Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.51 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
BẾN TRE - 2011
1
PHẦN THỨ NHẤT
ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
I. MẤY VẤN ĐÈ CHUNG
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập
của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày,
phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để
đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin
cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt
động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ
học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”;
Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể
được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ
thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh
giá”.
Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả
khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới
đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của
học sinh:
- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện
trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục
tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp
theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.
- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về
trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân
của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà


trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.
- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và
đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu
chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập
thông tin; nhằm ra một quyết định”
- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết
quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu,
tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,
điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa
ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các
chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC).
2
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa
ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra
trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng
(quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá
trị”.
Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết
định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi
và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu
cho một chu trình giáo dục tiếp theo.
Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về
quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.
Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu
là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.

2. Đảm bảo tính toàn diện
Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
3. Đảm bảo tính hệ thống
Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có
hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách
toàn diện.
4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động
lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các
mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
5. Đảm bảo tính công bằng
Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức
độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau.
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới
giáo dục và đổi mới PPDH . Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu
điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng
các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta.
Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý
GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực
3
hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công
của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi
GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.
2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học
với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc
trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi
kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới

KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán
chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc.
Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp
thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-
ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho
phù hợp với đặc trưng bộ môn.
3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG
Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò
tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự
đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây
dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn
chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm
mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người
học.
4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện
bảo đảm chất lượng dạy học
Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS,
kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra
của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các
Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn,
nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức
KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình.
Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của
HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết
quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài
của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi”
để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy.
Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của
đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các
phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.

5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH
4
Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới
mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ
cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu
cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân
thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ
giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV
đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi
tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày
càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo
đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận
động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó,
bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy
quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy
nâng cao chất lượng GD toàn diện.
5
PHN TH HAI
BIấN SON KIM TRA MễN NG VN
I. MT S LU í V KIM TRA, NH GI KT QU HC TP MễN NG
VN CA HC SINH
Trong quỏ trỡnh i mi giỏo dc núi chung v i mi THPT, THCS núi riờng,
mc tiờu, ni dung giỏo dc ó c i mi, ỏp ng nhu cu mi ca nn kinh t xó
hi ang phỏt trin. Vic i mi phng phỏp dy hc c chỳ trng v xem nh mt

khõu t phỏ quan trng trong quỏ trỡnh i mi giỏo dc. i mi dy hc cn hỡnh
thc kim tra tng xng vi nú to ra ng lc thỳc y i mi phng phỏp dy
hc gúp phn nõng cao cht lng dy hc. ỏp ng nhng mc tiờu mi ca giỏo
dc, vic kim tra ỏnh giỏ cng phi i mi theo hng phỏt huy tớnh tớch cc ca hc
sinh nhm phỏt trin trớ thụng minh, sỏng to ca hc sinh, khuyn khớch vn dng linh
hot kin thc, k nng ó hc vo nhng tỡnh hung thc t, lm bc l nhng cm xỳc,
thỏi ca hc sinh trc nhng vn c t ra trong cuc sng phc tp hin nay.
Kim tra ỏnh giỏ (KTG) cú vai trũ ý ngha i vi c hc sinh v giỏo viờn vỡ qua
KTG s giỳp cho giỏo viờn b mụn, cỏc nh qun lý giỏo dc v bn thõn hc sinh cú
nhng thụng tin xỏc thc cú tỏc ng kp thi nhm iu chnh v b sung phng
phỏp trong quỏ trỡnh dy v hc. Khụng i mi kim tra ỏnh giỏ thỡ tt c tr nờn vụ
ngha.
Kim tra ỏnh giỏ kt qu hc tp ca hc sinh l mt mt xớch quan trng trong
quỏ trỡnh o to. Kim tra ỏnh giỏ cú h thng v thng xuyờn s cung cp kp thi
nhng thụng tin cn thit giỳp hc sinh t iu chnh hot ng hc, giỳp giỏo viờn cú
thụng tin phn hi iu chnh v hon thin quỏ trỡnh dy t ú nõng cao cht
lng dy hc ca nh trng ph thụng.
Do yờu cu c trng b mụn nờn kim tra, ỏnh giỏ trong mụn Ng vn nhm
mc ớch ỏnh giỏ hc sinh mt cỏch ton din v hai nng lc c hiu vn bn v to
lp vn bn, to iu kin cho HS phỏt trin ton din cỏc k nng nghe, núi, c, vit v
xỳc cm thm m. Nhng nng lc ny ó c c th húa trong chun chng trỡnh
mụn hc vi nhng yờu cu cn t trờn c ba mt kin thc, k nng v thỏi .
Trong ỏnh giỏ mụn Ng vn, cn lu ý mt s im sau:
Th nht: Vic i mi ỏnh giỏ kt qu hc tp mụn Ng vn trc ht cn phi
bỏm sỏt mc tiờu mụn hc, v chun kin thc, k nng cn ỏnh giỏ. Tuy nhiờn, cỏc
chun trong chng trỡnh cha phi l chun ỏnh giỏ vỡ chun ỏnh giỏ c hiu l
biu hin c th nhng yờu cu c bn, ti thiu ca mc tiờu giỏo dc m ngi hc
phi t c. Vỡ th trc khi ra quyt nh kim tra, cn hin thc hoỏ cỏc mc tiờu
v chun yờu cu cn t về kiến thức - kĩ năng t 3 mch ni dung Vn hc, Ting
Vit, Lm vn (chun chng trỡnh) và có khi là cả thái độ xác định cho mỗi nội dung

học tập của môn học thnh cỏc tiờu chớ ỏnh giỏ c th, cú th o m c, phự hp vi
nng lc hc tp Ng vn chung ca HS v cú th thc hin c trong thc t vi mt
khong thi gian nht nh. Vic xỏc nh chun ỏnh giỏ s l c s nh ra ni dung
v hỡnh thc kim tra trong mụn hc, cng l cn c cú th o mt cỏch chớnh xỏc cỏc
mc nhn thc v vn dng ca hc sinh.
6
Thứ hai: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS được căn cứ trên
những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn THCS, THPT. Đối
với bộ môn Ngữ văn ở trường THCS đánh giá học sinh ở 3 cấp độ Nhận biết, Thông
hiểu, Vận dụng. Cụ thể như sau:
+ Theo quan điểm tích hợp, bao gồm 3 xu thế: tích hợp nội dung kiến thức, kỹ
năng của ba mạch kiến thức Văn học, Tiếng Việt, Làm văn; tích hợp dạy kiến thức Ngữ
văn với rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; tích hợp kiến thức liên môn vào từng
bài học, có liên thông và lặp lại ở các bài học khác.
+ Chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
đặc biệt là qua 4 kỹ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư
tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt cho HS; quan tâm hơn đến việc hình
thành năng lực đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập, sản sinh văn
bản).
+ Chú trọng giảm kiến thức lý thuyết hàn lâm, tăng những kiến thức, kĩ năng có ý
nghĩa và ích dụng cho cuộc sống, dành thời gian cho những vấn đề có tính địa phương,
có tính toàn cầu, tăng thời lượng cho việc thực hành nói và viết tiếng Việt gắn với những
vấn đề của thực tiễn đời sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của HS
+ Theo tinh thần phát triển các năng lực thiết yếu ở người học như năng lực tự
học, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định - một chiến lược sư
phạm chú trọng tới việc tích cực hóa hoạt động học tập của người học và xuất phát từ
quyền lợi và mong muốn của người học sau khi kết thúc chương trình học tập môn Ngữ
văn.
Thứ ba: Mở rộng phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra trong đánh giá kết
quả học tập môn Ngữ văn của HS và coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến

thức, kĩ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
của HS - không có nghĩa là đề cao kỹ năng, coi nhẹ đánh giá thái độ và trình độ nhận
thức có tính khoa học. Ngay cả việc đánh giá năng lực cảm thụ của HS cũng không thể
chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra viết (tập làm văn) theo định kỳ mà không dựa trên kết
quả kiểm tra thường xuyên của cả 4 kỹ năng này. Kết hợp với sự thể hiện, bộc lộ các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết trong học tập các môn học khác và trong những hoạt động khác
ở lớp học, trong nhà trường, ngoài xã hội.
Với nguyên tắc này, các bài kiểm tra chỉ yêu cầu HS nhớ, tái hiện kiến thức được
(mức độ tư duy nhận biết) giảm thiểu, những câu hỏi bài tập thử thách tư duy sáng tạo
(mức độ tư duy thông hiểu), năng lực vận dụng linh hoạt các tri thức kĩ năng đã học để
giải quyết hợp lí những vấn đề đặt ra trong thực tiễn được tăng cường (mức độ tư duy
vận dụng). Mặt khác, mỗi bài kiểm tra có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau nhằm
phân hoá các đối tượng HS, giúp GV có được những thông tin đầy đủ về việc học tập
Ngữ văn của từng đối tượng HS trong lớp và từ đó có những quyết định sư phạm chính
xác, kịp thời giúp từng HS tiến bộ thực sự.
Thứ tư: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS luôn dựa trên
quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (với ý nghĩa học sinh tự giác, chủ
động, linh hoạt trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kỹ năng). Mỗi một đề kiểm tra đều
cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để
có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng về văn, tiếng Việt, làm văn vào
quá trình thực hiện bài kiểm tra. Đặc biệt chú trọng kiểm tra hoạt động nghĩ (tư duy),
7
làm (thực hành) của HS. Cụ thể là các hoạt động nghe hiểu, đọc hiểu, viết và nói; hoạt
động vận dụng kiến thức kỹ năng đã có để tự khẳng định mình qua các hoạt động giao
tiếp cụ thể.
Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS cần cố gắng thể hiện được
tinh thần đổi mới PPDH nhằm đánh giá và phát huy được tính tích cực chủ động của HS
khi tham gia vào quá trình học tập, khuyến khích HS biết cách tự đánh giá kết quả học
tập của mình, của bạn thông qua những chỉ số đánh giá mà GV cung cấp.
Thứ năm: Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài tự luận

truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan
trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn… Điều này được thể hiện qua việc nắm
vững các kĩ thuật đo lường, đánh giá và tăng cường số lần kiểm tra, kiểm tra bằng nhiều
hình thức khác nhau, coi kiểm tra như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập môn
học, công khai biểu điểm và định hướng đánh giá giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách
khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng
những kiến thức, kỹ năng của môn Ngữ văn.
Thứ sáu: Chú trọng tới tính phân hóa trong khi kiểm tra. Một đề kiểm tra phải
góp phần phân loại được HS theo mục tiêu và theo mặt bằng chất lượng chung. Căn cứ
trên yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra phải đảm bảo đánh giá được năng lực và thành tích học
tập thực sự của đa số HS. Đề kiểm tra phải giữ một tỉ lệ nhất định cho những câu hỏi dễ
(nhớ, thuộc lòng), trung bình, khó, sao cho điểm số có thể phản ánh trung thực nhất năng
lực học tập của mỗi HS.
I. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
1. QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá
trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ,
khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư
phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh,
để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ,
phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được
dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi
học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên
soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn
kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích
của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
8
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận
và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý
các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao
hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau
hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm
bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho
học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính
cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết,
thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số
điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần
đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến
thức, từng cấp độ nhận thức.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Cấp độ
Tên
chủ đề
(nội dung,chương…)
Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1 Chuẩn KT,
KNcần kiểm
tra (Ch)
(Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu

điểm= %
Chủ đề 2
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm
Số câu

điểm= %


Chủ đề n
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
9
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu

điểm= %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu

Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
10
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

Cấp độ
Tên
Chủ đề
(nội dung,
chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
TNKQ TL TNK
Q
TL TNK
Q
TL TNKQ TL
Chủ đề 1 Chuẩn
KT,
KNcầ
n kiểm
tra

(Ch)
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch
)
(Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số
câu
Số
điểm
Số câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điể

m
Số câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số câu

điểm=
%
Chủ đề 2
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch
)
(Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số
câu
Số
điểm
Số câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm

Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điể
m
Số câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số câu

điểm=
%


Chủ đề n
(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch
)
(Ch) (Ch)

Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số
câu
Số
điểm
Số câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điểm
Số
câu
Số
điể
m
Số câu
Số
điểm

Số
câu
Số
điểm
Số câu

điểm=
%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
11
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương );
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương
trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều
và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện được chọn
để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với
thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương )
đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng)
nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ
đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối
chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn
cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học
sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương
ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì
cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
12
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu

hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các
yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a) Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1. Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số
điểm tương ứng;
3. Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến
thức;
7. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của
học sinh;
8. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác
trong bài kiểm tra;
9. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11. Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có
phương án nào đúng”.
b) Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm
tương ứng;
3. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5. Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện
yêu cầu đó;
6. Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
13

7. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của
cán bộ ra đề đến học sinh;
9. Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu
chí cần đạt.
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm
của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập
luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ
không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần
đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
(Hướng tới xây dựng bản mô tả mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá)
Cách tính điểm
a) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng
được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
ax
10
m
X
X
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;

+ X
max
là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học
sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là:
10.32
8
40
=
điểm.
b) Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
14
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo
nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng
phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì
điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả
lời đúng sẽ được
3
0,25
12
=
điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi
phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn
thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
.
TN TL
TL

TN
X T
X
T
=
, trong đó
+ X
TN
là điểm của phần TNKQ;
+ X
TL
là điểm của phần TL;
+ T
TL
là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+ T
TN
là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
ax
10
m
X
X
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ X
max
là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho

TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là:
12.60
18
40
TL
X
= =
. Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm
thì qui về thang điểm 10 là:
10.27
9
30
=
điểm.
c) Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận
đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và
chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
15
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra,
gồm các bước sau:
1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có
thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra,
thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài
là phù hợp).

3. Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm
hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
4. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
Cấp độ tư duy Mô tả
Nhận biết Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và
có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Học sinh có thể nhớ lại được, nhận ra, tái hiện, chép thuộc lại các đơn
vị kiến thức đã học, ví dụ nhận ra biện pháp tu từ, các kiểu câu được
sử dụng trong trong văn bản. Trình bày vai trò của yếu tố miêu tả
trong văn bản tự sự.
Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi
được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Hiểu đặc điểm, giá trị nội dung của các đơn vị kiến thức đã học
Phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ
Phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ
của mỗi tác phẩm. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi chủ
của mỗi tác phẩm. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi chủ
đề, bài trong chương trình.
đề, bài trong chương trình.
Vận dụng ở
cấp độ thấp
Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái
niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn
giống như tình huống đã gặp trên lớp.
Ví dụ: Có khả năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh
hội và văn bản.
16
Vận dụng ở

cấp độ cao
Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một
vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải
nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến
thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự
như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ví dụ: Vận dụng phương pháp đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình
Ví dụ: Vận dụng phương pháp đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình
hiện đại theo đặc trưng thể loại.
hiện đại theo đặc trưng thể loại.
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại,
kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để


viết bài
viết bài
nghị luận.
nghị luận.
17
PHẦN THỨ BA
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng Ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho
việc dạy và học của các thày cô giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập
của học sinh. Trong khuôn khổ phần viết này chúng tôi nêu một số vấn đề về Xây dựng
Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.
Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet là nhằm
cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc
xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho
các loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện

tập và ôn tập. Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự
kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học; các đối tượng khác như phụ
huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo.
Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ
động xây dựng trong website của mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và
học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT,
Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề
kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách
tạo file của mỗi đơn vị.
Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT
đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng
dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.
Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu
quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi ). Ngoài các câu hỏi đóng
(chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để
đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.
2. Về số lượng câu hỏi
Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương
ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối
chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu
hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.
Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ
môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và
câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục
tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng
cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.

18
Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối
quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo
khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.
Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT,
KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT.
Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
3. Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do
Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một
môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở
Phần thứ nhất (trang ).
Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.
Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
4. Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về
font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ

thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và
các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo
khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng
chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh
giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một
hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.
19
Ví dụ minh họa:
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ SỐ CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG
Phân môn tiếng Việt, phần Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

Mức độ


Chủ đề Nội dung kiểm tra
(theo Chuẩn KT, KN)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Cộng
TN TL TN TL TN TL TN TL
Ngôn ngữ dạng nói
và ngôn ngữ dạng
viết
KT: Đặc điểm ngôn ngữ dạng nói và ngôn
ngữ dạng viết
2 2 5 5 5 10
KN: vận dụng ngôn ngữ dạng nói và ngôn

ngữ dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội
văn bản
3 9 8 14
Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt
KT: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt
2 2 5 5 5 10
KN: vận dụng phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn
bản
3 9 8 14
Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
KT: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
2 2 5 5 5 10
KN: vận dụng Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật vào việc tạo lập và lĩnh hội
văn bản nghệ thuật
6 9 8 20
Cộng
6 6 15 15 12 42 24
20
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức
đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử
nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào

thư viện câu hỏi.
- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính
- Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi
- Cách thức xây dựng đề kiểm tra
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi
6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi
Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với
chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến
thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương
trình giáo dục phổ thông.
Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình
đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục
phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho
bản thân.
Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương
trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự
đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định
trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học
tập và định hướng việc học tập cho các em.
21
22

×