Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-CHƯƠNG II-CÔNG NGHỆ LTE-ADVANCED TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.69 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập chương 2
MỤC LỤC
Page 1
Báo cáo thực tập chương 2
CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ LTE – ADVANCED TRONG THÔNG TIN
DI ĐỘNG
2.1. LTE-Advanced
LTE-Advanced (Long Term Evolution-Advanced) là sự tiến hóa của công
nghệ LTE, công nghệ dựa trên OFDMA này được chuẩn hóa bởi 3GPP trong phiên
bản (Release) 8 và 9. LTE-Advanced, dự án được nghiên cứu và chuẩn hóa bởi
3GPP vào năm 2009 với các đặc tả được mong đợi hoàn thành vào quí 2 năm 2010
như là một phần của Release 10 nhằm đáp ứng hoặc vượt hơn so với những yêu cầu
của thế hệ công nghệ vô tuyến di động thứ 4 (4G) IMT-Advance được thiết lập bởi
ITU. LTE Advance sẽ tương thích ngược và thuận với LTE, nghĩa là các thiết bị
LTE sẽ hoạt động ở cả mạng LTE-Advance mới và các mạng LTE cũ. ITU đã đưa
ra các yêu cầu cho IMT-Advance nhằm tạo ra định nghĩa chính thức về 4G. Thuật
ngữ 4G sẽ áp dụng trên các mạng tuân theo các yêu cầu của IMT-Advance xoay
quanh báo cáo ITU-R M.2134. Một số yêu cầu then chốt bao gồm:
• Hỗ trợ độ rộng băng tần lên đến và bao gồm 40Mhz.
• Khuyến khích hỗ trợ các độ rộng băng tần rộng hơn.
• Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường xuống tối thiểu là 15 b/s/Hz (giả sử sử
dụng MIMO 4x4).
• Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường lên tối thiểu là 6,75 b/s/Hz (giả sử sử
dụng MIMO 4x4).
• Tốc độ thông lượng lý thuyết là 1,5 Gb/s.
2.1.1 So sánh LTE-Advanced và LTE
• LTE-Advanced (phiên bản R10, R11) thực sự là công nghệ mạng di động 4G,
còn LTE (phiên bản R8, R9) chỉ được xem như là công nghệ 3.9G.
• LTE-Advanced, như tên gọi của nó, thực chất chỉ là bản nâng cấp của LTE
nhằm hướng đến thỏa mãn các yêu cầu của IMT-Advanced. Việc nâng cấp
này được thể hiện ở chỗ các công nghệ đã được sử dụng trong LTE thì vẫn


được sử dụng trong Lte advanced (OFDMA, SC-FDMA, MIMO, AMC,
Hybrid ARQ…). Tuy nhiên có một số cải tiến để phát huy tối đa hiệu quả của
chúng như MIMOtăng cường (8x8 MIMO). Đồng thời LTE-Advanced còn
ứng dụng thêm nhiều công nghệ kỹ thuật mới:
1. Truyền dẫn băng rộng và chia sẻ phổ tần.
Page 2
Báo cáo thực tập chương 2
2. Đa anten cải tiến (Multi-antenna Enhancements).
3. Các bộ lặp và các bộ chuyển tiếp
4. MCMC CDMA
• Bằng việc áp dụng thêm nhiều giải pháp công nghệ kỹ thuật mới như trên,
LTE-Advanced có các đặc tính cao hơn hẳn so với LTE về nhiều mặt (tốc độ,
băng thông, hiệu suất sử dụng phổ, độ trễ xử lý…). Trong khi LTE chỉ cho
phép truyền dữ liệu với tốc độ tối đa là 326 Mbps thì LTE-Advanced có tốc độ
đỉnh lên đến 1 Gbps. Độ trễ xử lý nhỏ nhất của LTE-Advanced là ~5 ms trong
khi ở LTE là ~10ms (gấp 2 lần so với LTE-Advanced)…
2.2. Những công nghệ đề xuất cho LTE-Advanced
2.2.1. Băng thông và phổ tần
Mục tiêu tốc độ số liệu đỉnh của LTE-Advance rất cao và chỉ có thể được thỏa
mãn một cách vừa phải bằng cách tăng độ rộng băng truyền dẫn hơn nữa so với
những gì được cung cấp ở Release đầu tiên của LTE và độ rộng băng truyền dẫn lên
đến 100Mhz được thảo luận trong nội dung của LTE-Advance. Việc mở rộng độ
rộng của băng sẽ được thực hiện trong khi vẫn duy trì được tính tương thích phổ.
Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng “khối tập kết sóng mang”, trong đó
nhiều sóng mang thành phần LTE được kết hợp trên lớp vật lí để cung cấp độ rộng
băng cần thiết. Đối với thiết bị đầu cuối LTE, mỗi sóng mang thành phần sẽ xuất
hiện như là một sóng mang LTE trong khi một thiết bị đầu cuối LTE-Advanced có
thể khai thác toàn bộ độ rộng băng khối kết tập.
Hình 2.1 minh họa trường hợp các sóng mang thành phần liên tiếp nhau mặc
dù ở khía cạnh băng gốc, điều này không phải là điều kiện tiên quyết. Truy nhập

đến một lượng lớn phổ liên tục ở bậc 100Mhz không thể có thường xuyên. Do đó,
Page 3
Báo cáo thực tập chương 2
LTE-Advanced có thể cho phép kết tập các sóng mang thành phần không liền kề để
xử lí các tình huống trong đó một khối lượng lớn phổ liên tiếp nhau không sẵn có.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng sự kết tập phổ không liền kề nhau đang là thách thức từ
khía cạnh thực thi.Vì vậy, mặc dù khối kết tập phổ được hỗ trợ bởi các đặc tả cơ
bản thì sự kết tập phổ phân tán chỉ được cung cấp bởi các thiết bị đầu cuối cấp cao
nhất. Truy nhập trên các độ rộng băng tần truyền dẫn cao hơn không chỉ hữu ích từ
khía cạnh tốc độ đỉnh mà quan trọng hơn là công cụ cho việc mở rộng độ phủ sóng
với các tốc độ số liệu trung bình.
Hình 2.1 Ví dụ về khối tập kết sóng mang
2.2.2. Giải pháp đa anten
Các công nghệ đa anten, bao gồm định dạng chùm và ghép kênh theo không
gian là các thành phần công nghệ then chốt vốn có của LTE và chắc chắn sẽ tiếp tục
đóng vai trò quan trọng hơn trong LTE-Advanced. Thiết kế đa anten hiện tại cung
cấp lên đến bốn cổng anten với các tín hiệu tham chiếu ô cụ thể tương ứng ở đường
xuống, kết hợp với sự tiền mã hóa dựa trên sổ mã. Cấu trúc này cung cấp cả sự ghép
theo không gian lên đến bốn lớp, đưa đến tốc độ bit đỉnh là 300Mbit/s cũng như là
định dạng chùm (dựa trên sổ mã). Kết hợp với nhau trên độ rộng băng toàn phần là
100 Mhz, sơ đồ ghép không gian LTE hiện tại sẽ đạt được tốc độ đỉnh là 1,5Gb/s
vượt xa so với yêu cầu của LTE-Advanced. Có thể thấy trước rằng hỗ trợ ghép kênh
theo không gian đường lên sẽ là một phần của LTE-Advance. Việc tăng số lớp
truyền dẫn đường xuống vượt xa con số bốn là có khả năng và có thể được sử dụng
như là phần bổ sung đối với sự tăng tốc đỉnh thông qua sự mở rộng băng tần.
2.2.3. Hệ thống phối hợp truyền dẫn đa điểm CoMP (Coordinated Multi-Point
Transmission)
Hệ thống phối hơp có 1 nút nguồn phân phát 1 bản tin đến một số nút chuyển
tiếp. Các nút này gửi lại tín hiệu đã được xử lý đến nút đích. Nút đích kết hợp và sử
Page 4

Báo cáo thực tập chương 2
dụng phân tập tín hiệu thu được từ các nút chuyển tiếp và từ nút nguồn để nhận
được tín hiệu thu.
Hình 2.2: Hệ thống phối hợp với 2 nút chuyển tiếp
 Lợi ích của hệ thống CoMP trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ:
 Tăng hiệu quả sử dụng mạng: bằng việc cung cấp kết nối tới nhiều trạm cùng
lúc, dữ liệu có thể tận dụng tối ưu tài nguyên của các trạm thu phát đó.
 Nâng cao chất lượng thuê bao: Sử dụng nhiều tế bào mạng trên 1 thuê bao sẽ
tăng khả năng thu nhận và giảm đáng kể việc mất kết nối.
 Giảm nhiễu: Hệ thống này giúp cải thiện đáng kể về tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm
và can nhiễu ở thiết bị đầu cuối.
2.2.4. Các bộ lặp và chuyển tiếp
a) Khái quát
LTE-Advanced có khả năng đáp ứng hiệu quả các mạng không đồng nhất
bằng các Node chuyển tiếp (RNs). Tức là khả năng kết hợp các tế bào nhỏ và lớn.
RNs là các trạm công suất thấp cung cấp và nâng cao chất lượng phủ sóng tại các
vùng biên hay các vùng sâu vùng xa.
Trong thông tin di động, các user ở khu vực rìa cell thường thu tín hiệu với
SNR rất thấp vì xa trạm gốc. Hệ thống 4G lại yêu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao nên
những user ở rìa cell sẽ không đáp ứng được tốc độ theo yêu cầu đó. Sử dụng kỹ
thuật chuyển tiếp để mở rộng vùng phủ sóng ở khu vực rìa cell, giúp các user ở khu
Page 5
Báo cáo thực tập chương 2
vực rìa cell vẫn đảm bảo được tốc độ truyền dữ liệu cao đúng như yêu cầu của hệ
thống 4G.
Hệ thống 4G truyền tải dữ liệu tốc độ cao nên tiêu tốn nhiều năng lượng của
trạm gốc cũng như của thiết bị người dùng hơn so với các hệ thống trước. Sử dụng
kỹ thuật chuyển tiếp giúp cải thiện được công suất tiêu thụ nên tiết kiệm được năng
lượng, làm tăng thời gian sống của trạm gốc cũng như các thiết bị người dùng trong
hệ thống 4G.

b) Nguyên lý
Sử dụng nút chuyển tiếp để truyền và nhận dữ liệu giữa eNodeB và thiết bị
người dùng UE thông qua việc truyền dẫn qua nhiều chặng.
Hình 2.3: Minh hoạ kỹ thuật chuyển tiếp
 Các nút chuyển tiếp
Các loại RNs:
• Loại 1: có thể giúp một UE ở xa, nằm ngoài vùng phủ của eNodeB, truy
nhập tới eNodeB. Mục tiêu chính của nó là để mở rộng vùng phủ tín hiệu
của dịch vụ.
• Loại 2: giúp một UE nội hạt, nằm trong vùng phủ của eNodeB và có tuyến
thông tin trực tiếp đến eNodeB, cải thiện được chất lượng dịch vụ và dung
lượng tuyến truyền dẫn của nó. Mục tiêu chính của nó là để gia tăng toàn bộ
dung lượng hệ thống bằng việc tạo ra phân tập đa đường và độ lợi truyền
dẫn các UE nội hạt.
 Các chiến lược chuyển tiếp:
Page 6
Báo cáo thực tập chương 2
Hình 2.4: Chuyển tiếp 1 chiều
Hình 2.5: Chuyển tiếp 2 chiều
 Các cơ chế :
• Khuếch đại và chuyển tiếp (AF: Amplify and Forward)
 Đầu tiên, nút chuyển tiếp nhận tín hiệu từ eNodeB (hay UE). Sau đó khuếch
đại tín hiệu thu này và chuyển tiếp nó đến UE (hay eNodeB).
• Giải mã hoá và chuyển tiếp (DF: Decode and Forward)
 Đầu tiên, nút chuyển tiếp giải mã hoá tín hiệu thu được từ eNodeB (hay UE).
Sau đó nếu dữ liệu được giải mã đúng, nút chuyển tiếp sẽ thực hiện mã hoá
kênh và chuyển tiếp tín hiệu mới đến UE (hay eNodeB).
 Vùng phủ sóng:
Page 7
Báo cáo thực tập chương 2

Xem xét một cell gốc được biểu thị là một hình tròn và các trạm chuyển tiếp
được đặt đồng đều bao quanh BS. Bán kính của cell cực đại đạt được bởi BS và các
trạm chuyển tiếp đặt đồng đều bao quanh nó gọi là dải vùng phủ.
Hình 2.6: Ví dụ về tăng vùng phủ bằng 8 trạm chuyển tiếp
 Các cơ chế bắt cặp cho việc lựa chọn chuyển tiếp:
Trong một mạng với nhiều nút chuyển tiếp và nhiều UE hiện diện, một điều
quan trọng là lựa chọn một nút chuyển tiếp bắt cặp với một UE để đạt được đầu ra
tốt nhất. Có 2 cơ chế:
• Cơ chế bắt cặp tập trung.
• Cơ chế bắt cặp phân phối.
c) Ý nghĩa
Kỹ thuật chuyển tiếp được sử dụng với nhiều ưu điểm:
• Mở rộng vùng phủ sóng của eNodeB.
• Cung cấp tốc độ dữ liệu cao, đặc biệt tại khu vực rìa cell, nơi mà ở đó có tỉ
số tín hiệu trên nhiễu SNR thấp.
• Nâng cao chất lượng hệ thống.
• Tối ưu được tiêu thụ công suất trên toàn bộ tuyến truyền dẫn.
• Giá thành thiết bị thấp hơn eNodeB.
• Nhỏ gọn, dễ lắp đặt.
2.2.5 MCMC CDMA
Page 8
Báo cáo thực tập chương 2
Song song với các giải pháp trên thì một đề xuất cũng đang được đưa ra đó là
MCMC CDMA (Multicode Multicarrier Code Division Multiple Access) nhằm
cung cấp nhiều loại tốc độ khác nhau được truyền đi trên nhiều song mang con.
2.2.5.1 Hệ thống Multicarrier CDMA
 Nguyên lý chung của kỹ thuật MC – CDMA (Multicarrier - CDMA)
• Với kỹ thuật OFDM, mỗi user trong cùng một cell sử dụng một tập tần số
sóng mang phụ riêng biệt.
• Còn đối với kỹ thuật MC- CDMA tất cả các user sử dụng chung một tập tần số

sóng mang phụ. Mỗi user phân biệt với user khác nhờ chuỗi mã của riêng user
đó.
• MC–CDMA là một hình thức của CDMA hoặc trải phổ, nhưng chúng ta ứng
dụng trải phổ trong miền tần số (xa hơn nữa là trong miền thời gian như trải
phổ trực tiếp CDMA– DS CDMA).
• MC-CDMA là một hình thức của ghép kênh phân chia theo tần số trực giao
(OFDM), nhưng chúng ta ứng dụng đầu tiên cho hoạt động ma trận trực giao
đến các bit người dùng,do đó MC–CDMA thỉnh thoảng cũng được gọi là
CDMA –OFDM.
Hình 2.7: Sơ đồ khối máy phát MC - CDMA
Mỗi user được cấp cho một chuỗi mã xác định thuộc tập mã trực giao (DS-
CDMA), sau đó dữ liệu của tất cả user được phát song song trên cùng một tập sóng
mang phụ trực giao (OFDM), thay vì phát nối tiếp như trong hệ thống DS –CDMA.
Ở máy thu, tín hiệu thu được nhân với các sóng mang phụ trực giao, giải điều
chế số rồi được kết hợp thành một luồng dữ liệu nối tiếp.Tại đây, để thu được dữ
Page 9
Báo cáo thực tập chương 2
liệu của user thứ k, ta nén phổ luồng dữ liệu nối tiếp vừa thu được bằng chỗi trải mã
user k.
Hình 2.8: Sơ đồ khối máy thu MC – CDMA ứng với user k
Mỗi một chip của ký hiệu trải phổ chuỗi trực tiếp được ánh xạ lên một sóng
mang phụ riêng. Do đó, trong hệ thống MC-CDMA, các chip của dữ liệu trải phổ
chuỗi trực tiếp được phát song song trên các sóng mang phụ khác nhau, thay vì phát
tuần tự như trong hệ thống DS-CDMA.
Hình 2.9: Tín hiệu MC-CDM cho một user
Mỗi bit của user với thời khoảng là sẽ được trải phổ bằng mã của user đó với
chu kỳ chip là nên độ lợi xử lý là:
Tùy theo kiểu điều chế mà có bao nhiêu chip được ánh xạ lên một sóng mang.
Nếu kiểu điều chế là BPSK thì mỗi chip sau đó được ánh xạ lên một sóng mang.
Page 10

Báo cáo thực tập chương 2
Còn nếu kiểu điều chế là QPSK thì mỗi symbol dùng để điều chế đa sóng mang sẽ
bao gồm 2 chip.
Do đó, trong hệ thống MC-CDMA, các chip của dữ liệu trải phổ chuỗi trực
tiếp được phát song song trên các sóng mang phụ khác nhau, thay vì phát tuần tự
như trong hệ thống DS-CDMA.
 Ưu và nhược điểm của hệ thống MC-CDMA
• Ưu điểm:
 MC-CDMA thừa kế tất cả các đặc điểm của CDMA. Nó có tính bền vững
với nhiễu chọn lọc tần số và sử dụng băng thông hiệu quả. Bên cạnh đó, nó
có thể cho phép N user phát đồng thời trong môi trường đa đường phân tán
với BER (Bit error rate) thấp.
 Vì MC-CDMA là một dạng của OFDM, nó sẽ làm tăng khoảng symbol để
chống lại trễ trải, tận dụng mô hình phân tập tần số và giảm độ phức tạp của
các bộ cân bằng đường truyền do mỗi sóng mang phụ bị ảnh hưởng bởi
fading phẳng độc lập. Ngoài ra việc kết hợp OFDM với DS-CDMA có ưu
điểm chính là làm giảm tốc độ symbol trên mỗi sóng mang phụ để mà
khoảng symbol dài dễ thực hiện giả đồng bộ hơn.
• Nhược điểm:
 Rất nhạy với offset tần số và khuếch đại phi tuyến vì sử dụng kỹ thuật đa
sóng mang.
 Offset tần số do hiện tượng dịch Doppler (sự di chuyển) hay mất phối hợp
giữa các bộ tạo dao động sóng mang cao tần ở máy phát và ở máy thu dẫn
đến tính trực giao giữa các sóng mang phụ bị mất và gây nên nhiễu liên
sóng mang ICI (InterCarrier Interference) và MAI( Multiple Access
Interference). Một số kết quả mô phỏng đã đưa đến nhận xét là: offset tần
số khoảng 20% sẽ làm giảm dung lượng của hệ thống đi 50% với BER
trong môi trường fading Rayleigh.
 Việc cộng một số lượng lớn sóng mang phụ trước khi phát đã tạo ra đường
bao của tín hiệu có giá trị lớn. Các giá trị lớn này có thể lái các bộ khuếch

đại sang trang thái bảo hòa và gây sai dạng tín hiệu.
 Tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình PAPR lớn.
2.2.5.2 Hệ thống Multicode CDMA
Page 11
Báo cáo thực tập chương 2
Hệ thống Multi-code CDMA cung cấp nhiều loại tốc độ khác nhau bằng cách
ấn định cho mỗi người dùng một tập gồm M chuỗi mã, kích thước M của tập mã sẽ
thay đổi theo tốc độ yêu cầu. Tùy thuộc vào cách thức “ánh xạ” các bit dữ liệu vào
các chuỗi mã mà ta có các hệ thống Multi-code CDMA khác nhau.
a) Hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền song song
Trong hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền song song khi một người dùng
cần truyền một luồng dữ liệu có tốc độ lớn hơn tốc độ cơ bản M lần thì hệ thống sẽ
chuyển luồng dữ liệu này thành M luồng dữ liệu con song song (sử dụng bộ chuyển
đổi nối tiếp sang song song), M luồng dữ liệu con này được xem như là của M
người dùng độc lập, mỗi luồng sẽ được trải phổ (mã hóa) bằng một mã khác nhau
trong tập và được cộng lại trước khi chuyển lên truyền dẫn cao tần. Hình 2.10 miêu
tả sơ đồ khối bộ phát trong hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền song song.
Bộ thu của hệ thống Multi-code CDMA được xem như tương ứng với M bộ
thu của hệ thống DS-CDMA. Hình 2.11 miêu tả sơ đồ khối của bộ thu hệ thống
Multi-code CDMA kiểu truyền song song.
Hình 2.10: Sơ đồ khối bộ phát Multi-code CDMA kiểu truyền song song
Page 12
Báo cáo thực tập chương 2
Hình 2.11: Sơ đồ khối bộ thu Multi-code CDMA kiểu truyền song song
Để giảm sự tự xuyên nhiễu (self-interference) mà một người dùng sử dụng
nhiều mã có thể gặp phải thì các mã của cùng người dùng nên trực giao lẫn nhau.
b) Hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền M-ary
Trong hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền M-ary mỗi người dùng cũng
được gán một tập gồm M chuỗi mã. Các tốc độ dữ liệu khác nhau của người dùng
sẽ được hổ trợ bằng cách thay đổi kích thước M của tập chuỗi mã. Người dùng

truyền dữ liệu bằng cách chọn một chuỗi mã từ tập chuỗi của họ và truyền nó qua
kênh chung, bằng cách này (M ) bit dữ liệu đã được truyền trong một chu kỳ ký tự
dữ liệu.
Quá trình tạo mã cho một người dùng cho một hệ thống Multi-code CDMA
kiểu truyền M-ary cũng tương tự như quá trình tạo mã trong hệ thống Multi-code
CDMA kiểu truyền song song. Mỗi người dùng được gán một mã đặc trưng cho
người dùng (n), một tập mã { (n)|1 ≤ m ≤ M} được gọi là tập mã thông tin được
dùng chung cho tất cả người dùng. Tập mã cho người dùng thứ k là:
= { (n)|1 ≤ m ≤ M} = {(n)(n)|1 ≤ m ≤ M} (3.12)
Với cách tạo mã này thì bộ ánh xạ các ký tự dữ liệu M-ary vào các chuỗi(n),
bộ giải mã (bộ lọc tương hợp) và khối quyết định là giống nhau cho tất cả người
dùng. Mô hình bộ phát và bộ thu hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền Mary
được miêu tả trên hình 2.12
Tại bộ phát, một trong số M chuỗi mã thông tin (n) được chọn tùy thuộc vào
ký tự dữ liệu M-ary. Chuỗi mã này sẽ được nhân với chuỗi mã đặc trưng cho người
dùng và một hệ số biên độ , phép nhân giữa hai chuỗi mã được thực hiện theo kiểu
chip-nhân-chip. Chuỗi kết quả được điều chế và truyền ra ngoài kênh truyền.
Page 13
Báo cáo thực tập chương 2
Hình 2.12: Mô hình bộ phát và thu hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền M-
ary
Tại bộ thu, tín hiệu thu được giải điều chế, nhân với chuỗi đặc trưng cho người
dùng và được đưa qua bộ giải mã là một băng các bộ lọc tương hợp cho các chuỗi
thông tin (n) với 1 ≤ m ≤ M . Một đơn vị quyết định sẽ xác định chuỗi nào đã được
gởi (dò tìm cực đại) và cho ra ký tự dữ liệu M-ary tương ứng.
c) Mô hình Multi-code CDMA tổng quát
Như ta có thể thấy ở các phần trước, một hệ thống DS-CDMA gán cho mỗi
người dùng một mã trải phổ, các hệ thống Multi-code CDMA kiểu truyền song song
và kiểu truyền M-ary gán cho một người dùng một tập gồm M chuỗi mã. Trong các
hệ thống này, chỉ một phần hay toàn bộ các chuỗi mã của người dùng được sử dụng

để truyền tin trong một chu kỳ ký tự dữ liệu. Mô hình Multi-code CDMA tổng quát
này được miêu tả như ở hình 2.13.
Page 14
Báo cáo thực tập chương 2
Hình 2.13: Mô hình Multi-code CDMA tổng quát
Ứng với mô hình Multi-code CDMA kiểu truyền song song, mỗi người dùng
được gán M chuỗi mã, M chuỗi mã này được sử dụng đồng thời để trải rộng M
luồng dữ liệu khác nhau có được sau khối chuyển đổi nối tiếp sang song song. Tuy
nhiên, ứng với mô hình Multi-code CDMA kiểu truyền lựa chọn (mô hình Multi-
code CDMA kiểu truyền M-ary là một trường hợp đặc biệt của mô hình này) chỉ
một tập con gồm M' mã (M ≤ M ') là được truyền trong một chu kỳ ký tự, tập con
M' mã này tượng trưng cho một “từ mã” trong không gian từ mã được hình thành
do sự kết hợp các khả năng có thể có của M' chuỗi mã (có tính đến các chuỗi mã
trái dấu). Vì vậy, M' mã có thể hình thành nên một không gian từ mã với W= từ mã
khác nhau, mỗi từ mã tượng trưng cho một khối dữ liệu cụ thể với H = [ = W] bit,
trong đó () biểu thị số tổ hợp để chọn n từ m phần tử và [x] là số nguyên lớn nhất
không vượt quá x . Như vậy:
• Khi M = M' = 1, mô hình tổng quát tương ứng với mô hình hệ thống DS-
CDMA với tốc độ dữ liệu cơ bản là R.
• Khi 1 ≤ M ' ≤ M, mô hình tổng quát tương ứng với mô hình hệ thống Multi-
code CDMA kiểu truyền lựa chọn với tốc độ dữ liệu là HR .
• Khi M = M ' > 1, mô hình tổng quát tương ứng với mô hình hệ thống Multi-
code CDMA kiểu truyền song song với tốc độ dữ liệu là MR.
Page 15
Báo cáo thực tập chương 2
Hệ thống MTC-MC-CDMA (Multi-Code Multi-Carrier CDMA) là sự kết hợp
của hai hệ thống Multi-Code CDMA và Multi-Carrier CDMA. Hệ thống MTC–
MC-CDMA giúp tăng cường tốc độ trong việc truyền dữ liệu là video, hình ảnh …,
cải thiện chất lượng dữ liệu, dung lượng khi truyền trong môi trường nhiễu đa
đường, nhiễu đa truy cập.

Hệ thống multicode multicarrier CDMA hứa hẹn là phương pháp hỗ trợ cho
tốc độ dữ liệu lớn và đa người dùng trong hệ thống thông tin di động tế bào. Bằng
cách sử dụng lý thuyết multicode, hệ thống MC-MC-CDMA đã đạt được hai khả
năng là trải phổ tốt cũng như đa dạng về tần số. Cùng trong một băng thông, cả việc
phân tích và mô phỏng thì kết quả đều cho thấy rằng hệ thống MC-MC-CDMA làm
tốt hơn hệ thống đa sóng mang CDMA (Multicarrier CDMA) và đơn sóng mang đa
mã (single carrier multicode CDMA về xác xuất lỗi bit và dung lượng người dùng
trong điều kiện kênh truyền Rayleigh fading lựa chọn tần số.
• Kết luận:
 Hệ thống MTC–MC-CDMA giúp tăng cường tốc độ trong việc truyền dữ
liệu là video, hình ảnh…, cải thiện chất lượng dữ liệu, dung lượng khi truyền
trong môi trường nhiễu đa đường, nhiễu đa truy cập.
 Đạt được hai khả năng là trải phổ tốt cũng như đa dạng về tần số.
Page 16

×