Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty transimex sài gòn – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.92 KB, 48 trang )

Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt
bậc, thêm vào đó là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO đã mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các
doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp logistics nói riêng.
Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập WTO, năm 2011, Việt Nam chính thức mở
cửa thị trường logistic, theo đó các công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100%
vốn nước ngoài đượcphép hoạt động bình đẳng tại nước ta, điều này cũng có
nghĩa là miếng bánh sẽ bị chia nhỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bước vào
sân chơi toàn cầu, là cơ hội hay thách thức hoàn toàn phụ thuộc vào chính các
doanh nghiệp, vì vậylàm thế nào để đứng vững và phát triển trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị.
Transimex – Saigon là doanh nghiệp nằm trong top 3 doanh nghiệp hàng
đầu hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam (đứng sau Gemadept và
Vinatrans). Để duy trì và nâng cao vị thế của mình, Transimex – Sài Gòn
không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và áp lực cạnh tranh của việc mở cửa thị trường
logistics đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong hoàn cảnh đó, việc nâng cao và phát triển dịch vụ logistics trở thành
vấn đề cấp thiết và nóng bỏng không chỉ đối với tổng công ty mà còn với từng
chi nhánh. Chính vì vậy em chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển
dịch vụ logistics tại công ty Transimex Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội” nhằm
giải quyết một phần bài toán trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng
đầu Việt Nam của công ty.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
1


Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh doanh
dịch vụ logistics của công ty Transimex - Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics tại
công ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
+ Về thời gian:Từ năm 2007 đến năm 2010 và kế hoạch đến năm 2015.
3. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của chuyên đề
thực tập được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Khái quát về công ty Transimex-Sài gòn Chi nhánh Hà Nội
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty
Transimex – Saigon Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ Logistics tại công
ty Transimex – Saigon Chi nhánh Hà Nội.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
2
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Chương I: Khái quát về công ty Transimex-Sài gòn
Chi nhánh Hà Nội.
1.1 Giới thiệu về công ty Transimex Sài gòn chi nhánh Hà Nội.
1.1.1. Đôi nét về công ty Transimex Sài Gòn.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN GIAO NHẬN NGOẠI
THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH.
Tên giao dịch: TRANSIMEX – SAIGON.
Trụ sở chính: Lầu 9 – 10, TMS Buiding, 172 Hai Bà Trưng, Phường
ĐaKao, Quận I, TP. Hồ Chí Minh.
Website: www.transimexsaigon.com.

Được thành lập vào năm 1983, trải qua 26 năm hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm 10 -12 %, Transimex Sài Gòn đã dần khẳng định được
uy tín của mình trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam và nằm trong top 3
doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam
(đứng sau Gemadept và Vinatrans). Công ty có mạng lưới chi nhánh, văn
phòng đại diện ở các khu vực và cảng biển quan trọng của Việt Nam (Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…), mạng lưới toàn cầu phục vụ
quá trình giao nhận quốc tế, ICD TRANSIMEX, Với mô hình dịch vụ
logistics được tổ chức khép kín cùng đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên
nghiệp, có kinh nghiệm, công ty luôn đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và cung cấp cho khách hàng những dịch
vụ hoàn hảo.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Transimex – Saigon Chi
nhánh Hà Nội: Tháng 6/1992, để mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu thị
trường, Transimex Sài Gòn đã thành lập chi nhánh Hà Nội nhằm thực hiện
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
3
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
các hoạt động kinh doanh tại Hà Nội vàcác tỉnh phía Bắc.
Tên giao dịch: TRANSIMEX SAIGON – HANOI BRANCH
Tên viết tắt: TMS - HN
Địa chỉ: P1401, toà nhà 17T4, đường Hoàng Đạo Thuý, quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 84 - 4 - 6251 12222
Sau 18 năm kể từ khi được thành lập, chi nhánh Hà Nội đã đạt được
những thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự lớn mạnh của tổng công ty.
Dưới sự chỉ đạo của tổng công ty, Chi nhánh Hà Nội đã phối hợp với các chi
nhánh khác thực hiện các hợp đồng lớn, tạo nên một hệ thống hoạt động có

hiệu quả từ Bắc vào Nam. Chi nhánh Hà Nội đã tìm kiếm được nhiều khách
hàng mới trong phạm vi phía Bắc, góp phần mở rộng quy mô và tăng danh
tiếng của tổng công ty. Chi nhánh Hà Nội cũng đã góp một khoản lợi nhuận
không nhỏ cho công ty mỗi năm, trở thành một bộ phận quan trọng trong bộ
máy hoạt động của tổng công ty.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Transimex-Sài Gòn
chi nhánh Hà Nội
Với mô hình dịch vụ logistics được tổ chức khép kín cùng đội ngũ nhân
viên giao nhận chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, công ty Transimex-Sài Gòn
chi nhánh Hà Nội luôn đáp ứng yêu cầu của thị trường giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Hiện nay
lĩnh vực hoạt động chính của công ty bào gồm:
- Dịch vụ đại lý giao nhận hàng quốc tế và đại lý chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu.
- Dịch vụ kinh doanh kho bãi, bảo quản hàng hóa, đóng gói, kẻ ký mã
hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa với các loại hình: kho ngoại quan,
kho thu gom đóng gói và phát hàng lẻ CFS ( container freight station), để
thông quan nội địa ICD
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
4
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa, dịch vụ thủ tục hải quan.
- Giao nhận và vận chuyển hàng hóa công cộng.
- Giao nhận hàng triển lãm, hội chợ quốc tế.
Được sự hỗ trợ của tổng công ty cũng như mối quan hệ hợp tác gắn bó
của hãng tàu, hãng Forwarder quốc tế, Chi nhánh Hà Nội đã tạo được cơ sở
vật chất về phương tiện vận chuyển, đóng gói và đội ngũ cán bộ có trình độ,
kinh nghiệm và uy tín, có khả năng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ giao
nhận có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng tín nhiệm sử dụng.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong
côngty của công ty Transimex-Saigon chi nhánh Hà Nội.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty:
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Giám đốc chi nhánh: chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc thực hiện và báo
cáo các công tác như : chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động
kinh doanh của chi nhánh Hà Nội, chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế
toán của Chi nhánh Hà Nội, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Hà Nội, xem xét và quyết định các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi cho phép
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
5
Giám đốc chi nhánh
Bộ phận
Hành chính-
Kế toán
Bộ phận
Forwarding
Bộ phận
Logistics
Bộ phận
Project
Bộ phận
Sale/Marketing
1. Phó giám đốc chi nhánh
( Phụ trách hoạt động kinh
doanh)
2. Phó giám đốc chi nhánh
( Phụ trách về tài chính và
sales/marketing)

Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
của Chi nhánh Hà Nội, thiết lập nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các bộ
phận chi nhánh Hà Nội.
- Phó giám đốc chi nhánh: giúp giám đốc chi nhánh trong công tác quản
lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thay mặt giám
đốc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh khi giám
đốc đi vắng, là đại diện lãnh đạo về chất lượng tại chi nhánh. Chi nhánh có
hai phó giám đốc chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực khác nhau: Một phó giám
đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp quản lý ba bộ phận
là forwarding, logistics, và project. Và một phó giám đốc phụ trách các vấn đề
về tài chính, thị trường, khách hàng của công ty, trực tiếp quản lý bộ phận
hành chính kế toán và bộ phận sales/marketing.
- Bộ phận forwarding với nhiệm vụ giao tiếp với khách hàng, khai báo
giấy tờ hải quan, chuẩn bị chứng từ liên quan đến thủ tục hàng xuất đường
biển và đường hàng không .
- Bộ phận logistics với nhiệm vụ trực tiếp làm công tác tại hiện trường
hàng xuất nhập khẩu đường biển và đường hàng không (nhận hàng, kiểm tra,
vận tải, lưu kho, khai báo hải quan, phân phối, quản lý ), làm báo giá, hợp
đồng góp phần chuyên môn hoá nghiệp vụ giao nhận của chi nhánh.
- Bộ phận Sale / Marketing: Đầu năm 2009, ban lãnh đạo công ty thông
qua quyết định tách phòng sale/marketing thành một bộ phận riêng biệt hoạt
động độc lập với phòng forwarding và phòng logistics, bộ phận này chịu trách
nhiệm trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đưa ra các
chiến lược để tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, khách hàng.
- Bộ phận Project với nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các dự án của công ty,
thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ: lắp đặt, di rời máy móc thiết
bị, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án, công trình moving văn phòng.
- Bộ phận Hành chính – kế toán: Cập nhật, lưu trữ, bảo quản công văn, hồ
sơ cán bộ, công nhân viên theo phần mềm, lên lịch công tác tuần. Theo dõi
Lê Thị Huyền My – Lớp

QTMBK10
6
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
ngày cấp và lập bảng lương CB - CNV, các chế độ BHXH, BHYT theo quy
định. Theo dõi, sử dụng và quản lý phần mềm kế toán. Lập các chứng từ thu -
chi phát sinh hàng ngày theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Tổng hợp, báo cáo
theo dự toán thu chi, sắp xếp, lưu giữ vào bảo quản các chứng từ, sổ sách kế
toán. Trực tiếp làm công tác thanh toán đối nội và đối ngoại, theo dõi công nợ
và các đại lý.
1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
1.2.1 Đặc điểm của dịch vụ logistics công ty kinh doanh
+ Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh
chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống
Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của
con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao
nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của
hoạt động logistics nói chung. Đáp ứng nhu cầu đó công ty ngày càng cung
cấp các dịch vụ logistics tốt nhất tới các khách hàng.
Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn
với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp.
Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên
liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các
kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu
tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công
nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng, …đó là một quy trình khép kín do đó đòi hỏi
công ty Transimex – SaiGon phải có những yếu tố đầu vào hoạt động linh
hoạt để có thể vận hành tốt quy trình đó.
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ

sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
7
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
+ Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ
quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây
chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh
nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu
tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt
động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu
đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.
+ Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận,
vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát
triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận
truyền thống. Từ chỗ Công ty TMS – HN chỉ thay mặt khách hàng để thực
hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng,
tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho
đến kho (Door to Door). Từ chỗ Công ty đóng vai trò đại lý, người được ủy
thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với
khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Hiện nay, để
có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, Công ty phải quản lý một hệ thống đồng
bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh
doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc,
sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, …
+ Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác
suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký
nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ

giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Cách mạng
container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận
chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
8
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
phương thức. Công ty Transimex – Saigon là người kinh doanh vận tải đa
phương thức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển
hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải
duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế.
1.2.2 Đặc điểm về nguồn lực tài chính:
Nguồn vốn của Transimex Sài Gòn là vốn chủ sở hữu (do các cổ đông
đóng góp), chi nhánh Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc.
1.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực:
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải nói riêng, con người đóng vai trò chủ đạo, chất lượng dịch vụ
được đánh giá bằng mức độ hài lòng của khách hàng, sự hài lòng đó được
mang lại từ sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh chóng, chính xác với mức
giá phải chăng và nó hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Chính vì
thế, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố
quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo chi nhánh. Công ty luôn cố gắng phân bỏ
nguồn nhân lực hợp lý, khai thác tối đa chuyên môn và sở trường của từng
các nhân để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Bảng 1.1:Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh năm 2008:
( đơn vị tính: người)
Bảng 1.2: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh năm 2009
- 2010:( đơn vị tính: người)
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10

Phòng ban Số
lượng
Giới tính Trình độ
Nam Nữ ĐH CĐ Phổ thông
Đường hàng không 4 3 1 4 0 0
Đường biển 5 3 2 5 0 0
Project 7 6 1 2 5 0
Kế toán 3 1 2 3 0 0
Công nhân công trình 12 12 0 0 0 12
Tổng 31 25 6 14 5 12
9
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Đánh giá chung:
Từ hai bảng số liệu có thể thấy số lượng lao động thay đồi theo sự thay
đổi cơ cấu tổ chức từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008, công ty có tổng
cộng 31 người hoạt động ở năm phòng ban. Chất lượng lao động luôn được
công ty đề cao, ngoài 5 công nhân ở bộ phận projec có trình độ cao đẳng và
12 công nhân công trình lao động phổ thông, thì các nhân viên ở các bộ phận
còn lại có trình độ đại học trở lên. Cuối năm 2008 công ty đã tiến hành sắp
xếp lại cơ cấu tổ chức, từ hai bộ phận đường biển và bộ phận đường hàng
không phân bố thành bộ phận forwarding và bộ phận logistics, cơ cấu lao
động vì thế mà cũng thay đổi theo sự thay đổi của cơ cấu tổ chức. Năm 2009,
nhận thấy sự quan trọng trong công tác chăm sóc khách hàng và nghiên cứu
thị trường, công ty thành lập phòng Sales/Marketing, giúp mở rộng quy mô
của công ty.
Năm 2010, công ty có tổng 47 lao động, với 7 phòng ban. Ngoài bộ phận
project gồm 7 công nhân, 100% nhân viên ở các bộ phận còn lại đều có trình
độ đại học và trên đại học thuộc khối kinh tế, thành thạo nghiệp vụ giaonhận,
xuất nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành tốt, thành thạo
tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng liên quan đến nghiệp vụ. Với

đội ngũ nhân viên trẻ tuổi (độ tuổi trung bình là 28 tuổi), năng động , nhiệt
tình và đầy hoài bão cộng với sự điều hành sáng suốt, linh hoạt ban lãnh đạo
chi nhánh tạo nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và lớn mạnh của toàn bộ chi
nhánh. Công nhân công trình gồm 20 người trực tiếp thực hiện các dịch vụ
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
Phòng ban Số
lượng
Giới tính Trình độ
Nam Nữ ĐH CĐ Phổ thông
Forwarding 6 5 1 6 0 0
Logistics 6 6 0 6 0 0
Project 9 7 2 2 7 0
Sales/marketing 2 1 1 2 0 0
Hành chính kế toán 4 1 3 4 0 0
Công nhân công trình 20 20 0 0 0 20
Tổng 47 34 7 20 7 20
10
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
bao gói, lắp đặt, bốc vác hàng, vận chuyển làm việc rất nhiệt tình có trách
nhiệm. Trong trường hợp với những hợp đông lớn, khối lượng hàng lớn, số
lượng công nhân thiếu, công ty đứng ra thuê thêm công nhân để có thể thực
hiện hợp đồng trong thời gian nhanh nhất.
Ở mỗi phòng ban, trưởng phòng có nhiệm vụ nắm rõ năng lực của các cá
nhân, từ đó sắp xếp công việc theo thế mạnh của từng người để khai thác tối
đa hiệu quả công việc, đảm bảo nguyên tắc công việc không bị trùng lặp gây
lãng phí lao động đồng thời mạnh dạn cắt giảm những nhân sự ở những vị
tríkhông mang lại hiệu quả công việc. Chi nhánh cũng luôn tạo điều kiện cho
nhân viên tham gia các khoá đào tạo về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp kết hợp với đào tạo tại chỗ. Chi nhánh đã tổ chức

cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo như khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ
logistics – giao nhận kho vận do hiệp hội kho vận Việt Nam tổ chức hay
nghiệp vụ khai thuê hải quan do tổng cục hải quan tổ chức, quản trị mạng cơ
bản do phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức…góp phần nâng cao
chất lương đội ngũ nhân viên trong chi nhánh từ đó tránh được những sai xót
trong việc thực hiện các nghiệp vụ giao nhận, đẩy mạnh quá trình giao hàng
cho khách hàng góp phần tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng
đối với chi nhánh.
1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty:
Về phương tiện vận tải, Transimex nói chung và chi nhánh Hà Nội nói
riêng đều chưa có đội tàu phục vụ cho nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá, đây là
một đặc điểm bất lợi khiến chi nhánh chỉ có thể đảm nhận vai trò người giao
nhận, thiếu tính cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics có khả năng đảm
nhận cả trách nhiệm chuyên chở hàng hoá. Chi nhánh đã có sự đầu tư cần
thiết về phương tiện vận tải với đội xe tải đáp ứng được 70% nhu cầu chuyên
chở hàng hoá trong nước đối với các hợp đồng của chi nhánh, tuy nhiên, chi
nhánh vẫn còn phải thuê ngoài các thiết bị chuyên dụng như xe nâng, cần cẩu,
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
11
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
…cũng như văn phòng, kho bãi khiến giá cả dịch vụ thiếu tính cạnh tranh.
Mặc dù vậy, với quy mô và khối lượng giao nhận của chi nhánh hiện nay,
việc thuê ngoài thay cho đầu tư mua sắm những trang thiết bị có chi phí lớn là
hoàn toàn hợp lý. Trong tương lai, khi quy mô chi nhánh được mở rộng, chi
nhánh cần chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất hơn.
1.2.5 Đặc điểm chung về thị trường dịch vụ logistics:
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện
chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc

cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này.
Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung còn nghèo nàn, qui mô
nhỏ, bố trí bất hợp lý, chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có
những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng
biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá
trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược
trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại. Đường hàng không hiện nay
cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa
cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng
quốc tế. Các sân bay quốc tế như TSN, Nội Bài, Đà nẳng vẫn chưa có nhà ga
hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai
quan như các nước trong khu vực đang làm.
Cơ hội : Trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics)
sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15%
GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ
logistics lại càng lớn.Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng trưởng
trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó, ngành logistics lại thêm nhiều cơ hội
phát triển. Những năm gần đây, vận tải biển VN đang có những bước phát
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
12
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
triển vượt đáng kể. Hiện 90% hàng hóa XNK được vận chuyển bằng đường
biển. Đặc biệt, lĩnh vực vận chuyển container luôn đạt tốc độ tăng trưởng 2
chữ số trong những năm gần đây. Tổng khối lượng hàng qua các cảng biển
VN hiện nay vào khoảng 140 triệu tấn/năm .
Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều DN nước ngoài từ nơi khác
đến VN đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận
kho vận hoạt động hiệu quả.

Khó khăn: Theo cam kết gia nhập WTO , Việt Nam sẽ cho phép các công
ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại
Việt Nam. Điều này đặt DN Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt
trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh
không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía
khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các DN
logistic.
Các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk
Logistics, NYK Logistics , những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh
tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ đã và đang từng
bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Bên cạnh đó, một
trong những khó khăn không nhỏ cho ngành logistics của Việt Nam là nguồn
nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng . Theo ứơc tính của VIFFAS, nếu chỉ
tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khỏang 140 ) thì tổng số
khỏang 4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính
khỏang 4000-5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được
đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao
đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào
tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải.
1.3 Mối quan hệ của Công ty Transimex – SaiGon chi nhánh Hà Nội
với các nhà cung cấp.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
13
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Trong thực tế, việc xây dựng mối quan hệ tốt với hải quan mang lạirất
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, lãnh đạo và đội ngũ nhân viên chi nhánh Hà
Nội hiểu rất rõ điều này. Chính nhờ mối quan hệ tốt đẹp này mà các thủ
tục xuất nhập của công ty thường diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đẩy
nhanh quá trình giao hàng cho khách hàng đồng thời tiết kiệm được một

phần chi phí lưu kho.
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt
đẹp và lâu dài với các hãng tàu, hãng vận tải có uy tín, chất lượng từ đó luôn
có được sự phục vụ tốt nhất với mức cước ưu đãi.
Ngoài ra Cty TRANSIMEX-SAIGON là một trong những đại lý ưu tiên
hàng đầu của các hãng hàng không quốc tế như: Vietnam Airlines, Singapore
Airlines, Thai Airways,…. và có được những ưu đãi từ các hãng hàng không
rất nhiều như giá cả cạnh tranh, hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh
chóng, an toàn và đảm bảo. Đồng thời, chi nhánh cũng chú trọng và việc duy
trì tốt các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các hãng logistíc quốc tế như:
Prologistics, capital logistics, Shibusawa, NEC,…Hơn thế nữa, việc hoàn
thiện quy trình giao nhận xuất nhập khẩu ngày càng được tiến hành triệt để đã
tạo niềm tin cho khách hàng, khiến họ uỷ thác cho chi nhánh hầu hết các khâu
trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của mình, góp phần tăng doanh thu
cho toàn bộ chi nhánh nói chung và kinh doanh giao nhận vận tải hàng không
nói riêng
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
14
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
1.4 Quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ logistics ( một trong các
dịch vụ của công ty )
Sơ đồ 2: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu:
Hành độngNgười thực hiệnNơi thực hiện
Không phù hợp
Phù hợp
Nguồn: Tác giả tự tổng kết
Quy trình gồm 3 bước:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ:
Đối với hàng hóa xuất/nhập ra/vào Việt Nam, các chứng từ giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan ( theo mẫu hiện hành):1 bộ ( 3 tờ).
+ Hợp đồng mua bán ( hoặc giấy tờ có giá trị như hợp đồng): 1 bản chính
và một bản copy.
+ B/L, Invoice, P/L (packing list – phiếu đóng gói): 1 bản chính và 2 bản
copy.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
15
Tập hợp chứng từ khách
hàng giao
Bước 1: Kiểm tra chứng
từ
Bước 2: Hoàn chỉnh bộ
hồ sơ chứng từ cần thiết
Bước 3:Giao công tác
thực hiện tại hiện trường
Nhân viên chứng từ
Nhân viên phòng
Forwarding
Nhân viên phòng
Forwarding
Nhân viên phòng
logistics
VP hải quan
Vp chi nhánh
VP chi nhánh
Tại hiện trường
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
+ Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu: 2 bản chính.

+ Giấy phép xuất nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1
bản sao y.
+ Giấy phép chuyên ngành ( an toàn lao động, bộ y tế,…): 1 bản chính.
+ C/O, C/A ( Bảng phân tích thành phẩm): 1 bản sao y.
+ Các chứng từ cần thiết khác ( nếu cần).
Bước 2: Hoàn chỉnh bộ hồ sơ cần thiết
Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu không phù hợp thì phải tập hợp lại chứng từ
khách hàng giao, để sửa lại. Nếu phù hợp, thì thực hiện bước tiếp theo đó là hoàn
chỉnh bộ hồ sơ cần thiết để thực hiện tiếp bước 3 là giao công tác hiện trường.
Bước 3: Giao công tác hiện trường:
Đối với hàng xuất khẩu:
- Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn
của người gửi hàng. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu
và bao gồm những nội dung sau: tên và địa chỉ của người gửi hàng, nơi hàng
đến và tuyến đường vận chuyển, số kiện, trọng lượng,đặc điểm và số lượng
hàng hóa, giá trị hàng, phương pháp thánh toán cước phí, ký mã hiệu hang
hóa, liệt kê các chứng từ gửi kèm.
- Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận
hàng của người giao nhận( FCR – forwarders certificate of receipt). FCR gồm
: tên, địa chỉ của người ủy thác, tên địa chỉ của người nhận hàng, ký mã hiệu
và số hiệu hàng hóa, số lượng kiện và cách đóng gói, tên hàng, trọng lượng cả
bì, thể tích,nơi và ngày phát giấy chứng nhận.
- Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao
nhận ( FCT – forwarders certificate of transport) nếu người giao nhận có trách
nhiệm giao hàng tại đích.
- Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu ( FWR
– forwarders warehouse receipt) nếu hàng được lưu kho của người giao nhận
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
16

Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
trước khi gửi cho hãng hàng không.
Nhận hàng nhập khẩu:
Theo sự ủy thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu,
người đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành nhận hàng nhập
khẩu bằng chứng từ được gửi từ nước xuất khẩu chứng từ do người nhập khẩu
cung cấp.
- Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm
giao nhận hàng hóa của sân bay thì sau khi nhận được thông báo hàng đã đến
của hãng vận chuyển cấp vận đơn thì: Người giao nhận trực tiếp lên sân bay
nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng. Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người
giao nhận cùng người nhập khẩu làm các thủ tục để nhận hàng tại sân bay.
- Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên
bằng vận đơn chủ sau đó chia sẻ cho các lô hàng và giao cho các chủ hàng lẻ
và thu hồi lại vận đơn giao hàng.
- Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài việc
thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng.
- Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán
mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không,
thông quan cho hàng hóa.
- Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng với
giấy hải quan và thông báo thuế.
- Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao
nhận đã phải nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Transimex – Saigon
( chi nhánh Hà Nội ) được tiêu chuẩn hóa theo quy trình quản lý chất lượng
ISO 2001:2000. Mỗi bước trong quy trình do một bộ phận, phòng ban chuyên
trách đảm nhiệm được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả. quy trình được thực
hiện liên tục, chất lượng, được phối hợp giữa phòng ban công ty và phòng ban
Lê Thị Huyền My – Lớp

QTMBK10
17
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
hải quan, mang lại hiệu quả tốt nhất. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là
một trong những dịch vụ chủ chốt mang lại doanh thu không nhỏ hàng năm
cho công ty. Công ty luôn đang cố gắng hoàn chỉnh quy trình giao nhận tốt
hơn nữa, ngày càng mở rộng phạm vi giao nhận và phát triển các dịch vụ
logistics mà công ty đang cung cấp.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
18
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Transimex – Saigon Chi nhánh Hà Nội.
2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm.
2.1.1. Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu từ cung cấp dịch vụ logistics
Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ và hiệu quả nhất công tác đẩy mạnh kinh
doanh gdịch vụ logistics của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các
chỉ tiêu ở mục sau.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
(2007 - 2010)
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1
Tổng doanh thu toàn
CN
11 682,59 13 762,56 20 187,05 24 618,36
2
Tốc độ tăng doanh
thu (%)

- 14 46,7 19
3 Tổng chi phí trực tiếp 9 311,28 11 234,15 15 932,32 18 548,14
4
Tổng chi phí hoạt
động
1 602,14 2 528,41 3 654,73 3 860,68
5 Lợi nhuận trước thuế 769, 17 908,9 1 566,6 2 076,12
6 Lợi nhuận sau thuế 615,34 727,12 1 253,28 1 660,90
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Transimex Sài Gòn – CN Hà Nội.
Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu ta có thể khẳng định TMS-HN đang
ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số:
14% giai đoạn 2007-2008 trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt
quả là một thành tựu không nhỏ, nó là thành quả của những nỗ lực hết mình
của tập thể cánbộ và nhân viên chi nhánh. Việc Việt Nam gia nhập WTO kéo
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
19
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
theo sự sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu đã mang lại
cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung và TMS –
HN nói riêng, nắm bắt được cơ hội đó, ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra các
chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình và đã đạt được kết
quả rất đáng khen ngợi. Đáng chú ý là riêng năm 2009, doanh thu của chi
nhánh tăng 46,7% so với năm 2008, đây là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh
ngạc không chỉ ở ngành giao nhận vận tải. Song song với các biện pháp về
nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khai thác doanh thu theo chiều sâu, mở
rộng và hoàn thiện các loại hình dịch vụ nhằm đảm nhiệm toàn bộ quá trình
xuất nhập khẩu cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, chi nhánh đã chú trọng
vào việc tìmkiếm các khách hàng mới và nâng cao sức cạnh tranh, biểu hiện
rõ nét nhất là quyết định chuyên môn hoá nghiệp vụ sales/marketing thay cho

việc kiêm nhiệm của nhân viên phòng forwarding, logistics đã mang lại hiệu
quả bất ngờ. Tuy nhiên do công ty cần phải thuê văn phòng, kho bãi…và giá
dịch vụ mua ngoài như xăng dầu điện nước…giá dịch vụ cung cấp của các
nhà thầu phụ ( xe nâng, xe cẩu ) biến động ngày một tăng do yếu tố lạm phát,
trong khi đóvề phía khách hàng thì luôn yêu cầu chất lượng dịch vụ phải tốt,
giá dịch vụ phải giảm hoặc không thay đổi đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới chi
phí và lợi nhuận của công ty. Từ bảng có thế thấy chi phí hoạt điếp động trực
tiếp cao so với doanh thu vì vậy mà lợi nhuận sau thuế thu về thực tế chiếm tỉ
lệ nhỏ so với doanh thu. Từ bảng có thể thấy, năm 2010 lợi nhuận sau thuế là
1660,90 triệu VNĐ, trong tổng doanh thu là 24 618,36 triệu VNĐ, trong khi
chi phí trực tiếp là 18 548,14 triệu VNĐ. Tuy nhiên công ty đã có nhiều nỗ
lực để mở rộng quy mô kinh doanh, phạm vi dịch vụ cung cấp ngày càng
hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ logistics. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế
là 1660,90 tăng 68,9 % so với năm 2006, tăng 32,52 % so với năm 2009.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
20
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
2.1.2. Tốc độ tăng doanh thu giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của
các phương thức giao nhận vận tải.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giao nhận vận tải giai đoạn 2007- 2010
của một số hình thức vận tải.
STT Hình thức
Sản lượng
(Kg)
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
(Triệu VNĐ)
Tỷ trọng

(%)
1 Đường Biển 12 524 628 79,93 26 203,29 38,96
2 Hàng Không 3 041 196 19,41 40 569,35 60,32
3 Khác 104 291 0,66 484,25 0,72
4 Tổng 15 670 115 100 67 256,89 100
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Transimex Sài Gòn – CN Hà Nội
Qua bảng kết quả giao nhận trong 4 năm 2007 – 2010, ta có thể nhận thấy
phương phương thức giao nhận vận tải đường biển chiếm gần 80% sản lượng
giao nhận toàn chi nhánh, đây là điều đương nhiên vì vận tải đường biển cho
phép vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn với giá cước rẻ (gạo, cà phê, điều,
hàng dệt may, da giầy…) trong khi cước vận tải đường hàng không khá đắt
(đắt hơn từ 8-12 lần vận tải biển) và không vận chuyển được hàng hoá có khối
lượng lớn cồng kềnh mà chủ yếu là các mặt hàng nhỏ, gọn, có giá trị cao như
dụng cụ y tế, các thiết bị, linh kiện điện tử…. Cũng chính vì sự khác biệt về
giá cước mà tỷ trọng doanh thu của phương thức giao nhận hàng không chiếm
hơn 60% doanh thu của chi nhánh. Nhìn chung, không khác biệt lớn với xu
thế chung của logistics Việt Nam, xét về sản lượng, phương thức giao nhận
đường biển vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tuy nhiên, giao nhận hàng không cũng
là một thế mạnh của TMS – HN.
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
21
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá đường biển.
Bảng 2.3:Bảng tổng hợp doanh thuGNVTđường biển của công ty qua
một sổ năm:
STT
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Sản lượng (kg) 2 343 758 2 648 437 3 125156 4 407 277
2 Tốc độ tăng (%) - 13 18 41

3 Doanh thu (Triệu VNĐ) 4 829,24 5 495,49 6 110,58 8 572,32
4 Tốc độ tăng (%) - 14 11 38
5 Tỷ trọng doanh thu (%) 48,02 47,04 44,40 29,90
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Transimex Sài Gòn – CN Hà Nội.
Nhìn vào bảng ta thấy cả sản lượng và doanh thu của giao nhận đường
biển tăng đều trong thời kỳ 2007-2008 và tăng mạnh trong giai đoạn 2009-
2010, điều này một lần nữa khẳng định những chính sách, biện pháp đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo chi nhánh là hoàn toàn đúng
đắn và có hiệu quả. Sự ra đi của công ty MHC đã gắn bó với TMS-HN nhiều
năm đã đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và doanh thu của giao nhận
đường biển trong năm 2008, nhưng đó cũng là bài học kinh nghiệm giúp chi
nhánh duy trì tốt hơn mối quan hệ với các khách hàng lâu năm như: Toyota
boshoku HPG, Exedy VN, Coltech, Canon Sin…cũng như các đại lý đã hợp
tác lâu dài như KEIHIN, Capital logistics, FFS…Việc mở rộng quy mô sản
xuất của các khách hàng và việc có thêm mối quan hệ với các hãng giao nhận
nước ngoài đã góp phần làm tăng sản lượng giao nhận đường biển lên rất
nhiều. Tuy nhiên áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh trong nước lẫn
các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đã khiến cho giao nhận đường biển ở chi
nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với bề dày
kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, có quy mô lớn và tiềm lực tài chính
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
22
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
khổng lồ đang dần chiếm lĩnh thị trường, họ đảm nhận được toàn bộ chuỗi
hoạt động logistics và bù đắp được các chi phí do không phải thuê tàu nên giá
cả dịch vụ rất cạnh tranh. Các nhân viên trong chi nhánh đã phải nỗ lực hết
mình để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn và đạt được những thành
tích đáng kể trong năm 2010.
• Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá

đường hàng không.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp doanh thuGNVThàng không của công ty qua
một số năm
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Sản lượng (kg) 512 634 579 276 712 509 1 236 777
2 Tốc độ tăng (%) - 13 23 74
3 Doanh thu (Triệu VNĐ) 5 155,08 6 090,13 7 525,37 19 945,71
4 Tốc độ tăng (%) - 18 24 165
5 Tỷ trọng doanh thu (%) 51,26 52,13 54,68 69,57
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Transimex Sài Gòn – CN Hà Nội.
Dễ dàng nhận thấy doanh thu của toàn bộ chi nhánh năm 2010 tăng
mạnh phần lớn là do doanh thu của giao nhận hàng không, chiếm 69,57 %. Sở
dĩ có kết quả đáng mừng này là do cuối năm 2009, TMS-HN đã ký hợp đồng
với công ty cổ phần An Bình cung cấp điện thoại di động Q mobile cho toàn
bộ thị trường Việt Nam, đây là một khách hàng rất lớn, bởi lẽ, điện thoại di
động là hàng hoá có giá trị và là sản phẩm công nghệ cao, nó luôn thay đổi và
đòi hỏi phải giao ngay để theo kịp thị hiếu khách hàng, vì thế đây là một
khách hàng sử dụng dịch vụ rất thường xuyên và ổn định, khối lượng giao
dịch tương đối lớn, đã mang lại nguồn thu “khổng lồ” cho giao nhận hàng
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
23
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
không. Hơn thế nữa, việc hoàn thiện quy trình giao nhận xuất nhập khẩu ngày
càng được tiến hành triệt để đã tạo niềm tin cho khách hàng, khiến họ uỷ thác
cho chi nhánh hầu hết các khâu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của
mình, góp phần tăng doanh thu cho toàn bộ chi nhánh nói chung và kinh
doanh giao nhận vận tải hàng không nói riêng. Khối lượng công việc lớn đòi
hỏi sự tập trung của đôi ngũ nhân viên là công tác chứng từ cũng như công tác
hiện trường, những nhân viên làm việc chuyên nghiệp và cống hiến hết mình

cho thành công chung của chi nhánh.
2.1.3 Khách hàng của công ty.
Các khách hàng của chi nhánh Hà Nội hầu hết là các khách hàng quen
thuộc, quy mô vừa, sử dụng dịch vụ thường xuyên với sản lượng xuất nhập
khẩu biến động theo nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp này lựa chọn chi
nhánh cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải cho hầu hết các sản phẩm của mình;
các hãng giao nhận quốc tế uỷ thác cho chi nhánh làm đại lý toàn bộ các hợp
đồng xuất khẩu của họ, vì thế sản lượng mỗi khách hàng và mỗi đối tác mang
lại khá ổn định và luôn có xu hướng tăng do sự phát triển của nền kinh tế và
việc mở cửa thị trường. Thêm vào đó, việc hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận
vận tải đã được đền đáp bằng sự tín nhiệm của khách hàng đối với TMS –
HN, từ chỗ khách hàng chỉ ủy thác cho chi nhánh thực hiện một phần nghiệp
vụ xuất nhập khẩu như khai thuê hải quan, làm cước, … khách hàng đã tin
tưởng và ủy thác cho chi nhánh đảm nhiệm toàn bộ quy trình xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp họ, đây là một thành quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong
việc hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
24
Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp doanh thutừ các Khách hàng của chi nhánh
giai đoạn 2006 - 2009. (Đơn vị tính:Triệu VNĐ)
STT
Dịch vụ/
Khách hàng
Hàng không Đường biển
2006 2007 2008 2009 2006 2007 2008 2009
1
Toyota
boshoku

HPG
1822,58 2100,76 2242,47 3459,99
2 Exedy VN 883,53 1056,45 1192,27 1882,23
3 Coltech 158,36 178,60 195.90 323,44
4 Canon Sin 57,27 34,03 31,13 90,73
5 Dược TW3 1521,64 1735,04 2036,08 3030.88
6 Nami 1971,57 2381,30 3008,71 3508,56
7 An Bình - - - 2639,05
Tổng doanh thu 3493,21 4116,34 5044,79 14262,84 2921,74 3369,85 3661,77 5756,36
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Transimex Sài Gòn – CN Hà Nội.
Doanh thu từ các khách hàng lớn của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất lớn,
khoảng 80% doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của chi nhánh,
điều đó khẳng định đối tác và khách hàng rất tin tưởng vào dịch vụ mà chi
nhánh cung cấp. Ở giao nhận đường biển, năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế và giá nhiên liệu tăng cao đãkhiến cho hoạt động xuất
nhập khẩu bị chững lại, tốc độ tăng liên hoàn thấp hơn năm 2008, tuy nhiên,
hoạt dộng kinh doanh của các khách hàng đã nhiều khỏi sắc và sự lớn mạnh
của các đối tác đã được thể hiện qua tốc độ tăng liên hoàn trong năm 2009.
Đây là thành quả của công tác hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu bằng đường
biển và đường hàng không, khiến sự tin tưởng và uỷ thác cho chi nhánh của các
khách hàng, đối tác ngày càng tăng.
Năm 2010, đối với khách hàng là những công ty Nhật Bản, các khách
hàng lớn của công ty như Toyota Boshoku, Canon Sin… đều đã ký hợp đồng
với công ty NEV, làm cho chi nhánh mất những khách hàng quan trọng vốn
đã hợp tác lâu năm với công ty. Tuy nhiên năm 2010 khách hàng MHB đã
Lê Thị Huyền My – Lớp
QTMBK10
25

×