Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Đối với bản thân em trước khi viết luận văn mọi thứ thật sự bỡ ngỡ, không
biết phải bắt đầu từ đâu, viết cái gì, viết như thế nào, nhưng được sự hướng dẫn
của các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính đặc biệt là thầy giáo
PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, các cán bộ phòng dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp, em đã định hướng được đề tài phù hợp với mình và viết nên luận văn
này. Chính vì vậy em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, các
thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính và các cán bộ phòng dịch vụ
khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Thăng Long đã tận
tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay, bất kỳ quốc
gia nào cũng đã và đang giao lưu hàng hoá dịch vụ với các quốc gia khác. Quan
hệ quốc tế đó có lợi cho cả hai bên, nhập khẩu những sản phẩm nước mình thiếu
và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác có nhu cầu. Vì vậy hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế các bên xuất nhập
khẩu không thể trực tiếp thanh toán được với nhau nên phải có ngân hàng
thương mại tham gia trong thanh toán quốc tế. Và ngân hàng thương mại đã
thực hiện thanh toán quốc tế tốt hơn bất cứ tổ chức nào khác.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam- Techcombank là
một trong số ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam về chất lượng
Thanh toán quốc tế. Hiện nay ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đang đẩy
mạnh quá trình hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế. Trong quá trình thực
tập tại chi nhánh Thăng Long, tôi biết rằng hoạt động Thanh toán quốc tế của
chi nhánh còn kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của các
khách hàng. Vì vậy việc phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh
là rất cần thiết. Từ đó tôi chọn đề tài: “Phát triển Thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long”.
Nội dung của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh
Thăng Long.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát các hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Hoạt động huy động vốn
Ngoài vốn chủ sở hữu, Ngân hàng thương mại huy động vốn để tạo nguồn
vốn cho mình. Bất kỳ ngân hàng nào cũng cần vốn nợ bởi vốn chủ sở hữu là có
hạn. Hoạt động huy động vốn là hoạt động truyền thống của ngân hàng thương
mại để huy động được những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, doanh nghiệp,
hay các tổ chức khác. Huy động vốn bao gồm: nhận tiền gửi, đi vay NHNN và
các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn, nhận uỷ thác của tổ chức
khác… Huy động vốn tạo cho ngân hàng thương mại nguồn vốn đủ lớn cho các
hoạt động sử dụng vốn như tín dụng và đầu tư. Các nguồn vốn huy động được
thường là nguồn ngắn hạn và nguồn trung dài hạn ít hơn. Theo quyết định
457/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng thương mại được sử
dụng tối đa 40% nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, chính vì thế nên các
ngân hàng thương mại đang rất tích cực thực hiện các giải pháp nhằm tìm kiếm
và thu hút nguồn vốn trung dài hạn bởi nhu cầu vay vốn trung dài hạn trong nền
kinh tế là rất lớn.
Để có được nguồn vốn nợ từ bên ngoài ngân hàng thương mại phải trả chi
phí đó là lãi phải trả cho nguồn huy động và nợ đó. Đề ra được lãi suất huy động
hợp lý là rất quan trọng để có thể hấp dẫn được dân cư, doanh nghiệp gửi tiền
cũng như vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
1.1.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời lớn nhất của ngân hàng thương
mại. Theo luật các tổ chức tín dụng ngân hàng nhà nước Việt Nam thì tín dụng
gồm có: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài sản và các
nghiệp vụ khác được phép. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đã
trực tiếp cung ứng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong các nguồn vốn cho
phát triển kinh tế nước ta vốn vay từ các tổ chức tín dụng có vai trò rất quan
trọng. Nhu cầu vay vốn rất đa dạng có thể là ngắn hạn, trung dài hạn nhưng hiện
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nay do nước ta đang đầu tư rất lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng nên nhu cầu vay
trung dài hạn là rất lớn. Vì thế các ngân hàng thương mại cần có kỳ hạn nguồn
vốn phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động tín dụng chứa đựng rủi ro rất lớn do đó phải tuân thủ theo rất
nhiều quy định của Ngân hàng nhà nước, chính phủ… Ngân hàng nhà nước có
rất nhiều văn bản về tín dụng của ngân hàng thương mại để đảm bảo cho hoạt
động được an toàn.
Cho vay là hoạt động chủ yếu nhất trong các hoạt động tín dụng của ngân
hàng thương mại. Khi ngân hàng tiến hành cho vay họ chấp nhận rủi ro và tuỳ
thuộc vào mức độ rủi ro đó cùng các nhân tố khác nữa mà ngân hàng quyết định
lãi suất cho vay sao cho đảm bảo lợi nhuận cũng như tính cạnh tranh với các
ngân hàng khác.
Bảo lãnh là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết. Hoạt động
bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng và đem lại cho ngân hàng một khoản phí khá
lớn, tuy nhiên cũng chứa đựng rủi ro rất lớn và khi rủi ro xảy ra ngân hàng phải
trả thay khách hàng.
Cho thuê tài sản trung và dài hạn là nghiệp vụ mới của ngân hàng thương
mại. Do sự phức tạp của nghiệp vụ này nên các ngân hàng thường thành lập các
công ty cho thuê. Việc cho thuê đòi hỏi sự am tường khoa học công nghệ kỹ
thuật do đó ngân hàng phải có các chuyên gia thẩm định. Nghiệp vụ cho thuê
chứa đựng rủi ro bởi có nhiều loại tài sản máy móc đặc chủng khó cho thuê lại
hoặc khó bán.
Chiết khấu là việc khách hàng nhượng lại giấy tờ có giá cho ngân hàng để
nhận tiền. Ngân hàng có thể chiết khấu lại tại ngân hàng nhà nước. Và điều này
có tác dụng rất lớn tạo tính thanh khoản cho các giấy tờ có giá.
1.1.3 Hoạt động thanh toán
Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình chu chuyển vốn. Ngân
hàng thương mại hiện nay là trung gian thanh toán lớn nhất trong nền kinh tế.
Việc thanh toán giúp doanh nghiệp tái sản xuất liên tục, đem lại sự an toàn, tiện
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lợi, thông suốt cho nền kinh tế. Thanh toán đang dần chiếm ưu thế và đem lại lợi
nhuận ngày càng lớn cho ngân hàng thương mại nhất là thanh toán không dùng
tiền mặt với các hình thức thanh toán hiện đại như séc, thẻ thanh toán, tín dụng
chứng từ… Trong thanh toán thì ngân hàng là trung gian nên bị động và phụ
thuộc nhiều vào nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ.
Sự phát triển công nghệ kỹ thuật đóng góp rất lớn vào sự phát triển của
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Càng ngày các phương thức thanh
toán càng hiện đại và chứa hàm lượng công nghệ cao. Nhờ đó mà việc thanh
toán được thuận tiện, an toàn hơn, mọi lúc mọi nơi, đáp ứng kịp thời mọi nhu
cầu thanh toán của khách hàng và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động kinh tế.
Thanh toán gồm có thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Thanh
toán trong nước có thu chi tiền mặt, thanh toán séc, chuyển tiền trong nước, nhờ
thu, thanh toán thẻ nội địa. Thanh toán quốc tế gồm có các phương thức chuyển
tiền, nhờ thu, thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế ra đời trong nền kinh tế mở khi mà xuất nhập khẩu
hàng hoá phát triển. Những người tham gia xuất nhập khẩu không thể thực hiện
được việc thanh toán và phải cần đến ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Thanh
toán quốc tế trong ngân hàng thương mại là việc các ngân hàng thương mại thực
hiện thanh toán cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) ở nước này theo yêu cầu
của người chi trả (người nhập khẩu) ở nước khác.
1.2.1.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
a. Khái niệm
Phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế là phương thức người trả
tiền (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền cho
người thụ hưởng (người xuất khẩu).
Trong phương thức chuyển tiền các bên tham gia giao dịch thanh toán gồm
có:
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Người trả tiền (người nhập khẩu): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình chuyển tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) ở nước ngoài.
- Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ người trả tiền, thực hiện
việc chuyển tiền ra nước ngoài cho người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng (người xuất khẩu): là người được thụ hưởng hợp pháp
số tiền từ người trả tiền chuyển tới.
- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: là ngân hàng nhận được lệnh
chuyển tiền để trả cho người thụ hưởng. Thông thường ngân hàng này là ngân
hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền tại nước của người thụ
hưởng để thuận tiện cho việc kiểm soát, thực hiện lệnh và tin tưởng nhau.
Thanh toán chuyển tiền hiện nay chủ yếu là hình thức chuyển tiền bằng
điện qua mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication - Hiệp hội liên lạc viễn thông quốc tế tài chính ngân hàng
toàn thế giới) và được áp dụng rộng khắp.
Các lợi ích của phương thức chuyển tiền: giao dịch đơn giản, ít các khâu
trung gian, ít chứng từ, tương đối nhanh chóng hơn phương thức nhờ thu và
phương thức tín dụng chứng từ.
b. Các loại hình chuyển tiền và đặc điểm
* Phân loại căn cứ vào hình thức chuyển tiền thì thanh toán chuyển tiền gồm có:
chuyển tiền điện tử, chuyển tiền bằng thư, chuyển tiền bằng séc.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer):
+ Khái niệm: là hình thức chuyển tiền trong đó ngân hàng nhận chuyển tiền
chuyển lệnh chuyển tiền qua mạng liên lạc viễn thông quốc tế (SWIFT).
+ Đặc điểm: chuyển tiền bằng điện là hiện đại và phổ biến nhất hiện nay
trong các loại hình chuyển tiền thanh toán quốc tế. Chuyển tiền điện tử nhanh
chóng, chính xác an toàn hơn so với chuyển tiền bằng thư hoặc bằng séc.
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer): là hình thức chuyển tiền trong đó
ngân hàng nhận chuyển tiền gửi thư trong đó có lệnh thanh toán để gửi cho ngân
hàng phục vụ người thụ hưởng (người xuất khẩu).
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Chuyển tiền bằng séc (Cheque transfer): là hình thức chuyển tiền trong đó
người nhập khẩu ký phát séc và yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền để
trả cho người xuất khẩu.
* Phân loại căn cứ vào thời gian chuyển hàng
- Chuyển tiền ứng trước tiền hàng (Payment in advance): trước khi nhận
được hàng người nhập khẩu phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trả toàn bộ
hoặc một phần giá trị hàng hoá cho người xuất khẩu tại một ngày xác định trước
khi giao hàng.
Ưu điểm:
+ Người nhập khẩu có thể thương lượng với người xuất khẩu giảm giá
hàng bán cho mình bởi họ trả tiền trước và chấp nhận rủi ro rất lớn và trên thực
tế người xuất khẩu thường đồng ý.
+ Phương thức chuyển tiền điện tử trả trước đặc biệt an toàn cho người
xuất khẩu vì họ đã được trả tiền trước khi giao hàng, tạo thuận lợi cho việc quay
vòng vốn và đảm bảo quyền lợi tối đa.
Nhược điểm: Chuyển tiền ứng trước có rủi ro lớn cho người nhập khẩu vì
có thể người xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúng như thoả
thuận hợp đồng, hoặc gặp rủi ro về thiên tai, phá sản dẫn đến không có khả năng
thực hiện hợp đồng.
Nguyên tắc áp dụng: phương thức chuyển tiền trả trước này được áp dụng
không phổ biến mà chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên xuất nhập khẩu có
quan hệ lâu dài, tin cậy với nhau hoặc người xuất khẩu lớn và rất có uy tín trên
trường quốc tế.
Trên thực tế nếu thực hiện phương thức này thì người nhập khẩu thường
yêu cầu ngân hàng của người xuất khẩu bảo lãnh cho mình về số tiền đã ứng
trước. Nếu hợp đồng ngoại thương không được thực hiện hoặc thực hiện không
đúng thì ngân hàng người xuất khẩu phải hoàn lại tiền cho người nhập khẩu.
- Chuyển tiền trả sau (Cash on delivery) và thanh toán mở tài khoản (Open
account):
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyển tiền trả sau: Là phương thức chuyển tiền mà người nhập khẩu ngay
sau khi nhận được hàng phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền trả
cho người xuất khẩu.
Thanh toán mở tài khoản: là phương thức mà sau khi giao hàng, người xuất
khẩu mở tài khoản để ghi khoản nợ của người nhập khẩu, và hai bên xuất nhập
khẩu thoả thuận xác định thời điểm thanh toán, người nhập khẩu phải thực hiện
việc thanh toán vào thời điểm đã định. Về bản chất đây cũng là một phương thức
trả sau.
Ưu điểm: Đặc biệt an toàn cho người nhập khẩu vì họ không phải trả tiền
trước và cũng không sợ trường hợp người xuất khẩu không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng hàng hoá.
Nhược điểm: Do trả tiền sau khi đã giao hàng nên rủi ro lại về phía người
xuất khẩu vì không chắc chắn người nhập khẩu sẽ trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn
theo thoả thuận.
Nguyên tắc áp dụng: phương thức này chỉ áp dụng khi có quan hệ lâu dài,
thường xuyên và uy tín giữa hai bên xuất nhập khẩu và giá trị hợp đồng không
quá lớn.
c. Nội dung quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện
+ Chuyển tiền trả trước: người nhập khẩu lập giấy uỷ nhiệm yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người xuất khẩu, ngân hàng kiểm tra chứng
từ, trích tiền từ tài khoản của khách hàng và chuyển lệnh chuyển tiền sang ngân
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Ngân hàng của
người nhập khẩu
Ngân hàng của
người xuất khẩu
Hàng hoá
Thanh toán
Chuyển tiền
Thanh toán
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng đại lý (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu), ngân hàng đại lý chuyển tiền
vào tài khoản và báo có cho người xuất khẩu, sau đó người xuất khẩu giao hàng
hoá cho người nhập khẩu.
+ Chuyển tiền trả sau: người xuất khẩu giao hàng hoá và chứng từ cho
người nhập khẩu, sau đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển tiền phải trả cho người xuất khẩu qua ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu (nếu là chuyển tiền điện tử trả sau) hoặc tới một thời điểm nhất định thanh
toán cho người xuất khẩu (thanh toán mở tài khoản).
d. Rủi ro đối với các bên trong phương thức chuyển tiền
Trong thanh toán chuyển tiền không có sự đảm bảo quyền lợi đồng thời cho
cả hai bên người xuất khẩu và người nhập khẩu, rủi ro luôn có thể xảy ra. Rủi ro
đối với người nhập khẩu trong phương thức chuyển tiền trả trước và rủi ro đối
với người xuất khẩu trong phương thức chuyển tiền trả sau như đã nói ở trên là
rất rõ, tất nhiên trong phương thức thanh toán này ngân hàng chỉ có vai trò trung
gian thanh toán, không chịu trách nhiệm trong những trường hợp người nhập
khẩu không chịu trả tiền hay hàng hoá kém chất lượng, không đúng hợp đồng,
nên ngân hàng ít gặp rủi ro, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm khi chính họ sai sót
các lệnh hoặc chứng từ trong quá trình chuyển tiền.
e. Các phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế
Các phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế gồm có: hối phiếu, séc
thanh toán, thẻ thanh toán quốc tế, kỳ phiếu.
- Hối phiếu (bill of exchange)
Trong thanh toán chuyển tiền trả sau sử dụng hối phiếu do người xuất khẩu
lập và yêu cầu người nhập khẩu phải ký chấp nhận cam kết trả tiền theo đúng
như trong hối phiếu đó. Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh đòi tiền do một
người ký phát cho người khác, yêu cầu người này trả một số tiền nhất định ghi
trên hối phiếu và vào một ngày xác định ghi trên hối phiếu. Hối phiếu là mệnh
lệnh trả tiền vô điều kiện nên trong chuyển tiền điện tử trả sau người xuất khẩu
ký phát và đưa cho người nhập khẩu yêu cầu họ thực hiện đúng thời gian, loại
tiền, địa điểm thanh toán.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hối phiếu được tạo lập bằng văn bản viết thường là bằng tiếng Anh, ghi rõ
ngày ký phát hối phiếu, số tiền phải trả, ngoài ra còn có những nội dung khác do
hai bên thoả thuận ghi vào hối phiếu.
Hối phiếu là phương tiện rất phố biến trong thanh toán quốc tế bởi những
ưu điểm riêng có của nó. Người nhập khẩu phải thực hiện theo nội dung về số
tiền phải trả, loại tiền, cách thức trả tiền, ngày tháng trả tiền. Hối phiếu có tính
bắt buộc trả tiền tức là người có nghĩa vụ trả tiền không thể đưa ra bất cứ lý do
nào để từ chối trả tiền đã ghi trên hối phiếu. Ngoài ra hối phiếu có tính lưu thông
chuyển nhượng từ người này sang người khác trong phạm vi thời hạn nhất định
của nó và còn được chiết khấu ở ngân hàng để giúp người thụ hưởng có được
một số tiền nhất định sau khi chiết khấu. Tuy nhiên hối phiếu có nhược điểm là
không ghi rõ nguyên nhân vì sao phải trả tiền, trả cho loại hàng hoá nào.
Phân loại hối phiếu theo một số tiêu thức sau:
+ Căn cứ vào chứng từ kèm theo thì hối phiếu gồm có: hối phiếu không
kèm chứng từ và hối phiếu kèm chứng từ.
+ Căn cứ vào thời hạn thì hối phiếu gồm có: hối phiếu trả tiền ngay, hối
phiếu trả sau vài ngày (thường là khoảng 5-7 ngày), hối phiếu có kỳ hạn.
+ Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu thì hối phiếu gồm có:
hối phiếu đích danh (không thể chuyển nhượng được vì đã ghi tên người thụ
hưởng), hối phiếu theo lệnh (chuyển nhượng được bằng nguyên tắc ký hậu hối
phiếu).
+ Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu thì hối phiếu gồm có: hối phiếu
thương mại (do người bán phát hành dùng trong thanh toán giao dịch thương
mại), hối phiếu ngân hàng (do ngân hàng phát hành).
- Séc (cheque)
Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện trong đó người trả tiền ký phát séc và
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình một số tiền nhất định
để trả cho người thụ hưởng ghi trên séc. Do đó điều kiện là người trả tiền phải
có đủ tiền trong tài khoản, séc phát hành không quá số dư trong tài khoản, hoặc
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nếu quá số dư tại thời điểm phát hành thì tới thời điểm thanh toán phải đủ tiền
trong tài khoản.
Nội dung của séc phải đầy đủ tên đề loại séc, tên, địa chỉ tài khoản của
người trả tiền, địa điểm, thời gian ký phát, số tiền phải trích, tên người thụ
hưởng. Séc phải theo mẫu quy định.
Séc được sử dụng ngày càng phổ biến bởi những ưu điểm của nó đó là: có
tính lưu thông cao, có thể thay thế tiền mặt trong lưu thông, có thể chuyển
nhượng được trong phạm vi thời hạn xuất trình của séc.
Phân loại séc theo một số tiêu thức sau đây:
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng của séc thì séc gồm các loại: Séc tiền mặt,
séc chuyển khoản, séc xác nhận, séc du lịch, séc gạch chéo.
+ Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của séc thì séc gồm có các loại: séc
ghi danh, séc vô danh, séc theo lệnh.
- Thẻ thanh toán quốc tế
Thẻ thanh toán quốc tế là sản phẩm do ngân hàng phát hành mà có thể sử
dụng để rút tiền và thanh toán trong phạm vi toàn cầu. Một số loại thẻ thanh toán
quốc tế hiện nay là Master Card, Visa Card,…
Thẻ thanh toán quốc tế giúp người dùng có thể rút tiền tại nhiều nơi trên thế
giới, thanh toán tại những địa điểm chập nhận thẻ như siêu thị, sân bay… Như
vậy thẻ có tính an toàn và tiện lợi rất cao. Do đó nó trở thành phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Hiện nay chủ yếu
có hai loại là thẻ từ và thẻ chip. Thẻ thanh toán có rủi ro khi bị thẻ giả, bị lộ mã
pin và đánh mất thẻ…
- Lệnh phiếu (Promissory note)
Lệnh phiếu là giấy tờ do người chi trả ký phát nhận nợ và tiến hành trả cho
người thụ hưởng ghi trên đó vào một thời điểm xác định nào đó.
Lệnh phiếu mang tính bị động do người chi trả ký phát nên ít được sử dụng
trong thanh toán quốc tế.
1.2.1.2 Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
a. Khái niệm
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế là phương thức người xuất
khẩu sau khi giao hàng hoá nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng từ người nhập khẩu.
Các bên tham gia thanh toán trong phương thức nhờ thu gồm có: người
xuất khẩu (người yêu cầu ngân hàng thu hộ), ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu (ngân hàng nhận yêu cầu nhờ thu hộ cho người xuất khẩu), người nhập
khẩu, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (ngân hàng thu tiền hàng từ người
nhập khẩu)- thông thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng
nhận thu hộ ở nước ngoài.
Lợi ích của phương thức nhờ thu:
- So với phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ thì phương
thức nhờ thu nhanh hơn.
- Người nhập khẩu hầu như không gặp rủi ro bởi chắc chắn nhận được hàng
thì mới phải thanh toán. Họ còn có thể ký chấp nhận vào hối phiếu để thanh toán
chậm vào một thời điểm thoả thuận nào đó.
- Người xuất khẩu giảm được rủi ro vì người nhập khẩu phải ký chấp nhận
lên hối phiếu do người xuất khẩu lập thì người xuất khẩu mới giao hàng.
Nguyên tắc áp dụng phương thức nhờ thu:
- Giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu đã có quan hệ làm ăn lâu dài,
uy tín tin tưởng nhau.
- Người nhập khẩu là có uy tín lớn trên thương trường quốc tế.
- Nước nhập khẩu có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tương đối ổn định.
- Giao dịch thanh toán quốc tế giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu
không bị cản trở hay bị cấm.
Với lợi ích như trên thì thực tế phương thức nhờ thu được sử dụng khá
nhiều trên thực tế.
b. Phân loại các phương thức nhờ thu
* Phân loại căn cứ vào thời gian trả tiền
Căn cứ vào thời gian trả tiền nhờ thu gồm có hai loại: nhờ thu trả ngay D/P
(Documents against payment), nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ D/A
(Documents against acceptance). Đây là cách phân chia phổ biến nhất trong thực
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tế bởi nó cho thấy người nhập khẩu sẽ thanh toán như thế nào: thanh toán ngay
khi nhận được bộ nhờ thu (nhờ thu trả ngay) hay chỉ chấp nhận thanh toán tại
một thời điểm thoả thuận trong tương lai (nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng
từ).
- Nhờ thu trả ngay
+ Khái niệm: Nhờ thu trả ngay là phương thức thanh toán quy định người
nhập khẩu phải thanh toán tiền hàng ngay khi ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu chuyển tới bộ chứng từ nhờ thu qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
+ Ưu điểm: nhờ thu trả ngay an toàn hơn cho người xuất khẩu so với nhờ
thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ vì được người nhập khẩu trả tiền hàng ngay
khi ngân hàng phục vụ người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ nhờ thu và yêu
cầu người nhập khẩu thanh toán.
+ Nhược điểm: người xuất khẩu vẫn không chắc chắn thu được tiền từ
người nhập khẩu sau khi đã giao hàng và nếu người nhập khẩu không nhận hàng
thì việc tìm đối tác khác để bán hàng hoặc đem hàng về là rất tốn kém.
+ Quy trình nhờ thu trả ngay
- Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (còn có tên gọi tắt là nhờ thu trả
chậm):
+ Khái niệm: Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ là phương thức
thanh toán trong đó người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền lên hối phiếu do
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu
Ngân hàng nhận
nhờ thu
1.Hàng hoá
4.Bộ nhờ thu
3.Bộ nhờ thu
2.Nhờ thu
5.Thanh toán
7.Thanh toán
6.Thanh toán
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
người xuất khẩu lập khi nhận được hối phiếu và tới ngày đến hạn thì mới trả tiền
cho người xuất khẩu.
+ Ưu điểm: người nhập khẩu có lợi thế chưa phải trả tiền ngay mà chỉ phải
chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do đó có thể bán hàng và thu được tiền quay
vòng vốn nhanh.
+ Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, người xuất
khẩu chấp nhận rủi ro lớn. Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ gây không
bình đẳng về quyền lợi cho hai bên người xuất khẩu và người nhập khẩu.
+ Quy trình nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ
* Phân loại căn cứ vào nội dung nghiệp vụ:
Căn cứ vào nội dụng nghiệp vụ thì nhờ thu gồm có: Nhờ thu không kèm
chứng từ (Clear collection), nhờ thu kèm chứng từ (Document collection).
- Nhờ thu không kèm chứng từ: Là phương thức nhờ thu trong đó bên xuất
khẩu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu chỉ căn cứ
vào hối phiếu do người xuất khẩu lập. Các chứng từ đã được người xuất khẩu
chuyển trực tiếp cho người xuất khẩu, không qua ngân hàng.
+ Ưu điểm: nhờ thu không kèm chứng từ nhanh chóng hơn.
+ Nhược điểm: nhờ thu không kèm chứng từ đem lại sự không bình đẳng
cho người xuất khẩu và người nhập khẩu vì quá trình giao nhận hàng và thanh
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người nhập khẩu
Ngân hàng nhận
nhờ thu
1.Hàng hoá
4.Hối phiếu
3.Bộ nhờ thu
2.Bộ nhờ thu
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
toỏn tin tỏch bit nhau. Ngi nhp khu cú th trỡ hoón, cha tr tin. Ngi
xut khu chp nhn ri ro ln.
+ Nguyờn tc ỏp dng: dựng cho thanh toỏn hng hoỏ khụng cn kốm theo
cỏc chng t nh bo him, cc phớ vn ti...
- Nh thu kốm chng t: l phng thc nh thu trong ú ngi xut khu
yờu cu ngõn hng nhn nh thu cn c vo hi phiu v b chng t hng hoỏ
vi iu kin l ngi nhp khu tr tin hoc chp nhn tr tin thỡ mi trao b
chng t cho ngi nhp khu nhn hng.
+ u im: an ton hn cho ngi xut khu vỡ ngi nhp khu phi tr
tin hoc chp nhn tr tin lờn hi phiu thỡ ngõn hng mi trao b chng t
nhn hng.
+ Nhc im: nh thu kốm chng t vn cú ri ro cho ngi xut khu
trong trng hp ngi nhp khu khụng nhn hng ngay hoc khụng mun
nhn hng vo thi im ny v do ú khụng tr tin hoc khụng chp nhn tr
tin.
Quy trỡnh thanh toỏn nh thu kốm chng t:
c. Ri ro cú th gp phi trong phng thc thanh toỏn nh thu
Trong tt c cỏc loi nh thu thỡ quyn li ca ngi xut khu vn khụng
c m bo. Trong thanh toỏn nh thu tr ngay thỡ dự cú iu kin l ngi
mua tr tin ngay khi nhn chng t nhng ngi nhp khu khụng nhn hng,
Trần Thị Minh Nguyệt Lớp Ngân hàng 44A
Ngi xut
khu
Ngi nhp khu
Ngõn hng nhn
nh thu
Ngõn hng thu
h
1.Hng hoỏ
3.Yờu cu
thanh toỏn
4.Thanh toỏn
2.B chng t v hi phiu
5.Thanh toỏn
2.B chng t
v hi phiu
6.Thanh
toỏn
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
không cần chứng từ và không thanh toán thì việc giải toả hàng là rất khó khăn,
nhất là với hàng nhanh hỏng. Trong thanh toán nhờ thu chấp nhận trả tiền trao
chứng từ thì ngoài rủi ro trên người xuất khẩu còn phải chấp nhận việc thời gian
thu hồi tiền hàng lâu, thiếu vốn… Như vậy ngay cả trong nhờ thu kèm chứng từ
thì rủi ro cho người xuất khẩu vẫn lớn.
1.2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
a. Khái niệm và đặc điểm
Theo bản “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ-
UCP500” thì thư tín dụng là một văn bản cam kết trong đó Ngân hàng người
nhập khẩu sẽ thanh toán cho người xuất khẩu với điều kiện phải xuất trình đủ bộ
chứng từ đúng với điều khoản, điều kiện cam kết trong thư tín dụng.
Thư tín dụng được mở tại ngân hàng khi hoàn chỉnh là một văn bản có tính
pháp lý. Nội dung của thư tín dụng hình thành dựa trên những thoả thuận trong
hợp đồng ngoại thương, đúng với luật lệ quốc tế và luật lệ của hai nước xuất
nhập khẩu, tuy nhiên khi thiết lập và thực hiện thì hoàn toàn độc lập với hợp
đồng ngoại thương cũng như thực trạng hàng hoá. Khi thư tín dụng được mở
hoàn chỉnh thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thiết lập. Ngân
hàng phát hành thư tín dụng căn cứ vào bộ chứng từ được người xuất khẩu xuất
trình có phù hợp với điều khoản trong thư tín dụng để tiến hành thanh toán tiền
cho người xuất khẩu, không căn cứ vào tình trạng hàng hoá hay người nhập
khẩu có tiền để trả hay không.
Các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ gồm có:
+ Người mở thư tín dụng (người nhập khẩu): là người yêu cầu ngân hàng
phát hành thư tín dụng để nhập hàng.
+ Ngân hàng phát hành thư tín dụng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu):
là ngân hàng mở thư tín dụng cho người nhập khẩu.
+ Người thụ hưởng (người xuất khẩu)
+ Ngân hàng thông báo (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu): thường là
ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ:
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Thư tín dụng phải chỉ rõ là loại có thể huỷ ngang hay không thể huỷ
ngang, nếu không thì nó được coi như không thể huỷ ngang.
+ Ngân hàng phát hành thư tín dụng không thể huỷ ngang chắc chắn sẽ
thanh toán cho người nhập khẩu nếu bộ chứng từ được xuất trình hoàn toàn phù
hợp với điều khoản trong thư tín dụng.
+ Bộ chứng từ coi như không phù hợp với các điều khoản trong thư tín
dụng khi mà các chứng từ mâu thuẫn với điều khoản trong thư tín dụng hoặc
mâu thuẫn với nhau.
+ Thư tín dụng phải quy định rõ là loại trả tiền ngay hoặc trả tiền sau, chấp
nhận hay chiết khấu.
+ Ngân hàng phát hành thư tín dụng có thời gian là 7 ngày từ ngày nhận bộ
chứng từ để kiểm tra bộ chứng từ và phải thông báo phát hiện sai sót ngay, nếu
quá thời gian trên sẽ không được chấp nhận. Và việc thông báo phải bằng các
phương tiện truyền tin nhanh nhất tới ngân hàng người xuất khẩu.
+ Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, hiệu lực
pháp lý của bất cứ loại chứng từ nào, đồng thời cũng không chịu trách nhiệm về
các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng, hay sự thiệt hại hàng hoá cũng
như vấn đề về người chuyên chở, ngưòi bảo hiểm hàng hoá.
Từ đặc điểm trên ta thấy lợi ích rõ rệt của phương thức tín dụng chứng từ
đó là đảm bảo quyền lợi tối đa cho người xuất khẩu mà không một phương thức
nào có thể có. Do đó đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện
nay và đem lại cho các ngân hàng thương mại nguồn thu khá lớn.
Nội dung chính của thư tín dụng gồm có số hiệu, địa điểm và ngày mở thư
tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa chỉ của những người tham gia thư tín dụng, số
tiền và loại tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn
giao hàng của thư tín dụng, các loại chứng từ trong bộ chứng từ mà người xuất
khẩu phải chuyển cho ngân hàng, cam kết và chữ ký của ngân hàng phát hành,
ngoài ra còn có nội dung về hàng hoá, vận tải, giao nhận, bảo hiểm…
b. Phân loại tín dụng chứng từ
* Căn cứ vào công dụng của thư tín dụng
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại thư tín dụng mà
ngân hàng phát hành có thể sửa đổi, huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sự cho
phép của người thụ hưởng cũng như của người yêu cầu mở thư tín dụng.
Ta thấy thư tín dụng có thể huỷ ngang rất rủi ro cho người thụ hưởng và do
đó thư tín dụng có thể huỷ ngang thường ít sử dụng trong thực tế nếu có thì chỉ
trong trường hợp thực hiện giao hàng giữa hai bên công ty mẹ và công ty con
hoặc giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu có quan hệ rất tốt.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng
mà sau khi đã được phát hành thì tất cả các sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ phải được
sự thoả thuận thống nhất của các bên tham gia.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu
do đó nó phổ biến trong thực tế và là cơ sở cho các loại thư tín dụng sau đây.
Quy trình thanh toán thư tín dụng không thể huỷ ngang
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi là thư tín dụng
không thể huỷ ngang mà sau khi đã thanh toán cho người xuất khẩu ngân hàng
phát hành không có quyền truy đòi lại tiền của người xuất khẩu trong bất kỳ
trường hợp nào.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng thông
báo
3. Hàng hoá
1.Mở L/C
6. Bộ
chứng
từ
7.
Thanh
toán
2.Thông báo
5. Bộ chứng từ và hối phiếu
8. Thanh toán
2.Thông báo
4.Bộ
chứng
từ và
hôi
phiếu
9.
Thanh
toán
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đặc điểm: Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi đảm bảo được
quyền lợi cho người xuất khẩu, còn về phía ngân hàng thì cần phải hết sức thận
trọng trong việc thanh toán cho người xuất khẩu.
Quy trình thanh toán giống như thư tín dụng không thể huỷ ngang.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable
L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là thư tín dụng
không thể huỷ ngang được một ngân hàng khác xác nhận, ngân hàng này có thể
là ngân hàng thông báo hoặc không. Việc có ngân hàng xác nhận thường là theo
yêu cầu của người thụ hưởng khi họ không cảm thấy an toàn về ngân hàng phát
hành thư tín dụng và họ cần một ngân hàng nữa bảo đảm cho quyền lợi của họ.
Như vậy trong thư tín dụng có xác nhận ngoài bốn bên như thư tín dụng
thông thường thì có thể có thêm ngân hàng xác nhận.
Đặc điểm:
+ Thư tín dụng có xác nhận đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người xuất
khẩu bởi nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng có vấn đề gì đó hoặc đất nước
của ngân hàng này gặp chiến tranh hay khủng hoảng thì đã có ngân hàng xác
nhận đứng ra thanh toán cho người xuất khẩu theo đúng quy định trong thư tín
dụng. Sau đó ngân hàng xác nhận đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng
đã trừ đi phần ký quỹ của ngân hàng phát hành.
+ Ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ theo tỷ lệ nhất
định giá trị của thư tín dụng. Thông thường ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ
chọn ngân hàng xác nhận là ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để không
phải ký quỹ toàn bộ cũng như giảm rủi ro về khoản tiền ký quỹ đó.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy trình thanh toán thư tín dụng xác nhận:
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng có điều khoản đỏ là thư tín dụng trong đó có điều
khoản ghi rõ ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng
thông báo ứng trước cho người xuất khẩu một số tiền nhất định theo tỷ lệ phần
trăm giá trị thư tín dụng.
Đặc điểm:
+ Người xuất khẩu được ứng trước một số tiền nhất định và đó là một thuận
lợi rất lớn để đảm bảo cho họ có tiền đầu tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu và yên
tâm hơn khi giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
+ Nếu bộ chứng từ mà người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng không
phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì người xuất khẩu phải trả lại số
tiền mà ngân hàng đã ứng trước cho họ.
+ Trong thư tín dụng có điều khoản đỏ có thể có rủi ro cho ngân hàng khi
người xuất khẩu sử dụng sai mục đích số tiền ứng trước, bộ chứng từ mà họ xuất
trình không đúng với các điều khoản trong thư tín dụng và do đó không được
thanh toán, việc trả lại tiền ứng trước cho ngân hàng không thực hiện được.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phát hànhNgân hàng thông
báo/xác nhận
1.Mở L/C
7.Bộ
chứng
từ
8.
Thanh
toán
2.Thông báo
9. Thanh toán
3.Xác nhận
5.Bộ
chứng
từ
10.
Thanh
toán
4.Hàng hoá
6.Bộ chứng từ và hối phiếu
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy trình thanh toán thư tín dụng có điều khoản đỏ
- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng dự phòng là bản cam kết của ngân hàng phát hành
thanh toán lại một số tiền cho người nhập khẩu trong trường hợp người xuất
khẩu vi phạm hợp đồng, giao hàng không đúng như trong thư tín dụng đã đề ra.
Số tiền này gồm có: tiền đặt cọc, chi phí mở thư tín dụng trước khi nhập hàng,
các chi phí liên quan mà người nhập khẩu phải chịu do người xuất khẩu gây ra.
Đặc điểm:
+ Thư tín dụng dự phòng có tính chất giống như bảo lãnh của ngân hàng
đối với người nhập khẩu. Nó chỉ được sử dụng khi có sự vi phạm của bên đối tác
gây thiệt hại cho người nhập khẩu.
+ Thư tín dụng dự phòng đem lại sự đảm bảo quyền lợi cho người nhập
khẩu, được bồi thường khi người xuất khẩu không giao hàng hoá, giao hàng hoá
không đúng thời gian địa điểm, số lượng, chất lượng…
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng thông
báo
1.Mở L/C
7. Bộ
chứng
từ
8.
Thanh
toán
2.Thông báo
3.Ứng
trước tiền
5. Bộ
chứng từ
và hối
phiếu
4. Hàng hoá
3.Ứng tiền trước
6.Bộ chứng từ
21
9. Thanh toán
10.
Thanh
toán
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy trình thanh toán thư tín dụng dự phòng
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng tuần hoàn là thư tín dụng không thể huỷ ngang và
đúng như tên gọi của nó sau khi được sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn thì nó
sẽ tự phục hồi lại như cũ mà không cần mở thư tín dụng mới.
Đặc điểm:
+ Thư tín dụng tuần hoàn có hai loại: theo thời gian và theo giá trị. Thư tín
dụng tuần hoàn theo thời gian bị giới hạn thời gian hiệu lực của thư tín dụng
trong một lần tuần hoàn và cả giá trị của thư tín dụng. Thư tín dụng tuần hoàn
theo giá trị thì tự khôi phục lại giá trị ngay khi giá trị cũ đã được sử dụng và
không giới hạn gì về thời gian. Thư tín dụng tuần hoàn theo thời gian phổ biến
hơn vì đảm bảo thời gian cam kết của ngân hàng phát hành.
+ Có các cách để thư tín dụng tuần hoàn: tự động tuần hoàn, không tự động
tuần hoàn, tuần hoàn trong giới hạn. Trong đó không tự động tuần hoàn có nghĩa
là chỉ khi Ngân hàng phát hành thông báo cho người xuất khẩu thì thư tín dụng
mới có hiệu lực trở lại. Tuần hoàn trong giới hạn có có nghĩa là sau thời gian vài
ngày thư tín dụng cũ hết hạn mà ngân hàng phát hành không có ý kiến thì thư tín
dụng có hiệu lực trở lại.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng bên
nhập khẩu
Ngân hàng bên
xuất khẩu
1.Hợp đồng
2. Mở
L/C
7.
Thông
báo L/C
dự
phòng
3.Thông báo
6.Thông báo L/C dự phòng
4. Thông báo
5. Mở
L/C dự
phòng
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy trình thanh toán thư tín dụng tuần hoàn
Khi tuần hoàn thư tín dụng từ bước 9 quay lại bước 4.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang chuyển nhượng được (Irrevocable
transferable L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng chuyển nhượng là một loại thư tín dụng không thể
huỷ ngang mà người hưởng lợi thứ nhất có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần giá trị thư tín dụng cho một hoặc một số người khác.
Như vậy các bên tham gia thanh toán thư tín dụng chuyển nhượng ngoài
bốn bên như các thư tín dụng bình thường còn có thêm người trung gian là
người hưởng lợi thứ nhất.
Đặc điểm:
+ Thư tín dụng chuyển nhượng người thụ hưởng thứ nhất không phải là
người cung cấp hàng hoá mà chỉ là trung gian môi giới giữa người cung cấp và
người nhập khẩu.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
+ Thông thường sử dụng thư tín dụng chuyển nhượng khi người hưởng lợi
thứ nhất có quan hệ với nhà nhập khẩu.
+ Với thư tín dụng chuyển nhượng thì người cung cấp chịu nhiều rủi ro hơn
cả việc thu được tiền phụ thuộc vào cả người nhập khẩu và người thụ hưởng thứ
nhất.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng thông
báo
3.Hàng hoá
1. Mở L/C
6.Bộ
chứng
từ
7.
Thanh
toán
2.Thông báo
5.Bộ chứng từ và hối phiếu
8.Thanh toán
2.
Thông
báo
4. Bộ
chứng
từ và
hối
phiếu
9.
Thanh
toán
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quy trình thư tín dụng chuyển nhượng:
+ Trường hợp người hưởng lợi thứ nhất chỉ có vai trò trung gian không
tham gia trong thanh toán.
Bước 1: Ngân hàng nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở thư tín dụng.
Bước 2: Ngân hàng phát hành thông báo.
Bước 3: Người trung gian yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng.
Bước 4: Ngân hàng thông báo cho người cung cấp về thư tín dụng đã được
chuyển nhượng.
Bước 5: Người cung cấp giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
Bước 6: Người cung cấp nộp bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng thông báo
Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng
phát hành.
Bước 8: Ngân hàng phát hành trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu và yêu cầu
thanh toán.
Bước 9: Người nhập khẩu thanh toán.
Bước 10: Ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân hàng thông báo.
Bước 11: Ngân hàng thông báo thanh toán cho người cung cấp.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người
cung cấp
Người
trung gian
Người
nhập khẩu
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
5
1
8
9
2
10
7
6
11
4
23
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Trường hợp người trung gian (người thụ hưởng thứ nhất) tham gia thanh
toán.
Bước 7: Người trung gian gửi hoá đơn thay thế cho ngân hàng thông báo.
Bước 8: Bộ chứng từ và hối phiếu được chuyển cho ngân hàng phát hành.
Bước 9: Bộ chứng từ sau khi được kiểm tra trình cho người nhập khẩu để yêu
cầu thanh toán.
Bước 10: Người nhập khẩu thanh toán tiền.
Bước 11: Ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân hàng thông báo.
Bước 12: Ngân hàng thông báo thanh toán cho người trung gian.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Khái niệm: Thư tín dụng giáp lưng là thư tín dụng trong trường hợp người
hưởng lợi không thể cung cấp hàng hoá cho người nhập khẩu do đó họ yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình mở một thư tín dụng mới cho người cung cấp (gọi là
thư tín dụng giáp lưng).
Như vậy ngoài các bên tham gia như thư tín dụng thông thường thì có thêm
người trung gian trong thư tín dụng giáp lưng.
Đặc điểm:
+ Thư tín dụng giáp lưng hoàn toàn độc lập với thư tín dụng được lập trước
đó mặc dù nội dung tương tự nhau.
TrÇn ThÞ Minh NguyÖt Líp Ng©n hµng 44A
Người
cung cấp
Người trung
gian
Người
nhập khẩu
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
5
1 10
2
9
8
11
4
12
6
12
7
3
2
25