Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Hạch toán kế toán tài chính tại công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 50 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1.353.861 27
2.5 Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro 38
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
1.353.861 27
2.5 Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro 38
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, mỗi người ai nấy
đều chuẩn bị cho riêng mình hành trang là kiến thức. Là một sinh viên của Viện
Kinh tế và Quản lý -trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trong một thời gian
nhất định, em đã có điều kiện thực tập tại công ty “Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại”
- một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chiến lược trong nền kinh tế quốc dân,
sản phẩm điện năng của công ty đã góp phần phục vụ sản xuất và tiêu dùng
trong nước. Cụ thể là tại phòng Kế toán – Tài chính của công ty, được sự hướng
dẫn chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi của các cô chú, anh chị cùng toàn thể ban
lãnh đạo công ty, đồng thời với sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn
TS.Nghiêm Sĩ Thương.
Từ những tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại” Công ty cổ
phần Nhiệt điện Phả Lại”, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Sau
thời gian được thực tập em đã có cơ hội quan sát, tìm hiểu công tác hạch toán kế
toán tài chính tại công ty và đã tổng hợp thành báo cáo gồm ba phần:
- Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
- Phần 2: Phân tích công tác tài chính của công ty.
- Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp.


Do thời gian có hạn nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót,
kính mong sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng các
cô chú, anh chị phòng kế toán- tài chính và ban giám đốc công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên doanh nghiệp
+ Tên đầy đủ: Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
+ Tên giao dịch: Pha Lai Thermal Power Join-stock Company.
+ Tên viết tắt: PLPC
+ Số ĐKKD: 0406000001 Cấp ngày 29/4/2005 do Sở kế hoạch đầu tư
tỉnh Hải Dương cấp.
+ Tài khoản số: 421101110001 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Địa chỉ của doanh nghiệp
+ Phường Phả Lại, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.
+ Điện thoại: 0320.3881126 - Fax: 0320.3881338.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
1.1.2 Sự hình thành và quá trình phát triển của công ty
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (nay là công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại)
được thành lập theo quyết định số 22 ĐL/TCCB của bộ điện lực vào ngày
26/04/1982, là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty điện lực I.
Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc tổng
công ty điện lực Việt Nam (theo quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày
04/3/1995 của bộ năng lượng), hạch toán phụ thuộc.

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 bộ công nghiệp có quyết định số 16/2005/QĐ-
BCN chuyển nhà máy nhiệt điện Phả Lại thành công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch
toán độc lập - thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 2005
tổng công ty điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT hướng dẫn
bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành công ty hạch toán độc lập,
công ty TNHH một thành viên, theo đó nhà máy nhiệt điện Phả Lại chính thức
chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/7/2005.
Thực hiện quyết định số 3537/QĐ-TCCB ngày 31/12/2004 của bộ công
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
nghiệp về việc cổ phần hóa, công ty nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành công tác
cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với tên
mới là công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty cổ phần số 0403000380 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
cấp ngày 26/01/2006.
Công ty cổ phần nhiệt điện 1 được khởi công xây dựng ngày 17/5/1980 và
hoàn thành năm 1986, có công suất thiết kế 440MW gồm 4 tổ tuốc bin- máy
phát và 8 lò hơi theo 2 lò-1 máy, mỗi tổ máy có công suất 110MW.
Công ty cổ phần nhiệt điện 2 (mở rộng) được khởi công xây dựng ngày
8/6/1998 trên mặt bằng còn lại phía đông của công ty, có công suất thiết kế
600MW gồm 2 tổ hợp lò hơi-tuốc bin-máy phát, công suất mỗi tổ máy 300MW,
gọi là tổ máy số 5 và số 6. Tổ máy số 5 được bàn giao ngày 28/12/2002 và tổ
máy số 6 được bàn giao ngày 14/3/2003. Kể từ đó, công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại có tổng công suất 1040 MW, là công ty cổ phần nhiệt điện chạy than
lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Chức năng , nhiệm vụ của công ty
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năng.
+ Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo

thiết bị điện, các công trình điện, các công trình kiến trúc nhà máy điện.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị nhà máy điện.
+ Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị.
+ Lập dự án xây dựng, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát
thi công lắp đặt.
+ Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ - nhiệt điện.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác mà Luật pháp cho phép…
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất.
• Quy trình sản xuất điện của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại:
Công ty nhận than từ các mỏ than ở khu mỏ Quảng Ninh về theo hai tuyến
đường sông và đường sắt. Than đường sông được các cẩu bốc lên từ hệ thống
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
Sông Dầu FO,
ma dút
Than vận chuyển đường
sông
Cảng bốc dỡ
Kho than
Máy nghiền than
Trạm
bơm
Hệ thống
xử lý nước

LÒ HƠI Lọc bụi
tĩnh điện
Ống khói
Làm mát Bình
ngưng
TỔ HỢP TUABIN –
MÁY PHÁT ĐIỆN
Kênh thải
Sông
Trạm phân
phối Điện
Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Bắc Giang Lạng Sơn
Than vận chuyển
đường sắt
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
băng tải đưa than vào kho hoặc vào hệ thống nghiền than, than đường sắt được
chở bằng các tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải đưa vào kho hoặc hệ thống
nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò. Công ty sử dụng loại
dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò hơi và để đốt kèm lò hơi khi bị sự cố. Khi
than cháy cung cấp nhiệt cho các dàn ống sinh hơi xung quanh lò biến nước
thành hơi, hơi nước được sấy trong bộ phận quá nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa
sang quay tuabin và kéo máy phát điện.
Hơi qua nhiệt sau khi sinh công làm quay tuabin sẽ đi xuống bình ngưng
tụ, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, hơi nước ngưng lại thành lượng nước
ngưng và được bơm trở lại cho lò hơi. Trong quá trình tuần hoàn này lượng
nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch bằng hệ thống xử lý nước. Nước
tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng
sau đó theo kênh thải ra sông.
Điện được truyền đến trạm phân phối tải để đi tiêu thụ theo các mạch

đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang…
Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải, khói thải trước khi đưa ra
ống khói được lọc bụi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế sự ô nhiễm
môi trường. Bụi tro và xỉ được đưa xuống mương chuyển về trạm bơm thải xỉ có
nhiệm vụ bơm thải ra các hố chứa xỉ ngoài công ty.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy điều hành công ty có mô hình theo kiểu trực tuyến – chức năng,
mô hình này phù hợp với các đơn vị sản xuất. Việc áp dụng mô hình này công ty
vừa tiết kiệm nhờ quy mô, vừa sử dụng hiệu quả các nguồn năng lực, phân công
nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn của họ, đào tạo và giải quyết nhanh chóng
các vấn đề kỹ thuật. Theo cơ cấu này, Chủ tịch HĐQT và giám đốc công ty là
người có quyền quyết định cao nhất, là người lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý toàn
diện các mặt hoạt động trong công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt
động sản xuất kinh doanh và đời sống của công ty. Giám đốc công ty sẽ được sự
giúp đỡ của phó giám đốc và các phòng chức năng trong việc thu thập thông tin,
bàn bạc, phân tích thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định.
Các phòng chức năng là những tổ chức bao gồm cán bộ, nhân viên được
phân công chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị có nhiệm vụ giúp giám
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
đốc chuẩn bị cho việc ra quyết định, theo dõi hướng dẫn các bộ phận sản xuất
kinh doanh.
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
- Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty bao
gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết
định các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
6

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
(P.TRÁCH SẢN XUẤT)
PHÒNG BẢO VỆ
CỨU HỎA
PHÒNG KẾ HOẠCH
VẬT TƯ
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
(P.TRÁCH KINH TẾ)
BAN KIỂM SOÁT
PHÂN XƯỞNG
VẬN HÀNH 1
PX VẬN HÀNH
ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
PHÂN XƯỞNG
HÓA
PHÒNG TỔ CHỨC – LĐ
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG
PHÂN XƯỞNG
SẢN XUẤT PHỤ
PHÒNG KĨ THUẬT
PX CUNG CẤP
NHIÊN LIỆU
PHÂN XƯỞNG
VẬN HÀNH 2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
triển… của công ty theo quy định của điều lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội
đồng quản trị và ban kiểm soát là cơ quan thay mặt đại hội đồng cổ đông quản lý
công ty giữa hai kỳ đại hội.
- Hội đồng quản trị
Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của công ty phải chịu sự
quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách
nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của công ty trên cơ
sở các định hướng đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, thông qua việc
hoạch định các chính sách, ra nghị quyết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền
lợi của công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, trừ những thẩm
quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ
đông để thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc công ty trong việc quản
lý và điều hành công ty, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty và thực hiện các công việc khác theo
quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
- Giám đốc
Giám đốc là người thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và
hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
và đầu tư của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám
đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Phó giám đốc :
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc điều hành công ty theo
phân

công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm
vụ được phân công và giao quyền. Công ty hiện có 2 phó giám đốc, một phụ
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
trách sản xuất và một phụ trách trung tâm sửa chữa và dịch vụ .
 Các phòng chức năng :
- Văn phòng công ty
Là một đơn vị nghiệp vụ - phục vụ tổng hợp trong công ty. Có chức năng
tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực
hoạt động quản lý về công tác hành chính, văn thư - lưu trữ, đối ngoại, quản trị,
quản lý xe hành chính, tuyên truyền… và các công tác phục vụ tổng hợp khác
như: Công tác y tế, nấu ăn giữa ca, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, quản lý nhà
làm việc hành chính, nhà khách và các công trình phúc lợi công cộng…của công
ty.
- Phòng tổ chức lao động
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động quản lý về công tác tổ
chức sản xuất, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng - kỷ
luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động…
- Phòng kế hoạch - vật tư
Là phòng nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty chỉ đạo xây
dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tham gia thị trường
điện; công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu …;
công tác thẩm tra và xét duyệt dự toán; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống
kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh và công tác khác của
công ty.
- Phòng tài chính - kế toán
Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc công ty thực hiện công
tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp nhằm quản lý các nguồn vốn của công

ty bao gồm phần vốn góp nhà nước của tổng công ty điện lực Việt Nam, vốn
góp của các cổ đông cũng như các nguồn vốn khác, để thực hiện nhiệm vụ mục
tiêu sản xuất - kinh doanh của công ty trên cơ sở bảo toàn, phát triển vốn và có
hiệu quả, đúng các quy định của Nhà nước. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán,
tài chính theo đúng các quy định về kế toán - tài chính do nhà nước ban hành.
• Phòng kỹ thuật
Là một đơn vị có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc công ty chỉ
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
đạo công tác quản lý kỹ thuật trong quản lý vận hành và sửa chữa các thiết bị,
công trình của công ty, thực hiện thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị, xây dựng
phương thức và xác định các chế độ vận hành tối ưu của các thiết bị, công tác kỹ
thuật an toàn - bảo hộ lao động đáp ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ sản xuất -
kinh doanh và các lĩnh vực công tác khác của công ty.
• Phòng bảo vệ - cứu hỏa
Là một phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc công ty trong việc tổ chức
thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trật tự trong công ty
và bảo vệ an toàn nguyên vẹn tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty; công
tác cứu hoả; công tác tự vệ quân sự địa phương và công tác pháp chế của công
ty.
• Phòng tổng hợp sửa chữa
Là phòng kỹ thuật- nghiệp vụ tổng hợp thuộc trung tâm sửa chữa dịch vụ có
chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác nghiên cứu xây dựng
đề án để thành lập công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc theo
định hướng của tổng công ty điện lực Việt Nam, giúp các đơn vị sửa chữa trong
công tác quản lý kỹ thuật trong sửa chữa thiết bị của công ty.
 Các phân xưởng sản xuất
• Khối vận hành
Là các đơn vị chủ quản thiết bị, quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị trong

dây chuyền công nghệ của nhà máy; lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, thí
nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị trong phạm vi đơn vị quản lý. Khối vận hành
gồm 5 phân xưởng do phó giám đốc vận hành điều hành trực tiếp.
• Khối sửa chữa
Là các đơn vị thực hiện các công việc sửa chữa sự cố, sửa chữa thường xuyên
các thiết bị toàn nhà máy đáp ứng yêu cầu sản xuất điện năng của nhà máy cũng
như thực hiện công việc sửa chữa đại tu các thiết bị. Khối sửa chữa gồm 5 đơn
vị do phó giám
đốc sửa chữa trực tiếp phụ trách và điều hành.
1.3 . Đặc điểm về lao động , tiền lương
1.3.1. Cơ cấu lao động của công ty
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhất trong thời
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
kỳ Việt Nam ra nhập vào thị trường quốc tế WTO, thị trường nước ta ngày càng
được mở rộng, công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại không ngừng phát triển và sản
xuất, kéo theo nhu cầu lao động trong công ty ngày một gia tăng. Hiện nay cơ
cấu lao động công ty đa dạng, ngoài những công nhân, kỹ sư lâu năm có bề dày
kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao, công ty còn có đội ngũ công nhân lao động
trẻ, sáng tạo tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có
chuyên môn về cơ khí chế tạo máy, điện tự động hóa hay công nhân lao động
phổ thông có sức khỏe và kinh nghiệm tay nghề nhất định cùng tham vào thiết
kế.
Số lượng lao động tại Công ty tính đến thời điểm ngày 30/9/2011 là 2163 người
Trình độ
Số lượng lao
động (người)
Tỷ lệ (%)
Trình độ trên đại học

04 0,18
Trình độ Đại học
279 12,90
Trình độ Cao đẳng, trung cấp
454 20,99
Công nhân kỹ thuật bậc 7/7 57 2,64
Công nhân kỹ thuật
1229 56,82
Lao động phổ thông
140 6,47
Tổng số
2163 100,00
(Nguồn: Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại)
1.3.2. Các hình thức phân phối tiền lương của công ty
Tiền lương là động lực để các cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nhiệt
tình lao động, sáng tạo, gắn bó lâu dài với công ty. Do đó nhà quản lý đưa ra
chính sách về lương theo hình thức khác nhau: trả lương theo cấp bậc ,chế độ
như: theo trình độ kỹ thuật tay nghề, kinh nghiệm và thời gian làm việc, công
nhân làm việc có hiệu quả, có sự sáng tạo sẽ được trả theo mức lương ưu đãi,
có thưởng. Hiện nay công ty trả lương chủ yếu theo hình thức :
- Trả lương theo trình độ, tay nghề
- Trả lương theo ngày công ,chế độ
• Cách tính lương:
Tiền lương theo
ngày công chế
= Lương nền x hệ số
lương
x Số ngày công thực
tế
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55

10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
độ Số ngày công chế độ
Trong đó:
Lương nền: 1.550.000đ
Số ngày công chế độ: 21 công
Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, độc hại = lương nền x hệ số phụ cấp
Tiền lương giữa
ca
=
Lương nền x hệ số lương
Số ngày công theo chế độ x
8
x
Tổng thời gian
nghỉ giữa ca
Lương trả thêm
ca khuya
= Lương nền x hệ số lương
Số ngày công theo chế độ
x Số ca khuya x
30%
Tiền lương làm
thêm giờ
= Lương nền x hệ số lương
Số ngày công chế độ
x Số công làm
thêm giờ
Lương tháng = Lương ngày công chế độ + phụ cấp + lương giữa ca + lương
trả thêm khi làm việc ban đêm + lương làm thêm giờ + lương điều chỉnh tăng thêm.

1.4. Đặc điểm về vật tư , tài sản cố định
1.4.1. Nguyên vật liệu chính dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố hình thành nên quá trình sản
xuất , xét về mặt vật chất NVL là yếu tố cấu thành nên chất lượng sản phẩm.
Chất lượng NVL ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất điện.Nguyên vật
liệu chính được sản xuất trong công ty luôn được giám sát, kiểm tra đảm bảo
cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
-Nhiên liệu: + Than cám 4B.
+ Than cám 5.
+ Dầu FO.
-Vật liệu phụ: + Dầu tua bin.
+ Dầu mỡ bôi trơn.
+ Hóa chất dùng trong sản xuất.
+ Bi nghiền.
+ Vật liệu phụ khác
1.4.2. Nguồn cung ứng Nguyên vật liệu của công ty
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
Công ty nhận than từ các mỏ than ở khu mỏ Quảng Ninh về theo hai tuyến
đường sông và đường sắt. Than đường sông được các cẩu bốc lên từ hệ thống
băng tải đưa than vào kho hoặc vào hệ thống nghiền than, than đường sắt được
chở bằng các tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải đưa vào kho hoặc hệ thống
nghiền than.
1.4.3. Tình hình tài sản cố định của công ty
- Chủng loại : TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình như: Máy điều
khiển tự động, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn và TSCĐ vô hình như:
Bản vẽ thiết kế , quy trình công nghệ sản xuất.
- Phương pháp khấu hao: công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao theo
đường thẳng : mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt

thời gian sử dụng.
Tài sản cố định Thời gian sử dụng (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc 12-25
Máy móc thiết bị 08-12
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 10-15
Dụng cụ quản lý 03-05
Bảng 1.1: Thời gian khấu hao của các loại tài sản
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định của công ty:
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên tắc: Nguyên giá –
Khấu hao lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí mà công
ty bỏ ra để có được TSCĐ tính thời điểm tài sản được đưa vào sử dụng. TSCĐ
hữu hình và TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trong quá
trình sử dụng TSCĐ hữu hình và vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao
mòn lũy kế và giá trị còn lại. Một số tài sản cố định theo các quy định cụ thể của
tổng công ty và được phép của bộ tài chính có tỷ lệ khấu hao khác với tỷ lệ khấu
hao theo quy định cho phù hợp với đặc thù của ngành điện.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nhà cửa
vật kiến
trúc
Máy móc
thiết bị
Phương
tiện vận
tải
Thiết bị
văn
phòng
Tài sản

cố định
khác
Tổng cộng
NGUYÊN GIÁ
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
Số dư tại 01/01/2012 1.705.542 11.479.338 51.176 36.123 3.022 13.275.202
Tăng trong năm 7.499 5.833 14.455 2.750 30 30.520
Mua sắm mới - 3.211 1.021 2.399 30 6.662
ĐT XDCB hoàn thành 7.449 2.622 13.434 350 - 23.857
Giảm trong năm 341 368 1.371 88 - 2.168
Số dư tại 31/12/2012 1.712.650 11.484.803 64.261 38.785 3.053 13.303.554
GIÁ TRỊ HAO MÒN LŨY KẾ
Số dư 01/01/2012 1.151.040 8.622.867 34.702 29.886 1.161 9.839.658
Tăng trong năm 57.185 624.494 3.441 3.435 377 688.935
Trích khấu hao 57.058 624.494 3.441 3.435 370 688.799
Tính hao mòn 127 - - - 7 135
Giảm trong năm 341 368 1.176 87 - 1.973
Số dư tại 31/12/2012 1.207.884 9.246.993 36.968 33.234 1.539 10.526.620
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
Số dư ngày
31/12/2012
504.776 2.237.810 27.293 5.550 1.514 2.776.936
Số dư ngày
31/12/2011
554.501 2.856.470 16.473 6.236 1.860 3.435.543
Bảng 1.2: Tài sản cố định hữu hình

Về TSCĐ hữu hình:

- Năm 2012 công ty đã đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu sản xuất với tổng giá trị là
9.381.361.449 đồng cao hơn so với năm ngoài có giá trị là 13.275.202 triệu
đồng. Trong đó công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị để xây dựng cơ sở vật
chất cho nhu cầu sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất đó là chiếm 86,47% trong tổng
giá trị TSCĐ hữu hình. Sau đó là đầu tư chonhà cửa vật kiến trúc, phương tiện
vận tải, thiết bị văn phòng và cuối cùng là đầu tư cho tài sản cố định khác là ít
nhất.
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
Phần 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
•Công tác tài chính trong doanh nghiệp :
Nguồn hình thành vốn của công ty : Do nguồn vốn góp của các chủ sở hữu
công ty hạn chế, không thay đổi và lợi nhuận cũng không nhiều nên công ty phải
huy động từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, tổ chức tín dụng.
•Nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận trong công ty thu thập đầy đủ, kịp thời
chứng từ hạch toán ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và điều hành quản
lý của công ty.
- Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời đầy đủ theo đúng chế độ quy định.
- Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định.
•Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ
công tác kế toán như: ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo…đều được thực
hiện tại phòng tài chính- kế toán của công ty.
Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
14
PHÓ PHÒNG
KT TIỀN
MẶT
KT TỔNG HỢP KT NVL -
CCDC
KT TGNH KT SCL -
TSCĐ
KT TSCĐ
THỦ
QUỸ
KT
SX PHỤ
KT
CÔNG
NỢ
KT BHXH,
BHYT,
KPCĐ
TRƯỞNG PHÒNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
•Chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận đối với hoạt động kế toán- tài chính
- Trưởng phòng tài chính kế toán: Ông Lê Thế Sơn, là người đứng đầu bộ
máy kế toán, tổ chức chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin
kinh tế và hệ thống kinh tế của toàn trung tâm, giúp giám đốc về quản lý, điều
hành, theo dõi thực hiện công tác tài chính của nhà nước tại đơn vị, kế toán tổng
hơp (lập báo cáo tài chính).
- Phó phòng kế toán tài chính: Có hai phó phòng có nhiệm vụ hàng tháng,
căn cứ vào các sổ chi tiết, các bảng phân bổ để vào sổ tổng hợp theo dõi các tài

khoản,lập bảng cân đối kế toán, sau đó vào sổ cái tài khoản có liên quan. Ngoài
ra phó phòng kế toán có nhiệm vụ cập nhật các văn bản chế độ kế toán, chính
sách của nhà nước, soạn văn bản và hướng dẫn, nghiên cứu đề xuất các chính
sách, phương án kinh doanh, phân tích tình hình tài chính….
- Nhân viên kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản thu chi bằng tiền
mặt và tiền gửi Ngân hàng, lập kế hoạch thu chi, mở và thanh toán L/C, thanh
toán T/T…
- Nhân viên kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố
định, trích phân bổ khấu hao tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh.
- Nhân viên kế toán tiền lương: Tính và xác định quỹ tiền lương của đơn vị,
tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, tính thuế
thu nhập.
- Nhân viên kế toán vật tư: theo dõi tình hình thu hàng hoá và vật tư, tình
hình nhâp - xuất - tồn vật liệu, công cụ dụng cụ ở Trung tâm.
- Nhân viên kế toán doanh thu công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản
doanh thu và nợ phải thu, nợ phải trả trong và ngoài công ty. Hiện nay công ty
có rất nhiều các đơn vị phát sinh các khoản phải thu, phải trả và bù trừ công nợ,
trải rộng trên toàn quốc nên kế toán doanh thu và công nợ gồm có bốn nhân viên
theo dõi Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và các đại lý phổ thông.
- Thủ quỹ:Là người trực tiếp thu chi tiền mặt VND và các ngoại tệ khác,
ngân phiếu của Trung tâm vào sổ quỹ.
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
•Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
 Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung.
 Hệ thống chứng từ kế toán: ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định,

những chứng từ còn lại được thay đổi cho phù hợp với hoạt động của công ty.
Một số chứng từ chủ yếu của công ty như sau:
+ Các chứng từ về tiền : Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng,
bảng thanh toán tạm ứng, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
+ Các chứng từ về hàng tồn khi: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
+Chứng từ bán hàng : hóa đơn GTGT
+ Các chứng từ khác: bảng chám công, phiếu báo làm thêm giờ…
 Hệ thống tài khoản kế toán: công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban
hành theo QĐ 15/2006. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lý, kế toán công
ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3…
 Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán: Hệ thống sổ kế toán tại công ty
được mở
theo đúng quy định của nhà nước cho hình thức nhật ký chung bao gồm các
loại sổ kế
toán sau:
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ cái các tài khoản
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Hệ thống báo cáo kế toán: có bốn báo cáo tài chính được lập theo quy
định của nhà nước: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Cuối năm các báo
cáo này được gửi lên các cơ quan chức năng của nhà nước.
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
2.2. Phân tích công tác chi phí và giá thành
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong công ty đa dạng gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác
nhau. Chúng phát sinh một cách thường xuyên qua các công đoạn khác nhau của
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong công ty dược chia thành 5 khoản
mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp cho
quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả,
các khoản trích theo tiền lương ( BHXH, BHYT, LPCĐ) của công nhân trực tiếp
sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ vả quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí quản lý chung phát sinh ở
công ty, gồm chi phí nhân viên quản lý, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài
sản cố định máy móc thiết bị quản lý, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác,
- Chi phí bán hàng: khấu hao thiết bị, tiền điện, điện thoại, nước,
Mang đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, sản xuất trên quy trình công
nghệ sản xuất khép kín, CP NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
bỏ ra để sản xuất sản phẩm (chiếm khoảng 70% tổng chi phí), trong đó chủ yếu
là nguyên vật liệu mua ngoài. Vì vậy, đây được xác định là trọng tâm quản lý.
Bên cạnh đó CP NCTT và CP SXC cũng là khoản mục chi phí quan trọng cấu
thành nên giá thành sản phẩm nên rất được công ty quan tâm nhằm hướng tới
mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.2.2 Phân loại giá thành
Phân chia giá thành sản phẩm thành 3 loại:
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế
hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.

- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác
định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong
kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
2.2.3 Đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính
giá thành
- Đối tượng tính giá thành là từng KWh điện phát lưới
-Kỳ tính giá thành: Trong sản xuất điện, thời điểm sản xuất cũng đồng thời
là thời điểm tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất điện là ngắn nên công ty xác định kỳ
tính giá thành là hàng tháng và vào ngày cuối tháng, phù hợp với ngày lập các
báo cáo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính
giá thành điện ở công ty, đảm bảo giá thành điện kịp thời và nhanh chóng, cung
cấp thông tin một cách nhạy bén.
2.2.4 Giá thành kế hoạch
- Phương pháp lập và căn cứ để lập giá thành kế hoạch.
- Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được tính trước khi diễn ra kỳ kế hoạch.
- Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được tính căn cứ vào sản lượng kế
hoạch và tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các chi phí có định mức thì xác định theo định mức kế hoạch.
+ Các chi phí không có định mức thì xác định theo dự toán bằng cách sử
dụng hệ số biến động.
Bằng cách tính trên được tổng chi phí kế hoạch tương ứng với sản lượng kế
hoạch của kỳ sản xuất kinh doanh, từ đó xác định được tổng giá thành sản phẩm
và giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch của kỳ kế hoạch.
2.2.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
•Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
•Tính giá thành điện ở công ty
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại áp dụng phương pháp tính giá thành
giản đơn. Với đặc điểm của sản xuất điện là không có sản phẩm dở dang, không
có sản phẩm hỏng, không có sản phẩm tồn kho cho nên các chi phí tập hợp trong
tháng được bao nhiêu thì tính giá thành bấy nhiêu.
Để tính được giá thành 1 KWh điện, kế toán căn cứ vào sản lượng điện
phát lưới của một tháng.
Điện phát lưới = Điện sản xuất ra- Điện tự dùng- Tổn thất máy biến áp

ĐVT: Triệu đồng
STT Diễn giải

số
Tổng số
Giá thành
đơn vị
Tỷ
trọng
(%)
1 Nhiên liệu 1 1.855.165 378,575 55,53
- Than 11 1.634.969 333,641 48,93
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
- Dầu FO 13 220.196 44,934 6,59
2 Vật liệu phụ 2 18.092 3,692 0,54
-Dầu tua bin 21 1.451 0,296 0,04
-Dầu mỡ bôi trơn 23 739 0,151 0,02
-Hóa chất dùng trong sản
xuất
24 4.495 0,917 0,13
-Bi nghiền 26 11.102 2,266 0,33
-Khác 27 303 0,062 0,009
3
Chi phí nhân công trực
tiếp
3 146.409 29,877 4,38
- Lương 31 138.166 28,195 4,13
- BHXH, BHYT, KPCĐ 32 8.242 1,682 0,24
7 Chi phí sản xuất chung 7 1.241.336 253,314 37,15
Chi phí nhân viên PX 71 11.050 2,255 0,33
+Lương 711 8.635 1,762 0,25
+BHXH, BHYT,KPCĐ 712 2.415 0,493 0,07
-Chi phí vật liệu PX 72 134 0,027 0,004
-Chi phí dụng cụ SX 73 550 0,112 0,016
-Chi phí khấu hao TSCĐ 74 675.237 137,793 20,21
-Thuế tài nguyên 75 6.823 1,392 0,20
-Chi phí sửa chữa TSCĐ 76 520.655 106,248 15,58
+SC lớn 761 375.380 76,602 11,23
+SC thường xuyên 762 145.274 29,646 4,34
- Chi phí sản xuất chung
khác
79 26.885 5,486 0,80

+ Bảo hộ an toàn lao động 791 1.148 0,234 0,03
+ Bảo vệ, phòng cháy bão lụt 793 148 0,03 0,04
+ Ăn ca 795 8.244 1,682 0,247
8 Chi phí bán hàng 8 16.120 3,290 0,48
9 Chi phí quản lý DN 9 79.990 16,323 2,39
Cộng chi phí sản xuất điện
1541
12
3.340.731 681,782 100
S.lượng điện để tính
GTĐV(KWh)
4.900
Bảng 2.1: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành đơn vị điện năm 2012
2.3 Các báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương
pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính
đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế.
2.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD): là một báo cáo tài
chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một
kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các
hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các
khoản phải nộp khác.

Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước
Chênh lệch
Tăng/
Giảm %
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 4.086.346 3.722.867 363.479 9,76
2. Các khoản giảm trừ - - - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ ( 3=1-2 ) 4.086.346 3.722.867 363.479 9,76
4. Giá vốn hàng bán 3.662.128 3.262.171 399.957 12,26
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (5=3-4) 424.217 460.696 (36.479) (7,91)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 659.560 459.833 199.727 43,43
7. Chi phí tài chính 269.433 842.378
(572.945)
(68,02)
Trong đó: Chi phí lãi vay 206.288 232.659 (26.371) (11,33)
8. Chi phí bán hàng - -
-
-
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 78.720 79.990
(1.270)
(1,59)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh [10=5+6-(7+8+9)] 735.624 (1.839) 737.463 (40.101)
11. Thu nhập khác 53.331 9.618 43.713 476,78

12. Chi phí khác 12.801 7.778
5.023
64,58
13. Lợi nhuận khác (13=11-12) 40.529 1.839 38.690 2.104
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (14=10+13) 776.153 - 776.153 -
15. Chi phí thuế thu nhập hiện
hành 144.583 - 144.583 -
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 116.717 - 116.717 -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (17=14-15-16) 514.852 - 514.852 -
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - -
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2012
Phân tích doanh thu
Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011, doanh thu thuẩn về bán hàng
và cung cấp dịch chiếm chủ yếu, cụ thể:
•Trong tổng doanh thu thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện kinh tế & Quản lý
vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2011 doanh thu thuần đạt 3.722.867 triệu đồng
tương ứng 88,80%, năm 2012 là 4.086.346 tương ứng 85,15%.
•Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012, gồm lãi tiền gửi, lãi cho vay,
lãi từ hoạt động đầu tư tài chính và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đạt 659.560
triệu đồng tăng 13,74 % so với năm 2011, chiếm 10,97% trong tổng thu nhập.
Nguyên nhân do năm 2012 đến kỳ thu lãi của công ty nên doanh thu tài chính
tăng nhiều so với năm 2011.
•Thu nhập khác tăng từ 9.618 triệu đồng năm 2011 lên 53.331 triệu đồng
năm 2012 chiếm 1,11% trong tổng thu nhập. Thu nhập khác chủ yếu ở đây là
thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp.

a) Phân tích chi phí
Ta thấy rằng: tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng tử 73,72% năm 2011 lên
81,54% năm 2012. Còn tỷ trọng các chi phí khác, chi phí thuế TNDN hiện hành,
chi phí thuế TNDN hoãn lại có xu hướng tăng. Cụ thể là:
- Chi phí khác năm 2012 tăng 12.8 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí thanh lý
tài sản cố định, do bán máy móc thiết bị cũ hết khả năng sử dụng
- Chi phí thuế TNDN năm 2012 tăng 114,6 tỷ đồng chiếm 1,8% do công ty
kinh doanh có lãi số tiền là 514,9 tỷ đồng.
Như vậy, trong tổng chi phí, chủ yếu là giá vốn hàng bán vì công ty là công
ty sản xuất, giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với năm 2011 là 340 tỷ đồng
tương ứng với 12,3% , tốc độ tăng giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu, cho
thấy công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất tốt hơn. Nhờ đầu tư máy móc mới,
giúp tăng năng suất. Các loại chi phi khác tăng, làm cho tổng chi phí tăng lên
65,7 tỷ đồng, trong khi tổng thu nhập tăng thêm 607 tỷ đồng, có nghĩa là năm
2012 công ty hoạt động hiệu quả hơn năm 2011.
b) Phân tích lợi nhuận
Ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2012 của công ty đạt 514.852 triệu đồng,
trong khi lợi nhuận gộp đạt 424.217 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng
của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.
2.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nếu báo cáo thu nhập doanh nghiệp phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Sinh viên : Vũ Thị Diệu Linh-TCNH1-K55
23

×