Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-TƯ DUY SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.85 KB, 19 trang )

Mở đầu
Có thể nói sáng tạo luôn đi kèm và là nguồn gốc của phát triển. Mọi phát minh,
mọi bước phát triển của con người đều là nhờ sự sáng tạo. Nhờ có sáng tạo mà con
người mới thoát khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên và thay đổi thiên nhiên theo ý
mình. Tâm lý học hiện đại đã kết luận:” Con người có tiềm năng sáng tạo to lớn và
vô tận”. Theo bộ lao động Mỹ, người lao động thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng mà theo
họ, kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất.
Vậy thế nào là tư duy sáng tạo? Tư duy sáng tạo quan trọng như thế nào và điều
kiện gì để có thể tư duy một cách sáng tạo?
Bài thuyết trình này sẽ làm rõ phần nào những câu hỏi trên và hy vọng sẽ có thể
cung cấp cho mọi người thông tin một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất có thể.
Trong bài viết không thể tránh được sai sót mong cô và các bạn chỉ rõ để bài viết
sau được tốt hơn.
1
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Mục lục 2
Chương 1: Khái niệm và đặc điểm của tư duy sáng tạo 3
1.1. Thế nào là tư duy sáng tạo 3
1.2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo 3
1.3. Điều kiện để sáng tạo 4
Chương 2: Lợi ích và tầm quan trọng của tư duy sáng tạo 5
2.1. Sáng tạo với cá nhân 5
2.2. Sáng tạo và sự phát triển 6
Chương 3: Các phương pháp tư duy sáng tạo 9
3.1. 6 chiếc mũ tư duy 9
3.2. SWOT 12
3.2.1. Làm quen với SWOT 12
3.2.2 Cá
ch dung kỹ thuật SWOT 13


3.2.3 Tư
duy linh hoạt với SWOT 14
3.3 Ph
ương pháp tư duy 5WH1 15
3.4 Kỹ
thuật BRAINSTORMING 17
Lời kết 19
Tài liệu tham khảo 20

2
CHƯƠNG 1: Khái niệm, đặc điểm và điều kiện của tư duy sáng tạo.
1.1. Thế nào là tư duy sáng tạo?
- Tư duy là quá trình vận động của não. Là đỉnh cao của suy nghĩ, nhận thức, phản
ánh các thuộc tính, bản chất, tìm ra các mối quan hệ, quan hệ có tính quy luật của
sự vật hiện tượng.
- Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần
mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản
phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng hai yêu cầu: Có tính mới và có giá trị hơn so
với sản phẩm cũ.
- Vậy, tư duy sáng tạo là một chủ đề nhằm tìm ra các biện pháp, các phương pháp
thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một
cá nhân hay tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Hoặc có
thể hiểu ngắn gọn tư duy sáng tạo là những hoạt động tư duy mang tính đổi mới, tức
là tính khác lạ, mới mẻ.
1.2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo:
- Đặc điểm lớn nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ.
Chẳng hạn trước đây người ta cho rằng Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất. Thế
nhưng căn cứ vào thực nghiệm và kết quả quan sát thiên văn, Copernic đã dũng
cảm đề xuất “ Thuyết Nhật Tâm ”. Cho rằng, Mặt Trời là trung tâm của Thái Dương
hệ. Trái Đất cũng như các hành tinh khác đều quay xung quanh Mặt Trời. Độc lập

suy nghĩ, dám tìm cái mới, đó là những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong
hoạt động tư duy sáng tạo.
- Một đặc điểm quan trọng khác của tư duy sáng tạo là tính khuếch tán. Chẳng hạn,
khi yêu cầu kể ra các vật hình tròn. Nói chung khi kể, người bình thường chỉ giới
3
hạn ở những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như bát đĩa, cốc chén…những
người tư duy sáng tạo không những kể các vật hình tròn, hình cầu, mà còn kể cả
bánh ô tô, các khí quản cơ thề người, trứng động vật, lớn thì Mặt Trời, Trái Đất,
Mặt Trăng, nhỏ thì các tế bào, nguyên tử…Các bạn thấy đấy, tư duy của họ có thể
khuếch tán rộng tới mức nào. Mức độ khuếch tán của tư duy có thể xem là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ tư duy sáng tạo cao hay thấp.
- Tư duy sáng tạo còn có một đặc tính nữa là tính độc đáo, tức là khi suy nghĩ vấn đề
thường không dập khuôn theo những quy tắc hoặc tri thức thông thường, biết giải
quyết vấn đề một cách linh hoạt, ứng biến. Tính độc đáo của tư duy đòi hỏi chúng ta
khi suy nghĩ phải cố hết sức thoát khỏi những khuôn mẫu suy nghĩ cũ kỹ, biết xem
xét vấn đề từ cách nhìn mới mẻ.
- Ngoài những điểm trình bày trên, muốn cho tư duy của mình mang tính sáng tạo,
còn cần phải có tinh thần nhẫn nại, cần cù, xả thân vì công việc. Mặc dù tính sáng
tạo của tư duy được xây dựng trên mặt bằng trí lực tương đối cao, nhưng không
phải tất cả những người có trình độ trí lực cao đều có tính sáng tạo. Bởi vì tính sáng
tạo còn gắn chặt với những phẩm chất nhân cách của mỗi người. Những người sáng
tạo đều có tấm lòng nhân ái, có quyết tâm cao, tinh thần bất khuất, không sợ thất
bại, có
bnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
nnnnnnnnnnnnnnnnnnóc quan sát tinh tế, suy nghĩ độc lập, tinh thần quên mình vì
lý tưởng.
2 cx
1.3. Điều kiện để sáng tạo:
4
- Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điều kiện

đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện. Có thể kể đến một số điều kiện sau:
+ Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề.
+ Có sự tự tin nội tại.
+ Có ý chí và sự nỗ lực.
+ Biết hoài nghi và không vâng lời.
+ Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”.
+ Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo.
Chương 2: Lợi ích và tầm quan trọng của tư duy sáng tạo.
2.1. Sáng tạo với cá nhân:
- Tư duy sáng tạo là khả năng bạn có thể đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả.
Trong việc học hành của chúng ta, nếu có tư duy sáng tạo, bạn sẽ có khả năng đạt
được điểm cao trong mọi môn học. Trong việc xây dựng mối quan hệ với bạn bè,
với tư duy sáng tạo bạn được yêu mến bởi mọi thầy cô và bạn bè. Khi ra trường đi
kinh doanh, với tư duy sáng tạo bạn sẽ phát triển nghề nghiệp và con đường vinh
quang chào đón bạn. Với tư suy sáng tạo, bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm đủ tiền cho
5
việc học hành và thậm chí bạn có thể làm giàu ngay khi bạn còn đang là sinh viên.
Theo bộ lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà theo họ,
kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất.
- Sáng tạo mang đến cho con người lợi ích:
+ Được tự do làm điều mình thích.
+ Thấy điều người khác không thấy hành động theo nó.
+ Năng lượng được gia tăng khi bạn theo đuổi một công việc với niềm đam mê dường
như dâng trào từ bên trong.
+ Thích thú với công việc đang làm của mình mà không biết thời gian qua đi.
+ Tin tưởng rằng dù bạn làm gì hay là người khác nghĩ gì, thì bạn cũng thực sự có khả
năng làm điều đó.
+ Liên kết với những người có tài năng hoặc sở thích tương tự.
2.2. Sáng tạo và sự phát triển:
- Sự phát triển của con người luôn đi kèm với sáng tạo. Mọi phát minh, mọi thành

công của con người đều là nhờ sự sáng tạo. Một trong những sáng tạo lớn là việc
dùng lửa để giữ ấm và làm chín thức ăn.Đây là bước tiến quan trọng để đưa con
người tiến bộ và làm chủ thiên nhiên.
- Với xã hội hiện đại, sáng tạo cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sáng tạo là một
xu hướng trong hoạt động kinh doanh toàn cầu, trong đó khả năng sinh lời của tiền
vốn, máy móc hay cơ bắp là hữu hạn, nhưng giá trị của trí tuệ, sáng tạo là vô cùng
to lớn, góp phần tạo sự đột phá và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tâm lý học hiện đại đã kết luận:" Con người có tiềm năng sáng tạo to lớn
và vô tận ".
- Một ví dụ rõ ràng nhất cho sự thành công nhờ sự sáng tạo đó là tập đoàn apple với
khẩu hiệu "Think Different "Ngay từ những ngày đầu của apple, những đột biến đã
xuất hiện. Một chiếc máy tính cá nhân bỗng nhiên không còn là chiếc máy tính cá
nhân nữa khi mẫu Macintonsh đầu tiên được tung ra thị trường năm 1984. Động
thái này thậm chí đã phân cách thị trường máy tính truyền thông một cách rõ rệt khi
những chiếc Mác tự xếp mình vào dòng sản phẩm dành cho những người dùng đặc
biệt sáng tạo, không phải dành cho các doanh nghiệp truyền thống. Cơn sốt Mac
6
thậm chí còn kéo dài nhiều năm sau đó và không ít người dùng tự coi mình thuộc
một đẳng cấp khác mà Steve Jobs là lãnh tụ tinh thần không thể thay thế. Mặc dù
vậy, xu hướng này đã dần trở nên nhẹ nhàng và phổ biến hơn. Những chiếc máy
Mac đang ngày càng hoàn thiện với người dùng hơn.Không ngủ quên trong chiến
thắng, apple liên tục cho ra mắt những sản phẩm Ipod, iphone, ipad mang lại
thành công rực rỡ với cùng kịch bản "nghĩ khác đi" giống với Mặc cách đó gần 30
năm.Vì vậy, có thể thấy sự sáng tạo đã trở thành biểu tượng đặc trưng gắn liền với
tên tuổi Apple và CEO Steve Jobs của hãng.
- Một ví dụ khác đó là nhìn vào sự phát triển của trung quốc. Chúng ta có thể dễ dàng
nhìn thấy những bài báo về " sức mạnh " không thể cưỡng lại của Trung Quốc, Về
khả năng GDP Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành "nền kinh tế lớn nhất thế giới ", về
sự thống trị tất yếu của Trung Quốc đối với thế giới thế kỷ 21 Tuy nhiên cùng lúc,
người ta gần như không bao giờ thấy những bài báo viết về cống hiến khoa học cho

thế giới của Trung Quốc, về những tư duy có thể định hình thế giới tương lai, về
những phát kiến có thể làm thay đổi diện mạo toàn cầu Ngày 14/8/2013, Global
Times đã tung ra bài xã luận với ý rằng chưa bao giờ bằng lúc này, Trung Quốc cần
tinh thần sáng tạo đến như vậy." Nếu Trung Quốc không dám sáng tạo hoặc lười
sáng tạo, chẳng có cách nào để Trung Quốc đứng ở tuyến đầu về phát triển kỹ thuật
và kinh tế toàn cầu.Theo đó mà nói thì sự phục hưng của đất nước sẽ chỉ là giả
tạo" . Sự "sáng tạo " nổi tiếng của họ vẫn là cách thức và chiêu trò ăn cắp, với thiên
hình vạn trạng, từ việc ăn cắp tên người nổi tiếng đến mẫu mã thiết kế. Sự giàu có
và lớn mạnh của Trung Quốc, đến thời điểm này, vẫn nhờ chủ yếu vào xuất khẩu
những sản phẩm "made in china", nhưng với chất xám người khác." Nội lực sáng
tạo" của họ hoàn toàn chưa đủ mạnh để giúp họ trở thành siêu cường toàn dien. Họ
cần sự sáng tạo để có thể thoát "kiếp làm thuê" mới hy vọng trở thành cường quốc
số 1 thế giới như họ mong đợi.
7
- Có 1 ngành công nghiệp mang tên công nghiệp sáng tạo (CNST). CNST là tên gọi
những ngành công nghiệp mới xuất hiện trong thế kỷ 20, tuy những ý tưởng ban
đầu về lĩnh vực công nghiệp này bắt đầu từ khung thống kê dành cho các hoạt động
văn hóa bắt đầu từ những năm 1986. Theo định nghĩa của UNESCO, công nghiệp
sáng tạo bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và
nghệ thuật. Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá
nhân có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí
tuệ. Tại Anh, công nghiệp sáng tạo được định nghĩa bao gồm 13 lĩnh vực trong số
đó có cả cho thủ công mỹ nghệ truyền thống, âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật biểu
diễn, quảng cáo và kiến trúc.Năm 2008 ,CNST đã đóng góp 3.4 vào GDP toàn cầu
và tăng dần qua các năm. Năm 2012, CNST đã đóng góp 7% vào GDP toàn cầu, ở
Anh là 8,6 còn ở Brazil chiếm khoảng 6,7% vào GDP.
Chương 3: Các phương pháp tư duy sáng tạo
3.1. 6 chiếc mũ tư duy:
- Dùng 6 chiếc mũ đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều
hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu mà màu này chỉ đại diện cho

duy nhất một dạng thức duy nhất của suy nghĩ.
- Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội
mũ màu gì.
- Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá
nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ tác dụng định hướng
suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi. Lưu ý rằng, 6
chiếc mũ này chỉ là một cách thức đặc trưng, không cần có 6 chiếc mũ thật khi tiến
8
hành kỹ thuật này. ý nghĩa của 6 chiếc mũ với 6 màu khác nhau này được trình bày
bên dưới :
- Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta
tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng , chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin ,
dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết , tập trung trên thông tin rút ra
được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
+ Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
+ Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
- Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp.
Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm
xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về
vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các đều buộc phát đó, không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
+ Trực giác của tôi mách bảo gì về vấn đề này?
+ Tôi thích hay không thích vấn đề này?
- Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích.
Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có
logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
Một số câu hỏi có thể sử dung:

+ Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
+ Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
+ Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
- Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn, người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến
các điểm yếu , các lỗi sự bất hợp lý , sự thất bại , sự phản đối , trần trừ , thái độ bi
quan . Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra các điễm yếu trong quá trình suy nghĩ
của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho sự thận trọng, nó chỉ ra các lỗi, các điễm
9
cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cải. Chiếc nón
đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được
các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dung:
+ Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
+ Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
+ Những nguy cơ nào đang tìm ẩn?
- Mũ xanh lá cây: hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nẩy mầm, sự đâm trồi, sự
phát triển. Chiếc nón xanh lá tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn
đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
+ Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp náy?
+ Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
- Mũ xanh da trời: hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Chiếc
nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc
nón khác – tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiễm soát tiến trình tư duy. Đây là
chiếc nón của người lảnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. vai trò của người đội nón
xanh da trời là :
+ Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận của nhóm (chúng ta ngồi ở đây để làm
gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
+ Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong buổi thảo luận, người đội nón xanh da

trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “tại một thời điễm nhất định, mọi người
phải đội mũ cùng màu”.
+ Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắc, kết luân và ra kế hoạch (chúng ta đã
được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta
có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
10
3.2. SWOT:
Nhiều lần trong cuộc sống, chắc bạn từng lúng túng khi đứng trước các vấn đề đang
đối mặt. Bạn muốn hiểu rõ vấn đề, muốn có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những
điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết
định sáng suốt nhất. Vậy bạn có thể thử sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT
3.2.1. Làm quen với SWOT:
- Chữ swot viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau:
+ Strengths: các điểm mạnh
+ Sweaknesses: các điểm yếu
+ Opportunities: các cơ hội
+ Threats: các đe dọa, mối nguy.
 Strengths- Các điểm mạnh: đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ
chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng
(helpful) của đối tượng đang xem xét.
 tổ chức của chúng ta có những ưu điểm nào?
 chúng ta làm công việc nào có kết quả mỹ mãn nhất?
 cá tính và nhân cách của tôi có những nổi trội gì so với người khác?
 kiến thức nền tảng của tôi được xây dựng theo con đường nào mà người khác không
có?
 Sweaknesses- các điểm yếu: đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các
yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. đây cũng là thuộc tính ở bên trong (internal)
và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét.
 Yếu tố nào dẫn đến sự thất bại của tổ chức?
 Chúng ta yếu ở những điểm nào?

 Bản thân tôi có những khuyết điểm gì?
 Những yếu tố nào chúng ta có thể cải thiện?
 opportunities-các cơ hội: đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá
nhân hoặc tổ chức. đây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho
cá nhân hoặc tổ chức đang xem xét.
 Chủ trương sắp tới của Nhà nước sẽ đem lại lợi thế gì cho tổ chức chúng ta?
 Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp ích gì cho tổ chức hay không?
 Xu hướng kinh tế thị trường nào mà chúng ta nhìn thấy được?
11
Các cơ hội thường đến từ sự thay đổi chính sách của cấp quản lý, sự thay đổi về
công nghệ, phương pháp, sự thay đổi về lối sống, thói quen tiêu dùng, thị trường,…
bạn hay tổ chức của bạn hãy mở to mắt để quan sát, mở rộng tai để lắng nghe và
dùng trí tưởng tượng của mình cùng các dữ liệu thu thập được để hình dung và dự
đoán các cơ hội đang đến.
 Threats-các mối nguy: đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá
nhân hoặc tổ chức của bạn phải đối mặt.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này liệu có ảnh hưởng đến doanh nghiệp của
mình?
 Các công ti mới mở bên cạnh có ảnh hưởng đến công ti ta không?
 Đường xá xuống cấp và kẹt xe có ảnh hưởng đến phát triển của công ti không?
3.2.2. Cách dùng kỹ thuật SWOT:
- Kỹ thuật phân tích SWOT được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh để phân
tích tình hình công ty, nghiên cứu về các đối thủ,…tuy nhiên,ngày nay kỹ thuật này
cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như giáo dục, phát triển cá nhân,

- SWOT có thể dùng cho cá nhân, tổ chức hay trong hoạt động nhóm. Chúng ta có
thể dùng giấy viết hoặc bảng. Một cách dùng khác là sử dụng các tờ giấy dính để
phát cho các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ viết các thông tin mình biết
vào tờ giấy rồi đính lên bảng.
- Trong việc biên soạn và hình thành Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục 2009-

2020, Bộ GD&ĐT của chúng ta cũng từng sử dụng kỹ thuật này. Đây là một kỹ thuật
đơn giản và dễ hướng dẫn, các giáo viên có thể nhanh chóng giới thiệu cho các em
học sinh của mình để các em biết cách sử dụng.
3.2.3. TƯ DUY LINH HOẠT VỚI SWOT:
- Sau khi đã nắm vững kỹ thuật phân tích này, chúng ta cần quay lại để nhìn ra một
tầm nhìn mới trong kỹ thuật SWOT. Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất thiết là một sự phân chia cứng nhắc.
Chúng ta không nên có một cái nhìn cứng nhắc về Cơ hội và Mối nguy. Vì “cơ hội
12
có thể chuyển thành mối nguy”, và ngược lại “mối nguy có thể chuyển thành cơ hội”
đúng như cụm từ “nguy cơ” (trong Nguy hiểm có Cơ hội).
- Ví dụ :
+ Trước nguy cơ học sinh của trường có kết quả thi kém, chúng ta có cơ
hội nhìn lại những lý do tồn tại và các phương hướng cải thiện cho tương lai.
+ Trước cơ hội mở rộng nhà trường về mặt nhân sự, tổ chức, cơ sở vật
chất, có thể chúng ta sẽ đối mặt với các mối nguy về tài chính, bộ máy nhân
sự thêm cồng kềnh, công việc phân chia không rõ ràng và chồng chéo.
+ Trong nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều
công ty đã tìm thấy cơ hội để tổ chức lại bộ máy, tìm kiếm các thị trường mới

+ Do đó, giữa Nguy và Cơ luôn là một quá trình, một sự chuyển biến qua
lại, chúng ta hoặc tổ chức của chúng ta phải nhìn thấy được điều đó để tìm
kiếm một sự cân bằng hoặc chấp nhận các thách thức khi đưa ra quyết định.
+ Cuộc sống chứa đựng một sự vận động không ngừng và con người
phải vận động khéo léo theo dòng chạy ấy với một tư duy linh hoạt và tầm
nhìn sắc sảo để không rơi vào bất cứ thái cực nào.
3.3. PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY 5WH1:
- Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc bắt tay vào làm bất kỳ 1 công việc gì, chúng ta
thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, cần
phải tạo lập một logic và tại sao chúng ta phải làm điều này? Nó có ích lợi gì hay

không? Để giải quyết vấn đề đó chúng ta có thể tự đặt ra cho mình những câu hỏi
như sau:
+ WHAT?(cái gì)
+ WHERE?(ở đâu)
+ WHEN?(khi nào)
+ WHY?(tại sao)
+ WHO?(ai)
+ HOW?(như thế nào)
- Như vậy, khi trình bày hoặc làm một dự án chúng ta phải bắt đầu từ việc đặt ra câu
hỏi:
13
 WHAT?(cái gì)
 Cái đó là gì?
 Nó đề cập tới vấn đề gì?
 Kế tiếp sự kiện này thì cái gì khác sẽ xảy ra?
 Bài học này trình bày vấn đề gì?
 Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?
 WHERE?(ở đâu)
 Vấn đề trình bày nằm trong lỉnh vực nào?
 Các sự kiện xảy ra ở địa điểm nào?
 Các vấn đề này còn liên quan đến các lỉnh vực nào khác?
 Vấn đề này sẽ được trình bày ở đâu?
 WHEN?(khi nào)
 Sự kiện này xảy ra khi nào?
 Vấn đề này trước đây đã có ai nghiên cứu chưa? Khi nào?
 Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
 Khi nào mình sẽ trình bày vấn đề này?
 Các bước nghiên cứu sẽ được thực hiện theo thời gian nào? Hoặc phải kết thúc từng
bước khi nào?
 WHY?(tại sao)

 Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
 Tại sao chúng ta lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
 Tại sao không được diển ra theo đúng dự kiến?
 HOW?(như thế nào)
 Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
 Ta sẽ cho hoạt động như thế nào?
 Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu?(how much)
 Các sự kiện được kết nối như thế nào?
 Phong cách nên tạo lập như thế nào?
 WHO?(ai)
 Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
 Ai phụ trách?
 Bài trình bày dành cho đối tượng nào?
 Ai sẽ được hưởng lợi khi nó được tiến hành?còn ai khác không?(who else)
14
- Công cụ 5W1H thoạt nhìn thì rất đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả khi chúng ta sử
dụng nó. Khi chúng ta đặt câu hỏi và tự trả lời được tức là chúng ta đã hiểu vấn đề
đó và việc trả lời câu hỏi cũng tức là đang tùng bước giải quyết vấn đề.
3.4. Kỹ thuật BRAINSTORMING:
- Đơn giản đây là phương pháp giúp cho não của bạn hoạt động một cách hiệu quả và
sáng tạo nhất. Nó không chỉ dành riêng cho những họa sĩ bậc thầy mà còn có thể sử
dụng bởi tất cả mọi đối tượng, những người cần tới sự sáng tạo, tìm kiếm cái mới
cho dù là họa sĩ, kỹ sư hay một chuyên gia kinh tế.
- Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa 1 người với mọi người xung quanh? Đó là cách
mà bạn đưa ra một ý tưởng hay và khác biệt, vượt qua được tất cả các ý tưởng khác
trong cùng một tập thể.không bị trùng lặp hay sao chép từ người khác, khi đó bạn sẽ
có rất nhiều cơ hội để có thể so sánh và lưa chọn để chọn ra ý tưởng tối ưu nhất.
- Hãy viết bất cứ thứ gì trong đầu bạn ra mặt giấy, không cần phải suy nghỉ nó có là ý
tưởng tốt hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh cứ việc vẽ ra nếu bạn thích,
nhưng phác họa thật nhanh chóng, nếu phát hiện mình sai cũng chẳng cần quay lai

để sửa chửa. Hãy để suy nghỉ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ đến một thứ mà
hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó.
- Khi bắt đầu Brainstorming,bạn hãy chú ý đến những kỹ thuật sau:
+ Quan sát những điều mới mẻ:
Khi đứng trước một đồ vật lạ lùng, câu hỏi đầu tiên của bạn sẽ là chính xác đây là
cái gì? Nó có công dụng gì và dùng ra sao? Chính sự phán đoán này dẫn tới những
ý tưởng thú vị ngay cả khi những phán đoán đó hoàn toàn không đúng với thực tế.
VD: bạn có trong tay một hộp quà hãy khoan mở nó để lấy thứ bên trong mà hãy
quan sát thật kỹ tới hộp đựng, giấy gói, nơ, hoa văn trên giấy được kết dính ra sao?
+ Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch.
Cố gắng khai thác sự đối nghịch với ý tưởng đang có sẽ giúp ta có 2 ý tưởng
hoàn toàn khác nhau
15
VD: tại sao lại xây 1 ngôi nhà nhiều góc cạnh mà không xây 1 ngôi nhà tròn.1 cái
điện thoại được thu nhỏ hết cở sẽ như thế nào? có thể ghép dưới da.
+ Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi brainstorming
Việc liệt kê các ý tưởng 1 cách lan tràn sẽ dể dẫn tới đi qua xa vấn đề cần giải
quyết nếu bạn không đặt ra 1 hàng rào giới hạn nó và thực hiện theo. Giới hạn hợp
lí giúp bạn tập trung vấn đề và kiếm thật nhiều ý tương hửu dụng mà không mất quá
nhiều thời gian. Nhưng nếu giới han quá nhỏ có thể sẽ giới hạn luồng suy nghỉ của
bạn.

16
17
Lời kết
Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi người chúng ta trong
cuộc sống vì chính nó sẽ đáp ứng những thách thức luôn xảy ra. Tư duy sáng tạo là
thanh công cụ cực kỳ quan trọng để mỗi người dù ở vị trí nào, đẳng cấp nào cũng có
thể vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những giải pháp mới
mẻ. Đó không chỉ là yêu cầu của cuộc sống mà còn là những phương pháp để bạn

chinh phục những khó khăn của cuộc đời.
Chúc các bạn thành công trên bước đường tương lai đang rộng mở.
18
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kỹ năng mềm
2. Một số tài liệu trên wed như: tailieu.vn, luanvan.vn…
19

×