B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Phần1.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cây Dong riềng (Canna edulis Ker), cây thân thảo, họ Dong riềng
(Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ thuộc nhóm cây trồng lấy củ, được
người Pháp giới thiệu và trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19.
Trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
sự phát triển của khoa học công nghệ về chế biến và do nhu cầu của thị
trường về tinh bột Dong riềng với mục đích sử dụng làm nguyên liệu chế
biến miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo [31] ngoài ra tinh bột còn
được dùng làm thức ăn rất tốt cho trẻ em và người ốm, thân lá làm thức ăn
chăn nuôi, để bao gói có thể thay thế bằng túi nilon khó phân hủy.
Trước kia do không thấy được giá trị của cây Dong riềng, do vậy
chúng chủ yếu được trồng trên đất cằn cỗi, đất tận dụng mà các cây khác
không phát triển được hoặc trên đất đồi núi. Nhưng ngày nay (vào khoảng từ
năm 1980) cây Dong riềng đã được chú ý phát triển như là cây hàng hóa, có
giá trị kinh tế, một số địa phương đã chuyển đổi Dong riềng là cây trồng
hàng hóa như Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Đồng
Nai hiện nay ở nước ta theo thống kê chưa đầy đủ diện tích trồng Dong
riềng vào khoảng 30-40 nghìn ha, năng suất đạt 50-60 tấn/ ha.
Những nghiên cứu về Dong riềng cho đến nay thực sự cũng chưa
được quan tâm đúng mức về phương diện chọn tạo giống cũng như nghiên
cứu về tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ chúng trên Dong riềng.
Nhưng ngày nay do sự phát triển của thị trường về tinh bột Dong riềng, nên
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
1
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng như tại Hưng Yên một số địa
phương đã tiến hành phát triển trồng chúng thay vì trồng lúa trước đây, với
diện tích lớn, thành vùng cung cấp tinh bột làm nguyên liệu cho ngành chế
biến thực phẩm.
Dong riềng là cây có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 9 đến 12 tháng,
tại vùng thâm canh sản xuất Dong riềng ở Hưng Yên, Hà Tây, Hòa Bình,
Đồng Nai Dong riềng thường được trồng gối vụ luân canh với cây trồng
khác như cây đậu đỗ, lạc, ngô những ghi nhận từ thực tế ở vùng thâm
canh sản xuất Dong riềng cho thấy do sự đa dạng về cây trồng trong cùng
thời gian sản xuất Dong riềng, nên trên Dong riềng đã xuất hiện nhiều loại
sâu hại như sâu khoang, rệp muội, nhện đặc biệt loài bọ nẹt ăn lá Dong
riềng trở thành dịch hại quan trọng, chúng hại trong thời kì Dong riềng sinh
trưởng phát triển tán lá và sự gây hại kéo dài trong một thời gian dài từ
tháng 8 đến tháng 12, mật độ cao từ vài con đến hàng chục con trên lá, sức
ăn của sâu non rất khỏe, nếu không phòng trừ kịp thời chỉ trong thời gian
ngắn từ 5-7 ngày toàn bộ tán lá non của Dong riềng bị bọ nẹt ăn hết hoặc
loài sâu khoang gây hại nõn lá, lá non thậm chí gây hại đến phần gốc mầm
củ mẹ, do vậy chúng làm ảnh hưởng rất lớn sinh trưởng phát triển của Dong
riềng gây khó khăn cho Dong riềng khôi phục lại tán lá, làm giảm năng suất
củ và giảm tỷ lệ tinh bột Dong riềng, khó khăn trong quá trình chăm sóc
thậm chí đến khi thu hoạch tuyến độc của bọ nẹt vẫn tồn tại trên lá Dong
riềng làm mẩn ngứa trên người gây nên sự khó chịu và ảnh hưởng đến sức
khỏe người sản xuất.
Về biện pháp phòng trừ các loài sâu hại trên Dong riềng ở Việt nam
chưa được quan tâm nghiên cứu, do không hiểu được các đặc điểm về sinh
học, sinh thái học, về thiên địch bắt mồi của các loài sâu hại, nên người
trồng Dong riềng dự báo sâu hại xuất hiện và vấn đề sâu hại trở thành dịch,
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
2
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, nên khi sâu hại xuất hiện và sự gây
hại với mật độ lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của Dong riềng
mới được phát hiện và trừ các đối tượng trên chủ yếu bằng biện pháp hóa
học, chưa phối hợp với các biện pháp khác để phòng trừ chúng ở vùng thâm
canh trồng Dong riềng Hưng Yên và các vùng thâm canh lượng thuốc hóa
học mà nông dân sử dụng trừ sâu hại trên Dong riềng từ 3-4 lần/ vụ, chưa kể
phòng trừ trên cây xen canh, gối vụ với Dong riềng khoảng 4-5 lần/ vụ làm
cho chi phí sản xuất tăng lên gây ô nhiễm môi sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng.
Để làm giảm chi phí bảo vệ thực vật trong tổng chi phí sản xuất, làm
giảm tính kháng thuốc của sâu hại, giảm sự tác hại đến quần thể thiên địch
và tránh tác hại đến môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học
nhằm xác định giải pháp hữu hiệu để khống chế tác hại của sâu hại, hạn chế
thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm
độc hại cho người sản xuất và thuận lợi cho quá trình canh tác, đảm bảo
năng suất cây trồng, an toàn cho môi sinh là đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản
xuất, duy trì bền vững môi trường sinh thái, đặc biệt với vùng đồng bằng
sông Hồng nơi tập trung dân cư có mật độ cao, rất dễ gây nên những tổn thất
cho cộng đồng khi lạm dụng thuốc hóa học, làm mất cân bằng sinh thái.
Từ thực tế trong các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên lúa,
rau. Khi đã có được những hiểu biết cơ bản về sinh học, sinh thái học khu hệ
dịch hại trên đồng ruộng, đặc biệt đối với đối tượng chính. Với định hướng
đó chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra thành phần sâu hại, đặc điểm sinh
học, sinh thái học của Bọ nẹt (Eucleidae) hại Dong riềng (Canna edulis
Ker) tại Hưng Yên và vùng phụ cận.”
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
3
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
2. Mục đích yêu cầu.
2.1. Mục đích:
Xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng (Canna edulis Ker), đặc
điểm sinh học, sinh thái học của Bọ nẹt, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp
phòng trừ chúng.
2.2. Yêu cầu:
2.2.1. Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại trên Dong riềng ở
Hưng yên và vùng phụ cận.
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái quan trọng (nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn ) đến quá trình phát triển của Bọ
nẹt hại Dong riềng.
2.2.3. Thử nghiệm một số thuốc hóa học trừ Bọ nẹt gây hại trên Dong riềng
và bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ đối tượng này.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
4
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sâu hại Dong riềng.
I.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
I.2.1. Những nghiên cứu sâu hại và Bọ nẹt ở nước ngoài.
1.1.1. Những nghiên cứu về sâu hại trên Dong riềng.
a. Sâu cuốn lá.
Theo Cooke, Ian (2001) [3] sâu cuốn lá Dong riềng là sâu gây hại lá
một cách rất nặng, gồm hai loài Calpodes ethlius và Geshna cannalis. Loài
Calpodes ethlius là sâu cuốn lá lớn, sâu non ăn lá và sử dụng lá cuốn lại làm
tổ và ăn luôn lá bên trong tổ và rất phàm ăn, còn loài kia là sâu cuốn lá nhỏ.
Theo Kimball sâu cuốn lá nhỏ Geshna cannalis là sâu hại nguy hiểm
trên Dong riềng ở đông nam nước Mỹ như Florida[11] và được Baker (2000)
nghiên cứu gây hại trên Dong riềng ở Mississippi và bắc Carolin, thuộc loài
sâu hại ở vùng có khí hậu nhiệt đới [17].
Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ hại Dong riềng Geshna cannalis được
Quaintance (1989) [22] mô tả như sau: Ngài đực có hình dạng hình chóp,
màu nâu sáng, mình nhỏ, có thể tìm thấy dưới tán lá của Dong riềng vào ban
ngày, trưởng thành có sải cánh dài trung bình 25 mm, cánh trước và sau có 2
đường màu đen nâu giao nhau và tạo thành góc nhỏ. Trưởng thành cái đẻ
trứng thành ổ từ 6-15 quả, trứng ở mặt trên lá Dong riềng, hình dạng trứng
dẹt, màu vàng xám, kích thước trứng 0,9mm.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
5
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Sâu non cuốn lá nhỏ khi mới nở ăn biểu bì, đục thành đường giữa 2
lớp biểu mô của lá và thải phân theo vết đường đục, kích thước sâu non 1,4
mm dài, màu vàng nhạt, thân có phần trong, đầu màu vàng, sâu non tuổi lớn
có tập tính ăn tập thể ở mặt trên của lá Dong riềng, khi sâu non 1 tuần tuổi
chúng bắt đầu cuộn lá và có thể tìm thây 5-6 con /tổ, nhưng chỉ thấy 1-2 con
chung sống, sâu non đẫy sức đạt 23 mm dài và có màu trắng vàng, mình
trong và có màu xanh lá cây, đầu màu vàng, mảnh đầu giữa màu nâu vàng
và đầu hàm dưới màu nâu đen, khi ấu trùng kéo kén, kén màu óng ánh và
hóa nhộng ngay trong tổ và ở đó trong suốt thời gian nhộng, nhộng có kích
thước dài 11,5 mm, màu vàng sậm như Chocolate và phía đuôi nhộng có 8
sợi lông có tác dụng giúp nhộng bám vào lá cây. Thế hệ cuối cùng của sâu
cuốn lá nhỏ qua đông trong năm ở bên trong lá Dong riềng đã chết. Ngài
trưởng thành thường bắt gặp vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở Florida. Thế hệ
đầu tiên của sâu cuốn lá nhỏ khoảng 35 ngày, trong thời gian mùa hè các thế
hệ kế tiếp nhau phát triển trên Dong riềng.
Sâu cuốn lá nhỏ và cuốn lá lớn gây hại trên tất cả các loại Dong riềng
sản xuất và Dong riềng cảnh. Phòng trừ bằng cách cắt tất cả các lá Dong
riềng đã chết vìu xuống đất vào mùa Đông trong năm đó là cách tốt nhất để
giảm quần thể của sâu cuốn lá nhỏ, cắt lá chết của Dong riềng vào mùa
Đông sẽ làm giảm mật độ sâu hại vào mùa xuân (chính là diệt nhộng qua
Đông ở lá khô), vào mùa hè với sự phát triển của sâu non thì kiểm soát bằng
thuốc hóa học bằng cách phun thuốc trên bề mặt lá, tuy nhiên cần thêm vào
thuốc chất bám dính, vì mặt lá Dong riềng có chất sáp không thấm nước.Có
thể dùng thuốc sinh học Bacillus thuringiensis (Bt), ít độc để phòng trừ đối
tượng này.
b. Bọ cánh cứng châu á (Asiatic garden beetle).
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
6
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Bọ cánh cứng Châu á (Maladera castanea) là loài sâu hại khá quan
trọng, sâu non gây hại làm tổn hại ở bộ phận rễ, trưởng thành có tập tính bay
nhiều và hấp dẫn bởi ánh sáng đèn và trưởng thành có đặc tính ăn đêm. Bọ
cánh cứng loài này là loài đa thực, ăn trên nhiều loại cây như Dong riềng,
Đào, Đậu đỗ, Cúc tây, Dâu tây Ban ngày bọ cánh cứng thường ẩn mình
trong đất xung quanh gốc cây và rất hiếm khi nhìn thấy chúng, trưởng thành
dài ¾ inch và có lớp lông mịn màu nâu vàng óng ánh.
Phòng trừ loài này bằng thuốc hóa học, chú phòng trừ loài này ở
những đám cỏ cóa tác dụng lớn vì chúng thích nghi cư trú ở dưới lớp cỏ
[21].
c. Bọ cánh cứng Nhật bản (Japanese beetle).
Bọ cánh cứng Nhật bản (Popillia japonica) trưởng thành có kích
thước chiều dài 1,5 cm, rộng 1,0 cm, đôi cánh màu đồng sáng chói, đầu,
ngực có màu xanh sáng chói, chính loài này không gây hại ở Nhật bản nơi
chúng có nhiều kẻ thù tự nhiên. Nhưng Bọ cánh cứng Nhật bản lại gây hại
nặng ở Mỹ trên búp non Hoa hồng, Nho, Dong riềng và nhiều cây trồng
khác. Trưởng thành khi bay rất hay bị va đập vào tường, lợi dụng đặc điểm
này người ta đã làm bẫy chắn như bức tường và dưới chân tường là túi hứng
bọ cánh cứng có chứa thuốc độc gây chết Bọ cánh cứng khi va đập và rơi
xuống. Tại trường Đại học Kentucky đã nghiên cứu về Bọ cánh cứng Nhật
bản bị hấp dẫn bởi mùi thơm Florant, Chất dẫn dụ Pheromone [15]
Nghiên cứu Bọ cánh cứng Nhật bản cho thấy loài này có thể nhận biết
được kẻ thù, khi đó chúng nâng hai chân sau trong không trung, tiếp cận kẻ
thù với hai chân đầy gai và tấn công kẻ thù.
Qua nghiên cứu Popillia japonica, có nguồn gốc từ Nhật bản và lần
đầu tiên tìm thấy ở nước Mỹ vào năm 1916 ở vườn ươm gần Riverton,
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
7
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
newjersey, loài này xuất hiện ở Mỹ là do nhập khẩu hàng hóa từ Nhật bản
1912.
Vòng đời của Bọ cánh cứng Nhật bản gồm đầy đủ 4 pha là: Trứng –
sâu non – nhộng – trưởng thành.
Phòng trừ loài sâu hại này. Theo Klei Michael (1998) cho thấy ở giai
đoạn ấu trùng nó sống ở cỏ và đất cỏ giai đoạn sâu non ăn rễ cỏ, ấu trùng dễ
bị nhiễm một loài vi khuẩn gây chết sâu non là Paenibacillus popilliae. Cơ
quan phát triển Mỹ (USDA) đã phát hiện và phát triển phòng trừ sinh học
loài sâu hại này và có hiệu quả rất cao từ 1-5 năm (hiệu lực này phụ thuộc
vào thời tiết) và nếu sử dụng đúng cách hiệu lực kéo dài 15-20 năm [11],
ngoài ra dùng thuốc bảo vệ thực vật KAOLIN dùng để phun phòngtrừ đối
tượng này, hoặc dùng bẫy Feromone để hấp dẫn trưởng thành sau đó bắt
chúng [7], một số cây mang tính chất xua đuổi Bọ cánh cánh cứng Nhật bản
như Bạc hà, Hành, Tỏi và cây họ cúc [19].
c. Rệp (Aphid).
Rệp là loại gây hại quan trọng khi trồng Dong riềng trong nhà kính,
trồng bằng củ hay hạt Rệp gây hại khi bắt đầu xuất hiện chồi non, giai đoạn
chồi non rất hấp dẫn với Rệp, điều này rất quan trọng để phòng trừ Rệp để
bảo vệ mắt chồi của Dong riềng, cũng trong giai đoạn này nếu không chú ý
phòng trừ rệp sẽ dẫn đến sự bùng nổ về số lượng chỉ trong vài ngày.
Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc trừ sâu, nhưng điều quan trọng
thường xuyên kiểm tra Rệp trên Dong riềng, nếu ít có thể dùng chổi lông
chải Rệp hoặc dùng Bọ rùa ăn thịt để trừ Rệp để tránh bùng nổ về số lượng
lớn [20]
d. Nhện đỏ (Red spider mite).
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
8
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Nhện đỏ ( Tetranychus urticae) là loài gây hại quan trọng trong nhà
kính hoặc chủ yếu thấy trong thời gian nhiệt rất nóng, khô. Cơ thể nhện rất
nhỏ, rất khó phát hiện bằng mắt thường giống như những chấm đỏ hoặc
xanh trên lá và trên thân Dong riềng, trưởng thành có kích thước khoẩng
0,5 mm, Nhện đỏ có thể thấy ở trong nhà kính ở vùng nhiệt đới và ôn đới,
đặc điểm sống ở dưới mặt lá.
Nhện đỏ là loài ăn tạp có thể ăn trên hàng trăm loại cây chủ yếu trên
các loài rau và cây lương thực như ớt, cà chua, khoai tây, đậu đỗ, ngô, dâu
tây và trên hoa hồng.
Nhện đỏ đẻ trứng trên lá và kiểu gây hại là chích hút, làm cho lá nhỏ
lại, để lại trên lá các vết chấm đen gây nên vết thương làm chết biểu bì, có
thể nhìn thấy rất rõ vết thương rất nhỏ tương ứng với kích thước của nhện
đỏ, với mật độ cao gây hại làm ảnh hưởng đến quang hợp của Dong riềng,
làm giảm sản lượng của dinh dưỡng, có thể dẫn đến làm chết cây, nhện đỏ
còn là môi giới truyền virus thứ cấp.
Ở mùa hè Nhện đỏ (T. urticae) có màu nâu hơi xanh với 2 chấm đen
rõ, nhưng vào mùa đông cơ thể có màu đỏ tr ở lại .
Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ là Phytoseiulus persimilis được sử dụng
như một biện phòng trừ sinh học [17].
e. Bọ nẹt ( carterpilar). Họ Eucleidae
Theo Inoue et al. 1982 bọ nẹt là sâu hại chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt
đới và á nhiệt đới, có tới trên 1000 loài [7]. Với số lượng loài lớn như vậy
chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, chúng gây hại trên phạm vi rộng
cho cây trồng, chủ yếu trên cây thân gỗ và cây dạng bụi như trên lạc, cây
cọ lấy dầu,cà phê, chè và coca phổ biến các loài Parasa lepida Cramer,
Darnatrima, thosea sinensis Walker.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
9
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Trưởng thành. Thân bọ nẹt trưởng thành có phủ một một lớp vảy,
mềm mại và dày đặc, đôi cánh trước có phủ lớp vảy thô hơn và các lớp vảy
đó được xếp thành nhiều hàng.
Râu trưởng thành con đực được cấu tạo bởi chất Pectin sinh học ở hầu
hết các loài họ Bọ nẹt, trừ các loài Narosa Walker và Trichogyia Hampson
và loài tương tự hai loài này. Hai dạng này có cấu tạo râu đầu khác nhau
đều có những nhóm lớn mà chính đặc điểm râu đầu có thể định rõ để phân
chia nhỏ chúng thành những nhóm nhỏ hơn, điều đó có thể giả sử đó là sự
tiến hóa một cách độc lập trong mỗi nhóm của họ Bọ nẹt. trường hợp mở
rộng nhất chất Pectin râu đầu chiếm tới 2/3 kể từ gốc râu như loài Darna
Walker chất Pectin đã phủ toàn bộ râu đầu.
Về cánh trước của trưởng thành sự phân chia các gân cánh giống như
những tam giác sắp xếp có quy tắc, với thân gân cánh M chia cánh thành
hai phần, kể cả cánh sau cũng được phân chia như vậy bởi gân M. Tác giả
đã minh họa một vài loài phân chia gân cánh của loài Setora capreiplaga,
Setothoera asigna và minh họa gân cánh R5 thuộc cánh trước của loài
Nirmides basalis, Drana metaleuca
Bộ phận sinh dục của con đực thường được bố trí ở phần dưới bụng
giống như một cái van kéo dài, bộ phận sinh dục ngoài thường bằng 1/3
ống dẫn tinh như loài Narosa, Cania Walker và những loài trong cùng chi
của chúng.
Bộ phận sinh dục của con cái cho thấy hình thái rất đa dạng và
thường có lông thô cứng, bộ phận sinh dục giống hình đĩa liên quan đến
đặc thù của loài trong họ Bọ nẹt, ống dẫn dịch thường được cấu tạo từ
trung tâm của cơ quan sinh dục và được kéo dài thêm ra khi cần thiết, túi
chứa dịch có cấu tạo xoắn là đại diện chung cho tất cả các loài trong cùng
họ, khi ống dẫn dịch xoắn lại thường được kéo dài ra và dài nhất được xem
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Việt Hà BVTV50A
l loi Phocoderma Kollar, di gp 3 ln so vi bng, ng dn dch
dng xon c cu to bi mng cng khỏc nhau v chy dc theo ng
dn dch v ú cú th l i din nột c trng rừ rng ca h B nt v ú
cú th coi nh l chỡa khúa phõn loi.
B phn bng l khụng thay i to nờn s c trng ca h B nt.
Trng thnh B nt khi u cú c im thõn v bng to nờn mt
gúc, chõn dng rng v cỏnh r xung. Theo (Kalshoven: 1950,1981) ngi
cú th treo l lng trờn cnh con trụng ging nh mt mu lỏ cht khụ [23,
24].
Trng. trng c xp nh dng vy, hỡnh dng hi dt v thng
khụng tp trung, (Common 1970)[2].
Sõu non. Sõu non b nt nhiu loi cú mu xanh v da trn, nhng
loi khỏc trờn da cú mu vi tuyn c c truyn qua lụng v mu sc
mang tớnh e da, tuyn c rt mnh (Marshall 2006) [16 ] gõy cho k thự
s au n d di. Nghiờn cu ca Wagner, 2005 [24] cho thy Sõu non
B nt rt dt, cú l c bit nht ú l khụng cú chõn trc, m cú cu to
giỏc bỏm phn bng v trong khi di chuyn chỳng tit ra nht bỏm, ging
nh loi sờn khi di chuyn cng tit ra dch nhy, sõu non hi trờn lỏ ca ký
ch. S di chuyn ca sõu non ch yu bi nhu ng, iu ny c quan
sỏt di kớnh, Fracker, 1915 [5] nghiờn cu trờn hon ton phự hp vi
nghiờn cu ca Epstein 1996 [4] ú l chõn ngc b thoỏi húa v chỳng vn
ng bi to súng trũn bng thõn hn l s dng chõn trc v õy cng l
s khỏc bit vi mt s loi khỏc cú hỡnh dng tng t nhng cỏc i
tng ny cú chõn trc phỏt trin v khi n khỏc vi B nt l u vn
di. Fracker 1915 [5] ó ghi nhn khi chõn ngc di chuyn, u ca sõu
non tht li, mỳi trờn ngc bin mt sõu thc hin n lỏ. Mt lng sõu
non cú b trớ hai hng l th hai bờn.
Khoa Nông học Trờng Đại Học Nông Nghiệp HN
11
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Nghiên cứu về Bọ nẹt ở vùng rừng ôn đới thuộc Đông bắc nước Mỹ
cho thấy rằng sâu non thích ăn trên loại lá trơn không có lông, bởi vì lông
làm cản trở sự di chuyển của chúng (Lill et al, 2006)[14]
Nhộng Bọ nẹt. Nhộng có cấu tạo vỏ cứng và có hình dạng giống
như quả hạch, khi vũ hóa thành ngài thì nhộng vân động tròn và cắn vỏ
nhộng rồi chui ra ngoài.
Theo Mosher (1916)[18] khi quan sát nhộng của họ megalopigidae
về hình thức tương tự như họ Bọ nẹt ( Eucleidae), cũng bụng hình múi, đặc
điểm đầu, mắt với hoa văn bên ngoài thấy được là đặc điểm duy nhất của
họ Bọ nẹt và megalopigidae tuy nhiên đây là hai họ khác nhau.
I.2. Những nghiên cứu trong nước
I.2.1. Điều tra thành phần và nghiên cứu về Bọ nẹt ở trong nước.
Những nghiên cứu về Dong riềng nói chung và nghiên cứu về sâu hại trên
Dong riềng nói riêng ở Việt nam có thể nói là rất ít, chưa được quan tâm
đúng mức. Mặc dù từ những năm 60 của thế kỷ trước, Dong riềng đã được
đề cập đến như một cây trồng quan trọng trong đời sống, được sử dụng cho
vùng khó khăn, chống đói lúc giáp hạt [28]. Theo tài liệu của tác giả Lý Ban
trong cuốn “Kinh nghiệm trồng và chế biến cây Khoai riềng - 1963” đã cho
thấy Dong riềng là cây có giá trị kinh tế, tác giả so sánh Dong riềng có giá trị
hơn cả trồng lúa, xét về khối lượng tinh bột tính trên đơn vị ha sản xuất, tinh
bột Dong riềng (8,1 tấn/ha) cao hơn tinh bột của lúa (2,1 tấn/ha), ngô (1,8
tấn/ha), khoai lang (1,2 tấn/ha), sắn 2,0 tấn/ha) vì Dong riềng có tỷ lệ tinh
bột khá cao (18%) và năng suất củ cao (45-65 tấn/ha) gấp 4,5-11 lần so với
trong số các cây trồng trên [28].
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
12
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Qua nghiên cứu tài liệu về Dong riềng của tác giả Lý Ban [28] cho
thấy trong sản xuất, từ khi cây Dong riềng được giới thiệu vào nước ta ( vào
khoảng thời gian 1898) cho tới khi tác giả viết cuốn sách này (1963), đã
phản ánh lên một điều sâu hại trên Dong riềng là không quan trọng, được thể
hiện bởi nhà nghiên cứu người Pháp khi nghiên cứu về Dong riềng ở Việt
nam vào đầu thế kỷ 20 đã nhận xét “Người Việt nam, trồng cây khoai riềng
cứ để mặc nơi trồng và chỉ khi nào cần mới đào dần lên” hoặc cũng trong tài
liệu trên có ghi lại thời đó gọi cây Dong riềng là cây “Trời đánh không chết”
và có giải thích rằng đã trồng Dong riềng là có thu hoạch cho năng suất cao,
vì Dong riềng là cây dễ tính, tính thích nghi cao, không bị sâu gây hại làm
mất thu hoạch.
Giai đoạn 1961-1965, Trương Văn Hộ và các cộng sự thuộc Viện
khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt nam đã tiến hành nghiên cứu về Dong
riềng, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về các đặc điểm thực vật học là
chủ yếu và ghi nhận một số sâu hại trên Dong riềng là Bọ nẹt, sâu xám, sâu
khoang và châu chấu nhưng tác hại không đáng kể và biện pháp phòng trừ
các đối tượng trên bằng thuốc trừ sâu DDT hoặc 666 [ 35 ]. theo tác giả
trương Văn Hộ và các cộng sự trong quá trình điều tra nguồn gen cây có củ
đã điều tra thành phần sâu hại trên Dong riềng( 1993-1996) [ 31].
Kết quả điều tra trên dong riềng thành phần sâu hại năm 1993 bao gồm các
đối tượng sâu gây hại chính sau:
- Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr)
- Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott)
- Châu chấu (Oxya chinesis sp)
- Bọ nẹt (Parnasa sp)
- Bọ cánh cứng (Epitrix sp)
- Sùng đất (Phyllophaga sp)
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
13
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
- Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp)
+ Những nghiên cứu về sâu khoang (Spodoptera litura Fabr): Tác giả
Nguyễn Duy nhất khi nghiên cứu sâu khoang trên rau Hoa thập tự công bố
vào năm 1970 [27] cho biết khi nhiệt độ dưới 20 độ C thời gian phát dục bị
kéo dài, ẩm độ dưới 78% thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh hưởng nhất là
sâu non tuổi 1-2, điều kiện thích hợp cho phát dục của sâu ở nhiệt độ 28-30
độ C và độ ẩm không khí 85-92%, độ ẩm thích hợp cho sâu hóa nhộng là
20%, nếu đất ngập nước 4-5 ngày thì nhộng chết 100%. Sâu khoang có khả
năng sinh sản khá cao, một bướm cái đẻ 2,3-6,4 ổ với tổng lượng trứng đẻ
123,3-160 quả trướng, cũng theo tác giả sâu khoang ở vụ hè phát triển
nhanh 23,5 ngày. Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén
nhỏ (Braconidae), nấm kí sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Trong đó
đáng chú ý là nấm Beauveria kí sinh trên sâu non và nhộng vào các tháng
1,2 và 3 tỷ lệ kí sinh từ 2,0-50%, cao nhất vào đầu tháng 2tới 100%.
Những nghiên cứu của tác Lê Văn Trịnh [27], Viện Bảo vệ Thực vật
khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái chủ yếu của sâu khoang cho thấy Trứng
có hình chỏm cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, bề mặt trước của trứng có
đường vân ngang và dọc tạo thành những ô nhỏ, trứng mới đẻ màu vàng
sáng, sau chuyển thành màu xám tro, sắp nở có màu đen xám, sâu khoang đẻ
trứng không có hình nhất định, thường hơi tròn, mặt ngoài ổ trứng có phủ
một lớp lông màu vàng nhạt.
Sâu khoang non mới nở có màu tối đầu to hơn thân màu đen thẫm,
dài từ 1,5-2,5 mm. khi lớn đầu có màu vàng nhạt, sâu đẫy sức dài 38-48 mm,
hình ống, thân sâu màu xám tối, vạch lưng và vạch phụ lương màu vàng. ở
mỗi đốt thân chạy dọc theo vạch phụ lương có một vệt đen hình bán nguyệt,
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
14
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
trong đó vệt ở đốt thứ nhất và đốt thứ 8 của bụng to và rõ nhất. Sâu non tuổi
1-3 ăn mặt dưới lá, sâu non tuổi 4-6 đục khoét vào thân cây.
Pha nhộng của sâu khoang: có chiều dài 15-20 mm, màu nâu tươi, khi
sắp vũ hóa nhộng chuyển mầu đen bóng, mép trước của đốt bụng thứ 4 đến
đốt bụng thứ 7 có nhiều vết châm kim lõm. Cuối bụng có có 1 đôi gai ngắn,
nhộng đực có lỗ sinh sản nằm ngay đốt thứ 9 nhô ra và kéo sát tới mép sau
của đốt 8 thành hình chóp, lỗ sinh sản nằm ngay giữa 2 đốt này và có dạng
một lỗ khía sắc nét và ngắn, sâu thường hóa nhộng ngay trong đất ẩm quanh
gốc rau hoặc bờ ruộng.
Trưởng thành: Thân dài 15-21 mm, sải cánh dài 35-43 mm, bướm đực
có kích thước nhỏ hơn bướm cái. Đầu ngực màu xám bạc và trên ngực có
túm lông màu trắng xám hơi nhô lên, cánh trước màu nâu vàng ở bướm đực
có màu cánh thẫm hơn, vệt xiên cánh có 3 đường mở xếp xít nhau, ở giữa
mép sau cánh trước có hình hạt thóc màu nâu vàng. Ở bướm cái màu cánh
nhạt hơn, vệt xiên giữa cánh có 3 đường chỉ màu trắng xếp tách rời nhau,
cánh sau màu trắng bạc, ở gốc chân cánh của bướm đực có một gai và bướm
cái có 3 gai gài cánh. Bướm thích mùi chua ngọt, hoạt động ban đêm, ban
ngày ẩm nấp trong tán cây, bờ cỏ.
Theo tác giả Lê Văn Trịnh nghiên cứu về đặc điểm sinh học sâu
khoang cho thấy khi nhiệt độ không khí từ 17,6-28,1độ C, độ ẩm 73,1-86,0
% thì thời gian trứng là 2,1-3,7 ngày; sâu tuổi 1: 2,5-8,0 ngày; Sâu tuổi 2:
1,8-5,9 này; Sâu tuổi 3: 1,3-4,9 ngày; Sâu tuổi 4: 1,5-5,1 ngày; Sâu tuổi
5:1,7-5,6 ngày, Sâu tuổi 6: 2,4-7,4 ngày; Tiền nhộng: 1,2-3,6 ngày, Nhộng:
4,0-13,5 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của bướm từ 1,3-2,4 ngày Bướm
đực sống từ 4,5-6,2 ngày; Bướm cái sống từ 5,1-7,9 ngày, vòng đời của sâu
biến động từ 20,1-60,6 ngày. Những nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy ở
điều kiện mùa đông từ 17,6-18,7 độ C, ẩm độ không khí 73,1-81,5 % thì
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Việt Hà BVTV50A
vũng i sõu khoang ti 51,4-60,6 ngy, nhit cao mựa hố 28,1 C v
m 83,6 % thỡ vũng i sõu ch cú 20,1 ngy. Vy vũng i ca sõu
khoang chu nh hng rt ln n nhit v m .
Theo tỏc gi Nguyn Th Ngc Hu v inh Th Lc trong quỏ trỡnh
nghiờn cu v cõy cú c v k thut thõm canh 2004 [ 29 ] kt qu nghiờn
cu v sõu hi trờn Dong ring l khụng ỏng k.
Nhng nghiờn cu v b nt: Thuc h ngi gai(Eucleidae), b cỏnh
vy (Lepidoptera.)
Nghiờn cu v b nt hi trờn Dong ring trong nc hu nh cha
c nghiờn cu. Theo tỏc gi Nguyn Vit Tựng [30] ó mụ t chung v
hỡnh thỏi B nt nh sau: Mỡnh núi chung ngn, thụ cú mu vng, nõu, cú
pha trn nhng m võn mu en xỏm. Vũi ó thoỏi húa, cỏnh rng v ngn,
ph y lụng vy dy xp. cỏc mch R1, R4, R5 ca cỏnh trc cựng chung
mt on mch mi tỏch ra, cỏc mch Sc + R1 v Rs ca cỏnh sau gp li
mt on ngn khong gia ng cỏnh.
Theo Ti liu ca B mụn Cụn trựng tỏc gi Nguyn Vit Tựng [26]
ó mụ t sõu non B nt thụ ngn, mt bng dp bng, mt lng hi vng,
u bộ rt vo phớa trong ngc trc. C th chia t khụng rừ. Chõn bng
thoỏi húa. Phớa lng cú mc nhiu gai lụng chia nhỏnh ni lin tuyn c.
Mt s ớt mỡnh trn hoc cú nhiu m võn xanh, rừ rt. Sõu non phỏ hoi
lỏ cõy n qu, cõy rng v cõy cụng nghip lõu nm. Mt s loi thng gp
l b nt chui (Panasa sp), B nt hai vch (Cania sp). Tỏc gi mụ t hỡnh
thỏi loi b nt (Panasa sp) hi trờn chui; Trng thnh di 23-25 mm, si
cỏnh rng 50-52 mm, phn lng cỏc t bng cú 5 khoang en, chõn ph
nhiu lụng mu xỏm tro, khi u 2 chõn trc qup li, 4 chõn gia v sau
bỏm vo lỏ. Rõu u si ch, mt kộp hỡnh cu, mu en xỏm, vũi c bo
Khoa Nông học Trờng Đại Học Nông Nghiệp HN
16
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
vệ bằng 2 chùm lông. Cánh trước màu vàng lóng lánh bởi lớp vảy bên ngoài,
cánh sau màu vàng có lớp phấn phủ trên.
Trứng Bọ nẹt đẻ thành ổ mặt dưới lá, mỗi ổ có từ 15-30 quả, trứng dẹt
mỏng có dạng vảy ốc xếp lên nhau hình mái ngói, dài 21 mm, rộng 2 mm,
phía trên ổ trứng có phủ một lớp keo mỏng như parafin.
Sâu non màu xanh lá chuối, khi đẫy sức cơ thể dài 35-36 mm, rộng
15-16 mm, mồn thụt vò chỉ thò ra khi ăn. Hai bên sườn kể từ đốt bụng cuối,
ứng với mỗi đốt có 1 chấm màu xanh (6 chấm tương ứng). trên lưng cũng có
9 vệt xanh như vậy, cơ thể chia thành 11 đốt rất rõ, các đốt cuối bụng nhỏ và
ngắn dần. Trên lưng, ứng với mỗi đốt có 2 chùm lông, cơ thể có 4 hàng lông
bảo vệ chạy dọc theo chiều dài của thân, riêng hàng thứ1 và thứ 4 có 10
chùm lông. Chùm thứ 9 kể từ trên xuống có 2 chấm đen hình tam giác bao
lấy phần trên của chùm lông, chùm lông này rất ngắn, các lông của Bọ nẹt
nhỏ như kim, có tác dụng tiết chất độc để bảo vệ Bọ nẹt khi gặp kẻ thù, sâu
non di chuyển hết sức chậm, sâu non có chân nhưng không phát triển, phần
bụng bọ nẹt mềm, luôn tiết ra chất dính, giúp nó bám vững trên cây.
Nhộng được bao bọc trong một kén tròn trông giống như hạt cau khô,
đường kính 10-11 mm, kén mới màu trắng đục rất mềm, sau chuyển màu
đen sẫm và vỏ kén khô cứng lại bảo vệ nhộng qua Đông.
Về tập quán sinh sống và quy luật gây hại: Bọ nẹt qua Đông ở giai
đoạn ặn nhộng. Nhộng ở dưới đất, xunh quanh gốc chuối, trên các tàn dư,
sang xuân (cuối tháng 3) bọ nẹt hóa trưởng thành, sau khi nở sâu non hoạt
động mạnh và lớn rất nhanh, sức ăn mạnh dần theo tuổi, sâu non có 4 lần lột
xác, mỗi lần lột xác sâu ngừng ăn để bò ra ngoài lá tiến hành lột xác, mỗi lần
lột xác sâu non biến từ màu xanh sẫm trở thành xanh nhạt, sau khi lột xác
xong, sâu non nằm yên 3-4 giờ mới tiến hành ăn bình thường và cơ thể lớn
lên rõ rệt, càng tuổi lớn thời gian lột xác của sâu non càng ngắn lại; Thời
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
17
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
gian từ khi trứng nở đến khi lột xác lần thứ nhất là 11 ngày, lần 2 là 9 ngày,
lần thứ 3 là 8 ngày, lần thứ 4 là 7 ngày, sau lần phân tán lần thứ 4 sâu phân
tán, sâu non ăn suốt ngày đêm nhưng trong phạm vi hẹp khoảng 2
tháng/năm; Khi sâu non đẫy sức, sâu non ngừng ăn, một phần cặn bã trong
cơ thể được tiết ra làm kén. Khi làm kén, bọ nẹt có những chuyển động tròn
nhả tơ nhả sáp tạo ra một cái kén dày, đầu tiên vỏ kén mềm trắng đục, sau
chuyển thành màu nâu đen rồi cứng lại thành một cái vỏ vững chắc để bảo
vệ nhộng qua Đông, khi vũ hóa vỏ kén nứt ra như một cái nắp, trưởng thành
chui ra ngoài [26]
Trong thời gian gần đây nhu cầu của thị trường về tinh bột Dong riềng
rất lớn phục vụ cho chế biến miến, làm bánh kẹo cao, tham gia trong thành
phần chế biến thực phẩm do vậy nhiều địa phương đã phát triển sản xuất
Dong riềng như một cây hàng hóa, thành vùng nguyên liệu cho chế biến,
đồng thời Dong riềng có thời gian sinh trưởng dài ngày 9-10 tháng nên có
thể bố trí trồng gối vụ, xen canh Dong riềng với cây trồng ngắn ngày khác,
kết hợp với sự thâm cao để tăng năng suất Dong riềng, do đó đã xuất hiện
sâu hại thành dịch hại quan trọng, qua quá trình điều tra vùng thâm canh sản
xuất Dong riềng cho thấy dịch hại quan trọng trên dong riềng hiện nay như
Bọ nẹt, sâu khoang đó là những đối tượng gây nên những thiệt hại đáng kể
trong sản xuất về năng suất cũng như chi phí sản xuất.
Thực tế cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố đầy đủ về sâu hại và thiên
địch của chúng trên Dong riềng.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
18
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Phần 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
- Địa điểm điều tra thành phần sâu hại và biến động số lượng của Bọ nẹt
tại Hưng yên và vùng phụ cận .
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hình thái của Bọ nẹt và thử nghiệm
phòng trừ chúng bằng thuốc hóa học được tiến hành tại Bộ môn côn
trùng, Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp, Hà nội
2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
Đề tài được tiến hành từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008
3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
3.1. Dụng cụ nuôi sâu
- Túi nilon đựng mẫu, hộp đựng mẫu
- Lồng nuôi sâu, kim mũi nhọn, panh
- Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi có kích thước đo, kính hiển vi
- Tủ định ôn, tủ sấy, nhiệt ẩm kế
- Lá dong riềng
3.2. Các dụng cụ pha chế thuốc hóa học
- Ống đong cỡ 100 cc, 200 cc, 300 cc, 500 cc, 1000 cc
- Bình phun thuốc trừ sâu cầm tay loại 1-10 lít
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
19
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
3.3. Thuốc trừ sâu hóa học: Thuộc danh mục thuốc trừ sâu cho sử dụng
trong sản xuất :
- Polytrin 440 EC
- Owatox 400 ND
- Padan 95 SP
- Thuốc BVTV sinh học BT.
3.4. Các giống Dong riềng tham gia nghiên cứu:
Hai giống phổ biến ngoài sản xuất ( Dong riềng đỏ, Dong riềng trắng)
và một số giống trong tập đoàn công tác tại Trung tâm nghiên cứu cây có củ,
Viện CLTCTP; một số giống trong quỹ gen của Trung tâm tài nguyên thực
vật nông nghiệp (Viện KHNN Việt nam)
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
- Điều tra thu thập, xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng ở Hưng
yên và phụ cận.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
quan trọng (nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn ) đến quá trình phát triển của Bọ
nẹt trên Dong riềng
- Nghiên cứu sự biến động số lượng của Bọ nẹt trên trên đồng ruộng Dong
riềng, dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như nhiệt, ẩm độ,
lượng mưa, thiên địch và các yếu thâm canh trồng xen, trồng thuần
- Thử nghiệm một số thuốc trừ sâu đối với Bọ nẹt hại Dong riềng trong
phòng thí nghiệm và ngoài đồng
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1. Điều tra thu thập và xác định thành phần sâu hại trên Dong riềng.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
20
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng chủ
yếu dựa vào phương pháp áp dụng của Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại
học Nông nghiệp, Hà nội.
Điều tra được tiến hành ở 3 thời kỳ chính:
- Giai đoạn cây con ( sau trồng 1-3 tháng)
- Giai đoạn phát triển thân lá (sau trồng 3-8 tháng)
- Giai đoạn phát triển củ đến trước thu hoạch ( 8-10 tháng)
Có sự kết hợp điều tra bổ xung, thu thập mẫu qua các lần điều tra phát
sinh của sâu hại Dong riềng.
Phương pháp điều tra theo 5 điểm chéo góc, hoặc thu thập mẫu ngẫu
nhiên đem tất cả về phòng, một số loại được cho vào dung dịch giữ mẫu,
còn hầu hết được tiến hành nuôi đến trưởng thành rồi ghim, sấy mẫu và
định loại.
- Việc định loại được tiến hành tại Bộ môn côn trùng Trường Đại học
Nông nghiệp, Hà nội.
- Việc định loại được tiến hành theo khoá phân loại của Arora,G.S (1976).
5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của Bọ nẹt trên Dong
riềng.
5.2.1. Phương pháp nuôi sâu tập thể sâu hại trên Dong riềng:
Phương pháp nuôi tập thể dựa vào mô hình của tác giả Nugaliydae và
Heinrich (1984) với mục đích giữ nguồn phục vụ cho việc nuôi các pha phát
dục của sâu hại.
Sâu hại được nuôi trên cây Dong riềng trồng cách ly trong nhà lưới,
khi cây phát triển được 4 lá bắt đầu được chuyển vào trong khung cho sâu
đẻ trứng 5 cặp trưởng thành ( ghép 5 cặp đực + cái) trên mỗi cây trong vòng
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
21
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
1 hoặc 1/2 ngày, sau đó những cây nhiễm xong được thay ra và cho cây mới
chưa nhiễm vào.
5.2.2. Phương pháp nuôi sâu cá thể hại trên Dong riềng.
Phương pháp nuôi sâu cá thể theo mô hình của tác giả Sengoca và
Gerlach (1983) với mục đích nghiên cứu sinh học, sinh thái học.
Tiến hành bắt 100 sâu trưởng thành chuyển vào lồng mica có lá Dong
riềng sạch (cây Dong riềng được trồng trông lồng mi ca cách ly) mỗi lồng
đặt 20 trưởng thành trong 5 lồng. Sau 24 tiếng đồng hồ tiến hành quan sát
chọn lá có trứng, dùng kéo cắt phần lá có trứng đặt vào hộp nuôi sâu, mỗi
trứng một hộp sau đó chuyển hộp nuôi sâu vào tủ định ôn, để giữ ẩm sử
dụng bông thấm nước cuốn vào cuống lá Dong riềng sau 2 ngày thay một
miếng lá mới và giấy lọc trong hộp nuôi sâu. Theo dõi ở các nhiệt độ nuôi
sâu ở các nhiệt độ khác nhau (15;20;25;30 độ C và ẩm độ 75-90 %), dán
nhãn lên nắp hộp nuôi sâu từ 1-40 theo thứ tự (lượng mẫu n > 20 trở lên)
ghi lại ngày chuyển trứng, tiếp tục theo dõi trứng nở, các pha phát dục khác
(thời gian phát dục pha trứng, sâu non các tuổi, nhộng và trưởng thành) cho
đến khi kết thúc thí nghiệm. Khi sâu hóa trưởng thành, chuyển trưởng thành
sang hộp nuôi sâu có lá dong riềng tươi được giữ ẩm bằng bông thấm nước
ở cuống lá, sau đó tiến hành ghép cặp mỗi hộp một cặp để theo dõi thời gian
trưởng thành có khả năng sinh sản đến khi trưởng thành chết sinh lý (lượng
mẫu n>20 trở lên) nhằm xác định khả năng đẻ trứng, tập tính đẻ trứng của
trưởng thành, thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng trưởng
thành, đo các pha phát dục, tỷ sống và tỷ lệ chết các pha cho đến hết đợt thí
nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát dục của từng pha, thời gian
vòng đời, kích thước sâu non, nhộng, trưởng thành, số lượng trứng đẻ được
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
22
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
và tỷ lệ trướng nở cùng các đặc điểm khác của sâu hại chính trên Dong
riềng trong phòng thí nghiệm.
5.2. Điều tra biến động số lượng của sâu hại chủ yếu và sự gây hại của
chúng trên đồng ruộng.
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng chủ
yếu dựa vào phương pháp áp dụng của Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại
học Nông nghiệp, Hà nội.
- Định kỳ điều tra 7-10 ngày/ lần
- Chọn 3-5 khu đại diện cho một vùng, mỗi khu chọn 3-5 ruộng, mỗi
ruộng chọn 5 điểm và mỗi điểm chọn 10 cây, mỗi cây chọn điều tra ở lá
3 hoặc thứ 4 kể từ trên xuống.
6. Phương pháp phòng trừ Bọ nẹt bằng thuốc hóa học.
Phương pháp thử hiệu lực thuốc hóa học trừ Bọ nẹt trên đồng ruộng.
Phương pháp: Trên đồng ruộng Dong riềng ta bố trí thí nghiệm như sau :
Bố trí 4 mảnh ruộng dong riềng rộng 100 m
2
ứng với 3 loại thuốc hoá học và
1 ruộng đối chứng, trước khi phun điều tra số Bọ nẹt có trên mỗi công thức
thí nghiệm.
Tiến hành điều tra số sâu hại sau xử lý thuốc 3; 7 và 14 ngày sau phun.
Độ hữu hiệu của thuốc được tính ở giai đoạn sau phun theo công thức
Henderson – Tilton (Lương Duy Kính, Võ Văn Dực, 1990)
H(%) = [ 1- (Ta x Cb)/ (Ca x Tb)] x 100
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
23
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
Trong đó:
H: Hiệu quả (%)
Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun
Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun
Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun
7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo dõi:
a) Biến động số lượng của Bọ nẹt trên Dong riềng:
Mật độ (con/Lá) = Tổng số sâu hại/ Tổng số lá điều tra.
b) Tỷ lệ hại của Bọ nẹt trên Dong riềng.
Tỷ lệ hại (%) = Tổng số lá bị hại/ Tổng số lá điều tra.
c) Thời gian phát dục của cá thể ( từng pha: Trứng, Sâu non, Nhộng,
Trưởng thành).
X = ( X1 + X2 + X3 + + XN)/ N
Trong đó:
X – là thời gian phát dục trung bình của từng pha (ngày)
X1 + X2 + X3 + + XN là thời gian phát dục của từng cá thể
N là tổng số cá thể theo dõi
d) Tỷ lệ trứng nở được tính theo công thức.
Tỷ lệ (%) trứng nở = (Số quả trứng nở/ Tổng số quả trứng theo dõi) x
100
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
24
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ViÖt Hµ BVTV50A
e) Kích thước từng pha phát triển (mm).
X = (X1 + X2 + X3 + +XN)/N
Trong đó:
X – là kích thước trung bình của từng pha (mm)
X1 + X2 + X3 + + XN là kích thước của từng cá thể
N là tổng số cá thể theo dõi
8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
Số liệu được tính toán và xử lý theo chương trình Exel và IRRISTAT dùng
cho khối sinh học và Bảo vệ thực vật.
Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncan giữa các công thức thí nghiệm
ở xác xuất P = 0,05 và P = 0,01.
Khoa N«ng häc Trêng §¹i Häc N«ng NghiÖp HN
25