Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề cương ôn tập Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phân tích những điều kiện cơ bản quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của gc công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.15 KB, 32 trang )

Đề cương ôn tập : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 1: Phân tích những đặc điểm của giai cấp công nhân. Liên hệ thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Phân tích những điều kiện cơ bản quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân.
Câu 3: CMR, Đảng cộng sản là nhân tố chủ yếu, quyết định thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của gc công nhân. L/h vai trò của Đảng cộng sản VN.
Câu 4: Phân tích những đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH.
Liên hệ với thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của cách mạng XHCN. L/h với thực tiễn CMVN
Câu 6: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với
thực tiễn ở việt nam.
Câu 7: Trình bày nội dung liên minh giai cấp công nhân trong CM XHCN ở VN.
Liên hệ thực tiễn liên minh công – nông – tri thức ở địa phương.
Câu 8: Trình bày những nội dung c ơ bản của nền văn hóa XHCN. Liên hệ với quá
trình xây dựng nền văn hóa xhcn ở VN hiện nay.
Câu 9: CMR: Văn hóa XHCN là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự
nghiệp xây dựng CNXH. Liên hệ với nền văn hóa ở VN.
Câu 10: Trình bày những quan điểm cơ bản của quá trình xây dựng và phát huy
nhân tố con ng ười ở Việt Nam hiện nay.
Câu 11: Phân tích K/n Dân tộc. Liên hệ với đặc điểm, tình hình dân tộc VN.
Câu 12: Trình bày nội dung c ương lĩnh dân tộc của CNXHKH. Liên hệ với chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Vn hiện nay.
Câu 13: Phân tích K/n Tôn giáo. L/h với đặc điểm, tình hình tôn giáo ở VN.
Câu 14: Trình bày những nguyên tắc cơ bản của XHCN trong giải quyết các vấn
để tôn giáo. L/h với chính sách tôn giáo của Đảng và Nn Vn hiện nay.
Câu 15: Phân tích các chức năng xã hội của gia đình. Liên hệ với gia đình VN.

Câu 1: Phân tích những đặc điểm của giai cấp công nhân. Liên hệ thực trạng
giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
K/N: Gccn là giai cấp những người lao động trong các lĩnh vực, các quá


trình SX CN hoặc có tính chất CN sản xuất ra của cải vật chất, với trình độ cn- kt
hiện đại, t/c XH hoá cao; là giai cấp của những người mà hoạt động lao động của
họ sẽ tạo ra giá trị thặng dư – nguồn gốc chủ yếu của sự giàu có trg xã hội hiện đại.
Mác và Angghen đã khái quát, chỉ ra một cách chính xác bản chất của giai
cấp công nhân:
• Giai cấp công nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền đại công nghiệp:
Người lao động đang trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sx có t/c cn
ngày càng hiện dại, có tính xhh cao. Đại CN càng phát triển, tất yếu kéo theo 2 hệ
quả:
- thứ nhất, trình độ cn - kt và t/c XH hoá của LLSX ngày càng cao
- thứ hai, gc CN cũng không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất
lượng, trình độ và ý thức chính trị.
• Sức lđ của g/c CN +TLSX = nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư,
Đặc trưng cơ bản của giai cấp CN:
• Giai cấp CN là sản phẩm của đại công nghiệp:
- Họ là đại biểu của llsx tiến tiến.
- Ý thức tổ chức kỷ luật cao. ( CN tham gia các tổ chức, Pt đấu tranh)
- Có bản chất quốc tế. Đại CN phát triển đã tạo nên 1 hệ quả kép. Một mặt
tạo ra một LLSX có trình độ cao (là điều kiện cho sự ra đời hình thái kinh
tế - xã hội mới, CSCN), mặt khác lại sản sinh ra một cơ cấu XH – giai
cấp mới, trong đó sự thống nhất và đấu tranh giữa giai cấp CN vs giai cấp
TS ngày càng trở thành quan hệ cơ bản nhất. Theo hệ quả thứ hai, giai
cấp CN ngày càng trở thành lực lượng XH đối lập căn bản với giai cấp
TS, trở thành giai cấp trung tâm, đủ sức để thực hiện bước chuyển cách
mạng của nhân loại lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, XH
CSCN.
• Giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơ bản đối lập với giai cấp TS:
Mâu thuẫn gay gắt (TS vs CN), giai cấp CN trở thành giai cấp có sứ mệnh lịch sử
thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH và CSCN. Điểm đồng nhất giữa các giai các giai
cấp có sứ mệnh lịch sử trong các thời đại cách mạng trước với giai cấp CN thể hiện

ở chỗ đều là những giai cấp đại diện cho 1 PTSX mới hình thành trong lòng hình
thái kinh tế - XH cũ đã lỗi thời, đều là những giai cấp có lợi ích chính trị đối lập
với giai cấp thống trị trong XH. Điểm khác biệt căn bản, trong các thời đại cách
mạng trước, cả giai cấp quý tộc chúa đất và giai cấp tư sản đều đại dieenh cho
những PTSX mới dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, trong khí đó, giai cấp
CN lại đại diện cho 1 PTSX mới dựa trên chế độ sở hữu xã hội (công hữu).
• Giai cấp CN có lợi ích chính trị thống nhất về cơ bản với nhân dân lao động
và toàn xã hội: Trong CNTB, mâu thuẫn chính trị cơ bản là mâu thuẫn giữa TS và
CN. Hơn nữa, đó còn là mâu thuẫn giữa một bên là quảng đại quần chúng nhân dân
với chế độ TBCN. Mâu thuẫn đó là nguyên nhân cơ bản của những cuộc nổi dậy,
đấu tranh chống lại ách áp bức của giai cấp tư sản. Đấu tranh nhằm lật đổ áp bức
thống trị của giai cấp TS là nhu cầu cơ bản, thường trực không chỉ của giai cấp CN
mà còn của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây chính là điểm tương đồng, sự
thống nhất căn bản về lợi ích chính trị giữa giai cấp CN với giai cấp nông dân, tầng
lớp trí thức và các tầng lớp khác trong XH.

Liên hệ với giai cấp CN VN: Đặc điểm của giai cấp CN ở VN:
• Giai cấp CN VN được sinh trưởng trong một đất nước có truyền thống yêu
nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc.
• Giai cấp CN VN ra đời và trưởng thành trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm
được tiếp thu CN Mác – Lenin, sớm có ĐCS lãnh đạo, có lãnh tụ vĩ đại dẫn dắt.
• Giai cấp CN VN phần lớn xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ chính trị -
XH – kinh tế với nông dân và trí thức.
• Giai cấp CN VN ra đời sau CM Tháng Mười Nga, khi CN cơ hội của Quốc
tế II bị phá sản, vì thế không bị ảnh hưởng bởi các trào lưu cơ hội xét lại.
• Giai cấp CN VN đã và đang có sự trưởng thành mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của giai cấp CN ở VN:
• Sự trưởng thành, phát triển của giai cấp CN VN gắn liền với quá trình đấu

tranh giành độc lập dân tộc, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất Tổ
quốc, là lực lượng tiên phong và động lực cơ bản của toàn bộ quá trình cách mạng
ấy.
• Sự trưởng thành, phát triển của giai cấp CN VN gắn liền với quá trình xây
dựng đất nước. Đặc biệt, giai cấp CN VN vừa là sản phẩm, vừa là lực lượng chủ
thể cơ bản của quá trình phát triển LLSX, CNH – HĐH đất nước.
Câu 2: Phân tích những điều kiện cơ bản quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. Liên hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
K/n: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là toàn bộ những nhiệm vụ lịch
sử khách quan mà giai cấp công nhân có thể thực hiện và cần phải thực hiện nhằm
thủ tiêu CNTB đã lỗi thời, xây dựng CNXH và CNCS, hình thái kinh tế - xã hội
mới, tiến bộ hơn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội và phù hợp với
lợi ích chính trị căn bản của giai cấp công nhân, được quy định bởi địa vị kinh tế -
xã hội và địa vị chính trị - xã hội căn bản của giai cấp công nhân.
Điều kiện cơ bản quy đính sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
• Về địa vị kinh tế - xã hội khách quan: giai cấp CN là giai cấp đại diện cho một
LLSX mới, được hình thành và phát triển trong lòng CNTB. Nếu như sự phát triển
của PTSX phong kiến đã làm sản sinh ra tầng lớp quý tộc chúa đất trong lòng chế
độ chiếm hữu no lệ đang suy tàn thì sự phát triển của PTSX TBCN đã sản sinh ra
giai cấp tư sản trong lòng chế độ PK suy tàn. Tiếp tục như vậy, sự phát triển của
PTSX TBCN lại tất yếu sản sinh ra giai cấp công nhân, đại diện cho một LLSX
cách mạng, năng động, có địa vị kinh tế - xã hội tiến bộ, là nhân tố đối lập với
quan hệ sở hữu tư nhân TBCN.
• Về địa vị chính trị - xã hội khách quan: giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơ
bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản và nhà nước tư sản trong CNTB. Sự phát
triển của đại CN đã làm cho mâu thuẫn về lợi ích chính trị căn bản của giai cấp CN
trở thành đối lập và xung đột ngày càng gay gắt với lợi ích chính trị của giai cấp tư
sản. Chính sự đối lập cơ bản này là nguyên nhân khách quan làm cho giai cấp CN
trở thành lực lượng chính trị đối lập với nhà nước thống trị của giai cấp TS. Giai

cấp CN trở thành giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiên CNTB, đưa loài người bước
vào công cuộc xây dựng CNXH và CSCN.
• Giai cấp CN là giai cấp có lợi ích chính trị cơ bản phù hợp với lợi ích của các giai
cấp, tầng lớp nhân dân bị thống trị, áp bức trong XH hiện đại.
• Giai cấp CN là giai cấp được dẫn dắt bởi các tư tưởng tiến bộ, do các đại biểu trí
thức tiến bộ cách mạng đề xướng. Sự phân công lao động xã hội phát triển là xuất
hiện và phát triển tầng lớp trí thức, là tầng lớp của những người lao động trí tuệ
phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo cao và tính nhân văn sâu sắc. Vai trò của đội ngũ tri
thức của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai phương diện; Thứ nhất, lao
động sáng tạo, phát hiện những quy luật chính trị - xã hội chi phối sự chuyển biến
cách mạng của loài người từ CNTB lên CNXH (không chỉ kế thức, phát triển hệ
thống lý luận CNXHKH mà còn phải tổng kết, phát hiện thêm các vấn đề chính trị
nảy sinh từ phong trào CM). Thứ hai, không ngừng truyền bá, giáo dục, đấu tranh
hiện thực hoá các tri thức lý luận chính trị đã và đang được phát triển vào thực tế
đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc và
nhân loại tiến bộ.
• Giai cấp công nhân là giai cấp có thể thực hiện được khối liên minh vững chắc của
mình với đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột, nòng cốt
cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở VN:
• Sau khi ra đời và sớm có chính Đảng tiên phong, giai cấp công nhân Việt
Nam trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh giai cấp đưa cách mạng dân
tộc dân chủ đến thắng lợi.
• Giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản
Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghiã xã hội đạt được những thành
tựu như xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng cơ sơ vật chất ban đầu của
chủ nghĩa xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hoá, giáo dục, y tế v.v.
• Trong đó Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò to lớn trong quá trình thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng cộng san

Việt Nam là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân Việt Nam
hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng đề ra đường lối; tuyên truyền
và vận đọng đường lối vào thực tiễn cộng sản; tổ chức thực hiện đường lối; gương
mẫu thực hiện đường lối. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, giai
cấp công nhân Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng để
hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta tiến tới
chủ nghĩa cộng sản. Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước,vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
• Về mặt sản xuất, GCCN là lực lượng cơ bản, chủ yếu, có vai trò to lớn trong
nền kinh tế quốc dân. Mặc dù về số lượng GCCN ở nước ta chiếm tỷ lệ không lớn
trong tổng số dân cư (khoảng 13%) nhưng nắm giữ những cơ sở vật chất và các
phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển
chủ yếu của nền kinh tế. GCCN là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào
ngân sách nhà nước.
Câu 3: Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện sứ mệnh
lịch sử của GCCN. Liên hệ vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
• Khái quát:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
• Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ mà một giai
cấp có thể, cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu một chế độ xã hội cũ đã lỗi thời, thiết
lập một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.Những nhiệm vụ lịch sử ấy không chỉ là phù
hợp với lợi ích của giai cấp có SMLS mà điều cơ bản còn là do chính địa vị kinh
tế- xã hội khách quan của giai cấp đó quy định.
• SMLS của GCCN là toàn bộ những nhiệm vụ cách mạng, tất yếu mà giai
cấp công nhân có thể, cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa,
xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.Những nhiệm vụ lịch
sử này là do chính địa vị kinh tế- xã hội của GCCN trong nền sản xuất, trong nền
kinh tế- xã hội của CNTB quyết định.
• Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN

vì :
• ĐCS là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công
nhân.ĐCS ra đời, lai là nhân tố thúc đẩy sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong
trào công nhân, làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thực sự là cuộc đấu
tranh chính trị, nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành lấy chính quyền xây dựng xã
hội-XHCN.
• ĐCS là một bộ phận của giai cấp công nhân, tiêu biểu cho tính tự giác sáng
tạo và kiên định mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân.Đảng là đội tiên phong,
là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.Đảng đại biểu
cho lợi ích của giai cấp công nhân nhân dân lao động và cho cả dân tộc.
• Đảng cộng sản lấy CN Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hành động. Trên cơ sở đó, Đảng xây dựng cương lĩnh cách mạng đúng đắn khoa
học, trong quá trình đấu tranh Đảng đề ra chiến lược, sách lược, những con đường
và phương pháp đấu tranh phù hợp với từng thời kì, từng bước đưa cách mạng đến
thành công.
• Để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, những người cộng sản không được
khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc.Kẻ thù của CNXH đã và
đang làm tất cả mọi việc để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm mất uy tín
của Đảng trước nhân dân các nước.Thực tiễn cho thấy rằng, khi nào và ở đâu ĐCS
không giữ tính độc lập về tư tưởng chính trị và tổ chức để lọt những phần tử cơ hội
vào hàng ngũ của ĐCS, thậm chí để chống lũng đoạn được bộ phận đầu não sẽ dẫn
đến đảng bị biến chất, tan rã, khi thời cơ đễn các phần tử cơ hội sẽ không ngần
ngại hợp tác với thế lực tư sản, phá hoại đảng, thủ tiêu CNXH.
Vì vậy muốn thực hiện SMLS, đảng phải giữ vai trò tiên phong, đảng phải trung
thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của GCCN, đồng thời phải thường xuyên
xây dựng Đảng và cương quyết thanh lọc những phần ử cơ hội đủ loại, đặc biệt là
cơ hội về chính trị, để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc
đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và CNXH.
• Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong tiến trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

• Đảng cộng sản Việt nam ra đời vào ngày 3-2-1930.
• Cũng như các Đảng công nhân khác, đảng cộng sản VN là đội tiên phong
của giai cấp công nhân VN.Đảng lấy chủ nghĩa M-LN làm nền tảng tư tưởng, lấy
sự nghiệp giải phóng GCCN và nhân dân lao động làm mục đích cao nhất của
mình.Đảng có mối liên hệ mật thiết với quần chúng lao động, tổ chức giáo dục
quần chúng lao động đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.ĐCS VN là người đại
biểu cho lợi ích của GCCN và của cả dần tộc VN.
• ĐCS VN đã thể hiện vai trò lãnh đạo, trước giai cấp và dân tộc.Đảng đã đề
ra cương lĩnh và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước, đưa đất nước quá độ lên CNXH.Đảng còn đề xướng lãnh đạo
công cuộc đổi mới đất nước, đưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.Công cuộc đổi
mới đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tình hình kinh tế xã hội
có bước chuyển biến tích cực đã khẳng định con đường Đảng ta đề ra là đúng đắn,
sáng tạo.
Câu 4: Phân tích những đặc điểm cơ bản ? của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên CNXH. Liên hệ với thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
• Khái niệm về “thời kì quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội”:
Thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH là một thời kì lịch sử cần thiết để giai cấp
công nhân sử dụng chính quyền , tác động và hoàn thành về căn bản toàn bộ sự
chuyển biến, quá độ từ các yếu tố, các tiền đề còn mang tính chất TBCN từng bước
trở thành các yếu tố, các tiền đề XHCN. Thời kì quá độ lên CNXH được tính từ khi
GCCN dành được chính quyền cho đến khi xây dựng xong cơ sở vật chất- kĩ
thuật và những quan hệ xã hội căn bản của CNXH.
• Đặc điểm của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH ở nước ta:
• Là một thời kì lịch sử lâu dài ( lâu dài hơn so với các thời kì trước), thời kì
cách mạng phải trải qua những khó khăn vô cùng to lớn bao gồm những khó khăn
như:
+ Khó khăn khách quan: kinh tế lạc hậu, chiến tranh, nội chiến, sự phá rối của thế
lực tự phát triển tư sản,
+ Khó khăn chủ quan: Do sự yếu kém trong rèn luyện cua cán bộ, đảng viên, do

thiếu kinh nghiệm,
• Là thời kì đấu tranh giai cấp quyết liệt và có những đột biến cách mạng.Là
thời kì, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay go phức tạp bằng những hình thức,
phương pháp mới rất đa dạng và phong phú.
• Thời kì quá độ lên CNXH biểu hiện rõ nhất tính đặc thù dân tộc. ( thể hiện ở
bước đi, hình thức, nhịp độ, ở con đường phát triển, ).
• Nội dung cơ bản của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH:
• Quá độ lên CNXH trong lĩnh vực xây dựng nền dân chủ và từng bước kiện
toàn hệ thống chính trị của CNXH:
- Đổi mới chỉnh đốn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là nội dung cơ bản dân
chủ hóa và xác lập, củng cố hệ thống chính trị, thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân.
- Nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước pháp quyền XHCN là khâu chủ yếu của
dân chủ hóa, của xây dựng nền dân chủ XHCN trong TKQĐ lên CNXH, lấy cải
cách hành chính làm then chốt.
- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động của các đoàn thể chính trị
- xã hội của các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động nhằm thu hút đông đảo nhân
dân vào quản lí xã hội.
• Quá độ trong phát triển lực lượng sản xuất, đi đôi với từng bước xây dựng
cơ cấu kinh tế quá độ lên CNXH:
- Quá độ từ một cơ cấu đa dạng, nhiều tầng và cấp độ của những trình độ công
nghệ- kỹ thuật khác nhau, với những tính chất xã hội khác nhau, từng bước tiến tới
một lực lượng sản xuất có trình độ công nghệ kĩ thuật hiện đại, một tính chất xã hôi
cao. Cùng với quá trình ấy là sự quá độ tất yếu của từng bước xác lập và phát triển
những quan hệ sản xuất mới ngày càng phù hợp với trình độ tương ứng của lực
lượng sản xuất.
- Toàn bộ sự quá độ này được diễn ra dưới sự tác động có ý thức của nhà nước, của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà bản thân nhà nước ấy cũng là một nhà
nước quá độ. Đây được coi không chỉ là một nội dung then chốt của quá độ lên
CNXH trên lĩnh vực chính trị mà với quá độ lên CNXH trên lĩnh vực phát triển lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
• Quá độ trong xây dựng nền văn hóa và phát huy nhân tố con người:
- Văn hóa XHCN là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân lao
động sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân lao động và toàn
xã hội. Nền văn hóa XHCN là toàn bộ các thiết chế xã hội được xác lập, vận hành
để sáng tạo ra các giá trị văn hóa và toàn bộ những thiết chế để thỏa mãn các nhu
cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa phù hợp với lợi ích cơ bản của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động. Những giá trị cơ bản của văn hóa XHCN từng bước
ra đời, hình thành và phát triển từ kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi
dân tộc và các dân tộc khác trên thế giới, cùng với sự tiếp thu các giá trị văn hóa
hiện đại, trên cơ sở đặc điểm, các điều kiện mới của toàn bộ sự nghiệp cách mạng
XHCN.
- Nhân tố con người trong CNXH với tính cách là một tập hợp các chỉ báo nói lên
trình độ, khả năng, vai trò của nhân dân lao động đối với toàn bộ sự vận động biến
đổi của xã hội trong cách mạng XHCN chỉ được hình thành từng bước từ sự phủ
định biện chứng đối với các tiêu chí tương ứng của nhân tố con người phủ hợp với
một trình độ phát triển kinh tê- xã hội, văn hóa- xã hội và con người cụ thể đã có.
Nhân tố con người của CNXH lại chỉ đc hình thành dưới sự tác động trực tiếp của
từng bước đề ra, từng bước sửa đổi, đổi mới và hoàn thiện một hệ thống cơ chế,
chính sách xã hội có vai trò quan trọng. Một hệ thống chính sách xã hội đúng, hợp
lí không chỉ có tác động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân tố con người mà còn
có thể làm cho nhân tố con người được huy động tối đa thúc đẩy sự phát triển xã
hội.
* Liên hệ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến sâu sắc toàn diện trên mọi lĩnh vực tư
tưởng, văn hoá kinh tế xã hội nhằm xây dựng tiền đề vật chất tinh thần cho sự ra
đời xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Đặc điểm: đặc điểm lớn nhất và chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là một nước có nền công nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, kinh tế bị

chiến tranh tàn phá nặng nề. Bù lại ta có đảng Cộng Sản Việt Nam có đường lối
sáng tạo có bản lĩnh chính trị vững vàng nhạy bén. Chúng ta có nhà nước của nhân
dân lao động với những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Nhân dân ta vốn có tinh
thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, lao động cần cù sáng tạo
- Thực chất thực chất thời kỳ quá độ ở Việt Nam là thời kỳ quá độ đặc biệt của
đặc biệt, thời kỳ quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản, mà thực chất là bỏ qua sự xác lập
vị trí thống trị quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, tiếp thu
kế thừa thành quả đạt được trong Chủ nghĩa tư bản nhất là khoa học công nghệ để
phát huy tiềm năng của dân tộc
- Nội dung nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tiến tới xây dựng xã hội công bằng
dân chủ văn minh
- Động lực động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng
giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức với sự lãnh đạo của đảng, kết hợp
hài hoà 3 lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội nhằm phát huy tiềm năng của đất nước và
nguồn lực của toàn xã hội.
Phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.
Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
Thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá làm cho chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống
tinh thần của đất nước
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
thực hiện tốt chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
thường xuyên chỉnh đốn đảng.
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của cách mạng XHCN. Liên hệ với thực tiễn
CM việt Nam.
• Đ/n CM XHCN : Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thay thế chế độ

cũ nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuôc cách
mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân
lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh
- Nghĩa hẹp: kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với quần chúng nhân dân
lao động giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
- Nghĩa rộng: CM XHCN là quá trình cải biến một cách toàn diện trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa.
• Đặc điểm:
- Là một cuộc CM xã hội, có nội dung toàn diện nhất trong lịch sử , nhưng mục
tiêu trước hết và chủ yếu là đập tan bộ máy nhà nước thống trị của giai cấp thống
trị, các lập chính quyền thống trị củ GCCN.Sau đó GCCN sử dụng chính quyền
của mình tiến hành thực hiện nhiệm vụ cách mạng trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, XH, từng bước xác lập những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành củng cố cơ
sở vật chất, đời sống tinh thần và kiến trúc thượng tầng của CNXH và chủ nghĩa
cộng sản.
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử loài người bởi nó là cuộc CM nhằm
thủ tiêu hoàn toàn cơ sở kinh tế sản sinh ra áp bức bóc lột( là điểm khác biệt với
những cuộc CM khác: thay chế độ sở hữu cũ- mới).
Là cuộc CM cuối cùng trong lịch sử loài người có giai cấp và phân chia giai cấp.
- Cuộc CM có tính nhân dân rộng rãi nhất, lâu dài nhất trong lịch sử (diễn ra ở toàn
xã hội).Mọi cuộc CM đều có tính nhân dân.Trong CMXHCN, tính nhân dân được
thể hiện ở 2 nội dung:
+ Thứ nhất, không chỉ các giai cấp tầng lớp lao động tham gia cách mạng với tư
cách là lực lượng đông đảo nhất, mà cả giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng này, giai
cấp CN cũng là 1 lực lượng đông đảo trong dân cư.
+ Thứ 2, bản thân “nhân dân lao động” trong CM XHCN là khái niệm mở, có
ngoại diện ngày càng rộng, phản ánh thực tiễn tham gia ngày càng đông đảo của
toàn thể nhân dân lao động vào CM. Dể rồi cuộc CM ấy sẽ tạo nên 1 kỉ nguyên
mới trong lịch sử nhân loại, xóa bỏ đi sự phân biệt giai cấp, tầng lớp.

- CMXHCN là cuộc CM hết sức gay go, phức tạp, khó khăn và lâu dài nhất trong
lịch sử.
• Liên hệ với cuộc CMXHCN ở VN:
Câu 6: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ
với thực tiễn ở việt nam.
Quan điểm của Chủ nghĩa M-L về dân chủ XHCN
Ø Dân chủ là nhu cầu khách quan, tất yếu của nhân dân lao động
Ø Không có dân chủ chung chung, phi giai cấp
Ø Biểu hiện thông qua hình thức xây dựng nhà nước
Ø Quy định bời giai cấp thống trị
Bản chất của dân chủ XHCN
bản chất chính trị xã hội:
Ø trên cơ sở lợi ích quyền lợi của giai cấp công nhân nhưng chủ yếu là phục vụ lợi
ích của toàn xã hội
Ø Tính nhân dân rộng rãi dân tộc sâu sắc
Ø của dân do dân vì dân, nhân dân ngày càng được tham gia vào các hoạt động của
nhà nước
Bản chất kinh tế xã hội
Ø Không có tư hữu về tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó phát triển nền kinh tế
Ø Kế thừa những thành tựu trong phát triển kinh tế của nhân loại, loại bỏ áp bức,
bóc lột, tư hữu.
Bản chất tư tưởng văn hoá
Ø lấy chủ nghĩa M-L nàm kim chỉ nam, chi phối các hoạt động văn hoá, biểu diễn
nghệ thuật.
Ø Kế thừa phát huy mọi truyền thống văn hoá tốt đẹp của mọi dân tộc
Câu 7: Khái niệm về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Phương hướng xây dựng
nền văn hóa XHCN ở Việt Nam hiện nay.
1. Khái niệm nền văn hóa XHCN:
- Văn hóa là một hệ thống toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng vật chất và tinh thần của con

người.
- Nền văn hóa là một tập hợp các thiết chế xã hội và một tập hợp cơ chế, phương
tiện, cách thức được con người sử dụng để sáng tạo ra, để hưởng thụ các giá trị văn
hóa.
- Nền văn hóa XHCN là một tập hợp các phương thức, cơ chế, các tổ chức và thiết
chế xã hội trong hoạt động sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa nhằm đáp
ứng ngày càng tốt với hơn nhu cầu tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn xã hội trên cơ sở hệ tư tưởng Mác- Lê nin, chế độ dân chủ XHCN và
nền kinh tế XHCN. Trong nền văn hóa XHCN nhân dân lao động là chủ thể của
quá trình sáng tạo và hưởng thụ mọi giá trị văn hóa.
2. Phương hướng xây dựng nền văn hóa XHCN ở Việt Nam hiện nay:
- Về giáo dục: Thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Khuyến khích phát
triển đồng bộ hệ thống các trường lớp các cấp, trường lớp dạy nghề dân lập và tư
thục. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, khuyến khích tư duy, tính sáng
tạo, năng lực tự học tự hoàn thiện học vấn và tay nghề của học sinh, sinh viên và
các nghiên cứu sinh, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Tăng ngân
sách nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công
nghệ tiên tiến, khuyến khích việc du học tự túc. Trong những năm trước mắt giải
quyết dứt điểm vấn đề bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo, cải tiến chế độ thi
cử, khắc phục khuynh hướng “ thương mại hóa” giáo dục, quản lí chặt chẽ việc cấp
văn bằng công nhận học hàm, học vị, chấn chỉnh công tác quản lí hệ thống trường
học cả công lập và ngoài công lập.
- Về khoa học và công nghệ:
+ Phát triển KH XH nhân văn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lí luận và thực
tiễn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người.
+ Khoa học tự nhiên hướng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ sở
khoa học để phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo phòng chống thiên tai.
+ Khoa học công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản

phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng năng
lực công nghệ quốc gia.
• Sắp xếp lại và đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, phối hợp chặt chẽ việc
nghiên cứu KHTN, KHKT với KHXH và nhân văn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu
trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đối với nàh khoa học có công trình nghiên cứu sâu sắc.
3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:
Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người VN phát triển toàn
diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, năng lực sáng tạo Tạo điều kiện để
nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mĩ và thưởng thức nghệ thuật.Đồng
thời, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng, đẩy mạnh xây thư viện, nhà văn hóa,
câu lạc bộ sức khỏe,sân bãi thể dục thể thao, Bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của các dân tộc,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo đảm tự
do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi
để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Bên cạnh đó,cần phải chăm sóc tốt
hơn đến đời sống văn nghệ sĩ, đãi ngộ thỏa đáng đối với những văn nghệ sĩ tài
năng.
• Xây dựng nền văn hóa XHCN ở VN hiện nay là một sự nghiệp khó khăn,
lâu dài, phải có sự lãnh đạo của ĐCS, sự quản lí của nhà nước XHCN và sự tham
gia tích cực của nhân dân.
Câu 8: Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt
Nam.
Phát huy nhân tố con người là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp công cụ, phương
tiện cơ chế quản lí được xác định, vận hành nhằm khai thác, sử dụng nhân tố con
người một cách có hiệu quả, hướng vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển đời sống xã hội. Phát huy nhân tố con người là toàn bộ hoạt động nhằm khai
thác sử dụng tất cả những khả năng, điều kiện cho hoạt động tích cực sáng tạo của
con người trong hoàn cảnh có thể nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển xã hội theo
hướng tiến bộ.

Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt Nam:
• Phương hướng:
Phát triển kinh tế gắn với phát triển con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tạo điều kiện để con người
nâng cao phẩm chất, tài năng, cống hiến tài năng cho đất nước.
• Giải pháp:
• Một là, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
XHCN có sự quản lí của nhà nước XHCN.
Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của CNXH trong
đó có mục tiêu xây dựng và phát huy nhân tố con người. Nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể sở hữu, các thành phần kinh tế
chủ động phát huy tiềm năng trong sản xuất, lưu thông đó là môi trường thuậ lợi để
mỗi công dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, dám nghĩ,dám làm, dám làm
giàu một cách chính đáng.
• Hai là, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH đất nước:
CNH,HĐH là cơ sở để thực hiện bước chuyển biến của con người, từ lối suy nghĩ
đến việc của người sản xuất nhỏ sang lối suy nghĩ, cách làm việc của người sản
xuất lớn, công nghiệp hiện đại. Quá trình CNH HĐH ở nước ta hướng vào CNH
nông nghiệp và nông thôn. Đó là giải pháp đúng đắn, hợp lí để phát huy nhân tố
con người ở nước ta- một nước mà 80% dân số sống ở nông thôn. CNH HĐH còn
tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều
kiện để tăng cường khối liên minh công nông trí thức trong CM XHCN.
• Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nâng cao hiệu lực quản lí của
nhà nước, thực hiện dân hủ hóa đời sống xã hội.
Là giải pháp then chốt để phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay. Giải
pháp này đảm bảo cho con người được sống trong môi trường lành mạnh, có điều
kiện phát huy năng lực sáng tạo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo
vệ phẩm giá, tài sản tính mạng của từng cá nhân. Thực hiện tốt các nội dung này
mới khắc phục được tệ quan liêu, tham nhũng, mới phát hiện mạnh mẽ quyền dân
chủ cho công dân, bảo đảm phát huy nhân tố con người trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội.
• Bốn là, đẩy mạnh cuộc CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa, bồi
dưỡng đạo đức CM, phát triển trí tuệ của người VN.
Cuộc cách mạng này có tác dụng phát huy nhân tố con người thông qua đó mà XD
nên con người mới, cuộc CM tư tưởng văn hóa từng bước hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan cộng sản cho công dân, giáo dục đạo đức, tình cảm lối sống mới,
tính tích cực xã hội cho mối công dân.
Câu 9: Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý
nghĩa đối với cách mạng Việt Nam?
* Nội dung cương lĩnh
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa M-A về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai
cấp; dựa vào thực tiễn của PTCM TG, thực tiễn CM nước Nga. Lê-nin đã khái quát
trong CLDT như sau:” các dt hoàn toàn bình đẳng, các dt có quyền tự quyết, liên
hiệp CN tất cả các dt đoàn kết lại”
1.Các dt hoàn toàn bình đẳng
- Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân biệt dù lớn
hay nhỏ hoặc trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và
quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, không dân tộc nào
được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hoá.
- Trong quan hệ XH cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có
quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc,
quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý và quan trọng hơn
nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.
• Bình đẳng về kinh tế: bình đẳng dt phụ thuộc vào sự đồng đều về trình độ pt KT
của các dt, cốt lõi là sự pt đồng đều về lực lượng sx. Theo Lenin, lợi ích KT gắn
liền vs lợi ích g/c, dt, quốc gia. Bởi vậy, giải quyết các mqh liên quan đến dt-quốc
gia, dt- tộc người đều phải tính đến qh KT, lợi ích KT.
• Bình đẳng về CT: Bình đẳng đóng vai trò là tiền đề, đk tiên quyết và là cơ sở để
thực hiện bình đẳng trên các lĩnh vực # trong qh giữa các dt. Bình đẳng về CT là
quyền của mỗi dt tự qđ vận mệnh của dt mình, gồm: quyền tự lựa chọn chế độ, con

đường pt của dt mình, quyền qđ c/s dt mình trong lĩnh vực qh với các dt #.
• Bình đẳng trên lv VH-XH có tầm quan trọng, đb và liên quan đến nhiều yếu tố dt-
tộc người vì VH là biểu hiện kết tinh những giá trị nổi bật của mỗi dt, nhờ VH mà
phân biệt dt này vs dt #. Bình đẳng về Vh phải gắn liền với bình đẳng về KT, CT.
-Nguyên tắc cơ bản của thực hiện bình đẳng dt: bình đẳng dt chỉ có thể thực hiện
được từng bước trong tiến trình CMXHCN ở mỗi dt, quốc gia dưới sự lđ của g/c
CN nhằm cải tạo XH một cách toàn diện, triệt để.
2. Các dt có quyền tự quyết
- Quyền tự quyết là quyền của các dt tự mình định đoạt công việc về vận mệnh của
mình, quyền độc lập CT và phân lập về mặt CT khỏi dt áp bức họ. Theo lenin
quyền tự quyết dt không chỉ là quyền phân lập mà còn là quyền liên kết để trở
thành quốc gia dt độc lập.
- là quyền tự nguyện liên hiệp với dt # thành 1 liên bang các dt thống nhất trên cơ
sở hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- đây là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dt, thực chất là thực hiện quyền làm chủ
của mỗi dt đối vs vận mệnh dt mình; là giải phóng cho các nước thuộc địa và phụ
thuộc khỏi ách thống trị của CN thực dân.
- g/c CN đã đề xướng nguyên tắc về quyền tự quyết của các dt chống CN đê quốc:
phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của g/c công nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc
tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá,
can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc.
3. liên hiệp giai cấp CN các dt
- Là sự đk thống nhất g/c CN tất cả các dt trên cơ sở có cùng địa vị KT-XH, có sự
thống nhất về lợi ích g/c, có cùng sứ mệnh LS
-“liên hợp CN tất cả các dt lại” là nguyên tắc thứ 3 trong CLDT. Liên hiệp g/c CN
các tộc vừa là kết quả vừa là điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng và quyền dt tự
quyết Đây là một nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung của
cương lĩnh thành một chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế gắn bó chặt chẽ
với nhau theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

- Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các
tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, tiến tới hoàn thành sứ mện lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
*) ý nghĩa với CMVN:
- Chính sách dt ở Vn bao hàm các c/s nhằm giải quyết các vđề dt, lợi ích của quốc
gia dt VN trong mqh với các dt trên TG. Căn cứ vào quan điểm cơ bản của CN M-
L, tư tưởng HCM về dt và mqh dt; căn cứ vào tình hình đặc điểm dt VN, Đảng ta
xđ:
+ Mục tiêu cơ bản của c/s dt: các dt trong cả nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
nhau cùng pt. Giữ gìn phát huy bản sắc các dt. Đẩy mạnh CNH-HĐH vùng dt và
miền núi, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xh dân chủ, công bằng văn
minh.
+ Một số quan điểm cơ bản: giải quyết các vđ về dt và đoàn kết các dt là vđ mang
tính chiến lược, lâu dài, là nội dung của CMXHCN ở VN. Các dt trong cộng đồng
dt VN phải đk, tương trợ nhau cùng phát triển trên tất cả các lĩnh vực (CT, KT,
VH, XH, An-Qp); ưu tiên đầu tư, hỗ trợ pt kinh tế xã hội các vùng dt thiểu số và
miền núi. Đây là nhiệm vu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân VN.
-Nội dung đối nội của chính sách dt:
• Các dt đoàn kết: các dt đều là tv của cộng đồng dt VN, không phân biệt, chia rẽ dt
cùng làm chủ vận mệnh của dt mình, cùng bảo vệ và xd tổ quốc.
• Bình đẳng các dt: vđề này đc Đ ta xđ ngay trong thời kỳ giành chính quyền. Bình
đẳng dt phải đc thể hiện ngay trong pháp luật và thực tế. Bình đẳng trên tất cả các
mặt ( )
• Các dt tương trợ, giúp đỡ nhau cùng pt: các dt thiểu số giúp đỡ nhau; các dt đa số
giúp các dt thiểu số và ngược lại; phải tôn trọng truyền thống VH, ngôn ngữ và chữ
viết của các dt.
• Phát triển KT hàng hóa ở các vùng dt thiểu số phù hợp vs điều kiện và đặc điểm
của từng vùng, đảm bảo cho các dt khai thác đcthế mạnh của địa phương để làm
giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xd, bv TQ
• Tôn trọng truyền thống VH, ngôn ngữ và chữ viết của các dt. Nâng cao dân trí cho

đồng bào dt thiểu số ở vùng cao và hải đảo.
• Phát huy truyền thống đt kiên cường của các dt,chống tư tưởng lớn, dt hẹp hòi;
nghiêm cấm hành vì miệt thị, chia rẽ dt.
• Tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ dt thiểu số, giáo dục tinh thần đk cho cán bộ
dt thiểu số
-Nội dung đối ngoại của c/s dt:
• Nguyên tắc tron qh dt: giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất và CNXH, đồng
thời rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí và hoàn cảnh nước ta
cũng như diễn biến của tình hình TG và khu vực. Giữ vững môi trường hb, ổn định
để pt KT-XH.
• Phương châm chỉ đạo: đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Thiết lập quan hệ vs
mọi quốc gia có chế độ CT-XH khác nhau trên ng.tắc tôn trọng độc lập chủ quyền,

×