Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.24 KB, 5 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9-
Bài 31
Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
1. Quốc huy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Quốc Huy của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
-Nội dung
Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trong cả nước. Hơn
23 triệu cử tri đi bầu cử (chiếm 98,8% số cử tri cả nước) từ ngày 24/6 đến ngày
2/7/1976, quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc Huy,
Quốc Kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca…
Hình trong sách giáo khoa là Quốc Huy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
lấy Quốc kỳ (nền đỏ, ngôi sao 5 cánh màu vàng) làm nội dung chính. Ngôi sao vàng
trên nền đỏ thắm tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc ta, là tiền đồ sáng lạng
của đất nước, là hình ảnh tươi thắm nhất và tiêu biểu nhất cho dân tộc ta và cũng như
chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Còn khung ngoài cùng là hình bông
lúa viền quanh, ôm lấy nền đỏ, sao vàng, ở phía dưới là hình bánh xe răng cưa. Biểu
tượng bông lúa và bánh xe răng cưa là tượng trưng cho nền nông nghiệp và công
nghiệp của nước ta,ở dưới là một băng vải đỏ có đề chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM . Toàn bộ hình tròn chứa đựng những nội dung như đã nêu được
đặt trên một giá đỡ là hình quyền sách mở ra, tượng trưng cho nền học vấn và trí tuệ
của dân tộc ta.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
-Hãy cho biết từng chi tiết được thể hiện trên quốc huy?
-Sau khi HS trả lời GV nhận xét và chốt ý như nội dung trên.
2. “Đoàn tàu thống nhất”


Sau ngày Tổ quốc được thống nhất, để đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các miền cũng
như phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của cả nước ngành giao thông
vận tải đã gấp rút khôi phục và xây dựng được 1.700km đường sắt, 3.800 km đường bộ,
30.000m cầu, 4000m bến cảng và bổ sung nhiều phương tiện vận tải. Trong đó, thành
tựu nổi bật nhất là tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh,
sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.
Chiếc đầu máy xe lửa “tự lực” và đoàn tàu đã đứng sẵn ở vị trí xuất phát.
Trong sân ga Hà Nội, hàng nghìn người dự lễ khánh thành tuyến đường sắt thống nhất
Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh. Người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất, tay cầm
những bó hoa tươi thắm nhất. Quang cảnh sân ga rạng rỡ hẳn lên với màu đỏ của biết
bao nhiêu cờ. Cờ cắm ở những cửa sổ nhà ga, cờ nhỏ trong tay các học sinh, cờ và
băng khẩu hiệu căng hai bên thành các toa tàu.
Bỗng tiếng quân nhạc nổi lên, mọi người đứng nghiêng, ngước nhìn lá cờ tổ quốc treo ở
gian chính của nhà ga. Đúng 15 giờ 30 phút ngày 30/12/1976, lễ cắt băng khánh thành
tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành. Tiếng
pháo nổ ran, xác pháo hồng tung lên, khói pháo như xua đi không khí lạnh của những
ngày cuối năm.
Lẵng hoa của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được trao cho những người đại diện cán bộ,
chiến sĩ, công nhân làm con đường sắt thống nhất. Ai nấy lắng nghe thư của bác Tôn
trong đó có đoạn: “Hoàn thành tuyến đường sắt quan trọng này, chúng ta có thêm một
đường vận tải phục vụ đắc lực cho nền kinh tế quốc dân, cho sự đi lại của nhân dân cả
nước”.
Còi tàu thét vang một hồi dài báo hiệu tàu sắp chuyển bánh. Cả sân ga chuyển động
trong một cuộc tiễn đưa đặc biệt. Người ta nắm tay nhau, trao cho nhau những bó hoa,
họ vẫy tay nhau lưu luyến.
Đoàn tàu chuyển bánh nhích dần lên phía trước, rồi như một con tuấn mã chạy nhanh
về phương Nam, nối liền hai miền ruột thịt của đất nước”.
Sau khi miêu tả, giáo viên có thể nêu một vài câu hỏi để học sinh thảo luận: “Tuyến
đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh được khôi phục và hoạt động trở lại đã
đem lại những mục đích gì? nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân cả nước và sự

nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế quốc dân?”.
-Hướng dẫn sử dụng:
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Trình bày nội dung bức tranh
Tuyến đường sắt Bắc –Nam được khôi phục có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
3. THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Lược đồ hành chánh nước Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền
một dải. Tuy nhiên, trên thực tế đã tồn tại hai chính phủ: Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà và Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Từ ngày
15/11 đến ngày 21/11/1975, tại Sài Gòn – Gia Định đã diễn ra Hội nghị hiệp thương
chính trị bàn về thống nhất Việt Nam về mặt nhà nước, Hội nghị hiệp thương chính trị
đã quyết định Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
-Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất
đã được tiến hành trong cả nước.
- Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà
Nội, thảo luận và thông qua báo cáo chính trị và các nghị quyết quan trọng.
1. Tên nước, quốc kì, quốc huy, thủ đô, quốc ca của nước Việt Nam thống nhất.
+ Tên nước: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc kì nước: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: nền đỏ, ở giữa có ngôi sao
vàng năm cánh.
+ Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có
ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và
dòn chữ “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ Thủ đô: Hà Nội
+ Quốc ca: Bài Tiến quân ca


2. Khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tồng tuyển cử ngày 25/4/1976 là quốc hội khoá
VI.
3. Thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc
hội đã bầu Chủ tịch nước là ông Tôn Đức Thắng.
(Theo: Thông tấn xã Việt Nam, Chính phủ Việt Nam 1945-2000. Sdd)
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp

×