Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Phân loại các Rủi ro TRONG BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.35 KB, 12 trang )

Phân loại các Rủi ro
A+
A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
1. Thiên tai:
A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
2. Tai nạn bất ngờ ngoài biển:
a. Nhóm rủi ro chính:

Rủi ro mắc cạn:
-
Phải xảy ra do một hậu quả của một sự kiện ngẫu nhiên hoặc
không bình thường. Có thể xảy ra trên bãi cát, trên đá, những
góc gần cảng…
-
Trách nhiệm bảo hiểm: được bồi thường cả tổn thất toàn bộ và
tổn thất bộ phận trong tất cả các điều kiện bảo hiểm.

Phân biệt mắc cạn và nằm cạn
-
Mắc cạn (stranding ): Khi đáy tàu chạm đất hoặc chạm phải một chướng
ngại vật làm cho tàu không thể chuyển động được và thường phải có một
ngoại lực khác để kéo tàu ra
-
Ví dụ: tàu hàng Long Xuyên trong khi đang cập cảng Pohang lấy hàng
thì bị sóng to đánh dạt sâu vào bờ trên bãi cát vùng biển Dongha (Hàn
Quốc) phải đợi đội cứu nạn chuyên nghiệp đến giải cứu;
-
Nằm cạn (Grondinh): là khi con tàu đang ở trong tư thế bình thường,
nhưng rồi sự cố xảy ra phải dừng lại một thời gian mới tiếp tục hành
trình.
-


Ví dụ: Tàu A đang đi thì gặp phải bão nên chạy vào bờ tránh, đúng lúc
thủy triều xuống làm tàu bị chạm đáy nên không di chuyển được phải đợi
1 thời gian thủy triều lên mới tiếp tục hành trình.

Ví dụ: Sáng 24/11, trên hành trình từ Vũng Tàu đi Hải Phòng,
tàu chở hàng Thái Tuấn 27 đã gặp sự cố, chìm xuống biển. Nơi
tàu chìm là tọa độ 17 độ 50 phút vĩ Bắc, 107 độ 48 phút kinh
Đông, cách biển Đà Nẵng khoảng 110 hải lý.
A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
2. Tai nạn bất ngờ ngoài biển:
a. Nhóm rủi ro chính:

Rủi ro chìm đắm (Sinking)

Tàu được coi là chìm đắm khi toàn bộ phần nổi của con tàu
nằm dưới mặt nước và tàu không thể tiếp tục cuộc hành trình

Trách nhiệm bảo hiểm: tương tự rủi ro mắc cạn. Tức là được
bồi thường tổn thất bộ phận trong trường hợp mua bảo hiểm
với điều kiện ICC (C)
-
Ví dụ: Chiếc tàu xuất phát từ Phúc Sơn, tỉnh Hải Dương bị cháy do
ngọn lửa xuất phát từ cabin của con tàu, sau đó lan nhanh ra toàn thân.
-
Ví dụ: Tàu chở hàng bất ngờ bốc cháy do người trên tàu thắp hương rồi
tàn hương rơi xuống gây cháy.
-
Ví dụ: Chiếc tàu Hà Lan chở hỗn hợp potassium cyanide và
nitroglycerine cực kỳ nguy hiểm bị nghiêm cấm sử dụng nên đốt cháy
tàu để khỏi bị bắt.

A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
2. Tai nạn bất ngờ ngoài biển:
a. Nhóm rủi ro chính:

Rủi ro cháy (Fire)
- Trách nhiệm bảo hiểm: chỉ bồi thường trong các trường hợp:

Những tài sản được bảo hiểm phát nhiệt bất ngờ do nguyên nhân
khách quan gây ra

Những trường hợp cháy do sơ suất hoặc có ý của thuyền trưởng
hay thủy thủ

Những trường hợp chính đáng: đốt để tránh khỏi bị bắt, tiêu diệt
bệnh truyền nhiễm

Những trường hợp hàng hóa bị cháy lan
A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
2. Tai nạn bất ngờ ngoài biển:
a. Nhóm rủi ro chính:

Rủi ro đâm va (Collision)
-
Khi tàu hay phương tiện vận chuyển khác đâm hay va phải nhau hoặc
đâm va phải vật thể cố định, vật thể chuyển động, vật thể nổi, kể cả băng
nhưng không phải là nước.
-
Trách nhiệm đâm va:

Tàu đâm va vào các ngoại vật khác loại trừ các con tàu


Hai tàu đâm va vào nhau
Ví dụ: Tàu chở hàng xuất phát từ cảng Thượng Hải đi Việt Nam đã đâm
phải một cây chìm sâu dưới mặt nước tại vùng châu thổ Irrawaddy
-
Trách nhiệm đâm va: trường hợp hai tàu đâm va vào nhau

Cả hai tàu đều không có lỗi:

Rủi ro gây nên tổn thất cho bên nào thì bên đó chịu.

Nếu chủ tàu có mua bảo hiểm thì nhà bảo hiểm bồi thường cho chủ tàu

Một bên có lỗi hoàn toàn:

Bên có lỗi bồi thường toàn bộ những tổn thất cho bên kia.

Nếu chủ tàu mua bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất
của tàu của người được bảo hiểm và kể cả những tổn thất mà người được
bảo hiểm phải đền bù.
Ví dụ: Tàu TQ thiệt hại 100.000USD về tàu và 200.000USD về hàng.
Tàu HQ thiệt hại 200.000USD về tàu và 500.000USD về hàng.
 chủ tàu TQ phải bồi thường cho chủ tàu HQ 700.000 USD, và cho chủ
hàng A 200.000 USD và tự chịu 100.000 USD
-
Ví dụ: Tại cảng Yokohama ở Kanagawa, do ảnh hưởng của gió lớn, hai tàu
chở hàng đã đâm vào nhau.
-
Tàu hàng của Trung Quốc đang trên đường vào cảng Incheon thì bất ngờ
đụng vào phần đầu của một tàu chở hàng Hàn Quốc gây ra thiệt hại:


Cả hai bên đều có lỗi: chịu trách nhiệm đơn hoặc chịu trách nhiệm chéo
Ví dụ: Vụ đâm tàu xảy ra giữa tàu chở hàng Thâm Quyến và một tàu Hồng
Kông.

Trách nhiệm đơn: chủ tàu ít tổn thất hơn sẽ trả cho bên kia ½ số chênh
lệch tổn thất giữa 2 tàu
Ví dụ: Tàu TQ: tổn thất 300.000 USD và tàu HK tổn thất 150.000 USD.

Tàu HK trả cho tàu TQ 75.000USD.

Trách nhiệm chéo: Phân định mức độ lỗi của mỗi bên để giải quyết
Ví dụ: Tàu TQ có lỗi 40%, Tổn thất: 200.000USD về tàu và 300.000USD về
hàng
Tàu HK có lỗi 60%, Tổn thất 100.000USD về tàu và 200.000USD về
hàng

Tàu TQ trả 40.000USD cho chủ tàu HK và 80.000USD cho chủ hàng HK
Tàu HK trả 120.000USD cho chủ tàu TQ và 180.000USD cho chủ hàng TQ
A. Nhóm rủi ro hàng hải (Marine risks)
2. Tai nạn bất ngờ ngoài biển:
b. Nhóm rủi ro phụ:

Tàu bị mất tích (Missing)

Là sau một thời gian hợp lý nào đó con tàu phải cập bến mà người
ta không nhận được tin tức gì về con tàu

Trách nhiệm bảo hiểm: toàn bộ tổn thất hàng hóa trong trường hợp
này nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn


Vứt hàng xuống biển (Jettison)

Là hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị của tàu xuống
biển để làm nhẹ tàu hoặc cứu tàu khi gặp nạn

Trách nhiệm bảo hiểm:

Bảo hiểm không chịu trách nhiệm về những trường hợp vứt hàng
xuống biển vì nội tỳ hay vì tính chất hàng hóa

Tùy thuộc vào hàng hóa xếp trên boong đúng với tập quán
thương mại hay không, thỏa thuận giữa tàu và người gửi hàng,
hàng hóa được bảo hiểm riêng trên hợp đồng (including Jettion
and Washing Overboard)

Hàng bị sóng cuốn xuống biển (Washing Overboard)

Là một rủi ro bất ngờ xảy ra ngoài biển do bão hoặc sóng lớn

Trách nhiệm bảo hiểm

Nếu chủ tàu xếp hàng trái với tập quán quy định thì chủ tàu
phải thanh toán tổn thất hàng bị cuốn xuống biến

Nếu hàng xếp theo thỏa thuận riêng giữa chủ tàu và người xếp
hàng thì trách nhiệm của người chủ tàu sẽ tùy thuộc vào các
điều kiện của vận đơn đường biển

Các manh động (Barratry) và hành động manh tâm (Malicious

Acts) của thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu

Là hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thủy thủ

Trách nhiệm bảo hiểm:

Người được bảo hiểm và người bảo hiểm thỏa thuận

Không nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn thất mà chỉ
cần là nguyên nhân phối hợp thì bảo hiểm vẫn có thể chịu trách
nhiệm

Hành vi cướp biển (Piracy)

Cướp có bạo động hoặc cướp bằng vũ lực và không bao gồm trộm
cắp đơn giản, ăn cắp vặt hoặc lấy trộm

Trách nhiệm bảo hiểm: tùy thuộc và điều kiện bảo hiểm mà người
được bảo hiểm lựa chọn khi ký kết hợp đồng bảo hiểm
Ví dụ: Năm 2009, tàu chở gỗ Arctic Sea mang cờ hiệu Malta cùng 15
thủy thủ bỗng biến mất khỏi vùng biển Đại Tây Dương một cách đầy
bí ẩn. Con tàu mất hết tín hiệu liên lạc từ ngày 28-7-2009.
Ví dụ: Tàu Vĩnh Hải, trọng tải 50 tấn, chở hàng hóa và hành ra đảo.
Khi tàu còn cách đảo khoảng 6 hải lý thì phát hiện nước biển tràn vào
trong khoang. Chủ tàu buộc phải vứt hàng hóa xuống biển và phát tín
hiệu cấp cứu
Ví dụ: Tàu Inlaco Express chở hàng từ cảng Vũng Tàu (Việt Nam)
sang cảng Sydney (Australia). Trên đường đi tàu gặp sóng thần >
hàng hóa bị cuốn đi
Ví dụ: Ngày 11/1, một tàu chở 30.000 tấn xút của Iran đang trên

đường đến khu vực Bắc Phi đã bị cướp biển bắt tại khu vực vịnh
Aden.
B. Nhóm rủi ro đặc biệt (Extraneous risks)
a. Mất cắp (thief), mất trộm (pilferage)

Chỉ sự mất cắp nguyên kiện hàng hoặc hàng hóa bên trong bao bì

Là một hành động ăn cắp có tính chất bí mật

Rủi ro này có thể được bảo hiểm bằng cách thỏa thuận ghi từng
rủi ro cụ thể thêm vào các điều kiện bảo hiểm
b. Không giao hàng (Non – Delivery)

Nguyên một kiện hàng không được giao tại cảng đến và không có
dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất

Phải có giấy tờ chứng minh số hàng giao thiếu đó thực tế đã được
xếp lên tàu hay không, trên cơ sở đó bảo hiểm mới xét bồi thường.

Về mặt pháp lý, khi tàu giao thiếu nguyên bao nguyên kiện trong
mọi trường hợp người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm
c. Giao thiếu hàng (Shortage)

Một phần hàng đựng trong một kiện hay một bao hoặc một khối
lượng hàng rời nào đó không được giao đầy đủ tại cảng đến

Bảo hiểm không bồi thường những trường hợp: thiếu hụt trọng
lượng do cân đo không chính xác, những loại hàng thường bị hao
hụt trong tự nhiên nếu bao bị vẫn nguyên vẹn,…
d. Hàng bị nóng ẩm (Sweating and / or Heating)


Tổn thất của hàng hóa do khí hậu thay đổi đột ngột hoặc thiết bị
thông gió trên tàu mất tác dụng, làm cho hơi nước trong khoang tàu
đọng lại, dẫn đến hàng hóa bị ẩm, bị nóng

Phải chứng minh những rủi ro này từ nguyên nhân bên ngoài gây ra
và có biên bản giám định thì người bảo hiểm mới bồi thường
e. Rủi ro chiến tranh (War risks)

Bao gồm chiến tranh thông thường, cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa có tính
cách mạng trong một nước

Bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất hàng hóa do:

Những hành động thù địch

Hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa

Xung đột dân sự

Mìn, thủy lôi, bom, hoặc những phương tiện chiến tranh khác

Những rủi ro như bắt giữ, chiếm đoạt, tịch thu, câu thúc, cân lưu

Hậu quả của những hành động thù địch có tính chất chiến tranh xảy ra
trước hoặc sau khi tuyên chiến

Áp dụng: từ khi hàng xếp lên tàu ở cảng xếp đến khi dỡ hàng tại cảng đến
f. Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động


Bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất đối với hàng
hóa không những trực tiếp gây ra do những người đình công, công
nhân bế xưởng hoặc do bất cứ người nào thao gia vào việc xáo trộn
lao động, bạo động hoặc nổi loạn mà còn do bất cứ người nào có
hành động ác ý

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí vì
chậm trễ do đình công bạo động hoặc nổi loạn
Ví dụ: Tàu Royal Crystal chở 18.400 tấn khô đậu tương cập cảng Cái
Lân. Trong quá trình bốc dỡ, số lượng hàng hóa bị mất cắp lên tới 563,9
tấn.
C. Nhóm rủi ro loại trừ
a. Các rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm

Rủi ro do chiến tranh

Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động

Hậu quả của phóng xạ, nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử
hoặc việc dùng năng lượng nguyên tử, chất liệu phóng xạ hạt nhân.

Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy, hao hụt tự nhiên hoặc do đặc tính
tự nhiên của hàng hóa.
⇒ Đây là những rủi ro không được bảo hiểm. Đối với rủi ro chiến tranh và
đình công, bạo động, nổi loạn nếu muốn được bảo hiểm thì phải mua riêng.
Ví dụ: Tàu chở hàng bị trưng dụng vào cuộc chiến tranh Falklands
War (Cuộc chiến giữa Anh với Argentina giành giật đảo Falkland –
Nằm ở phía nam đại tây dương làm thiệt hại về hàng hóa.
C. Nhóm rủi ro loại trừ
b. Các rủi ro loại trừ tuyệt đối: Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm


Do việc làm sai trái cố ý của người được bảo hiểm

Do chậm trễ hay thị trường xuống giá hoặc mất thị trường

Do bao bì không đúng quy cách hoặc việc vận chuyển hàng hóa
được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp.

Do vi phạm nguyên tắc xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, hàng hóa
không đủ giấy tờ xuất nhập khẩu.

Do chủ tàu, người quản lý, người thuê, người điều hành tàu không
trả được nợ hoặc thiếu vốn về tài chính.
C. Nhóm rủi ro loại trừ
b. Các rủi ro loại trừ tuyệt đối: Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm

Do tàu đi lệch hướng bất hợp lý

Những tổn thất là nội tỳ, ẩn tỳ hay tổn thất do bản thân tính chất
hàng hóa gây ra.

Do rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích
thông thường hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm

Tàu không có khả năng đi biển

×