen, là nơi chuyển chất thải của thành phố
thành năng lượng sạch. Nhiệt trong nước thải cũng được sử dụng để sản xuất nhiệt sưởi
cho khu vực.
c) Quản Lý Chất Thải
Nguồn ngân sách chủ yếu dành cho việc Quản lý chất thải tại Stockholm đều từ phí
thu gom rác thải. Lệ phí này đã được đề ra trong biểu thuế chất thải do Hội đồng Thành
phố Stockholm thông qua. Lệ phí thu gom chất thải sẽ do chủ mỗi công trình chi trả để
phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cũng như việc quản lý và cung cấp
thông tin liên quan đến vấn đề xử lý rác thải của thành phố.
Việc quản lý chất thải đều đã được quy định ở cấp quốc gia cũng như các cấp tỉnh,
thành phố. Ở cấp quốc gia, các quy định trọng tâm bao gồm Luật Môi trường, Luật Xử lý
Chất thải và các quy định về trách nhiệm của chính đơn vị/ cá nhân xả thải. Bên cạnh đó,
còn có một số luật và quy định cụ thể được bổ sung cho từng loại chất thải, giao thông
vân tải, việc quản lý chất thải và những lĩnh vực liên quan.
Đặc biệt là khu đô thị phát triển bền vững Hammarby Sjöstad. Đội ngũ kiến trúc sư đã
ưu tiên giải pháp tái chế chất thải theo hướng đáp ứng cao nhất nhu cầu tiêu thụ năng
lượng của người dân sinh sống tại đây. Ông Malena Karlsson, thuộc trung tâm thông tin
Stockholm giải thích: “Hammarby Sjöstad không phải là một khu phố tự cung tự cấp
năng lượng, song mục tiêu là làm sao cho 50% nguồn năng lượng sử dụng phải được
chính các hộ dân tự sản xuất”.
Tại Hammarby Sjöstad, mỗi ngày có 5 tấn rác thải được đưa đi xử lý. Việc thu gom
rác thải cũng rất nhẹ nhàng, bởi khu phố này đã xây dựng được một hệ thống ống ngầm,
qua đó rác thải sinh hoạt từ các hộ dân sẽ được hút với vận tốc 20m/giây, đưa thẳng về
khu nhà máy xử lý chính nằm cách đó 2km.
Song, điều quan trọng nhất là rác đã được phân loại cẩn thận từ mỗi hộ gia đình và sau
đó được vứt vào các thùng lấy rác ở ngay trước các căn hộ: báo chí và giấy các loại sẽ
được tái chế; thức ăn dư thừa và các chất thải từ nhà bếp sẽ được dùng làm phân bón hay
khí đốt sinh học. Các loại rác đốt được sẽ được tái sử dụng thành năng lượng cho các

mục đích dân sinh khác nhau…
Hình 2.1: Hammarby Sjöstad, khu đô thị “xanh” nhất Stockholm, một kiểu mẫu phát triển đô thị thân
thiện với môi trường của Thụy Điển
d) Giao thông
Stockholm đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải rất “Thụy Điển”, hệ
thống này được đặt hàng hãng máy tính IBM có tên là Smarter Planet (hành tinh thông
minh). Chính quyền thành phố đã tốn khoảng 3,8 tỷ kronor (hơn 500 triệu USD) để xây
dựng hệ thống thu phí giờ cao điểm và cũng đã phải trải qua rất nhiều lần trưng cầu dân ý
cũng như đau đầu với luận điểm của phe đối lập khi cho rằng thu phí giờ cao điểm là đi
ngược lại với hình thái dân chủ. Nhưng rồi dự án cũng được thông qua và áp dụng. Việc
thu thuế cầu đường và giao thông nội thị đã giúp giảm 20% lưu lượng giao thông (xe cá
nhân) tại trung tâm thành phố trong vòng 4 năm, giảm 30-50% thời gian đi lại và giảm
10-14% lượng khí thải carbon. Lượng carbon thải ra ở Stockholm là thấp nhất châu Âu.
Hiện 77% lượng xe ra vào Thủ đô là phương tiện giao thông công cộng. Bên cạnh đó,
thành phố cũng xây dựng thêm 750km đường dành cho xe đạp. Kết quả là số lượng người
dân di chuyển bằng xe đạp đã tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. 50% người dân đã có
thói quen sử dụng xe điện ngầm và có đến 50% xe buýt chạy bằng năng lượng tái tạo.
Từ tháng 8, năm 2011, Phòng Môi trường của Stockholm đã đưa ra các giải pháp quản
lý và công ty để chạy thử các ô tô điện. Trên 80% số lần chạy thử xe dựa trên việc vận
hành thử và giá trị kinh tế đã cho kết quả để đưa ra quyết định mua xe ô tô điện.
Các loại ô tô chạy bằng khí Êtanol giảm phát thiểu khí CO2 tối thiểu là 65% khi thay
từ nhiên liệu xăng dầu thông thường sang êtanol. Êtanol được sản xuất từ mía, các loại
cây và lúa mì giống Thụy Điển. Không chỉ các loại ô tô mà gần 75% lưu lượng giao
thông tại đây đều chạy bằng nguồn năng lượng tái tạo và các phương tiện vận tải đường
sắt đều sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Stockholm có khoảng 400 chiếc xe bus chạy
bằng êtanol, là thành phố có lượng xe bus chạy bằng êtanol nhiều nhất thế giới, xấp xỉ
100 chiếc xe bus chạy bằng khí sinh học.
Các phương tiện chạy bằng khí sinh học giúp giảm 85% lượng phát thải khí CO2. Ở
Stockholm, khí sinh học chủ yếu được sản xuất từ bùn nước thải, nhưng cũng có các biện
pháp khác để sản xuất ra khí sinh học từ các phụ phẩm nông nghiệp và lượng thức ăn bỏ

đi. Thành phố đã hợp tác cùng với các đơn vị sản xuất và phân phối khí sinh học, để bắt
đầu gia tăng thị phần khí sinh học.
Hình 2.2: Hệ thống giao thông công cộng ở Stockholm được xem là hiện đại nhất châu Âu với hệ
thống tàu điện ngầm và xe buýt hoạt động rất tốt và khoa học. Vào giờ cao điểm những xe cá nhân vào -
ra thành phố đều bị kiểm soát bởi hệ thống theo dõi tại các ngã tư và có thu phí
e) Sinh thái
Ở Stockholm, hầu như nơi nào cũng gần các công viên và những con đường rợp bóng
cây. 30 000 cây chạy dọc hai bên lề đường góp phần tạo nên cảm giác về một thành phố
xanh. Cây chanh lá cam, cây đu và cây sồi là những loài cây phổ biết nhất. Các loại cây
này có khả năng hồi phục cao và có khả năng chống chịu được các tác động của môi
trường cũng như điều kiện ngoại cảnh. Việc lựa chọn các loại cây phụ thuộc vào đặc
điểm, các loài xung quanh có phải là khu đông đúc ận rộn cho tới các khu dân cư yên
tĩnh. Một số loại cây không được phép sử dụng vì có thể gây dị ứng cho con người.
95% cư dân thành phố đều sống trong bán kính 300m gần khu vực có cây xanh để tạo
điều kiện giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tại địa phương, phục vụ cho các hoạt động
giải trí, lọc nước sạch, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn cũng như giúp nâng cao đa dạng sịnh
học và hệ sinh thái.
Và nhờ sống trong “căn hộ sinh thái”, những cư dân ở Stockholm cũng từng bước trở
thành những “công dân sinh thái” hạng nhất ở Thụy Điển, sống tuân theo các quy tắc
nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường
Ông Gunnar Soderholm, phụ trách quản lý môi trường và sức khỏe tại Tòa thị chính
Stockholm cho biết: “Mục tiêu đến năm 2050, thành phố sẽ giảm lượng khí thải xuống
còn 3 tấn, mặc dù con số này hiện nay là 3,4 tấn, đạt chuẩn châu Âu và cao hơn nhiều so
với Hoa Kỳ. Đồng thời, toàn bộ năng lượng sử dụng sẽ là năng lượng tái tạo”.
Hình 2.3: Những túi tái sử dụng được tận dụng triệt để tại các hộ gia đình
3. Kết luận
Xây dựng được một Thủ đô Stockholm xanh như hiện nay không phải là công việc
của ngày một ngày hai. Thành phố này đã phải mất nhiều thập niên liên tục hướng đến
mục tiêu cải tạo và bảo vệ môi trường sống cho người dân. Kết quả này là minh chứng
cho năng lực lãnh đạo tuyệt vời về quy hoạch và thực thi các chiến lược phát triển đô thị

bền vững chính quyền thành phố và các đối tác, các ngành công nghiệp khác nhau.
Đây là những kinh nhiệm đáng quý rút ra cho chính quyền thành phố ở Việt Nam.

×