Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp_Lớp 9_Bộ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.5 KB, 27 trang )

Soạn ngày: 01/10/2013
Thực hiện: /10/2013
Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
* Hoạt động 1:
Nghe giới thiệu thư BÁC HỒ.
I/ Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý
nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học
đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo
dục ngày 16 tháng 10 năm 1968
- Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy.
của Bác Hồ kính yêu .
II/ Các kĩ năng sống và mức độ tích hợp.
1. Kĩ năng sống.
Giao tiếp, tự tin, tự nhận thức
2. Mức độ tích hợp: Toàn bộ
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thảo luận nhóm.
Đặt câu hỏi
IV/ Tiến trình hoạt động
1 Khám phá
- Hát tập thể : Lớp chúng mình
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình làm việc.
- Bác Hồ: hai tiếng thiêng liêng ấy đã in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Người đã dành chọn cuộc đời mình cho độc lập tự do của dân tộc. Sinh thời dù bận
trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tình yêu thương vô bờ
bến đối với thanh thiếu niên và nhi đồng.
- Đại biểu: GVCN
2 Kết nối:
* Đọc thư Bác.
+ Nguyễn Văn Châu đọc thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường.


+ Trần Thị Linh: Hướng dẫn thảo luận qua các câu hỏi
1, Lá thư của Bác viết vào dịp nào ?
2, Bác khuyên học sinh phải làm gì?
3, Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
3. Thực hành.
Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình
- ý nghĩa: để hiểu được sự quan tâm lo lắng của Bác, xác định được thái độ học tập
đúng đắn, quyết tâm thực hiện tốt theo lời Bác dạy
4. Vận dụng
* Tổ chức các tiết mục văn nghệ của học sinh : Như hát đơn ca ,
song ca , tốp ca. (Với tinh thần xung phong )
5. Kết thúc hoạt động
1
- GVCN tổng kết ý kiến trao đổi, nhắn nhở qua thư của Bác gửi cho hs nhân ngày
khai trường đầu tiên có ý nghĩa rất lớn, là nguồn động viên khích lệ cho các em, động
viên cổ vũ cho các em để các em xác định thái độ học tập của mình một cách đúng đắn,
tìm phương pháp học phù hợp để nâng cao kết quả học tập.
- Nhận xét: tuyên dương ý thức của các em, trật tự nghiêm túc thực hiện hoạt
động
- Nhắc nhở hoạt động sau: viết bảng đăng kí thi đua, lễ giao ước thi đua của các tổ

Duyệt TCM
Thực hiện: /10/2013
* Hoạt động 2: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ, CÁ NHÂN

I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và năm vững nội dung, chỉ tiêu
thi đua : “Chăm ngoan học giỏi” theo lời Bác dạy .
- Tự xác định mục đích, thái độ học tập và quyết tâm thi đua học tập tốt.
- Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đề ra .

II/ Kĩ năng sống và mức độ tích hợp.
1. Kĩ năng sống:
- Tự tin.
- Lắng nghe.
- Trình bày.
- Đặt mục tiêu
2. Mức độ tích hợp: Toàn bộ.
III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
IV. Tiến trình hoạt động .
1.Khám phá
* Hoạt động 1. Hát tập thể bài hát : Lớp chúng mình
* Hoạt động 2 . Bạn Nguyễn Văn Châu tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, người tham
dự, người điều khiển nói rõ chương trình hoạt động.
2 Kết nối
* Hoạt động 3.Thực hiện chương trình .
+ Trần Thị Phương Thảo Ban đại diện các cán bộ lớp trình bày chương trình kế hoạch
chỉ tiêu hành động “chăm ngoan học Giỏi’’ của lớp .
3. Thực hành:
+ Chủ toạ - bạn Châu cho lớp thảo luận để đi đến thống nhất cụ thể như sau:
b, Chỉ tiêu về mặt đạo đức : Tốt : 25 Khá : 6
Không có học sinh nào xếp loại đạo đức Trung bình , yếu.
2
a, Ch tiờu v mt hc tp : Gii : 4 Khỏ : 10 Trung bỡnh: 17
Khụng cú hc sinh no xp loi hc lc Yu, Kộm.
i din tng t lờn giao c thi ua
T 1 : inh Th Phng Tho
T 2: Y Tip
T 3 : Y Non

4. Vn dng.
* Hot ng 4 : Vn ngh gia cỏ nhõn v tp th.
- Bn Y Dim dn chng trỡnh cho lp chia thnh 2 i thi vn ngh ni dung núi
v ch Chm ngoan hc Gii.
Hỡnh thc thi nh sau: Mi i c 4 bn xut sc nht, 1 bn lm i trng ch huy i
ca mỡnh: i 1 nờu tờn bi hỏt, i 2 oỏn tỏc gi trong 5 giõy. Nu ỳng cng 5 im,
nu khụng tr li c ginh cho khỏn gi ca i 2,l. i no tr li ỳng thỡ cng
im cho i y.
- Tng t i 1 nờu tờn bi hỏt, i 2 oỏn tỏc gi
Bn dn chng trỡnh cng im v cụng b kt qu trc tp th lp. Nu i no
nht thng 1 trng phỏo tay.
5. Kt thỳc hot ng :
GVCN nhn xột ỏnh giỏ biu dng tinh thn tham gia tớch cc ca cỏ nhõn,
nhúm t. Nhc nh cỏc t, cỏc cỏ nhõn thc hin tt giao c thi ua .
Duyt TCM
Ngy son: 01/11/2013
Ngy ging: /11/2013
THáNG 11: TÔN SƯ TRọng ĐạO
* Hoạt động1 :
Lễ đăng kí thi đua tháng học tốt- tuần học tốt.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu đợc mục đích ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua chỉ tiêu của
tháng học tốt, tuần học tốt.
- Tự giác và quyết tâm học tập để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo.
II. Kỹ năng sống và mức độ tích hợp
1. Kỹ năng
- Tự giác
- Thảo luận nhóm
2. Mức độ tích hợp: Toàn bộ
III. Phơng pháp/ Kỹ thuật dạy học

- Thảo luận nhóm
- Đặt câu hỏi
IV. Tiến hành hoạt động
1. Khám phá:
Hoạt động 1: Hát tập thể : Lớp chúng mình
Hoạt động 2: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
2. Kết nối:
3
Hoạt động 3:
- Đại diện các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của mình
- Lớp trởng trình bày chơng trình hành động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam
- Chỉ tiêu:
+ Văn hoá: 100% học sinh học bài, làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp, hăng hái phát
biểu ý kiến xây dựng bài, thi đua dành nhiều điểm tốt dâng lên thầy cô.
+ Đạo đức: phấn đấu 100% hs nói lời hay làm việc tốt, thực hiện tốt mọi nội quy
của trờng lớp, không nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
+ Hoạt động đội : tham gia đầy đủ nhiệt tình các hoạt động của liên đội.
- Biện pháp: muốn thực hiện tốt các chỉ tiêu đó đòi hỏi mỗi hs phải tự giác, nỗ lực,
cố gắng. Tăng cờng sự kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc cán bộ lớp, có hình thức khen thởng
hs thực hiện tốt. Có hình thức kỉ luật đối với bạn vi phạm nội quy hs.
- Lớp phát động thi đua, đề nghị cá nhân và tổ hởng ứng nhiệt liệt.
- Đại diện các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của mình.
3. Thực hành: GVCN phát biểu ý kiến vui mừng trớc sự quyết tâm phấn đấu các chỉ
tiêu và biện pháp đề ra, mong muốn cả lớp cố gắng để thực hiện các chỉ tiêu đó.
4. Vận dụng: Trình bày các tiết mục văn nghệ
Hát tập thể: Lớp chúng ta kết kết đoàn.
Đơn ca: ơn thầy
Đọc câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về các thầy cô giáo.

5. Kết thúc hoạt động
- Nhận xét: tuyên dơng ý thức của các em, trật tự nghiêm túc thực hiện hoạt động
- Nhắc nhở hoạt động sau: " Trao đổi tâm tình và ca hát chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam"
Duyt TCM
Ngy ging: /11/2013
* Hoạt động 2 :
Trao đổi tâm tình và ca hát mừng ngày 20-11
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu đợc công lao của các thầy cô giáo đối với sự trởng thành của mỗi hs
nói riêng, sự phát triển xã hội nói chung.
- Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy cô giáo.
- Biết ứng xử lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn các thầy cô giáo.
II, Kỹ năng sống và mức độ tích hợp:
1. Kỹ năng sống:
- Tự tin
- Giao tiếp
4
- Lắng nghe
2 . Mức độ tích hợp: Toàn bộ
III, Phơng pháp/ Kỹ thuật dạy học .
Thảo luận nhóm
Đặt câu hỏi
IV/ Tiến trình hoạt động
1. Khám phá
Hoạt động1: Hát tập thể: Lớp chúng mình
Hoạt động2: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
2. Kết nối:
Hoạt động 3:
- Nêu yêu cầu và thể lệ cuộc thi và câu hỏi:

* Câu hỏi:
? Bạn hiểu công lao của các thầy cô giáo đối với sự trởng thành của bạn và đối với
sự phát triển của xã hội nh thế nào.
? Hãy giả thích câu " Không thầy đố mày làm nên ".
? Bạn hiểu gì về ngày 12/11.
? Bạn hãy kể những tình cảm sâu sắc trong tình cảm thầy trò của mình.
? Bạn hiểu tôn s trọng đạo là nh thế nào.
? Câu "nhất tự vi, s bán tự vi s" có nghĩa là gì ? hãy giải thích.
? Để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo bạn phải làm gì.
? Bạn hãy hát hoặc đọc một bài thơ để tặng các thầy cô giáo mà bạn thích.
? Bạn hãy kể tên 3 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu nổi tiếng của nớc ta xa và nay.
? Hãy đọc 3 câu ca dao tục ngữ nói về công lao và tình cảm đối với các thầy cô
giáo.
3. Thực hành
Hoạt động 4:
Các bạn xung phong bốc thăm, mở hoa đọc to cho cả lớp nghe.
Các bạn khác bổ xung thảo luận.
- Ngời điều khiển kết luận, nêu đáp án.
Câu 1 : Các thầy cô giáo có công dạy bảo, truyền thụ chi thức, giáo dục hs trở
thành con ngoan, trò giỏi, bất cứ ai khôn lớn trởng thành đều phải nhờ công ơn các thầy
cô.
Câu 2 : Nếu không có các thầy cô học trò khó có thể tiếp thu lĩnh hội tri thức.
Câu 3 : Ngày 20/11 là ngày hội tôn vinh các thầy cô giáo.
Câu 4 : Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nên phải tôn trọng thầy.
Câu 5 : Phải chăm ngoan học giỏi
4. Vận dụng:
Văn nghệ giữa cá nhân và tập thể.
Các cá nhân, tốp ca trình bày các tiết mục văn nghệ đã đợc chuẩn bị sẵn.
5. Kết thúc hoạt động
- Nhận xét: Phát biểu ý kiến, xúc động trớc tình cảm của các em.

- Ngời dẫn chơng trình chúc sức khoẻ, hạnh phúc, công tác tốt tới các thầy cô giáo.
Chúc sức khoẻ các bạn cố gắng rèn luyện học tập tốt để đền đáp công lao các thầy cô.
- Nhắc nhở hoạt động sau: " Tổng kết thi đua tháng học tốt - tuần học tốt"
Duyt TCM
5
Ngày soạn: 01/12/2013.
Ngày giảng: /12/2013.
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề:
“ Thanh Niên Phát Huy Truyền Thống Cách mạng của dân tộc”
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp học sinh;
- Hiểu truyền thóng cách mạng vẻ vang của dân tộc
- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng thi đua tích cực
3. Thái độ
Trân trọng, biết ơn, tự hào
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng suy nghĩ, nhận biết giá trị
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
Hoạt động tích cực cá nhân, độc lập suy nghĩ, thực hiện hành động.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Tài liệu:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quân và dân ta
+ Phân công mỗi tổ tìm hiểu truyền thống cách mạng về một giai đoạn lịch sử cụ
thể; trong cách mạng tháng 8; trong kháng chiến chống Pháp; trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước và trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiệ nay…….
2. Phương tiện

- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quân và dân ta
- Các bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước
- Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng của quân và dân ta
V.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG(4 GIAI ĐOẠN)
1. Khám phá( mở đầu)
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2. Kết nối ( phát triển)
Giới thiệu về truyền thống cách mạng của dân tộc
6
- Đại diện từng tổ lên giới thiệu kết quả tìm hiểu của tổ mình
- Cả lớp góp ý bổ sung
- Dẫn chương trình tón tắt kết quả sưu tầm, tìm hiểu của lớp
3. Thực hành/ luyện tập( củng cố)
Thảo luận lớp
- Dẫn chương trình nêu câu hỏi
+ Học sinh lớp 9 cần làm gì và làm như thế nào dể phát huy truyền thống
cách mạng của cha anh?
- Học sinh trả lời, tranh luận
- Dẫn chương trình tón tắt kết quả thảo luận
4. Vận dụng( hoạt động tiếp nối)
Văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của dân tộc ta
- Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệnhư; hát,
ngâm thơ, kể chuyện… hoặc mời đại diện tổ, cá nhân lên trình bày tiết mục của mình
sau đó có thể mời một bạn khác bất kỳ lên diễn tiếp
VI. TƯ LIỆU
STT Nội dung công việc Phương tiện hoạt động Họ tên
1 Xây dựng chương trình
hoạt động
Giấy, bút, tư liệu có liên quan Cán sự
lớp

2 Dẫn chương trình Bản nội dung chương trình Hoa
3 Trang trí lớp Phấn, giấy màu Lưu
4 Chuẩn bị một số tiết
mục văn nghệ
Bài hát, bài thơ về chủ đề ca
ngợi đất nước, con người Việt
Nam
HLuyên
Duyệt TCM
Ngày giảng: /12/2013
* Hoạt động 2: HỘI VUI HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện
tượng trong cuộc sống.
7
- Học sinh hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt được kết
quả cao.
II. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
- Truyền thống rèn luyện đạo đức theo gương Bác Hồ: cần, kiệm, giản dị, khiêm
tốn, ý chí vượt khó vươn lên, đoàn kết.
- Rèn luyện kỹ năng tác hợp, ra quyết định và giải quyết vấn đề
- Mức độ: liên hệ.
III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thi trả lời câu hỏi dưới 2 hình thức: cá nhân và tổ
- Văn nghệ xen kẽ.
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Những tư liệu về kiến thức các môn học năm học trước kiến thức môn học đang

học trong năm học này
- Kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố.
- Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm, đáp án …Phần thưởng, chuông
- Các tiết mục văn nghệ. Giấy A
0
- Các phiếu học tập. Hồ dán, keo
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá.
- HS nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trái đát này là của chúng mình”
2. Kết nối
*Hoạt động 1: Phần thi cá nhân: “Ai nhanh – Ai giỏi”
- Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi, các bạn xung phong giơ tay trả lời. Ban giám
khảo nhận xét sau mỗi câu trả lời bổ xung ý còn thiếu; nếu bạn xung phong trả
lời sai thì bạn khác có thể giơ tay xin trả lời thay. Ai trả lời đúng sẽ được nhận
quà.
*Hoạt động 2: Phần thi theo tổ: “Đội nào nhanh hơn - Đội nào giỏi hơn”
Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi và các đội được chuẩn bị câu trả lời trong vòng
30 giây.
- Đội nào có câu trả lời trước thì rung chuông báo hiệu; nếu 4 đội không có tín
hiệu trả lời thì người quản trò có thể gọi các bạn khán giả tham gia trả lời câu hỏi
đó.
- Trong tình huống cổ động viên trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được nhận quà –
- Ban giám khảo công bố tổng số điểm và tuyên bố đội nhất, nhì, ba.
8
- Văn nghệ xen kẽ.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch phát huy khả năng học tập:
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận, xây dựng kế hoạch phấn

đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy A
0
.
- Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ.
- Các bản kế hoạch các tổ được treo lên trên bảng
- Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát
huy khả năng học tập.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của
tổ bạn.
- Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các
tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi học sinh trong
lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy tinh thần phấn đấu vươn lên học tập của lớp.
4. Vận dụng
GV yêu cầu mỗi học sinh về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi
học sinh hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản
thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ,….) phấn đấu học tập,
rèn luyện phát huy điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy tinh thần học
tập của lớp.
VI. TƯ LIỆU
1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho hoạt động 1
- Hãy cho biết Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?
- Nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và đọc sách ở phủ chủ tịch.
- Em hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về Bác hồ kính yêu
- Bạn đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy như thế nào? Điều nào bạn đã làm được?
Điều nào bạn chưa làm được? Vì sao?
2.Một số câu hỏi về các chủ đề học tập ở các môn: sinh học, toán, lí, văn… (Do
GV bộ môn hổ trợ)
Duyệt TCM
Ngày soạn : 01/01/2014.
Ngày giảng : /01/2014.

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 + 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
MỤC TIÊU GIÁO DỤC :
GIÚP HỌC SINH:
- Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển
đất nước hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng
9
- Biết rèn luyện lối sống có văn hóa, có bản lĩnh để vươn lên
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.
2. Trồng cây lưu niệm ở trường.
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
Sau hoạt động, học sinh có khả năng
- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất
nước do Đảng lãnh đạo
- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn
- Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời
kỳ đổi mới , biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với
những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày
II. CÁC LỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT
ĐỘNG
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển đất nước.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ
DỤNG
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ
- Thảo luận

- Biểu đạt sáng tạo
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin,…) nói về sự đổi mới và phát
triển đất nước
- Một số tiết mục văn nghệ
- Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá
Người điều khiển (Nguyễn Văn Châu) nêu yêu cầu của hoạt động
Để mở đầu cho hoạt động hôm nay, xin mời các bạn hát bài “ Đảng cho ta mùa xuân”
Các bạn thân mến. Để dành được độc lập, tự do, hạnh phúc đã có biết bao anh
hùng hy sinh cho Tổ quốc. Đó là kết quả lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Hôm nay
lóp chúng ta tổ chức với chủ đề “ Sự đổi mới và phát triển đất nước”.
2. Kết nối
Hoạt Động 1: NÊU VẤN ĐỀ, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN
10
Người điều khiển chương trình (Nguyễn Văn Châu) lần lượt đưa ra các câu
hỏi hoặc các vấn đề. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận
1. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo baa81t đầu từ đâu?
2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đối mới kinh tế của nước ta hiện nay?
3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?
4. Bạn có thể nói cảm nhận của bạn về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn
hóa hiện nay?
Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số
vấn đề để cả lớp cùng trao đổi.
Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn.
Người điều khiển chương rình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
Hoạt Động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình
diễn trước lớp. Đó là các tiết mục với các thể loại khác nhau: đơn ca, đọc thơ, kể

chuyện, múa, tốp ca,…về “Sự Đổi Mới và Phát Triển Đất Nước”.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN
- Người diều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý
kiến.
1. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực
trong xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ.
2. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển của đất
nước không?
3. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những hiện tượng
tiêu cực, sai trái hiện nay không? Tại sao?
4. Vận dụng
GV yêu cầu mỗi HS hãy phản ánh những ý kiến những người thân trong gia
đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ.
VI. TƯ LIỆU
- Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em
Duyệt TCM
Hoạt động 2:
TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
11
Sau hoạt động, học sinh có khả năng
- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường
- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường
- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT
ĐỘNG
- Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu ni65m cho nhà trường
- Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng

cây lưu niệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ
DỤNG
- Động não
- Thảo luận
- Hoàn tất một nhiệm vụ
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm
- Một cây non
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,…
- Phân bón
V. TIẾN TRÌNH động HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát “Mái trường mến yêu”
Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên
xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường
xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến.
Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường.
2. Kết nối
Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
- Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường?
- Kế hoạch chăm sóc cây
Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh,
Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG
Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường?
2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào?
12
Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung.
Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế

hoạch trồng cây lưu niệm.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM
- Nhóm chuẩn bị cây trồng
- Đưa cây ra vị trí trồng cây
- Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
4. Vận dụng
Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm.
GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh
VI. TƯ LIỆU
- Xanh hóa nhà trường phổ thông
Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác
giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến
xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng ây trong trường. Đúng vậy,
trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có
điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng
cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây
giống cây rừng, rồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia
trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với
diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn
hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang,…
Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học,
cây hấp thu khí cacbonic thải ra oxy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không
khí trong lành, chống ô nhiễm.
Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là
quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên vứt rác bừa bãi,
phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng.

Duyệt TCM
13
Ngày soạn : 01/03/2014.
Ngày giảng : /01/2014.
Chủ điểm tháng 3:
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động 1:
“TỌA ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY”
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh
niên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Lí tưởng sống của Bác là độc lập tự do cho đất nước, là hạnh phúc của nhân dân.
2. Kĩ năng:
Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của đoàn, lí tưởng c ủa thanh niê, học tập và rèn luyện
theo tinh thần tiên phong của người đoàn viên.
3.Thái độ:
.Tin tưởng và tự hào về tổ chức đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay.
- Kĩ năng tự tin, tự trọng tham gia tọa đàm.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn khác trong tọa đàm.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận- Tranh luận- Hỏi và trả lời- Trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Điều lệ đoàn
Tư liệu báo chí phản ánh chương trình hành động của đoàn, về nhiệm vụ, lí tưởng của thanh
niên.
Các câu hỏi để tọa đàm, thảo luận.
Điều 12,13,15,31 công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em

- Phân công người điều khiển chương trình
- Yêu cầu mỗi học sinh tìm đọc đều lệ đoàn, sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Đoàn.
- Mời cố vấn
- Phân công trang trí
V. Tiến hành hoạt động.
DCT tuyêb bố lí do hoạt động và giới thiệu đại biểu (nếu có)
1. Khám phá
DCT phỏng vấn nhanh:
+ Đoàn TNCSHCM thành lập ngày tháng năm nào?
+ Trước khi mang tên như hiện nay, Đoàn đã từng có những tên gọi nào?
- HS trả lời và DCT kết nối hoạt động.
2. . Kết nối:
HĐ 1: Tọa đàm, thảo luận :
- Chi đội trưởng nêu tóm tắt quá trình thành lập đoàn và các quyền, nghĩa vụ của người
đoàn viên
- Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và
tích cực trao đổi, thảo luận. Động viên khích lệ các bạn tham gia
+ Bạn hãy nêu ý của ngày thành lập Đoàn.
+ Vai trò của Đoàn trong sự cách mạng và xây dựng đất nước
+ Bạn hãy kể tên các phong trào của Đoàn mà bạn biết
14
+ Bạn hãy nêu ý nghĩa của một phong trào của Đoàn mà bạn biết (gợi ý: PT tiếp sức mùa thi)
+ Bạn hãy kể một tấm gương đoàn viên , thanh niên mà bạn biết (trong chiến đấu, lao
động hoặc học tập).
+ Chương trình VTV6 “Sinh ra từ làng” mang ý nghĩa gì.
- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình.
- Các bạn khác lắng nghe tích cực và góp ý kiến bổ sung hoặc tranh luận.
- Sau các ý kiến, người điều khiển chương trình có thể chốt lại hoặc đề nghị thầy cô cố vấn
giúp đỡ.
- Sau cùng người điều khiển khái quát lại những nét chủ yếu nhằm củng cố khắc sâu nhận thức

cho mọi thành viên trong lớp.
HĐ 2: Văn nghệ
Thùy lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ điểm 26 tháng 3 đã chuẩn bị.
-HS trình diễn các bài hát, bài thơ về đoàn, về thanh niên.
3. Thực hành
HĐ 3: Trình bày một phút.
DCT yêu cầu một số HS trình bày mộtphút các câu hỏi liên quan đến chủ đề hoạt động.
+ Bạn thu hoạch được điều gì sau buổi tọa đàm hôm nay?
+ Bạn có suy nghĩ gì cho mai sau?
- HS suy nghĩ và trả lời.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
- GVCN nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
- Hướng dẫn HS về nhà liên hệ và tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Phân công chuẩn bị cho hoạt động
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Nguyễn Văn Châu Bản chương trình
2 Tóm tắt QT TL đoàn Thảo Bản báo cáo tóm tắt
3 Câu hỏi thảo luận BCS lớp Câu hỏi
4 Văn nghệ Diễm Bài hát, câu chuyện
5 Tặng quà HS Hộp quà
VI Tư Liệu :
*Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường đại học nhân dân Việt Nam
Hôm nay Bác thay mặt Chính phủ đến hỏi thăm các cháu và chúc các cháu vui vẻ,
mạnh khoẻ, thi đua học tập, cố gắng tiến bộ.
Sau đây Bác nêu vài ý kiến về việc giáo dục thanh niên để giúp các thầy giáo và các
cháu nghiên cứu.
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?
Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để nhồi sọ

thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng. Ngày nay dân tộc ta đã được giải phóng,
thì thanh niên ta cũng cần phải mạnh dạn chuyển hướng trong việc học tập. Nay Bác chỉ
tóm tắt nêu mấy điểm:
Những điều nên làm : Phải vạch rõ ranh giới, chia rõ phải trái.
Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù? Đối với người, ai làm gì lợi ích
cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và
Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ
quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng
bào là kẻ thù. Thế là chẳng những ở ngoài, mà chính ở trong mình ta cũng có bạn và
15
thù. Vì vậy chúng ta cần phải ra sức tăng cường bạn ở trong và ở ngoài, kiên quyết
chống lại kẻ thù ở ngoài và ở trong mình ta.
Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh,
dù là một điều trái nhỏ.
- Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và
tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo
vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế
giới, vì nước ta là một bộ phận của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với
nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thí dụ: Đế quốc Mỹ ép Quốc
hội Pháp thông qua hiệp định để Tây Đức vũ trang lại, tức là để gây chiến tranh, nếu có
chiến tranh thì sẽ ảnh hưởng không ít đến nước ta. Nhân dân ta ra sức giữ gìn hoà bình,
khôi phục lại kinh tế, chống đế quốc Mỹ, như thế là góp phần thiết thực vào việc bảo vệ
hoà bình thế giới.
- Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên
không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích
nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?
- Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và
tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng.
Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

Những điều nên chống: Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích
riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc.
Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ.
Chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang.
Thanh niên và xã hội:
- Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu
tranh của xã hội. Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên. Nhất là văn
hoá độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh, v.v để làm cho thanh
niên hư hỏng, truỵ lạc. Thậm chí một số thanh niên hoá ra lưu manh, trộm cắp, cờ bạc,
v.v Vì vậy, sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của
Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng
cao tính cảnh giác của thanh niên.
Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai
có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt.
Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối bằng
đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các
anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngon để cho học sinh ăn
no, học tốt.
Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục
thanh niên.
Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi.
Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên. Ở trường này,
các cháu học tập, ăn ở tập thể đông đảo, trai có, gái có. Các cháu phải thương yêu giúp
đỡ nhau như anh em, chị em; đồng thời phải kính trọng nhau như đồng học, đồng chí.
Quyết chớ phóng túng, lôi thôi. Phải làm cho cha mẹ các nữ học sinh yên tâm và tin
cậy, phải giữ vững danh dự của trường và danh dự của tất cả học sinh. Trong vui chơi
16
cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và
quần chúng.
Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái

độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn,
sửa chữa.
- Trường này là Trường Đại học nhân dân, các cháu học với các thầy giáo, đồng thời
phải học nhân dân. Trong bộ đội ta, trong dân công và những ngành hoạt động khác, có
nhiều thanh niên gương mẫu. Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên ta nói chung rất hăng
hái, rất tốt. Vài thí dụ: trong bộ đội có những thanh niên anh hùng như La Văn Cầu,
Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên ; ở công trường đường xe lửa có những chiến sĩ
gương mẫu như Lê Văn Quy, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Trọng Tuỳ, Lê Văn Phát và
nhiều thanh niên khác. Trong thời kỳ kháng chiến, họ là những chiến sĩ du kích anh
dũng. Ngày nay trong công cuộc khôi phục kinh tế nước nhà, họ là những chiến sĩ lao
động anh dũng. Thanh niên ở các công trường, các nhà máy khác cũng vậy. Như đoàn
thanh niên xung phong, gặp việc gì khó, việc gì cần, họ cũng đều xung phong. Mong
các cháu noi theo những gương thanh niên kiểu mẫu ấy, các cháu cùng thi đua học tập,
thi đua tiến bộ, xung phong công tác xã hội, để góp phần vào công cuộc đấu tranh
chung của nhân dân cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước, để xứng
đáng là lớp đầu tàu của Trường Đại học nhân dân, để rèn luyện thành chủ nhân xứng
đáng tương lai của nước nhà.
 
Duyệt TCM
Hoạt động 2
“SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26-3 ”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 - 3
- Học sinh phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đoàn.
2. Kĩ năng:
- Học sinh được rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ; tự tin, lạc quan, yêu cuộc
sống.
3.Thái độ:

- Tinh thần tự giác tham gia văn nghệ, sinh hoạt tập thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Tập hợp các bài hát về Đoàn: tên bài hát, tên tác giả
- Câu hỏi, câu đố trong cuộc thi
17
- Trang phục biểu diễn.
- Tặng phẩm.
V. Tiến hành hoạt động.
DCT tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu
1. Khám phá
DCT nêu câu hỏi: Bạn có biết bài đoàn ca do ai sáng tác? Nội dung bài đoàn ca là gì?
2. . Kết nối:
Quản ca bắt nhịp bài hát : Tiến lên đoàn viên.
HĐ 1: Thi hát tập thể
- Lớp chia ra làm 2 đội chơi mỗi đội 4 bạn đại diện cho các tổ.
+ Đội 1 gồm các bạn tổ 1 & ½ tổ2
+ Đội 2 gồm các bạn tổ 3 & ½ tổ2
DCT nêu chủ đề: các đội thi tham gia hát theo chủ đề
DCT nêu một số câu hỏi liên quan đến tên bài hát, nhạc sĩ sáng tác , hoàn cảnh sáng tác.
Các tổ tham gia trả lời câu hỏi bằng cách rung chuông giành quyền trả lời; nếu trả lời đúng sẽ
có điểm; nếu không đúng thì đội kia trả lời lại; nếu 2 đội trả lời sai thì cổ động viên trả lời
thay; ai trả lời đúng sẽ có quà tặng.
- Xen giữa phần thi của 2 đội là phần câu hỏi giành cho các cổ động viên tham gia trả lời.
- Ban giám khảo chấm điểm cho 2 đội và công bố đội nào thắng điểm khi kết thúc phần chơi.
HĐ 2: Thi hát đơn ca
DCT nêu từ khóa và các bạn bấm tín hiệu để giành quyền hát bài hát có từ khóa.
Bạn nào hát được nhiều từ khóa nhất sẻ thắng cuộc.
Tặng quà cho cá nhân và đội thắng cuộc.

3. Thực hành
DCT tổ chức trò chơi hát chuyển: luật chơi quản ca hát bài hát, dừng và gọi tên bạn nào thì
bạn đó tiếp tục hát một bài hát khác hoặc hát tiếp theo bài của quản ca, tiêps tục chuyển lần
lượt
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm các bài hát về chủ đề trên
b. Giao việc cho hoạt động sau: Tìm hiểu chủ đề thanh niên với hòa bình và hữu nghị
Phân công chuẩn bị cho hoạt động:

TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Ng Văn Châu Bản chương trình
2 Thành lập đội chơi Ban văn nghệ của lớp Các bài hát về Đoàn
3 Câu đố BCS lớp Câu hỏi
4 Văn nghệ Diễm Bài hát tiến lên đoàn viên
5 Tặng quà HS Hộp quà
VI Tư Liệu :
Các bài hát về đoàn
Duyệt TCM
18
Ngày soạn: 01/04/2014
Ngày giảng: /04/2014.
Chủ điểm tháng 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
“THANH NIÊN VỚI CHỦ ĐỀ HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Nâng cao hiểu biết về vấn đề hòa bình, ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển tình
hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm

như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh…
2. Kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hòa bình, biết bày tỏ
quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
3.Thái độ:
Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hỗ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc
sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.
Học sinh biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới
một cuộc sống tốt đẹp và hoàn mỹ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực ý kiến về chủ đề hòa bình và hữu nghị.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về hòa bình và hữu nghị.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vắn đề đặt ra góp phần vào xây dựng cuộc sống
hòa bình và hữu nghị.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não; thảo luận; chúng em biết ; viết tích cực.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Các tư liệu tìm hiểu về hòa bình
- Văn nghệ
- Giấy A0
- Bút dạ
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
GV viết to từ Hòa bình trên bảng và yêu cầu HS động não suy nghĩ để trả lời câu hỏi
“Thế nào là hòa bình”
- HS suy nghĩ và trả lời. GV viết lên bảng
- HS tổng hợp ý kiến
- Quản ca bắt nhịp bài hát tiếng chuông và ngọn cờ hòa bình.
2. Kết nối:
19

HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các
dân tộc.
- GV chia lớp thành các nhóm (3 hoặc 6 nhóm) và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi
sau:
‘Hòa bình có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tình hữa nghị giữa các dân tộc?”
- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận lên giấy A0
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận thảo cách sau: các nhóm sẽ lần
lượt trao đổi sản phẩm cho nhau, mỗi nhóm khi nhận được sản phẩm của nhóm bạn sẽ
đoc kết quả thảo luận của nhóm bạn và đánh dấu, gạch chân, đặt dấu hỏi bên cạnh
những ý nào mà nhóm mình thấy chưa hiểu, muốn làm rõ, đồng thời bổ sung thêm các
ý kiến khác (nếu cần) bằng bút mực khác màu, cứ thế các nhóm xoay vòng cho đến khi
sản phẩm quay trở về nhóm ban đầu
- Người điều khiển tổ chức cho các nhóm trao đổi về những ý kiến vừa được bổ súng
bằng cách mỗi nhóm sẽ nêu lên những ý kiến mà nhóm bạn đã bổ sung cho mình, sau
đố trao đổi xem có nhất trí với các ý kiến đó không, tại sao.
- Sau khi các nhóm đã trao đổi hết, người điều khiển tổng hợp các ý kiến và kết luận về
ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.
HĐ 2: Tìm hiểu về trách nhiệm của HS trong việc giữu gìn hòa bình
- GV yếu cầu 3 HS lập thành nhóm 3 người và trong 10 phút thảo luận về trách nhiệm
của HS trong việc giữ gìn hòa bình.
- Sau 10 phút thảo luận, các em chọn 3 ý để trình bày với cả lớp. Mỗi nhóm sẽ cử 1 em
lên trình bày về 3 ý nói trên
- Đại diện các nhóm trình bày, GV ghi lên bảng các ý kiến của từng nhóm.
- GV tổng hợp ý kiến cảu các nhóm và nhấn mạnh đến trách nhiệm của thanh niên HS
trong việc thực hiện hòa bình bằng những hành động cụ thể, thiết thực
3. Thực hành
HĐ 3 : Thảo luận
- GV yêu cầu từng HS thực hành bằng cách viết bài luận về chủ đề hòa bình trong
khoãng thời gian 10 phút
- Sau khi các HS đã hoàn thành bài luận, GV mời 1 số em lên bảng chia sẻ về kết quả

bài viết. Khuyến khích các em thuyết trình mà không cần sử dụng đến bài đã viết trên
giấy.
- GV mời các HS trong lớp nhận xét về bài thuyết trình của bạn
- GV động viên, khuyến khích các bạn vừa lên thuyết trình
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
- GV yêu cầu HS về nhà áp dụng những gì đã tipế thu được ở buổi sinh hoạt hôm nay,
nhấn mạnh rằng việc giữ gìn hòa bình là nhiệm vụ của các em, nó phải được thực hiền
ở mọi lúc mọi nơi
- Kết thúc hoạt động GV đánh giá chung về kết quả đạt được sau hoạt động này (tình
thần tham gia, các KNS đã thực hiện )
b. Giao việc cho hoạt động sau:
Phân công chuẩn bị cho hoạt động:
VI Tư Liệu :
Hòa bình
20
Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết
các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa
bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính đảng, hòa bình cũng được
mô tả bởi mối quan hệ giữa các đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý.
Chim bồ câu trắng được coi như là một biểu tượng của hòa bình
Quan niệm về Hoà bình
Hòa bình là không có xung đột
Trước đây quan niệm về hòa bình là xã hội không có chiến tranh. Ngày nay quan niệm
hòa bình thường được hiểu là không có chiến tranh sảy ra giữa hai hay nhiều tổ chức vũ
trang của mỗi quốc gia. Dù rằng khái niệm hòa bình cũng được áp dụng vào trạng thái
của con người trong các điều kiện địa lý, chính trị cụ thể của họ, các cuộc nội chiến hay
khủng bố, các xung đột khác cũng đe dọa đến hòa bình ở cấp độ trong nước.
Hòa bình và phát triển
Một cơ sở nữa để củng cố/khuyến khích những nghiên cứu hoà bình là phát triển.

Trong những diễn đạt về phát triển, người ta cho rằng kinh tế, văn hoá và sự tăng
trưởng chính trị sẽ đưa những nước kém phát triển ra khỏi nghèo khó. Từ đó tạo nên
một thế giới tốt đẹp hơn, nhiều cơ quan hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, được tài trợ bởi
chính phủ hay bởi các nước công nghiệp như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Na-Uy để giúp các
nước nghèo phát triển.
Hòa bình và Môi trường
Nhiều nhà môi trường tin rằng bảo vệ môi trường cũng là một cách giữ nền hoà bình.
Cái khía cạnh “được cho là đúng“ này nói rằng huỷ diệt môi trường tự nhiên hay quấy
rối trạng thái cân bằng của bất kì sự sống nào đều được xem như là một hình thức bạo
lực. Khía cạnh này làm tâm cho quan niệm hoà bình trong “thế giới tự nhiên”, cái nhìn
này xem hoà bình là của muôn loài chứ không chỉ riêng của con người.
 
Duyệt TCM
Hoạt động 2
“TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP ”
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
-Nâng cao tinh thần học tập của mỗi học sinh đồng thời các em thấy được trách nhiệm
của chính mình trong việc học tập để từ đó củng cố kiến thức đã học quyết tâm giành
kết quả cao trong kỳ thi cuối năm.
2. Kĩ năng:
Học sinh có phương pháp học tập thích hợp với từng môn học, có kỹ năng huy động các
kiến thức trên lớp áp dụng vào các hoạt đông tập thể.
3.Thái độ:
21
Học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn
luyện
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng tự nhận thức về khả năng bản thân đề tham gia hội vui học tập.
- Kĩ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập.

- kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với người khác
- Kĩ năng tìm kiếm và xừ lí thông tin.
- Kĩ năng hợp tác với người khác.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não; trò chơi giáo dục; bài tập tình huống.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do
lớp lựa chọn và xây dựng.
Cây hoa để gài các câu hỏi, giấy A4, bút màu
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
:DCT nêu hội vui học tập là dịp để các bạn ôn lại những kiến thức đã học , thể hiện khả
năng hiểu biết của bản thân về các môn học đồng thời chúng ta có thể giao lưu giúp đỡ
lẫn nhau giải quyết các vướng mắc trong quá trình ôn tập.
2 . Kết nối:
HĐ 1: Trò chơi hái hoa
DCT phổ biến cách thức thi như sau: Trên cây hoa là những bông hoa câu hỏi có liên
quan đến nội dung ôn tập của các môn học và có xen kẻ một số câu về văn nghệ. Đại
diện các tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng nghe và suy nghĩ 1 phút để trả
lời. Nếu không trả lời được thì bạn khác sẻ trả lời . Nếu câu hỏi cần thảo luận thì nhóm
cùng nhau trao đổi trong thời gian nhanh nhất, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo
luận.
3. Thực hành
HĐ 2: Bài tập tình huống
DCT đề nghị lớp đưa ra một số tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ kiểm tra Ngữ văn, bạn C đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi quá khó.
Bạn có chép không?
+ Trong giờ thực hành môn Hóa học bạn a đã không chịu làm thực hành mà lại nói “
các bạn làm rồi tớ chép lại vì đằng nào hiện tượng phản ứng chẳng giống nhau” , bạn sẻ
xử lí tình huống này như thế nào?

Với mỗi tình huống đưa ra DCT yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Sau đó
mời GV phát biểu ý kiến, gọi ý, định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể.
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
Gv đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS trong hoạt động.
GV yêu cầu HS về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng và hoàn thiện các câu hỏi , bài tập
cho ôn tập HKII được tốt.
22
b. Giao việc cho hoạt động sau: Chuẩn bị thảo luận chủ đề “ Bác Hồ với thanh
niên”
Phân công chuẩn bị cho hoạt động:

TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Ng Văn Châu Bản chương trình
2 Cây để cài hoa Tổ trực Cây khô
3 Câu đố BCS lớp Câu hỏi
4 Văn nghệ Diễm Bài hát: Lớp chúng mình
5 Tặng quà HS Hộp quà
VI Tư Liệu :
Một số câu hỏi tham khảo cho Hội vui học tập
+ Muốn học giỏi cần có những yếu tố nào?
+ Ước mơ sau này của bạn là làm nghề gì? Bạn làm thế nào để đạt được ước mơ đó.
+ Thế nào là người bạn tốt?
+ Bạn hãy nêu một vài phương pháp học tốt cho mọi người tham khảo.
Duyệt TCM
Ngày soạn: 01/5/2014.
Ngày giảng: /5/2014.
Chủ điểm tháng 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
“THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN”

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Học sinh nhận thức được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên
trong việc phát triển tài năng và nhân cách.
Hiếu được những lời dạy của Bác đối với thanh niên luôn thể hiện sự chăm lo bồi
dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước.
2. Kĩ năng:
Xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc
của Bác Hồ.
23
3.Thái độ:
Học sinh tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình cảm và sự quan tâm của Bác với thanh
niên
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm và sự quan tâm của Bác với thanh niên.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận nhóm, lớp; biểu đạt sáng tạo; hỏi và trả lời.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm
của Bác Hồ đối với thanh niên.
- Bài phát biểu cảm tưởng
- Các bài hát, nhạc cụ biểu diễn
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
- DCT nêu câu hỏi: Hãy đọc 4 câu thơ của Bác Hồ nói về tinh thần quyết tâm của thanh
niên trong mọi công việc.
- Bạn cho biết, Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên?
HS trả lời
Quản ca bắt nhịp bài hát “Bác sống đời đời” của nhạc sĩ Phong Nhã

2 . Kết nối:
HĐ 1: Thảo luận
- DCT yêu cầu các tổ cử đại diện báo cáo kết quả sưu tầm tài liệu liên quan đến những
lời dạy của Bác với thanh niên.
- DCT nêu vấn đề cần thảo luận
+ Nhiệm vụ của thanh niên hiện nay là gì?
+ Những lới dạy của bác đối với thanh niên thể hiện điều gi?
+ Bạn hãy nêu vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Để thực hiện lời dạy của bác Hồ ngay từ bây giờ bạn phải làm tốt những gì?
+ Bạn hãy nêu 5 điều bác dạy thiếu niên nhi đồng. bạn đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
chưa?
+ HS suy nghĩ ,thảo luận và trình bày ý kiến của mình. Trong khi trình bày thể hiện
biểu sáng tạo
3. Thực hành
HĐ 2: Kể chuyện về Bác Hồ
DCT yêu cầu các bạn kể những câu chuyện về tình cảm Bác giành cho thanh, thiều niên
và nhi đồng.
HS xung phong kể chuyên thể hiện biểu đạt sáng tạo và tình cảm thương yêu vô bờ bến
đơi với bác.
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
24
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu
Bác dành cho lớp măng non.
b. Giao việc cho hoạt động sau:
Chuẩn bị thảo luận chủ đề “ Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác”
Phân công chuẩn bị cho hoạt động:
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú

1 Dẫn chương trình Thảo Bản chương trình
2 Tập hợp báo cáo kết
quả sưu tầm
Châu Phấn viết
3 Câu đố BCS lớp Câu hỏi
4
Văn nghệ Linh
Bài hát: Bác sống đời
đời
5 Tặng quà HS Hộp quà
VI Tư Liệu :
BÀI NÓI TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ
ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bác được nghe báo cáo là Đoàn thanh niên khai hội. Bác đến thăm các cháu. Gần đây thanh
niên có tiến bộ, Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen các cháu.
Về nhiệm vụ của thanh niên, nam nữ thanh niên phải làm sao thực hiện được tốt khẩu hiệu:
Việc gì khó có thanh niên,
Ở đâu khó có thanh niên .
Năm 1959 là năm bản lề của kế hoạch 3 năm, phải đẩy mạnh sản xuất về công nghiệp, nông
nghiệp và đẩy mạnh phát triển văn hoá. Nam nữ thanh niên gánh phần quan trọng trong việc
thực hiện các nhiệm vụ đó, như ở nông thôn phải đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá, ở xí
nghiệp đẩy mạnh công tác phát động công nhân viên chức cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp.
Nhân đây Bác khen thanh niên nông thôn đã cố gắng tham gia phong trào đổi công hợp tác
đẩy mạnh sản xuất.
Trong việc thực hiện ba cuộc cải tạo: cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương
nghiệp tư bản tư nhân, thanh niên cũng phải đóng góp phần quan trọng. Ở Trung Quốc, trong
việc cải tạo tư bản tư nhân, thanh niên có tác dụng tuyên truyền bố mẹ, bà con anh em mình
thực hiện tốt chính sách của Đảng và Chính phủ.
Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập
chính trị, kỹ thuật, văn hoá, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa,

gột rửa cá nhân chủ nghĩa; muốn thế Đoàn thanh niên phải củng cố và phát triển hơn nữa.
Ở Liên Xô, Trung Quốc số lượng đoàn viên thanh niên cộng sản nhiều hơn số lượng đảng
viên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô có 18 triệu đoàn viên, Đảng Cộng sản Liên
Xô có 8 triệu 239 nghìn đảng viên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc có 20 triệu đoàn
viên. Đảng Cộng sản Trung Quốc có 10 triệu 730 nghìn đảng viên. Còn ở ta thì số lượng đảng
viên và đoàn viên xấp xỉ nhau, nên phải cố gắng phát triển hơn nữa Đoàn thanh niên.
Trong mọi việc, thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu. Thanh niên hăng hái là
tốt nhưng chớ xa rời quần chúng, xa rời thì không làm được đầu tàu - đầu tàu rời toa là vô
dụng. Xung phong gương mẫu là mình làm tốt và giúp đỡ cho người khác cũng làm tốt. Phải
cố gắng làm gương mẫu, làm đầu tàu, không tách rời quần chúng.
Tóm lại, Đoàn thanh niên phải củng cố tốt, phát triển tốt để góp phần xây dựng miền Bắc tiến
lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh cho thống nhất nước nhà. Bác mong Hội nghị có chương
trình bàn bạc thiết thực, trước mắt là đẩy mạnh sản xuất Đông - Xuân thắng lợi. Vụ mùa vừa
qua, thanh niên đã góp phần khá; vụ sản xuất Đông - Xuân, thanh niên phải làm khá hơn nữa.
Vụ sản xuất Đông - Xuân thắng lợi sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế trong mọi ngành. Thanh
niên phải xung phong trong sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, thanh niên phải xung
phong thực hiện cải tiến quản lý xí nghiệp đẩy mạnh sản xuất.
Cuối cùng, Bác mong các cháu làm tốt các việc ấy rồi báo cáo thành tích cho Bác. Bác sẽ đề
nghị Trung ương Đảng và Chính phủ khen thưởng.
25

×