Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tây Đô giai đoạn 2008 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.11 KB, 34 trang )



Kế hoạch chiến lược

phát triển trường trung học cơ sở tây đô
Huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá
giai đoạn 2008 - 2015
tầm nhìn đến năm 2020


Trường THCS Tây Đô được thành lập ngày 17 tháng 8 năm 1996.
Đối tượng phục vụ của nhà trường là học sinh của Thị trấn và các xã trong
huyện Vĩnh Lộc.
Trường mang tên địa danh lịch sử Thành Nhà Hồ, lại đóng trên
địa bàn có truyền thống hiếu học, nên được thừa hưởng những thế mạnh về
giá trị tinh thần.
Sau 12 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển, Trường đã có bề dày
về thành tích trong công tác dạy và học, đã tạo được niềm tin trong Đảng
bộ và nhân dân trong Huyện, đã vun đắp nên truyền thống Đoàn kết - Kỷ
cương Dạy tốt - Học tốt . Trường đã trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc
tiêu biểu của Ngành giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Lộc, được xếp trong
tốp đầu của Tỉnh về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Từ năm học 1996 1997 đến nay: Chi bộ Trường liên tục đạt chi
bộ trong sạch, vững mạnh; Trường liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc;
Các tổ chức: Công đoàn, Chi đoàn, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ liên
tục đạt tổ chức mạnh xuất sắc; Ban đại diện cha mẹ học sinh của Trường
hoạt động có chất lượng.
Thcs tây đô giai đoạn 1996 - 2008


Năm 2003, THCS Tây Đô là trường thứ ba trong tỉnh đạt chuẩn


quốc gia bậc THCS giai đoạn 2001 2010.
Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý:
Huân chương Lao động hạng Ba năm 2005, Cờ thi đua của chính phủ hai
năm liên tục 2003; 2004, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2002,
2007; Nhiều bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
UBND tỉnh.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2008 - 2015,
tầm nhìn 2020 xác định rõ định hướng, mục tiêu và các giải pháp chiến lư
ợc nhằm đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới.
Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược của nhà trư
ờng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông, theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương và của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
Thcs tây đô từ hiện tại đến tương lai


I. Phân tích môi trường:
1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
1.1.1. Môi trường bên trong.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
+ Số lượng: 36 người (Gồm cán bộ quản lý: 2; giáo viên: 32; nhân viên: 4).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 15 ( Tỷ lệ: 41,7 % ); Cao đẳng: 21 ( Tỷ lệ:
58,3 % ); Có 6 người đang theo học đại học.
- Tình hình học sinh:
+ Tổng số lớp: 13
+ Tổng số học sinh: 458
+ Xếp loại học lực năm học 2008 2009: Giỏi: 34,9%; Khá: 50,4%; TB:
14,7%.
+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2008 - 2009: Tốt: 95,1%; Khá: 4,9%; TB: 0,2%.
+ Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009:

Cấp quốc gia: 1; Cấp tỉnh: 39; Cấp huyện: 82.
+ Tỷ lệ học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%;
Trong đó: Loại giỏi: 31 %; Khá: 58 %.
+ Tỷ lệ học sinh thi đậu vào THPT hàng năm đạt từ 97 % trở lên.


- Cơ sở vật chất nhà trường:
+ Phòng học: 13 phòng cao tầng.
+ Phòng thực hành bộ môn: 02 ( 50 m2/phòng)
+ Phòng thư viện: 1 ( 50 m2)
+ Phòng thiết bị: 1 ( 50 m2)
+ Phòng nghe nhìn: 1 ( 50 m2)
+ Phòng máy vi tính: 1 ( 50 m2); Số lượng máy tính các loại: 25
chiếc.
+ Trường có đủ phòng làm việc cho ban giám hiệu, đoàn thể,
phòng thường trực, phòng y tế, phòng truyền thống...
+ Diện tích sân chơi bãi tập: 4.000 m2..


a. Điểm mạnh.
- Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, thiết bị dạy
học tương đối đầy đủ, khuôn viên trường rộng, xanh, sạch và an
toàn.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và công tác quản lý:
+ Số lượng cán bộ quản lý đủ theo quy định. Tất cả cán bộ quản
lý đều có trình độ đào tạo đại học, được đào tạo nghiệp vụ quản lý,
được bồi dưỡng tin học và có trình độ trung cấp lí luận chính trị.
+ Công tác quản lý thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo tính
khoa học, tính thực tiễn, có tính đổi mới và sáng tạo.
+ Phong cách quản lý đảm bảo tính dân chủ và toàn diện; Phát

huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới
công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động nguồn
lực và công tác xã hội giáo dục để phát triển nhà trường.


- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần
trách nhiệm, luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp Tất cả vì học sinh
thân yêu ; Hầu hết cán bộ, giáo viên đạt CSTĐ từ cấp cơ sở trở lên,
nhiều giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh, có trình độ chuyên môn
vững, có hiểu biết và kỹ năng tin học. Đây chính là điều kiện quan
trọng để trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, là thế mạnh riêng
có của Trường để trường hội nhập và phát triển.
- Học sinh:
Trường luôn là đơn vị đi đầu và dẫn đầu toàn huyện về phong
trào bồi dưỡng học sinh giỏi, về chất lượng giáo dục, về hoạt động
thể dục, thể thao, văn nghệ, về xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh. Nhiều học sinh của trường đã trưởng thành và thành công
trong học tập và công tác.
Hàng năm, Trường có nhiều học sinh đạt giải quốc gia, cấp tỉnh
và cấp huyện; tỷ lệ học sinh lớp 9 vào THPT đạt từ 97 % trở lên.
Đây là nền tảng để THCS Tây Đô tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng sống
cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.


b. Điểm yếu:
- Công tác quản lý:
+ Chưa tập trung cao độ để giải quyết các vấn đề ưu tiên hoặc vấn
đề nóng.

+ Kiểm tra, rà soát trách nhiệm đối với các nhóm và các thành
viên trong nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.
+ Chưa quản lý tốt dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
- Học sinh:
+ Số lượng và chất lượng đầu vào ngày càng giảm.
+ Một bộ phận học sinh chưa ham học. Nhiều gia đình học sinh
chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của các môn học.
- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đến giai đoạn xuống cấp; Hệ
thống các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng học tiếng,
nghe nhìn và tin học chưa đạt chuẩn; trang thiết bị dạy học hiện tại
chưa đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục.


- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
+ Có sự thay đổi thế hệ trong 5 năm gần đây.
+ Một bộ phận giáo viên trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm bồi dư
ỡng học sinh giỏi. Số lượng giáo viên giỏi cấp tỉnh chưa nhiều. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, thao
giảng, thi giáo viên dạy giỏi còn có biểu hiện chưa tích cực ở một số
giáo viên.
+ Việc cải thiện mối quan hệ giữa thầy và trò theo nội dung xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực còn chậm, mức độ
tiếp cận đối tượng giáo dục ở một số giáo viên còn thấp.
+ Nhân viên phục vụ thiếu ( Đa số là hợp đồng ), kinh nghiệm
phục vụ giảng dạy còn hạn chế.


1.1.2. Môi trường bên ngoài.
a. Thời cơ.
- Huyện Vĩnh Lộc là địa phương có mặt bằng dân trí cao, có sự phát triển kinh

tế xã hội ổn định. Hầu hết các gia đình đều có truyền thống học tập và quan tâm đến
việc học tập của con em. Nhà trường đã bước đầu xác lập được thương hiệu, luôn
nhận được sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.
- Trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, sự
chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo, sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, đoàn
thể trong huyện và Thị trấn, sự ủng hộ của nhân dân, sự đồng thuận của cha mẹ học
sinh, sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức đoàn thể trong huyện.
- Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầuvà nhận thức của gia
đình học sinh có nhiều chuyển biến và ngày càng quan tâm hơn đến việc học hành
của con em. Vị thế, uy tín, ảnh hưởng của trường ngày càng lớn; sức thu hút ngày
càng cao sẽ là cơ hội để học sinh về trường học tập ngày càng đông.
- Phát huy truyền thống của Trường, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lý sẽ là hướng phát
triển trọng tâm của Trường, là cơ hội lớn để trường hội nhập, ổn định và phát triển
bền vững.
- Giáo dục tỉnh Thanh Hóa ngày càng khởi sắc, tạo thêm động lực cho nhà trư
ờng phát triển.


b. Thách thức:
- Quy mô dân số của Vĩnh Lộc chưa được cải thiện, ảnh hưởng
đến số lượng và chất lượng đầu vào những năm tiếp theo.
- Nhu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao,
trong khi các điều kiện thực hiện và đảm bảo nâng cao chất lượng
giáo dục của trường còn hạn chế.
- Chậm đổi mới tư duy quản lý, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế
thị trường, đời sống của cán bộ, giáo viên chưa ổn định, tệ nạn xã
hội, trật tự an toàn giao thông sẽ tạo nên lực cản không nhỏ trong sự
phát triển của trường.



1.2. Các vấn đề chiến lược:
1.2.1. Danh mục các vấn đề.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục theo
tinh thần: tích cực, thân thiện.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Đổi mới công tác quản lý.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản
lý.
- Tăng cường cơ cở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường
xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
- áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trư
ờng và đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Tăng cường xã hội hóa giáo dục.


1.2.2. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo
dục theo tinh thần: tích cực, thân thiện.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ
năng sống.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và công
tác quản lý.
- Tăng cường cơ cở vật chất, xây dựng cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

×