Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN NGUYÊN PHỤ LIỆU NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT – GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.85 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
B/L Bill of Lading Vận đơn
D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
KD - XNK Kinh doanh xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần X20
Bảng 1.1: Tóm tắt số liệu tài chính từ năm 2010 – 2012
Bảng 1.2 : Cơ cấu các mặt hàng gia công tại Công ty Cổ phần X20 từ năm 2010 đến
năm 2012
Sơ đồ 2.1: Quy trình khai báo hải quan tóm lược
Bảng 2.1 : Số lượng và tổng giá trị khai báo nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu
phục vụ sản xuất gia công từ năm 2010 đến năm 2012
2
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp Dệt – May là một trong những ngành công nghiệp quan trọng
của nền kinh tế quốc dân, hiện nay, Việt Nam có hơn 2000 Nhà máy Dệt – May, thu
hút gần 2 triệu lao động. Không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà
còn chiếm tỷ lệ lớn kim nghạch xuất khẩu của quốc gia, đóng vai trò quan trọng
trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đặc biệt, trong thời kì phát triển hội nhập và
xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì ngành Dệt – May Việt Nam hiện nay đang
được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.
Chính sách hội nhập và mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo nên sự phong
phú và đa dạng hàng hoá với nhiều chủng loại mặt hàng trong và ngoài nước. Điều
đó khiến cho các ngành nghề trong nước luôn phải cạnh tranh và học hỏi những
kinh nghiệm lẫn nhau. Hiện nay, sau khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức
của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp phải luôn học hỏi, cạnh
tranh, vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường, và ngành Dệt – May cũng không phải
là ngoại lệ.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội, thời trang ngày


nay càng phong phú, đa dạng thì đòi hỏi những nhà tạo mẫu, thiết kế cũng như đội
ngũ cán bộ công nhân của các Công ty phải có tay nghề cao mới đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Nước ta vẫn đang là một
nước đang phát triển, có nguồn lao động trẻ, cần cù chịu khó và sáng tạo trong lao
động nên cùng với sự quan tâm của nhà nước và các nhà đầu tư đã tạo cho ngành
Dệt – May của nước ta phát triển một cách nhanh chóng.
Bên cạnh sản xuất tiêu dùng trong nước, ngành dệt may còn đảm nhiệm vai
trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, các mặt hàng Dệt – May của
nước ta đã và đang giữ được uy tín trên thị trường thế giới với biểu hiện mức tăng
trưởng ổn định trong kim ngạch xuất khẩu trong tình hình kinh tế khó khăn chung
của thế giới. Tuy nhiên, hoạt động gia công vẫn còn là chủ yếu trong sản xuất xuất
khẩu hàng may mặc. Cùng với những kinh nghiệm và cơ hội trong hoạt động gia
3
công những năm gần đây, những nghiên cứu về thị trường và sản xuất gia công vẫn
còn rất cần thiết.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần X20 em đã học hỏi được nhiều
kiến thức bổ ích cho bản thân từ các cán bộ điều hành, các chú, các bác, các anh chị
trong Công ty. Vì những lí do trên, em đã chọn đề tài “ Hoạt động giao nhận
nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần X20 ” làm đề tài
nghiên cứu và báo cáo trong đợt thực tập này.
Nội dung bài báo cáo thực tập này gồm hai phần chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần X20
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty cổ phần X20 và một số đề xuất
Được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Th.s Hoàng Ngọc Thuận,
em xin chân thành cảm ơn Nhà trường và Quý Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
học tập cũng như hoàn thành đợt thực tập này.
Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế, và sự hiểu biết nông cạn
của em nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như các cô chú,

anh chị trong Công ty Cổ phần X20.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN X20
1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần X20
Tên công ty: Công ty cổ phần X20
Tên quốc tế: X20 JOINT STOCK COMPANY (GATEXCO 20)
Năm thành lập: năm 1957
Tổng giám đốc : Đại tá Dương Quốc Trung
Địa chỉ: 35 Phố Phan Đình Giót – Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân –
Thành phố Hà Nội.
Website:
E-mail:
Điện thoại: (04) 3 8641.617 / 3 8645.077
Fax: (04) 38641.208
Mã số thuế (tax code): 0100109339
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia thành các giai đoạn
sau:
* Giai đoạn 1- Thành lập Xưởng may đo hàng kỹ X.20
Ngày 18 tháng 02 năm 1957, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu
quyết định thành lập “ Xưởng may đo hàng kỹ, gọi tắt là X.20. Xưởng có nhiệm vụ
may đo quân trang, quân phục phục vụ các cán bộ trung và cao cấp trong quân đội.
Ngoài ra, xưởng còn có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân
trang, quân phục cho Quân đội.
Ngày 28 tháng 09 năm 1958, “xưởng may đo hàng kỹ” được đổi tên thành “
Cửa hàng may đo quân đội”. Cùng sự ra đời của chi bộ Đảng, tổ chức công đoàn,
chi đoàn thanh niên lao động, X20 thực sự trở thành một đơn vị độc lập
* Giai đoạn 2: Xí nghiệp may 20
Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X.20 theo

quy chế xí nghiệp quốc phòng, X.20 chính thức được công nhận là một xí nghiệp
Quốc phòng. Ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung – cao cấp và đảm bảo các kế
5
hoạch đột xuất , xí nghiệp bắt đầu thực hiện tổ chức, nghiên cứu các dây chuyền sản
xuất hàng loạt và tổ chức sản xuất gia công ngoài xí nghiệp.
Tháng 4 năm 1968, theo quyết định số 136/QĐ của Tổng cục Hậu cần, Xí
nghiệp may 20 được xếp hạng 5 Công nghiệp nhẹ, kể từ đây, Xí nghiệp 20 chính
thức trở thành một xí nghiệp Công nghiệp Quốc phòng đã được xếp hạng.
Trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ, Xí nghiệp may 20 liên tục hoàn thành
suất sắc nhiệm vụ được giao, vừa sản xuất vừa xây dựng, từng bước mở rộng quy
mô xí nghiệp. Từ một xí nghiệp loại nhỏ, xí nghiệp may 20 trưởng thành vượt bậc
về tổ chức, đội ngũ cán bộ công nhân, cơ sở vật chất kĩ thuật, trở thành một xí
nghiệp Hậu cần có quy mô trung bình, có đủ điều kiện để tiến lên quy mô lớn.
Từ năm 1975 – 1979 là thời kì chuyển mình sau chiến tranh. Xí nghiệp may
20 đã có bước đi ban đầu chuẩn bị tốt cho việc đi sâu vào hạch toán kinh tế, kinh
doanh xã hội chủ nghĩa. Được sự giúp đỡ của cấp trên, Xí nghiệp đã mạnh dạn đổi
mới đầu tư trang thiết bị máy móc, sản xuất hàng xuất khẩu, bắt đầu một giai đoạn
mới.
Những năm 1986 – 1989 là giai đoạn tăng tốc của xí nghiệp may 20. Chỉ
trong thời gian ngắn, xí nghiệp may 20 đã chuyển từ một đơn vị hoạt động theo chế
độ bao cấp sang hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh một cách vững
chắc
* Giai đoạn 3: Công ty may 20
Ngày 12 tháng 2 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định số &4B/QP,
chuyển xí nghiệp may 20 lên thành Công ty may 20. Đây là điểm mốc quan trọng
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của công ty trong suốt 35 năm xây dựng và
trưởng thành.
Tháng 07 năm 1996, Công ty may 20 thành lập xí nghiệp Dệt kim, cuối năm
1997 thành lập xí nghiệp Dệt vải, giúp công ty đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá
ngành nghề và chủ động hơn trong khâu nguyên liệu

* Giai đoạn 4: Công ty 20
Ngày 07 tháng 03 năm 1998, Bộ Quốc phòng kí quyết định số 319/QĐ-QP
đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20 và bổ sung thêm một số nghành nghề kinh
doanh : sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt, nhuộm, kinh doanh thiết bị. vật tư,
6
nguyên phụ liệu hóa chất phục vụ ngành may. Trở thành một doanh nghiệp đa
ngành nghề, công ty 20 đã có phạm vi hoạt động rộng hơn, có nhiều cơ hội hơn
trong sản xuất kinh doanh
Quý IV năm 2001, công ty 20 tiếp nhận các xí nghiệp 198, 199 của Công ty
198 – Bộ Tổng tham mưu và xưởng may Mỹ Đình của công ty 28 – Tổng cục Hậu
cần. Quý III năm 2003, công ty tiếp nhận thêm các xí nghiệp 20B, 20C từ Quân khu
IV, và xí nghiệp may Bình Minh từ Quân khu I chuyển về.
* Giai đoạn 5: Công ty Cổ phần X.20
Thực hiện các quyết định số 1360/QĐ-BQP ngày 01 tháng 07 năm 2005 của
Bộ Quốc phòng về việc cổ phần hóa Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần, và quyết
định số 3967/QĐ-BQP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốc phòng về phê
duyệt phương án và chuyển Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần thành Công ty Cổ
phần, từ 01 tháng 01 năm 2009, Công ty 20 chính thức hoạt động theo mô hình
công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần X.20
Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần X20 hiện nay
đã trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn, năng lực mạnh
của Bộ Quốc phòng nói riêng cũng như của toàn ngành dệt may nước ta nói chung.
Với những thành tựu đó, Công ty Cổ phần X20 đã hai lần được vinh dự nhận danh
hiệu cao quý “ Đơn vị anh hùng lao động” do Đảng và Nhà nước phong tặng vào
các năm 1989 và 2001
7
1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần X20
(Nguồn: Tổng hợp Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần X20)
Từ năm 2009, Công ty 20 đã chính thức cổ phần hóa, và bên trên tổng giám

đốc điều hành là chủ tịch hội đồng quản trị. Cùng lãnh đạo công ty với ban giám
đốc là các ban hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông và ban giám sát. Ban lãnh
đạo công ty đều do Tổng cục hậu cần bộ quốc phòng tham mưu và chỉ định.
Giúp việc cho ban giám đốc điều hành là: Giám đốc điều hành, hai Phó Tổng
giám đốc và các phòng ban trong Công ty. Các phòng ban được tổ chức theo chiều
ngang để cùng phối hợp hỗ trợ lẫn nhau và cùng thực hiện những nhiệm vụ chung
được giao.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
* Văn phòng: Văn phòng là cơ quan giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty,
thực hiện các mặt công tác quản lý hành chính, hậu cần trong toàn Công ty. Nhiệm
vụ của Văn phòng:
8
− Thực hiện công tác văn thư bảo mật, tiếp nhận truyền đạt, lưu trữ, soạn thảo các
loại văn bản theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty. Quản lý và sử dụng con dấu
theo qui định của pháp luật và Công ty.
− Tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
− Tổ chức công tác phục vụ, trực tiếp chỉ đạo nhà ăn ca. Tổ chức, xây dựng và
thực hiện phương án bảo vệ Công ty trong mọi trường hợp.
* Phòng tài chính - kế toán: là cơ quan tham mưu cho Tổng Giám đốc về
công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, là cơ quan sử dụng chức năng phân phối và giám đốc đồng tiền để
kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong Công ty. Nhiệm vụ của
phòng TC-KT:
− Tham mưu cho Tổng Giám đốc các vấn đề về lĩnh vực quản lý tài chính kế toán
của Công ty.
− Tổ chức và thực hiện kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính kế toán trong
toàn Công ty, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty.
− Thực hiện việc kiểm tra quyết toán hoạt động tài chính các đơn vị thành viện và
tổng quyết toán của Công ty theo chế độ qui định.

* Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: là cơ quan quản lý và trực tiếp thực
hiện các nghiệp vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu trong toàn Công ty. Tham mưu
giúp Tổng Giám đốc Công ty xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ, chiến
lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh - xuất nhập
khẩu của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Là cơ quan giúp HĐQT, Tổng Giám đốc
về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ của Phòng
KD-XNK:
− Trực tiếp tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty xây dựng chiến lược KD-
XNK hàng năm và dài hạn.
− Tổ chức nghiên cứu thị trường, khách hàng. Chủ trì giúp Tổng Giám đốc xây
dựng thương hiệu Công ty, nhãn hiệu sản phẩm. Quản lý trang Website của
Công ty.
9
− Tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty giao dịch và làm việc với khách hàng
trong và ngoài nước về các nội dung có liên quan đến công tác kinh doanh.
− Quản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa
đã ký với các khách hàng. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đó. Tham mưu xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo, triển lãm, hội chợ
thương mại quốc tế trong nước và ngoài nước.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng Giám đốc phân công.
* Phòng kế hoạch – tổ chức sản xuất: Phòng KH-TCSX là cơ quan tham mưu
tổng hợp cho Tổng Giám đốc về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về
các mặt: Công tác kế hoạch hoá, điều hành sản xuất tiêu thụ sản phẩm, quản lý
vật tư hàng hoá, tổ chức biên chế, lao động, chế độ chính sách BHXH, chi phí
khoán, tiền lương và thu nhập. Nhiệm vụ của phòng KH-TCSX như sau:
− Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược phát triển Công
ty, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, biên chế tổ chức của Công ty.
− Giúp Tổng Giám đốc tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của Công
ty. Quản lý, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.
− Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho sản xuất theo

đúng tiến độ. Xây dựng kế hoạch quỹ lương và phương án trả lương trong toàn
Công ty.
− Tham mưu cho Tổng Giám đốc và trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về công tác
tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động, hợp đồng lao động và nội quy lao
động. Quản lý sổ BHXH, giải quyết chính sách chế độ về BHXH. Chịu trách
nhiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng lương, nâng bậc, trang bị
BHLĐ hàng năm.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng Giám đốc phân công.
* Phòng kỹ thuật - công nghệ: Phòng KT-CN là cơ quan tham mưu cho
Tổng Giám đốc và chủ trì về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản
phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, Nghiên cứu KHKT, thiết kế mẫu mốt. Quản lý
công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ kỹ thuật trong Công ty. Nhiệm vụ của phòng
KT-CN:
10
− Tổ chức kiểm tra chất lượng toàn diện các sản phẩm do Công ty sản xuất và
nguyên vật liệu đầu vào.
− Xây dựng, hoàn thiện, quản lý theo dõi thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất.
Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm.
− Chủ trì giúp Tổng Giám đốc đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị dùng trong sản
xuất của Công ty.
− Nghiên cứu xây dựng trình độ cấp bậc kỹ thuật tay nghề của các ngành nghề sản
xuất trong Công ty.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng Giám đốc phân công.
1.1.3. Nhiệm vụ và chức năng công ty
− Nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chủ yếu của công ty là sản xuất các mặt hàng
dệt may phục vụ Quốc phòng theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục
Hậu Cần - Bộ Quốc phòng.
− Đào tạo thợ bậc cao ngành may cho Bộ Quốc phòng theo kinh phí được cấp.
− Sản xuất kinh doanh các mặt hàng Dệt - May đáp ứng yêu cầu trong nước và
xuất khẩu được trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ hàng dệt may

với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Các loại hình liên kết, hợp
tác, liên doanh sản xuất.
− Nghiên cứu và có quy hoạch đầu tư , chiến lược phát triển Công ty về ngành
nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ và con người cũng như thị
trường và cơ cấu quản lý.
− Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền và hướng
dẫn cho cán bộ, Đảng viên, công nhân viên nắm vững các chủ trương đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động của
các tổ chức, đoàn thể trong công ty phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể các
thành viên trong công ty nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
− Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ
sản xuất các mặt hàng thuộc ngành dệt - may theo giấy phép xuất khẩu của Bộ
Thương mại, làm dịch vụ xuất nhập khẩu thu ngoại tệ.
− Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà Nhà nước, Tổng cục hậu cần -
Bộ Quốc phòng giao cho Công ty.
11
− Đảm bảo chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, về vật chất và tinh thần,
thực hiện đúng Luật lao động.
− Thực hiện và chấp hành đủ các khoản thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác theo
quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
− Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự nơi Công ty sản xuất kinh
doanh.
− Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất mà
Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng giao cho.
1.2. Tình hình kinh doanh chung tại doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2012
1.2.1 Kết quả kinh doanh chung
Bảng 1.1: Tóm tắt số liệu tài chính từ năm 2010 – 2012
Đơn vị tính : triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng tài sản 561.176 622.700 566.634

2 Tổng nợ phải trả 320.471 381.973 324.151
3 Tài sản ngắn hạn 455.370 534.941 477.704
4 Tổng nợ ngắn hạn 317.993 380.442 302.933
5 Doanh thu 704.034 833.287 790.682
6 Lợi nhuận trước thuế 68.252 47.772 47.330
7 Lợi nhuận sau thuế 51.215 38.526 38.635
8 Nộp ngân sách 81.960 73.834 79.240
( Nguồn : Báo cáo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh)
Qua số liệu thống kê ta thấy doanh thu của công ty may X20 trong những
năm gần đây có sự biến động lớn. Năm 2010, doanh thu công ty đạt 704.034 triệu
đồng. Đến năm 2011 doanh thu công ty đạt 833.287 triệu đồng, tăng 18,35%. Có
được sự gia tăng mạnh như vậy do kinh tế chung của thế giới đã dần phục hồi sau
cuộc suy thoái kinh tế , ban lãnh đạo của công ty đã nắm bắt được tình hình trong
nước và quốc tế và đã vạch ra những kế hoạch cụ thể nên lượng khách hàng và số
lượng hợp đồng được kí kết tăng lên. Tuy nhiên tổng lợi nhuận sau thuế lại giảm
24,77% từ 51.215 triệu đồng ở năm 2010 xuống 38.526 triệu đồng ở năm 2011.
Nguyên nhân do chi phí nguyên phụ liệu tăng, công ty duy trì giá bán để thu hút
khách hàng mới đồng thời giữ chân khách hàng cũ khiến cho lợi nhuận giảm. Đến
12
năm 2012 có doanh thu của công ty sự giảm nhẹ ( 5,11% ) do công ty gặp phải sự
cạnh tranh của một số công ty khác. Doanh thu năm 2012 đạt 790.682 triệu đồng.
Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2012 vẫn giữ được ở mức 38.635 triệu đồng, xấp xỉ
năm 2011
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chính
Bên cạnh sản xuất quân phục và thời trang trong nước thì công ty nhận gia
công chủ yếu các sản phẩm như áo Jacket, quần áo đua moto, quần âu và các loại
trang phục thời trang khác.
Bảng 1.2 : Cơ cấu các mặt hàng gia công tại Công ty Cổ phần X20 từ năm 2010
đến năm 2012

Đơn vị : triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
Giá trị gia công 49.978 52.035 53.246
Áo Jacket 15.993 15.610 15.964
Quần Âu 9.996 10.927 11.707
Quần áo đua 8.496 8.326 8.514
Áo sơ-mi 4.498 5.203 4.257
Quần áo thời trang 5.997 6.244 5.856
Khác 4.998 5.724 6.918
(Nguồn : Báo cáo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh)
Qua số liệu thống kê ta có thể thấy mặt hàng áo jacket là mặt hàng gia công
chủ lực, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng số doanh thu từ các mặt hàng. Từ
khi công ty ký kết hợp đồng gia công mặt hàng áo Jacket, công ty đã luôn học hỏi
các kỹ thuật mới và đến nay mặt hàng này đã được sản xuất và bán ra trong nước
với doanh số đáng kể, điều đó cho thấy rằng việc gia công hàng cho các đối tác
nước ngoài đã không những làm tăng lợi nhuận cho công ty từ việc thu phí gia công
mà còn giúp công ty học hỏi được nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, nắm bắt
được nhiều cơ hội hơn. Tiếp sau là mặt hàng quần Âu với doanh thu luôn chiếm
20% tổng số doanh thu. Ngoài những bạn hàng truyền thống, mặt hàng này còn thu
13
hút được nhiều hợp đồng gia công với các bạn hàng mới trong những năm hội nhập
gần đây.
1.2.3 Thị trường và khách hàng chủ yếu
Trong những năm qua, thị trường may gia công của công ty chủ yếu là thị
trường EU, đây là thị trường rất quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn. EU là thị
trường may gia công chủ yếu mặt hàng áo Jacket, áo Sơmi, đây là hai mặt hàng có
giá trị gia công cao. Thị trường Đông Á là thị trường lớn thứ hai của công ty, đây là
thị trường truyền thống và có nhiều khách hàng trung gian ủy quyền giao sản phẩm
tới các khách hàng ở thị trường EU. Tuy nhiên theo thực tế tiếp xúc với công việc

thì thị trường Đông Á hiện nay đã vượt qua EU. Hiện tại Công ty cổ phần X20 đang
gia công sản xuất hàng may mặc cho 3 khách hàng lớn chủ đạo của Công ty: Công
ty Poong Shin (Hàn quốc), Công ty Pro Sports (Hongkong), Công ty Kanematsu
(Nhật bản).
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN NGUYÊN
PHỤ LIỆU NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT –
GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20
2.1. Giới thiệu quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu bằng đường biển
Công ty cổ phần X20 chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu bằng đường biển
theo điều kiện CIF hoặc C&F Hải phòng, Incoterm 2000.
Nhập khẩu theo phương thức CIF là loại hình nhập khẩu phổ biến của Công
ty với hơn 80% nguyên phụ liệu được nhập theo hình thức này. Khi nhập khẩu bằng
CIF, nghĩa vụ của Công ty được đảm bảo tối thiểu và hợp lý. Công ty không phải
tốn chi phí mua bảo hiểm, thuê tàu và chịu các trách nhiệm phát sinh trong việc
chuyên chở nguyên phụ liệu nhập khẩu đến cảng. Theo phương thức này, nhiệm vụ
của Công ty phải làm là chuẩn bị hồ sơ để khai hải quan điện tử cho hàng hóa. Sau
đó nhân viên giao nhận sẽ cầm bộ chứng từ phù hợp và ra cảng nhận hàng.
2.1.1. Quy trình hoạt động
2.1.1.1. Khai hải quan cho hàng nhập khẩu
14
Việc khai hải quan cho hàng nhập khẩu sẽ được nhân viên Phòng KD-XNK
khai bằng phần mềm khai hải quan điện tử ECUS-EG4 của Công ty phát triển công
nghệ Thái Sơn.
Sau khi nhận được bộ chứng từ nhập của khách hàng và giấy Thông báo
hàng đến của hãng tàu sẽ tiến hành khai hải quan. Quy trình khai báo như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình khai báo hải quan tóm lược
Phản hồi phân luồng của Hải quan bao gồm các tiêu chí sau:
− Luồng xanh : In 2 tờ khai điện tử có chữ ký và đóng dấu của đại diện X20 rồi
mang ra chi cục Hải quan Bắc Hà Nội – 17 Phạm Hùng nộp lệ phí (20000đ/bộ)
và Hải quan đóng dấu thông quan ô 38 của tờ khai . 01 tờ khai Hải quan lưu, 01

tờ doanh nghiệp cầm để đi lấy hàng.
− Luồng vàng : In 2 tờ khai điện tử có chữ ký và đóng dấu của đại diện X20 kèm
theo Vận đơn (sao y bản chính), Invoice + Packing list bản gốc có dấu của khách
hàng. Sau đó mang toàn bộ hồ sơ ra chi cục Hải quan Bắc Hà Nội – 17 Phạm
Hùng nộp lệ phí (20000đ/bộ) và Hải quan đóng dấu thông quan ô 38 của tờ khai
. 01 tờ khai Hải quan lưu, 01 tờ doanh nghiệp cầm + 01 phiếu (bản gốc) ghi kết
quả kiểm tra chứng từ giấy của hải quan để đi lấy hàng.
15
Nhân viên khai hải quan
kiểm tra thông tin trên vận
đơn và chi tiết số lượng
nguyên phụ liệu nhập trên
hóa đơn thương mại,
packing list để thống kê số
liệu khai.
Nhập số lượng đã thống kê
để khai báo hải quan điện
tử bằng phần mềm ECUS-
EG4
Truyền qua mạng tờ
khai và chờ phản hồi
từ hệ thống.
Khi tờ khai đã được hệ
thống mạng hải quan phân
luồng - In tờ khai hải quan
điện tử và đến chi cục hải
quan để xác nhận thông
quan.
Tiếp nhận phản hồi từ hệ
thống mạng hải quan.

Sửa lại nếu hệ thống
mạng hải quan báo phải
sửa thông tin.
− Luồng đỏ : In 2 tờ khai điện tử có chữ ký và đóng dấu của đại diện X20 kèm
theo Vận đơn (sao y bản chính), Invoice + Packing list bản gốc có dấu của khách
hàng. Sau đó mang toàn bộ hồ sơ ra chi cục Hải quan Bắc Hà Nội – 17 Phạm
Hùng nộp lệ phí (20000đ/bộ) và Hải quan đóng dấu hàng chuyển cửa khẩu kiểm
hoá ô 37 tờ khai. 01 tờ khai Hải quan lưu, 01 tờ doanh nghiệp cầm + 01 phiếu
(bản gốc) ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy của hải quan để đi lấy hàng.
2.1.1.2. Chuẩn bị bộ chứng từ đi lấy hàng tại cảng Hải phòng
Sau khi làm xong thủ tục tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, nhân viên khai
báo thủ tục sẽ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để giao cho phái viên đi lấy hàng tại Cảng Hải
phòng. Hồ sơ bao gồm:
− Giấy giới thiệu tên phái viên đi lấy hàng: bản gốc
− Tờ khai hải quan điện tử (tờ khai đã được Hải quan xác nhận): bản gốc
− Giấy báo nhận hàng của hãng tầu: 01 bản
− Vận đơn: Bản gốc hoặc surrenderred : 01 bản
− Invoice: 01 bản sao y
− Packing list: 01 bản sao y.
2.1.1.3. Đến hãng tầu lấy giấy uỷ quyền và lệnh giao hàng
Sau khi nhận được bộ hồ sơ đi lấy hàng tại Cảng, phái viên sẽ kiểm tra giấy
báo hàng thuộc hãng tầu (hoặc đại lý hãng tau) nào để đến lấy giấy uỷ quyền (hoặc
lệnh giao hàng). Khi đến hãng tầu xuất trình các giấy tờ sau:
− Giấy giới thiệu của Công ty có tên của phái viên lấy hàng.
− Giấy báo nhận hàng.
− Vận đơn: 01 bản gốc hoặc 01 bản surrenderred.
Hãng tàu (hoặc đại lý hãng tầu) kiểm tra đối chiếu toàn bộ giấy tờ nếu đúng
sẽ cấp cho phái viên Giấy uỷ quyền (hoặc lệnh giao hàng): 02 – 03 bản gốc. Phái
viên sẽ phải trả cho hãng tàu (hoặc đại lý hãng tầu) phí chứng từ, phí đại lý, phí xếp
dỡ, phí phụ trội, phí làm hàng… Toàn bộ phí này được phát hành hoá đơn giá trị gia

tăng của hãng tầu.
16
2.1.1.4. Lấy phiếu xuất kho tại Cảng
Khi đã lấy xong lệnh giao hàng, phái viên đến cảng để tiếp tục quy trình lấy
hàng nhập khẩu. Tại Cảng phái viên đến kho hàng theo địa chỉ trên lệnh để lấy
phiếu xuất kho, phải xuất trình các giấy tờ sau:
− Lệnh giao hàng: 02 bản gốc
− Packing list (1 bản copy) – tùy vào từng cảng, từng ICD mà packing list có thể
có hoặc không.
− Tờ khai hải quan điện tử (đã hoàn thành thủ tục hải quan) (1 bản copy + 1 bản
gốc)
Sau khi nộp các chứng từ trên, các nhân viên kho và Hải quan sẽ cập nhật
thông tin, đóng dấu xác nhận vào ô 36 của tờ khai hải quan và ký xác nhận vào lệnh
giao hàng. Hải quan sẽ giữ lại 01 lệnh giao hàng và sẽ cấp cho phái viên 03 liên
phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm các thông tin đầy đủ về lô hàng: số kiện, mặt
hàng, trọng lượng…
2.1.1.5. Lấy hàng tại kho.
Nhận được phiếu xuất kho, phái viên đến kho để lấy hàng. Tại đây xuất trình
các giấy tờ sau :
− Phiếu xuất kho: 03 bản gốc
− Tờ khai hải quan điện tử đã có xác nhận của hải quan: (1 bản copy + 1 bản gốc)
Cán bộ kho hàng sẽ ký vào phiếu xuất kho, phái viên căn cứ vào phiếu xuất
kho để nhận hàng. Kho hàng sẽ giữ lai 01 bản giao lại cho phái viên 02 bản. Hàng
sẽ được nhân viên bốc vác lên xe ôtô . Khi đã lấy đủ hàng sẽ ra khỏi cổng kho. Hải
quan giám sát sẽ ký vào phiếu xuất kho 02 bản còn lại và lưu 01bản, 01 bản trả lại
cho phái viên.
2.1.1.6. Thủ tục Hải quan tại Cảng
− Đối với các tờ khai thuộc luồng xanh: Hải quan giám sát cảng sẽ đóng dấu xác
nhận đã giám sát việc lấy hàng vào ô 36 của tờ khai giao lại cho phái viên để lấy
hàng.

17
− Đối với các tờ khai thuộc luồng vàng: Hải quan giám sát sẽ kiểm tra tờ khai +
phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy của hải quan nơi mở tờ khai, nếu thấy
phù hợp sẽ đóng dấu xác nhận vào ô 36 của tờ khai giao lại cho phái viên để lấy
hàng.
− Đối với các tờ khai thuộc luồng đỏ: Toàn bộ các lô hàng luồng đỏ của Công ty
cổ phần X20 đều do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội kiểm hoá tại Kho riêng của
Công ty: 35 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội.
Hải quan giám sát sẽ kiểm tra tờ khai + phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
giấy của hải quan nơi mở tờ khai, nếu thấy phù hợp sẽ đóng dấu xác nhận vào ô 36
của tờ khai giao và kẹp chì niêm phong hàng . Hải quan sẽ lập 02 biên bản bàn giao
nội dung bao gồm toàn bộ thông tin của lô hàng ( số tờ khai, số kiện, số niêm
phong…) . hải quan lưu 01 bản, 01 bản giao lại cho phái viên chuyển về Hải quan
Bắc Hà Nội để kiểm hoá.
2.1.1.7. Chở hàng về kho Công ty
− Đối với các lô hàng luồng xanh: khi phái viên đã lấy hàng và hoàn thành thủ tục
hải quan tại Cảng xong thì hàng chở thẳng về kho Công ty.
− Đối với các lô hàng luồng vàng: Qui trình giống như luồng xanh.
− Đối với các lô hàng luồng đỏ:
Sau khi hải quan Cảng đã kẹp chì niêm phong hàng, phái viên chở hàng về
kho Công ty rồi đến chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đăng ký kiểm hoá, hồ sơ đăng ký
kiểm hoá gồm:
+ Tờ khai hải quan có xác nhận của Hải quan giám sát cảng Hải phòng: 01
bản chính
+ Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy: 01 bản chính
+ Biên bản bàn giao của Hải quan Cảng Hải phòng: 01 bản chính
Cán bộ Hải quan Bắc Hà Nội sẽ lấy bộ hồ sơ lưu của Hải quan cùng với tờ
khai và biên bản bàn giao đến kho Công ty cổ phần X20 để kiểm hoá. Tuỳ vào
lượng hàng Hải quan quyết định mức độ kiểm hoá. Cụ thể:
+ Lô hàng dưới 5 kiện: sẽ kiểm hoá toàn bộ.

+ Lô hàng trên 5 kiện sẽ kiểm tra xác suất: 50% trên tổng số kiện.
18
Sau khi đã kiểm tra hàng đối chiếu với biên bản bàn giao, tờ khai, Invoice,
Packing list thấy đúng cán bộ Hải quan sẽ lập 02 phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng
hoá có đầy đủ chữ ký của đại diện doanh nghiệp và chữ ký có đóng dấu của cán bộ
kiểm hoá. Đồng thời Hải quan cũng ký đóng dấu xác nhận hàng thông quan lên tờ
khai (ô 38).
Kết thúc kiểm hoá, cán bộ Hải quan trả doanh nghiệp 01 tờ khai (bản gốc )đã
được xác nhận thông quan + 01(bản gốc) phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy +
01 (bản gốc) phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hoá. Hàng được cắt bỏ chì niêm phong
và được giải phóng.
2.1.2. Những khác biệt trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu thực tế
bằng đường biển so với lý thuyết
Tuy quy trình giao nhận tại cảng thực tế là như vậy nhưng trên lý thuyết, nó
vẫn có đôi chút khác biệt. Cụ thể như sau :
− Trên lý thuyết việc giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện trên vận đơn gốc, tuy
nhiên trên thực tế làm việc, việc trao đổi chứng từ lại chủ yếu là vận đơn
surrender, telex. Việc làm này, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho đại
lý Vận tải cũng như với doanh nghiệp.
− D/O có thể cầm 2 bản 1 bản nộp cho thương vụ cảng khi lấy phiếu xuất kho, 1
bản giữ lại để thanh lý cổng.
− Trên lý thuyết hải quan điện tử khi đã thông quan qua mạng thì không phải In tờ
khai gốc. Nhưng trên thực tế vẫn phải in tờ khai gốc ký đóng dấu mới đi lấy
hàng được
2.2. Kết quả hoạt động giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty cổ phần X20
Bảng 2.1 : Số lượng và tổng giá trị khai báo nhập khẩu các loại nguyên phụ
liệu phục vụ sản xuất gia công từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng đơn hàng Cái 283 293 363

19
Tổng giá trị khai báo USD 7.324.941,28 10.541.379,49 14.860.286,6
( Nguồn : Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu của phòng xuất nhập khẩu )
Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy số lượng đơn hàng và tổng giá trị đơn
hàng đã khai báo tăng nhanh qua từng năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 số lượng
đơn hàng tăng từ 283 lên 293 và đạt 363 vào năm 2012 với mức tăng qua từng năm
là 3,5% và 23,89%. Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng giá trị đơn hàng tăng từ
7.324.941,28 USD lên 10.541.379,49 USD và đạt 14.860.286,6 vào năm 2012 với
mức tăng qua từng năm là 43,91% và 40,97%. Đạt được mức tăng trưởng ấn tượng
như vậy là do những năm gần đây thị trường gia công châu Âu của công ty ổn định,
thị trường Châu Á liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng về số lượng hợp đồng và
giá trị tăng rất nhanh.
2.3. Phân tích SWOT hoạt động giao nhận nguyên phụ liệu bằng đường biển
của công ty cổ phần X20
2.3.1. Điểm mạnh
− Đội ngũ nhân viên và phái viên có trình độ và kinh nghiệm cao. Bên cạnh đó,
đội ngũ này còn được chuyên môn hóa, mỗi người chuyên phụ trách một khách
hàng nên việc quản lý các lô hàng nhập rất chính xác và cụ thể. Hàng được lấy
kịp thời để phục vụ sản xuất. Các nhân viên giao nhận còn có một mối quan hệ
khá tốt với cán bộ hải quan cảng, do đó thủ tục ở khâu này được làm khá nhanh
gọn, thuận lợi.
− Đội ngũ làm thủ tục chủ yếu là các nhân viên trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết, có
trình độ nghiệp vụ. Các nhân viên này có khả năng thích ứng nhanh, khả năng
cập nhật và nắm bắt những thay đổi về các quy định của pháp luật liên quan đến
các khâu thủ tục xuất nhập khẩu. Tạo điều kiện cho quy trình giao nhận được
thuận lợi hơn. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng làm nên thành công
của Công ty.
− Công ty chấp hành tốt các qui định của pháp luật Nhà nước và của ngành Hải
quan. Công ty chưa bao giờ bị phạt vi phạm Hải quan và được Hải quan xét đạt
tiêu chí là một trong những doanh nghiệp dệt may được ưu tiên trong qui trình

thực hiện thủ tục Xuất nhập khẩu.
20
− Do là hàng gia công xuất khẩu, hầu hết các nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng
đường biển theo phương thức CIF Hải phòng, nên Công ty không phải thực
hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm, giảm bớt được một khâu khá phức tạp trong việc
thực hiện các thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu.
2.3.2. Điểm yếu
− Cơ sở vật chất và trợ cấp cho các nhân viên giao nhận đang còn khá khiêm tốn.
Đặc thù của nhân viên giao nhận ở Công ty là chủ yếu nhận chứng từ và ra cảng
làm thủ tục giao nhận, vì thế cơ sở vật chất của họ đã bị giảm lược. Tuy nhiên,
khi xuất nhập hàng hóa nhiều, theo mùa vụ, việc sử dụng các cơ sở vật chất đó
như bàn làm việc, máy vi tính đang còn chồng chéo, gây bất tiện
− Do địa bàn Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội nên Công ty đăng ký làm thủ tục
khai báo tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. Việc làm thủ tục tại một chi cục và
lấy hàng nhập bằng đường biển tại Hải quan Cảng Hải phòng đôi lúc cũng bị cản
trở về thời gian. Ví dụ: Buổi sáng nhân viên làm thủ tục tờ khai với Hải quan
Bắc Hà Nội xong rồi về Công ty chuẩn bị hồ sơ cho phái viên đi lấy hàng. Cùng
thời gian này phái viên nhận hồ sơ đi từ Hà Nội xuống Cảng Hải phòng lấy hàng
sẽ bị muộn phải đăng ký lấy hàng ngoài giờ phát sinh chi phí, tốn kém.
− Do phần mềm ECUS-EG4 của Hải quan đang trong giai đoạn nâng cấp nên xảy
ra tình trạng truyền tờ khai không nhận được phản hồi của Hải quan làm gián
đoạn việc lấy hàng, bị chậm, các lô hàng không kết hợp được để đi lấy cùng.
Không tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.
− Đội ngũ khai báo thủ tục còn trẻ, đang còn trong quá trình tích lũy kinh nghiệm
về nghiệp vụ nên còn có khá nhiều sai sót trong quy trình khai báo hải quan, đặc
biệt là từ khi áp dụng hải quan điện tử vào thực tiễn. Từ các sự cố về khai báo,
việc nhận hàng của nhân viên giao nhận có thể bị trì hoãn do không rút được tờ
khai, gây sự chậm trễ cho cả quy trình chung.
2.3.3. Cơ hội
Hải quan Việt Nam đang áp dụng hải quan điện tử giúp giảm bớt những

phức tạp, dễ gây sai sót trong quá trình khai báo. Do đó việc giao nhận trở nên
nhanh chóng hơn. Đồng thời công ty luôn tạo điều kiện để các nhân viên giao nhận
21
bổ sung và nâng cao chuyên môn của mình qua các khoá đào tạo ngắn hạn về
nghiệp vụ.
2.3.4. Thách thức
Những thay đổi trong tập quán buôn bán quốc tế cũng như quy tắc mới luôn
đòi hỏi các nhân viên kinh doanh phải có sự năng động, chịu khó học hỏi và tiếp
nhận liên tục, để có khả năng giảm hoặc tránh được những rủi ro bất ngờ.
Năng lực xếp dỡ, năng lực tiếp nhận tàu của đa số cảng biển Việt Nam vẫn
còn hạn chế, thủ tục hải quan còn nặng nề, chồng chéo cản trở việc thông quan hàng
hoá. Các nhân viên giao nhận cần có kinh nghiệm cao để xử lý tốt những tình huống
phát sinh trong quá trình giao nhận.
2.4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận bằng đường biển
2.4.1. Dành cho doanh nghiệp
− Đầu tư thêm một số trang thiết bị cho các nhân viên giao nhận như bàn làm việc,
máy vi tính… để họ linh động hơn trong việc hoàn tất thủ tục. Nhất là vào các
dịp gần năm mới, các đơn hàng của Công ty thường tăng đột biến, do đó các
công tác chứng từ, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng trở nên tấp
nập hơn. Vào những dịp như vậy, nếu cơ sở vật chất không đủ sẽ gây nên sự bất
tiện, gây khó khăn cho công việc giao nhận hàng hoá
− Đào tạo và nâng cao sự chuyên nghiệp của các nhân viên chứng từ, nhất là các
nhân viên khai báo hải quan, tránh sai sót gây nên hậu quả tốn kém, chậm trễ
cho cả quy trình. Có thể tổ chức các khóa học thêm, mời các cán bộ hải quan về
hướng dẫn các nghị định, thông tư mới hàng tháng ở Công ty. Bên cạnh đó,
Công ty nên cử cán bộ đi học luân phiên các khóa nghiệp vụ liên quan nhằm linh
động hơn trong việc xử lý toàn bộ quy trình nhập khẩu nói chung, cũng như giao
nhận nói riêng.
− Duy trì và phát triển mối quan hệ hơn nữa với các nhân viên hải quan chi cục, hải
quan cảng. Điều này có thể được thực hiện bằng việc thực hiện nghiêm túc, đầy

đủ các thủ tục hải quan tại cảng. Kết hợp sự hỗ trợ từ hai phía để giúp cùng hiểu
kỹ hơn về đơn hàng và đưa ra xác nhận nhanh nhất, chính xác nhất.
2.4.2. Dành cho các cơ quan nhà nước
22
− Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải quan cảng bằng cách xử lý nghiêm khắc
các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế phát sinh tiêu cực làm cản trở các doanh
nghiệp. Kiên quyết chống hành vi tham ô, nhũng nhiễu trong đội ngũ hải quan.
Các khâu làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến trình
giao nhận của các doanh nghiệp nên cần đơn giản hoá thủ tục hải quan theo
hướng hiện đại hoá giúp việc thông quan hàng hoá nhanh chóng, tránh những
phiền toái
− Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế,
thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, tạo được một hành lang pháp lý thông
thoáng và ổn định nhằm thúc đẩy và phát triển hệ thống giao nhận
− Nhà nước cần đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận
chuyển hàng hoá như xây dựng và mở rộng cảng biển, hiện đại hoá thiết bị xếp
dỡ vận chuyển hàng hoá, giúp cho việc giao nhận trở nên thuận tiện và nhanh
chóng hơn
23
KẾT LUẬN
Hòa cùng xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, cộng với việc Việt
Nam đã gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO đã mở ra những cơ hội cũng
như những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, đổi mới nâng cao khả năng cạnh tranh để
có thể đứng vững trong một sân chơi có tính cạnh tranh rất gay gắt như bây giờ.
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây có những thành tích vượt
bậc. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm tỉ trọng rất lớn, đứng thứ hai sau
xuất khẩu dầu thô. Thành công chung của ngành dệt may Việt Nam có sự đóng góp
không nhỏ của Công ty Cổ phần x20. Với nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Công
ty hiện là một doanh nghiệp lớn của Bộ Quốc Phòng, đã hai lần được tuyên dương

đơn vị Anh hùng lao động
Trong những năm tới, Công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường tìm kiếm nhiều
bạn hàng mới với giá trị hợp đồng cao. Điều này đồng nghĩa với việc xuất nhập
khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Đồng thời vai trò của công tác giao
nhận trong xuất nhập khẩu của Công ty ngày cảng phải được chú trọng. Với những
kiến thức đã được trang bị ở trường đại học cùng thời gian thực tế tại Công ty. qua
bài viết này, tác giả đã cố gắng đưa ra những nét nổi bật và hạn chế trong nghiệp vụ
giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty. Từ đó đưa ra
một số kiến nghị với hy vọng phần nào lấp đầy được những thiếu sót chưa được
hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện công tác giao nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu
phục vụ sản xuất – gia công xuất khẩu tại Công ty.
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Vũ Hữu Tửu, 2007. Giáo trình: Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương. Trường
đại học Ngoại Thương: NXB Giáo Dục.
− TS. Huỳnh Minh Triết, 2011. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế. Trường
ĐH Ngoại Thương.
− Công ty cổ phần X20, 2002. Công ty 20 : 45 năm xây dựng và trưởng thành
(1957 – 2002). NXB Quân đội nhân dân
− Công ty cổ phần X20, 2010-2012. Báo cáo của phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu về kết quả hoạt động SXKD năm 2010-2012.
− Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu ( số liệu từ phần mềm quản lý ECUS –
EG4 của doanh nghiệp )
− Giới thiệu Doanh nghiệp,
< &
< />25

×