Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 THPT môn ngữ văn phần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.46 KB, 18 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI BÌNH
THPT chun Thái Bình

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT
CHUYÊN
NĂM 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút

A.GIỚI THIỆU ĐỀ
Câu 1(3,0điểm)
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa-Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình
u và lịng biết ơn mẹ.
Câu 2 (7,0 điểm)
Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thủy của con người Việt Nam qua 2 bài thơ
Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh Trăng (Nguyễn Duy).


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (3,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: Bàn về cái lẽ ở đời mà Nguyễn Duy nói trong 4 câu thơ:
cơng lao to lớn của mẹ và đạo làm con (tình u và lịng biết ơn mẹ).
- Phương pháp lập luận: giải thích, bình luận, kết hợp chứng minh, đánh giá vấn
đề.
- Tư liệu: dựa vào bốn câu thơ và đời sống thực tế.


Xác lập ý
- Giải thích 4 câu thơ để tìm ra cái lẽ ở đời.
- Bình luận:
+ Khẳng định vấn đề.
+ Suy nghĩ về cơng lao và tình mẹ.
+ Suy nghĩ về đạo làm con.
- Mở rộng vấn đề: khẳng định truyền thống tri ân của dân tộc và phê phán những
hành vi trái đạo đối với mẹ.
- Kết bài: đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.
Câu 2: (7,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: Trình bày cảm nhận về nét đẹp đạo lí ân tình, chung thủy
của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.
- Phương pháp lập luận: trình bày suy nghĩ, phân tích, chứng minh, đánh giá,
tổng hợp vấn đề.
Xác lập ý
- Đơi nét về truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt Nam.
- Nét đẹp ân tình, chung thủy của người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng
Việt.


- Nét đẹp ân tình, chung thủy của cái tơi trữ tình trong bài thơ Ánh trăng của
Nguyễn Duy.
- Tổng hợp, đánh giá chung vấn đề.


ĐH Sư Phạm Hà Nội
THPT chuyên, ĐH Sư Phạm Hà Nội

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT
CHUYÊN

NĂM 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút

Câu 1 (2.0điểm)
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh”
(Trích Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
a) Phân tích ngữ pháp câu văn trên
b) Tìm biện pháp tu từ và giá trị tu từ trong câu văn đó.
Câu 2 (2,0điểm)
“Khơng có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học
vấn và sự nghiệp của mình”.
Coi câu văn trên là câu chốt (câu chủ đề), hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 8
đến 10 câu theo lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp. Trong đó, em hãy sử
dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân câu hỏi này và đánh số thứ tự các câu văn
trong đoạn văn).
Câu 3. (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ sau đây để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc thu
sang và những cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sơng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn cịn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu-Hữu Thỉnh,SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2009,tr70)


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (2,0 điểm)
a, Phân tích ngữ pháp:
Đây là câu ghép đẳng lập, có hai cụm C-V.
Cây lược ngà ấy/ chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó/ như gỡ rối được
CN (1)

VN (1)

CN (2)

phần nào tâm trạng của anh.
VN (2)
b, Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị tu từ:
- Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: chiếc lược ngà…như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh.
- Phép tu từ ấy đã gợi hình tượng và cảm xúc cho câu văn.
Câu 2: (2,0 điểm)
a, yêu cầu về hình thức
- Viết đoạn văn tổng – phân – hợp.
- Độ dài 8 – 10 câu (đánh số thứ tự).
- Sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch dưới).
b, Về nội dung
Từ một câu chủ đề cho sẵn, viết các câu tiếp thep, nội dung hướng về làm rõ

câu chủ đề: “Khơng có khả năng tự học, chúng ta sẽ khơng tiến xa được trên con
đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Câu 3: (6,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Nắm được kĩ năng phân tích bài thơ.
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc.


+ Diễn đạt trơi chảy, sử dụng từ ngữ, chính tả, viết câu chính xác.
- Yêu cầu về nội dung:
Bài làm có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song phải bám sát vào văn bản
bài thơ, đặc trưng của thơ và nghệ thuật biểu hiện của tác giả.


ĐH Sư Phạm Hà Nội
THPT chuyên, ĐH Sư Phạm Hà
Nội

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT CHUYÊN
NĂM 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút

A. GIỚI THIỆU ĐỀ
Câu 1. (2điểm)
Lúc ấy
Cả công trường đang say ngủ cạnh dịng sơng
Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben song vai nhau nằm nghỉ
Và một dịng sơng trăng lắp lống sơng Đà

(Trích Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà-Quang Huy)
a) Trong bài thơ Sang thu (trích SGK ngữ văn 9), Hữu Thỉnh cũng có những
lời thơ khắc họa hình ảnh dịng sơng khá thú vị. Em hãy chép nguyên văn
khổ thơ đó.
b) Hãy phát hiện và phân tích giá trị biện pháp tu từ mà Quang Huy và Hữu
Thỉnh đã sử dụng để miêu tả những vần thơ của mình.
(Lưu ý: ở trong đoạn thơ của Quang Huy, học sinh cần tập trung chủ yếu vào
câu thơ được gạch dưới).
Câu 2 (2điểm)
“Bên kia những hàng cây Bằng Lăng,tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao
hơn. Những cơn nắng sớm dần dần di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ
bãi bên kia sông, và cả một vùng phù xa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng
lúc này đang nhơ ra phía trước khn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu
vàng thau xen với màu xanh non-những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi
thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã đi tới khơng sót một xó xỉnh nào trên trái
đất, đây là một chân trời gẫn gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến-cái bờ
bên kia sơng Hồng ngay trước cửa nhà mình”.
(Trích Bến Q-Nguyễn Minh Châu)
a) Em hãy gạch chân câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn trên và cho biết
đoạn văn này được viết theo kiểu lập luận nào?
b) Theo em, đặt trong truyện ngắn Bến quê, đoạn văn trên của Nguyễn Minh
Châu có vai trị như thế nào trong việc thể hiện ý nghĩa triết lý của truyện?
(Yêu cầu không viết quá 10 dịng).
Câu 3 (6,0điểm)
Hãy phân tích nhân vật ơng Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược Ngà của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng (SGK ngữ văn 9,tập một) để thấy tình cảm cha con sâu
nặng.



ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2,0 điểm)
a, Chép chính xác khổ thơ: (0, 5 điểm)
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
b, Học sinh cần phải làm hai việc: (1,5 điểm)
- Phát hiện ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ.
+ Trong đoạn thơ của Quang Huy: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Trong đoạn thơ của Hữu Thỉnh: nhân hóa.
- Phân tích giá trị tu từ đó.
Câu 2: (2,0 điểm)
a, Câu chốt nằm cuối đoạn văn (gạch chân). Do đó, đoạn văn được viết theo
phép lập luân quy nạp.
b,
- Phương pháp tự sự của nhà văn là xây dựng một chuỗi các sự việc…cuối cùng
dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu có vai trị quan trọng trong việc thể hiện ý
nghĩa của truyện. Đây là hình ảnh thiên nhiên được phô bày ra ngay trước cửa sổ
gian gác nhà Nhĩ – một hình ảnh như da thịt, như hơi thở, một chân trời gần gũi
mà sao cuối đời anh mới nhận ra. Những tình tiết ấy đã góp phần thể hiện một ý
nghĩa triết lí: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường
và nghịch lí. Cuộc đời con người khó tránh khỏi những khuyết điểm, người ta
cứ mải mê đi tìm ý nghĩa của cuộc sống ở những cái gì xa xơi, mà những gì gần
gũi, bình dị nhất, có ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mình nhất lại khơng thấy. Vì
thế, hãy biết nâng niu, giữ gìn những giá trị bền vững ấy.
Câu 3: (6,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật ơng Sáu để thấy được tình cảm cha
con sâu nặng.

- Phương pháp lập luận: phân tích – tổng hợp và chứng minh.
- Tư liệu: dựa vào truyện ngắn Chiếc lược ngà.
- Xác lập ý:
+ Chiến tranh và nỗi khao khát gặp lại con của ông Sáu.
+ Chiếc lược ngà và niềm thương nhớ con.
+ Tổng hợp, đánh giá vấn đề.


SỞ GD&ĐT TỈNH HẢI DƯƠNG
THPT chuyên Nguyễn Trãi

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT
CHUYÊN
NĂM 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút

A.GIỚI THIỆU ĐỀ
Câu 1 (2,0điểm)
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kết thúc bằng một chi tiết kì
ảo. Nhận xét về chi tiết này, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm
ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. ( Theo SGV Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo
dục,2005,tr.50)
Nhận xét đó có đúng khơng? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm)
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận
trong cuộc sống.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đơi mơi tái
nhợt, áo quần tả tơi. Ơng chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, khơng có cả khăn tay. Chẳng có
gì hết. ơng vẫn đợi tơi. Tơi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chắt lấy
bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu khơng có gì cho ơng cả.
Ơng nhìn tơi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận cái gì đó của ơng.
(Theo Tuốc-ghê-nhép. SGK Ngữ văn 9, tập một, 2007, tr.22)
Câu 3 (5,0điểm)
Vẻ đẹp bình dị tự nhiên mà sâu sắc của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu).


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (2,0 điểm)
Trình bày được các ý sau:
- Nhận xét đó hồn tồn là đúng. Vì:
+ Câu chuyện kết thúc bằng chi tiết kì ảo: bóng Vũ Nương hiện về trong lễ giải
oan chốc lát rồi biến mất. Chi tiết tạo nên cách kết thúc phần nào có hậu cho câu
chuyện.
+ Tuy nhiên sự trở về của Vũ Nương là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc
phận. Chi tiết phản ánh một thực tế: người chết thì khơng thể sống lại, hạnh phúc
đã tan vỡ thì khơng thể hàn gắn, Trương Sinh khơng thể chuộc lại những lỗi lầm
của mình. Kết thúc của câu chuyện vẫn là bi kịch đau đớn.
- Chi tiết thể hiện cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng
thương cảm của tác giả đối với số phận bi thương của người phụ nữ trpng chế độ
gia tộc nam quyền.
Câu 2 (3,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng.

+ Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, đánh giá vấn đề.
+ Xác lập ý (luận điểm) sáng rõ, chặt chẽ, logic.
+ Diễn đạt lưu lốt, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc lỗi về văn bản.
+ Tư liệu: dựa vào văn bản và đời sống thực tế.
- Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể viết theo nhiều cách, song cơ bản đạt được các nội dung sau:
+ Vấn đề nghị luận: bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống.


+ Ý nghĩa của câu chuyện: Kể về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão ăn xin,
qua đó nhằm ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con
người.
+ Bình luận:
• Suy ngẫm về việc cho và nhận của cậu bé và ông lão.
• Suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống.
=> Cho và nhận đâu chỉ là vật chất, có thể chỉ là tinh thần, một câu nói, một cử
chỉ, một lời động viên chân thành nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao.
+ Rút ra bài học: thái độ khi cho và nhận cần chân thành, có văn hóa.
+ Kết bài: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân đối với những
người xung quanh.
Câu 3: (5,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp bình dị, tự nhiên mà sâu sắc của bài thơ Đồng chí
(Chính Hữu).
- Phương pháp lập luận:
+ Phân tích, chứng minh kết hợp bình giảng, đánh giá vấn đề.
+ Bố cục bài viết sáng rõ 3 phần.
+ Luận điểm đúng đắn, logic, chặt chẽ.
+ Văn phong trôi chảy, hạn chế mắc lỗi về văn bản.
- Tư liệu: chủ yếu dựa vào bài thơ.
Xác lập ý:

Học sinh có thể lập ý theo các cách khác nhau: có thể đan xen giữa vẻ đẹp nội
dung và nghệ thuật, có thể tách riêng vẻ đẹp nghệ thuật và vẻ đẹp nội dung. Song
bằng cách nào cũng phải đạt được nội dung sau:
- Vẻ đẹp về nghệ thuật:
+ Bài thơ viết theo thể tự do, giản dị nhưng giàu nhạc điệu.


+ Búp pháp hiện thực: xây dựng hình tượng người lính giản dị, chân thực, đời
thường, khơng tơ vẽ; ngơn ngữ hình ảnh cơ đọng, súc tích…
- Vẻ đẹp nội dung:
Chiều sâu của nội dung, tu tưởng bài thơ là khắc sâu tình đồng chí, đồng đội.
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí: sự tương đồng về hồn cảnh xuất thân, giai
cấp đến đời sống nội tâm, tình cảm, chí hướng (7 câu đầu).
+ Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí:
• Sự cảm thơng sâu sắc với những tâm tư, nỗi lịng (3 câu tiếp).
• Đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống và trong chiến đấu (7 câu
tiếp).
• Biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí (3 câu cuối).
+ Kết bài: mở rộng, đánh giá vấn đề.


ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội
THPT chuyên, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT
CHUYÊN
NĂM 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút


A. GIỚI THIỆU ĐỀ
Câu 1 (1,0điểm)
Phân tích ngữ pháp câu văn sau:
Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã
cắt cho cô gái, và cũng rất tự nhiên cô gái đỡ lấy.
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách tổng-phân-hợp trình bày cảm nhận
của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
(Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2005)
Câu 3 (7,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
Mĩ đã được Lê Linh Khuê tái hiện một cách sống động và hấp dẫn trong truyện
ngắn Những ngơi sao xa xơi.
Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích tác phẩm ( SGK Ngữ
Văn 9, tập hai) để làm rõ ý kiến trên.


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (1,0 điểm)
Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã
CN (1)

VN (1)

cắt cho cơ gái, và cũng rất tự nhiên cô gái đỡ lấy.

CN (2) VN (2)
=> Câu ghép có hai cụm C – V.
* Lưu ý:
- Rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân: thành phần phụ chú.
- Cũng rất tự nhiên: trạng ngữ chỉ cách thức.
Câu 2: (2,0 điểm)
- Yêu cầu về nội dung: trình bày cảm nhận đoạn thơ.
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp.
+ Dung lượng kiến thức khoảng 15 câu.
+ Trình bày sáng rõ, dùng từ, đặt câu chuẩn tiếng Việt.
Câu 3: (7,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống xâm lược Mĩ được Lê Minh Khuê tái hiện một cách sống động và
hấp dẫn qua nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xơi.
- Phương pháp lập luận: phân tích và chứng minh.
- Tư liệu: chủ yếu trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
- Xác lập ý:
+ Vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.


+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định được thể hiện sống động, hấp dẫn
qua các khóa cạnh:
• Phương Định là một cô gái Hà thành trẻ trung, hồn nhiên, lạc quan và giàu mơ
mộng.
• Một cơ gái sống có lí tưởng.
• Một cơ gái dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu.
- Kết luận: đánh giá giá trị tư tưởng trong tác phẩm.



ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội
THPT chuyên, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO THPT
CHUYÊN
NĂM 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút

A.GIỚI THIỆU ĐỀ
I. Phần Tiếng Việt (3,0điểm)
1. Thế nào là thành phần phụ chú?
2. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung
điều gì?
a) Chúng tơi, mọi người-kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng đó thơi.
(Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng)
b, Cơ bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)
(Q hương-Giang Nam)
II. Phần Văn (7,0điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
Phịng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng trịn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể
Như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng-Nguyễn Duy,SGK Ngữ văn 9, tập một,2008)



ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần Tiếng Việt (3,0 điểm)
1. Thành phần phụ chú là thành phần dùng để bổ sung, giải thích cho nội dung
hoặc một bộ phận nào đó trong câu. Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu
gạch ngang, hai dấu phảy, trong dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang
với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú được đặt sau dấu hai chấm.
2. a, Thành phần phụ chú ( - kể cả anh) được dùng để giải thích, làm rõ hơn cho
bộ phận chủ ngữ (Chúng tơi, mọi người) đứng trước đó.
b, Thành phần phụ chú (có ai ngờ), (thương thương quá đi thôi) được dùng để bổ
sung chi tiết, làm rõ tình cảm, cảm xúc cho nội dung được nói trong câu.
II. Phần Văn (7,0 điểm)
- Vấn đề cần nghị luận: phân tích ba khổ thơ cuối làm nổi bật chủ đề của bài thơ:
Ánh trăng là lời tâm sự, lời nhắn nhủ về lẽ sống thủy chung, tình nghĩa.
- Phương pháp lập luận: Chủ yếu phân tích, có thể kết hợp các yếu tố bình giảng,
đánh giá, nhận xét cái hay, cái đẹp, cái sâu sắc của đoạn thơ.
- Tư liệu: chủ yếu trong đoạn thơ.




×