Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 104 trang )


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình của TS. Mỵ Duy Thành, và những ý kiến về chuyên
môn quý báu của các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng, khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã
hướng dẫn khoa học và cơ quan cung cấp số liệ
u cho tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế
nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Hải Thành









LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các
trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Hải Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 5
1.1. Các khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây
dựng 5
1.1.1. Khái niệm về công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng 5
1.1.2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng 5
1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng 6
1.2.1. Thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng 6
1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng 6
1.2.3. Nội dung ho
ạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các
giai đoạn của dự án 7
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng công trình
xây dựng 8

1.3. Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng 9
1.4. Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 12
1.5. Những đặc thù riêng trong công tác xây dựng công trình thủy lợi 13
1.5.1. Đặc điểm của các công trình thủy lợi 13
1.5.2. Tính chất củ
a việc thi công các công trình thủy lợi (4 tính chất cơ bản) 14
1.6. Thành tựu đạt được trong thời gian qua trong công tác quản lý chất lượng
CTTL 15
1.7.Những tồn tại 20
1.8. Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 25

2.1.Mô hình tổ chức quản lý chất lượng CTTL của các chủ thể tham gia vào
quá trình quản lý chất lượng 25
2.1.1. Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý chất lượng của chủ đầu tư ở
Việt Nam 25
2.1.2 Mô hình quản lý chất lượng CTTL của các cơ quan quản lý nhà nước ở
Việt Nam 28
2.1.3. Mô hình quản lý chất lượng công trình của các nhà thầu tư vấn xây dựng
thủy lợi ở Việt Nam 36
2.1.4. Mô hình quản lý ch
ất lượng thi công của nhà thầu xây dựng ở Việt Nam. 38
2.2. Quản lý chất lượng công trình thủy lợi ở một số quốc gia trên thế giới 43
2.2.1. Cộng hòa Pháp 44
2.2.2. Hoa Kỳ 45
2.2.3. Liên bang Nga 45
2.2.4. Trung Quốc 46
2.2. 5. Singapore 47
2.3.Kết luận chương 2 48

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HIỆN NAY 49
3.1.Những quy định về quản lý chất lượng hiện nay ở việt Nam 49
3.2.Nghiên c
ứu mô hình tổ chức quản lý chất lượng một số công trình thủy lợi
hiện nay 51
3.2.1 Phân tích mô hình tổ chức quản lý chất lượng của công trình của ba
công trình nghiên cứu 59
3.2.2. Phân tích cách bố trí nhân lực trên tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện
công trình của mô hình tổ chức quản lý chất lượng ba công trình nghiên cứu 65
3.2.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng cho các công trình thủy lợi 69
3.3 Kết lu
ận chương 3 71

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA HAO HAO HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH
HÓA 73
4.1.Giới thiệu chung về công trình 73
4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa mạo khu vực xây dựng công trình73
4.1.2. Điều kiện thuỷ văn, sông ngòi 73
4.1.3. Điều kiện xã hội, dân sinh kinh tế 74
4.1.4 Nhiệm vụ công trình 75
4.1.5 Quy mô công trình và các thông số kỹ thuật chủ yếu 75
4.1.6. Thờ
i gian thực hiện và tổng mức đầu tư của công trình 77
4.2. Đề xuất mô hình quản lý chất lượng cho công trình thủy lợi hồ chứa nước
Hao Hao huyện Tĩnh Gia. 78
4.3. Kết luận chương 4 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Công trình đập Định Binh – tỉnh Bình Định 15

Hình 1.2. Hồ chứa nước Sông Sắt tỉnh Bình Thuận 16

Hình 1.3. Hồ chứa nước IAMLa tỉnh Gia Lai 17

Hình 1.4. Công trinh Cống Thảo Long – tỉnh Thừa Thiên – Huế 18

Hình 1.5. Công trình cống Cái Hóp tỉnh Trà Vinh 19

Hình 1.6. Toàn cảnh đập Cửa Đạt cao trình 50 đang thi công bị phá hoại do lũ ngày
4/11/2007 22

Hình 1.7. Sụt lún ở hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang - Phủ Lý 22

Hình 1.8. Sụt lún ở đập thủy lợi Ea Mrông Đắc Lắc 23

Hình 1.9. Toàn cảnh đập Đồng Đáng huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa 23

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình thủy lợi của chủ đầu tư .27

Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn 30

Hình 2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý dự án của Ủy ban nhân dân các tỉnh 35
Hình 2.4. Sơ đồ quản lý chất lượng tư vấn của nhà thầu tư vấn 37


Hình 2.5. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý chất lượng thi công của nhà thầu thi công 39

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an
toàn hồ chứa nước Sông Mực 59

Hình 3.2. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hón Giáng 61
Hình 3.3. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hương Sơn 63

Hình 3.4. Sơ đồ mô hình quản lý chất lượng công trình đề xuất 69

Hình 4.1. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao 78

Hình 4.2. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của
BQLDA 83

Hình 4.3. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của tư
vấn giám sát 84


Hình 4.4. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của tư
vấn lập dự án và tư vấn thiết kế 85

Hình 4.5. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của tư
vấn khảo sát thiết kế 85

Hình 4.6. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của đơn
vị thi công. 86

Hình 4.7. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình Hồ chứa nước Hao hao của đơn
vị nhận bàn giao để quản lý vận hành. 87




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số CTTL gặp sự cố 21
Bảng 3.1: Các thông tin chung của ba công trình nghiên cứu 52
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu thiết kế của ba công trình nghiên cứu 53
Bảng 3.3: Bố trí nhân lực của mô hình tổ chức quản lý chất lượng ba công
trình nghiên cứu 65
Bảng 3.4. Thời gian thi công và tổng mức đầu tư của ba công trình nghiên cứu 66
Bảng 3.5. Định mức về nhân sự cho từng chủ thể của ba công trình nghiên
cứu 66
Bảng 3.6: Những tồn tại của các công trình nghiên cứu 68
Bảng 3.7. Định mức nhân lực đề xuất 70
Bảng 4.1. Các thông số chủ yếu của công trình hồ chứa nước Hao Hao 76
Bảng 4.2. Thời gian thực hiện và tổng mức đầu tư của dự án 77
Bảng4.3. Bố trí nhân lực cho mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình
Hồ chứa nước Hao Hao 80

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
QLNN Quản lý nhà nước;
XDCB Xây dựng cơ bản;
XDCT Xây dựng công trình;
CTXD Công trình xây dựng;
ĐTXD Đầu tư xây dựng;
CLCT Chất lượng công trình;
CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng;
TKCS Thiết kế cơ sở;
TKKT Thiết kế kỹ thuật;
TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công;

TMĐT Tổng mức đầu tư;
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn mộ
t thành viên;
NSNN Ngân sách nhà nước;
BQL Ban quản lý;
NĐ-CP Nghị định chính phủ;
TT-BXD Thông tư Bộ Xây dựng;
TCN Tiêu chuẩn nghành;
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam;
QLDA Quản lý dự án;
CTTL Công trình thủy lợi;
UBND Ủy ban nhân dân;
WB Ngân hàng thế giới;
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á;
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời gian qua, công tác quản lý CLCTXD - yếu tố quan trọng
quyết định đến CLCTXD đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ
được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân
các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc
đầu t
ư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước
có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách,
các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý CLCTXD, chúng ta đã xây
dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi… Góp

phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không
ít công trình có chất lượng kém, không đ
áp ứng được yêu cầu sử dụng, công
trình khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa
chữa, phá đi làm lại. Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc
bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số
công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh
hưở
ng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Đối với mỗi dự án tính hiệu quả được thể hiện ở các tiêu chí:
- Thời gian vận hành an toàn đúng với thời gian hoàn vốn của công
trình và không gây mâu thuẫn trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong vùng;
- Chi phí cho duy tu bảo dưỡng không vượt quá chi phí đã dự trù;
- Có giá thành rẻ và hiệu quả kinh tế cao;
- Chất lượng công trình đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết kế;
Trong
đó tiêu chí chất lượng công trình xây dựng có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả của dự án. Tình trạng một số công trình thủy lợi chất lượng

2
không đảm bảo đã xảy ra do tổ chức quản lý chất lượng công trình của chúng
ta còn chậm đổi mới. Cần thiết kế một mô hình quản lý tổ chức chất lượng
các công trình thuỷ lợi theo hướng tích cực và năng động hơn. Mô hình mới
không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình
một cách hiệu quả nhất. . Xuất phát từ các vấn đề về công trình vừa nên trên,
tác giả
chọn đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất
lượng công trình hồ chứa Hao Hao”
2. Mục đích của của đề tài:

- Nghiên cứu hiện trạng các mô hình tổ chức quản lý chất lượng các
công trình thủy lợi;
- Đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao
Hao
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ch
ất lượng của các công trình thủy lợi thuộc
phạm vi vốn ngân sách nhà nước hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước;
- Phạm vi nghiên cứu: Các mô hình tổ chức quản lý chất lượng công
trình.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
`- Cách tiếp cận:
+ Trên cơ sở nghiên cứu các công trình, các tài liệu đã xuất bản có liên
quan đến lĩnh vực của đề tài, từ đó phân tích lựa chọn và đề xuất nhữ
ng giải
pháp và nội dung phù hợp với đề tài;
+ Nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tế nghiên cứu hiện trạng các
mô hình tổ chức quản lý chất lượng các công trình thủy lợi từ đó đề xuất mô
hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa Hao Hao.

3
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích hệ thống những công trình đã công bố, xuất bản;
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng;
+ Phương pháp kế thừa;
+ Phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về qu
ản lý

CLCTXD nói chung và chất lượng CTTL nói riêng, những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng công trình. Những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chất
lượng trong các CTTL là những tài liệu góp phần hoàn thiện hơn lý luận về
quản lý chất lượng công trình.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất
lượng CTTL là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể
vận dụng vào công tác
quản lý CLCT thủy lợi hiện nay.
6. Kết quả dự kiến đạt được:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn cần phải giải quyết
được những kết quả sau đây:
- Hệ thống công tác quản lý CLCTXD ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới. Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý chất lượ
ng CTXD ở
nước ta trong thời gian vừa qua;
- Phân tích thực trạng các mô hình tổ chức quản lý chất lượng các công
trình thủy lợi. Thực trạng các mô hình tổ chức quản lý chất lượng các công
trình thủy lợi hiện nay;
- Đề đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình hồ chứa
Hao Hao

4
7. Nội dung của luận văn:
Chương 1: Tổng quan chung về tình hình quản lý chất lượng công trình
xây dựng ;
Chương 2: Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý chất lượng thủy lợi;
Chương 3: Phân tích các mô hình tổ chức quản lý chất lượng thủy lợi
hiện nay;
Chương 4: Đề đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình

hồ chứa Hao Hao.



5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1. Các khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng công
trình xây dựng
1.1.1. Khái niệm về công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng:
- Công trình xây dựng là sản phẩm tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt
nước, phần trên mặt nước được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng
bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác;
- Dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến
nghiên cứu, bỏ vốn, xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình
xây dựng để phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án, dự
án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,
báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.1.2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng
Hiện nay chưa có một khái niệm chuẩn về chất lượng công trình xây
dựng nhưng từ khái niệm trên ta có thể hiểu rằng chất lượng công trình xây
dựng là sự đạt được và tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế,
kỹ thuật đã được thiết kế và phê duyệt từ trước.
Với khái niện như trên cho ta thấy rằng chất lượng công trình xây dựng là

chất lượng của cả một quá trình từ chất lượng khảo sát, chất lượng của các bản vẽ
thiết kế, tổ chức thi công lắp đặt đến khi đưa công trình vào vận hành khai thác.

6
1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.2.1. Thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề
ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện
pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống. Hoạt độ
ng quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ
yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.
1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng
Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn
đối với chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế và xây dựng cụ thể là :
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn đượ
c
các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của
chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây
dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết b
ị, tăng năng
suất lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có
ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học
công nghệ đối với nhà thầu.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết
định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất l
ớn, chiếm từ 30-45%

GDP. Vì vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm.
Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột
khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả.

7
1.2.3. Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng
theo các giai đoạn của dự án
Sản phẩm công trình xây dựng được đặt hàng bao tiêu sử dụng trước
khi có sản phẩm cùng với đặc điểm nêu trên để đạt được một công trình xây
dựng chất lượng tốt thì từng công đoạn khảo sát, thiết kế, thi công; từng loại
vật liêu; thiết bị, dây truyên công nghệ…con người thực hiện… đều phải tuân
thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành. Để đảm bảo chắc chắn quá trình đầu tư xây dựng đã thoả mãn
các yêu cầu về chất lượng cần phải thực hiện công tác giám sát trong suốt quá
trình thực hiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Do vậy công tác
Quản lý chất lượng công trình xây dựng thực chất là công tác giám sát, đây là
nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản
phẩm xây dựng bao gồm: Người quyết định đầu tư thông qua cơ quan chuyên
môn quản lý nhà nước chuyên ngành về đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư, các nhà
thầu, các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi
công xây dựng công trình.
Giám sát là nhiệm vụ của chủ đầu tư và các chủ thể ký kết hợp đồng với
chủ đầu tư. Có thể gọi chung công tác giám sát là giám sát xây dựng. Nội dung
công tác giám sát tuỳ theo nội dung của thành phần công việc.
Tự giám sát là nhiệm vụ của các chủ thể tham gia công tác khảo sát, thiết
kết, xây lắp và lắp đặt thiết bị công trình đã ký kết hợp đồng thực hiện công việc
với chủ đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra quá trình thực hiện
công tác giám sát và tuân thủ luật pháp của chủ đầu tư và các chủ thể tham gia

xây dựng công trình.

8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đến quản lý chất lượng
công trình xây dựng
Do đặc điểm của công trình xây dựng có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng
đến chất lượng công trình xây dựng Luận văn chỉ xem xét các nhân tố này
theo các nhóm yếu tố chủ quan và khách quan sau đây.
-Yếu tố con người:
+ Chủ đầu tư: Sự kiên quyết của chủ đầu tư đối với chất lượng công
trình là quan trọng nhất nơi nào chủ đầu tư (hoặc giám sát của chủ đầu tư)
nghiêm túc thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật trong quá
trình tổ chức giám sát thì nơi đó có sản phẩm công trình xây dựng chất lượng
tốt. Thực tế cùng một công trình xây dựng tương tự với cùng một nhà thầu
xây dựng vẫn con ngưới đó, dây chuyên thiết bị không thay đổi nếu Tư vấn
giám sát là người nước ngoài thi công trình đó chất lượng tốt hơn tư vấn giám
sát là người Việt Nam;
+ Nhà thầu xây dựng: nhà thầu thi công xây dựng đóng vai trò quyết
định trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nếu lực lượng
này không quan tâm đúng mức chất lượng sản phẩm do mình làm ra, chạy
theo lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng công trình;
+ Công tác đấu thầu và lưa chọn nhà thầu: Quá trình tổ chức đấu thầu
nếu lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm tổ chức thi công, có hệ
thống quản lý chất lượng thực hiện nghiêm túc theo tiêu chuẩn ISO, hệ quả là
sẽ có công trình chất lượng tốt;
+ Ngoài ra còn có các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, kiểm
định… cũng là những đối tượng có tác động không nhỏ đến chất lượng
công trình;
- Mô hình tổ chức quản lý chất lượng: Tùy từng loại công trình,
cấp công trình,từng ngành từng địa phương việc xây dựng được một mô


9
hình tổ chức quản lý chất lượng tối ưu nhất cũng sẽ góp phần tạo nên
công trình có chất lượng tốt;
-Thiết bị và dây chuyền công nghệ: Thiết bị và dây chuyên công nghệ
hiện đại, tiên tiến cũng góp phần tạo ra chất lượng công trình tốt;
- Vât tư, vật liệu đầu vào là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công
trình, bởi vật tư, vật liệu là thành phần tạo nên sản phẩm công trình xây dựng
do vậy phải thực hiện tốt từ khâu lựa chọn vật tư, vật liệu đến khâu thí
nghiệm, kiểm định, bảo quản, sử dụng;
-Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Các văn bản quy phạm pháp luật
khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tế sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất
lượng công trình xây dựng. Ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến
chất lượng công trình;
- Ảnh hưởng theo nhóm yếu tố khách quan:
+ Khí hậu: mưa, nắng, gió, bão, …ảnh hưởng đến chất lượng và tiến
độ thi công công trình;
+ Điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp cũng là các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng công trình, đặc biệt là các hạng mục nền, móng công trình.
1.3. Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng
Từ nguyên tắc chung ở trên ta thấy rằng trong hoạt động xây dựng công
trình có sử dụng vốn nhà nước có các chủ thể chính tham gia trực tiếp quản lý
chất lượng trong suốt quá trình đầu tư xây dựng đó là:
- Người quyết định đầu tư: là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Cụ thể:
Là Thủ tướng Chính phủ đối với những công trình quan trọng quốc gia
do Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; Bộ trưởng, cơ quan ngang bộ Chủ
tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Quận, huyện, xã, thị trấn
theo phân cấp là Người quyết định đầu tư phân cấp theo luật ngân sách.


10
Người quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đầu tư đồng thời chỉ
định chủ đầu tư trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.
Mặt khác Người quyết định đầu tư thành lập cơ quan chuyên môn thực
hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giúp việc cho mình kiểm tra,
đôn đốc chất lượng, tiến độ trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công
trình. Cụ thể như:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Quản lý Xây dựng công
trình là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành; Vụ
xây dựng cơ bản trực thuộc Tổng cục Thủy lợi thực hiện chức năng quản lý
nhà nước các công trình xây dựng sửa chữa, nâng cấp chuyên ngành.
Bộ Giao thông vận tải: Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình
giao thông là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành.
Bộ Xây dựng: Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng là cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước giúp cho Thủ
tướng Chính phủ quản lý chất lượng các công trình quan trọng quốc gia.
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng
vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư là người trực tiếp tổ chức quản lý chất lượng và thực hiện
quá trình xây dựng công trình thông qua quá trình tổ chức đấu thầu và quản lý
bằng hợp đồng với các chủ thể tham gia quá trình đầu tư, xây dựng công trình.
Chủ đầu tư có thể trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất lượng thông
qua bộ máy của mình hoặc thuê tư vấn giám sát thực hiện công tác quản lý
chất lượng thông qua đấu thầu lựa chọn hoặc chỉ định thầu đơn vị tư vấn giám
sát quản lý chất lượng công trình. Các chủ thể tham gia quá trình xây dựng
như đơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp và chế tạo thiết bị…đều phải thỏa mãn

11

các điều kiện của nguyên tắc chung đó là năng lực phù hợp với công việc thực
hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các
công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
Tự giám sát: là công việc giám sát của các nhà thầu khảo sát, thiết kế
và thi công công trình với các sản phẩm của mình tạo ra trong quá trình hoạt
động xây dựng.
Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng
của công trình xây dựng. Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông
qua hồ sơ quản lý chất lượng, bao gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm
thu và bản vẽ hoàn công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư, nhật ký thi công của
nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bản thống nhất, Việc thực hiện
các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng được
gọi chung là công tác quản lý chẩt lượng.
* Phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
Căn cứ vào hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
bằng hai phương pháp:
- Phương pháp đo lường (định lượng):
+ Hiện nay trên các công trình xây dựng đều có các phòng thí nghiệm
hợp chuẩn của nhà thầu xây dựng hoặc liên doanh với nhà thầu xây dựng thực
hiện công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng;
+ Đối với vật tư, vật liệu: dùng phương pháp đo lường và thực hiện các thí
nghiệm đánh giá các chỉ tiêu của vật tư, vật liệu xử dụng để đưa vào xây dựng
công trình nếu đạt yêu cầu nhà thầu thi công mới được phép xử dụng nếu không
đạt các chỉ tiêu theo đúng yêu cầu của thiết kế phải mang ra khỏi công trường;
+ Quá trình lắp dựng: Đo, đếm kiểm tra các kích thước công trình tương
lai sẽ đạt được đánh giá các sai số so với thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn

12
đạt hay không đạt. Nếu đạt thi được phép chuyển bước thi công, nếu không

đạt phải thực hiện lại;
+ Quá trình triển khai xây dựng: chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiến
hành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh
giá thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê. Những mẫu
được lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay
trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận
tiện cho việc đánh giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại
diện cho toàn bộ công trình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêu
chuẩn quy định hiện hành.
- Phương pháp quan sát (định tính):
+ Dùng kinh nghiệm theo dõi quan sát trực quan để đánh giá chất
lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình tổ chức thi công từ khâu
chuẩn bị vật liệu đầu vào, quá trình lắp đặt đến khi đưa công trình vào khai
thác sử dụng tuy nó không định lượng được các chỉ tiêu, thông số nhưng nó
đánh giá được toàn bộ quá trình tạo nên chất lượng sản phẩm công trình xây
dựng; phát hiện được các khuyết tật và các nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng
công trình để kịp thời khắc phục, xử lý.
1.4. Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng ngày càng được Nhà nước và cộng
đồng quan tâm Nếu công tác làm tốt công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng sẽ tạo ra một sản phẩm có công năng và tuổi thọ đáp ứng yêu cầu sử
dụng mang lại lợi ích cho cộng đồng, phát huy hiệu quả của công tác đầu tư
xây dựng, nhất là đối với công trình đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước.
Đây là một yêu cầu tất yếu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước, các chủ
thể tham gia xây dựng công trình mà còn là của cả cộng đồng xã hôi.


13
1.5. Những đặc thù riêng trong công tác xây dựng công trình thủy lợi
Khác với việc xây dựng các công trình xây dựng giao thông, xây dựng

dân dụng và công nghiệp. Công tác thi công xây dựng và quản lý chất lượng
công trình thủy lợi có đặc điểm sau:
1.5.1. Đặc điểm của các công trình thủy lợi
- Khối lượng lớn:
+ Các công trình thủy lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp
nguồn nước như tưới, phát điện, giao thong, nuôi cá v.v… mỗi công trình đơn
vị thì lại có nhiều loại nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá,
bê tông, gỗ, sắt thép v.v…với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn,
hàng triệu m3;
+ Ví dụ: CTTLTĐ Hòa Bình : Khối lượng đào đắp đất đá : gần
50.000.000 m3, bê tông các loại : 1.899.000 m3;.
CTTL Cửa Đạt đập : đào đất đá các loại 11.6 triệu m3,
đắp đá các loại 9.6 triệu m3, bê tông các loại 36 ngàn m3.
- Chất lượng cao:
Công trình thủy lợi yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối
trong quá trình khai thác. Do đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm và chống xâm thực tốt, xây lắp với độ
chính xác cao v.v…
- Điều kiện thi công khó khăn:
Công tác thi công công trình thủy lợi chủ yếu tến hành trên lòng sông,
lòng suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của
nước mưa, ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn, địa điểm thi công xa dân
cư, điều kiện hạ tầng chưa phát triển.
- Thời gian thi công ngắn:
Công trình thủy lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suối ngoài

14
yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình hay
một bộ phận công trình trong mùa khô với chất lượng cao cho nên thời gian
thi công rất hạn chế.

1.5.2. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi (4 tính
chất cơ bản)
- Tính chất phức tạp vì:
+ Thi công trong điều kiện rất khó khăn;
+ Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều nhành kinh tế
quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người. Phải đảm bảo điều kiện tổng hợp và
thi công trên khô.
- Tính khẩn trương:Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn, thi
công trong điều kiện khó khăn, thời gian thi công ngắn, trong tình trạng
không đầy đủ vật tư thiết bị phục vụ thi công, yêu cầu điều kiện phải đưa
công trìh vào sử dụng sớm do đó phải rất khẩn trương.
- Tính khoa học:
+ Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các điều kiện của
nhiệm vụ thiết kế, tiện lợi cho khai thác quản lý;
+ Trong thi công sử dụng các loại vật tư máy móc nhân lực, vật lực,
thiết bị và phải giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
- Tính quần chúng:
Công tác thi công công trình thủy lợi yêu cầu khối lượng lớn phạm vi
rộng( Công trình đầu mối+ kênh mương…) nên phải sử dụng lực lượng lao
động rất to lớn vì vậy Đảng đã đưa ra chủ trương “ Phải kết hợp chặt chẽ giữa
công trình hạng nhỏ do nhân dân làm với công trình hạng vừa, do nhà nước
hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do vậy công tác thi công mang tính
chất quần chúng.

15
1.6. Thành tựu đạt được trong thời gian qua trong công tác quản lý
chất lượng CTTL.
Trong 10 năm qua với nguồn vốn được cấp khoảng hơn 30% GDP đã
xây dựng rất nhiều công trình giao thông vận tải, thủy điện, bệnh viên, trường
học… nói chung và, thủy lợi nói riêng đã hoàn thành góp phần nâng cao vị

thế của Việt Nam đối với thế giới và sự tăng trưởng của nền kinh tế trong điều
kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Hiện nay đã và đang triển khai xây dựng gần 100 công trình thủy lợi
được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trong đó 30 công
trình đã hoàn thành nhiều công trình lớn về quy mô, phức tạp về giải pháp kết
cấu, về xử lý nền móng công trình… xây dựng theo công nghệ mới đã áp
dụng thành công; Dưới đây là m
ột số công trình cụ thể :.
- Các công trình đã đưa vào sử dụng
+ Đập Định Bình tỉnh Bình Định áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn
(RCC) đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác, công trình được các chuyên
gia của Hội đập lớn thế giới đánh giá đạt trình độ quốc tế;

Hình 1.1. Công trình đập Định Binh – tỉnh Bình Định

16
+ Hồ chứa nước Sông Sắt cung cấp nước tưới cho 3.800 ha đất canh
tác, tạo nguồn nước sinh hoạt, phục vụ dân sinh tong khu vực hưởng lợi, đồng
thời cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Cái, tỉnh Ninh Thuận;

Hình 1.2. Hồ chứa nước Sông Sắt tỉnh Bình Thuận

×