Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hệ thống câu hỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vât

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.03 KB, 23 trang )

.Ngày 28/10/2014 Báo cáo chuyên đề tháng 10.
Người báo cáo: Nguyễn Thị Như Ý
Tên chuyên đề: “ Hệ thống câu hỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vât”
Phần I- Mở đầu
“Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật là” một phần có kiến thức tương đối khó .Trong đó kiến thứccác phần trao đổi
nước và khoáng, quang hợp và hô hấp có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau.Để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và có kĩ
năng trả lời tốt các câu hỏi tự luận, đặc biệt là các câu hỏi mang tính chất tổng quát kiến thức thì việc hệ thống hóa lại kiến
thức cơ bản đồng thời hệ thống hóa các câu hỏi về phần này là rất cần thiết.Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng
thu thập , tập hợp tài liệu và biên soạn thành “ Hệ thống câu hỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vât”với
mong muốn là giúp Giáo viên dạy cũng như học sinh đỡ vất vả hơn trong quá trình dạy và học phần này, đặc biệt là đối với
giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi.
Phần II: Nội dung
A-Hệ thống kiến thức trọng tâm
1- Quá trình trao đổi nước ở thực vật.
Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham
gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình
thường…), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
- Hấp thụ nước:
+ Có 2 con đường:
* Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.
+ Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Vận chuyển nước ở thân:
+ Nước được vận chuyển chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
Ngoài ra còn con đường qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
+ Cơ chế: Khuếch tán do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hơi nước của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch.
- Thoát hơi nước:
1
+ Có 2 con đường:


* Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
* Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
+ Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng.
+ Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật:
* Tạo ra sức hút nước ở rễ.
* Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi → tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao.
* Tạo điều kiện để CO
2
đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O
2
điều hoà không khí
- Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường.
Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách.
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình thoát hơi nước:
+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng → ảnh hưởng đến thoát hơi nước.
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh
hưởng đến độ ẩm không khí).
+ Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm.
+ Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao → hấp thụ nước càng
giảm.
2- Sự hấp thụ khoáng và trao đổi ni tơ ở thực vật:
- Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm:
+ Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí.
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim.
- Quá trình hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:
+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
- Vai trò của nitơ:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic…) cấu tạo nên tế
bào, cơ thể.

+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…→ điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào,
cơ thể.
- Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:
2
- Quá trình đồng hoá nitơ trong khí quyển:
+ Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium, Anabaena
azollae…).
+ Thực hiện trong điều kiện:
Có các lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị
khí.
2H 2H 2H
N≡N NH=NH NH
2
-NH
2
NH
3
- Bón phân hợp lí: Bón đủ lượng (căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất, hệ số sử dụng
phân bón), đúng thời kì (căn cứ vào dáu hiệu bên ngoài của lá cây), đúng cách (bón thúc, hoặc bón lót; bón qua đất
hoặc qua lá).
3- Quang hợp ở thực vật
- Vai trò: Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành
năng lượng hoá học), hấp thụ CO
2
và thải O
2
điều hòa không khí.
- Lá thực vật C
3
, thực vật CAM có các tế bào mô giậu chứa các lục lạp, lá thực vật C

4
có các tế bào mô giậu và tế bào
bao bó mạch chứa các lục lạp.
Lục lạp: Có các hạt Grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng) và chất nền
(chứa enzim đồng hoá CO
2
).
Hệ sắc tố: Có hai nhóm là sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit). Hệ sắc tố có vai trò hấp thu và
chuyển hoá quang năng thành hoá năng.
Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ
đồ:
Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm.
Sau đó quang năng được chuyển cho quá trình quang phân li nước và phản ứng quang hoá để hình thành ATP và
NADPH.
- Cơ chế: Quang hợp diễn ra trong lục lạp, bao gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối.
+ Pha sáng: Diễn ra trên màng tilacoit, giống nhau ở các thực vật.
• Hấp thụ năng lượng ánh sáng:
Chl + hγ → Chl*
• Quang phân li nước:
3
Chất hữu cơ
NH
4
+
NO
3
-
Vi khuẩn amôn hoá
Vi khuẩn nitrat hoá
Chl*

2 H
2
O → 4 H
+
+ 4e
-
+ O
2
• Phot phoril hoá tạo ATP
3 ADP + 3 Pi → 3 ATP
• Tổng hợp NADPH
2 NADP + 4 H
+
→ 2 NADPH
Phương trình tổng quát:
12H
2
O + 18ADP + 18Pvô cơ + 12NADP
+

18ATP + 12NADPH + 6O
2
+ Pha tối: Diễn ra trong chất nền (stroma), khác nhau giữa các nhóm thực vật C
3
, C
4
, CAM.
Thực vật C
3
pha tối thực hiện bằng chu trình Canvin qua 3 giai đoạn chính:

• Giai đoạn cacboxil hoá (cố định CO
2
):
3 RiDP + 3 CO
2
→ 6 APG
• Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và 6NADPH:
6APG → 6AlPG
• Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với sự tham gia của 3 ATP:
5AlPG → 3RiDP
1AlPG → Tham gia tạo C
6
H
12
O
6
Phương trình tổng quát:
12 H
2
O + 6 CO
2
+ Q (năng lượng ánh sáng) →
C
6
H
12
O
6
+ 6 O
2

+ 6 H
2
O
- Đặc điểm của thực vật C
4
: sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài, cấu trúc lá có tế bào bao
bó mạch. Có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO
2
thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn nên có năng suất cao hơn.
Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật C
4
:
4
- Đặc điểm của thực vật CAM: Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước
do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và nhận CO
2
vào ban đêm khi khí khổng mở→ có năng suất thấp.
Sơ đồ cơ chế quang hợp ở thực vật CAM:
- Qua trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
+ Nồng độ CO
2
: Nồng độ CO
2
tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, nồng
độ CO
2
tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
+ Ánh sáng: Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi,
cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
Thành phần quang phổ: Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

+ Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt dộ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 - 35
o
C
rồi sau đó giảm mạnh.
+ Nước: Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước → ảnh hưởng đến độ mở
khí khổng → ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO
2
vào lục lạp → ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
+ Dinh dưỡng khoáng: Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp, enzim quang hợp…
→ ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
5
- Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm 42%, H chiếm 6,5%. Tổng 3 nguyên tố
này chiếm 90 - 95% (lấy từ CO
2
và H
2
O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng → Quang hợp
quyết định năng suất cây trồng.
- Năng suất sinh học là khối lượng chất khô được tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây; năng suất kinh tế là khối lượng chất khô được tích luỹ trong cơ quan kinh tế (cơ quan lấy chứa các sản
phẩm có giá trị kinh tế đối với con người).
4- Hô hấp ở thực vật:
Vai trò: Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể. Một phần năng
lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thụân lợi cho các phản ứng enzim. Hình thành các sản phẩm
trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
- Qúa trình hô hấp xảy ra ở các tế bào do có chứa ti thể.
- Cơ chế: Tùy điều kiện có oxi hoặc không có oxi phân tử mà có thể xảy ra các quá trình sau:
+ Hô hấp hiếu khí (có oxi phân tử) xảy ra theo các giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử
(xem lại phần lớp 10).
C

6
H
12
O
6
+ 6O
2
+ 6H
2
O → 6CO
2
+ 12H
2
O + (36 - 38) ATP + Nhiệt
+ Lên men (không có oxi phân tử): Đường phân và phân giải kị khí (tạo các sản phẩm còn nhiều năng lượng: Rượu
etilic, axit lactic).
C
6
H
12
O
6
→ 2 êtilic + 2CO
2
+ 2ATP + Nhiệt
C
6
H
12
O

6
→ 2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt
- Mối quan hệ: Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các chất hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp; ngược
lại hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình
quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO
2
), tạo ra H
2
O, CO
2
là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
+ Hô hấp sáng: Là quá trình hấp thụ O
2
và giải phóng CO
2
ở ngoài sáng.
+ Chủ yếu xảy ra ở thực vật C
3
, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO
2
cạn kiệt, O
2
tích luỹ nhiều) với sự tham gia
của ba bào quan: Ti thể, lục lạp, perôxixôm.
+ Hô hấp sáng có đặc điểm: Xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao rất nhiều sản phẩm quang hợp (30
– 50%).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu → cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng); nhiệt
độ tăng quá nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp giảm.
- Hàm lượng nước: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
- Nồng độ CO

2
: Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO
2
.
- Nồng độ O
2
: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ O
2
.
B- Hệ thống câu hỏi
I. Tập hợp một số câu hỏi phần trao đổi nước ở thực vật, Dinh dưỡng khoáng và Nitơ.
6
Câu1: Vì sao dòng nước, muối khoáng phải đi qua tế bào nội bì thì mới vào được mạch dẫn của rễ? Trả lời:
- Tế bào nội bì có 6 mặt ( hình lập phương) trong đó có 4 mặt của thành thấm bần tạo nên đai caspari bao quanh tế
bào nội bì 4 mặt.
- Vì có đai caspari bao quanh nên nước và các chất tan không thể thấm trực tiếp qua đai vào thành mà phải đi vào tế
bào chất. Khi đi vào tế bào chất thì màng tế bào nội bì làm nhiệm vụ thấm chọn lọc, loại bỏ các chất có hại đi vào
mạch gỗ của cây.
Câu 2: Nước và ion khoáng di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường là gian bào và tế bào chất. Hãy cho
biết con đường nào là chủ yếu? Vì sao?
Trả lời:
Con đường qua vách gian bào là chủ yếu. Vì vách gian bào tạo khe hở mao dẫn để nước thẩm thấu và đi theo khe mao dẫn
này.
Con đường qua tế bào sống bị ngăn cản bởi khối nguyên sinh chất nên tốc độ di chuyển của nước rất chậm.
Câu 3: Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo?
b. Khi đất ngập nước cây bị héo? Khi rễ cây bị nén chặt cây bị chết: ?
c.
Trả lời:
a- Bón nhiều phân hóa học làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn đến làm giảm thế nước của đất. rễ không hút được

nước làm cây bị héo.
b- Khi đất nghập nước lâu ngày thì rễ không hô hấp được hoặc hô hấp yếu dẫn đến tế bào lông hút thiếu ATP nên
không vận chuyển chủ động các chất tan vào trong không bào. Khi không bào có nồng độ chất tan thấp thì áp suất
thẩm thấu của rễ thấp nên nước sẽ không thẩm thấu vào tế bào lông hút → cây thiếu nước.
c- Khi rễ cây bị nén chặt thì tế bào lông hút không có oxi nên hô hấp bị ngưng trệ. Sau 1 thời gian rễ cây cũng chết
dẫn tới cây chết.
Câu 4: Môi trường đất phải có nồng độ chất tan thấp hơn rễ thì nước mới thấm vào rễ. Một số chất khoáng di vào rễ là do
trong đất nồng độ chất tan cao hơn rễ. Vậy 2 quá trình này có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao?
Trả lời:
Hai quá trình này không mâu thuẫn với nhau. Nguyên nhân:
- Áp suất thẩm thấu của 1 dung dịch được quyết định bởi tất cả các chất tan có trong dung dịch đó chứ không phải
theo từng chất tan riêng lẽ. Vì vậy khi có nhiều chất tan thì sẽ có một số chất tan có nồng độ ở trong đất cao hơn
trong rễ cây nên chất tan đó sẽ khuếch tán vào rễ
- Ví dụ có 3 chất tan là NaCl, CaCO
3
, Mg(NO
3
)
2
. Trong đó ở môi trường đất có nồng độ các chất tan này lần lựơt là
0,01CM, 0,02CM, 0,03CM; Ở trong tế bào lông hút nồng độ các chất này là 0,03CM, 0,03CM và 0,02CM. Theo
công thức tính áp suất thẩm thấu của tế bào sẽ cao hơn áp suất thẩm thấu trong rễ nên nước sẽ thẩm thấu đi vào rễ,
tuy nhiên chất tan Mg(NO
3
)
2
sẽ khuếch tán từ đất vào rễ theo chiều nồng độ ( vì nồng độ chất tan này ở trong đất
cao hơn trong rễ cây).
Câu 5: Ở miền bắc nước ta về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ thường bị chết rét. Hãy giải thích hiện
tượng này và đề xuất biện pháp chống rét?

Trả lời:
7
Nhiệt độ quá thấp làm tổn thương bộ rễ dẫn đến rễ không hút được nước và khoáng → làm mất cân bằng nước → cây mạ
bị héo, sau đó bị chết.
- Khi nhiệt độ thấp cây hút nước và khoáng giảm là vì:
+ T
o
thấp làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đồng thời tính thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến
sự cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ.
+ Hô háp của rễ giảm nên thiếu năng lượng cho vận chuyển tích cực.
+ Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, T
o
quá thấp làm hệ thống lông hút bị chết và rất chậm hồi phục.
- Các biện pháp kĩ thuật phòng chống rét cho cây mạ:
+ Che chắn bằng ni lông để ngăn chặn gió. Vì gió làm mất nhiệt nhanh và gió làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
+ Bón tro bếp để giữ ấm và ẩm cho gốc mạ và cung cấp kali. Khi có kali sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa để sinh
nhiệt.
Câu 6: a. Hãy chỉ ra con đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên hệ giữa các con đường đó?
b. Trong thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho 1 chất ức chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch
nuôi nhưng cường độ quang hợp không giảm. Vì sao?
Trả lời:
a- Đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ là:
- Qua tế bào sống( Qua tế bào chất và không bào).
- Con đường vô bào( thành tế bào và gian bào).
Mối quan hệ giữa 2 con đường: Nước đi theo con đường vô bào đến khi gặp nội bì, gặp đai caspari không thấm
nước → di chuyển vào tế bào chất của tế bào nội bì và chuyển sang con đường nguyên sinh chất → không bào và
di chuyển đến mạch gỗ.
b- - Vận chuyển nước gắn liền với vận chuyển các chất nên chất độc sẽ đi theo con đường vô baò( không đi theo con
đường tế bào sống vì màng tế bào có tính thấm chọn lọc). Tuy nhiên, con đường vô bào lại bị thành tế bào nội bì
chặn lại và buộc phải đi qua màng và tế bào chất của tế bào nội bì.

- Chất ức chế có thể đi vào rễ nhưng nhưng không đi vào mạch gỗ được do đai caspari chặn lại. Vì không đi được
vào mạch gỗ của rễ nên chất ức chế không đến được tế bào quang hợp → Cường độ quang hợp không bị giảm.
Câu 7: Cho 3 cây với tổng số diện tích lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong độ chiếu sáng như nhau trong 1
tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong 1 giờ, người ta thu được số liệu như sau:
Cây Thể tích nước thoát ra qua lá(ml) Thể tích dịch tiết ra( ml)
Khoai tây 8,4 0,06
Hướng dương 4,8 0,02
Cà chua 10,5 0,06
Từ bảng trên em rút ra nhận xét gì?
Trả lời:
- Có 3 lực đẩy nước từ rễ lên lá, đó là lực thoát hơi nước ở lá, lực đẩy áp suất rễ và lực liên kết giữa các phân tở nước
với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Qua các số liệu trên ta thấy có mối quan hệ mật thiết giữa
lượng nước thoát ra và lượng dịch mà cây tiết ra. Ở cây cà chua lượng nước thoát ra là lớn nhất thì lượng dịch tiết
ra cũng lớn nhất.
- Tuy nhiên, cây cà chua và cây khoai tây có lượng dịch tiết ra như nhau nhưng lượng nước thoát ra là khác nhau
chứng tỏ lượng nước thoát ra chủ yếu là do động lực phía trên.
Câu 8: Tại sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?
Trả lời:
8
Nhu mô vỏ là mạch rây của thân cây. Mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ từ trên lá xuống.
Khi bóc vỏ quanh thân cây làm cho đường dẫn mạch rây bị chặn lại làm cho chất hữu cơ bị tích tụ lại phía trên khu vực bóc
vỏ. Vùng tế bào này tập trung nhiều chất dinh dưỡng nên phân bào nhiều hơn bình thường làm cho thân cây phình to.
Câu 9: Tại sao trong cây cần phải có 2 dòng vận chuyển vật chất?Nếu 2 dòng đó nhập vào 1 thì hiện tượng gì xảy ra?
Trả lời:
Cần có 2 dòng vận chuyển vật chất trong cây vì 2 dòng này có thành phần và chiều vận chuyển khác nhau.
Nếu 2 dòng đó nhập vào một thì các chất chỉ tập trung ở giữa thân cây mà không đưa đến đích. Ví dụ dòng nước và khoáng
đưa lên giữa thân cây thì bị dòng mạch raay cản lại. Điều này dẫn đến nước và khoáng không đưa được lên lá còn chất hữu
cơ không đưa dược xuống rễ nên rễ thiếu chất dinh dưỡng và sẽ bị chết.
Câu 10: a-Tại sao khi bóc vỏ xung quanh cây thì sau 1 thời gian cây bị chết?
b- Cơ chế nào giúp nước di chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ?

Trả lời:
a- Do nhu mô vỏ chứa mạch rây của cây nên khi bóc vỏ chất hữu cơ sễ bị tích tụ phía trên phần vỏ bị bóc mà không
đưa được xuống rễ. Rễ không có các chất hữu cơ để sinh trưởng thay thế các rễ già bị phân hủy. Do đó sau một thời
gian rễ bị chết và cây không lấy được nước và khoáng để thực hiện quang hợp và các hoạt động sinh lí khác nên
sau 1 thời gian cây sẽ chết
. b- Nước di chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây là do đường sau khi tổng hợp ở lá sẽ được chuyển vào mạch rây →
nồng độ đường trong mạch rây cao hơn mạch gỗ tạo áp suất thẩm thấu lớn hơn mạch gỗ và hút cs từ mạch gỗ sang,
đồng thời các tế bào kèm có chứa lượng kali cao neenhuts nước từ mạch gỗ và chuyển cho mạch rây
Nước di chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ là do: ở gốc cây, các chất hữu cơ được giữ lại bởi các tế bào trên đương
đi nên khi xuống đến gốc, dung dịch trong mạch rây nhược trương so với dung dịch trong mạch gỗ → nước đi từ
mạch rây qua mạch gỗ.
Câu 11: Khi mua hoa từ của hàng bán hoa về, muốn hoa lâu héo người ta đặt trong chậu nước, sau đó cắt đi 1 đoạn cành.
Giải thích tại sao việc làm này kéo dài thời gian tươi của hoa?
Trả lời:
- Khi hoa ở cửa hàng , do thoát hơi nước ở lá kéo nước ở phần cành hoa nên phía đầu mút cành hoa bị mất nước.
Nếu để nguyên cành hoa cắm vào lọ thì sẽ có bọt khí ngăn cách giữa nước ở lọ hoa với nước trong mạch gỗ của
cành hoa. Khi đó không tạo được dòng nước liên tục nên hoa nhanh héo.
- Việc cắt bỏ 1 đoạn cành nhằm mục đích loại bỏ đoạn cành mất nước và tạo được dòng nước liên tục trong mạch gỗ
lên cánh hoa nên hoa sẽ lâu héo hơn.
Câu 12: Khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic (AAB) tăng lên. Sự tăng hàm lượng này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Axit abxixic có tác dụng hoạt hóa bơm K
+
từ tế bào khí khổng ra tế bào lân cận → tăng thế nước trong tế bào khí
khổng → Nước di chuyển qua các tế bào lân cận → lỗ khí đóng. Khi bị hạn, cần hạn chế thoát hơi nước → Hàm
lượng axit abxixic tăng lên → lỗ khí đóng.
- Ngoài ra, axit abxixic còn làm giảm hoạt tính của enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường làm cho áp suất
thẩm thấu của tế bào khí khổng giảm → không hút được nước → không trương lên được → mất nước → lỗ khí
đóng.
9

Câu 13: Khí khổng đóng trong trường hợp nào? Hãy cho biết tac hại của khí khổng đóng?
Trả lời:
a- Khí khổng đóng trong các trường hợp sau:
- Khi nồng độ CO
2
cao: Hô hấp mạnh hơn quang hợp hoạt hóa enzim chuyển hóa đường thành tinh bột. Khi đường
bị chuyển thành tinh bột thì lượng đường trong tế bào chất giảm dẫn tới làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào hạt
đậu làm cho tế bào bị mất nước → khí khổng đóng.
- Vào buổi trưa cường độ thoát hơi nước cao.
- Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong lá tăng cao kích thích kênh K
+
mở cho ion này ra khỏi tế bào bảo vệ → mất
nước và xẹp lại nên khí khổng đóng.
- Khi tế bào bão hòa nước ( sau mưa), các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng tăng thể tích, ép lên tế bào làm khe
khí khổng khép lại 1 cách bị động.
- Ban đêm thiếu ánh sáng làm cho K
+
và nước thoát ra ngoài tế bào nên khí khổng đóng ( trừ thực vật CAM)
b- Vai trò và tác hại của khí khổng đóng:
- Vai trò: Khí khổng đóng làm ngăn chặn sự thoát hơi nước, do đó làm giảm sự mất nước của cây có tác dụng chống
héo.
- Tác hại: Khí khổng đóng làm cho nước không thoát ra được nên không tạo ra được động lực phía trên để kéo nước
và ion khoáng lên lá. Mặt khác khi khí khổng đóng thì CO
2
không khuếch tán vào lá được nên không có CO
2
cho
quang hợp. Đồng thời lá sẽ bị đốt nóng bởi ánh sáng.
Câu 14: Ở cây ngô số lượng khí khổng được xác định như sau:Biểu bì dưới là 7684/cm
2

,biểu bì trên là 9300/cm
2
. Tổng
diện tích lá trung bình cả 2 mặt ở 1 cây là 6100cm
2
. Kích thước trung bình của 1 khí khổng là 25,6 nhân 3,3 micromet.
a- Xác định tỷ lệ diện tích khí khổng so với tổng diện tích lá?
b- Tại sao nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn?
c- Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào yếu tố nào?Yếu tố nào làm ngưng trệ sự liên tục đó?
Trả lời:
a- 1 khí khổng có diện tích là: 25,6 . 3,3= 84,48 (µm
2
) = 84,48 . 10
- 8
cm
2
.
Ở biểu bì dưới: 1cm
2
có 7684 khí khổng nên tổng diện tích của khí khổng là = 7684 . 84,48 . 10
- 8
cm
2
=
649114,32 .10
-8.
cm
2
.
Ở biểu bì trên: 1cm

2
có 9300 khí khổng nên tổng diện tích của khí khổng là 9300. 84,48.10
-8
cm
2
= 785664. 10
-8

cm
2
.
Tổng diện tích khí khổng 2 mặt: 649114,32 .10
-8.
cm
2
+ 785664. 10
-8
cm
2
= 0,0143 cm
2
.
- Tỷ lệ diện tích khí khổng so với tổng diện tích bề mặt lá của mặt dưới = 0,0143/1 = 0,014 = 1,4%.
b- Tỷ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn vì:
- Sự thoát hơi nước diễn ra theo hiệu quả ở mép ( các phân tử nước ở mép của thành mạch bốc hơi nhanh hơn các
phân tử nước ở các vị trí ở giữa). Vì vậy mặc dù tổng diện tích của khí khổng bé nhưng tổng số lượng khí khổng là
rất lớn nên tổng chu vi của khí khổng cực lớn → tổng lượng nước thoát ra lớn.
- Các phân tử nước khi đi qua khí khổng hoàn toàn tự do, trong khi các phân tử nước đi qua bề mặt lá thì bị lớp
cutin của biểu bì ngăn lại. Điều này hạn chế sự thoát hơi nước qua cutin của bề mặt lá.
c- Sự vận chuyển nước liên tục trong mạch gỗ phụ thuộc vào:

- Lực liên kết giữa các phân tử nước trong mạch gỗ.
- Lực thoát hơi nước ở lá.
- Lực đẩy của áp suất rễ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên tục của cột nước trong mạch gỗ của rễ
- Áp suất rễ yếu ( Khi rễ thiếu oxi)
- Thoát hơi nước ở lá kém.
- Do sự xuất hiện bọt khí làm ngắt quảng nước.
10
Câu 15: Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi thiếu sắt, magie thì lá màu vàng
Thiếu Ca thì rễ cây bị thối, đỉnh không sinh trưởng?
Trả lời:
- Thiếu Fe thì la màu vàng là do: Fe là thành phần hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục, do vậy khi thiếu Fe thì enzim
tổng hợp diệp lục không được hoạt hóa nên quá trình tổng hợp diệp lục bị ngưng trệ → hàm lượng diệp lục trong lá
giảm mạnh dẫn đến lá có màu vàng.
- Mg là thành phần cấu trúc của diệp lục. Vì vậy nếu thiếu Mg thì không có nguyên liệu đẻ tạo nên diệp lục → hàm
lượng diệp lục trong lá giảm → lá vàng.
- Ca là thành phần liên kết giữa các bản mỏng của thành tế bào với nhau, tạo ra sự kết nối giữa thành tế bào tao thành
mô. Khi thiếu Ca thì sự kết nối giữa các tế bào lỏng lẻo làm cho rễ bị thối, các tế bào ở đỉnh sinh trưởng không
phân chia được.
Câu 16: Cho bảng số liêu về thành phần trong hạt và thân cây ngô (theo % khối lượng)
Chất Hàm lượng trong hạt Hàm lượng trong thân
K
2
O 29,8 27,2
CaO 2,2 5,7
MgO 15,5 11,4
P
2
O

5
45,6 9,1
Fe
2
O
3
0,8 0,8
Từ bảng số liệu trên em có nhận xét gì?
Nhận xét:
- Các nguyên tố P, K,Mg, O, Ca, Fe là các nguyên tố đại lượng cần thiết cho cây.
- Ngô là cây lấy hạt nên cần nhiều P, K, Mg. Điều này thể hiện rõ ở hàm lượng P trong hạt nhiều hơn so với trong
thân.
Câu 17:Vì 1 lí do nào đó mà K
2
O trong đất tự nhiên giảm mạnh thì triệu chứng thể hiện ở cây ngô là gì? Hãy giải thích tại
sao?
Trả lời:. Nếu K
2
O tự nhiên giảm mạnh, dẫn đến thiếu K.
- Thiếu K lá bắt đầu hóa vàng từ dưới lên. Các mép lá hóa nâu, dần dần phần lá đó bị hủy hoại
- Thiếu K, câu còi cọc chậm lớn, năng suất thấp.
Giải thích:
- K có ảnh hưởng đén quá trình sinh tổng hợp sác tố trong lá, do đó khi thiếu K lá không tổng hợp được sắc tố nên
hóa vàng.
- K làm tăng cường độ quang hợp nên khi thiếu K thì cường độ quang hợp giảm dẫn đến năng suất giảm. K tham gia
hoạt hóa nhiều enzim nên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất.
- K làm tăng quá trình tổng hợp Protein và axitamin. Khi thiếu K thì sự tích tụ NH
3
tăng đến mức gây độc cho cây.
Câu 18 :Dựa vào những hiểu biết về trao đổi khoáng và nitơ ở TV, hãy cho biết:

- Vai trò sinh lí của nguyên tố Kali?
- Phân kali có hiệu quả tốt đối với những loại cây trộng nào? Đối với những loại cây dó nên bón vào thời điểm nào
cho hợp lí?
- Trong chế phẩm vi lượng cây họ đậu nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được ? Vì
sao?
11
Trả lời:
a- Vai trò sinh lí của Kali:
- Điều chỉnh đặc tính lí hóa của keo nguyên sinh chất bằng cách điều chỉnh trạng thái hút nước thông qua việc qui
định áp suất thẩm thấu của tế bào. Nếu lượng K
+
trong tế bào tăng thì thì áp suất thẩm thấu sẽ tăng → Tế bào hút
nước làm giảm độ nhứt của chất nguyên sinh trong tế bào.
- Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở của khí khổng. Khi kênh K
+
mở thì ion K
+
sẽ khuếch tán ra
khỏi tế bào làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào làm cho tế bào mất nước → khí khổng đóng.
- Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
- Hoạt hóa nhiều enzim tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biêt là các enzim trong pha tối quang
hợp, enzim trong chu trình Crep của hô hấp tế bào.
- Điều chỉnh sự vận động ngủ của lá ở một số loài cây.
b- Phân kali có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía,
khoai, sắn…. Vì Kali là thành phần của enzim trong pha tối của quang hợp và trong chu trình crep của hô hấp. Đặc
biệt nó tham gia vào quá trình chuyển hóa nên những loại cây cần nhiều gluxit thì cần nhiều kali.
Bón kali vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế( bông ở lúa,hình thành củ ở khoai , sắn…) vì Kali làm
tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ, tích lũy về cơ quan dữ trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế
c- Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ đậu , nguyên tố Mo là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được
do:

- Mo là thành phần cấu tạo enzim Nitrareductaza, Nitrogenaza.
- Nếu thiếu Mo sẽ gây ức chế quá trình cố định đạm của vi sinh vật cố định đạm dẫn đến cây thiếu đam, còi cọc và
chết.
Câu 19 : a- Tại sao khi bón nhiều phân hóa học với nồng độ cao thì gây hại cho cây ?
b- Kĩ thuật bón phân qua lá của cây ngô khác với cây cà chua như thế nào?
Trả lời: a- Bón nhiều phân hóa học gây hại cho cây vì:
- Phân hóa học làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn đến làm tăng áp suất thẩm thấu của đất cho nên gây cản trở
sự hút nước của cây làm cho cây thiếu nước và bị héo.
- Phân hóa học nồng độ cao sẽ làm thay đổi độ PH của môi trường làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và hệ thống
keo đất gián tiếp làm ảnh hưởng đến cây.
b- Ở ngô thì phun đều qua 2 mặt lá, ở cà chua thì nên tập trung ở mặt dưới
Nguyên nhân: Lá hấp thụ phân qua khí khổng. Ở Ngô khí khổng tập trung đều ở 2 mặt lá.Cà chua thì khí khổng tập trung ở
mặt dưới lá.
Câu 20 : a- Vì sao đất chua thì nghèo dinh dưỡng? Có thể áp dụng những biện pháp nào để rửa chua cho đất?
b- TV sống trên đất ngập mặn có những đặc điểm thích nghi như thế nào để hấp thụ được nước cho quá trình sinh
trưởng?
Trả lời: a- Đất chua thường nghèo dinh dưỡng là do:
- Đất chua ( PH thấp) có chứa nhiều ion H
+

- Các hạt keo đất tích điện âm (-) do đó, các ion H
+
nhanh chóng thay thế các ion khác( ví dụ như Ca
2+
, K
+
, Na
+
,
Mg

2+
, Fe
2+
…) bám vào các hạt keo đất, làm cho các ion khoáng nằm tự do trong các khoảng trống giữa các hạt keo
đất. Khi đất nhận được nước( mưa hoặc tưới), nước thấm xuống đất và rửa trôi các ion khoáng nằm trống giữa các
hạt keo đất. Do đó đất nghèo dinh dưỡng.
- Các biện pháp rửa chua cho đất: bón vôi, tháo nước rửa trôi H
+
, bón phân hợp lí.
b- Thực vật sống trên đất ngập mặn có đặc điểm thích nghi để hấp thụ nước cho quá trình sinh trưởng:
12
- Hoạt động hô hấp của rễ diễn ra mạnh, áp suất thẩm thấu của các tế bào rễ rất cao, tích lũy được nhiều chất trong
không bào ở rễ →hấp thụ được nước.
- Có hệ thống rẽ khí sinh nhô lên khỏi mặt đất có thể hấp thụ được thêm một lượng nước sương.
- Thải muối dư thừa qua các tuyến tiết ở lá.
Câu 21 : Tại sao trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp như cày, bừa, xới cho đất tơi xốp?
Trả lời: - Làm tăng lượng oxi trong đất tạo điều kiên cho lông hút của rễ phát triển → cây hấp thụ tốt nước và khoáng.
- Tạo điều kiện cho hoạt động hô hấp của rễ → cây hấp thụ tốt nước và khoáng.
- Tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động đễ chuyển hóa muối khó tan thành muối dễ tan → cây dễ
hấp thụ.
- Hạn chế môi trường sống của vi sinh vật kị khí như vi khuẩn phản nitrat hóa → tránh mất ni tơ cho đất.
- Tránh hiện tượng úng nước khi tưới hoặc trời mưa, không làm tổn hại bộ rễ.
Câu 22 : a- Trong 2 bình có thể tích như nhau, 1 bình chứa cát, 1 bình chứa đất sét, có khối lượng như nhau. Cả 2 bình ró
nước cho tới khi đạt bão hòa. Hỏi:
- Bình nào cung cấp nước cho cây nhiều hơn?
- Bình nào có nước dữ trữ nhiều hơn?
b- Vì sao không nên tưới nước cho cây khi trời nắng to?
Trả lời: a- Dựa vào hệ số héo, sẽ thấy bình chứa cát cung cáp nước cho cây nhiều hơn vì khả năng giữ nước của cát kém,
rất ít nước liên kết được với bình.
Bình chứa đất sét có nước dữ trữ nhiều hơn vì nước liên kết với các keo đất lớn hơn, nhưng nước này cây không sử dụng

được.
b- Nước đọng trên lá như 1 thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.
- Nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng làm héo khô lá.
Câu 23 : a- Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định ni tơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?
b- Vai trò của ni tơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn ni tơ chủ yếu cung cấp cho cây?
c- Chứng minh mối liên quan mật thiết giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi ni tơ. Con người
đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Trả lời: a- Những sinh vật có khả năng cố định ni tơ không khí:
- Nhóm vi khuẩn cố định ni tơ sống tự do: Cyanobacteria…
- Nhóm vi khuẩn cố định ni tơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đâu…
Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrogenaza nên có khả năng phá vỡ liên kết 3 bền vững của ni tơ và chuyển
thành NH
3
.
b- Vai trò của ni tơ:
- Về cấu trúc: Tham gia cấu tạo protein, axitnucleic, ATP…
- Về sinh lí: Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển ( TP cấu tạo của enzim, vitamin nhóm B, một số hoocmon
sinh trưởng…
- Nguồn ni tơ chủ yếu cung cấp cho cây là:
+ Nguồn do sấm chớp, mưa giông.
+ VSV cố định đam.
+ Phân bón.
+ Sự phân giải chất hữu cơ trong đất nhờ vi khuẩn.
c- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng và trao đổi ni tơ là:
13
- Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các chất hữu cơ trung gian.
- ATP và các chất hữu cơ này liên quan chặt chẽ tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ , quá trình sử dụng chất khoáng
và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
Ứng dụng trong thực tiễn:
+ Khi trồng cây người ta tiến hành làm cỏ, sục bùn, xới đất với mục đích tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí.

+ Sử dụng biện pháp thủy canh( trồng cây trong dung dịch) và khí canh ( trồng cây trong không khí) để tạo điều
kiện tối ưu cho hô hấp của bộ rễ.
Câu 24 : Trình bày sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất? Vì sao cần có có quá trình chuyển hóa Ni tơ trong
đất?
Trả lời:
Sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất:
Trong đất đạm hữu cơ là xác động, thực vật, chất thải… Các nguồn đạm này sẽ được vi sinh vật phân giải thảnh
đạm vô cơ qua các giai đoạn:
- Sự hóa mùn: xác động, thực vật, chất thải ( có chứa protein). Các vi khuẩn và nấm phân giải các sản phẩm hữu cơ
này thành chất màu nâu gọi là mùn. Protein có trong xác đông, thực vật được thủy phân thành axitamin.
- Sự hóa amoniac: Nấm và các vi khuẩn sẽ sử dụng các axitamin có trong mùn làm nguồn hữu cơ cung cấp cho các
hoạt động sống của nó. Quá trình biến đổi của các sinh vật này giúp chuyển hóa các axitamin trong mùn thành
NH
3
.
- Sự nitrit hoá : Vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH
3
thành axit nitric.
NH
3
+ O
2
→ HNO
2
+ H
2
O.
Các axit nitric gặp bazơ trong đất tạo thành muối nitrit.
HNO
2

+ NaOH → NaNO
2
+ H
2
O
.
- Sự nitrat hóa : Vi khuẩn Nitrobacter oxi hóa nitrit thành nitrat hòa tan để thực vật hấp thụ
NaNO
3
+ 1/2 O
2
→ NaNO
3
.
Cần có quá trình chuyển hóa nitơ trong đất vì: Ni tơ tồn tại trong đất ở nhiều dạng khác nhau nhưng cây chỉ hấp thu
2 dạng NH
4
và NO
3
nên cần phải có quá trình chuyển hóa các dạng ni tơ khác nhau thành 2 dạng ni tơ này thì rễ
cây mới hấp thụ được.
Câu 25:
a- Vì sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định ni tơ: Nhóm tự do và nhóm cộng sinh?
b- Để cố định ni tơ trong nốt sần rễ cây họ đậu, vi khuẩn Rhizobium cần phải có điều kiện kị khí và cần 1 lượng lớn
ATP. Tuy nhiên, cả Tế bào rễ cây và vi khuẩn đều loại hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã giải quyết mâu
thuẫn này như thế nào? Biết rằng tế bào của cây họ đậu có 1 loại protein có khả năng vận chuyển oxi giống
hemoglobin ở động vật.
Trả lời:
a- Có 4 điều kiện để tiến hành cố định ni tơ: lực khử, ATP, enzim nitrogenaza và enzim này hoạt động trong điều kiện
kị khí. Vì vậy nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện thì thuộc nhóm tự do, còn nếu không đủ 4 điều kiện trên thì

phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu.
b- - Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được linhin hóa hạn chế khuếch tán oxi vào rễ vào bên trong nốt sần.
- Lượng oxi trong nốt sần khống chế chỉ đủ đối với rễ cây và vi khuẩn hô hấp nhưng không ức chế enzim
nitrogenaza.
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc bởi túi màng để hạn chế tiếp xúc với oxi tạo điều kiện cho
enzim hoạt động cố định ni tơ.
- Tế bào rễ cây có 1 loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm lượng oxi tự do trong nốt sần, tạo điều kiện
kị khí nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng oxi cho rễ và vi khuẩn hô hấp đẻ tạo ATP cho quá trình cố định ni tơ.
` Câu 24 :a- Tại sao khi trồng cây trên đất chua hoặc kiềm thì đều khó hút khoáng, còn đất thoáng khí lại tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hút khoáng?
a- Đất yếm khí ảnh hưởng như thế nào đối với lượng đạm trong đất?
b- Nêu cơ sở khoa học của câu ca “ Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”
c- Sau 1 thời gian mưa to kéo dài ngườ trồng lạc thấy lá già cây lạc biến thành màu vàng. Giải thích?
14
Trả lời:
a- Giải thích:
- Đất chua: Trong đất chua có nhiều H
+
,H
+
dễ loại các ion khoáng khỏi keo đất, từ đó dễ bị rửa trôi hoặc lắng đọng
xuống tầng đất sâu hơn, làm cho đất bạc màu, ngèo dinh dưỡng khoáng,.
- Đất kiềm: Trong đất kiềm có nhiều OH
-
, chúng liên kết chặt với ion khoáng làm cho cây rất khó sử dụng khoáng.
- Mặt khác cả đất chua và kiềm đều làm giảm hoạt động của vi sinh vật đất, làm chậm quá trình chuyển hóa chất
hơux cơ trong đất.
- Đất thoáng khí giàu oxi tạo thuận lợi cho tế bào rễ hô hấp hiếu khí cung cấp nhiều ATP cho quá trình hút khoáng
tích cực.
b- Đất yếm khí thì vi khuẩn phản nitrat sẽ hoạt động mạnh chuyển NO

3
-
thành N
2
làm đất nghèo đạm. Vì không có oxi
vi khuẩn kị khí sẽ hoạt động và sử dụng NO
3
-
làm chất nhận điện tử cuối cùng trong hô hấp kị khí. Quá trình này
dẫn tới hiện tượng mất đạm.
c- Cơ sở khoa học:
- Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa N
2
khí trời nhờ vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn về nhu cầu ni tơ, nhưng
để cố định đạm và tổng hợp các chất nhu cầu về photpho là rất cao → photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối
với cây lạc.
- Canxi tuy không cần cho sinh trưởng của cây lạc nhưng có tác dụng làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thu các
loại khoáng, đặc biệt trong đó có photpho, do đó trồng lạc phải đặc biệt chú ý cung cấp đủ lân và canxi.
d- Sau 1 thời gian mưa to dẫn đến thiếu O
2
. Sự thiếu O
2
dẫn đến ức chế quá trình cố định ni tơ ở rễ do thiếu ATP và
NADH.
- Đồng thời mưa to sẽ rửa trôi NO
3
-
.
Kết quả cây thiếu ni tơ nên dẫn đến hiện tượng vàng lá.
Câu 26 : Quá trình chuyển hóa ni tơ trong tự nhiên được mô tả trong sơ đồ sau:

NO
3
-


NO
3
-
(1) (3) (4)
N
2
trong không khí ↓
(2) NH
4
+
→ NH
4
+
(3)
Rễ cây
a. Chú thích các số (1),(2), (3), (4) tương ứng với những quá trình nào?
b. Trong các quá trình trên quá trình nào cần cho sự xúc tác của enzim?
Trả lời:
a- Chú thích:
(1) Là quá trình hình thành NO
3
-
từ N
2
bằng con đường hóa học (nhờ hiện tượng phóng điện trong các cơn

giông): N
2
+ O
2
+ H
2
O → NO
3
-
(2) Là quá trình cố định N
2
diễn ra ở các nhóm vi sinh vật cố định đạm: N
2 +
3H
2
→ 2NH
2.
(3) Là quá trình hấp thụ ni tơ ở rễ cây. Rễ cây hấp thụ ni tơ ở 2 dạng NO
3
-
và NH
4
+
.
(4) Là quá trình khử nitrat NO
3
-
trong cây. Cây chỉ sử dụng NH
4
+

để hình thành các axtamin trong cây. Do vậy
NO
3
-
sau khi hấp thụ vào sẽ được chuyển hóa thành NH
4
+
để cây sử dụng.
b- Những quá trình cần xúc tác của enzim:
- Quá trình (2) diênx ra trong teews bào của vi khuẩn cố định đạm, cần sự xúc tác của enzim Nitrogenaza và một số
enzim khác.
- Quá trình (4) diễn ra trong tế bào của rễ cây cần xúc tác của các enzim đặc hiệu.
- Hai quá trình (1) và (3) diễn ra trong môi trường không cần sự xúc tác của enzim.
Câu 27 : Trong quá trình cố định đạm nguyên tử H trong NH
3
có nguồn gốc từ chất nào sau đây: glucôzơ, NADPH, CH
4
,
H
2
? Giải thích?
15
Trả lời: Nguyên tử H trong NH
3
có nguồn gốc từ glucozo, vì trong quá tringf cố ddingj đạm sử dụng chất khử NADH để
khử N
2
thành NH
3
. NADH là một loại chất khử được hình thành trong giai đoạn đường phân và chu trình crep của hô hấp tế

bào, nguyên tử H có nguồn gốc từ C
6
H
12
O
6
.
Câu 28 : Tại sao khi bón đạm nitrat cho rau sau đó sử dụng ngay làm thức ăn thường có hại cho sức khỏe?
Trả lời:
Khi cây hút lượng ion NO
3
-
quá nhiều , cây không chuyển hóa hết thành NH
4
+
nên sẽ tồn dư NO
3
-
trong cây. Do đó khi sử
dụng ngay làm thức an sẽ rất nguy hiểm do:
- Nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit là 1 chất gây độc. Ở trẻ em nitrit vào máu sẽ chuyển hóa hemoglobin thành
methemoglobin. Khi đó chức nưng vận chuyển oxi của hồng cầu sẽ bị giảm, dẫn đến 1 số loại bệnh như bệnh xanh
da ở trẻ em. Mặt khác nitrit là một chất gây ung thư ở người và là tác nhân gây đột biến gen.
- Do vậy khi bón phân đạm thì sau 3 ngày mói sử dụng thì hạn chế được lượng nitrat tồn dư trong tế bào do nó đã
chuyển hóa thành NH
4
+
và cây đồng hóa thành các axitamin.
Câu 29 : Cho các nguyên tố khoáng sau: N,P,K, S,Mg,Fe,Mn,Mo,Ca,Cu.Hãy nêu tóm tắt vai trò các nguyên tố liên quan
tới:

a- Cấu tạo diệp lục.
b- Quá trình quang phân li nước.
c- Sự bền vững của thành TB.
d- Quá trình cố định nitơ từ khí quyển.
Trả lời: a- Tham gia câú tạo diệp lục:
N: Tham gia cấu tạo vòng pyrol.
Mg: Tham gia cấu tạo nhân diệp lục.
Fe: Cấu tạo enzim, hoạt hóa enzim.
b-Quá trình quang phân li nước:
Mn,Cl : Kích thích quang phân li nước, cân bằng ion.
c- Bền vững của thành tế bào:
Ca: tham gia thành phần cấu trúc màng, hoạt hóa enzim.
d- Quá trình cố định ni tơ từ khí quyển:
Mo: Tham gia cố định ni tơ, chuyển hóa NO
3
-
II. Tập hợp các câu hỏi về Quang hợp và Hô hấp.
Câu 1: Giải thích vì sao cây có lá màu đỏ tía vẫn quang hợp được?
Trả lời:
- Thực tế lá cây này vẫn có diệp lục nhưng do chúng có hàm lượng carotennoit cao, sắc tố này lấn át diệp lục làm
cho ta không thấy màu xanh của diệp lục.
- Ta có thể chứng minh bằng cách: ngâm lá cây trong nước nóng, carotenoit tan trong nước nóng còn diệp lục thì
không. Vì vậy khi ngâm trong nước nóng lá cây sẽ có màu xanh.
Câu 2: Ở cây xanh, ánh sáng được sử dụng cho quang hợp như thế nào?
Trả lời:
Ánh sáng được sử dụng để đánh bật điện tử ra khỏi diệp lục. Cơ chế như sau:
16
- Ánh sáng có bản chất sóng và bản chất hạt. Các hạt (photon) ánh sáng chiếu xuống lục lạp, đến diệp lục làm bật các
electron lớp ngoài cùng. Diệp lục bị mất điện tử trở thành dạng kích động.
- Điện tử sau khi tách khỏi diệp lục sẽ được chuyền cho các chất nhận trung gian trong chuỗi chuyền điện tử để hình

thành photphoryl hóa quang hóa hình thành ATP.
- Diệp lục bị mất điện tử sẽ cướp điện tử của nước làm cho nước quang phân li giải phóng oxi và H
+
.
Câu 3: Tại sao khi tổng hợp 1 phân tử Glucozo thực vật C4 tiêu tốn nhiều năng lượng hơn thực vật C3?
Trả lời:
Theo chu trình canvin để TH 1 phân tử Glucozo cần 18 ATP.
Ở thực vật C4, ngoài 18 ATP cần cho quá trình này còn thêm 6ATP để hoạt hóa axit pyruvic thành PEP. Vì vậy để TH 1
Glucozo cần 24 ATP.
Câu 4: Người ta làm thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4( kí hiệu là A và B) vào 1 nhà kính
được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO
2
và có thể điều chỉnh lượng O
2
0%- 21%. Tiến hành
theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau:
Hàm lượng O
2
(%) Cường độ quang hợp ( mg CO
2
/ dm
2
. Giờ)
Cây A Cây B
21% 25 40
0% 40 40
Em hãy cho biết cây A thuộc thực vật C3 hay C4?
Trả lời:
Cây A thuộc thực vật C3, cây B thuộc thực vật C4. Nguyên nhân:
- Cây C3 có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi thì ảnh hưởng đến xuất hiện hô hấp sáng làm giảm năng suất

quang hợp. Thực vật C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi cũng không ảnh hưởng đến cường độ
quang hợp.
- Cây A có 2 lần thí nghiệm ở 2 điều kiện oxi khác nhau thì ở trường hợp 1 nồng độ oxi cao nên có hô hấp sáng dẫn
đến năng suất quang hợp giảm. Ở trường hợp thứ 2 khi đưa nồng độ oxi về 0% thì không có hô hấp sáng nên cường
độ quang hợp tăng, dẫn đến năng suất quang hợp tăng.
- Cây B là thực vật C4 không có hô hấp sáng nên năng suất quang hợp không thay đổi cho dù thay đổi nồng độ oxi.
Câu 5: Quá trình quang hợp có giải phóng nước. Vậy nước được giải phóng ở giai đoạn nào của quang hợp?
Trả lời:
Phân tử nước được giải phóng ở pha tối của quang hợp. Chu trình canvin có 3 giai đoạn , ở giai đoạn khử ( biến đổi APG
thành AlPG) đã giải phóng nước theo phương trình:
12APG + 12NADPH + 12ATP → 12AlPG + 12 NADP
+
+ 12ADP + 12Pi + 6H
2
O.
Câu 6: Chất độc A có tác dụng ức chế 1 loại enzim trong chu trình canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang
hợp bằng chất độc A thì lượng oxi tạo ra từ tế bào này thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Chu trình canvin sử dụng ATP và NADPH , tạo ra ADP, Pi, NADP
+
cung cấp trở lại cho pha sáng.
17
- Khi xử lí chất độc A, chu trình canvin bị ngừng, lượng ADP, Pi, NADP
+
không được tái tạo → Pha sáng thiếu
nguyên liệu → Pha sáng bj ngừng → Lượng oxi giảm dần đến không.
Câu 7: Cho 3 bình thủy tinh có nút kín. Mỗi bình B và C treo 1 cành cây có diện tích lá như nhau. Bình B đem chiếu sáng,
bình B che tối trong 1 giờ. Sau đó láy cành lá ra và cho vào mỗi bình 1 lượng Ba(OH)
2
như nhau. Lắc đều sao cho CO

2

trong bình hấp thụ hết. Tiếp theo trung hòa Ba(OH)
2
bằng HCl dư. Các số liệu thu được ở mỗi bình là: 21; 18; 16ml HCl
cho mỗi bình.
a- Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO
2
trong mỗi bình?
b- Sắp xếp các bình A,B,C tương ứng với số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như vậy?
Trả lời:
a- Nguyên tắc:
- Khả năng hấp thụ CO
2
của Ba(OH)
2
: CO
2
+ Ba(OH)
2
→ BaCO
3
+ H
2
O.
- Chuẩn độ Ba(OH)
2
bằng HCl: Ba(OH)
2
+ 2HCl → BaCl

2
+ 2H
2
O.
- Đo lượng HCl dư.
b- Sắp xếp: B: 21ml; A: 18ml; C: 16ml. Giải thích:
- Bình B: có quang hợp → CO
2
giảm → tiêu tốn ít HCl nhất.
- Bình C: có quá trình hô hấp thải CO
2
→ CO
2
tăng → tiêu tốn ít HCl nhất.
- Bình A: không quang hợp , không hô hấp → lượng HCl không đổi.
Câu 8: Giải thích tại sao trong môi trường khí hậu nhiệt đới thì hiệu suất quang hợp ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với
thực vật C4?
Trả lời:
- Trong môi trường khí hậu khô nóng của vùng nhiệt đới thì thực vật C3 có năng suất quang hợp thấp hơn so với
thực vật C4 là vì thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bão hòa nhiệt độ cao và không có hô hấp sáng.
- Thực vật C3 điểm bão hòa ánh sáng thấp ( chỉ bằng 1/3 ánh sáng toàn phần) nên khi môi trường có ánh sáng càng
mạnh thì cường độ quang hợp càng giảm. Trong khi cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp cây C4
càng tăng( Cây C4 chưa xác định được điểm bão hòa ánh sáng)
- Điểm bão hòa nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3. Khi môi trường có nhiệt độ trên 25
o
C thì cường độ quang hợp
cây C3 giảm trong khi cây C4 tăng và mạnh nhất ở nhiệt độ 35
o
C.
- Thực vật C3 có hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp từ 30%- 50%, còn thực vật C4 không có hô hấp sáng.

Vì vậy ở môi trường nhiệt đới thì năng suất quang hợp ở thực vật C4 cao hơn hẳn thực vật C3.
Câu 9:a- Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng và điểm bão hòa T
o
cao hơn thực vật C3?
b-Trình bày thí nghiệm chứng minh H
2
O được tạo ra từ pha tối quá trình quang hợp?
Trả lời:
a- Thực vật C4 có 2 loại lục lạp thực hiện quang hợp nên thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng và điểm bão hòa T
o

cao hơn thực vật C3.
- Trong quá trình quang hợp luôn có pha sáng và pha tối. Pha tối là phản ứng của enzim nên phụ thuộc vào T
o
. Khi
môi trường có nhiệt độ càng cao thì phản ứng ở pha tối sẽ bị bất hoạt, dẫn tới có thể ngừng quá trình quang hợp.
Mạt khác ánh sánh mạnh làm tia sáng đốt cháy lá nên cũng ức chế quang hợp.
- Ở Thực vật C4 lục lạp của tế bào bao bó mạch là nơi diễn ra chu trình canvin. Tế bào bao bó mạch nằm sâu trong
thịt lá nên khi T
o
tăng chỉ làm nóng tế bào bề mặt lá chứ ít tác động đến tế bào bao bó mạch. Do đó khi T
o
môi
trường tăng cao ở thực vật C4 không ảnh hưởng đến hoạt tính enzim ở trong pha tối. Thực vật C3 thì chu trình
canvin diễn ra tại tế bào mô dậu của lá nên khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
18
enzim neensex làm giảm cường độ quang hợp. Vì vậy điểm bão hòa của thực vật C3 khoảng 25
o
C trong khi ở thực
vật C4 ( khoảng 35

o
- 40
o
).
- Cũng do pha tối thực vật C4 xảy ra trong tế bào bao bó mạch nen cường độ ánh sáng mạnh cũng không gây ảnh
hưởng. Vì vậy cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp càng mạnh ( chưa xác định rõ điểm bão hòa
ánh sáng đối với thực vật C4). Còn thực vật C3 chỉ cần ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng toàn phần là bắt đầu ức chế
quang hợp. Nguyên nhân là do ánh sáng mạnh tác động trực tiếp đến tế bào mô giậu.
- Mạt khác thực vật C3 có hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp nen dẫn tới điểm bão hòa thấp.
b- Sử dụng chất khử NADPH có H được đánh dấu phóng xạ thì quá trình quang hợp sẽ tạo ra nước có nguyên tử H
đánh dấu phóng xạ → phân tử nước đó đã lấy H của NADPH. Trong quang hợp chỉ có pga tối mới sử dụng
NADPH → pha tối tạo ra nước.
Câu 10:a- Tại sao khi gặp hạn năng suất quang hợp thường giảm?
b-Nguyên tố khoáng thiết yếu nào cần thiết cho cây họ đậu. Loại ánh sáng đơn sắc nào cần thiết cho loại cây này?
c- Giải thích tại sao lá cây thuốc bỏng có vị chua khi hái vào buổi sáng nhưng lại nhạt khi hái vào buổi chiều?
Trả lời:
a- Khi gặp hạn năng suất quang hợp giảm do:
- Ảnh hưởng đến việc hấp thụ CO
2
khi khí khổng đóng.
- Nước ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzim.
- Nước ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng và kích thước của lá.
b- Nitơ là khoáng thiết yếu đa lượng có trong thành phần cấu tạo tế bào và tham gia các hoạt động điều tiết.
- Mo là khoáng vi lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa và cố định nitơ của cây họ đậu.
- Cây họ đậu có hàm lượng đạm cao nên cần nhiều ánh sáng đơn sắc xanh tím cho việc tổng hợp protein trong qua
strinhf quang hợp.
c- Buổi sáng axits malic tích trữ lại trong tối hôm qua nhiều nên lá có vị chua.
Buổi chiều lượng axit malic sử dụng hêt ( ban ngày khí khổng đóng) nên lá không còn vị chua.
Câu 11: Để tách chiết sắc tố từ cây rau dền, người ta thường dùng dung môi là cồn và benzen. Tại sao?
Trả lời:

Phải dùng cồn và benzen vì các sắc tố không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ ( do các sắc tố có bản chất là
lipit) .
- Cồn để hòa tan diệp lục.
- Benzen để tách carotenoit.
Câu 12 : Tiến hành thí nghiệm như sau:
Chọn 2 cây cùng loại đã để trong tối 48h, một cây có lá được chiếu ánh sáng đơn sắc đỏ, một cây có lá được chiếu ánh sáng
đơn sắc màu xanh tím. Sau đó nhuộm màu lá 2 cây bằng iốt. Hãy cho biết:
a- Mục đích của thí nghiệm.
b- Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiêm.
c- Hiện tượng thí nghiệm và giải thích thí nghiêm.
Trả lời:
a- Mục đích: Chứng minh ánh sáng đỏ có cường độ quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím.
b- Để lá cây trong tối để lá sử dụng hết tinh bột.
c- Hiện tượng: Cả 2 lá ở 2 cây đều chuyển sang màu xanh nhưng lá ở cây chiếu ánh sáng đỏ có màu xanh đậm hơn.
Do ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp cabonhidrat hình thành được nhiều tinh bột hơn nên màu xanh thẫm hơn.
19
Câu 13: Trong cơ thể thực vật, để có thể hình thành các hợp chất như protein, axit nucleic,… cần có sự tham gia của các
quá trình nào?
Trả lời: Cơ thể thực vật không chỉ càn 1 loại là glucozơ mà cần rất nhiều hợp chất khác như axit amin, nucleotit…Vì vậy,
để tổng hợp được các chất này cần có các quá trình sinh lí sau:
- Quá trình quang hợp: Quang hợp tạo ra glucozơ, glucozơ là nguyên liệu của hô hấp để cung cấp cho các phản ứng
đồng hóa các sản phẩm hữu cơ. Mặt khác trong pha tối của quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, các sản
phẩm trung gian này là nguyên liệu để tế bào tổng hợp các chất cần thiết. Ví dụ APG là 1 sản phẩm trung gian
được tao ra trong chu trình canvin. APG được sử dụng để tổng hợp axit amin alanin.
- Quá trình hô hấp: Hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP để cung
cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp các axit hữu cơ, axit amin, nucleotit…Mặt khác, hô hấp tạo ra sản
phẩm trung gian là nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ. Người ta ví hô hấp là hoạt động sinh lí quan trọng của
cây xanh vì hô hấp tạo sản phẩm trung gian để tế bào có nguyên liệu tổng hợp mới các chất.
- Quá trình trao đổi nước và khoáng: Hấp thụ ion khoáng là nguồn nguyên liệu để tổng hợp protein và các sản phẩm
thứ cấp khác.

Câu 14:
Lấy 2 phần, mỗi phần gồm 10 gam hạt khô. Phần thứ nhất sấy khô ở 100
o
C để xác định khô tuyệt đối và được 8,8g. Phần
thứ 2 cho vào cát ẩm, một tuần sau rửa sạch, xác định trọng lượng tươi của mầm được 21,7g và đem sấy khô được 7g.
Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trọng lượng tươi và khô khi hạt nảy mầm? Có những yếu tố nào chi phối quá trình biến
đổi khi hạt nảy mầm?
Trả lời:-
- Khi hạt nảy mầm thì trọng lượng tươi tăng, trọng lượng khô giảm.
- Giải thích:
+ Khi hạt nảy mầm thì hut nước trương lên, trọng lượng tươi tăng. Tế bào mầm phân chia, tăng số lượng tế bào,
làm tăng khối lượng và kích thước của hạt
+ Khi hạt nảy mầm hô hấp mạnh, các chất giữ trữ bị phân giải sinh năng lượng đồng thời chưa có quá trình hấp thu
dinh dưỡng hay tổng hợp các chất hữu cơ từ nguyên liệu môi trường nên sinh khối giảm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt nảy mầm: T
o
(thông qua phản ứng của enzim), nước (trao đổi chất nội bào, sinh
trưởng, phân bào…), hàm lượng oxi và khí CO
2
.
Phần III- Kết luận
Hệ thống câu hỏi này có thể giúp học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo, say mê học hỏi. Đặc biệt là đối với giáo
viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì đây là một tài liệu quan trọng góp phần củng cố , khắc sâu kiến thức, trang bị cho học
sinh để có thể đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, muốn có một hệ thống câu hỏi toàn vẹn và đầy đủ
hơn thì rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý thêm để đề tài thực sự có ích trong công tác giảng dạy bộ môn sinh
học.
20
2- Quan sát biểu hiện hoạt tính quang hóa của phân tử diệp lục trong quang hợp
c- TN 1: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục, ta thấy dung dịch diệp lục có màu huyết dụ.
Nếu tắt nguồn sáng tới thì dung dịch có màu xanh như cũ.

d- TN 2: Tương tự TN trên, nhưng khi tắt nguồn sáng thì ánh sáng màu huyết dụ vẫn còn lưu lại một thời
gian ngắn nũa.
XĐ:
e- TN trên chứng minh đặc tính gì của diệp lục?
f- Trạng thái của diệp lục ở 2 TN trên?
Câu 2: Vào những ngày nắng nóng, TB lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào?
21
Để tách chiết sắc tố từ cây rau dền, người ta thường dùng dung môi là cồn và benzen. Tại sao?
Thực vật có 2 hình thức hô hấp đều cần ô xy nhưng khác nhau về bản chất. hãy nêu sự khác nhau về 2 hình thức
này( Đối tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm).
Câu 3: Người ta phát hiện 2 nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình TH chlorophyll. Khi thiếu
một trong 2 nguyên tố này đều xuất hiên tình trạng vàng lá.
a- XĐ 2 loại nguyên tố này và trình bày vai trò sinh lí của 2 loại nguyên tố này đối với quá trình quang hợp
của cây xanh.
b- Thiết kế 1 TN nhỏ chứng minh vai trò của 2 loại nguyên tố này?
Câu 4: a-Về quá trình cố định nitơ, hãy giải thích vì sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Nhóm tự do và
nhóm cộng sinh?
b- Xét quá trình quang hợp của cây C3 và cây C4, người ta nhận thấy rằng cây C4 tiêu thụ năng lượng nhiều
hơn cây C3 để TH 1 phân tử glucôzơ nhưng lại có hiệu quả quang hợp cao hơn. Hãy giải thích?
Câu 4: 1- Ba nhóm Tv C3, C4, CAM có hình thái giải phẫu khác nhau như thế nào?
2- Cho biết sự khác nhau về cấu trúc giữa 2 loại luc lạp của TV C4?
3- Các loại hạt tinh bột hình thành và tập trung ở loại lục lạp nào?
4- Khi loại tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO
2
có tiếp tục thực hiện ở TV C3, C4 và CAM không?
5- Ở TV C4 quá trình cacboxil hóa diễn ra ở đâu?
6- Cho biết nguồn CO
2
và các enzim cacboxil hóa cho các quá trình cacboxil hóa đó?
7- Phân tích những đặc điểm cấu tạo, sinh lí TV CAM giúp chúng có thể sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng,

khô hạn kéo dài tại vùng sa mạc?
Câu 5: Dùng 1 chỉ tiêu sinh lý phù hợp nhất để phân biệt các nhóm TV dưới đây và giải thích cơ sở khoa học của
chỉ tiêu đã chọn:
a- Cây C3 và Cây C4.
b- Cây ưa bóng và cây ưa sáng.
c- Cây chịu hạn và cây kém chịu han.
d- Cây ngày ngắn và cây ngày dài.
Câu 6: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a- Ở rễ việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào mạch gỗ là do sự chênh lệch ASTT.
b- Trong cùng một mức năng lượng ánh sáng đơn sắc xanh tím gây hiệu quả quang hợp mạnh hơn ánh sáng
đỏ.
c- Ở cây C4, cấu tạo của lục lạp trong TB bao bó mạch hoàn toàn giống lục lạp của TB mô giâu.
d- Khi trồng cây họ đậu phải bón phân vi lượng Mo.
Câu 7: a- Vì sao đất chua thì nghèo dinh dưỡng? Có thể áp dụng những biện pháp nào để rửa chua cho đất?
22
d- TV sống trên đất ngập mặn có những đặc điểm thích nghi như thế nào để hấp thụ được nước cho quá
trình sinh trưởng?
e- Trong thực tiễn, khi trồng lúa người ta thường làm cỏ, sục bùn. Việc làm đó có ý nghĩa gì?
Câu 8: a- Trình bày đặc điểm của lá thích nghi với chức năng quang hợp?
b- Làm thế nào phân biệt được TV C3, C4?
c- Bố trí TN chứng minh có lực hút từ lá?
Câu 9:a- Vì sao khi bứng cây trồng phải cắt bớt 1 phần cành lá?
b- Vì sao quá trình photphoryl hóa không vòng tiến hóa hơn quá trình photphoryl hóa vòng?
c- So sánh hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở TV về điều kiện xảy ra, nơi diễn ra, cơ chế, sản phẩm cuối
cùng, hiệu quả năng lượng.
d- Ô xy được sinh ra từ pha nào của quang hợp? Hãy nêu đường đi của ô xy qua các lớp màng để qua các
lớp màng từ nơi nó sinh ra.
Câu 10: a- Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lực dùng để vận chuyển đường dài dịch phloem và xylem?
b- Nêu sự khác nhau trong cấu tạo và hoạt động chức năng quang hợp của các loại lục lạp ở cây C3, C4 để thấy
được tính ưu thế của cây C4?

23

×