Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-CẨM NANG BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.24 KB, 33 trang )


© Hoàng Chicharito

1



CẨM NANG BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

(*) Hướng dẫn sử dụng Cẩm nang:
- Lưu ý thứ nhất, Cẩm nang này chỉ dành cho những người mới đặt những viên
gạch đầu tiên cho môn Bảo hiểm trong kinh doanh.
Lí do là vì tác giả Cẩm nang này cũng mới chỉ bắt đầu học từ 2 – 3 ngày trước.
Đối với những Master môn này, có thể Cẩm nang sẽ không có tác dụng thậm chí còn có
khả năng gây phản ứng phụ :v.
- Lưu ý thứ 2, tất cả kiến thức trong Cẩm nang này đều có hết trong sách và tài
liệu tham khảo, nhưng được mình tóm lược và hệ thống lại , vì vậy, cũng không dám
chắc là nó thực sự hiệu quả với tất cả mọi người. Thôi thì trong hoàn cảnh nước sôi lửa
bỏng thế này, hi vọng Cẩm nang có thể giúp các bạn cảm thấy đỡ hoang mang hơn.
- Lưu ý thứ 3, những phần kiến thức có dấu (*) là phần kiến thức quan trọng và
yêu cầu phải nhớ.
(*) Nội dung Cẩm nang:
Một câu hỏi mà chắc các bạn đang đặt ra khi bắt đầu ôn tập là “Chúng ta nên bắt
đầu từ đâu trong 1 mớ kiến thức hỗn độn này??? (nào là các điều kiện bảo hiểm loại A, B,
C, FPA, WA, AR, TLO, FOD rồi đến các quy tắc của hội WOE, P&I, bla bla)”.
Một lời khuyên là các bạn đừng quá bận tâm đến lượng kiến thức làm gì (vì tất
nhiên ai cũng biết môn này là 1 môn rất khó, để nắm chắc kiến thức là điều không hề đơn
giản). Điều chúng ta nên làm là xem xét, sắp xếp kiến thức theo 1 hệ thống, để khi nhắc
đến 1 vấn đề bất kỳ, chúng ta biết nó đang nói về phần nào.

© Hoàng Chicharito



2



Cũng phải nói thêm rằng Bảo hiểm là một môn học khá thú vị và thiết thực (nhưng
có lẽ do tâm lý sát ngày thi nên có thể các bạn chưa để ý đến sự thú vị đó), nhưng khi học
môn này nếu không cẩn thận thì sẽ rất dễ bị “tàu hỏa nhập ma”.
Quay trở về với chuyện ôn thi :”>, với môn Bảo hiểm trong kinh doanh, chúng ta
cần dành 50% cho phần Bảo hiểm hàng hải (vì đây là phần quan trọng nhất) và 50% cho
những phần còn lại.
Trong phạm vi cẩm nang này, tớ sẽ đề cập tất cả những gì chúng ta được học trên
lớp, nhưng sẽ chú trọng hơn vào phần chương II – Bảo hiểm hàng hải.
Sau đây là những kiến thức căn bản mà chúng ta cần nắm vững:

I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
1. Định nghĩa và bản chất
“Bảo hiểm” nghĩa là nhận giúp đỡ lúc gặp nguy hiểm (rủi ro). Vì vậy, giữa bảo
hiểm và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
(*) Rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra 1 cách bất ngờ, ngẫu nhiên và
có khả năng gây ra tổn thất về người, tài sản, trách nhiệm.
Tuy là hiện tượng xảy ra 1 cách ngẫu nhiên nhưng chúng ta hoàn toàn có thể có
những biện pháp đối phó với chúng.
(*) 4 biện pháp chính đối phó với rủi ro:
 Tránh rủi ro. VD: sợ tai nạn thì ở nhà.
 đây không phải là biện pháp hay vì sẽ gây tâm lý lo sợ và nếu cứ lo sợ mãi thì
chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì.
 Ngăn ngừa rủi ro. VD: đội mũ bảo hiểm để giảm nhẹ thương tích khi gặp tai nạn.
 đây cũng là biện pháp hay nhưng lại không ngăn ngừa được hết mọi rủi ro.


© Hoàng Chicharito

3



 Tự khắc phục rủi ro. VD: dự trữ tiền đề phòng lúc rủi ro thì dùng.
 đây cũng không phải biện pháp hiệu quả vì không phải ai cũng có tiền dự trữ và
có thể gây ứ đọng vốn.
 Chuyển nhượng rủi ro. Đây chính là biện pháp đối phó rủi ro mà chúng ta sẽ
học: bảo hiểm.
 Đây là biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với rủi ro vì không gây ứ đọng vốn,
phạm vi bù đắp rộng, bù đắp được cho những rủi ro mang tính thảm họa.
(*) Bảo hiểm là 1 biện pháp đối phó với rủi ro.
Vậy tóm lại, chúng ta cần nhớ gì về bảo hiểm????
- Tổng quan về bảo hiểm, chúng ta cần học thuộc định nghĩa và các khái niệm liên
quan của nó (trang 8 – 9 Sách GT).
- Về bản chất của Bảo hiểm, có 14 “chữ vàng” cần nhớ: “phân chia rủi ro, chia
nhỏ tổn thất”, “lấy số đông bù số ít”, thể hiện tính tương trợ lẫn nhau.
2. Các nguyên tắc và phân loại Bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc của Bảo hiểm
(*) Các bạn cần hiểu và nhớ 5 nguyên tắc chính:
 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm 1 sự chắc chắn.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối:

2 bên phải thực sự tin tưởng lẫn nhau, không lừa dối nhau. Nếu 1 bên vi phạm
hợp đồng thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực.
 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm:
 Đây là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Đề cập về nguyên tắc này thì
các bạn cần nhớ 2 điều kiện sau:

- Muốn ký hợp đồng bảo hiểm thì phải có lợi ích bảo hiểm ( lợi ích và quyền lợi
liên quan đến đối tượng bảo hiểm).

© Hoàng Chicharito

4



- Khi xảy ra rủi ro, muốn được bồi thường thì phải có lợi ích bảo hiểm từ đối
tượng bảo hiểm tại thời điểm đó (VD: 1 anh ký hợp đồng bảo hiểm cho ngôi nhà
từ tháng 2, đến tháng 7 thì bán lại cho người khác. T8 nếu xảy ra rủi ro với ngôi
nhà đó thì anh ta không có quyền đòi bồi thường vì anh ta không còn lợi ích bảo
hiểm từ ngôi nhà).
(*) Trường hợp đặc biệt, khi mua hàng theo điều kiện CIF, từ sau thời điểm hàng
được xếp lên tàu tại cảng đi, quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển sang cho
người mua (đồng nghĩa với việc người mua có lợi ích bảo hiểm từ lô hàng), vì vậy
nếu rủi ro xảy ra thì người mua được quyền đòi bồi thường mặc dù anh ta không
ký hợp đồng bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường: bồi thường bằng đúng giá trị thực của đối tượng bảo
hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất.
 Nguyên tắc thế quyền:
 Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay
mặt người được bảo hiểm đòi bồi thường từ người thứ 3 có trách nhiệm.
2.2. Phân loại bảo hiểm
(*) 4 tiêu chí phân loại:
 Theo cơ chế bảo hiểm: Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Thương mại
 Theo tính chất bảo hiểm: BH Nhân thọ và Phi nhân thọ
 Theo quy định: BH bắt buộc và BH Tự nguyện
 Theo đối tượng bảo hiểm: BH tài sản, BH con người và BH trách nhiệm

Kết luận:
Trên đây là những kiến thức tổng quan về bảo hiểm. Chúng ta cần hiều và nhớ
những nội dung chính để dễ dàng hơn cho việc nghiên cứu các phần sau.


© Hoàng Chicharito

5



II. BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Lƣu ý: Đây là chương quan trọng nhất trong môn học nên một yêu cầu bắt buộc
là nắm vững toàn bộ kiến thức căn bản.
Vì những vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hải rất phức tạp nên chúng ta nên
học theo hệ thống gồm 3 nghiệp vụ bảo hiểm:
 BH hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (2)
 BH thân tàu (3)
 BH trách nhiệm dân sự (4)
Ngoài ra cần nhớ định nghĩa BHHH, các loại rủi ro và tổn thất trong BHHH (1).

(1) BHHH, các loại rủi ro và tổn thất trong BHHH
(*) (1.1) Định nghĩa
BHHH là bảo hiểm những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển (có thể trên
bộ, trên sông hoặc trên biển, miễn là có liên quan đến hành trình), gây tổn thất cho các
đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.

(*) (1.2) Rủi ro trong BHHH
Phân chia theo nghiệp vụ thì rủi ro BHHH bao gồm 3 loại: Rủi ro thông thường
được bảo hiểm, rủi ro phải bảo hiểm riêng và rủi ro loại trừ.

Đương nhiên là nếu nhớ được toàn bộ những rủi ro này là điều vô cùng đáng quý
:-j, nhưng với những ai không có đủ kiên nhẫn để học thì cần nhớ những điều sau:


© Hoàng Chicharito

6



1.2.1 Rủi ro thông thường được bảo hiểm:
Rủi ro thông thường có đến hơn 20 rủi ro nhưng để chia thành 4 rủi ro chính, còn
lại là rủi ro phụ nên các bạn chỉ cần nắm chắc 4 rủi ro chính và đọc qua về rủi ro phụ
(đến lúc thầy cô bắt kể thì còn có cái mà nói). 4 rủi ro chính bao gồm:
- MẮC CẠN: Là hiện tượng đáy tàu sát đáy biển hoặc chạm chướng ngại vật làm
tàu không thể tiếp tục hành trình và phải có trợ giúp từ bên ngoài.
Nếu vì tàu chỉ chạm đáy và sau đó lại tiếp tục hành trình như bình thường thì ko
được coi là mắc cạn (trường hợp thủy triều).
- ĐẮM: Là trường hợp tàu bị chìm hẳn xuống nước và không thể tiếp tục hành
trình (chú ý, chìm # đắm - trường hợp tàu chìm nhưng do chở hàng nhựa nên sau đó lại
nổi lên thì không được coi là đắm)
- CHÁY, NỔ: Là trường hợp xảy ra phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh
sáng. Nhưng cháy phải đến mức làm hành trình tàu bị gián đoạn thì mới được coi là rủi
ro được bảo hiểm (chứ chỉ cháy làm hỏng 1 nồi hơi nhưng tàu vẫn tiếp tục hành trình
được thì không được tính là rủi ro được bảo hiểm).
Bên bảo hiểm chấp nhận bồi thường rủi ro cháy, nổ do nguyên nhân khách quan
(sét đánh, sơ suất của con người gây ra) dù lửa to hay nhỏ. Đồng thời, bên bảo hiểm vẫn
phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cháy do hoàn cảnh chính đáng (cố ý
đốt cháy để khỏi bị bắt, hoặc tiêu hủy để tránh dịch bệnh). Trường hợp hàng tự bốc cháy
thì sẽ không đƣợc bảo hiểm, tuy nhiên hàng bị cháy lan sang lại được bên bảo hiểm bồi

thƣờng.
- ĐÂM VA: là hiện tượng phương tiện vận chuyển đâm hoặc va chạm với vật thể
chuyển động hay cố định khác (trừ nƣớc). Trường hợp đâm va vào băng vẫn thuộc phạm
vi bảo hiểm của bên bảo hiềm. Tuy nhiên có 1 điều lưu ý là tại 1 số hợp đồng bảo hiểm
chỉ quy định rủi ro đâm va là việc đâm hoặc va vào tàu khác. Rủi ro tàu đâm va tàu là vấn

© Hoàng Chicharito

7



đề khá phức tạp. Ví dụ: tàu đâm va vào mỏ neo của tàu hay bộ phận khác của tàu thì cũng
được tính là rủi ro đâm va tàu với tàu.
Ngoài 4 rủi ro chính cần nắm vững trên, chúng ta cần kể thêm về 1 số rủi ro phụ
cũng khá quan trọng trong phần “rủi ro thông thường được bảo hiểm”:
- MẤT TÍCH: là việc không nhận được bất cứ tin tức gì của tàu trong khoảng thời
gian hợp lý ( ở Pháp, khoảng thời gian này là 6 tháng đối với hành trình thông thƣờng
và 12 tháng cho hành trình xa. Ở VN, khoảng thời gian = 3 lần hành trình nhƣng phải
>= 3 tháng)
- Ném hàng xuống biển, trộm cắp, giao thiếu hàng, rách, vỡ, cong vênh, hấp hơi,
cướp biển, móc cẩu,…

1.2.2. Rủi ro phải được bảo hiểm riêng (2):
- Chiến tranh:
+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần
chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù
địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.
+ Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển
và trong trường hợp đang áp dụng điều kiện "A") và hậu quả hay bất kỳ

mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.
+ Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt.
- Đình công:
+ Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do
những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo
động gây ra.

© Hoàng Chicharito

8



+ Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong
lao động, phản loạn hoặc bạo động.
+ Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì
một lý do chính trị nào gây ra.

1.2.3. Rủi ro loại trừ (9):
 Buôn lậu
 Phá bao vây
 Ẩn tỳ, nội tỳ
 Lỗi của người bảo hiểm
 Mất giá, sụt giá
 Chủ tàu mất khả năng tài chính
 Tàu đi chệch hướng
 Hao hụt tự nhiên
 Tàu không đủ khả năng đi biển (không trang bị đầy đủ các vật phẩm và
trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi)



(*) (1.3) Tổn thất trong BHHH
1.3.1. Căn cứ vào mức độ tổn thất
- Tổn thất bộ phận: bị hư hỏng 1 phần (về số lượng, trọng lượng,…)
- Tổn thất toàn bộ (thực tế - hư hỏng, mất mát 100% giá trị hoặc ước tính – chưa
hư hỏng toàn bộ, có thể tránh khỏi nhưng phải bỏ ra chi phí lớn hơn cả giá trị)


© Hoàng Chicharito

9



1.3.2. Căn cứ theo tính chất có liên quan
- Tổn thất riêng
- Tổn thất chung
Điểm khác nhau
Tổn thất chung
Tổn thất riêng
- Tính chất tổn thất
- Hi sinh
- Ngẫu nhiên
- Nguyên nhân
- Hành động cố ý
- Thiên tai, tai nạn, bất ngờ
- Hậu quả
- Vì an toàn chung cho các
quyền lợi trên tàu
- Tổn thất quyền lợi bên nào

bên đó chịu

 Tổn thất chung bao gồm hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.
KẾT LUẬN: Tóm lại, phần tổng quan về BHHH chúng ta cần nhớ:
BHHH là gì?
Rủi ro trong BHHH?  học kỹ 4 rủi ro chính, đọc qua các rủi ro phụ, rủi
ro bảo hiểm riêng, và rủi ro loại trừ).
Tổn thất trong BHHH?  tập trung vào phần tổn thất chung và tổn thất
riêng.

Sau đây chúng ta sẽ xét tới 3 nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải (đây là 3 phần cốt lõi)
(2) BH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
- Đối tƣợng bảo hiểm: Hàng hóa được quy định trong hợp đồng
- Quyền lợi đƣợc BH:
+ Bản thân hàng hóa
+ Lãi ước tính (thường = 10% giá trị bảo hiểm)

© Hoàng Chicharito

10



+ trị giá tăng thêm
+ Thuế NK

(*) Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (A) là giới hạn trách nhiệm mà nhà bảo hiểm phải trả khi
hàng bị tổn thất và là số tiền mà người tham gia bảo hiểm muốn bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm, là giá trị thực của hàng

hóa đem đi bảo hiểm (V).
 Có thể A = V nhưng cũng có khi khác nhau tùy theo ý muốn của người
bảo hiểm. Luật pháp không cho phép A > V, vì vậy trong trường hợp A>=V mà
hàng bị tổn thất thì bên bảo hiểm sẽ trả theo V chứ không trả theo A. Nếu A < V
thì sẽ bồi thường theo A.
Tóm lại là chỉ cần nhớ giữa A và V luôn chọn cái nhỏ hơn…
(*) Thời hạn bảo hiểm
- Không gian: Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho, nơi
chứa hàng hay nơi lưu giữ để bắt đầu vận chuyển và kết thúc khi:
+ Giao vào kho của người nhận hàng, hay nơi chứa hàng ghi trong hợp
đồng bảo hiểm
+ Giao đến bất kì 1 nơi chứa hàng nào trước khi đến nơi đến, do người
được bảo hiểm lựa chọn để lưu kho, phân phối, cung cấp hàng hóa
- Thời gian: Sau 60 ngày kể từ ngày toàn bộ hàng hóa được dỡ khỏi tàu hoặc tại
cảng dỡ cuối cùng, tùy trường hợp nào xảy ra trước


© Hoàng Chicharito

11



(*) Các điều kiện bảo hiểm:
Về các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thì chúng
ta cần nhớ là có 3 loại : A, B, C theo ICC (của ILU - Ạnh) hoặc theo QTC ( Việt
Nam)
Các điều kiện này đều có trong sách, nhưng để dễ nhớ hơn, mình sẽ lập
bảng tổng hợp để so sánh:
1, ICC (của Viện ILU - Anh)

(*) Điểm đặc biệt là điều kiện loại A chỉ quy định những rủi ro loại trừ, và
đưa ra quy định bảo hiểm mọi rủi ro không thuộc rủi ro loại trừ. Trong khi đó ở 2
điều kiện B và C nêu rõ cả 2 phần rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ.
 Ngoài ra, cả 3 điều kiện A, B, C đều có quy định về điều khoản tổn thất
chung và điều khoản “Tàu đâm va cùng có lỗi”.

Rủi ro
A
B
C
I. Mất mát, hư hại hợp lý quy cho là:



- Cháy nổ

X
X
- Mắc cạn, đắm, lật úp

X
X
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn

X
X
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ
hoặc trật bánh

X

X
- Tàu đâm va với bất kỳ vật thể nào bên ngoài
(trừ nước)

X
X
- Động đất, núi lửa, sét

X
-




II. Mất mát, hư hại gây ra bởi:




© Hoàng Chicharito

12



- Hy sinh tổn thất chung GA

X
X
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi


X
X
- Nước biển xâm nhập

X
-




II. Mất nguyên kiện khi xếp dỡ

X
-




IV. Điều khoản tổn thất chung
X
X
X




V. Điều khoản “Tàu đâm va cùng có lỗi”
X
X

X




VI. Quy định rủi ro loại trừ
X
X
X
- Loại trừ chung:



+ Hành vi xấu, cố ý của người được BH



+ Hao hụt tự nhiên



+ Bao bì đóng gói không thích hợp



+ Nội tỳ, ẩn tỳ



+ Chậm trễ hành trình




+ Bất lực tài chính



+ Vũ khí hoặc vụ nổ hạt nhân



- Loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và
không thích hợp cho việc chuyên chở



- Loại trừ chiến tranh



- Loại trừ đình công



(*) Điều khoản loại trừ: Hàng hoá hay một
bộ phận của hàng hoá bị hư hại có chủ tâm
do hành động sai lầm của bất kỳ người nào
gây ra
-
X

X


© Hoàng Chicharito

13



2, QTC (1990)

 Những quy định của QTC 1990 về cơ bản là giống với ICC 1982, nhưng
khác ở chỗ QTC 1990 có thêm điều khoản “Hàng hóa bị mất do tàu hoặc phương
tiện chở hàng mất tích” và có những quy định khác về điều khoản “rủi ro loại trừ”

Rủi ro
A
B
C
I. Mất mát, hư hại hợp lý quy cho là:



- Cháy nổ

X
X
- Mắc cạn, đắm, lật úp

X

X
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn

X
X
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ
hoặc trật bánh

X
X
- Tàu đâm va tàu hoặc bất kỳ vật thể nào bên
ngoài (trừ nước)

X
X
- Động đất, núi lửa, sét

X
-




II. Mất mát, hư hại gây ra bởi:



- Hy sinh tổn thất chung GA

X

X
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi

X
X
- Nước biển xâm nhập

X
-




II. Mất nguyên kiện khi xếp dỡ

X
-




III. Hàng hóa bị mất do tàu hoặc phương tiện
chở hàng mất tích

X
X





IV. Điều khoản tổn thất chung
X
X
X

© Hoàng Chicharito

14







V. Điều khoản “Tàu đâm va cùng có lỗi”
X
X
X




IV. Quy định rủi ro loại trừ
X
X
X
- Loại trừ chung:




+ Hành vi xấu, cố ý của người được BH



+ Hao hụt tự nhiên



+ Bao bì đóng gói không thích hợp



+ Nội tỳ, ẩn tỳ



+ Chậm trễ hành trình



+ Bất lực tài chính



+ Vũ khí hoặc vụ nổ hạt nhân



- Tàu không đủ khả năng đi biển và không

thích hợp cho việc chuyên chở



- Loại trừ chiến tranh



- Loại trừ đình công



(*) Điều khoản loại trừ: Hàng hoá hay một
bộ phận của hàng hoá bị hư hại có chủ tâm
do hành động sai lầm của bất kỳ người nào
gây ra
-
X
X


KẾT LUẬN: Về phần BH hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, chúng ta cần ghi nhớ
1 số ý sau:
Giá trị và số tiền bảo hiểm + Thời hạn bảo hiểm
Các điều kiện A, B, C


© Hoàng Chicharito

15




(3) BH Thân tàu
- Đối tượng bảo hiểm:
 Bản thân con tàu
 Cước phí ( <=25% giá trị tàu)
 Phí tổn điều hành, lãi thặng dư (<=25 giá trị tàu)
(*) Hợp đồng bảo hiểm thân tàu:
 Bảo hiểm thời hạn (trong thời gian nhất định từ 3 – 12 tháng)
 Bảo hiểm chuyến ( từ địa điểm này đến địa điểm khác)
(*) Thời hạn bảo hiểm: từ 3 tháng đến 1 năm, thời gian bắt đầu tính từ 24h của
ngày ký kết đến 24h ngày kết thúc hợp đồng theo giờ địa phương của chủ tàu hoặc
của nơi ký kết hợp đồng hoặc theo GMT nếu không quy định.
(*) Tai nạn đâm va và trách nhiệm của người bảo hiểm:
Tất nhiên là theo nguyên tắc, khi con tàu bị hỏng do những rủi ro, tai nạn
bất ngờ thì người bảo hiểm sẽ phải bồi thường thiệt hại vật chất cho người được
bảo hiểm. Nhưng điều đặc biệt cẩn nhớ trong bảo hiểm thân tàu là trƣờng hợp 2
tàu đâm va cùng có lỗi thì người bảo hiểm thân tàu phải chịu 2 trách nhiệm bồi
thường sau:
+ Bồi thƣờng vật chất cho tàu đƣợc bảo hiểm
+ Bồi thƣờng ¾ trách nhiệm đâm va (về ngƣời, tài sản) cho tàu bị tàu
đƣợc bảo hiểm đâm va nhƣng không quá ¾ số tiền bảo hiểm
Tuy nhiên, bảo hiểm thân tàu không phải chịu trách nhiệm về:
- Tất cả những gì không phải thân tàu trên tàu được bảo hiểm
- Chết người, ốm đau

© Hoàng Chicharito

16




- Trách nhiệm về ô nhiễm trong tai nạn đâm va
- Chi phí di chuyển hay phá hủy chướng xác tàu
- Chi phí đánh dấu tàu đắm
(*) Các điều kiện bảo hiểm thân tàu:
Khác với bảo hiểm hàng hóa ở phần trước, các điều kiện bảo hiểm thân tàu không
phân chia thành các điều kiện A,B,C mà được chia thành các điều kiện sau:
- AR (All Risks) – Mọi rủi ro
- TLO (Total Loss Only) – Tổn thất toàn bộ
- FPA (Free on Particular Average Absolutely) – Miễn tổn thất riêng
- FOD (Free Of Damage Absolutely) – Miễn bồi thường tổn thất bộ phận
Sau đây là bảng so sánh:

AR
TLO
FOD
I. Rủi ro được bảo hiểm



- Tai họa của biển
X
X
-
- Cháy, nổ
X
X
-

- Trộm cắp từ ngoài tàu
X
X
-
- Vứt hàng xuống biển
X
X
-
- Cướp biển
X
X
-
- Tai nạn trong xếp dỡ, di chuyển hàng
X
X
-
- Đâm va (các phương tiện vận chuyển
nội địa, thiết bị cảng, máy bay)
X
X
X
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
X
X
X
- Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan,
người sửa chữa (không phải người
X
X
X


© Hoàng Chicharito

17



được bảo hiểm)
- Nổ nồi hơi, gãy trục, ẩn tỳ trong máy
móc, vỏ tàu
X
X
X




II. Trách nhiệm



- Trách nhiệm đâm va
X
-
X
- Chi phí bảo tồn, tố tụng, chi phí cứu
nạn
X
-
X

- Trách nhiệm ô nhiễm dầu
X
X
-
- Đóng góp tổn thất chung
X
-
X
- Cam kết bảo hiểm chi phí hoạt động
X
-
-
- Hoàn lại phí bảo hiểm do tàu nằm xó
hay do hủy hợp đồng
X
-
-




III. Rủi ro loại trừ
X
-
-
( Trang 71 – 72 – Sách GT)







Điều kiện bảo hiểm FPA rất ngắn nên các bạn tham khảo trang 74 – Sách GT.

(4) Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự
Như đã xét ở phần trên, trong trường hợp 2 tàu đâm va cùng có lỗi, người bảo
hiểm thân tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tàu cộng thêm ¾
trách nhiệm đâm va của tàu được bảo hiểm . Vậy ¼ còn lại thì ai sẽ là người chịu??
Đương nhiên là nếu không có sự can thiệp của bên bảo hiềm thì chủ tàu sẽ phải chịu
khoản ¼ đó. Tuy nhiên, để bù đắp những khoản tổn thất như vậy, chủ tàu có thể chọn giải
pháp là tham gia hội bảo hiểm P & I để chia sẻ phần trách nhiệm dân sự (do rủi ro đâm va

© Hoàng Chicharito

18



gây ra) cho các chủ tàu khác. Vậy khi hội P & I là gì và khi tham gia, chủ tàu sẽ nhận
được những gì?
So với công ty bảo hiểm thương mại thông thường, hội P & I có những điểm khác
biệt sau:
- Người bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm (vì hội này là do chủ tàu
thành viên lập ra để tự bảo hiểm cho mình)
- Phí của hội không xác định theo 1 tỷ lệ và mức phí cố định. Để đảm bảo hoạt
động của hội, các chủ tàu đóng phí tạm tính hàng năm, sau đó nếu thiếu thì đóng phí
đóng sau, nếu thừa thì chuyển sang năm sau hoặc đưa vào quỹ dự trữ của hội.
- Hội hoạt động không vì mục đích thương mại mà là để phục vụ và giúp đỡ các
chủ tàu kinh doanh. Do đó đây là 1 tổ chức cung cấp bảo hiểm không giới hạn.
Khi xảy ra tổn thất gây ra bởi những rủi ro được quy định, hội sẽ đứng ra chịu

trách nhiệm bồi thưởng cho chủ tàu gặp nạn. Cụ thể như sau:
-Về trách nhiệm đâm va (đối với tàu đã ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu):
 Hội sẽ bồi thường ¼ trách nhiệm đâm va hoặc số tiền trách nhiệm vượt quá ¾
số tiền bảo hiểm thân tàu mà bên bảo hiểm thân tàu không chịu.
- Đối với xác tàu, trong trường hợp cả chủ tảu và người bảo hiểm thân tàu từ bỏ
con tàu thì hội sẽ bồi thường cho chủ tàu về chi phí giải quyết xác tàu (như đánh dấu, trục
vớt xác tàu,…).
- Trách nhiệm về ô nhiễm dầu: Chi phí tẩy rửa ô nhiễm, thiệt hại tại vùng nước ô
nhiễm, tiền phạt ô nhiễm,…
- Trách nhiệm về con ngƣời: chi phí khám chữa, mai táng, trợ cấp hồi hương,…

© Hoàng Chicharito

19



- Trách nhiệm về hàng hóa: Hội sẽ bồi thường cho chủ tàu thành viên trách
nhiệm hoặc chi phí phụ trội mà chủ tàu không thể đòi bồi thường từ bất cứ bên nào khác,
(các trách nhiệm phát sinh từ vi phạm của chủ tàu).
- Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan…
Trên đây là những rủi ro được bảo hiểm phổ biến nhất, còn toàn bộ phạm vi bảo
hiểm của hội đã được liệt kê cụ thể gồm 24 rủi ro được bảo hiểm trong Class 1 – Hội bảo
hiểm trách nhiệm chủ tàu miền Tây nước Anh – trang 83 - 95 Sách GT. Các bạn có thể
tham khảo thêm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Như đã đề cập ở đầu chương, về bảo hiểm hàng hải, ngoài những kiến thức tổng
quan, chúng ta cần nhớ là có 3 nghiệp vụ chính, mỗi nghiệp vụ lại có đặc điểm riêng.
Nhắc đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển, chúng ta cần nhớ ngay là
nó có 3 điều kiện A, B, C còn nhắc đến bảo hiểm thân tàu thì cần nhớ nó có 4 điều

kiện: AR, TLO, FOD, FPA.

III. BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG
Trước hết, chúng ta cần nói qua về Bảo hiểm hàng không, đây là bảo hiểm những
rủi ro liên quan tới hành trình chuyên chở bằng đường hàng không (có thể bao gồm
cả rủi ro trên bộ, miễn là nó có liên quan đến hành trình).
BHHK bao gồm rất nhiều nghiệp vụ (trong sách giáo trình đề cập tới tận 9 nghiệp
vụ) nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến 4 nghiệp vụ chính (đương nhiên nếu các bạn
có thời gian để nghiên cứu các nghiệp vụ khác là điều rất rất tốt).
 Bảo hiểm thân máy bay
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với hành khách,
hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách.

© Hoàng Chicharito

20



 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với người thứ ba
 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
 Cũng giống như chương trước, chúng ta sẽ tìm hiểu từng nghiệp vụ bảo hiểm
để có thể nắm được kiến thức 1 cách có hệ thống. Nhưng để dễ dàng học thuộc hơn
chúng ta cần thống nhất 1 lưu ý sau:
(*) Các điều kiện trong bảo hiểm hàng không không phức tạp như bảo hiểm hàng
hải, nhưng điều gây trở ngại lớn nhất là ở các điều khoản “loại trừ” trong các điều kiện.
Và những điều khoản này không còn cách nào khác ngoài cách học thuộc. Để tạo điều
kiện hơn trong quá trình học thuộc, mình xin nêu ra 10 trường hợp loại trừ chung cho
cả 3 nghiệp vụ bảo hiểm đầu mà chúng ta sẽ xét (tức là chỉ cần học thuộc 1 lần và dùng
được 3 lần, nhưng tất nhiên, mỗi nghiệp vụ lại có thêm 1 vài trường hợp khác):

1, Máy bay được sử dụng khác mục đích ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
(GCNBH)
2, Máy bay vượt ra ngoài phạm vi ghi trên GCNBH
3, Máy bay được điều khiển bời người không có tên trên GCNBH
4, Máy bay cất hạ cánh ở những nơi không phù hợp tính năng kỹ thuật
5, Máy bay được vận chuyển bời bất kỳ phương tiện nào khác
6, Số hành khách đi trên máy bay vượt quá số hành khách tối đa ghi trên GCNBH
7, Những trách nhiệm mà người được BH chấp nhận hoặc từ bỏ khác với vé, phiếu
hành lý, phiếu hàng hoá, AWB hoặc các CƯ quốc tế
8, Số tiền bồi thường nhận được từ các hợp đồng khác
9, Tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do hiện tượng phóng xạ, nhiễm phóng xạ
10, Chiến tranh, đình công

© Hoàng Chicharito

21



Sau đây là nội dung chi tiết về 4 nghiệp vụ chính trong bảo hiểm hàng không:
(1) Bảo hiểm thân máy bay
Theo quy tắc 1991 của Việt Nam, có 2 điều kiện bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm
thân máy bay đó là Điều kiện A (bảo hiểm mọi rủi ro) và Điều kiện B (bảo hiểm tổn thất
toàn bộ). Cả 2 điều kiện này đều gồm 2 phần chính đó là trách nhiệm của ngƣời bảo
hiểm và loại trừ bảo hiểm. Phần “loại trừ bảo hiểm” thì cả 2 điều kiện A và B đều trình
bày giống nhau, do vậy chúng ta sẽ xét chung.
- Theo Điều kiện A (bảo hiểm mọi rủi ro), ngưởi bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm
bồi thường :
- Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ
gây ra, trong thời gian bảo hiểm.

- Chi phí cần thiết và hợp lý mà người được bảo hiểm phải chịu do hành vi
đảm bảo an toàn cho máy bay, nhưng tối đa không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.
- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm .
- Theo Điều kiện B (Bảo hiểm tổn thất toàn bộ), người bảo hiểm sẽ chịu trách
nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ (có thể là thực tế hoặc ước tính) xảy ra do tai
nạn bất ngờ gây ra, trong thời gian bảo hiểm.
- Loại trừ Bảo hiểm: 10 trường hợp đã nêu ở phần lưu ý, cộng thêm:
1, Tai nạn bất ngờ xảy ra do hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gãy
vỡ, hỏng hóc bên trong máy bay.
2, Tai nạn bất ngờ xảy ra do hư hỏng gây ra bởi những vật có tác dụng phá
hủy dần dần, lâu dài.


© Hoàng Chicharito

22



(2) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với hành khách, hành lý,
hàng hoá và tư trang của hành khách
 Các trƣờng hợp đƣợc Bảo hiểm:
- Những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải bồi thường do:
+ Gây thương vong cho hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc lên, xuống
máy bay.
+ Mất, hư hỏng hành lí, hàng hóa trong quá trình người được bảo hiểm vận chuyển
và bảo quản (căn cứ theo phiếu hành lí hoặc vận đơn) hoặc do chính hành khách bảo
quản trong trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ.
- Án phí dân sự
- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm

 Loại trừ bảo hiểm: 10 trường hợp loại trừ đã nêu ở phần lưu ý cộng thêm:
1, Tổn thất về người và tài sản của người được bảo hiểm hoặc bên cùng kinh
doanh với người được bảo hiểm khi họ đang thi hành nhiệm vụ với người được
bảo hiểm.
2, Tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ
trên máy bay.

Giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không theo các nguồn luật (tham khảo thêm):
Stt
Điều ƣớc
Hành khách
(1 ngƣời)
Hàng hoá + hành lý
ký gửi (1kg)
Tƣ trang, hành lý
xách tay (1 ngƣời)
1
CƢ Vacxava 1929
125.000 Fr.V
250 Fr.V
5000 Fr.V

© Hoàng Chicharito

23



2
NĐT Hague 1955

250.000 Fr.V
(~20.000 USD)
nt
nt
3
CƢ Guadalajara 1961
-
-
-
4
HĐ Montreal 1966
(hành trình có điểm
thuộc Mỹ)
75.000 USD(apds)
58.000 USD
20USD/1kg
9,07USD/1p
400USD
500USD (Mỹ)
5
CƢ Guatemala 1971
1,5 triệu Fv.V
250 Fv.V
15000 Fr.V
6
NĐT Montreal 1975
No1
8.300 SDR
17 SDR
332 SDR

NĐT Montreal 1975
No2
16.600 SDR
nt
332 SDR
NĐT Montreal 1975
No3
100.000 SDR
4150 SDR/chậm
nt
1.000 SDR
NĐT Montreal 1975
No4
-
-
-
7
CƢ Montreal 1999
100.000 SDR
4150 SDR/chậm
17SDR
1.000 SDR




© Hoàng Chicharito

24




(3) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với người thứ ba:
 Các trƣờng hợp đƣợc Bảo hiểm:
- Những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải bồi thường do:
+ Gây thương vong.
+ Làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người thứ 3 do máy bay hoặc vật thể nào rơi
xuống từ máy bay gây ra.
- Án phí dân sự
- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
 Loại trừ bảo hiểm: 10 trường hợp loại trừ đã nêu ở phần lưu ý cộng thêm:
1, Tổn thất về người và tài sản:
+ của người được bảo hiểm hoặc bên cùng kinh doanh với người được bảo
hiểm khi họ đang thi hành nhiệm vụ với người được bảo hiểm
+ của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên máy bay
+ của hành khách khi họ đang ở trên máy bay hoặc lên, xuống máy bay
+ tổn thất đối với tài sản thuộc quyền quản lý và sở hữu của người được
bảo hiểm
2, Khiếu nại phát sinh từ:
+ Tiếng động, sự chấn động âm thanh, nổ do kích sóng đột biến khi máy
bay bay vượt tốc độ tiếng động
+ Ô nhiễm, nhiễm sóng điện từ
+ Trở ngại trong việc sử dụng tài sản

© Hoàng Chicharito

25




(4) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
- 10 trường hợp loại trừ ở phần lưu ý không được sử dụng trong nghiệp vụ này, và chúng
ta phải nhớ các trường hợp sau:
+ Theo ICC 1982, rủi ro được bảo hiểm đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không là các rủi ro không nằm trong các rủi ro loại trừ sau đây:
1, Tổn thất do lỗi của người được bảo hiểm
2, Dò chảy, hao hụt thông thường của đối tượng bảo hiểm
3, Tổn thất do nội tỳ hay bản chất của đối tượng bảo hiểm
4, Tổn thất phát sinh từ sự không phù hợp đã được biết từ trước của các phương
tiện vận chuyển đối với việc vận chuyển an toàn của đối tượng bảo hiểm
5, Mất mát, hư hại, chi phí phát sinh do chậm trễ gây ra bởi 1 rủi ro được bảo
hiểm
6, Mất mát, hư hại, chi phí phát sinh do tình trạng mất khả năng chi trả của người
chủ hay quản lý máy bay
7, Mất mát, hư hại do sử dụng vũ khí hạt nhân; chiến tranh, nội chiến; bom mìn,
vũ khí chiến tranh; khủng bố, mục đích chính trị…
(*) Thời hạn bảo hiểm
- Không gian: Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho, nơi chứa
hàng hay nơi lưu giữ để bắt đầu vận chuyển và kết thúc khi:
+ Giao vào kho của người nhận hàng, hay nơi chứa hàng ghi trong hợp
đồng bảo hiểm
+ Giao đến bất kì 1 nơi chứa hàng nào trước khi đến nơi đến, do người
được bảo hiểm lựa chọn để lưu kho, phân phối, cung cấp hàng hóa

×