Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.26 KB, 60 trang )

Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông
thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều
ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Hiện sản phẩm của làng
nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước
ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Theo số liệu của Viện khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội), hiện nước ta có khoảng 1450 làng nghề, trong đó có 228 làng
nghề truyền thống, 70% số làng nghề tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Ở
một số tỉnh như: Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương… đời sống người
dân được cải thiện, thu nhập từ các làng nghề đem lại chiếm tới 75% tổng thu nhập.
Số dân địa phương tham gia vào sản xuất (tái chế thép dân dụng, chế biến lương
thực, dệt tơ lụa, tái chế giấy, thu gom và tái chế nhựa...) đã lên tới 20.000 người. [2]
Làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh có lịch sử rất lâu đời, một số nghề
được xuất hiện từ thời Lý. Đại Bái là một làng nghề đúc đồng nổi tiếng nằm ven
sông Đuống. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc đồng, đúc
nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Do sự phát triển thiếu bền vững cùng
công nghệ sản xuất lạc hậu… đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và
khu vực xung quanh từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Để giúp tăng
cường hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất cũng như quản lý môi trường làng
nghề thì việc đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại địa phương là rất cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý
môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh”.
1
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường ở làng nghề


đúc đồng Đại Bái.
- Đánh giá tình hình quản lý môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Phải tìm hiểu được thực trạng môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái và
đánh giá đúng tình hình quản lý môi trường ở địa phương.
- Đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ môi trường
2
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về làng nghề Việt Nam
2.1.1. Xu hướng phát triển làng nghề
2.1.1.1. Xu hướng phát triển của làng nghề
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông
thôn việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều
làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục, phát triển mạnh. Hiện sản phẩm
của làng nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường
nước ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
với quá trình phát triển KT - XH, văn hoá và nông nghiệp của đất nước, như: làng
nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát
Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình)
hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Tp. Đã Nẵng) cũng đã hình thành cách
đây hơn 400 năm… [2]
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, việc áp dụng các chính sách khuyến
khích phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy sản xuất đã làm tăng thu nhập bình quân
của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ
biến.
Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề mới hình thành,

với trên 80 công ty TNHH, 196 HTX và trên 12.000 hộ sản xuất kinh doanh các sản
phẩm truyền thống thu hút gần 60.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt trên 700 tỷ
đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 30% giá trị công
nghiệp toàn tỉnh. [3]
Những hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề nói chung và làng
nghề truyền thống nói riêng đều có thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Thu nhập từ
ngành nghề này càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của người dân. Ngoài ra
3
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
làng nghề ở nông thôn phát triển để tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể, đáp ứng kịp
thời nhu cầu đa dạng của đời sồng nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu.
2.1.1.2. Sự phân bố các làng nghề
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên,
mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát
triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập
trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp,
nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.
Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đại học Bách
Khoa Hà Nội, hiện cả nước có 1.450 làng nghề, phân bố tập trung chủ yếu ở đồng
bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%)
và miền Nam (khoảng 10%) [2].
Bảng 2.1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ, dệt
nhuộm, đồ da
Chế biến
NSTP
Tái chế
phế liệu
Thủ công

mỹ nghệ
Vật liệu
xây dựng
Nghề
khác
Miền Bắc 138 134 61 404 17 222
Miền
Trung
24 42 24 121 9 77
Miền Nam 11 21 5 93 5 42
Tổng 173 197 90 618 31 341
(Nguồn [2])
Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam đã có tốc
độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8% năm, tính theo giá trị đầu ra. Sản phẩm
và phương thức sản xuất của các làng nghề rất phong phú và đa dạng với hàng trăm
loại nghề khác nhau.
Ngành nghề nông thôn Việt Nam rất đa dạng, có hàng trăm nghề và có rất
nhiều hình thức để phân loại làng nghề. Căn cứ vào kết quả điều tra về làng nghề
trên cả nước, có thể phân chia thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau:
4
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
N1: ươm tơ, dệt vải và may đồ da
N2: chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu
N3: tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
N4: thủ công mỹ nghệ, thêu ren
N5: vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá
N6: nghề khác
Bảng 2.2. Số lượng làng nghề phân theo ngành sản xuất chính
Khu vực Số làng nghề theo nhóm ngành
N1 N2 N3 N4 N5 N6

Đông Bắc 11 1 6 40 - 2 60
ĐBSH 64 132 55 353 16 - 840
Bắc Trung Bộ 17 30 15 81 4 60 207
Nam Trung Bộ 6 12 9 38 5 17 87
Tây Bắc 63 1 - 11 1 - 76
Tây Nguyên 1 - - 2 - - 3
Đông Nam Bộ 8 9 2 20 4 8 51
(Nguồn [2])
Việc phân loại nhóm ngành như trên dựa trên các yếu tố tương đồng về công
nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các làng nghề.
Ta thấy, đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều làng nghề nhất, tiếp
theo là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ
2.1.2. Tác động của làng nghề tới môi trường
2.1.2.1. Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây
dựng, gốm, sứ, nhựa... Ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung
5
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu m
3
khí độc. Dân cư
làng nghề và cả các xã khác đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng và khí thải
độc hại của các làng nghề này.
Ở các làng nghề sản xuất gốm Bát Tràng, làng nghề gốm Xuân Quang (Hưng
Yên), làng nung vôi Đôn Tân (Thanh Hoá), Kiên Khê (Hà Nam), Khai Thái (Hà
Tây)... Bụi phát sinh từ quá trình khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển
vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm . Hàm lượng bụi từ các làng nghề này lớn. Khí ô
nhiễm, bụi, tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động giao thông ở các làng nghề. Đây
cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại
làng nghề. Quá trình nung gạch sử dụng nhiên liệu than hỗn hợp có hàm lượng lưu

huỳnh cao (4 – 4,5%) nên phát sinh lượng bụi lớn và khí độc hại như SO
2
, NO
2
, CO,
CO
2
[2].
Bảng 2.3. Chất lượng không khí làng nghề Khai Thái, Hà Tây
và Dạ Trạch, Hưng Yên
(Đơn vị: mg/m
3
)
(Nguồn [2], Viện KH&CN Môi trường khảo sát tháng 9/2003)
Kết quả phân tích cho thấy: hàm lượng bụi ở khu vực sản xuất đều rất cao,
vượt TCCP từ 3 đến 8,5 lần. Khí SO
2
khu lò gạch Khai Thái - Hà Tây lên tới
0,76mg/m
3
không khí.
TT Vị trí lấy mẫu Bụi CO SO
2
NO
2
1 Khu lò gạch LN Khai Thái, Hà Tây 0,913 7,413 0,760 0,045
2
Đầu hướng gió khu lò gạch LN Khai
Thái, Hà Tây
0,251 3,375 0,006 0,043

3 Sân UBND xã - LN Khai Thái, Hà Tây 0,068 2,315 0,003 0,008
4 Khu lò gạch LN Dạ Trạch, Hưng Yên 2,661 11,735 0,019 0,161
5 LN Dạ Trạch (Cạnh lò anh Với) 2,568 8,823 0,011 0,096
TCVN 5937 – 1995 0,3 40 0,5 0,4
6
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Theo GS. TS Đặng Kim Chi - Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi
trường: “Hầu hết các làng nghề hiện nay, nhiên liệu đốt dùng phổ biến là than củi và
than đá nên ô nhiễm môi trường không khí do việc sử dụng nhiên liệu thông qua các
sản phẩm cháy là rất lớn”.
Bảng 2.4. Chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế nhựa
Minh Khai, Trung Văn và Triều Khúc
(Đơn vị: mg/m
3
)
STT Vị trí Bụi SO
2
HCl CO HC Pb
1 K1 1,22 0,056 0,026 25,36 1,25 0,001
2 K2 1,33 0,002 0,01 45,7 5,36 0,002
3 K3 0,68 0,003 0,015 3,329 0,2 0,001
4 K4 0,45 0,007 0,032 6,927 0,45 -
5 K5 0,116 0,003 0,015 3,294 0,02 0,001
6 K6 0,248 0,007 0,032 6,275 0,045 0,002
7 K7 0,213 0,009 0,026 6,106 0,025 -
TCVN
5937-1995
0,3 0,5 0,06 40 - 0,005
(Nguồn: [2], Viện KH&CN Môi trường khảo sát tháng 9/2003))
Trong đó:

K1: Xưởng đùn túi nilon ông Nguyễn Văn Hùng – Minh Khai
K2: Bãi rác – Minh Khai
K3: Xưởng nghiền nhựa ông Trần Xuân Thành – Minh Khai
K4: Xưởng đùn hạt ông Trần Xuân Thành – Minh Khai
K5: Xưởng nghiền nhựa ông Phan Đắc Thanh – Trung Văn
K6: Xưởng đùn hạt ông Nguyễn Văn Quyết – Trung Văn
K7: Xưởng đùn hạt Long Trúc – Trung Văn
Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy: nồng độ hơi khí ô
nhiễm hầu hết đều vượt TCCP, cụ thể là: Bụi trong không khí dao động trong
7
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
khoảng 0,45 – 1,33mg/m
3
, vượt TCCP 0,5 – 4 lần. Hàm lượng THC đo được ở khu
vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt TCCP 1,16 lần.
Tại hầu hết các làng nghề các chỉ tiêu như: BOD, COD, SS đều lớn hơn rất
nhiều so với tiêu chuẩn, các chất này không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ
phát sinh rất nhiều các chất ô nhiễm thứ cấp dạng khí: CH
4
, H
2
S, NH
3
... và là môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ở làng nghề tái chế sắt thép Đa
Hội xã Châu Khê – Từ Sơn: Khí thải chủ yếu là khí từ quá trình đốt nhiên liệu than,
khí CO
2
với ước tính khoảng 255 tấn và một lượng bụi lên tới 6 tấn. Nhiệt độ môi
trường trong khu vực luôn cao hơn so với nhiệt độ khu vực xung quanh từ 5 – 6

0
C,
chất lượng không khí và các yếu tố vi khí hậu tại khu dân cư biểu hiện khá rõ ảnh
hưởng của bụi, khí thải vượt nhiều lần so với TCCP [2].
Làng nghề tái chế giấy Phong Khê và Phú Lâm: khói thải cuộn lên từ việc đốt
một lượng lớn nhiên liệu than (ước tính khoảng 200 tấn than/ ngày) được các cơ sở
sử dụng cho lò hơi thải ra một lượng khí thải rất lớn bao gồm rất nhiều thành phần
các khí độc hại như SO
2
, CO, NO
x
… Ngoài ra, không khí trong làng nghề còn bị ô
nhiễm bởi mùi của hoá chất trong quá trình ngâm, tẩy phế liệu và phân huỷ chất thải
rắn trong quá trình sản xuất [4].
Một nguồn gây ô nhiễm khác trong làng nghề hiện nay còn bao gồm khói, bụi
từ việc đốt rác tại các bãi rác có chứa các chất nilon, nhựa, băng dính,.. chứa nhiều
khí gây ô nhiễm độc hại, cùng với việc phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong hệ
thống kênh chứa nước thải và các ao hồ đã bị lấp đầy bột giấy phát sinh khí H
2
S,
NO
x
… cũng góp phần làm cho môi trường không khí trong làng nghề bị ô nhiễm
hơn.
2.1.2.2. Tác động đến môi trường nước
Tại các làng nghề, 100% mẫu nước thải đều có các thông số vượt quá tiêu
chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, như ở các làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm... nước thải cống chung tại khu vực
sản xuất chứa hàm lượng BOD
5

rất cao, có khi lên tới 2.003 mg/ lít, như làng nghề
8
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
bún thôn Đoài (Bắc Ninh). Hoặc hàm lượng COD trong nước thải cao hơn so với
tiêu chuẩn cho phép từ 3,2 – 8,93 lần [2].
Chế biến nông sản thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một
lượng nước thải không nhỏ, giầu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Nước thải các
làng nghề sản xuất bún, bánh,… đều có BOD vượt quá TCCP từ 12,8 – 140 lần;
COD vượt quá TCCP từ 9,7 – 87 lần. Hầu hết nước thải có pH thấp, thể hiện chất
thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí. Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD,
SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử
lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô nhiễm môi trường như CH
2
, H
2
S, NH
3
... [11]
Bảng 2.5. Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP
Chỉ
tiêu
Đơn vị
Phú Đô
Hà Nội

Hội,
Thái
Bình
Quang
Minh,

Kiến
Xương
Thôn
Đoài-
Bắc
Ninh
Tân
Độ-

Tây
Phong
lộc-
Nam
Định
Quang
Bình,
Kiến
Xương
TCVN
5945-
1995
(B)
Nhiệt
độ
0
C 27,7 26,3 27,5 26,5 - 25 27,5 40
pH - 6,1 7,09 5,3 3,7 - 4,7 5,1 5,5-9
SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1206 1764 100
COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3868 976 1271 100
BOD

5
mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 642 1080 50
∑ N mg/l 20,9 27,5 27 121 1002 31 67 60
∑P mg/l 2,79 0,78 14 39 44,2 4,2 23 6
Colifor
m
MPN/
100ml
- - 26.10
4
37.10
4
- 13.10
4
21.10
4
10
4
(Nguồn [2], Viện KH&CNMT khảo sát tháng 8/2002)
Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường nóng bỏng
đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc
da. Các kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm lượng các chất độc hại
đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các làng nghề
9
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb
2+
vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu
2+
vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng

vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Các kết quả khảo sát cho thấy: nước mặt ở các
làng nghề có mức độ ô nhiễm khác nhau. Tại làng nghề ươm tơ Cổ Chất hàm lượng
COD trong nước mặt rất cao, COD = 341 mg/l (gấp 9,7 lần so với TCCP), đặc biệt
độ màu lên tới 2029,5 Pt-Co [2].
Bảng 2.6. Chất lượng nước mặt ở một số làng nghề dệt nhuộm
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
TCVN
NM1 NM2 NM3
1 pH - 6,80 7,92 7,1 5,5-9
2 Nhiệt độ
o
C 27,1 29,9 27,5 -
3 Độ màu Pt-Co - 2029,5 21 -
4 COD mg/l 66 341 27 <35
5 BOD
5
mg/l 29 150 15 <25
6 SS mg/l 41 54 112 80
7 ∑N mg/l 1,32 7,92 0,8 -
8 ∑P mg/l 0,067 0,943 0,01 -
9 NH
4
+
mg/l 0,392 3,05 0,40 1
10 Coliform MNP/100ml 2400 470 14800 10
4
Trong đó:
NM1: Nước mặt làng nghề Thái Phương – Thái Bình
NM2: Nước ao cạnh nhà ông Thắng – làng nghề ươm tơ Cổ Chất – Nam Định

NM3: Nước hồ trong khu vực làng nghề ươm tơ tằm Bảo Lộc – Lâm Đồng.
Tại làng nghề dệt nhuộm Tương Giang: đặc trưng nước thải dệt nhuộm từ các
cơ sở dệt nhuộm tại làng nghề là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các
chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo sản phẩm… Nhìn chung, nước thải dệt
nhuộm có độ kiềm cao, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn rất cao.
Các thông số ô nhiễm chủ yếu: COD tới 1064 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10
lần; BOD
5
bằng 508 mg/l vượt TCCP trên 10 lần; NH
4
+
bằng 1,17 mg/l vượt TCCP
1,17 lần; Coliform khoảng 13000 MNP/100ml. Ngoài ra, còn một lượng hoá chất rất
10
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
lớn từ quá trình tẩy trắng, nhuộm có chứa tác nhân kịm loại nặng… có trong thành
phần nước thải [2].
2.1.2.3. Tác động đến môi trường đất
Các chất thải không được các làng nghề xử lý hợp lý đang là nguồn gây ô
nhiễm đất. Các loại hóa chất, kim loại nặng… có trong nước thải ở các làng nghề có
thể ngấm sâu xuống lòng đất, chảy ra đồng ruộng. Vì vậy, hầu hết môi trường đất tại
các làng nghề có hiện tượng tích tụ kim loại, làm giảm độ mùn của đất, từ đó làm
giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Hàng ngày làng nghề tái chế giấy Dương Ô (Bắc Ninh) thải ra 4,5- 5 tấn chất
thải rắn như xỉ than, nilon, đinh, ghim; làng nghề tái chế nhựa Trung Văn (Hà Nội)
thải ra 3,5 tấn rác/ngày; làng nghề cơ khí Đa Hội (Bắc Ninh) thải ra khoảng 11
tấn/ngày gồm xỉ, sắt, kim loại vụn, than, phế liệu; làng nghề cơ khí Vân Chàng
(Nam Định) thải ra 7 tấn/ngày trong đó có các chất thải chứa kim loại và xỉ than có
chứa dầu mỡ khoáng. Trong khi đó, các chất thải rắn được thu gom rất thủ công và
đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí là bị thải bỏ và đốt bừa bãi

ngay trên các con đê làng hoặc đổ xuống dòng sông… Lượng chất thải này không
được quản lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Vì thế, cần
sớm có những giải pháp cụ thể quản lý lượng chất thải này [2].
Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy: môi
trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ,
photpho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy nhiên về mặt lâu
dài nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề hơn
nữa, làm giảm sản lượng nông nghiệp nghiêm trọng.
Bảng 2.7. Chất lượng môi trường đất tại làng nghề tái chế nhựa
Minh Khai, Trung Văn và Triều Khúc
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5
1 pH
KCl
- 6,95 7,07 6,52 6,97 7,01
2 ∑N % 0,1041 0,1037 0,1419 0,1039 0,1031
11
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
3 ∑P % 0,0054 0,0058 0,061 0,0056 0,0049
4 Độ mùn % 1,024 1,023 1,07 1,025 0,019
5 C % 0,88 0,86 0,71 0,84 0,82
6 SO
4
2-
% 0,00023 0,00024 0,00026
0,0002
3
0,00022
(Nguồn: [2])

Trong đó:
Đ1: Cơ sở sản xuất nilon Anh Quang – Minh Khai
Đ2: Cạnh bãi rác Minh Khai
Đ3: Cơ sở ông Đỗ Văn Nhung – Trung Văn
Đ4: Cơ sở sản xuất nilon ông Nguyễn Văn Lượt – Trung Văn
Đ5: Cơ sở phân loại nhựa Nguyễn Văn Hồng – Triều Khúc.
Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có nhu cầu lớn về nước nhưng
cũng thải ra một lượng nước không nhỏ, với đặc tính chung là giàu chất hữu cơ, dễ
phân hủy sinh học. Nước thải được xả thẳng ra ngoài mà không qua bất kỳ khâu xử
lý nào, chúng tồn đọng ở cống rãnh, gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất
gây ô nhiễm môi trường đất.
Các làng nghề dệt nhuộm, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải, nguồn
nước thải này từ các hộ sản xuất được thải trực tiếp ra ao, hồ… trong làng gây ô
nhiễm nặng tới nguồn nước, gây hại cho các loài thuỷ sinh vật và ảnh hưởng tới môi
trường đất.
2.1.3. Ảnh hưởng của làng nghề đến sức khoẻ con người
Tỷ lệ mắc bệnh ở các làng nghề cao hơn 15 - 25%. Kết quả điều tra mới đây
của Viện Bảo hộ lao động cho thấy, người dân sống tại các làng nghề có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn khoảng 15 - 25 % so với các làng thuần nông, trong đó tỷ lệ mắc bệnh
chủ yếu là phụ nữ và trẻ em là 30 - 45%. Hệ quả của việc ngày càng nhiều người dân
tại các làng nghề bị mắc các bệnh hiểm nghèo là do người lao động phải làm việc ở
điều kiện không được bảo đảm.
12
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Tại các làng nghề dệt, người lao động luôn phải tiếp xúc với tiếng ồn, độ ẩm
cao, bụi bông và hoá chất nhiều nên hay mắc các bệnh về thần kinh, viêm xoang,
viêm họng, đau mắt…
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng do phải sống trong môi trường có nồng
độ bụi và các khí độc, công việc lại nặng nhọc nên tỷ lệ mắc các bệnh về tai mũi
họng, viêm đường hô hấp, bệnh về thần kinh và mắt khá cao.

Tại các làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình - Bắc Ninh), cơ kim khí Thạch
Xá (Thạch Thất - Hà Nội), tái chế nhựa, giấy Minh Khai (Văn Quỳnh - Hưng Yên)
… lượng nước thải và hơi khí độc do đốt cháy nguyên liệu từ các làng nghề này dày
đặc cũng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trong khu vực.
Điều tra sơ bộ tại làng nghề ươm tơ Cổ Chất (Xã Phương Định, Trực Ninh
-Nam Định), tỷ lệ mắc bệnh do sản xuất chiếm tới 70%; Làng dệt nhuộm Thái
Phương (Hưng Hà - Thái Bình) là 55%.
Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cũng cho
thấy, 8 - 30% người dân có bệnh về đường tiêu hoá, 4,5 - 23% bệnh viêm da, 13 -
38% phụ nữ làng nghề mắc bệnh phụ khoa [2].
Đơn cử, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu (Hoài Đức - Hà
Nội), làng bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) là 70%, làng bún Phú Đô (Từ Liêm - Hà
Nội) và làng rượu Tân Độ (Thường Tín, Hà Nội) là 50% [13].
Tại 30 cơ sở làng nghề tại ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định phổ biến
làm mỹ nghệ, mây tre đan, dệt may, chế biến hoá thực phẩm và vật liệu xây dựng,
bệnh tật trong các hộ gia đình làng nghề là đau lưng, đau cột sống, đau bụng, hội
chứng dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, viên da, dị ứng, đau mắt... Các nguy cơ mà
người lao động tiếp xúc tại làng nghề ở Bắc Ninh: 95,5% tiếp xúc với bụi, 85,9%
tiếp xúc với nhiệt, 59,6% với hoá chất, 58,9% với tai nạn. Tại các làng nghề Văn
Môn đúc nhôm, chì, kẽm, bệnh hô hấp (44,4%), bệnh da liễu (13,4%) trong tổng số
13
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
người được điều tra. Tại làng nghề giết mổ gia súc Phúc Lâm (Bắc Giang), Văn Thái
(Hải Dương), người dân cho biết vào tháng 2 - 3 sau mùa lụt, lại xuất hiện những đợt
sốt xuất huyết cùng các bệnh như đau mắt hột, mắt đỏ, viêm đường ruột, phụ khoa,
ỉa chảy, đặc biệt là viên hô hấp ở trẻ em. Ngoài ra, một số gia đình tham gia tái chế
chì có con bị liệt và mù bẩm sinh. [2]
Bảng 2.8. Số liệu thống kê về khám chữa bệnh tại làng nghề Đồng Kỵ,
năm 2004
Bệnh và các triệu

chứng
Khám chữa
bệnh
Mắc bệnh Tỷ lệ mắc (%)
Tai mũi họng 763 254 33,3
Đường hô hấp 492 179 36,4
Mắt 250 142 56,8
Thần kinh 978 385 39,4
Bệnh về da 293 165 56,3
Bệnh phụ khoa 1129 679 60,1
Bệnh tiêu hoá 270 127 47
Lao 95 4 4,2
Phong 293 0 0
Cảm sốt 913 423 46,3
Ô nhiễm nguồn nước, khí thải đốt lò, bụi bông, hơi hoá chất ở các làng nghề
dệt nhuộm đã gây nên một số bệnh thường gặp như viêm họng, viêm phổi. Đáng lo
ngại nhất là tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh lại rất phổ biến ở các làng nghề
tái chế kim loại. Theo Bộ TN – MT, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát
thải khí độc, nhiệt cao, và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất, Thống kê cho thấy, tại
các làng nghề sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến thần kinh, hô
hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng nghề chế biến
lương thực,thực phẩm, tỷ lệ người mắc bệnh về đường ruột rất cao, với 58,8% dấn
số, đường hô hấp là 44,4%, phụ khoa chiếm 35% ... [12]
Vì vậy, cần có các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường sức
khỏe ở các làng nghề.
2.2. Tổng quan về làng nghề tái chế kim loại
14
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
2.2.1. Giới thiệu chung
Làng nghề tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong số

các làng nghề, góp phần không nhỏ trong GDP của vùng và quốc gia.
Trong những năm gần đây, do được sự hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn của Nhà
nước mà cơ sở hạ tầng ở các làng nghề có nhiều cải thiện, hệ thống giao thông thuận
lợi hơn vì vậy các làng nghề tái chế kim loại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, số
hộ gia đình tham gia sản xuất ngày càng tăng, lan toả từ thôm xóm này sang thôm
xóm khác, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước,
đóng góp đáng kể vào việc mở rộng ngành nghề và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện nay, ở các làng nghề tái chế kim loại đã tiến hành quy hoạch các hộ gia
đình tham gia sản xuất thành cụm công nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một số hộ sản xuất
nhỏ lẻ nằm xen lẫn trong khu dân cư.
Các chất thải độc hại khó phân huỷ là một vấn đề môi trường nóng bỏng đặt ra
cho các làng nghề tái chế kim loại này. Qua các kết quả đã phân tích cho thấy hàm
lượng độc hại đang ở mức báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các
làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb
2+
có thể vượt tiêu chuẩn cho phép tới
4,1 lần, Cu
2+
vượt quá 3,25 lần.
Một thực tế cho thấy, trong quá trình chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá, sản xuất ở các địa phương thường đi sau một bước về thế hệ công
nghệ, việc phát triển các ngành nghề tái chế kim loại vẫn tận dụng hệ thống thiết bị
lạc hậu, chắp vá hoặc nhận thiết bị thải loại từ những nhà máy, xí nghiệp của Trung
ương nên định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu để tạo ra một đơn vị sản phẩm
thường lớn, giá trị sản phẩm làm ra có giá thành cao khó có khả năng cạnh tranh trên
thị trường. Mặt khác, thiết bị chắp vá, thế hệ công nghệ bị lạc hậu dẫn đến tỷ lệ hao
hụt nguyên nhiên liệu nhiều, thất thoát trong quá trình vận hành sản xuất tăng, đây là
một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề ngày càng tăng.
15

Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Hơn nữa, nguyên liệu dùng cho sản xuất hay tái chế kim loại được mua về từ
nhiều nguồn khác nhau, nguyên liệu chủ yếu được thu gom “thập cẩm” từ các nơi
đem về bán lại cho các cơ sở sản xuất nhằm tái sử dụng. Sau khi lựa chọn được
những nguyên liệu thích hợp, có thể sử dụng được, các chủ xưởng thường dùng
những cách thức khác nhau nhằm “tẩy rửa” nguyên liệu cho “sạch” bằng các hợp
chất hóa học độc hại. Những hóa chất gồm axit, chất tẩy trắng, làm bóng sản phẩm
sau khi dùng xong không được xử lý mà được đổ thẳng ra cống rãnh gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Kết quả điều tra và nghiên cứu ở Hà Tây (cũ) cho thấy các
hộ gia đình vẫn tự xử lý chất thải mà chưa có một công nghệ mới nào mang tính tập
trung. Hàng ngày họ vẫn xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Theo điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tây (cũ) về nguồn nước và
không khí tại các làng nghề cho thấy: tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động ở tất
cả các điểm công nghiệp trong tỉnh và ở tất cả các loại hình làng nghề; nghiêm trọng
nhất là các điểm công nghiệp Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà), Phùng Xá (Thạch Thất),
Thanh Thuỳ (Thanh Oai), làng nghề rèn Đa Sĩ (Hà Đông)... với nhiều doanh nghiệp
và hộ sản xuất tham gia các ngành nghề nấu thép, sản xuất hàng kim khí. Mỗi ngày
các xã sử dụng 50 - 100 tấn phế liệu sắt, thép, gang, nhựa phế liệu đưa vào lò nấu để
tạo phôi và sản xuất các loại sản phẩm, đã thải ra lượng khí thải, hoá chất độc hại
chứa CO
2
, SO
2
, NO
2
rất lớn. Đặc biệt, trong quá trình tảy, rửa và mạ, nước thải tồn
dư nhiều hoá chất, các chất lơ lửng; riêng hàm lượng kim khí nặng trong nước ở các
làng nghề kim khí vượt tiêu chuẩn cho phép cao như: Zn vượt 8 lần, Fe vượt 12 lần
và Pb vượt 4 lần trở lên....
2.2.2. Tác động đến môi trường của các làng nghề tái chế kim loại

Tái chế kim loại là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
đến sức khoẻ cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có các giải pháp
kiểm soát ô nhiễm. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải của các lò
nấu tái chế kim loại. ngoài các hơi khí độc hại cơ bản do đốt cháy nhiên liệu như
16
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
CO, SO
2
, NO
x
còn có các loại hơi oxit kim loại như: PbO, Al
2
O
3
… là những tác
nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với trẻ em.
Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm lượng kim
loại nặng (Pb, Cu, Zn, …) vượt TCCP nhiều lần thậm chí còn xuất hiện hàm lượng
xianua đáng kể, làm cho các loài thuỷ sinh vật không thể tồn tại được trong nước ao
hồ tại làng Đồng Mai (Hà Tây) và Văn Môn (Hưng Yên).
2.2.2.1. Tác động đến môi trường nước
Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, lượng nước thải không được xử lý triệt để, mà
chỉ xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống thủy nông,
gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động.
Nước sử dụng trong tái chế kim loại gồm: nước làm mát, nước vệ sinh thiết bị,
nhà xưởng.
Nước thải từ làng nghề tái chế kim loại chứa bụi kim loại, bụi Silicat, rỉ sắt,
dầu mỡ. Nước thải quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hoá chất (axit, xút, kim loại
như: Cr
2+

, Zn
2+
, Pb
2+
, Cu
2+
…) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Bảng 2.9. Kết quả phân tích môi trường nước mặt tại một số
làng nghề tái chế kim loại
STT Làng nghề
Chỉ tiêu phân tích
pH
COD SS Cr
3+
Pb
2+
Cu
2+
Zn
2+
∑Fe
Dầu
mỡ
(Đơn vị: mg/l)
1
Vân Chàng-
Nam Định
6,8 51 28 0,017 0,02 0,04 0,15 0,9 0,01
2
Phước Kiều-

Quảng Nam
6,9 45 29 0,002 0,001 0,003 0,012 043 -
3
Xuân Tiến-
Nam Định
7,1 39 18 - 0,2 0,47 2,60 0,25 -
TCVN
5942-1995
65,9 35 80 1 0,1 1 2 1 0,3
17
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại có dấu hiệu bị ô nhiễm, các ion
kim loại có nguồn gốc từ nước thải như Pb, Zn… Kết quả khảo sát cho thấy nước
mặt tại làng nghề Xuân Tiến – Nam Định có hàm lượng Pb
2+
lớn gấp 2 lần TCCP,
hàm lượng Zn vượt TCCP 0,6 mg/l.
Bảng 2.10. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong nước thải
làng nghề Đồng Xâm
Ký hiệu mẫu
TB
(mg/l)
TCVN 5945/2005
loại B (mg/l)
1 Ag 0,25 -
2 Al 8,21 -
3 As <0,02 0,1
4 Cd <0,005 0,01
5 Cr 0,74 -
6 Cu 178,8 2

7 Fe 157,7 5
8 Ni 2,21 0,5
9 Pb 2,75 0,5
10 Zn 48,4 3
Ghi chú: TB là ký hiệu mẫu nước thải của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm.
(Nguồn: [9])
Các kết quả phân tích mẫu nước cho thấy nước thải làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm bị ô nhiễm kim loại nặng: Fe, Mn, Ni, Cu, Zn. Đáng chú ý là hàm lượng Cu
18
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần, hàm lượng Fe và Mn vượt tiêu chuẩn
hàng chục lần [9].
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hàng năm sử dụng một khối lượng kim loại
màu và hóa chất độc hại rất lớn như axit nitric (HNO
3
), axit sulfuric (H
2
SO
4
), cyanua
(CN) và thủy ngân (Hg). Các hóa chất này được lưu giữ ngay trong nhà dân để sử
dụng hàng ngày, đây là một mối nguy hiểm rất lớn cho sự an toàn về sức khỏe và
tính mạng của những thành viên trong gia đình họ. Với khối lượng hóa chất lớn
được đưa vào sản xuất, một phần hóa chất tham gia vào các phản ứng tác động vào
sản phẩm, số còn thừa theo nước thải và khí thải đi vào môi trường gây ô nhiễm môi
trường không khí và môi trường nước. Nước thải của việc rửa sau mạ lần 1, lần 2 và
tẩy rửa bằng hóa chất đều đổ ra vườn, ao, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của dân trong khu vực.
2.2.2.2. Tác động đến môi trường không khí
Ở các làng nghề tái chế kim loại các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là các khí

độc hại như: CO, CO
2
, NO
2
, SO
2
phát hiện trực tiếp từ các lò đúc nhôm, chì do nhiên
liệu hoá thạch bị đốt cháy không qua quá trình xử lý được thải trực tiếp vào bầu khí
quyển.
Bảng 2.11. Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề
tái chế kim loại
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân tích TCVN
5937-1995
K1 K2 K3 K4 K5
1 Bụi mg/m
3
0,92 0,90 0,065 0,098 0,9-2 0,3
2 CO mg/m
3
0,99 12,29 - 11,28 11-17 40
3 SO
2
mg/m
3
0,271 0,306 - 0,067 0,2-0,5 0,5
4 NO
2
mg/m
3

0,0038 0,0014 - 0,0022 0,15-1 0,4
5 THC mg/m
3
1,1 - - - - -
6 Hơi kiềm mg/m
3
- 0,86 0,74 <0,01 - -
7 Hơi axit mg/m
3
- 0,52 - - 0,4 -
8 Hơi nhôm mg/m
3
- 0,241 0,138 0,0042 0,002 -
9 Hơi crôm mg/m
3
- 0,0045 0,003 - - -
(Nguồn: [2])
19
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Ghi chú:
K1: Nhà ông Trần Văn Liên – Vân Chàng (cán kéo sắt)
K2: Nhà ông Nguyễn Mạnh Cường – Vân Chàng (đúc nhôm)
K3: Nhà ông Lê Văn Cường – Vân Chàng (nhúng nhôm)
K4: Nhà ông Nguyễn Văn Mạnh – Xuân Tiến (đúc đồng)
K5: Nhà ông Phan Văn Hải – Phước Kiều – Quảng Nam (đúc nhôm)
Công nghệ tái chế kim loại phát sinh một lượng lớn bụi kim loại, khí thải từ lò
than và hơi hoá chất từ các quá trình gia công và hoàn thiện sản phẩm, trong đó: bụi,
khí ô nhiễm phát sinh chủ yếu từ khâu nấu chảy kim loại, ủ và tháo dỡ các khuôn
đúc; hơi kiềm, hơi axit sinh ra từ khâu tẩy rửa, làm sạch bề mặt kim loại và mạ.
2.2.2.3. Môi trường đất

Hoạt động của các cơ sở tái chế kim loại thải ra một lượng khá lớn chất thải
rắn. Chất thải này chủ yếu là tro, xỉ từ than cháy và từ kim loại nóng chảy. Bên cạnh
đó, quá trình phân loại nguyên liệu cũng thải ra một lượng đáng kể gỉ sắt và mẩu vụn
kim loại. Lượng chất thải rắn thải bỏ bừa bãi, không được quản lý đã ảnh hưởng lớn
đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường đất.
Bảng 2.12. Chất lượng môi trường đất tại một số làng nghề tái chế kim loại
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân tích
Đ1 Đ2 Đ3
1 pH
KCl
- 5,5 6,5 5,8
2 ∑N % 0,151 0,143 0,123
3 ∑P % 0,0009 0,0078 0,0095
4 Độ mùn % 0,836 0,965 0,784
5 Hg % KPHĐ KPHĐ KPHĐ
6 Ni % 0,005 0,006 0,0102
7 Zn % 0,02 0,025 0,0093
8 CN
-
% KPHĐ KPHĐ KPHĐ
(Nguồn: [2])
Ghi chú: (KPHĐ: không phát hiện được)
Đ1: Đất ao nhà ông Nguyễn Văn Vinh – Xuân Tiến
Đ2: Đất nhà ông Phan Văn Hạnh – Vân Chàng (cán kéo, đúc nhôm)
20
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Đ3: Đất ao nhà ông Lê Hữu Độ - Phước Kiều – Quảng Nam.
Tại vùng nghề chạm bạc truyền thống của tỉnh Thái Bình, nguyên liệu chính
sử dụng để chạm bạc ở Lê Lợi là đồng lá (80 - 100 tấn/năm) và bạc nguyên chất

(1,5 - 2 tấn/năm). Đồng là nguyên liệu thô để gia công tạo hình cho sản phẩm trước
khi đưa vào công đoạn mạ. Qua điều tra lấy mẫu Viện Địa lý thực hiện năm 2006
cho thấy, lượng đồng thải ra môi trường đất thông qua công đoạn gia công và tẩy rửa
là rất đáng kể, biểu hiện rõ nét ngay bề mặt đất và màu nước. Bạc tham gia vào công
đoạn mạ cuối cùng sau khi các sản phẩm thô đã được tảy rửa và tạo bề mặt nhám để
tăng độ bám. Bạc không thể bám hết vào bề mặt nhám, lượng dư sẽ theo nước thải
ngấm vào đất và nguồn nước ngầm. Trong số các mẫu đất lấy ở các vị trí khác nhau,
có mẫu hàm lượng Fe, Zn, Ni, CN vượt tiêu chuẩn cho phép. Như vậy môi trường
đất ở Lê Lợi bị nhiễm độc ở mức báo động [9].
Bảng 2.13. Hàm lượng tổng số một số kim loại nặng trong
đất nông nghiệp xã Văn Môn
Mẫu đất
H
+

trao đổi
As
(mg/kg)
Cd
(mg/kg)
Pb
(mg/kg)
Cu
(mg/kg)
Zn
(mg/kg)
Mẫu 1 0,64 0,46 2,15 112,30 56,83 119,36
Mẫu 2 0,78 0,56 2,01 48,58 42,14 127,49
Mẫu 3 0,57 0,60 1,13 54,26 39,44 701,86
Mẫu 4 0,67 0,53 3,52 146,54 43,38 290,97

Mẫu 5 0,81 0,68 2,31 60,04 47,79 142,49
Mẫu 6 0,81 0,64 1,52 48,79 58,46 118,43
Mẫu 7 0,54 0,67 7,89 56,43 39,44 110,52
Mẫu 8 0,74 0,646 1,21 134,57 46,78 157,45
Mẫu 9 0,73 0,55 2,11 46,57 59,42 254,13
Mẫu 10 0,78 0,63 1,85 65,98 39,05 159,04
QCVN
08-2008
- 12 2 70 50 200
(Nguồn: [3])
Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy:
21
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Hàm lượng As trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hàm lượng Cd: có 8 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 53,33%. Trong đó có mẫu số
7 vượt quy chuẩn gần 4 lần. Nguyên nhân là do mẫu này được lấy tại ao nuôi trồng
thuỷ sản thuộc thôn Mẫn Xá.
Hàm lượng Pb: có 5 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 33,33%.
Hàm lượng Cu: có 6 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 40%.
Hàm lượng Zn: có 5 mẫu vượt quy chuẩn, chiếm 33,33%.
Nhìn chung đất nông nghiệp làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn đã bị ô nhiễm
một số kim loại nặng. Hàm lượng As trong đất vẫn chưa ở mức nhiễm bẩn, hàm
lượng Cd, Pb, Cu, Zn trong đất tương đối cao, gây ô nhiễm kim loại nặng trong môi
trường đất nông nghiệp.
2.2.3. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến sức khoẻ con người
Việc thu gom rác thải sản xuất cùng rác thải sinh hoạt ở các làng ghề tái chế
chưa được triệt để, thường các làng ghề có bãi rác tập trung nhưng bãi rác này không
đúng tiêu chuẩn vệ sinh, gần khu dân cư, là môi trường thuận lợi tạo ra các ổ dịch
bệnh, ruồi, muỗi phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Số liệu điều tra sức
khỏe của người dân ở một số làng nghề tái chế kim loại dưới đây:

Bảng 2.14. Số liệu điều tra sức khỏe của người dân
22
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
tại các làng nghề tái chế kim loại
STT Làng nghề
Tai nạn
lao động
Sức khỏe cộng đồng
(tỉ lệ số dân mắc bệnh, %)
Bệnh
thường
Bệnh
nghề
Các bệnh thường gặp
1
Vân Chàng, Nam
Giang, Nam Trực,
Nam Định
Có 15 80
Bệnh về mắt, viêm phế
quản, viêm họng, viêm
xương khớp
2
Xuân Tiến, Xuân
Trường, Nam Định
Có 7,5 5
Viêm phổi, lao, viêm
khớp
3
Cầu Vực,

Thừa Thiên Huế
Không 12 1
Lao phổi, viêm họng,
viêm mũi, viêm khớp,
lao
4
Phước Kiều,
Quảng Nam
Có 15 60 Viêm họng, viêm khớp
Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh ở các làng nghề tái chế cao hơn 15 – 23% so với
các làng nghề không sản xuất. Tỷ lệ người dân mắc bệnh về tai mũi họng, mắt, da
liễu, thần kinh và hệ tiêu hoá cao. Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, phụ khoa ở phụ
nữ chiếm 30 – 45% trên tổng số trẻ em và phụ nữ trong làng. Tuổi thọ trung bình
khu vực làng nghề này thấp, chỉ từ 55 – 63 tuổi. Đặc biệt, tuổi thọ trung bình ở nam
giới chỉ từ 50 – 55 tuổi. Các bệnh dịch như tiêu chảy, đau mắt đỏ, ngộ độc cũng
ngày một tăng. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về
thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị
chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4% [14].
2.3. Công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
2.3.1. Công tác quản lý môi trường làng nghề
23
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
Làng nghề rất đa dạng về loại hình sản xuất và quy mô phát triển, có những
đặc thù riêng không giống với các ngành công nghiệp, dịch vụ khác.
Tuy nhiên cho đến nay, ở các làng nghề tái chế kim loại nói riêng và các làng
nghề nói chung hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng đối
với vấn đề BVMT làng nghề theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất làng
nghề. Các văn bản hướng dẫn hiện hành đều quy định chung cho tất cả các loại hình
sản xuất kinh doanh, do đó để áp dụng được đối với làng nghề nhiều khi không phù
hợp hoặc khó áp dụng.

Theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày
28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP, mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT (với các dự án đầu tư cơ sở mới)
hoặc phải lập đề án BVMT (đối với các cơ sở đang hoạt động). Tuy nhiên, cho đến
nay, hầu như các hộ sản xuất trong các làng nghề vì nhiều lý do khác nhau mà không
có báo cáo tác động môi trường hay đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Thực tế cho
thấy, nội dung này rất khó có thể áp dụng được đối với đặc thù làng nghề, do đó cần
thiết phải nghiên cứu, ban hành một hình thức cam kết BVMT với một nội dung đơn
giản, gọn nhẹ quy định riêng.
Tại một số làng nghề đã phát triển dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn.
Kinh phí chi trả cho dịch vụ này được thu trực tiếp từ các hộ sản xuất và hộ dân cư
với mức thu trung bình tương ứng là 10.000 đồng/ hộ/ tháng và 3000 – 5000 đồng/
hộ/ tháng. Thực tế lượng thu này chưa đủ để chi công cho tổ dịch vụ và trang bị các
dụng cụ thu gom nên đã có nhiều kiến nghị tăng mức phí này lên và tính theo lượng
chất thải rắn thải ra để dịch vụ này được tốt hơn và cũng là yếu tố để các hộ phải
giảm lượng thải của mình [1].
Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường làng nghề vẫn còn kém, lý do là chức
năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng, sự kết hợp
24
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009
giữa các cơ quan quản lý môi trường các cấp còn nhiều hạn chế, thiếu các quy định
pháp luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề; quy hoạch không gắn với bảo vệ
môi trường làng nghề; các loại phí BVMT đối với chất thải còn chưa thu được, xử
phạt hành chính chưa được thực hiện nghiêm, công tác kiển tra, quan trắc còn yếu
kém. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, tài chính trong BVMT làng nghề còn thiếu và
chưa phát huy được các nguồn lực xã hội.
2.3.2. Công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải rắn nguy hại không đựợc các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn

cũng đang là nguồn gây ô nhiễm đất và nước.
Ở các làng nghề tái chế giấy thì hầu như chất thải chưa được xử lý triệt để,
nước thải và khí thải ô nhiễm vẫn được xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Ở các làng nghề tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý được thải trực tiếp
vào không khí như ở các làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì
vượt quá 2.600 lần TCCP. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây (cũ) cũng
thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô
nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề [2].
Việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề đối với các làng nghề ở tỉnh Bắc
Ninh đến nay vẫn còn bị bỏ ngỏ và nó là một vấn đề nan giải và chưa được chú trọng
do vấn đề tài chính, nhận thức và sự ủng hộ của địa phương. Làng nghề Bắc Ninh
nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung đang gặp khó khăn trong công tác xử lý
vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản làng nghề gây nên.
PHẦN 3
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25

×