PHÒNG GD-ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Định Hiệp Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KHHT Định Hiệp, ngày 20 tháng 8 năm 2011
PHẦN I
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I.VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG:
Trường Tiểu học Định Hiệp tọa lạc ngay trung tâm xã Định Hiệp có tổng
diện tích đất là 14212 m
2
hàng năm số HS đạt gần 400 em trên tổng số 12
lớp. Trường tiểu học Định Hiệp được kế thừa và phát triển qua nhiều giai
đoạn: Trước năm 1978 trường mới chỉ là một trường đơn sau đó trường được
nâng lên thành trường Phổ thông cơ sở Định Hiệp A ( gồm cấp I và cấp II),
đến năm 1993 Trường Tiểu học Định Hiệp được tách ra khỏi trường PTCS
Định Hiệp với tên gọi là trường tiểu học Định Hiệp A. Năm 1999 xã Định
Hiệp được chia thành hai xã Định Hiệp và Định An Trường lại một lần nữa
đổi tên theo Quyết định số 28/2003/QĐ-UB ngày 16 tháng 04 năm 2003 của
Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng là trường tiểu học Định Hiệp cho đến nay.
Nhiều năm qua nhà trường luôn phấn đấu vượt qua khó khăn từng bước
phát triển đi lên. Ở năm học 2010-2011 trường được đoàn kiểm tra của Tỉnh
kiểm tra đánh giá hội đủ tiêu chuẩn của trường đạt Chuẩn Quốc gia (Trường
đang chuẩn bị đón quyết đinh công nhận của Tỉnh).
1
II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH:
Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường đoạn 2011-2015 nhằm xác định
rõ mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển
đi lên của nhà trường và đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc
thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Thực
hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của sở giáo dục, của PGDĐT Dầu Tiếng .Trường
Tiểu học Định Hiệp cùng các trường tiểu học trong toàn huyện có định hướng
nhằm xây dựng ngành giáo dục của huyện Dầu Tiếng theo kịp yêu cầu phát
triển giáo dục của tỉnh và của đất nước trong thời kì hội nhập.
III. TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG:
1. Môi trường bên trong.
* Về đội ngũ CBGV: Tổng số CBGV-NV 29/23 nữ
Chia ra:
+ BGH: 2/2 nữ
+ Chuyên trách: 5/4 nữ
+ Giáo viên dạy lớp: 19/15 nữ (bộ môn:5/3 nữ)
+ Công nhân viên: 3/2 nữ
- Đảng viên: 8/7 nữ
- ĐVCĐ: 29/23 nữ
- ĐVTNCS: 8/8 nữ
- Trình độ văn hóa: THPT: 26; THCS: 3
- Trình độ sư phạm: ĐH: 7 ; CĐSP: 5 ; THSP: 13 ; SC:1
*Về chất lượng học sinh:
Năm học 2008-2009:
Giỏi: 134 HS tỉ lệ 38.7 % TB: 82 HS tỉ lệ 23.7 %
2
Khá: 126 HS tỉ lệ 36.4 % Yếu: 4 HS tỉ lệ 1.2 %
Tổng số học sinh lên lớp thẳng: 343 / 346 HS tỉ lệ 99 %
(Trong đó học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt tỉ lệ 100%)
Năm học: 2009-2010:
Giỏi: 162 HS tỉ lệ 45.0 % TB: 82 HS tỉ lệ 22.8 %
Khá: 112 HS tỉ lệ 31.1 % Yếu: 4 HS tỉ lệ 1.1 %
Tổng số học sinh lên lớp thẳng: 356 / 360 HS tỉ lệ 98.9 % (chỉ tiêu 98%)
(Trong đó học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt tỉ lệ 100%)
Năm học: 2010-2011:
Giỏi: 150 HS tỉ lệ 41.4% TB: 80 HS tỉ lệ 22.1 %
Khá: 126 HS tỉ lệ 34.8 % Yếu: 6 HS tỉ lệ 1.7 %
Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: đạt 98.3 % (chỉ tiêu 98%)
(Trong đó học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học: tỉ lệ
100%)
*Về cơ sở vật chất: Trường có tất cả 20 phòng
- phòng học có 12 phòng ( một lớp1/phòng )
- Các phòng chức năng gồm: 8 phòng ( Phòng Hiệu trưởng - Phó Hiệu
trưởng; phòng đoàn-đội; Văn phòng; Phòng Hội đồng sư phạm; Phòng tin
học; Phòng Nhạc; phòng mĩ thuật; thư viện).
1.1 Điểm mạnh.
3
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đa phần có tinh thần phấn
đấu cao, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, dám nghĩ, dám làm.
- Đơn vị ngày một phát triển đi lên, đã phần nào khẳng định được vị trí của
nhà trường (Từ năm học 2006-2007 đến 2010- 2011 nhà trường luôn đạt danh
hiệu trường tiên tiến, xuất sắc ).
1.2. Điểm hạn chế:
- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình.
- Về các phong trào mũi nhọn của học sinh hiệu quả chưa cao ( Đạt được
nhiều giải ở cấp Huyện nhưng ở cấp Tỉnh còn hạn chế).
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong giảng
dạy; chưa có phòng đa năng, chưa có điều kiện thực hiện bán trú.
2. Môi trường bên ngoài
2.1. Cơ hội:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.
2.2. Thách thức:
4
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội
trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng
sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Nâng cao tỉ lệ học sinh đạt giải trong các kì thi cấp Tỉnh.
IV. SỨ MỆNH TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ:
2.1. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập “ Thân thiện-Học sinh tích cực” Phát
huy tốt tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi học sinh. Là trường đạt
chuẩn quốc gia có chất lượng giáo dục cao được phụ huynh tín nhiệm.
2.2. Tầm nhìn:
Là một trong những trường chuẩn Quốc gia (mức độ I) học sinh có tri thức
có lòng nhân ái. Là nơi phụ huynh tin tưởng cho con em mình đến học.
2.3.Các giá trị:
- Tự trọng
- Khao khát vươn tới xuất sắc
- Tình đoàn kết.
- Tinh thần trách nhiệm.
- Tính sáng tạo.
- Đội ngũ có chuyên môn vững.
3. CHỈ TIÊU CHIẾN LƯỢC:
5
* Chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng cao,
- 100% Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.
- Áp dụng tốt sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
- Thực hiện tốt “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo”;
- Chất lượng :
+ Trên 60 % học lực đạt khá, giỏi.
+ Tỉ lệ HS yếu dưới 2 %.
+ Tỉ lệ HS bỏ học dưới 1 %.
+ Hạnh kiểm: 100 % đạt thực hiện đầy đủ
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham
gia các hoạt động phong trào của lớp, trường.
* Các phong trào thi đua:
Hội thi văn hay chữ tốt; thi giải toán trên Internet…
Chỉ tiêu: Mỗi hội thi đạt ít nhất 2 giải cấp Huyện
Mỗi năm phải đạt được ít nhất 1 giải cấp Tỉnh
* Cơ sở vật chất: Có đầy đủ các phương tiện phục vụ tốt cho nhu cầu thực tế.
* Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sach - Đẹp”; “ Trường học thân
thiện, học sinh tích cực ”.
V. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TRƯỜNG:
- Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu.
- Đẩy mạnh đổi mới phươg pháp dạy học , tăng cường giáo dục kỉ năng sống
và đánh giá HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi
HS.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ CB-GV-CNV.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý.
6
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà tường .
VI. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1.Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo
dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
2. Phương châm hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”
VII.CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng
giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học , dạy
học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt
động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được
những kỹ năng sống cơ bản.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong
cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3.Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:
7
Tham mưu để được xây dựng lớp bán trú; phòng đa năng, phòng y tế; trang
thiết bị dạy học đảm bảo cho ứng dụng thực tiển và trang bị theo hướng hiện
đại.
Xây dựng khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh -
Sạch - Đẹp”.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, giảng dạy, xây dựng trang Web của trường góp phần nâng cao chất lượng
quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tích cực học hoặc
theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công tác.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
Huy động được các nguồn lực (Ngân sách Nhà nước; các nguồn lực từ công
tác xã hội hoá, PHHS, các cá nhân) tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
3. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 – 2013
- Giai đoạn 2: Từ năm 2013 - 2015
VIII. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC:
* Biện pháp chung:
8
- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh lồng ghép với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo ” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua 2 tốt
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn
kiến thức kĩ năng của chương trình; đổi mới quản lý chỉ đạo nhằm đảm bảo
chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị và đạo đức; có
trình độ chuyên môn vững vàng.
- Huy động mọi nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục.
- Củng cố và duy trì việc dạy học 2 buổi/ ngày.
* Biện pháp cụ thể:
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên,
CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân
quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm
điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến
lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
9
- Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo
viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế
hoạch trong từng năm học.
- Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng
phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch,
đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Tổ trưởng chuyên môn:
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng
kế hoạch công tác của tổ.
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế
hoạch của các thành viên, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Giáo viên, CNV:
Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng
năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông
tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc có các giải pháp để thực hiện
hiệu quả kế hoạch chiến lược.
Hiệu trưởng
10
Phạm Bích Ngọc
PHẦN II
BÁO CÁO
1. Đổi mới sự lãnh đạo và quản lý:
- Quản lí chỉ đạo các hoạt của đơn vị trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo
của ngành; điều lệ trường tiểu học; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của nhà
nước …
- Phân công nhiệm vụ dựa vào năng lực, sở trường của mỗi đồng chí trong
đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần dưa trên điều kiện thực tế
của đơn vị và đề ra biện pháp sát thực.
- Đẩy mạnh nâng cao nhận thức chính trị; chuyên môn nghiệp vụ đến các
thành viên trong đơn vị để mỗi cá nhân hiểu rõ vai trò vị trí , nhiệm vụ quyền
hạn của từng thành viên trong nhà ( theo điều lệ trường tiểu học).
- Thực hiện nghiêm túc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong đơn vị (ít nhất 1
lần /tháng)
11
- Xây dựng một ngôi trường làm việc khoa học, thân thiện đoàn kết cùng hợp
tác cùng chia sẻ.
- Lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp sát thực của giáo viên.
- Thực hiện nghiêm túc kiểm tra đột xuất, định kì việc chấp hành quy chế
chuyên môn của giáo viên.
- Kịp thời tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể tổ có thành tích
xuất sắc trong các đợt thi đua.
- Dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm việc làm của mình với cấp trên.
2. Công tác phát triển và xây dựng đội ngũ giáo viên :
Phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển nhà trường
chính vì thế công tác xây dựng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của nhà trường. trên cơ sở đó nhà trường thực hiện nghiêm túc:
Tham mưu kịp thời với ngành cấp trên và tạo điều kiện thuận lợi để CBGV
tham gia tốt các lớp tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp.
Tổ chức nghiêm túc thao giảng dự giờ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kì để giáo viên làm tốt các công tác:
Chủ nhiệm lớp; công tác giảng dạy; các phong trào mũi nhọn…
3. Huy động các nguồn lực:
Thực hiện huy động triệt để các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, nguồn lực tài
chính…) kết quả: Trong năm học qua đơn vị được xây dựng 6 phòng chức
năng (từ nguồn ngân sách); trang bị được 12 kệ sách tại các lớp, huy động hổ
trợ cặp, sách vở, trang phục cho học sinh nghèo, một số cây kiểng…(từ nguồn
xã hội hóa)
5. Giáo dục phát triển toàn diện học sinh :
12
Chỉ đạo giáo viên dạy phối kết hợp các phương pháp nhằm thực hiện tốt các
mục tiêu:
- Đảm bảo Giáo dục toàn diện: đức, trí, thể , mỹ cho học sinh. Dạy lồng
ghép, tích hợp các nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, “ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường”, “Giáo dục an toàn giao
thông”…
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ mình trước cái xấu…
- Giáo dục truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc qua các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca mang đậm tính văn hóa
dân tộc….
- Phát động thường xuyên, liên tục để học sinh tham gia tốt các phong trào
mang tính rèn luyện và giáo dục cao như: Đọc và làm theo báo đội, giải toán
qua mạng Internet, Olympic toán tuổi thơ trên báo Nhi Đồng, thi kể chuyện ,
tiếng hát tuổi thơ, viết đúng-viết đẹp, Lễ hội …
Kết quả:
Chất lượng:
Giỏi: 150 HS tỉ lệ 41.4% TB: 80 HS tỉ lệ 22.1 %
Khá: 126 HS tỉ lệ 34.8 % Yếu: 6 HS tỉ lệ 1.7 %
Hạnh kiểm: Đạt 100%
Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: đạt 98.3 % (chỉ tiêu 98%)
(Trong đó học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học: tỉ lệ 100%)
Kết qủa các hội thi:
Thi Olympic toán 14 học sinh tham gia kết quả 11 em được công nhận đạt
cấp Huyện.Tham gia hội thi trò chơi dân gian đạt 2 giải nhất, 1 giải ba…
13
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển của trường tiểu học Định Hiệp giai
đoạn 2010-2011 và báo cáo một số hoạt động của nhà trường trong năm qua.
Hiệu trưởng
Phạm Bích Ngọc
14