Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 104 trang )



LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế
công trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc
Ninh ”.
Các kết quả đạt được là những nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý
chất l
ượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo nâng cao chất lượng lập dự án của tư
vấn thiết kế công trình thuỷ lợi, áp dụng cho công trình trạm bơm. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của
các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày t
ỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Hùng và PGS.TS Bùi
Văn Vịnh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần
thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô
giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại
học, Trường Đại học Thủy Lợi
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà nội, tháng 08 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Hoàng








BẢN CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả


Nguyễn Văn Hoàng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI TỈNH BẮC NINH 3
1.1. Đặc điểm tự nhiên và các dạng công trình thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Ninh 3
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 3
1.1.2. Các dạng công trình thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Ninh. 5
1.1.3.Các loại trạm bơm đã xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh 5
1.1.4. Một số hình ảnh trạm bơm đã xây dựng ở Bắc Ninh 8
1.2. Tổng quan về công tác tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi tỉnh Bắc Ninh 12
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn 13

1.2.2.Kết quả thực hiện. 14
1.2.3.Kết quả về công tác đấu thầu: 14
1.2.4.Kết quả cụ thể của từng mặt công tác quản lý đầu tư xây dựng. 15
1.3. Các giai đoạn lập dự án 20
1.3.1. Sơ đồ khải quát về lập dự án đầu tư xây dựng: 20
1.3.2. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: 20
1.3.3. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình 21
1.4. Những điều chỉnh thiết kế thường gặp và phân tích nguyên nhân 21
1.5. Những sự cố xảy ra liên quan đến tư vấn khảo sát thiết kế. 22
1.5.1. Mở đầu 22
1.5.2. Đối với công trình thủy công. 23
1.5.3.Đối với máy bơm và các thiết bị điện. 24
Kết luận chương I 26
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XÂY DỰNG CƠ BẢN, CÁC VẤN ĐỀ
VƯỚNG MẮC TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN THIẾT KẾ 27
2.1. Thủ tục, trình tự xây dựng cơ bản trong lĩnh vực tư vấn thiết kế. 27
2.1.1.Nguyên tắc chung trong QLCLCTXD trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP: 28
2.1.2.Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.28


2.1.3.Phân cấp các loại công trình xây dựng 29
2.1.4. Chỉ dẫn kỹ thuật 29
2.1.5. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân HĐXD 29
2.1.6. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng [Điều 11] 30
2.2. Khảo sát trong xây dựng công trình thuỷ lợi. 31
2.2.1. Mục đích và yêu cầu chất lượng của công tác khảo sát trong xây dựng 31
2.2.2. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng [Theo điều 47- Luật xây dựng] 35
2.2.3. Nội dung cơ bả
n của công tác khảo sát xây dựng công trình thủy lợi 36
2.2.4. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát. 38

2.3. Các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế công trình thuỷ lợi 40
2.3.1 Khái niệm 40
2.3.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa công tác thiết kế 40
2.3.3. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình 41
2.3.4. Tổ chức công tác thiết kế công trình xây dựng 42
2.3.5. Nội dung của các hồ sơ thiết kế 45
2.3.6. Trình duyệt, thẩm
định, thẩm tra và nghiệm thu thiết kế 47
2.3.7. Lưu trữ hồ sơ 52
2.3.8. Vấn đề kỹ thuật trong thiết kế một số dạng công trình thuỷ lợi: 54
2.4. Các vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực tư vấn thiết kế 65
2.4.1. Tổ chức bộ máy đơn vị trong TVTK 65
2.4.2. Nâng cao năng lực của cán bộ 67
Kết luận chương 2 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ V
ẤN
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM KIM ĐÔI- TỈNH BẮC NINH 69
3.1. Giới thiệu công trình. 69
3.2. Lựa chọn nhà thầu TVTK công trình trạm bơm Kim Đôi: 73
3.2.1. Lựa chọn nhà thầu 73
3.2. Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của hồ sơ đề xuất. 74
3.3. Lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế trạm bơm Kim Đôi 77


3.3.1. Diện tích tiêu lưu vực: 77
3.3.2. Cấp công trình 78
3.3.3. Hệ số tưới, tiêu 78
3.3.4.Tần suất thiết kế tưới tiêu 78
3.4. Kiểm tra và quản lý hồ sơ thiết kế 78
3.4.1. Thẩm định hồ sơ dự án trạm bơm Kim Đôi 79

3.4.2. Nội dung thẩm định hồ sơ dự án trạm bơm Kim Đôi. 80
3.4.3 Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình 81
3.5. Yêu cầu về cơ cấu t
ổ chức, năng lực của các bên tham gia như Ban quản lý dự
án, tư vấn thiết kế, thẩm định, thẩm tra 81
3.5.1. Cơ cấu tổ chức, năng lực của Ban quản lý dự án: 82
3.5.2. Cơ cấu tổ chức, năng lực của tư vấn khảo sát lập dự án: 82
3.5.3. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ
ch
ức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình 83
3.6. Nội dung đề cương khảo sát thiết kế, những đề xuất của tác giả đối với đơn vị
tư vấn khảo sát thiết kế khi lập dự án trạm bơm Kim Đôi 83
3.6.1. Nội dung đề cương khảo sát thiết kế 83
3.6.2. Những đề xuất của tác giả đối với đơn vị tư vấ
n khảo sát thiết kế khi lập dự
án trạm bơm Kim Đôi. 83
Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động
CDKT : Chỉ dẫn kỹ thuật
CĐT : Chủ đầu tư
CTTL : Công trình thủy lợi

CTXD : Công trình xây dựng
DAĐT : Dự án đầu tư
ĐKNL : Điều kiện năng lực
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
GS: : Giám sát
HSMT : Hồ sơ mời thầu
HTQLCL:Hệ thống quản lý chất lượng
KS :Khảo sát
KSĐC : Khảo sát
địa chất
KSĐH : Khảo sát địa hình
KSTV : Khảo sát thủy văn
KT-KT : Kinh tế - kỹ thuật
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NT: : Nhà thầu

QC: : Quy chuẩn
QĐĐT : Quyết định đầu tư
QLCT : Quản lý công trình
QLCLCT : Quản lý chất lượng công trình
QLCLCTXD
:Quản lý chất lượng công trình xây dựng
QLDA : Quản lý dự án
QLNN : Quản lý nhà nước
QLTK : Quản lý thiết kế
TK : Thiết kế
TKCS : Thiết kế cơ sở
TKBVTC : Thiế
t kế bản vẽ thi công
TĐDA : Thẩm định dự án

TVKS : Tư vấn khảo sát
TVTK : Tư vấn thiết kế
TKKT : Thiết kế kỹ thuật
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật




DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Ảnh trạm bơm Hán Quảng 8
Hình 2: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm bơm Hán Quảng 9
Hình 3: Ảnh trạm bơm Tân Chi 2 9
Hình 4: Máy được lắp đặt tại trạm Tân Chi 2 10
Hình 5: Ảnh trạm bơm Trịnh Xá 10
Hình 6: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm Trịnh Xá 11
Hình 7: Ảnh trạm bơm Hiền Lương 11
Hình 8: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm Hiề
n Lương 12


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư vấn thiết kế công trình xây dựng và công tác tư vấn thiết kế công
trình thuỷ lợi nói riêng là một trong những công việc mang tính quyết định chất
lượng công trình, tiết kiệm kinh phí. Công trình thuỷ lợi là thường xuyên chịu tác
động mạnh của điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, khí
tượng phứ

c tạp nên công tác tư vấn thiết kế càng cần được quan tâm đúng mức.
Nước ta là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu nên các công trình thuỷ lợi đã được Đảng, chính phủ và các tổ chức
quốc tế quan tâm từ khâu đầu tư, tư vấn thiết kế, xây dựng công trình đến vận hành
khai thác công trình để đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai; đảm bảo môi trường
sinh thái ; phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Trong những năm qua do công tác thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát chưa đủ
độ tin cậy, tính toán lựa chọn quy mô và giải pháp công trình chưa phù hợp tại một
số công trình thuỷ lợi nên đã xảy ra những hư hỏng, sự cố ngay sau khi đưa vào vận
hành khai thác. Việc khắc phục, sửa chữa hậu quả hết sức tố
n kém, ảnh hưởng đến
tình hình kinh tế, đời sống xã hội của một bộ phận nhân dân trong khu vực khai thác
công trình, Chính vì lẽ đó việc phân tích những nguyên nhân gây hư hỏng, sự cố
công trình, rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dự án do tư vấn khảo
sát thiết kế công trình thuỷ lợi lập là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Hơn nữa,
nếu công tác lập dự án của Tư vấ
n thiết kế thiếu chuẩn xác dẫn đến nhiều hệ luỵ
như: Đầu tư kém hiệu quả, điều chỉnh thiết kế, kéo dài thời giant hi công…. Vì vậy,
tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết kế công
trình thuỷ lợi và ứng dụng vào công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất đượ
c một số giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án của tư vấn thiết
kế công trình thuỷ lợi, áp dụng cho công trình trạm bơm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
2

- Phương pháp nghiên cứu tổng quan
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu

- Phương pháp chuyên gia, hội thảo
- Phương pháp quan sát trực tiếp
- Phương pháp nhân quả
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Trạm bơm.
- Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến chất lượng công tác tư vấn thiết kế

và đầu tư xây dựng, trọng tâm là Nghị định 15/2013/NĐ- CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
Các vấn đề chuyên môn kỹ thuật và chất lượng công trình thuỷ lợi trong khảo
sát và lập dự án của tư vấn thiết kế, trong tâm là trạm bơm trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng quan và thực trạng về công tác tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi ở tỉnh
Bắc Ninh.
- Hệ thống hoá các thủ tục, trình tự xây dựng cơ bản, các vấn đề kỹ thuật và
những vướng mắc cần khắc phục nhằm đạt hiệu quả và chất lượng hơn trong công
tác tư vấn thiết kế.
- Đề xuất các giải pháp quản lý về năng lực liên quan đến các bên tham gia (
TVTK, Thẩm tra, Thẩm định, Ban QLDA…) và áp dụng tiến b
ộ khoa học trong
công tác khảo sát, thiết kế công trình trạm bơm Kim Đôi- tỉnh Bắc Ninh.




3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH THUỶ LỢI TỈNH BẮC NINH
1.1. Đặc điểm tự nhiên và các dạng công trình thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Ninh.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, toàn tỉnh có diện
tích tự nhiên 82.271 ha. Toạ độ địa lý:
- Từ 20
0
57’51’’ đến 21
0
15’50’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 105
0
54’14’’ đến 106
0
18’28’’ kinh độ Đông.
Tỉnh được giới hạn:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội.
1.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.
Địa hình của tỉnh tương đối đồng nhất: 99,5% diện tích là đồng bằng, 0,5%
còn lại là địa hình đồi núi thấp và phân cách yếu. Nhìn tổng thể địa hình c
ủa tỉnh có
hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được thể hiện qua dòng chảy
mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn,
với vùng đồng bằng thường có cao độ từ 3-7m, chênh lệch giữa địa hình đồng bằng
với địa hình dạng núi và trung du thường là 100-200m, còn một số đồi bát úp nằm

rải rác ở một số huyện Quế Võ, Tiên Du và Gia Bình.
Do hệ thống đê điều và các núi đồi xen kẽ cao thấp đã phân cách các khu vực
trong tỉnh tạo thành các dạng địa hình phức tạp, các khu trũng ở các huyện: Yên
Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài rất hay ngập úng vào
mùa mưa, khó tiêu thoát. Cũng có một số diện tích thuộc chân ruộng cao khó dẫn
nước tưới nên hay bị hạn ( loại diện tích này nhỏ). Tổng diện tích cao, thấp cục bộ
chiếm khoảng 30% diệ
n tích canh tác toàn tỉnh.
Với dạng địa hình trên Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng cây
4

trồng, vất nuôi, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song
cũng khó khăn là phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa chọn
cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp đối với từng dạng địa hình mới phát huy hết
được tiềm năng đất đai của tỉnh.
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo.
Đặc điểm
địa chất tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung
Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến
đệ tứ, song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là
thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bổ trên hầu
hết các dãy núi, thành phần thạnh học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành
tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. Ở các vùng núi do bị
bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏ
ng, càng xuống phía Nam bề dày có thể
đạt tới 100m, trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt từ 30-:- 50m.
1.1.1.4. Đất đai thổ nhưỡng.

Theo bản đồ quy hoạch thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do viện
quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh có các loại đất cơ bản như sau: đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (P
h
g)
chiếm diện tích chủ yếu (11.148,95 ha), chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên; đất
phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình (pg) chiếm diện tích lớn thứ hai
(10.916,74ha), chiếm 13,27% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc theo hệ thống sông
Cầu thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng 2 vụ lúa.
1.1.1.5. Đặc điểm khí hậu.
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa
nhiều, mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, mùa khô bắt đầu từ
tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa
5

chiếm 83-86% tổng lượng mưa năm, còn lại 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ từ 14-
17% tổng lượng mưa năm.
Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa 2 tháng
này chiếm 35-38% tổng lượng mưa năm gây ra ngập úng trong vùng.
Hai tháng mưa ít nhất là tháng XII và tháng I, tổng lượng mưa 2 tháng này chỉ
chiếm 1,5-2,5% tổng lượng mưa năm, thậm trí có nhiều tháng không mưa gây ra
tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
1.1.2. Các dạng công trình thuỷ l
ợi ở tỉnh Bắc Ninh.
Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ v/v quản lý
chất lượng công trình xây dựng, công trình thuỷ lợi có các loại sau:
a) Hồ chứa nước;
b) Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông);
c) Đê - Kè - Tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai;

d) Tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nướ
c, đường
hầm thủy công, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
đ) Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất.
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng do vậy chỉ có các dạng công trình thuộc
loại c), d), đ). Các dạng công trình thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Ninh gồm:
Công trình tưới như: trạm bơm tưới, kênh tưới và các công trình trên kênh.
Công trình tiêu: trạm bơm tiêu, kênh tiêu và các công trình trên kênh.
Công trình chống lũ: đê, kè, cống qua đê và các công trình trên đê khác.
Công trình cấp nước sinh hoạt: cấp nước đô thị, cấp nước sạch tập trung nông
thôn.
1.1.3.Các loại trạm bơm đã xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh.
Toàn tỉnh Bắc Ninh chia làm hai vùng tưới: Vùng tưới hệ thống thủy nông Bắc
Đuống và vùng tưới hệ thống thủy nông Nam Đuống.
1.1.3.1.Vùng tưới hệ thống thủy nông Bắc Đuống:
Vùng tưới hệ th
ống thủy nông Bắc Đuống chia làm hai khu tưới:
- Khu tưới lấy nước sông ngoài: lấy nước sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ.
6

Khu tưới lấy nước trực tiếp gồm 18 trạm bơm do Công ty Thủy nông Bắc Đuống
quản lý (bao gồm 3 trạm bơm lấy nước sông Đuống, 1 trạm bơm lấy nước sông Cà
Lồ và 14 trạm bơm lấy nước sông Cầu) và 15 trạm bơm do địa phương quản lý. Một
số công trình đầu mối tưới chính:
+ Trạm bơm Trịnh Xá: Công suất thiết kế 8 x 10.000m3/h; diện tích t
ưới
11.318 ha đất canh tác của các huyện Yên Phong, Tiên Du, Thị xã Từ Sơn, TP Bắc
Ninh và 12 xã Nam đường 18 của huyện Quế Võ. Do xây dựng từ năm 1964 nên
hiện nay các thiết bị điện già cỗi hay bị sự cố bất thường, có 02 động cơ điện (máy
4 và máy 7) đã phải thay mới cuộn dây Stator, phần cơ khí bị mài mòn, sửa chữa,

thay thế các chi tiêt máy nên không thể đưa các thông số kỹ thuật về như nguyên
thủ
y ban đầu được, do vậy năng lực phục vụ kém, không đảm bảo phục vụ sản xuất.
+ Trạm bơm Thái Hòa: Là trạm bơm tưới tiêu kết hợp, xây dựng năm 1988
được nâng cấp cải tạo năm 1998. Công suất thiết kế là 21 x 1000 m3/h. Trạm có
nhiệm vụ tưới cho 1.500ha khu vực cuối kênh Nam Trịnh xá và khu Thái Hòa –
Quế Võ từ La Miệt trở lại và tiêu cho 1.540ha của khu Phượng Mao ra sông Đuống.
Diện tích tưới th
ực tế hiện nay là 1.153ha.
+ Trạm bơm Kim Đôi 1: Là trạm bơm tưới tiêu kết hợp, được xây dựng năm
1966. Công suất thiết kế là 5 x 10.000 m3/h, diện tích tưới thiết kế là 3.000ha; diện
tích tưới thực tế là 1.415ha. Trạm bơm được xây dựng vào năm 1968, hiện nay các
thiết bị điện già cỗi hay có sự cố bất thường, phần cơ khí bị mài mòn, sửa chữa hoặc
thay thế các chi tiết máy h
ết sức khó khăn không thể đưa các thông số kỹ thuật về
kích thước nguyên thủy ban đầu được nên độ ổn định tuổi thọ của tổ máy sau chu
kỳ đại tu giảm nhiều.
+ Trạm bơm Xuân Viên: Là trạm bơm tưới tiêu kết hợp, được xây dựng năm
1971. Công suất thiết kế là 10 x 1000 m3/h, diện tích tưới thiết kế là 973ha; diện
tích tưới thực tế là 197ha. Trạm bơm được xây d
ựng năm 1971, phần điện kém, lạc
hậu, không an toàn, phần cơ máy bơm mòn, hư hỏng lớn, mỗi lần sửa chữa rất tốn
kém. Hiệu quả công suất còn lại khoảng 45-60%.
+ Trạm bơm Cầu Găng: Diện tích tưới thiết kế là 450ha; diện tích tưới thực tế
7

là 232ha. Trạm bơm được xây dựng năm 1980, phần điện đóng cắt trực tiếp, bảo vệ
sơ sài, độ tin cậy kém. Phần cơ hư hỏng nhiều, ống xả kém, hiệu suất còn lại
khoảng 50-60%.
+ Trạm bơm Thọ Đức: Trạm bơm tưới xây dựng năm 1997, công suất thiết kế

là 3 x 1000 m3/h. Diện tích tưới thiết kế là 471ha; diện tích tưới thực t
ế là 338ha.
+ Trạm bơm Phùng Dị: Trạm bơm tưới xây dựng năm 1983, công suất thiết kế
là 2 x 1000 m3/h. Diện tích tưới thiết kế là 410ha; diện tích tưới thực tế là 140ha.
+ Trạm bơm Sài Đồng: Trạm bơm tưới xây dựng năm 1975, công suất thiết kế
là 2 x 1000 m3/h. Diện tích tưới thiết kế là 500ha; diện tích tưới thực tế là 318ha.
- Khu tưới lấy nước sông trục và kênh tiêu nội đồng: Toàn hệ thống có 25 trạm
bơm lấy nước sông trục do công ty thủy nông Bắc Đuống quản lý, diện tích tưới
thiết kế là 4.199ha, diện tích tưới thực tế là 2.940ha và 150 trạm bơm do địa phương
quản lý có diện tích tưới thiết kế là 5.578ha, diện tích tươi thực tế là 4.462ha.
1.1.3.2. Vùng tưới hệ thống thủy nông Nam Đuống:
Hệ thống thủy nông Nam Đuống có hai nguồn lấy nước chủ yếu là sông trục
Bắ
c Hưng Hải và sông Đuống.
- Khu tưới lấy nước từ nguồn Bắc Hưng Hải: Đây là nguồn cung cấp nước chủ
yếu của hệ thống thủy nông Nam Đuống. Toàn khu tưới có 18 trạm bơm do công ty
thủy nông Nam Đuống quản lý (Diện tích tưới thiết kế là 18.905ha, diện tích tưới
thực tế là 14.034ha) và 165 trạm bơm do địa phương quản lý. Một số công trình đầu
mố
i tưới chính:
+ Trạm bơm Như Quỳnh: Trạm bơm mới được nâng cấp sửa chữa, công suất
lắp máy là 4 x 10.8000 m3/h với diện tích tưới ban đầu là 16.500ha tưới cho diện
tích canh tác các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài tỉnh Bắc Ninh và một
phần diện tích của huyện Gia Lâm. Sau khi nâng cấp công trình không phát huy
được hiệu quả gây khó khăn trong việc lấy nước tưới.
+ Trạm bơm Ngọc Quan: Trạm bơm tưới tiêu kết hợp, công suấ
t lắp máy là 5
x 4.000 m3/h với diện tích tưới thiết kế là 3.687ha, diện tích tưới thực tế là 1.620ha,
kết hợp cho tiêu 1.080ha.
8


+ Trạm bơm Kênh Vàng 1: Trạm bơm tưới, công suất thiết kế là 8 x 1.800
m3/h với diện tích tưới thiết kế là 2.000ha, diện tích tưới thực tế là 987ha.
+ Trạm bơm Xuân Lai: Trạm bơm tưới tiêu kết hợp, công suất thiết kế là 8 x
1.000 m3/h với diện tích tưới thiết kế là 2.450ha, diện tích tưới thực tế là 500ha.
- Khu tưới lấy nước từ nguồn sông Đuống: Có 2 trạm bơm do công ty thủy
nông Nam Đ
uống quản lý (trạm bơm Môn Quảng, Song Giang) và 2 trạm bơm do
địa phương quản lý (trạm bơm Hữu Ái, Cổ Thiết). Diện tích tưới thiết kế là
3.939ha, diện tích tưới thực tế là 3.859ha.
+ Trạm bơm Môn Quảng: Trạm bơm tưới, công suất thiết kế là 11 x 1.800
m3/h với diện tích tưới thiết kế là 3.000ha, diện tích tưới thực tế là 3.600ha.
+ Trạm bơm Song Giang: Trạm bơm tưới, công suất thiết k
ế là 6 x 2.730 m3/h
với diện tích tưới thiết kế là 750ha, diện tích tưới thực tế là 230ha.
1.1.4. Một số hình ảnh trạm bơm đã xây dựng ở Bắc Ninh.
* Trạm bơm Hán Quảng: Thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hoàn thành vào
năm 2010. Trạm bơm gồm 5 tổ máy bơm hỗn lưu trục đứng ký hiệu 1350VZM do
Tập đoàn EBARA sản xuất. Lưu lượng mỗi tổ máy là 33.8400 m3/h, cột nước bơ
m
7,68m, tốc độ vòng quay 590v/p, động cơ công suất 250kw.

Hình 1: Ảnh trạm bơm Hán Quảng
9


Hình 2: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm bơm Hán Quảng
* Trạm bơm Tân Chi 2: Thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hoàn thành vào năm
1999 từ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản. Trạm bơm gồm 4 tổ máy bơm hỗn lưu trục
đứng ký hiệu 1350VZM do Tập đoàn EBARA sản xuất. Lưu lượng mỗi tổ máy là

14.400 m3/h, cột nước bơm 7,3m, tốc độ vòng quay 245v/p, động cơ công su
ất
400kw. Đây là trạm bơm tiêu lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh.

Hình 3: Ảnh trạm bơm Tân Chi 2
10


Hình 4: Máy được lắp đặt tại trạm Tân Chi 2
* Trạm bơm Trịnh Xá: Thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được đi vào hoạt
động và những năm 1969. Trạm bơm gồm 8 tổ máy trục đứng có ký hiệu KP1-87
lưu lượng mỗi tổ máy là 11.000 m3/h, cột nước bơm 6m, sử dụng động cơ điện
320kw điện áp 6KV. Đây là trạm bơm tiêu do Triều Tiên sản xu
ất theo kiểu 04-87
của Liên Xô.

Hình 5: Ảnh trạm bơm Trịnh Xá
11


Hình 6: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm Trịnh Xá
* Trạm bơm Hiền Lương: Thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh được đi vào hoạt
động năm 1968. Trạm bơm gồm 9 tổ máy trục đứng có ký hiệu KP1-87 lưu lượng
mỗi tổ máy là 11.000 m3/h, cột nước bơm 6m, sử dụng động cơ điện 320kw điện áp
6KV. Đây là trạm bơm tiêu do Triều Tiên sả
n xuất theo kiểu 04-87 của Liên Xô.

Hình 7: Ảnh trạm bơm Hiền Lương
12



Hình 8: Ảnh máy được lắp đặt tại trạm Hiền Lương
1.2. Tổng quan về công tác tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi tỉnh Bắc Ninh
Là một tỉnh công nghiệp, những năm gần đây, các công trình thủy lợi không
những phải đáp ứng nhu cầu cấp nước sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt,
chống lũ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các khu công nghiệp mà còn phả
i đáp ứng
nhu cầu tiêu nước tăng cao do cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang sản
xuất công nghiệp, phần lớn mặt bằng đã bị san lấp làm cho hệ số tiêu tăng đáng kể.
Xã hội ngày càng tiến bộ tạo điều kiện để thủy lợi phát triển, phục vụ đắc lực nhu
cầu ngày càng cao hơn, đa dạng và phong phú h
ơn của sự nghiệp phát triển KT-XH
của tỉnh.
Được sự quan tâm của Đảng, của Chính Phủ, của tỉnh Bắc Ninh, trong những
năm gần đây đã được đầu tư rất nhiều các công trình thuỷ lợi, công tác tư vấn thiết
kế được ngành Nông Nghiệp hết sức coi trọng. Theo thống kê của sở Kế hoặch đầu
tư toàn tỉnh có 57 doanh nghiệp hoạt động trong l
ĩnh vực tư vấn thiết kế công trình
thuỷ lợi. Ngoài 57 doanh nghiệp trong tỉnh còn có các doanh nghiệp tư vấn thuỷ lợi
khác như Tổng công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam, Viện khoa học thuỷ lợi.
Thị trường cạnh tranh công việc tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi của tỉnh
13

diện ra rất quyết liệt, công khai, minh bạch và đúng trình tự theo quy định của pháp
luật đã góp phần tạo nên chất lượng của công tác tư vấn thiết kế công trình thuỷ lợi
của tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tổng quan công
tác TVTK CTTL ở Băc Ninh được tác giả trình bày theo từng mục như sau:
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn.
1.2.1.1.Thuận lợ
i.

- Các dự án đầu tư xây dựng các công trình cho lĩnh vực thủy lợi, đê điều và
PCLB giảm nhẹ thiên tai, nước sạch và VSMT nông thôn luôn nhận được sự quan
tâm của Chính phủ, các Bộ, Ngành và UBND tỉnh;
- Sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác
XDCB các công trình do ngành Nông nghiệp & PTNT quản lý;
- Lãnh đạo S
ở luôn quan tâm chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ
đầu tư và các nhà thầu thực hiện các dự án được giao, theo đúng tiến độ và các qui
định về XDCB Nhà nước ban hành;
- Các đơn vị được giao làm chủ đầu tư và quản lý dự án luôn tích cực điều
hành, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban và các đơn vị trong Ngành, cùng với
sự cố gắng của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình trong việc nâng cao chất
lượ
ng và đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng;
- Các dự án được lựa chọn có sự chọn lọc, việc bố trí vốn cho các công trình
năm 2013 có sự tập trung hơn, không dàn trải.
1.2.1.2.Khó khăn.
- Việc phân bổ vốn cho một số dự án còn hạn chế, nhất là các dự án thủy nông
sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương như dự án trạm bơm Xuân Viên; dự án
trạm bơm Lương Tân; dự án trạm b
ơm Vọng Nguyệt… dẫn đến phải nhiều lần điều
chỉnh tổng mức, chỉ tiêu thiết kế đến thời điểm đầu tư xong đã bị lạc hậu không đáp
ứng được nhu cầu hiện tại.
- Các công trình thuỷ nông đa phần là cải tạo, nâng cấp công trình đã có nên
vừa thi công vừa phải phục vụ sản xuất, một số công trình còn phải làm nhiệm vụ
14

trữ nước, dẫn nước tạo nguồn để chống hạn phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân.
- Đa số các công trình thực hiện theo tuyến, liên quan đến nhiều xã, nhiều

huyện nên việc đề xuất công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, trình tự
thủ tục về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng phải qua nhiều khâu phức
t
ạp, phụ thuộc vào Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng do các huyện, thị xã,
thành phố thành lập nên tiến độ công tác bồi thường GPMB một số dự án chậm
được triển khai thực hiện.
1.2.2.Kết quả thực hiện.
Năm 2013 ngành Nông nghiệp và PTNT được giao nhiệm vụ triển khai và tiếp
tục thực hiện 95 dự án, với kế hoạch vốn đầu tư được ghi cho 55 dự
án là 458,251
tỷ đồng (tăng hơn so với năm 2012 là 57,82 tỷ đồng), trong đó Trung ương giao
202,826 tỷ đồng; Tỉnh giao 136,995 tỷ đồng và vốn khác là 118,429 tỷ đồng. Kết
quả thực hiện đến 31/12/2013 với khối lượng đạt tổng giá trị là 738,596 tỷ đồng
(tăng hơn so với năm 2012 là 242,29 tỷ đồng), đạt 161% KH; tổng giá trị giải ngân
được 411,714 tỷ đồng (tăng hơn so với năm 2012 là 50,776 t
ỷ đồng), đạt 90% KH,
1.2.3.Kết quả về công tác đấu thầu:
Trong năm 2013 các đơn vị trong Ngành đã thực hiện công tác đấu thầu cho
tổng số 176 gói thầu (66 gói thầu tư vấn và 110 gói thầu xây lắp) thuộc 24 dự án có
tổng giá trị gói thầu là 2.0460,308 tỷ đồng. Kết quả đấu thầu cho thấy giá trúng thầu
là 1.987,493 tỷ đồng, giảm giá được 58,815 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giảm giá bình quân là
2,87% so vớ
i giá gói thầu được duyệt. Cụ thể theo từng hình thức đầu thầu như sau:
Thực hiện đấu thầu rộng rãi cho 21 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu là
1.080,568 tỷ đồng, kết quả đấu thầu các gói thầu cho thấy giá trúng thầu là
1.047,378 tỷ đồng, giảm 33,190 tỷ đồng, bằng 3,07 % so với giá trị gói thầu được
duyệt.
Thực hiện đấu thầu hạn chế cho 13 gói thầu, tổng giá trị
các gói thầu là 4,668
tỷ đồng, kết quả chỉ định các gói thầu cho thấy giá trúng thầu là 4,469 tỷ đồng, giảm

0,199 tỷ đồng, bằng 4,26% so với giá trị gói thầu được duyệt.
Thực hiện chỉ định thầu cho 142 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu là 961,071
15

tỷ đồng, kết quả chỉ định các gói thầu cho thấy giá trúng thầu là 935,647 tỷ đồng,
giảm 25,425 tỷ đồng, bằng 2,65 % so với giá trị gói thầu được duyệt.
Thực hiện nghiêm túc thông báo số 43/TB-UBND ngày 05/7/2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh và văn bản hướng dẫn số 1152/KH-XDCB ngày 30/11/2011 của Sở Kế
hoạch và Đầu tư về thực hiện tiết kiệm trong đấu thầu: Qua kết qu
ả đấu thầu cho thấy
66 gói thầu tư vấn có tổng giá trị là 40,853 tỷ đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu cho thấy
giá trúng thầu là 38,496 tỷ đồng, giảm được 2,358 tỷ đồng, bằng 5,77% so với giá gói
thầu được duyệt. Đối với các gói thầu xây lắp gồm có 110 gói thầu có tổng giá trị là
2.005,455 tỷ đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu cho thấy giá trúng thầu là 1.948,997tỷ
đồng, giả
m được 45,457 tỷ đồng, bằng 2,82% so với giá gói thầu được duyệt.
1.2.4.Kết quả cụ thể của từng mặt công tác quản lý đầu tư xây dựng.
1.2.4.1.Công tác chỉ đạo điều hành:
- Lãnh đạo Sở luôn quan tâm chỉ đạo, theo dõi sát sao, cụ thể từng dự án, kịp
thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu
tư, các đơn vị tư vấ
n và các nhà thầu thực hiện các dự án được giao theo đúng qui
định về XDCB Nhà nước ban hành.
- Các chủ đầu tư luôn tích cực điều hành, phối hợp chặt chẽ với các phòng,
ban và đơn vị trong Ngành, cùng với sự cố gắng của các nhà thầu xây dựng công
trình trong việc nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ các công trình XDCB.
- Trong năm 2013 Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26-
CT/TU ngày 25/12/2012 của Ban Thườ
ng vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, vốn Trái phiếu

Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
1.2.4.2.Công tác khảo sát, thiết kế.
Công tác tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế BVTC cơ bản đáp ứng được yêu
cầu, thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về
xây
dựng nói chung và của Ngành nói riêng. Việc lập dự toán công trình: Cơ bản áp
dụng đúng các định mức, đơn giá về XDCB, các thông tư hướng dẫn và các chế độ
chính sách hiện hành.
16

Tồn tại:
- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt đề cương, nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ
thiết kế ở một số đơn vị còn chưa được quan tâm.
- Một số nhà thầu tư vấn còn chưa tập trung trong việc đẩy nhanh tiến độ công
việc, đặc biệt là công tác lập các dự án đầu tư. Nội dung thuyết minh thiết kế còn sơ
sài, tính toán thiết kế
chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chưa đánh giá kỹ hiện trạng
công trình, chưa đưa được các giải pháp hợp lý cho công trình dẫn đến phải chỉnh
sửa hồ sơ nhiều lần. Biện pháp thi công một số công trình chưa phù hợp với thực tế,
dẫn đến trong quá trình thi công phải điều chỉnh.
- Công tác khảo sát của một số đơn vị tư vấn còn chưa chặt chẽ, đôi lúc còn bỏ
sót hạng mục công trình hoặc đánh giá chưa đúng về các điều kiện địa hình, địa
chất.
- Công tác giám sát chất lượng khảo sát ở đa số các đơn vị chưa tuân thủ đúng
quy định, còn cử cán bộ có chuyên môn không phù hợp với chuyên ngành thực
hiện.
1.2.4.3.Công tác thẩm tra, thẩm định liên quan đến TVTK CTTL:
- Công tác tham gia ý kiến thiết kế cơ sở đảm bảo đúng tiến độ, phù hợp với
quy hoạch, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo ổn định công trình và các quy định
về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ

- Công tác thẩm định thiết kế BVTC: Cơ bản thực hiện đúng quy mô của dự án
được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Công tác thẩm định dự toán: Đảm bảo áp dụng đúng các định mức, đơn giá
về XDCB, các thông t
ư hướng dẫn và các chế độ chính sách hiện hành.
- Công tác thẩm tra thiết kế của cơ quan nhà nước theo Nghị định
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng đã được triển khai thực hiện.
Tồn tại:
- Một số đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án khi trình lên Sở xin ý kiến
tham gia thiết kế cơ sở đã không chuẩn bị thành phầ
n hồ sơ đầy đủ theo quy định
17

trước khi trình. Đồng thời khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư và đơn
vị tư vấn không tập trung chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ dẫn đến công tác tham gia ý
kiến về thiết kế cơ sở mất nhiều thời gian.
- Một số công trình do các đơn vị làm chủ đầu tư tự thẩm định hoặc thuê tư
vấn thẩm tra, phê duyệt h
ồ sơ thiết kế BVTC chưa tuân thủ theo quy mô, thông số
kỹ thuật, biện pháp thi công theo dự án được duyệt.
- Ở một số công trình khi thuê đơn vị tư vấn thẩm tra, chủ đầu tư không kiểm
tra điều kiện năng lực dẫn đến cán bộ thẩm tra không có chứng chỉ phù hợp với
công trình.
- Một số công trình do các đơn vị trong Ngành làm chủ đầu tư không thực hiện
việ
c tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và thẩm tra thiết kế BVTC theo quy định.
1.2.4.4.Công tác đấu thầu, chỉ định thầu trong lựa chọn nhà thầu:
Trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu các đơn vị đều thực hiện đúng
theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Sửa đổi và Nghị định

85/2009/NĐ-CP ngày của Chính Phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, không xảy ra vi phạm và khiếu kiện trong công
tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
Tồn tại:
- Công tác lập, trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa được thực hiện cho
toàn bộ công trình, đa số đều phải lập kế hoạch cho một số gói thầu hoặc từng gói
thầu dẫn đến phải trình đi, trình lại mất nhiề
u thời gian.
- Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án khi chỉ định thầu
còn chưa chú trọng nhiều đến các điều kiện về năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm
của các tổ chức và cá nhân tham gia, dẫn đến nhà thầu tư vấn của một số công trình
có năng lực yếu, chất lượng hồ sơ thiết kế và d
ự toán còn nhiều sai sót.
1.2.4.5.Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư:
- Công tác kiểm tra của chủ đầu tư và của Ngành trong năm 2013 được đẩy
mạnh, được tiến hành thường xuyên đối với từng công trình, hạng mục công trình
cụ thể nên chất lượng các công trình XDCB luôn được đảm bảo đúng quy chuẩn và
18

tiêu chuẩn, đảm bảo ổn định và phát huy hiệu quả tốt.
- Các đơn vị làm chủ đầu tư đã phân công cụ thể từng cán bộ thực hiện việc
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát từng quá trình thực hiện công tác XDCB.
- Công tác giám sát của đơn vị quản lý sử dụng được thực hiện nghiêm chỉnh
từ khâu lập dự án đến khi thi công, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử
dụng.
Tồn t
ại:
- Công tác tư vấn giám sát một số công trình còn thực hiện chưa nghiêm túc,
nhiều tư vấn giám sát không lập nhật ký giám sát;
- Việc kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư đối với một số công trình thuê tư vấn

giám sát còn chưa thường xuyên, đầy đủ dẫn đến thời gian giám sát của đơn vị tư
vấn giám sát tại hiện trường chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Một số đơn vị lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát không có chức năng, nhiệm vụ phù
hợp, cán bộ giám sát có chứng chỉ hành nghề không phù hợp với công trình.
- Năng lực cán bộ giám sát của một số đơn vị làm chủ đầu tư còn chưa đáp
ứng yêu cầu, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
1.2.4.6.Công tác thông tin, báo cáo.
- Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩ
y mạnh, việc cập nhật các văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước được thực hiện thường xuyên, công tác hướng
dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước, của Tỉnh về công tác XDCB được kịp
thời. Sở đã ra 8 văn bản thông tin và hướng dẫn thực hiện các văn bản mới đăng
trên các trang báo điện tử của Chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ Kế ho
ạch và Đầu tư, của
Sở Xây dựng ban hành. Đồng thời trong năm 2013, phòng Quản lý xây dựng công
trình đã tham mưu cho Lãnh đạo Sở tổ chức hai hội nghị là hội nghị Quán triệt và
triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 25/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và hội nghị tập huấn về Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và các
thông tư hướng dẫn thực hiệ
n tới toàn thể cán bộ thực hiện công tác XDCB trong
toàn Ngành.

×