Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.94 KB, 43 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
***


BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Ngân hàng

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN – HÀ NỘI



Họ và tên sinh viên: Phạm Uyên Phương
Mã sinh viên: 1113320127
Lớp: Anh 4
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Xuân Quỳnh



Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2014
2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN


– HÀ NỘI 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2. Sản phẩm, dịch vụ và mạng lưới hoạt động 5
1.3. Cơ cấu tổ chức 6
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
– Hà Nội từ 2009-2013 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI 8
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội 8
2.1.1. Các văn bản pháp lý được áp dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế 8
2.1.2. Nhận xét chung 9
2.1.3. Các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng 15
2.2.3.1. Thanh toán thư tín dụng chứng từ 15
2.2.3.2. Thanh toán nhờ thu 23
2.2.3.3. Thanh toán chuyển tiền 26
2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn – Hà Nội 30
2.2.1. Những thành tựu đạt được 30
2.2.2. Những khó khăn tồn đọng 31
2.2.3. Nguyên nhân 31
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 31
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI 33
3

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội trong năm 2014 33
3.1.1. Mục tiêu 33

3.1.2. Định hướng phát triển họat động thanh toán quốc tế 34
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 34
3.2.1. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng 34
3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ TTQT 35
3.2.3. Nâng cao công tác quản trị điều hành TTQT 36
3.2.4. Một số đề xuất với Ngân hàng nhà nước 36
3.2.5. Một số đề xuất với chính phủ và các bộ ngành có liên quan 37
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40









1

MỞ ĐẦU
Kể từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã được mở ra nhiều cơ hội, từng bước
hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và các
hoạt động thương mại, đầu tư quốc tê ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Với xu thế đó, vai trò của các ngân hàng càng trở nên rõ nét hơn. Đóng vai trò là cầu
nối của hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam còn chưa có nhiều kinh nghiệm cũng
như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… nên vẫn vấp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy,

em đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho kỳ thực tập giữa
khóa của mình. Với đề tài này, em muốn phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc
tế của ngân hàng, chỉ rõ quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế từ đó đưa ra
một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện hoạt động này.
Bài báo cáo được chia ra thành 3 phần:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn
Xuân Quỳnh và các anh chị công tác tại Hội sở của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội đã tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
kiến tập này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới hạn về
thời gian, bài viết của tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn
2

hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của thầy cô và các anh
chị để giúp tác giả trong quá trình học tập và công tác sau này!




















3

NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế: SaHaBank
Tên viết tắt: SHB
Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (071) 739025, 838389.
Website: www.shb.com.vn
Logo:


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được thành lập vào
ngày 13/11/1993 dưới tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhơn Ái theo quyết định
số 214/QÐ-NH5. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, và tổng tài sản là 1,1 tỷ đông, chỉ

hoạt động tại trụ sở chính tại tỉnh Cần Thơ.
Ngày 20/01/2006 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 93/QĐ-NHNN,
chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị. Ngân hàng được đổi tên
thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội theo quyết định số 1764/QÐ-
NHNN ngày 11/09/2006.
4

Năm 2012, cũng là năm bản lề quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển
của SHB, theo quyết định số 1559/QĐ-NHNN Ngân hàng TMCP Hà Nội – Sài Gòn
chính thức sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), theo đó SHB trở
thành một trong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ 8866 tỷ đồng. Tính
đến cuối năm 2013, SHB đã vươn lên top 5 NHTMCP lớn nhất.
Biểu đồ 1.1: Vốn điều lệ của SHB giai đoạn 1993-2013 (đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Trang website của SHB
Trong năm 2013 SHB đã nhận được nhiều giải thưởng có uy tín của các tổ chức
trong nước và quốc tế, khẳng định sự phát triển an toàn bền vững của ngân hàng, có thể
kể đến: Huân chương lao động hạng nhì của Chủ tịch nước, Cờ thi đua của Chính phủ,
giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc
tiến Thương mại trao tặnglần thứ 6 liên tiếp, lọt vào danh sách “1000 ngân hàng lớn
nhất thế giới” do The Banker bình chọn, lần thứ 3 liên tiếp nhận giải “Ngân hàng có
chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” do The Bank of New York Mellon (BNY
Mellon) trao tặng…
0.4 0.6 1
3
5
8.5
12
70.4
500

2000
3497.5
4815.8
8865.8
11082.2
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
1993 1994 1995 1996 1999 2002 2003 2005 2006 2007 2010 2011 2012
Dự kiến
2014
5

1.2. Sản phẩm, dịch vụ và mạng lưới hoạt động
 Sản phẩm và dịch vụ
Ra đời với mục đích cung cấp dịch vụ vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho
các hộ nông dân, cho đến nay SHB đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng và
tiện ích cho nhiều đối tượng khách hàng, cụ thể:
- Sản phẩm tiền gửi
- Sản phẩm cho vay
- Dịch vụ chuyển tiền
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ thẻ
- Dịch vụ thanh toán
- Các sản phẩm dịch vụ khác
 Mạng lưới hoạt động

Tính đến 31/12/2013, tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc của SHB là 386 điểm
bao gồm 1 Trụ sở chính; 51 Chi nhánh; 331 Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm và điểm
giao dịch ATM ở 32 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và 03 chi nhánh tại nước ngoài gồm
02 chi nhánh tại Campuchia (Phnompenh, Kampongthon) và 01 chi nhánh SHB Lào.
Trong năm 2014, SHB đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt
Nam, đồng thời nâng cấp Chi nhánh SHB Lào và Campuchia thành Công ty TNHH
một thành viên 100% vốn của SHB. Myanmar, Singapore và châu Âu là những mục
tiêu tiếp theo cho việc mở rộng thị trường của SHB. Sự có mặt của những đối tác chiến
lược có tiềm năng và hiểu biết thị trường địa phương sẽ là chìa khóa giúp SHB vươn ra
thị trường quốc tế.
6

1.3. Cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM TOÁN
NỘI BỘ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
VP HĐQT
UB ALCO
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ
HỘI ĐỒNG XỬ LÝ RR
UB QUẢN LÝ RỦI RO
ỦY BAN NHÂN SỰ
TT KINH DOANH VÀNG
BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN
NỢ CÓ
BAN KẾ HOẠCH VÀ

THÔNG TIN QUẢN TRỊ
BAN HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ
KHỐI NGÂN
HÀNG BÁN LẺ
KHỐI NGÂN
HÀNG DOANH
NGHIỆP
KHỐI NGUỒN
VỐN
KHỐI QUẢN
TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO
KHỐI PHÁT
TRIỂN KINH
DOANH
KHỐI VẬN
HÀNH
KHỐI CÔNG
NGHỆ THÔNG
TIN
TRUNG TÂM KINH DOANH CÁC
CHI NHÁNH LỚN, CÔNG TY CON
BAN THI ĐUA - KHEN
THƯỞNG & XLKL
VĂN PHÒNG TỔNG GIÁM
ĐỐC
BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

BAN ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM
QUẢN LÝ VÀ
PHÁT TRIỂN
KHDN VỪA
VÀ NHỎ
TRUNG TÂM
QUẢN LÝ VÀ
PHÁT TRIỂN
KHDN LỚN
TRUNG TÂM
NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG
QUỐC TẾ
BAN ĐỊNH
CHẾ TÀI
CHÍNH

1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn – Hà Nội từ 2009-2013
Sau khi chuyển đổi từ mô hình Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị vào năm 2006, SHB đã tăng trưởng vượt bậc
với tốc độ tăng trưởng trung bình gộp (CAGR) của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giai
đoạn 2009-2011 lần lượt là 37,23% và 33,77%. Mặc dù tăng trưởng rất nóng trong giai
đoạn này nhưng chất lượng tài sản của SHB được đánh giá chỉ ở mức 1,40% năm 2010
và 2,24% năm 2011, thấp hơn khá nhiều so với trung bình toàn ngành tương ứng ở
mức 2,19% và 3,39%.

7


Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của SHB giai đoạn 2009 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Báo
cáo
tài
chính
Tổng tài
sản
27.469.197
51.032.861
70.989.542
116.537.614
143.625.803
Tổng
VCSH
2.417.045
4.183.214
5.830.868
9.506.050
10.355.697
Doanh
thu
859.992
1.486.160
2.228.334

2.939.456
2.368.037
Lợi
nhuận
sau thuế
318.045
494.329
753.029
1.686.841
849.770
Các
chỉ số
ROAA
1,52%
1,08%
1.12%
0.03%
0.65%
ROAE
13,60%
12,80%
13,63%
0.35%
8,56%
NIM
3,50%
3,46%
3,50%
2,26%
1,83%

Tỷ lệ nợ
xấu
2,79%
1,40%
2,24%
8,83%
4,35%
CAR
17,06%
13,81%
13,37%
14.18%
12.38%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB giai đoạn 2009 – 2013)
Nhờ có thương vụ sáp nhập với HBB vào năm 2012, tổng tài sản của SHB tăng
64,2% và tiếp tục tăng 23,2% vào năm 2013. So với mức tăng trưởng toàn ngành của
năm 2013 là 11,34%, đây là con số đáng khích lệ với SHB. Lợi nhuận sau thuế của
năm 2012 cũng tăng vọt so với năm 2011 đạt 1.668.981 triệu đồng, do SHB ghi nhận
thu nhập từ các khoản nợ xấu thu hồi được từ HBB. Tuy nhiên, năm 2012 SHB phải
ghi nhận khoản lỗ lũy kế của HBB nên lợi nhuận giữ lại chỉ là 8.206 triệu đồng. Đến
năm 2013, do không có khoản thu từ các hoạt động khác này, lợi nhuận sau thuế lại
giảm về mức 849.770 triệu đồng, đây cũng là khoản lợi nhuận giữ lại của ngân hàng.
Từ một ngân hàng luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức chuẩn, sau khi thâu
tóm HBB – một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức báo động 16,06%, tỷ lệ nợ xấu của
SHB tăng 4 lần lên 8,51%. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp quyết liệt và linh hoạt để
8

xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của SHB giảm xuống chỉ còn 4,35% cuối năm 2013. Dù vẫn
cao hơn trung bình toàn ngành là mức 3,49% nhưng vẫn là một con số khá ấn tượng.
Khả năng sinh lợi của SHB đã suy giảm trong giai đoạn 2009-2013. ROAA

giảm từ 1,52% xuống dưới 0,65% và ROAE giảm từ 13,6% xuống còn 8,56%. Sự sụt
giảm của ROAE chủ yếu là do tỷ lệ NIM đã suy giảm dần mỗi năm. Thêm vào đó, tổng
tài sản tăng vọt 64% và 23% trong năm 2012 và 2013 sau khi sáp nhập trong khi SHB
chưa tối đa hóa được hiệu quả sử dụng.
Tỷ lệ an toàn vốn CAR của SHB đã giảm trong năm năm qua. Như đã phân tích,
tăng trưởng bình quân của vốn cổ phần đạt trên 34,7%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng
trung bình của tổng tài sản là 39%, đó là một yếu tố làm giảm tỷ lệ CAR. Đến cuối
năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn của SHB là 12,38%, thấp hơn hẳn so với mức cao nhất vào
năm 2009 là 17,06%, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn so với mức yêu cầu an toàn tối
thiểu là 9% của NHNN và 12% của hiệp ước Basel II. Tỷ lệ CAR dự kiến sẽ được cải
thiện vì SHB đã có kế hoạch nâng vốn chủ sở hữu thêm 25% trong năm 2014.
Trong thời gian tới, mục tiêu hàng đầu của SHB là tiếp tục giảm tỷ lệ nợ xấu,
tăng cường quản trị rủi ro, tiếp tục phát triển an toàn, bền vững hướng đến trở thành
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Sài Gòn – Hà Nội
2.1.1. Các văn bản pháp lý được áp dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế
- Các quy định và thông lệ về thanh toán quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC) ban hành còn hiệu lực
- Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (ICC Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits), do phòng Thương mại Quốc tế
ban hành năm 2007, số xuất bản 600 gọi tắt là UCP600
9

- Các Quy tắc thống nhất về Nhờ thu (ICC Uniform Rules for Collection), do
phòng Thương mại & Công nghiệp Quốc tế ban hành năm 1995, số xuất bản
522 gọi tắt là URC522
- Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các Ngân hàng theo Tín dụng chứng từ,

do phòng Thương mại & Công nghiệp Quốc tế ban hành, số xuất bản 525/725
gọi tắt là URR525/URR725
- Các Quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về quản lý Ngoại hối, các
văn bản liên quan đến thanh toán quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam
- Các hiệp định, thỏa thuận do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội ký kết
2.1.2. Nhận xét chung
 Mạng lưới đại lý
Từ năm 2007 trở về trước SHB phải thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế thông
qua Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ năm 2008, được sự cho phép của NHNN, SHB đã
bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp. Tuy mới đi vào hoạt động
chưa lâu nhưng hoạt động thanh toán quốc tế mang lại thu nhập lớn thứ hai trong các
dịch vụ SHB cung cấp sau dịch vụ bảo lãnh trong nước. Tính đến hết năm 2013, SHB
đã thiết lập được mạng lưới Ngân hàng Đại lý với hơn 400 đại lý trên các Châu lục:
Châu Âu, Á, Mỹ, Phi Úc với nhiều tên tuổi lớn như Citi Bank, Bank of New York,
Deutsche Bank, Korea Exchange Bank, Bank of China, Sumitomo Mitsui Banking
Corporation, Wells Fargo Bank N.A, …





10

Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng đại lý của một số ngân hàng Việt Nam đến hết 2013
Ngân hàng Việt Nam
Số lượng đại lý
Quốc gia, vùng lãnh thổ
Vietcombank
1800

155
BIDV
1600
125
Agribank
1087
103
Vietinbank
1000
90
MB
700
73
(Thống kê từ website của các ngân hàng)
Như vậy, mạng lưới đại lý của SHB vẫn còn lép vế so với các ngân hàng Việt Nam,
điều đó càng được thể hiện rõ nếu so rộng hơn với các ngân hàng nước ngoài như
HSBC với hơn 4000 ngân hàng đại lý, ANZ và Citibank hơn 3500 đại lý…
 Ứng dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế
Nghiệp vụ TTQT là một nhiệm vụ phức tạp, có rủi ro cao và thông thường giá trị
một thương vụ rất lớn. Nhằm hạn chế rủi ro trên ngoài nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ thực hiện thanh toán thì việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng là một điều
rất quan trọng. SHB đã lựa chọn và sử dụng giải pháp ngân hàng lõi Polaris’ Intellect®
Universal, một giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, lấy khách
hàng làm trung tâm, đáp ứng tất cả các nghiệp vụ ngân hàng. Bắt đầu triển khai từ năm
2010, SHB muốn khẳng định quyết tâm đổi mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến
nhất nhằm hỗ trợ lĩnh vực quản trị và mở rộng sản phẩm dịch vụ, qua đó nâng cao năng
lực cạnh tranh cho ngân hàng.
Một số phần mềm core baking đang được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng Việt
Nam như: Teminos T24 (Techcombank, SacomBank, SeABank…), FIS (VietinBank),
TCBS (ACB)…

 Doanh số hoạt động TTQT
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nền kinh tế trong nước bất ổn,
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2009, nền kinh tế
11

có dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam gia tăng trở lại, hoạt động
TTQT của SHB cũng có những tín hiệu tích cực. Nhìn chung doanh số TTQT của SHB
tăng tương đối đều qua các năm, với mức tăng khoảng từ 300 đến 400 triệu USD, đặc
biệt trong năm 2009 và 2013 doanh số tăng mạnh, lần lượt là 98,2% và 36,2%.
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của SHB giai đoạn 2009 – 2013 (đơn vị:
triệu USD)

(Nguồn: Số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
Doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu tương tại SHB tương đối cân bằng,
ngoại trừ năm 2012 doanh số xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu tương đối lớn, khoảng
189,5 triệu USD. Điều này khá trái ngược với đa số các ngân hàng, ví dụ như Agribank
– nơi doanh số xuất khẩu đóng phần lớn doanh thu từ TTQT hay BIDV – nơi doanh thu
từ xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu khá nhiều. Như vậy, SHB có đối tượng khách hàng đa
dạng, điều này tốt cho việc phát triển bền vững, phân tán rủi ro để không phụ thuộc vào
một hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu.

0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000

1800000
2000000
2009 2010 2011 2012 2013
Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng
12

Bảng 2.2: Doanh số TTQT của SHB so với chỉ tiêu (đơn vị: %)

2009
2010
2011
2012
2013
Đạt chỉ tiêu
-
-
91,62%
74,80%
98,33%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
Mặc dù doanh số từ hoạt động TTQT của SHB tăng trưởng đều đặn nhưng trong 3
năm gần đây, chưa năm nào SHB hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2013 là năm
thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất nhưng vẫn chị đạt được 98,33% kế hoạch. Đây là
một điểm khá bất thường và cần chú ý, SHB cần đẩy mạnh hoạt động TTQT hơn nữa
hoặc xem xét lại các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch.
 Thị phần
Thị phần TTQT của SHB cũng tăng trưởng đều và ổn định trong giai đoạn nghiên
cứu. Tuy nhiên, thị phần của SHB chỉ dừng lại ở mức rất khiêm tốn, đạt 0,67% ở cuối
năm 2013, mức cao nhất kể từ khi SHB bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
Các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 80% thị phần TTQT ở Việt Nam, đứng đầu

là Vietcombank với 22% và Vietinbank với 14% vào cuối năm 2013. Rõ ràng, thị phần
của SHB còn rất hẹp và kém ấn tượng.
Biểu đồ 2.2: Thị phần TTQT của SHB giai đoạn 2009 – 2013 (đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam và số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
0.294
0.471
0.54
0.569
0.67
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
2009 2010 2011 2012 2013
Thị phần
13

 Cơ cấu các phương thức thanh toán tại SHB
- Theo doanh số:
Biều đồ 2.3: Cơ cấu các phương thức TTQT của SHB theo doanh số giai đoạn 2009 -
2013 (đơn vị: %)

(Nguồn: Số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
Nhìn chung, trong 3 phương thức thanh toán chủ yếu của SHB, thanh toán bằng

L/C chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là chuyển tiền và cuối cùng là nhờ thu. Hai
phương thức thanh toán đầu tiên đóng góp khoảng 90-95% tổng doanh số hoạt động và
có doanh số tương đối cân bằng từ 2009-2013. Phương thức tín dụng chứng từ được
khách hàng ưa chuộng vì ít rủi ro, có lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là nhanh chóng và chi phí thấp, các doanh nghiệp
có mối quan hệ làm ăn lâu dài thường chọn phương thức này nhằm thu hồi vốn nhanh.
Phương thức nhờ thu không được ưa chuộng vì mang lại nhiều rủi ro cho người xuất
khẩu, nhất là nhờ thu trơn, phương thức này chỉ được lựa chọn thanh toán với đối tác
tin cậy.
- Theo số món:
33.076
53.194
52.896
40.63
47.185
4.186
5.297
4.981
3.019
4.406
62.738
41.509
42.123
56.351
48.409
0
20
40
60
80

100
120
2009 2010 2011 2012 2013
Chuyển tiền Nhờ thu
Thư tín dụng kèm chứng từ
14

Bảng 2.3: Số món các phương thức TTQT tại SHB
Số món
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng chuyển tiền
1594
2998
4863
7706
10758
Tổng nhờ thu
192
242
381
558
931
Tổng L/C
1552
1854
1256

3443
3311
Tổng
2337
4040
6500
11706
15000
(Nguồn: Số liệu Phòng TTQT Hội sở SHB)
Biều đồ 2.4: Cơ cấu các phương thức thanh toán theo số món giai đoạn 2009 – 2013
(đơn vị: %)

(Nguồn: Số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
Theo số món, phương thức chuyển tiền chiếm đa số, sau đó là phương thức
thanh toán bằng L/C và nhờ thu. Đáng lưu ý là tỷ trọng theo số món của phương thức
chuyển tiền và nhờ thu đều lớn hơn tỷ trọng của chúng theo doanh thu. Đó là bởi vì
nhờ thu và chuyển tiền chủ yếu áp dụng trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như
68.21%
74.21%
74.82%
65.83%
71.72%
8.12%
5.99%
5.86%
4.77%
6.21%
23.67%
19.80%
19.32%

29.40%
22.07%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
2009 2010 2011 2012 2013
Chuyển tiền Nhờ thu
Thư tín dụng kèm chứng từ
15

thanh toán các khoản chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu. Phương thức tín dụng
chứng từ thường áp dụng thanh toán cho các khoản xuất nhập khẩu lớn.
 Thu nhập thuần
Như đã đề cập ở trên, dịch vụ thanh toán là một trong các hoạt động mũi nhọn của
SHB, nó đem lại lợi nhuận cao, đưa hình ảnh của ngân hàng ra nước ngoài và tạo lòng
tin ở khách hàng.
Bảng 2.4: Thu nhập thuần từ hoạt động TTQT của SHB (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Thu nhập thuần
13.345
20.739

29.016
33.700
40.430
% trên thu nhập
từ dịch vụ
22,21%
19,48%
22,59%
22,16%
30,37%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB từ 2009 – 2013)
Thu nhập từ hoạt động TTQT của SHB tăng trưởng ổn định. Năm 2011, thu nhập
tăng 8,227 tỷ đồng, mức tăng lớn nhất trong những năm gần đây, mức tăng thấp nhất là
vào năm 2012: 2,684 tỷ đồng, năm 2010 và 2013 mức tăng đạt mức xung quanh 7 tỷ
đông. Vào năm 2013, thu nhập từ thanh toán quốc tế đóng góp 30,37% vào thu nhập
dịch vụ, mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Đây là một bước tiến mới đánh dấu tầm
quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế của SHB, và nó sẽ hứa hẹn sự phát triển
mạnh mẽ hơn trong tương lai.
2.1.3. Các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
2.2.3.1. Thanh toán thư tín dụng chứng từ
 L/C nhập khẩu
(1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phát hành L/C
Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm:
- Bản sao có công chứng hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đối với khách hàng giao
dịch lần đầu
16

- Yêu cầu phát hành L/C bản gốc
- Bản gốc Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
hợp đồng

- Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành
- Bản gốc Giấy đề nghị bán ngoại tệ
- Cam kết thanh toán (bản gốc)
Cán bộ SHB khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
của các chứng từ được xuất trình và Yêu cầu phát hành thư Tín dụng.
(2) Thẩm định nguồn vốn thanh toán và lập Trình duyệt mở L/C
Đối với L/C ký quỹ 100% trị giá: Phòng TTQT/bộ phận TTQT đánh giá tư cách
pháp nhân của khách hàng, thẩm định phương án nhập khẩu và lập Trình duyệt mở L/C
trình Tổng Giám đốc/Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
Đối với L/C ký quỹ dưới 100% trị giá: Phòng TTQT/bộ phận TTQT kết hợp với
Phòng Tín dụng/bộ phận Tín dụng đánh giá tư cách pháp nhân và năng lực tài chính
của khách hàng, thẩm định phương án xuất khẩu, khả năng đảm bảo thanh toán khi L/C
đến hạn, tính toán xác định hạn mức thường xuyên hay từng lần, đề nghị mức ký quỹ
và lập Trình duyệt mở L/C.
(3) Phát hành L/C
Tại đơn vị được phép: TTV đăng ký giao dịch, hạch toán nội bảng, ngoại bảng, lập
mẫu điện thích hợp, sau đó chuyển bức điện và toàn bộ hồ sơ cho Kiểm soát viên hoặc
phụ trách phòng ký duyệt. Phụ trách phòng hoặc Kiểm soát viên kiểm tra sự khớp đúng
giữa chứng từ với bức điện trên hệ thống và kiểm tra chuẩn điện.
Tại Hội sở: Người được ủy quyền kiểm tra tiêu chuẩn điện SWIFT, các điều khoản
của L/C, ngân hàng thông báo/ngân hàng xác nhận (nếu có). Sau khi kiểm tra, phòng
TTQT Hội sở hoặc người được ủy quyền duyệt để chuyển tiếp bức điện sang hệ thống
17

SWIFT gửi đi nước ngoài. Cuối cùng, Hội sở gửi điện thông báo kết quả xử lý điện cho
chi nhánh.
(4) Hoàn tất và lưu hồ sơ phát hành L/C
Sau khi nhận được điện báo kết quả giao dịch (MT 070) từ phòng TTQT H.O, TTV
ở chi nhánh cập nhận trạng thái L/C vào chương trình quản lý hoặc sửa lại điện phát

hành L/C theo nội dung thông báo. TTV in điện trình Giám đốc hoặc người được ủy
quyền ký đóng dấu giao cho khách hàng.
Điện phát hành L/C cùng các phiếu hạch toán nội dung ngoại bảng, hạch toán thu
phí với đầy đủ chữ ký của TTV, phụ trách phòng, Giám đốc đơn vị lưu hồ sơ L/C.
(5) Sửa đổi L/C
Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách làm hồ sơ yêu cầu sửa
đổi gửi SHB chờ xét duyệt. Nếu được thông qua, tại đơn vị được phép, TTV tiến hành
sửa đổi trên điện MT 707. Người được ủy quyền tại Hội sở kiểm soát điện căn cứ hồ sơ
gốc do chi nhánh chuyển lên, kiểm tra điện SWIFT và các điều kiện sửa đổi trước khi
chuyển bức điện sang hệ thống SWIFT gửi đi nước ngoài.
(6) Thanh toán L/C
 Thanh toán L/C dựa trên thư đòi tiền gửi kèm bộ chứng từ
Nhận được bộ chứng từ cùng Thư đòi tiền từ nước ngoài gửi về, TTV tiến hành
kiểm tra, lập Phiếu kiểm tra chứng từ, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ cùng Phiếu kiểm
tra cho Kiểm soát viên hoặc Phụ trách phòng.
Nếu bộ chứng từ phù hợp, TTV thông báo cho khách hàng, đồng thời phối hợp với
phòng Tín dụng yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận nợ số tiền
thanh toán trong các trường hợp cần thiết. TTV ký hậu vận đơn và giao chứng từ cho
khách hàng đồng thời hạch toán các bút toán có liên quan. Khi khách hàng đã hoàn tất
các thủ tục thanh toán, TTV lập điện thanh toán MT 202 theo chỉ dẫn của Ngân hàng
nước ngoài, chuyển lên cho Kiểm soát hoặc Phụ trách phòng duyệt. Cuối cùng, TTV in
18

bức điện vừa lập, chuyển toàn bộ hồ sơ cho Kiểm soát viên hoặc Phụ trách phòng ký
duyệt và làm căn cứ duyệt bức điện nhận được trên hệ thống.
Nếu bộ chứng từ có sai sót nhưng khác hàng chấp nhận sai sót thì thực hiện như
trường hợp bộ chứng từ phù hợp. Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận
thanh toán, SHB thông báo cho ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng nước ngoài và
thực hiện theo đúng chỉ thị tiếp theo của ngân hàng nước ngoài.
 Thanh toán L/C dựa trên điện đòi tiền

Phụ trách phòng TTQT Hội sở hoặc người ủy quyền kiểm tra mã điện phải kiểm tra
tính xác thực của bức điện và chuyển đến Phòng TTQT/bộ phận TTQT của Chi nhánh
có liên quan để kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán quy
định trong L/C hoặc sủa đổi L/C. Nếu điện thông báo chứng từ phù hợp, TTB xử lý
giống trường hợp bộ chứng từ phù hợp – Thanh toán trên Thư đòi tiền. Nếu điện thông
báo chứng từ không phù hợp, TTV gửi thông báo cho khách hàng kèm 01 bản sao điện
Ngân hàng nước ngoài thông báo chứng từ chứng từ không phù hợp, khách hàng sẽ có
quyết định chấp nhận sai sót và thanh toán hay không. Nếu khách hàng không chấp
nhận thanh toán, SHB lập điện từ chối thanh toán theo mẫu MT 734 hoặc MT 799.
(7) Trường hợp hủy L/C
 Trong thời hạn hiệu lực của L/C
Ngân hàng Thông báo hủy L/C: Nhận được điện yêu cầu hủy LC của Ngân hàng
nước ngoài, Phòng TTQT H.O kiểm tra tính xác thực của bức điện và chuyển đến Chi
nhánh liên quan. TTV nhập dữ liệu vào máy tính, đằn ký hủy L/C và hạch toán bút
toán có liên quan.
Người mở L/C yêu cầu hủy L/C: TTV nhập dữ liệu vào máy tính để đăng ký hủy
L/C, lập điện MT 708 trình Phụ trách phòng và Giám đốc ký duyệt gửi Ngân hàng
Thông báo yêu cầu gửi xác nhận bằng điện về việc chấp nhận hay từ chối đối với ngân
hàng hủy L/C. TTV thông báo cho khách hàng và nhập dữ liệu vào máy tính để xác
nhận giao dịch hủy L/C, thu phí theo quy định hiện hành.
19

 L/C hết hạn hiệu lực sau 30 ngày
TTV thực hiện hủy số dư L/C và hoàn trả ký quỹ (nếu có)
 Trường hợp không chấp nhận hủy L/C
Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh của SHB.
Có sự tranh chấp thương mại, mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưng chưa được
sự chấp thuận hủy L/C của các Ngân hàng có liên quan.
(8) Bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng theo L/C
Khi đã đủ các điều kiện quy định, TTV lập thư bảo lãnh hoặc ủy quyền nhận hàng

theo mẫu trình phụ trách phòng ký kiểm soát và chuyển toàn bộ hồ sơ trình lãnh đạo ký
duyệt thư bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn. Khi nhận
được bộ chứng từ từ nước ngoài, TTV thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn L/C.
 L/C xuất khẩu
(1) Tiếp nhận L/C
Sau khi nhận được thông báo mở L/C của ngân hàng mở L/C, SHB thông báo cho
nhà xuất khẩu biết để chuẩn bị giao hàng. Nếu nhà xuất khẩu không chấp nhận tất cả
các điều kiện quy định trong L/C thì có thể đàm phán lại với nhà nhập khẩu sửa đổi
L/C. Trong trường hợp chấp nhận các điều kiện trong L/C thì nhà xuất khẩu sẽ tiến
hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ
gửi đến ngân hàng thông báo để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ bao gồm:
- Hối phiếu
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn đường biển
- Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ
20

- Chứng từ bảo hiểm
- Các chứng từ khác
(2) Tiếp nhận và thông báo sửa đổi L/C
Khi nhận được sửa đổi L/C từ phía ngân hàng phát hành, SHB tiến hành kiểm tra
tính xác thực và nội dung của bản sửa đổi, sau đó, thông báo cho khách hàng.
(3) Tiếp nhận kiểm tra chứng từ đòi tiền theo L/C
TTV nhận chứng từ khi khách hàng xuất trình bản gốc L/C, các sửa đổi L/C và Thư
yêu cầu thanh toán từ nhà xuất khẩu. Sau đó, TTV sau đó kiểm tra loại chứng từ, số
lượng của từng loại trước khi ký nhận.
TTV tiến hành kiểm tra và xử lý chứng từ, sau đó lập “Phiếu kiểm tra chứng từ
hàng xuất”. Chuyển toàn bộ hồ sơ chứng từ liên quan cùng Phiếu kiểm tra chứng từ

cho người Phụ trách phòng hoặc người được ủy quyền kiểm soát để kiểm tra.
(4) Gửi chứng từ và đòi tiền
 Chứng từ phù hợp
Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng phát hành:
- Bằng điện: TTV lập điện đòi tiền MT 754 cùng Thư gửi chứng từ cùng bộ
chứng từ và hối phiếu.
- Bằng thư: TTV lập Thư gửi chứng từ đòi tiền gửi ngân hàng phát hành cùng bộ
chứng từ và hối phiếu.
Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng hoàn trả:
- Bằng điện: TTV lập điện đòi tiền MT 742 và Thư gửi chứng từ cho ngân hàng
phát hành kèm bộ chứng từ và hối phiếu.
- Bằng thư: TVV lập Thư đòi tiền Ngân hàng hoàn trả kiêm Thư gửi chứng từ
Ngân hàng phát hành. Đồng thời, TTV gửi ngân hàng phát hành Thư gửi Ngân
hàng phát hành thư gửi chứng từ kèm bộ chứng từ và hối phiếu đó.
 Chứng từ không phù hợp
21

Trường hợp L/C quy định đòi tiền trực tiếp ngân hàng phát hành:
- Bằng điện: TTV lập điện đòi tiền nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả
tiền nếu được chấp nhận (MT 750) đồng thời lập Thư gửi chứng từ.
- Bằng thư: TTV lập thư đòi tiền kèm chứng từ và hối phiếu (nếu có) nêu các
điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận thanh toán.
Trường hợp L/C quy định đòi tiền ngân hàng hoàn trả:
- Bằng điện: TTV lập điện gửi ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng phát hành
khi chấp nhận thanh toán thì điện báo cho SHB biết để gửi điện đòi tiền ngân
hàng hoàn trả. Bộ chứng từ kèm thư thanh toán gửi ngân hàng phát hành cũng
phải chỉ rõ các điểm bất hợp lệ như nội dung điện.
- Bằng thư: TTV lập thư gửi chứng từ yêu cầu ngân hàng phát hành khi chấp
nhận thanh toán điện báo cho SHB đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Khi nhận được
điện chấp nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành, TTV gửi thư đòi tiền ngân

hàng hoàn trả.
(5) Chiếu khấu chứng từ
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện chiết khấu, người xuất khẩu nộp hồ sơ xin chiết khấu
bao gồm:
- Thư yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
- Bộ chứng từ hàng xuất
- Căn cứ vào tình hình tài chính cũng như uy tín của khách hàng, SHB có thể yêu
cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ đối với chiết khấu
có truy đòi
Phòng Tín dụng/bộ phận tín dụng xem xét các điều kiên, lập tờ trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt chiết khấu, nêu rõ:
- Chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu (nêu rõ lý do)
- Tỷ lệ chiết khấu
22

- Lãi suất chiết khấu
Nếu bộ chứng từ được chấp nhận chiết khẩu nhưng tỷ lệ chiết khấu khác với đề
nghị của khách hàng, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng để xác nhận lại
và đi đến thông nhất
(6) Thanh toán kết quả đòi tiền
Nhận được thông báo của ngân hàng nước ngoài, TTV thực hiện:
- Báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã khấu trừ tiền chiết khấu (nếu có)
- Hách toán ngoại bảng số tiền ngân hàng nước ngoài thanh toán và số dư L/C sử
dụng không hết, nếu đơn vị đã chiết khấu bộ chứng từ.
Trường hợp bộ chứng từ đã được chiết khấu theo điều kiện miễn truy đòi, đơn vị
hạch toán số tiền số tiền chênh lệch vào thu chi nghiệp vụ.
 Nhận xét
Bảng 2.5: Doanh số từ phương thức tín dụng chứng từ tại SHB giai đoạn 2009 – 2013
(đơn vị: 1000USD)
Doanh số

2009
2010
2011
2012
2013
L/C hàng nhập
khẩu
86.818,21
114.695,90
182.997,24
277.492,79
330.658,73
L/C hàng xuất
khẩu
147.467,12
192.517,79

280.098,17
455.072,79
526.185,86

Tổng doanh thu
234.285,33
307.213,69
463.095,41
732.565,58
856.844,59
% +/-
-
+31,13%

+50,74%
+58,19%
+16,96%
(Nguồn: Số liệu phòng TTQT Hội sở SHB)
Trong điều kiện kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, phương thức thanh toán
bằng L/C được phần lớn các khách hàng lựa chọn vì tính an toàn cao, mặc dù mức phí
của nó khá cao. Đây là phương thưc mang lại khoản thu nhập đáng kể cho SHB từ khi
bước vào hoạt động.

×