Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ THI HỌC PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC I & II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.77 KB, 62 trang )

TRƯỜNG CĐSP DAKLAK
******
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỀ THI
HỌC PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC I & II
(5 Đơn vị học trình)
Ng ườ i th ự c hi ệ n : Trịnh Đức Long
Tổ Văn –Khoa xã hội
NĂM
2008
A- PHẦN MỞ ĐẦU

I- Mục đích lý do chọn đề tài:
1- Xuất phát từ quyết định số 25/2006/QĐ – BD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&DT
về việc ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (Nội dung các điểu khoản ban
hành về quy chế thi và kiểm tra học phần )
2- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường sư phạm nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo: Sự đổi mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện từ đổi mới cách dạy, đổi
mới cách học, đổi mới trang thiết bị dạy học, đối mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của Sinh viên trong đó khâu ra đề thi, kiểm tra rất quan trọng.
3- Xuất phát từ văn bản số 12/HD/2008 của trường CĐSP Đăklăk ban hành ngày 2/1/2008
hướng dẫn việc xây dựng ngân hàng đề thi học phần được áp dụng từ năm học 2007-2008
trong đó nhấn mạnh mỗi học phần đều có ngân hàng đề thi là cơ sở dữ liệu cho việc chọn đề
thi chính thức theo yêu cầu của việc tổ chức thi học phần.
4- Xuất phát từ thực tiễn dạy học của bản thân: Qua nhiều năm giảng dạy bản thân đã có ý
thức hệ thống hóa các đơn vị kiến thức thành các Môđun kiến thức nhằm phục vụ việc ôn
tập cho học sinh.

II- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu các đơn vị kiến thức của học phần lý luận văn học I (2
đvht) và lý luận văn học II (3 đvht), trên cơ sở đó dự kiến hệ thống câu hỏi tương ứng với


các đơn vị kiến thức đó.

III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào 2 nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sâu đây:
1- Khảo sát toàn bộ nội dung kiến thức của 2 học phần lý luận văn học, tập hợp theo loại
hình chủ đề kiến thức, hệ thống và lượng hóa thành những Môđun kiến thức tương
ứng.
2- Từ các môđun kiến thức đã được xác lập, tiến hành dự thảo ngân hàng câu hỏi và đáp
án trả lời.

IV- Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ đặc điểm loại hình đề tài là xây dựng ngân hàng câu hỏi cho đề thi học phần
nên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp điều tra khảo sát:
Nghiên cứu thật kỹ chương trình,đề cương chi tiết học phần, bài giảng giáo trình để xác
lập các đơn vị kiến thức trọng tâm cơ bản. Đây chính là cơ sở để hình thành các chủ đề kiến
thức và hệ thống thành các Môđun..
2- Phương pháp thống kê phân loại:
2
Tập hợp và phân loại hệ thống các câu hỏi đã biên soạn thành những loại hình ( phân tích
lý thuyết, thực hành ứng dụng) và cấp độ (độ khó, trung bình, dễ) để thuận tiện cho việc tổ
hợp thành đề thi.
3- Phương pháp thử nghiệm:
Sau khi dự kiến các câu hỏi theo loại hình và cấp độ, tiến hành thử nghiệm ứng dụng kiểm
tra thử một số câu hỏi (Cho SV làm thử) để xác độ giá trị, độ khó và tính khả thi của câu hỏi
khi sử dụng để kiểm tra (Tất cả những câu hỏi đó sau này đều loại ra không đưa và ngân
hàng để đảm bảo nguyên tắc bí mật). Sau khi thử nghiệm tiến hành điều chỉnh lại trước khi
đưa vào ngân hàng đề thi.

3

B- PHẦN NỘI DUNG
Ch ương I : MƠ TẢ KHÁI QT HỌC PHẦN
I- Học phần Lý luận văn học I:
(Những vấn đề khái quát về Lý luận văn học)
1- M ụ c đích yêu cầu :
Học phần lý luận văn học I cấu tạo gồm 30 tiết (2 đơn vò học trình).Nội dung chương trình
nhằm đạt được nhưng mục tiêu sau:
1.1-Về tri thức: Cung cấp cho sinh viên CĐSP những tri thức lý luận văn học quan trọng, cơ
bản nhất về bản chất, đặc trưng chức năng văn học, tiếp nhận thưởng thức văn học, các quy luật
chung của văn học, loại hình văn học. Giúp SV hình thành quan niệm đúng đắn khoa học về văn
học làm cơ sở cho việc dạy, học văn.
1.2-Về kỹ năng: Biết phân biệt các khía cạnh, vấn đề cơ bản của văn học, biết vận dụng tri
thức để phân tích, tiếp nhận văn học một cách có phương pháp.
1.3- Về thái độ: Bồi dưỡng tinh thần khoa học và ý thức lý luận cho SV, giúp họ thấy vai trò,
ý nghóa của lý luận văn học trong việc hiểu sâu, hiểu đúng các hiện tượng văn học, từ đó có ý
thức trau giồi lý luận để nâng cao năng lực hiểu biết và giảng dạy văn học.
2- Những đơn vò kiến thức trọng tâm của học phần: (Môđun kiến thức)
2.1- Văn học là một hình thái ý thức thẩm mỹ
+ Nắm vững văn học là hình thái ý thức xã hội mang tính đặc thù, khu biệt với các hình thái
ý thức xã hội khác.
+ Nắm vững bản chất thẩm mỹ của văn học.
2.2- văn học và cuộc sống con người
+ Nắm vững đối tượng và chủ thể của văn học
+ Hiểu được bản chất của văn học: Văn học là nhân học
+ Thấy được văn học trong các mối quan hệ xã hội: Văn học quan hệ với các hình
thái ý thức xã hội khác
2.3-Văn học nghệ thuật ngôn từ
+ Nắm vững bản chất của hình tượng nghệ thuật
+ Nắm vững đặc trưng, vai trò của ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác văn học
+ Ứng dụng phân tích ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

2.4- Quá trình sáng tạo văn học
+ Hiểu được các tố chất của nghệ só và quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn
+ Nắm vững bản chất cá tính sáng tạo của nhà văn và vai trò của nó trong việc
đổi mới văn học
2.5- Tiếp nhận, thưởng thức, phê bình văn học
4
+ Hiểu và phân biệt sự khác nhau trong hoạt động tiếp nhận, thưởng thức và
phê bình văn học.
+ Ý thức vai trò tích cực, chủ đôïng và sáng tạo của đối tượng tiếp nhận văn học.
+ Hiểu vai trò của hoạt động phê bình văn học trong đời sống văn học
và phương pháp phê bình văn học.
2.6- Chức năng của văn học
+ Nắm vững khái niệm chức năng văn học.
+ Hiểu rõ bản chất của một số chức năng văn học:Thẩm mỹ, nhận thức, khơi gợi.
+ Giúp SV hiểu rõ vai trò tác dụng của văn học trong đời sống xã hội.
2.7- Các quy luật chung của tiến trình văn học
+ Nắm vững cơ sở vận động và các giai đoạn của tiến trình phát triển văn học
+ Nắm vững quy luật kế thừa, cách tân của văn học. Sự giao lưu, ảnh hưởng
của văn học.
2.8- Phong cách và trào lưu văn học
+ Nắm vững khái niệm, các yếu tố, loại hình phong cách văn học.
+ Nắm vững khái niệm, sự hình thành trào lưu, trường phái văn học.
2.9 - Một số trào lưu văn học
+ Nắm vững sự hình thành diễn biến và đặc điểm của một số trào lưu văn học:
Hiện thực, lãng mạn, hiện đại chủ nghóa.
+ Vận dụng khảo sát một số tác phẩm văn học tiêu biểu của từng trào lưu trên
I- Học phần Lý luận văn học II:
(Tác phẩm và thể loại văn học)
1- M ụ c đích yêu cầu :
Học phần lý luận văn học II cấu tạo gồm 45 tiết (3 đơn vò học trình). Nội dung chương trình

nhằm đạt được nhưng mục tiêu sau:
1.1-Về tri thức: Cung cấp cho sinh viên CĐSP những tri thức lý luận văn học cụ thể về cấu
trúc tác phẩm, văn bản, các yếu tố của nó và đặc điểm của thể loại văn học, các thủ pháp văn
học tiêu biểu để làm nền tảng cho sinh viên tiếp cận tác phẩm văn học.
1.2-Về kỹ năng: Biết vận dụng các khái niệm đã học vào việc phân tích, lý giải, phát hiện nội
dung và hình thức nghệ thuật độc đáo của tác phẩm văn học.
1.3- Về thái độ: Bồi dưỡng tinh thần khoa học và ý thức lý luận cho SV, giúp họ thấy vai trò,
ý nghóa của lý luận văn học trong việc hiểu sâu, hiểu đúng các hiện tượng văn học, từ đó có ý
thức trau giồi lý luận để nâng cao năng lực hiểu biết và giảng dạy văn học.
2- Những đơn vò kiến thức trọng tâm của học phần: (Môđun kiến thức)
2.1- Phương thức tồn tại của văn học
+ Nắm vững quan niệm về tác phẩm qua các bình diện: Tác phẩm – Tác giả,
Tác phẩm – Văn bản, Tác phẩm – Độc giả.
5
+ Quan hệ giữa tác phẩm và văn bản
+ Tác phẩm văn học là quá trình không kết thúc

2.2- Cấu trúc của văn bản văn học
+ Nắm vững đặc điểm văn bản tác phẩm văn học
+ Nắm vững các cấp độ cấu trúc trong chỉnh thể tác phẩm:
- Tầng ngữ âm của văn bản
- Tầng ý nghóa của văn bản
- Tầng hình tượng
- Tầng hàm nghóa
+ Rèn kỹ năng phân tích cấu trúc văn bản tác phẩm
2.3- Nhân vật văn học
+ Nắm vững vò trí, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
+ Các yếu tố cấu thành nhân vật
+ Phân loại nhân vật văn học
2.4- Cốt truyện và trần thuật

+ Nắm vững Vai trò của cốt truyện và trần thuật. Sự kiện - Một yếu tố quan trọng
của cốt truyện; Các yếu tố của cốt truyện và trần thuật.
+ Thực hành tóm tắt và phân tích cốt truyện
2.5- Kết cấu tác phẩm văn học
+ Nắm vững khái niệm và nguyên tắc kết cấu. Vai trò của kết cấu trong sáng tác
văn học.
+ Thực hành phân tích kết cấu ở một số tác phẩm văn học
2.6- Các thủ pháp biểu hiện của văn học
+ Nắm vững khái niệm Thủ pháp biểu hiện của văn học
+ Nhận diện những thủ pháp biểu hiện trong tác phẩm văn học: Miêu tả, tự sự,
trữ tình, nghò luận
2.7- Nội dung và ý nghóa của tác phẩm văn họC
+ Nắm vững các bình diện nội dung trong tác phẩm: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo
+ Nhận diện những thuộc tính thẩm mỹ của văn học: Cái cao cả, cái hùng, cái bi, cái hài,
cái lãng mạn, cảm thương
2.8- Phân loại thể loại văn học
+ Nắm vững khái niệm thể loại văn học. Phân biệt cấp độ Loại và Thể
+ Nắm vững các tiêu chí phân chia thể loại, hệ thống thể loại văn học
2.9- Thơ ca
+ Nắm vững bản chất đặc điểm thơ ca, phân biệt với văn xuôi tự sự
+ Phân loại thơ, nắm một số thể thơ tiêu biểu trong Văn học Việt Nam
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm thơ
2.10- Truyện
+ Nắm vững bản chất đặc điểm truyện: Phương thức tự sự
6
+ Phân loại các thể loại truyện: Tiểu thuyết, truyện ngắn
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự

2.11- Văn học kòch
+ Nắm vững bản chất đặc điểm kòch: Xung đột kòch, hành động kòch, nhân vật kòch,

ngôn ngữ kòch
+ Phân loại các thể loại kòch: Bi kòch, hài kòch, chính kòch
2.12- Ký văn học
+ Nắm vững bản chất đặc điểm ký văn học: Đề tài, nguyên tắc miêu tả, kết cấu,
thủ pháp nghệ thuật
+ Phân loại các thể ký văn học: Ký sự, phóng sự, nhật ký, bút ký, tuỳ bút
2.13- Một số thể loại văn học trung đại
+ Nắm vững bản chất đặc điểm chung của văn học Trung đại: Tính đa chức năng,
tính ước lệ tính sùng cổ
+ Phân loại các thể loại văn học Trung đại: Thơ Đường luật, phú, hòch, cáo, chiếu,
khúc ngâm, truyền kỳ
*****************

7
Chương II- HỆ THỐNG CÂU HỎI - ĐÁP ÁN HỌC PHẦN
Học phần LÝ LUẬN VĂN HỌC I (2đvht)
Chương I – VĂN HỌC LÀ HÌNH THÁI Ý THỨC THẨM MỸ
Câu1: ( 5 điểm)
1.a- Phân tích bản chất xã hội của văn học. Cho ví dụ minh họa.
1.b- So sánh văn học với các hình thái ý thức xã hội khác: Chính trị, triết học, đạo đức,
tơn giáo.
Đáp án:
I- Phân tích bản chất xã hội của văn học. Cho ví dụ minh họa . ( 3 điểm)
1-Văn học là một hiện tượng ý thức xã hội trong toàn bộ cấu trúc xã hội (1 điểm)
1.1- Cấu trúc xã hội bao gồm: cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở kinh tế là nền tảng
của sự tồn tại xã hội. Tương ứng với cơ sở kinh tế hình thành kiến trúc thượng tầng (chính trò, luật
pháp, đạo đức, tôn giáo, triết học, văn học nghệ thuật…).Ý thức xã hội là sản phẩm của tồn tại xã
hội, thể hiện ý thức của chủ thể con người đối với tồn tại xã hội. Các hình thái ý thức xã hội khác
luôn có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.(0,5 điểm)
1.2- Văn học luôn chòu sự ràng buộc của cơ sở xã hội, có cội nguồn từ đời sống, là tấm gương

phản ánh đời sống.Văn học còn chòu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như :Triết
học, chính trò, đạo đức, tôn giáo.(Thần thoại là sản phẩm của xã hội nguyên thuỷ. Xã hội phong
kiến mọi người đều là bầy tôi của vua, là phần tử của gia đình nên văn học chưa có cá tính rõ nét
(tính phi ngã), hình thành tư tưởng tôn quân. Xã hội tư bản với những quan hệ sản xuất mang tính
cá thể nên văn học nảy sinh nhu cầu giải phóng cá nhân, tích luỹ tư bản hình thành con người keo
kiệt.)(0,5 điểm)
2-Văn học là một hình thái quan niệm nhân sinh: (2 điểm)
2.1-Văn học tập trung phản ánh quan niệm về thế giới và nhân sinh, những suy ngẫm của con
người về thế giới. Văn học ở mọi thời đại đều quan tâm đến số phận con người, bàn đến các
phạm trù đời sống như: Tình yêu và hạnh phúc, chiến tranh và hoà bình, lương tâm và trách
nhiệm, cao thượng và thấp hèn…Từ đó văn học gợi nên niềm vui sống, yêu đời, hoài nghi hay
phẫn nộ tạo thành cảm hứng chủ đạo. (0,5 điểm)
2.2-Khi bàn về quan niệm nhân sinh, văn học luôn dựa trên một lập trường tư tưởng, thế giới
quan nhất đònh. Trong cuộc sống con người bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm của mình (tôn
vinh, ngưỡng mộ, đam mê, chối bỏ, ghê tởm, lên án…), điều này tạo nên tính khuynh hướng tư
tưởng của văn học. Ví dụ minh họa. (0,5 điểm)
2.3-Tính khuynh hướng của văn học còn bao hàm phạm trù giá trò. Khuynh hướng chân thực
gắn liền với cái thiện, lấy chuẩn mực đạo đức làm thước đo giá trò con người. Cái thiện gắn liền
với quan điểm đạo đức tiến bộ thể hiện cảm hứng nhân văn cao cả, những thái độ phản nhân
văn, phi nghóa, ủng hộ bạo lực chiến tranh đều là khuynh hướng ác.Ví dụ minh họa. (0,5 điểm)
8
2.4-Sự thể hiện khuynh hướng văn học mang tính đặc thù thông qua hình tượng nghệ thuật.
Khuynh hướng phải thể hiện một cách thẩm mỹ, kín đáo không lộ liễu, phải toát ra từ sự miêu tả
và tình huống. Angel rất tâm đắc ý tưởng:”Khuynh hướng phải toát ra từ tình huống và hành
động”. Tính khuynh hướng thể hiện lộ liễu là sản phẩm của sự bất tài, tước bỏ đặc trưng nghệ
thuật tính khuynh hướng sẽ không còn giá trò đích thực.Ví dụ minh họa. (0,5 điểm)
II-So sánh văn học với các hình thái ý thức XH khác: Chính trị, triết học, đạo đức (2 điểm)
1-Văn học và chính trò:Văn học phục vụ chính trò, chòu sự chi phối của chính trò. Văn học và
chính trò tuy khác biệt nhau ở hình thái nhưng không đối lập nhau về bản chất xã hội. Bởi lẽ cảm
hứng sáng tạo gắn với rung động tâm hồn, niềm say mê chính trò, văn học bày tỏ nhiệt tình chính

trò theo cách riêng của nó (Bằng con đường tình cảm thẩm mỹ).Ví dụ minh họa. (1 điểm)
2-Văn học và triết học:Triết học và văn học có quan hệ mật thiết, triết học cung cấp cho
nhàvăn thế giới quan khi sáng tác, trong thực tế lòch sử phát triển của văn học đều hình thành từ
cơ sở triết học.Ví dụ minh họa. (0,5 điểm)
3-Văn học và đạo đức: Cả hai phạm trù này đều quan tâm đến ý thức về lương tâm trách
nhiệm, cách ứng xử của con người trong đời sống xã hội, khuyên con người hướng đến cái
thiện.Tuy nhiên văn học chuyển tải đạo đức bằng hình tượng, tình cảm thẩm mỹ còn đạo đức
phản ánh bằng những nguyên tắc quy phạm. Ví dụ minh họa. (0,5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)Tại sao nói văn học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật - thẩm mỹ? Cho ví dụ
minh họa.
Đáp án:
1- Văn học là hình thái ý thức xã hội đặc thù: (1 điểm)
Tuy là hình thái ý thức xã hội nhưng văn học là hình thái ý thức xã hội đặc thù - Hình thái phản
ánh thẩm mỹ. Hoạt động phản ánh thẩm mỹ là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm văn
học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật thẩm mỹ.
2- Những biểu hiện cụ thể của hoạt động phản ánh thẩm mỹ: (4 điểm)
2.1- Tình cảm thẩm mỹ-đặc trưng của phản ánh thẩm mỹ: (1 điểm)
Tình cảm thẩm mỹ khác hẳn với tình cảm tự nhiên thông thường ở chỗ:
+Tình cảm tự nhiên là sự phản ứng trước kích thích của ngoại cảnh không bò kiềm chế, không
đem lại sự thụ cảm thẩm mỹ.
+Tình cảm thẩm mỹ hình thành trên cơ sở sự thanh lọc thăng hoa những suy ngẫm, trải nghiệm
của đời sống. Nó là thứ tình cảm vừa có hình tượng sắc nét vừa vượt lên những hơn thiệt, mất mát
của cá nhân để mọi người thể nghiệm.Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm xuất phát từ lợi ích cộng
đồng nhân loại. (Ví dụ minh họa)
2.2- Lý tưởng thẩm my õ- Sự đònh hướng chỉ đạo phản ánh thẩm mỹ: (2 điểm)
+ Lý tưởng thẩm mỹ là mô hình về cái đẹp được hình thành từ truyền thống văn hoá lòch sử
của dân tộc và nhân loại. Nó là đích hướng tới sự hoàn thiện của hoạt động thẩm mỹ gắn liền với
lý tưởng xã hội, chuẩn mức chính trò, đạo đức. Lý tưởng thẩm mỹ đóng vai trò chỉ đạo trong quá
trình phản ánh nghệ thuật. (Ví dụ minh họa)
+ Lý tưởng thẩm mỹ- tiền đề và khởi điểm của phản ánh thẩm mỹ:

9
Lý tưởng thẩm mỹ đóng vai trò khơi gợi ý tưởng, tạo tâm thế phản ánh nghệ thuật của nhà văn.
Nhiều hình tượng văn học thể hiện khát vọng lý tưởng thẩm mỹ cao cả của tác giả.
(Ví dụ minh họa)
+ Lý tưởng thẩm mỹ quyết đònh tính chất và phương thức phản ánh thảm mỹ:
Trong quá trình sáng tác việc nhà văn sử dụng phương thức miêu tả như thế nào, bút pháp ra
sao đều do lý tưởng thẩm mỹ quy đònh. Ca ngợi tôn vinh cái cao cả thường sử dụng bút pháp lãng
mạn, cách nói cường điệu hoá nhấn mạnh cái phi thường (Ví dụ minh họa)
+ Lý tưởng thẩm mỹ gắn liền với sự tự biểu hiện của chủ thể:
Lý tưởng thẩm mỹ không chỉ đơn thuần là lý tưởng xã hội mà còn gắn liền với sự thụ cảm thẩm
mỹ mang dấu ấn cá thể. Mỗi cá nhân đều hình thành cho mình những khát vọng hoài bão khác
nhau trên cơ sở lý tưởng thẩm mỹ chung của thời đại. Tính cá thể của lý tưởng thẩm mỹ làm cho
văn học mang sắc thái đa diện phong phú. (Ví dụ minh họa)
2.3- Phản ánh thẩm mỹ là sáng tạo ra hình thức đẹp: (1 điểm)
Bản thân sự phản ánh thẩm mỹ bao hàm sự sáng tạo, đó là quá trình nghệ só tìm kiếm hình
thức nghệ thuật hoàn mỹ. Đây chính là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một chỉnh
thể nghệ thuật. Dấu hiệu của hình thức thẩm mỹ thể hiện qua chất liệu ngôn từ, kết cấu, thể
loại…(Ví dụ minh họa)
Chương 2 – VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Câu 3: (5 điểm)Tại sao nói Văn học khai thác con người với tư cách là một thực thể xã hội?
Giải thích bằng một tác phẩm cụ thể.
Đáp án:
1-Tính người mang dấu ấn xã hội là đặc trưng của văn học: (1 điểm)
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: y học, sinh học, bệnh học.. Tuy
nhiên văn học khai thác con người với tư cách là một thực thể xã hội. Con người đi vào văn học
mang dấu ấn xã hội cụ thể, là mối tổng hòa của các quan hệ xã hội. (So sánh với các ngành khoa
học khác cũng nghiên cứu con người) (Ví dụ minh họa)
2- Những biểu hiện tính người mang dấu ấn xã hội trong văn học: (4 điểm)
2.1- Văn học là nhân học: Đối tượng miêu tả của văn học là cuộc sống con người, chủ thể sáng
tạo văn học cũng là con người nên văn học mang phẩm chất nhân học là tất yếu. Khái niệm nhân

học được M.Gorky đề xuất năm 1931 “Văn học là nhân học”. Văn học là nhân học bởi lẽ nó
phản ánh mọi mặt cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú: Xã hội, cá nhân, vật chất,
tinh thần, phong tục tập quán, thói quen thò hiếu thẩm mỹ… (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2.2- Biểu hiện con người xã hội trong văn học:Theo quan điểm Mác Xít thì con người là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội, do vậy tính người gắn liền với tính xã hội. Tuy có những biểu hiện
của tính người vónh cửu: tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, tình bạn, yêu gia đình, tình yêu nam
nữ, yêu cái đẹp, yêu tự do, lương tâm và lòng trắc ẩn… nhưng đều gắn liền với ý thức xã hội nhất
đònh. Có thể nói văn học là bài ca vónh cửu về tình người. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
10
2.3- Biểu hiện con người tự nhiên trong văn học: Tuy con người mang thuộc tính xã hội nhưng
luôn mang trong mình bản chất tự nhiên ( khát vọng cầm đầu, thích cưỡng đoạt, hay đố kò, tham
sống sợ chết…) vốn dó là bản năng tồn tại tất yếu của động vật trong thế giới tự nhiên. Con người
cũng không thoát khỏi quy luật của tự nhiên như sinh, lão, bệnh, tử.
Tình yêu và tình dục cũng là hoạt động phổ biến của con người. Chính vì thế về một phương
diện nhất đònh chủ nghóa tự nhiên, triết học phân tâm về thế giới vô thức trong con người của
Freud cũng là nội dung nhân học được biểu hiện trong văn học. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2.4- Con người mang tính cá thể:
+ Nét đặc sắc nhất của văn học là sự quan tâm đến tính cách và số phận cá nhân của con người.
Mỗi nhân vật trong văn học xuất hiện với tư cách là một cá thể sinh động. Khi bàn về điển hình
hoá Ăngel đã khẳng đònh:”Mỗi tính cách là một điển hình nhưng đồng thời là một cá nhân riêng
lẻ. Đúng là con người này đây…” (Ví dụ minh họa)
+ So với các hình thái ý thức xã hội khác duy nhất chỉ có văn học quan tâm sinh mệnh cá thể
của con người giữa biển đời mênh mông. Ý thức cá nhân của con người ( giá trò của cá thể về cái
đẹp, tư chất, sở nguyện…) có thể được lónh hội qua văn học.Văn học có khả năng thâm nhập miêu
tả, phân tích thế giới nội tâm sâu kín nhất của con người, góp phần nâng cao năng lực tự quan sát
và tự hoàn thiện cho con người.(Ví dụ minh họa) (1 điểm)
Câu 4: (5 điểm) Phân tích biểu hiện tính giai cấp và tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân
loại, tính lịch sử trong tác phẩm văn học. Cho ví dụ minh họa
Đáp án:
1-Tính giai cấp: (1 điểm)

1.1-Khi xã hội phân hoá giai cấp thì tất yếu con người thuộc về một giai cấp nhất đònh. Đòa vò
giai cấp khiến con người có sự khác nhau trong quan niệm, ý thức hệ, giá trò và phương thức sinh
hoạt (Quan niệm về sang, hèn, giàu nghèo, thống trò, bò trò…). (0,5 điểm)
1.2- Từ xưa đến nay văn học đều phản ánh tính giai cấp thông qua hình tượng nhân vật: nhân
vật chính diện, phản diện đều đại diện cho một giai cấp nhất đònh.Tuy nhiên nếu tuyệt đối hoá
tính giai cấp trong phân tích văn học là biểu hiện của lối phân tích xã hội học dung tục, biến văn
học thành sự minh họa cho học thuyết giai cấp tước bỏ đặc thù nghệ thuật của văn chương.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2-Tính nhân dân: (1,5 điểm)
2.1- Nếu tính giai cấp là thuộc tính của văn học thì tính nhân dân thiên về phẩm chất văn
chương, thể hiện mối quan hệ giữa sáng tác văn học và hiện thực nhân dân. Chính nhân dân là
những con người đã sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. (Ví dụ minh họa)
(0,5 điểm)
2.2-Tính nhân dân trong tác phẩm văn học thể hiện qua đề tài, chủ đề tư tưởng, quan niệm về
nhân vật.Tính nhân dân thiên về ca ngợi khát vọng hạnh phúc, công bằng, dân chủ tiến bộ của
con người trong xã hội. Chính các tư tưởng như: chủ nghóa yêu nước,nhân đạo, khát vọng tự do
dân chủ, giải phóng cá tính, tố cáo hiện thực xã hội bất công ngang trái có sức mạnh tập hợp, liên
kết các tầng lớp nhân dân tiến bộ trong xã hội. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
11
2.3-Khi đònh giá tính nhân dân của tác phẩm không nên máy móc căn cứ vào thành phần xuất
thân, lai lòch của tác giả mà chú ý đến thiên kiến giai cấp, thái độ thẩm mỹ của nhà văn đối với
nhân dân.Thực tế có nhiều nhà văn xuất thân giai cấp thống trò nhưng lại dành tình cảm cho
người dân nghèo khổ trong trang viết. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3-Tính dân tộc: (1,5 điểm)
3.1- Nhà văn, người tiếp nhận văn học bao giờ cũng thuộc một dân tộc nhất đònh, nói tiếng nói
dân tộc, mang bản sắc văn hoá, tính cách, tâm lý của dân tộc nên tính dân tộc là thuộc tính tất
yếu của văn học. Tính dân tộc là thuộc tính văn hóa xã hội trở thành tính chất thẩm mỹ trong văn
học. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3.2-Tính dân tộc trong tác phẩm thể hiện ở cả hai bình diện: nội dung và hình thức
+ Bình diện nội dung: tính dân tộc thể hiện qua đề tài,chủ đề cảm hứng chủ đạo gắn với tâm

hồn,truyền thống tư tưởng đạo lý, quan niệm nghệ thuật thẩm mỹ của dân tộc. (Ví dụ minh họa) .
+ Bình diện hình thức nghệ thuật: tính dân tộc thể hiện qua đặc trưng ngôn ngữ, thể loại, chất
liệu nghệ thuật, kết cấu sử dụng trong tác phẩm. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
4-Tính nhân loại (0,5 điểm)
Tính nhân loại là phạm trù tổng hợp của các thuộc tính trên. Nhân loại không chỉ là tập hợp các
dân tộc, chủng tộc mà còn là tập hợp của tất cả các cá nhân sống trên trái đất, là thuộc tính mang
tính quốc tế. Có nhiều đề tài của văn chương nghệ thuật không chỉ giới hạn của một dân tộc nào
mà là vấn đề toàn cầu như: chiến tranh hòa bình, quyền sống của con người,tự do hạnh phúc, tình
yêu…. (Ví dụ minh họa)
5-Tính lòch sử:(0,5 điểm)
Văn học là một phạm trù lòch sử, nó không phải là hiện tượng nhất thành bất biến theo thời gian
(Xét ở cả hai khía cạnh sáng tác và tiếp nhận). Tác phẩm văn học là sản phẩm của một thời đại
lòch sử cụ thể,thể hiện dấu ấn của thời đại. Luận điểm này có ý nghóa trong phương pháp tiếp cận
phân tích văn học. (Ví dụ minh họa)

Chương 3- VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
Câu 5*: (5 điểm) Phân tích đặc điểm ngôn từ nghệ thuật. Nhận xét tính ưu việt của nghệ
thuật ngôn từ
Đáp án:
1-Tính chất phi vật thể: (1 điểm)
1.1-Hình tượng mỗi loại hình nghệ thuật được xây dựng bằng những chất liệu khác nhau. Các
loại hình nghệ thuật như hội họa, sân khấu, điêu khắc, điện ảnh dùng các chất liệu như màu sắc,
hình khối, đạo cụ, diễn xuất của diễn viên tác động trực tiếp vào thò giác con người bằng hình
tượng hữu hình vật thể. Hình tượng văn học xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nên tác động vào trí
tuệ, liên tưởng,tưởng tượng của người đọc, không ai thấy hình tượng văn học bằng các giác quan
cụ thể mà bộc lộ qua “cái nhìn” bên trong thầm kín. Đây chính là tính phi vật thể của hình tượng
văn học. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
12
1.2-Tính phi vật thể của hình tượng khiến văn học có thể cảm nhận được không chỉ thế giới
hữu hình cụ thể mà còn cả những cái mơ hồ,thế giới tinh thần trừu tượng. Ngôn từ có thể đưa con

người cảm nhận bề sâu hiện thực bằng cách sử dụng các màu hư ảo có khả năng gợi tả.
(Ví dụ minh họa)

2- Chất liệu ngôn từ không bò hạn chế về không gian và thời gian (1,5 điểm)
2.1- Các loại hình nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc hình tượng được thể hiện qua không gian, văn
học thuộc loại hình nghệ thuật thời gian, hình tượng mở dần trong thời gian. Nhờ sử dụng chất
liệu ngôn từ nên khả năng cảm nhận thời gian trong văn học là vô tận, có the åco kéo thời gian, có
thể đảo lộn trật tự thời gian, đồng hiện thời gian khi miêu tả, thời gian trong văn họckhông chỉ
đơn thuần là thời gian vật lý (tính bằng giờ,phút,năm,tháng) mà còn là thời gian tâm lý của nhân
vật (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2- Không gian trong văn học cũng mang sắc thái riêng. Không gian nhằm tái hiện lại hoàn
cảnh, đòa điểm để nhân vật hành động hoặc mơ ước( chẳng hạn không gian trong truyện cổ tích).
Không gian trong tác phẩm không bò hạn chế giới hạn, có thể mở rộng không gian miêu tả,
chuyển đổi hoặc đồng hiện không gian. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.3- Không gian và thời gian văn học luôn gắn liền với tính quan niệm của nhà văn, thể hiện
qua điểm nhìn không gian. Thông qua cách miêu tả không gian, thời gian nhà văn đều thể hiện
thái độ tình cảm, tâm trạng với cuộc đời.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3- Ngôn ngữ có khả năng phản ánh vẻ đẹp tư tưởng của hình tượng: (1,5 điểm)
3.1- Con người đi vào văn học là con người biết nói năng suy nghó thông qua văn bản nghệ
thuật ngôn từ: Lời phát ngôn, giọng điệu của người trần thuật,nhân vật, người kể chuyện, nhân vật
trữ tình. Dưới góc độ thi pháp, ngôn từ không chỉ là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng
miêu tả của văn học (M.Bakhtin). (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3.2-Văn học khác các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ: hội họa và điêu khắc miêu tả thế giới
hữu hình và cái nhìn của con người nhưng bằng sự im lặng, âm nhạc tuy có lời nhưng cái hồn của
bản nhạc lại thuộc về giai điệu tiết tấu. Văn học có thể cảm nhận được tiếng nói, giọng điệu của
hết thảy mọi tầng lớp người trong xã hội từ tên vô lại cho đến bậc hiền triết ở mọi thời đại khác
nhau. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3.3- Văn học còn có khả năng thể hiện những suy ngẫm tư duy của con người của tác giả, khắc
hoạ được chân dung tư tưởng của nhà văn thông qua hình tượng nhân vật. Đó là những tư tưởng
triết học, chính trò, đạo đức, tâm lý, học thuật, kinh tế của con người trong mọi thời đại. Suy cho

cùng văn học là một cuộc trao đổi, tranh luận, đối thoại ngầm hoặc công khai về tư tưởng trong ý
nghóa đích thực của từ này. (Ví dụ minh họa)
4-Tính vạn năng và phổ thông của văn học: (1 điểm)
4.1- Tính vạn năng:Do lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có thể phản ánh bất cứ phương diện
nào của đời sống hiện thực.Văn học có khả năng vô hạn trong việc tái hiện đời sống,thực hiện
chức năng nhận thức,biểu hiện tư tưởng một cách hoàn hảo nhất. Hegel đã khẳng đònh:”Văn học
là nghệ thuật phổ quát,có khả năng diễn đạt và phát biểu bất cứ nội dung nào dưới bất kỳ hình
thức nào”. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
13
4.2- Tính phổ thông: Ngôn từ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất của con người, xét về
phương diện sáng tác, truyền bá và tiếp nhận thì văn học là loại hình nghệ thuật phổ thông
nhất.Việc tàng giữ, tiếp nhận văn học không đòi hỏi nhiều phương tiện vật chất như các loại hình
nghệ thuật khác(Âm nhạc,hội hoạ,điêu khắc…). Nghệ thuật ngôn từ có nhiều thuận lợi hơn so
vớicác nghệ thuật khác. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
Câu 6 : (5 điểm) Đăc trưng của hình tượng văn học. Phân tích minh họa bằng một hình tượng
văn học cụ thể.
Đáp án:
1-Sự miêu tả thế giới một cách gián tiếp ước lệ: (1,5 điểm)
1.1- Hình tượng văn học do ngôn từ gợi mở mà ngôn ngữ là tín hiệu biểu đạt bằng âm thanh
(hoặc chữ viết) gắn liền với ý nghóa khái quát ở sau mỗi từ. Hiện thực cuộc sống hiện hình gián
tiếp đằng sau mỗi từ ngữ bằng sự suy ngẫm liên tưởng chúng ta mới nhận biết được (Điều này
khác với hình tượng hội hoạ, điêu khắc mang tính hữu hình cụ thể).(0,5 điểm)
1.2- Hình tượng văn học không dừng ở miêu tả mà còn gắn liền với những biểu tượng, kinh
nghiệm, ký ức. Nhiều hình tượng còn mang tính ước lệ tượng trưng sâu sắc, là những tín hiệu
thẩm mỹ nằm sâu trong mạch ngầm văn bản.Việc giải mã được tín hiệu ấy chính là việc đi tìm
hiểu nội dung ý nghóa của hình tượng. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
1.3-Khác với hình tượng hội họa, điêu khắc, hình tượng văn học là tâm ảnh. Quá trình hình
thành và tiếp nhận hình tượng luôn gắn liền với sự tưởng tượng, liên tưởng; là quá trình khơi gợi,
chờ đợi liên tưởng, kích thích và thăng hoa sáng tạo. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2-Sự biểu hiện ý thức chủ thể một cách trực tiếp: (1 điểm)

2.1- Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm lao động sáng tạo của nghệ só nên luôn có dấu ấn của
chủ thể sáng tạo.Tuy nhiên tính chủ thể trong văn học được bộc lộ trực tiếp do sự tham gia của
nhân vật trữ tình và người kể chuyện. Tính chủ thể luôn thể hiện trên bề mặt của hình tượng.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2- Sự thể hiện tính chủ thể trong hình tượng văn học khá đa dạng tuỳ theo từng thể loại,
khuynh hướng sáng tác.Chẳng hạn trong thơ tính chủ thể bộc lộ qua tâm trạng cảm xúc của tác
giả, cái tôi trữ tình của nhà thơ; trong văn xuôi sự miêu tả, trần thuật kết hợp với bình luận phân
tích càng làm cho tính chủ thể hiện rõ.Việc nhân vật bộc lộ tính cách cũng là biểu hiện của tính
chủ thể của hình tượng(tính cá thể hoá của hình tượng văn học)
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3-Tính khái quát của hình tượng văn học: (1 điểm)
3.1- Với tư cách là phiên bản hiện thực đời sống nên hết thảy hình tượng văn học đều mang nội
dung khái quát điển hình về con người và xã hội. Hình tượng nhân vật điển hình đều đại diện cho
một lực lượng, tầng lớp người nào đó trong xã hội. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3.2- Tính khái quát hoá trong văn học khác với khoa học: văn học không khái quát bằng khái
niệm trừu tượng mà thông qua việc khắc hoạ những nét đặc trưng phổ biến của nhân vật.Theo
Goethe:”Sức sống đích thực của nghệ thuật là ở chỗ nắm bắt và miêu tả sự vật đặc thù cá biệt…
chỉ có nghệ thuật nào thể hiện được đặc trưng mới là nghệ thuật đích thực”
14
Tựu trung lại khái quát hoá và cá thể hoá là hai mặt của hình tượng văn học điển hình có ý nghóa
sâu sắc. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
4- Phân tích minh họa:
Dựa trên những đặc trưng kể trên, thí sinh tiến hành khảo sát phân tích một hình tượng văn học
cụ thể (1,5 điểm)
Chương 4 - QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO VĂN HỌC
Câu 7: (5 điểm) Trình bày những tố chất của người nghệ só trong quá trình sáng tạo. Dẫn
chứng minh họa bằng nhà văn cụ thể.
Đáp án:
1- Năng lực quan sát và trí nhớ: (1,5 điểm)
1.1- Cơ sở xây dựng hình tượng là vốn sống của nhà văn tích luỹ từ việc nhận thức hiện thực

cuộc sống. Để nhận thức được cuộc sống một cách đa dạng sâu sắc nhà văn đòi hỏi phải có năng
lực quan sát, có đôi mắt tinh tường để nắm bắt những biểu hiện đặc trưng của đời sống. Sáng tác
thành công không chỉ ở đề tài mới lạ mà biết phát hiện ra những dấu hiệu mới lạ trong hiện thực
cuộc sống rất đỗi bình thường. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
1.2- Vốn kiến thức sâu rộng cũng là tố chất trí tuệ của nhà văn. Nắm vững tri thức về văn hoá,
phong tục tập quán, lòch sử, nghệ thuật triết học, kinh tế…nhà văn có thể khám phá sâu hơn mọi
mặt đời sống. Sự lòch lãm uyên thâm uyên bác là kết quả của sự dấn thân tích cực vào đời sống
của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên mà kết quả của những chuyến đi thực tế, nhà văn thường
nung nấu và hình thành ý tưởng sáng tác. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
1.3-Trí nhớ tốt cũng là năng lực không thể thiếu của nhà văn để ghi nhớ tích luỹ những ấn tượng
về cuộc sống, kinh nghiệm sách vở. Nhiều nhà văn đã từng lưu giữ những kỷ niệm rất lâu từ thû
ấu thơ để đưa vào tác phẩm. Đặc biệt ở những bộ tiểu thuyết đồ sộ việc nhớ hết các sự kiện, lai
lòch và mối quan hệ của các nhân vật đảm bảo tính logic cốt truyện đòi hỏi nhà văn phải có sự
mẫn cảm về trí nhớ. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2- Năng lực thẩm mỹ,tình cảm và trực giác: (1 điểm)
2.1- Khi sáng tác nhà văn phải có sự rung cảm thẩm mỹ thực sự trước cuộc sống, tình cảm xơ
cứng không thể trở thành nghệ só được. Nhà văn phải có hệ thần kinh thật nhạy bén khi va chạm
trước hiện tượng thẩm mỹ để thăng hoa nghệ thuật. Tình cảm thẩm mỹ mãnh liệt là điều kiện
cần thiết để nhà văn sáng tạo nghệ thuật. Phẩm chất tình cảm trong văn học phải chân thực, là
những tình cảm lớn lao, cao cả…Tình cảm nảy sinh từ ý thức tư tưởng lớn gắn liền với cái chân
thiện mỹ. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2-Trực giác là năng lực nhận thức lý tính bằng trực cảm, nhận thực trong khoảnh khắc không
trải qua phân tích suy lý. Nhờ năng lực này cuộc sống đi vào tác phẩm sinh động hấp dẫn như nó
vốn có.Trực giác, thẩm mỹ tình cảm là những nhân tố không thể thiếu trong tư chất nghệ só giúp
cho nhà văn phác thảo bức tranh cuộc sống non tơ xanh tươi đầy ắp tình cảm.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3-Năng lực tưởng tượng và lý giải đời sống: (1 điểm)
15
3.1- Hư cấu tưởng tượng là đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật thể hiện ở những
phương diện sau:

+ Sắp xếp, kết cấu tổ hợp các chi tiết hình ảnh trong chỉnh thể hình tượng đồng thời cải tạo
biến đổi khác với hiện thực đời sống vốn có để hình tượng thêm sinh động. Từ nguyên mẫu đời
sống đến hình tượng nghệ thuật là kết quả của quá trình hư cấu tưởng tượng.
+ Bổ sung thêm các tình tiết nghêï thuật để kết cấu tác phẩm thêm sinh động, hình tượng hoàn
chỉnh theo ý tưởng sáng tác của nhà văn.Tuy nhiên sự bổ sung phải hợp với logic cuộc sống, tình
cảm, tính cách nhân vật không được tuỳ tiện chủ quan. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
3.2- Trí tưởng tượng giúp cho nhà văn hóa thân vào nhân vật, can dự vào các tình huống
truyện, vui buồn cùng số phận cuộc đời nhân vật để có thể miêu tả được tâm trạng suy nghó tình
cảm và cách ứng xử của nhân vật. Trí tưởng tượng tạo cho hình tượng vẻ đẹp tượng trưng biểu
tượng. Phẩm chất tưởng tượng gắn liền với tình cảm chủ quan của nghệ só thể hiện dấu ấn cá tính
sáng tạo của tác giả. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
4- Năng lực biểu hiện: (1,5 điểm)
Thể hiện năng lực trình bày ý tưởng của nhà văn trên trang viết. Đây là năng lực quyết đònh
thành công của tác phẩm. Năng lực này bao gồm nhiều phương diện:
4.1- Năng lực cấu tứ: năng lực tổ chức bố cục tác phẩm, xây dựng hình tượng nghệ thuật thành
chỉnh thể mang ý nghóa khái quát. Cách tổ chức tác phẩm còn tuỳ thuộc vào từng thể loại.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
4.2- Năng lực khắc họa,miêu tả xây dựng hình tượng nhân vật: Đòi hỏi nhà văn huy động vốn
sống, ký ức về cuộc sống, hình thành các biểu tượng, quan niệm để xây dựng hình tượng nhân
vật. Nhà văn chọn lựa các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu để tạo nên hình tượng sống động.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
4.3- Năng lực biểu hiện hình thức đẹp: Năng lực sử dụng các thể loại, sử dụng ngôn ngữ, sử
dụng các phương tiện nghệ thuật…thể hiện tài năng biểu hiện các sắc thái tinh vi của cuộc sống.
Năng lực này thiên vềø kỹ thuật viết văn. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
Tất cả nội dung năng lực biểu hiện tạo ra phẩm chất hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 8: (5 điểm)Tại sao nói cá tính sáng tạo của nhà văn góp phần đổi mới văn học
Đáp án:
1- Gi ả i thích khái niệm : Cá tính sáng tạo của nhà văn(1,5 điểm)
1.1- Cá tính là những đặc trưng tâm lý ổn đònh có khuynh hướng rõ rệt của con người thể hiện
qua các phương diện: hứng thú, thò hiếu, khí chất, năng lực, thiên phú, tính cách. Cá tính tuy là

phạm trù cá nhân nhưng chòu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống xã hội, truyền thống văn hóa(là
sản phẩm xã hội hóa cá nhân). (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
1.2- Cá tính sáng tạo của nhà văn gắn liền với cá tính nhà văn nhưng không đồng nhất.Tuy vậy
nhiều nét cá tính tâm lý để lại dấu ấn trên trang viết như một thói quen thẩm mỹ.
Theo Khrapchencô: “Cá tính sáng tạo của nhà văn là cá nhân nhà văn bao gồm các đặc điểm
tâm lý và xã hội, đó là cách nhìn về thế giới và cách thể hiện nghệ thuật. Cá tính sáng tạo của
16
nhà văn bao gồm thái độ thẩm mỹ đối với xã hội bao gồm cả ngôn ngữ, lời kêu gọi nội tâm đối
với công chúng nghệ thuật”. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
1.3- Cá tính sáng tạo biểu thò phẩm chất năng lực trong lao động nghệ thuật của nhà văn, là dấu
hiệu chứng tỏ nhà văn đó trưởng thành đònh hình phong cách nghệ thuật.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)

2- Cá tính sáng tạo góp phần đổi mới văn học: (3,5 điểm)
2.1- Văn học phát triển không ngừng trên cơ sở đổi mới không ngừng cá tính sáng tạo của nhà
văn. Chính điều này tạo nên bức tranh văn học ngày càng phong phú đa dạng. Một nền văn học
có chất lượng không chỉ ở nội dung tư tưởng nghệ thuật tiến bộ mà còn ở sự phát triển đa dạng
các phong cách nghệ thuật. (Ví dụ minh họa)(1 điểm)
2.2- Sáng tạo không có nghóa là đổi mới hoàn toàn mà trên cơ sở kế thừa tiếp nối truyền thống
những yếu tố nội dung và nghệ thuật mang tính ổn đònh như: đề tài, chủ đề, hình tượng, thể loại,
các biện pháp nghệ thuật. (Ví dụ minh họa)(1 điểm)
2.3- Sự đổi mới không ngừng của văn học diễn ra trên nhiều bình diện: (1,5 điểm)
+ Đổi mới về hình thức khái quát nghệ thuật: tiến trình văn học của nhân loại dã trải qua nhiều
hình thức khái quát hiện thức như: thần thoại, lãng mạn, cổ điển, hiện thực, tượng trưng, siêu
thực, hiện thực xã hội chủ nghóa…
+ Đổi mới nội dung đời sống được mô tả thông qua hệ thống đề tài,chủ đề tư tưởng.
+ Đổi mới hệ thống thi pháp như: quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, quan niệm
không gian, thời gian nghệ thuật là nguyên tắc xây dựng hình tượng.
+ Đổi mới hình thức nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ,kết cấu, thể loại… (Ví dụ minh họa)
Chương 5: TIẾP NHẬN, THƯỞNG THỨC, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Câu 9: (5 điểm) Phân tích vai trò của hoạt động tiếp nhận văn học. Cho ví dụ minh họa
Đáp án:
1- Tiếp nhận văn học là gì? (1 điểm)
1.1- Tiếp nhận văn học là hoạt động của độc giả trong việc tiếp cận chiếm lĩnh cảm nhận thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
1.2- Hoạt động tiếp nhận văn học bao gồm nhiều cấp độ: thưởng thức, phẩm bình tác phẩm văn học
2-Vai trò,ý nghóa của hoạt động tiếp nhận văn học: (4 điểm)
2.1- Ti ế p nh ậ n v ă n h ọ c góp ph ầ n hình thành mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đ ọc:
+ Nếu sáng tác văn học là hoạt động “sản xuất” thì tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu
dùng”. Tác phẩm văn học là một quá trình, không nhất thành bất biến mà luôn gợi mở ý nghóa
vô tận từ phía độc giả.Vòng đời của tác phẩm không phải là chu kỳ khép kín mà luôn mở ra từ
phía đời sống. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+ Tác phẩm tuy hoàn thành nhưng chưa hoàn tất. Nhà văn hoàn thành tác phẩm, còn sự hoàn
tất là do độc giả, do sự sàng lọc của thời gian và lòch sử. Cùng một tác phẩm nhưng mỗi thời đại,
mỗi người lại có cách tiếp cận khác nhau. Nhiều khi sự lý giải từ phía độc giả nằm ngoài ý tưởng
sáng tác của nhà văn.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
17
+ Tiếp nhận văn học đồng nghóa với việc làm sống dậy thế giới nghệ thuật trong tác phẩm,
là cuộc trò chuyện đối thoại ngầm giữa độc giả và nhà văn thể hiện năng lực tư duy xúc cảm của
người tiếp nhận.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+ Tiếp nhận văn học có vai trò quan trọng trong việc hoàn tất quá trình sáng tác, làm cho
hoạt động sáng tạo trở nên có ý nghóa, mục đích, giá trò đích thực của tác phẩm được bảo tồn và
phát triển phong phú thêm.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2-Tính tích cực sáng tạo của người đọc:
+ Người đọc là nhân tố không thể thiếu trong qua trình văn học, tiếp nhận tác phẩm bằng tất
cả tính tích cực và sáng tạo của mình. Để có được tố chất đó đòi hỏi người đọc phải có vốn sống
và sự hiểu biết lòch lãm nghệ thuật nhất đònh (Nắm vững tính đặc thù của ngôn từ nghệ thuật,
hình tượng văn học, cấu trúc của từng thể loại văn học, đặc điểm phong cách,thi pháp nghệ thuật
của từng trào lưu,tác giả…). Có như thế người đọc mới trở thành người đồng sáng tạo với tác giả.
Sáng tạo trong quá trình hiểu biết, thưởng thức,lý giải và thẩm đònh tác phẩm.(Ví dụ minh họa)

(0,5 điểm)
+ Tính tích cực và sáng tạo của người đọc thể hiện ở chỗ khi tiếp nhận người đọc khơi gợi
những điểm (Khoảng trống) mà nhà văn vô tình hay hữu ý không nhắc đến. Bằng hoạt động liên
tưởng, tưởng tượng người đọc giải mã cấu trúc hình tượng, phát hiện những hàm ngôn ẩn ý trong
mạch ngầm văn bản. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+ Ở cấp độ cao hơn, người đọc phát hiện ra những tầng ý nghóa mới và những mối liên hệ
bên trong chỉnh thể tác phẩm nhiều khi gây bất ngờ cho chính tác giả. Chính điểm này tạo nên
sức sống vónh cửu của tác phẩm“Đọc văn học là một cuộc đi tìm nghóa”.Sở dó có hiện tượng này
là do khi tiếp nhận người đọc đặt tác phẩm và ngữ cảnh riêng của người tiếp nhận (môi trường
tiếp nhận bao gồm: Không gian,thời gian tâm lý tiếp nhận). Cũng tác phẩm ấy,cũng đối tượng
tiếp nhận ấy nhưng lần tiếp nhận sau có khi lại phát hiện thêm nhiều ý nghóa mới. Do vậy cơ hội
sáng tạo của người đọc luôn ở phía trước.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+ Sáng tạo từ phía người đọc không có nghóa là làm phá vỡ logic khách quan của tác phẩm.
Đành rằng tác phẩm tàng ẩn tính mơ hồ đa nghóa đối với người đọc nhưng không vì thể mà tiếp
nhận theo thiên kiến chủ quan làm bóp méo đi ý tưởng của tác giả toát ra từ văn bản tác phẩm.
Luận điểm này góp phần khẳng đònh thêm về sự đồng cảm giữa tác giả và độc giả về tác phẩm
cho dù họ có khoảng cách xa nhau về không gian và thời gian. Đây chính là yêu cầu tôn trọng
chân lý nghệ thuật khi tiếp nhận văn học
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
Câu 10: (5 điểm) Phân tích đặc điểm của từng loại hình độc giả trong hoạt động tiếp nhận văn
học.
Đáp án:
1- Tiêu chí phân chia loại hình độc giả:(1 điểm)
Có nhiều tiêu chí phân loại người đọc: nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi, vò thế chính trò xã
hội….nhưng dựa trên quá trình “Sản xuất”-“Tiêu dùng” tác phẩm trong đời sống xã hội, có thể
chia người đọc thành 2 loại: Người đọc tiềm ẩn và người đọc thực tế.
2- Người đọc tiềm ẩn (Người đọc giả đònh) (2 điểm)
18
2.1- Loại người đọc nằm trong tâm tưởng, niềm mong đợi của nhà văn xuất hiện trong quá
trình sáng tác. Khi sáng tác nhà văn luôn hình thành ý tưởng nhắn gởi, tâm tình, kêu gọi, phán

xét… những ai đó. Bóng dáng của người đọc giả đònh ít nhiều xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
chuyển thành một số yếu tố kết cấu trong tác phẩm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.2- Trong tác phẩm xuất hiện lời kể thì không thể vắng bóng đối tượng tiếp nhận, nhiều khi
độc giả xuất hiện ngay trong tiêu đề tác phẩm . (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.3- Tuy nhiên không nên chứng minh áp đặt người đọc tiềm ẩn vào các hình thái quá cá biệt
và cụ thể.Tuy tác giả trực tiếp gọi tên nhưng không phải đó là người duy nhất đọc tác phẩm (VD:
Kính gởi cụ nguyễn Du của Tố Hữu). Người đọc tiềm ẩn thực chất là một phạm trù mỹ học giúp
ta nhận diện cơ chế bên trong của hoạt động sáng tạo văn học. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.4- Người đọc tiềm ẩn có vai trò quan trọng trong hoạt động văn học góp phần đònh hướng
nhà văn trong việc xử lý đề tài, lựa chọn cách viết để tác phẩm đạt đến mức tác động tối đa phù
hợp với tầm đón nhận. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3- Người đọc thực tế: (2 điểm)
3.1- Loại độc giả tiếp nhận tác phẩm văn học tồn tại thật trong cuộc đời. Đây là đối tượng khá
phong phú đa dạng nhiều khi vượt khỏi khả năng bao quát của tác giả(có khi không trùng khớp
với độc giả tiềm ẩn). Có bao nhiêu lượt người đọc thì có bấy nhiêu hoạt động tiếp nhận văn học.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3.1- Có thể phân loại người đọc này theo nhiều tiêu chí khác nhau trong đó tiêu chí tầm đón
nhận là tiêu biểu. Tầm đón nhận nhằm chỉ khả năng, giới hạn nhu cầu tiếp nhận văn học cụ thể
của từng cá nhân, thời đại, loại hình người đọc. Có thể phân chia người đọc thực tế thành các loại
sau:
+ Loại người đọc bình dân có thể hiểu biết thích thú văn học dân gian, ít chú ý đến sáng tác
mang tính chuyên nghiệp
+ Loại người có văn hóa phổ thông, chủ yếu đọc để giải trí, không chú ý đến việc nhận xét
đánh giá tác phẩm.
+ Loại người đọc là trí thức coi việc đọc văn chương là nhu cầu không thể thiếu được của cuộc
sống, khi đọc có suy ngẫm, trao đổi tranh luận nhằm hiểu và đồng cảm với tác phẩm, họ tạo nên
những dư luận xã hội về tác phẩm
+ Giới văn học( nhà sáng tác,lý luận phê bình,biên tập viên văn học, giáo viên văn học…) Họ là
đối tượng tiếp nhận văn học có chất lượng nhất (tiếp nhận bao hàm sự sáng tạo).
(Ví dụ minh họa)(1,5 điểm)


Câu 11: (5 điểm) Trình bày những hiểu biết của anh (chò) về hoạt động thưởng thức văn học.
Liên hệ bằng tác phẩm cụ thể.
Đáp án:
1- Thưởng thức văn học – Một hoạt động phổ biến của tiếp nhận văn học:(1 điểm)
1.1-Tiếp nhận văn học có nhiều cấp độ, thưởng thức văn học là cấp đôï tiếp nhận cụ thể cảm
nhận cái hay,cái đẹp của tác phẩm văn chương từ đó đem lại khoái cảm thẩm mỹ. Thưởng thức
19
văn học là cấp độ tiếp nhận phổ biến của mọi đối tượng là hoạt động đối với cá nhân từng người
đọc nhằm đạt tới sự hòa đồng chia sẻ với tác giả. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
1.2- Thưởng thức văn học bao gồm cả sự rung cảm thẩm mỹ và nhận thức lý trí có quan hệ bổ
sung chuyển hóa nhau.Thông qua thưởng thức mới đánh giá được tác phẩm.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2- Điều kiện thưởng thức văn học: (1 điểm)
2.1- Người thưởng thức phải có vốn sống và kinh nghiệm xã hội nhất đònh. Điều này còn phụ
thuộc vào tuổi tác, trình độ học vấn. Tuy vậy không có nghóa rằng sự trải nghiệm cuộc sống đồng
nghóa với năng lực thưởng thức văn học. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.2- Người thưởng thức phải có vốn hiểu biết nhất đònh về đặc trưng văn học mới có thể giải
mà tín hiệu thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật.
Kinh nghiệm cuộc sống và năng lực nghệ thuật là nhân tố hình thành tầm đón nhận đối với
người thưởng thức. Đây là điều kiện chủ quan của hoạt động thưởng thức văn học. Không thể bỏ
qua những điều kiện khách quan như đời sống, môi trường văn học của xã hội: sự vận động nâng
cao chất lượng sáng tác, đònh hướng giáo dục thò hiếu thẩm mỹ cho công chúng, hình thành văn
hóa đọc trong xã hội… để góp phần nâng cao tầm đón nhận. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3- Quá trình hoạt động tâm lý trong thưởng thức văn học: (2 điểm)
3.1- Tâm thế thưởng thức và sự chú ý: Đây là hoạt động tâm lý tích cực mang tính chất khơi
nguồn chuẩn bò thưởng thức.
+ Tâm thế thưởng thức biểu hiện qua trạng thái tâm hồn,tình cảm, trí tuệ nhân thức mà người
đọc hình thành khi bắt đầu bước vào thế giới nghệ thuật. Người đọc phải thức nhận rằng mình
đang có cơ hội để thanh lọc, đền bù, cảm thông, chia sẻ. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)

+ Sự chú ý tập trung ở cấu trúc hình thức văn bản tác phẩm (như giọng điệu, không gian, thời
gian…)để hình thành cảm giác hưởng thụ thẩm mỹ.
3.2- Tri giác thẩm mỹ: giúp người đọc nhận thức diện mạo cảm tính của tác phẩm văn học (chi
tiết, hình ảnh, sự kiện, nhân vật, nhòp điệu…).Tri giác thẩm mỹ tạo nên khoái cảm thẩm mỹ khi
tiếp nhận thế giới hiện thực sống đôïng trong tác phẩm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3.3- Nhận thức thẩm mỹ: giúp người đọc nhận ra ranh giới giữa cuộc sống hiện thực khách
quan với thế giới hiện thực trong tác phẩm, giải mã được các ẩn dụ, điển cố, biểu tượng, motyp,
cái lý nghệ thuật trong tác phẩm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3.4- Tưởng tượng thẩm mỹ: đi kèm cùng với nhận thức thẩm mỹ làm cho hiện thực cuộc sống
trong tác phẩm sinh động, thi vò hơn. Không có tưởng tượng, tác phẩm trở nên khô khan nhạt
nhẽo.Tưởng tượng bao hàm nhiều cấp độ: tái hiện và sáng tạo.Tưởng tượng luôn đi kèm với xúc
cảm thẩn mỹ. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
4- Hiệu quả của thưởng thức văn học: (1 điểm)
4.1- Đồng cảm và thanh lọc:
+Đồng cảm về tư tưởng và quan niệm mà tác phẩm đặt ra, với số phận cuộc đời nhân vật
mà theo Mạnh Tử đó là sự “Trắc ẩn chi tâm”.
20
+Thanh lọc tình cảm,nâng cao tâm hồn và nhân cách hướng tới tình cảm cao đẹp.Khái
niệm này bắt nguồn từ thời Aristôt,theo ông”Bi kòch gây ra nỗi đau buồn và khiếp sợ,từ đó dẫn
đến sự thanh lọc đối với những tình cảm này” (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)

4.2- Bừng tỉnh và ghi tạc:
+Bừng tỉnh: người đọc suy ngẫm khi nhận thức chân lý của tác phẩm,đối chiếu với thực tiễn
cuộc sống bỗng phát hiện những vấn đề triết lý nhân sinh.
+ Ghi tạc: Những điều tiếp nhận tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm thức không phai
mờ. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
Chương 6 : CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC
Câu 12: (5 điểm)Tại sao nói: Chức năng thẩm mỹ mang tính đặc thù của nghệ thuật. Cho ví
dụ minh họa.
Đáp án:

1- Hệ thống các chức năng văn học: (1 điểm)
Chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Nhận thức và giáo dục không chỉ có trong văn
học mà còn thể hiện trong các hình thái ý thức khác như: đạo đức, triết học, lich sử… chỉ có chức
năng thẩm mỹ mới mang tính đặc thù nghệ thuật
2- Tính đặc thù nghệ thuật của chức năng thẩm mỹ: (4 điểm)
2.1- Khơi gợi khoái cảm nghệ thuật, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, giải trí: (2 điểm)
+Văn học có khả năng khơi gợi đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cái đẹp của con người bởi lẽ sáng
tạo ra cái đẹp, vun xới cho cái đẹp vónh cửu là mục đích cứu cánh, là chức năng quan trọng nhất
của văn học từ bao đời nay (Cái đẹp của văn học không chỉ là dấu hiệu hình thức mà còn là nội
dung). Biêlinski khẳng đònh “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệø thuật, nếu thiếu
cái đẹp thì không thể có nghệ thuật”. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
+ Văn học đem đến cho con người sự thụ cảm thẩm mỹ từ bản thân đời sống hiện thực(thiên
nhiên, xã hội, con người). Cái đẹp trong văn học là một phạm trù lòch sử, nội dung thẩm mỹ luôn
vận động và biến đổi qua từng thời kỳ lòch sử. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
+ Cái đẹp của văn học toát lên từ hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Vẻ đẹp của chất liệu nghệ
thuật, phương thức phương tiện nghệ thuật, các biện pháp tu từ khơi gợi con người khoái cảm
thẩm mỹ về sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Người đọc cảm thấy hả hê,thán
phục trước tài năng và sự sáng tạo của nhà văn được hiện thực hóa trong thế giới hình tượng.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
+ Hưởng thụ thẩm mỹ không gắn với những vụ lợi vật chất nhỏ nhen tầm thường, là sự thăng
hoa của tâm hồn khi thụ cảm văn học.Văn học đem đến khoái cảm thẩm mỹ vô tư lãng mạn,
người đọc du hành trong thế giới nghệ thuật vợi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn phiền muộn của cuộc
sống đời thường. Chính vì thế về một phương diện nào đó văn học là một phương tiện giải trí
thanh cao bổ ích. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.2-Đònh hình thò hiếu, lý tưởng thẩm mỹ khơi gợi tố chất nghệ só và khả năng sáng tạo của con
người: (2 điểm)
21
+Thò hiếu thẩm mỹ là những sở thích, thái độ thẩm mỹ của xã hội và cá nhân khi tiếp nhận hiện
tượng thẩm mỹ, nó thể hiện năng lực trình độ đònh gía thẩm mỹ của chủ thể thụ cảm.Văn học là
nhân tố quan trọng trong việc hình thành thò hiếu thẩm mỹ của con người. (Ví dụ minh họa)(0,75

điểm)
+ Lý tưởng thẩm mỹ là những chuẩn mực giá trò thẩm mỹ mà con người khát khao hướng
tới.Văn học góp phần bồi dưỡng lý tưởng thẩm mỹ cho con người, bởi hiện thực đời sống đi vào
văn học mang vẻ đẹp lý tưởng, văn học không chỉ nói điều đã và đang có mà còn hướng tới điều
cần phải có để cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn.Lý tưởng thẩm mỹ có quan hệ với lý tưởng
xã hội,chính trò,đạo đức là một phạm trù lòch sử. (Ví dụ minh họa)(0,75 điểm)
+ Văn học biểu hiện đầy đủ nhất năng lực và cá tính sáng tạo của nghệ só, nó giúp cho người
đọc khơi dậy và rèn giũa các giác quan thẩm mỹ, thăng hoa xúc cảm thẩm mỹ. Người thường
xuyên tiếp cận văn học sẽ hình thành tố chất nghệ só và niềm khao khát say mê sáng tạo nghệ
thuật. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
Câu 13: ( 5 điểm) Lý giải luận điểm:Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống của con
người.
Đáp án:
1- Luận điểm khẳng đònh mối quan hệ giữa văn học và hiện thực: (0,5 điểm)
Văn học có khả năng nhận thức cuộc sống vô hạn. Văn học có thể phản ánh hiện thực cuộc
sống một cách khái quát và cụ thể sinh động. Văn học là bức tranh toàn cảnh về hiện thực tự
nhiên, xã hội và con người ở mọi thời đại
2-Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống: ( 2 điểm)
2.1- Xuất phát từ đặc trưng của văn học phản ánh hiện thực, văn học có khả năng vô tận trong
việc giúp con người khám phá mọi diện mạo đời sống hiện thực, cung cấp tri thức tổng hợp về
cuộc sống (thế giới tự nhiên, xã hội, con người). (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2.2- Vấn đề mà văn học quan tâm nhất là hiện thực con người. Văn học giúp con người hiểu
biết về mình hơn, tìm hiểu thân phận con người, phân tích tâm lý con người, khám phá các tính
cách xã hội trong từng thời đại nhất đònh. Không phải nhẫu nhiên mà nhiều nhà văn đã đạt đến
phép “biện chứng tâm hồn”. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2- Văn học nhận thức cái khái quát qua cái cụ thể, cái mới lạ trong cái quen thuộc, nhận
thức sự đa dạng ngẫu nhiên biến hóa:( 2,5 điểm)
2.1- Theo quy luật của nhận thức thì đích cuối cùng bao giờ cũng hướng đến những chân lý
phổ quát, khám phá bản chất quy luật của các hiện tượng. Nhận thức trong văn học cũng nằm
trong quỹ đạo đó. Văn học chân chính phải nhận thức được những vấn đề bản chất của hiện thực,

phát hiện những trạng thái nhân sinh, tìm hiểu quy luật vận động của đời sống và chứa đựng
những dự báo tương lai. Lenin gọi Toistoi là “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”
Cho ví dụ minh họa (1 điểm)
2.2- Nhận thức trong văn học không bằng suy lý logic,công thức,khái niệm trừu tượng mà bằng
hình tượng cụ thể cảm tính đa dạng và phong phú.Văn học nhận thức cái chung,cái mang tính
22
quy luật qua cái riêng độc đáo tưởng như rất ngẫu nhiên,cá biệt. Chính vì thế văn học khám phá
bao điều mới lạ,sâu xa từ trong những cái rất đỗi bình thường đơn giản gần gũi thân quen.
Cho ví dụ minh họa (1 điểm)
2.3- Đọc một tác phẩm ta hiểu thêm những số phận, thấm thía thêm bao điều quanh ta mà bấy
nay không để ý. Nhận thức văn học không chỉ khai trí, khai tâm mà còn cung cấp tri thức dạy
khôn cho con người khiến ta phân biệt chân lý,ngụy trá, thiện ác, xấu đẹp một cách rạch ròi.
Cho ví dụ minh họa (0,5 điểm)
Câu 14*: ( 5 điểm) Tại sao nói:Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?. Minh họa
bằng một tác phẩm cụ thể
Đáp án:
1- Luận điểm khẳng đònh bản chất chức năng giáo dục trong văn học: (0,5 điểm)
Từ bao đời nay văn học đã thực hiện chức năng khêu gợi, nuôi dưỡng tư tưởng tình cảm niềm
tin cho con người, giáo dục nhân cách hoàn thiện. Điểm qua một vài tác phẩm văn học tiêu biểu
qua từng thời đại, hoặc nêu một vài quan niệm của nhà văn về chức năng này
2- Văn học khêu gới tư tưởng,tình cảm niềm tin cho con người (1,5 điểm)
2.1- Khi nhận thức hiện thực văn học bao giờ cũng có tính khuynh hướng tư tưởng, gắn liền
với thế giới quan, nhân sinh quan của người viết.Văn học là vũ khí tinh thần sắc bén trong việc
bồi dưỡng thế giới quan, quan điểm chính trò-xã hội, quan điểm luân lý đạo đức góp phần hình
thành nhân cách hoàn thiện.Mỹ học từ xưa đến nay luôn coi trọng chức năng hướng thiện của
văn học(Quan niệm “Văn dó tải đạo”). (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2- Văn học góp phần khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người, đây chính là
sức mạnh giáo dục của văn học.Tác phẩm văn học gọi dậy trong con người lòng nhân ái, vò tha
bao dung độ lượng, tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Không thể đến với văn học bằng một trái
tim băng giá dửng dưng vô cảm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)

2.3- Văn học không chỉ làm cho con người hiểu đúng cuộc sống thực tại mà còn vững tin vào
cuộc sống tương lai.Văn học nhen nhóm trong tâm hồn con người những khát vọng lãng mạn lạc
quan, khơi dậy niềm tin tất thắng của cái thiện, dạy cho con người nghò lực sống, cống hiến vì
tương lai tươi đẹp. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
3-Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người hoàn thiện nhân
cách toàn diện: (1 điểm)
3.1- Tất cả các hình thái ý thức xã hội khác (Chính trò, đạo đức,pháp luật,tôn giáo…) đều hướng
đến việc hình thành nhân cách nhưng không thể thay thế được văn học, bởi lẽ mỗi hình thái ý
thức xã hội chỉ tác động vào một phương diện nào đó của nhân cách còn hình tượng văn học tác
động vào cả trí tuệ, tư tưởng ý thức và vô thức giúp con người hình thành nhân cách trọn vẹn.
Hình tượng văn học là tấm gương để con người tự soi mình, duyệt lại mình và phán xét người
khác.Văn học giúp ta biết phân đònh cái thánh thiện và tội lỗi, giữa cái lý trí cao cả và dục vọng
thấp hèn. Ở những hình tượng lý tưởng còn là giá trò chuẩn mực đời sống.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
23
3.2- Văn học khơi gợi khả năng tự giáo dục xuất phát từ mệnh lệnh của trái tim tự vươn lên hoàn
thiện mình. Văn học giáo dục bằng hình thức đặc thù, giáo dục thông qua hình tượng nghệ thuật,
giáo dục bằng con đường tình cảm thẩm mỹ (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
4- Minh họa bằng tác phẩm cụ thể: (2 điểm)
Thí sinh chọn một tác phẩm phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vừa nêu.
Chương 7 : CÁC QUY LUẬT CHUNG CỦA TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
Câu 15: (5 điểm) Trình bày các tiêu chí phân kỳ văn học. Dựa trên những tiêu chí ấy khảo sát
trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
Đáp án:
1- Các tiêu chí phân kỳ giai đoạn văn học: (1 điểm)
1.1- Tiêu chí xã hội – lòch sử:Việc phân chia giai đoạn văn học dựa trên nguyên tắc về mối
quan hệ giữa văn học và hiện thực lòch sử xã hội. Các giai đoạn của một nền văn học thường có
sự thống nhất với giai đoạn lòch sử của một dân tộc, bởi lẽ văn học là sản phẩm của một giai đoạn
lòch sử nhất đònh. Với tiêu chí phân chia này ta có thể thấy diện mạo xã hội thông qua văn học.
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)

1.2- Tiêu chí các sự kiện văn học: Các sự kiện văn học bao gồm: sự xuất hiện của các trào lưu
văn học, ý thức thẩm mỹ của nhà văn, hệ thống thi pháp văn học của thời đại. Những sự kiện văn
học trên thường mang tính ổn đònh trong một giai đoạn văn học nhất đònh.(0,5 điểm)
2- Trình bày sự phân kỳ các giai đoạn văn học Việt Nam: (1 điểm)
2.1- Văn học Trung đại: Thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
2.2- Văn học Việt Nam hiện đại I :Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
2.3- Văn học Việt Nam hiện đại II :Từ 1945 đến nay
3- Giải thích lý do phân kỳ các giai đoạn: (3 điểm)
3.1- Văn học Trung đại: Thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
+ Xuất hiện trong bối cảnh lòch sử xã hội phong kiến Việt Nam, chòu ảnh hưởng của ý thức hệ
phong kiến (tư tưởng Nho giáo).
+ Hệ thống thi pháp ổn đònh với những dấu hiệu đặc trưng: Tính sùng cổ, tính quy phạm hóa
khi sáng tác. Tính ước lệ, tính phi ngã (cho ví dụ minh họa)(1 điểm)
3.2- Văn học Việt Nam hiện đại I :Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
+ Xuất hiện trong bối cảnh lòch sử xã hội thực dân nửa phong kiến, ảnh hưởng văn hóa
phương Tây, đội ngũ sáng tác xuất thân từ tầng lớp trí thức Tây học, sự xuất hiện nhiều khuynh
hướng sáng tác.
+ Hệ thống thi pháp: Phá vỡ hệ thống thi pháp Trung đại, sự cách tân đổi mới tư duy nghệ
thuật ( Sự xuất hiện phong trào Thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn), một số thể loại mới xuất
hiện ( tiểu thuyết, phóng sự, thơ tự do, kòch…) (cho ví dụ minh họa)(1 điểm)
3.3- Văn học Việt Nam hiện đại II :Từ 1945 đến nay
+ Xuất hiện trong bối cảnh lòch sử dân tộc có nhiều biến đổi: cách mạng tháng tám thành công
mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, cả dân tộc tham gia 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vó đại, đất nước
độc lập thống nhất bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghóa xã họi, thời kỳ đổi mới.
24
+ Khuynh hướng văn học thống nhất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống thi
pháp luôn đổi mới theo hướng hiện đại.(cho ví dụ minh họa) (1 điểm)
Sự phân kỳ Văn học Việt Nam dựa trên cả hai tiêu chí xã hội –lòch sử và sự kiện văn học. Ta
vừa thấy sự hình thành và phát triển cả về ý thức tư tưởng lẫn tư duy nghệ thuật trong từng giai
đoạn và cả tiến trình văn học.

Câu 16 : (5 điểm) Phân tích quy luật kế thừa và cách tân trong văn học. Cho ví dụ minh họa
trong văn học Việt Nam.
Đáp án:
1-Kế thừa và cách tân phát triển là quy luật chung của sự nhận thức: (1 điểm)
Theo quy luật của sự nhận thức biện chứng triết học thì sự nhận thức bao giờ cũng dựa trên cơ
sở cái đã biết để từ đó phát triển lónh hội những chân lý mới. Kế thừa và phát triển cách tân là
quy luất tất yếu. Trong hệ tư tưởng Đức, Maxl Angel có viết: “Lòch sử chẳng qua chỉ là sự kế tiếp
của những thế hệ khác nhau mà mỗi thế hệ đều lợi dụng những vật liệu, tư bản, sức sản xuất do
các thế hệ khác truyền lại một mặt tiếp tục các hoạt động được tiền bối để lại trong những hoàn
cảnh đã căn bản đổi mới, lại bằng một hoạt động đã căn bản đổi mới,nó làm thay đổi hoàn cảnh
cũ . Văn học cũng tuân thủ theo quy luật đó.
2- Sự kế thừa của văn học: (1,5 điểm)
2.1- Kế thừa là quy luật tất yếu của nhận thức, sáng tạo nghệ thuật: Đó là sự tiếp tục sử dụng
thành quả văn nghệ của thời đại trước ở thời đại sau, sự ra đời cái mới từ trong cái cũ. Sự kế thừa
thể hiện ở chỗ nhà văn khi sáng tác không phải từ hai bàn tay trắng mà có sẵn những mẫu mực
sáng tác, các quy phạm xây dựng hình thức. (0,5 điểm)
2.2- Sự kế thừa biểu hiện trên cả hai bình diện nội dung và hình thức:
+ Nội dung: Văn học thường có sự kế thừa đề tài, cảm hứng chủ đạo tạo thành những tư tưởng
truyền thống trong nội dung văn học của một dân tộc.
+ Hình thức: Văn học có sự kế thừa các yếu tố hình thức như: ngôn ngữ, thể loại, các phương
tiện tạo hình, biểu hiện khi xây dựng hình tượng.
Việc tiếp thu học tập di sản văn học quá khứ của dân tộc một cách có ý thức chính là phẩm
chất của nền văn nghệ tiến bộ nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Ví dụ minh họa (1
điểm)
3- Sự cách tân sáng tạo của văn học: (2,5 điểm)
3.1- Cách tân sáng tạo là động lực phát triển của văn học:
Đồng thời với sự kế thừa là sự đổi mới, sáng tạo. Mục đích của sự phủ đònh biện chứng là tạo ra
cái mới chưa từng có thể hiện trình độ điêu luyện mới. Điểm nhấn của cách tân sáng tạo là tạo ra
những giá trò nghệ thuật không lặp lại, phát triển khả năng chiếm lónh đời sống của văn học.
Ví dụ minh họa (0,5 điểm)

3.2- Sự cách tân sáng tạo biểu hiện trên cả hai bình diện nội dung và hình thức:
+ Nội dung: Văn học luôn khai thác phát hiện những mảng hiện thực đời sống mới, đề xuất
những ý tưởng mới về cuộc sống. Nhà văn luôn phải có ý thức tìm tòi “Khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo ra những gì chưa có”(Nam cao).
25

×