Khoá luận tốt nghiệp 1
ĐỀ TÀI:
Những điểm mới về ngôn ngữ
của lược đồ trong sách giáo khoa
địa lý 12
Photo hảo hảo
60 trần văn ơn, tdm bình dương
06503 834 809
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 2
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Giới hạn nghiên cứu 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
B. PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu ngôn ngữ bản đồ
giáo khoa 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái niệm bản đồ giáo khoa địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm bản đồ giáo khoa địa lý 4
1.1.3. Vai trò của bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý 8
1.1.4. Phân loại bản đồ giáo khoa địa lý 11
1.1.5. Ngôn ngữ bản đồ giáo khoa địa lý 14
1.2. Hiện trạng hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 20
1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa địa lý có sự thay đổi 20
1.2.2. Hệ thống ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
có mối liên hệ chặt chẽ với bản đồ trong attlat xuất bản trong những năm gần đây
20
Chương 2: Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa
lý 12 phân ban so với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách cũ 22
2.1. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 22
2.1.1 Số lượng, phân loại lược đồ 22
2.1.2. Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12
cải cách 22
2.1.3. Hệ thống các phương pháp biểu hiện ở lược đồ 25
2.1.4. Nhận xét chung hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược
đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 27
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 3
2.2. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 29
2.2.1 Số lượng, phân loại lược đồ 29
2.2.2. Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ 30
2.2.3. Hệ thống các phương pháp biểu hiện lược đồ 33
2.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong
lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 35
2.2.4.1.Đặc điểm hệ thống kí hiệu 35
2.2.4.2 Đặc điểm phương pháp thể hiện 36
2.3. So sánh hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của sách giáo khoa địa
lý 12 cải cách và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 37
2.3.1. Giống nhau 37
2.3.2. Khác nhau 38
2.3.2.1. Hệ thống kí hiệu 38
2.3.2.2. Hệ thống phương pháp biểu hiện 46
2.4. Những xu hướng biến đổi trong ngôn ngữ bản đồ ở sách giáo khoa địa lý 12
phân ban 52
2.4.1. Hệ thống kí hiệu 52
2.4.2. Phương pháp biểu hiện 53
2.5. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược
đồ trong sách giáo khoa địa lý 54
2.5.1. Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 54
2.5.2. Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 54
2.6 Những điểm cần chú ý khi sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa địa lý. 55
2.6.1. Những khó khăn khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa địa lý 55
2.6.2. Những thuận lợi khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa địa lý 55
2.6.3. So sánh lược đồ trong sách giáo khoa với attlat địa lý 56
C.PHẦN KẾT LUẬN 57
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 60
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 4
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của khoa học địa lý” và bản đồ giáo khoa là cuốn
sách giáo khoa địa lý thứ hai. Điều đó nói lên rằng: bản đồ nói chung và lược đồ trong
sách giáo khoa nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học môn địa
lý. Nó vừa là phương tiện minh hoạ kiến thức cho bài học, đồng thời nó cũng chính là
nguồn tri thức.
Bản đồ đưa vào sách giáo khoa dưới dạng lược đồ giúp giáo viên giảng dạy tốt
hơn. Giáo viên sẽ sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa minh hoạ cho bài giảng của
mình, qua đó giúp học sinh hiểu sâu nắm vững kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện
cho học sinh kỹ năng bản đồ. Bên cạnh đó lược đồ trong sách giáo khoa cũng là nguồn
tri thức bổ ích cho giáo viên và học sinh mà kênh chữ không trình bày hết được.
Để sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa một cách hiệu quả đòi hỏi người giáo
viên phải có vốn kiến thức bản đồ vững chắc, có như vậy việc khai thác kiến thức lược
đồ mới có thể diễn ra nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Các lược đồ trong sách giáo
khoa chứa đựng kiến thức địa lý cũng như kiến thức bản đồ phong phú, đa dạng phục
vụ cho việc dạy và học địa lý.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang rất được quan tâm, cùng với nó
là việc sửa chữa, bổ sung và viết lại các tài liệu học tập. Sách giáo khoa địa lý 12 phân
ban mới được xuất bản năm 2008 là một tài liệu mới đối với cả giáo viên và học sinh.
Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa cũng được thay đổi nhiều, vì vậy nghiên cứu
để có thể hiểu rõ và sử dụng tốt nhất, có hiệu quả trong việc giảng dạy và học tập môn
địa lý là công việc cần thiết.
Là một giáo viên địa lý trong tương lai, nhận thấy việc nghiên cứu lược đồ trong
sách giáo khoa là rất thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Chính vì vậy
tôi quyết định chọn đề tài:”Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo
khoa địa lý 12 ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
- Nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp hiểu hiện ở các lược đồ trong
sách giáo khoa địa lý 12 cải cách cũ và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
- So sánh tìm ra những điểm đổi mới thể hiện xu hướng biến đổi trong lĩnh vực
ngôn ngữ bản đồ giáo khoa ở nước ta.
Nhiệm vụ
-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống ngôn ngữ bản đồ giáo khoa
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 5
- Nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách
giáo khoa địa lý 12 phân ban và sách giáo khoa địa lý 12 cải cách .
- So sánh hệ thống ký hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách
giáo khoa địa lý 12 phân ban và sách giáo khoa địa lý 12 cải cách để thấy được điểm
mới và xu hướng biến đổi của ngôn ngữ bản đồ giáo khoa.
3. Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
và sách giáo khoa 12 cải cách.
- Hệ thống phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12
phân ban xuất bản năm 2008 và sách giáo khoa 12 cải cách
- Các vấn đề khác của ngôn ngữ bản đồ giáo khoa không nghiên cứu trong đề tài
này.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Lược đồ trong sách giáo khoa cũng là một bộ phận của bản đồ giáo khoa nhưng
có rất ít tài liệu có nghiên cứu tới bản đồ giáo khoa. Các giáo trình về bản đồ giáo
khoa như:
-Ngô Đại Tam:”Bản đồ học” (NXB Giáo dục, 1983)
-Lê Huỳnh: “Bản đồ học” ( NXB Giáo dục, 1994)
-Lê Huỳnh- Lê Ngọc Nam: “Bản đồ chuyên đề” (NXB Giáo dục, 2003)
-Lê Văn Tin: “Bài giảng chuyên đề bản đồ giáo khoa địa lý” (Huế, 2002)
Chỉ đề cập tới lược đồ trong sách giáo khoa ở mức độ rất khái quát, chưa có tác
giả nào đi sâu vào nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ
trong sách giáo khoa
Một số khoá luận của sinh viên có nghiên cứu về hệ thống kí hiệu và phương
pháp biểu hiện của bản đồ như:
- Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Hằng Nga: “Những điểm mới về nội dung
và phương pháp biểu hiện bản đồ của atlat địa lý Việt Nam xuất bản năm 2004 so với
atlat địa lý Việt Nam xuất bản năm 2001” ( Huế, 2001-2005)
Tuy tác giả có đi sâu vào nghiên cứu phương pháp biểu hiện bản đồ nhưng chỉ
nghiên cứu các phương pháp biểu hiện của các bản đồ trong atlat. Tác giả cũng chưa
đi sâu nghiên cứu về hệ thống kí hiệu sử dụng trong bản đồ.
Mặt khác, sách giáo khoa địa lý 12 phân ban vừa xuất bản năm 2008 nên chưa
có tài liệu nào nghiên cứu sâu về cuốn sách này.
Do vậy đây là một đề tài mới, không chỉ nghiên cứu lược đồ trong sách giáo
khoa 12 phân ban mà còn có sự so sánh với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách về hệ
thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện.
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 6
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ những tài liệu thu thập được vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để
phân tích các tài liệu, các lí luận về bản đồ học và bản đồ giáo khoa nhằm phục vụ cho
phần cơ sở lí luận. Đồng thời tiến hành phân tích lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
12 cải cách và sách giáo khoa địa lí 12 phân ban.
Sau khi đã phân tích cụ thể từng vấn đề, tổng hợp lại để tìm ra những đặc điểm
về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
Phương pháp bản đồ
Sử dụng phương pháp này để khai thác các nội dung cần nghiên cứu trong hệ
thống lược đồ sách giáo khoa địa lý 12
Phương pháp thống kê so sánh
Sau khi khai thác các nội dung nghiên cứu trong hệ thống lược đồ của sách giáo
khoa địa lý 12 cải cách và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban, vận dụng phương pháp
này để thống kê các nội dung nghiên cứu và so sánh để tìm ra điểm mới về hệ thống kí
hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban so
với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 7
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm bản đồ giáo khoa địa lý
Bản đồ giáo khoa địa lý là mô hình không gian của các hiện tượng, các đối
tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, được thể hiện một cách khái quát thông qua hệ thống
kí hiệu đặc thù và dựa trên những cơ sở toán học nhất định, chúng được xây dựng
nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập địa lý trong các trường học theo những
chương trình nhất định và phù hợp với các yêu cầu giáo dục (theo TS. Lê Văn Tin -
chuyên đề “ Bản đồ giáo khoa địa lý”)
1.1.2. Đặc điểm bản đồ giáo khoa địa lý
1.1.2.1 Tính khoa học
Bản đồ địa lý dùng trong nhà trường khác với những bản đồ địa lý, bản đồ tra
cứu ở chỗ: “Trọng tải của bản đồ không lớn và có nội dung phù hợp với chương trình
giảng dạy của từng cấp, từng lớp, từng bài học. Do đó bản đồ là một tư liệu khoa học
độc lập trong nhà trường, được xác định và sử dụng như một cuốn sách giáo khoa thứ
hai. Để đáp ứng yêu cầu đó, bản đồ phải có tính khoa học.
-Trước tiên, tính khoa học của bản đồ giáo khoa địa lý được phản ánh qua nội
dung bản đồ. Nội dung thông tin trên bản đồ phải được thể hiện dưới ánh sáng các
quan điểm khoa học của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Các đối tượng địa lý tự nhiên
cũng như kinh tế xã hội tồn tại khách quan trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, vận
động và biến đổi không ngừng bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong lòng các đối
tượng đó.
-Địa lý học là một khoa học. Bản đồ giáo khoa địa lý chuyển tải những thông
tin về không gian của khoa học địa lý nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ
môn này nên nội dung bản đồ giáo khoa phải có tính khoa học.
-Tính khoa học của bản đồ thể hiện ở tính chính xác của cơ sở toán học. Các
biện pháp toán học đã giúp thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước, khoảng cách các đối
tượng lên bản đồ một cách chính xác tương ứng với thực địa.
-Tính khoa học của bản đồ còn được xác định bằng lượng thông tin thích hợp
trên mỗi bản đồ. Nhìn chung lượng thông tin trên bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng
càng cao, nhưng tuỳ loại hình, nội dung và tỉ lệ bản đồ lượng thông tin đó cũng cần có
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 8
giới hạn. Vượt qua giới hạn này kí hiệu sẽ dày đặc và chồng chéo nhau, thông tin có
thể rối loạn, sử dụng bản đồ khó khăn và do đó tính khoa học cũng giảm.
-Các kí hiệu bản đồ được sử dụng hợp lý và có quy tắc để thể hiện các tính chất
của đối tượng địa lý và mối quan hệ không gian giữa chúng. Các phương pháp biểu
hiện được sử dụng phù hợp với đặc trưng của các đối tượng và mục đích, tỉ lệ bản đồ
thể hiện nội dung bản đồ dịa lý.
- Biểu hiện ở tính trừu tượng của bản đồ: Bất kì bản đồ nào, đặc biệt là bản đồ tỉ
lệ nhỏ khi biên vẽ đều trải qua một quá trình trừu tượng hoá. Đó là kết quả của sự lựa
chọn có mục đích rõ rệt, sự loại bỏ cái thứ yếu, ít quan trọng, không cơ bản, đặc biệt
chú ý đến những đặc điểm chính, sự cường điệu hoá cao các đối tượng có ý nghĩa
quan trọng đối với địa phương. Tất cả những quá trình riêng biệt và những hiện tượng
trong thực tế nhiều khi không biểu hiện được đầy đủ lên bản đồ mà có chọn lọc. Tuỳ
vào chủ đề, mục đích mà lựa chọn những nội dung biểu hiện, loại bỏ các bộ phận thứ
yếu, riêng lẻ, ít quan trọng.
- Biểu hiện ở tính bao quát của bản đồ: Bản đồ là sự thu nhỏ hình dạng đối
tượng vì thế nó cho phép người đọc bao quát được một không gian bao la của bất kì
một lãnh thổ nào, từ một vùng, một quốc gia, một châu lục đến toàn cầu nhờ tỷ lệ thu
nhỏ sự biểu hiện.
- Biểu hiện ở tính đồng dạng hình học: Hình dạng và kích thước của các đối
tượng được thể hiện theo một tỷ lệ và lưới chiếu cho trước.
- Tính logic của bản đồ: Bản đồ nào cũng kèm theo bản chú giải. Nó là chìa
khoá cho mọi bản đồ và là cơ sở logic của mọi bản đồ. Bản chú giải của bản đồ không
chỉ giải thích kí hiệu mà nó còn là đơn vị phân loại (Địa hình, khoáng sản, công
nghiệp, nông nghiệp ), phân cấp bậc (Bậc độ cao và độ sâu, mật độ dân số, tổng giá
trị sản lượng công nghiệp), là cơ sở đo tính (Thước tỉ lệ, thước đo độ dốc ), giúp
người đọc bản đồ hiểu mô hình bản đồ với các đặc trưng chất lượng, số lượng và các
cấu trúc, các mối tương quan không gian và mọi biến đổi theo thời gian.
1.1.2.2. Tính trực quan
Tính trực quan của bản đồ địa lý là mức độ dễ nhận biết nội dung bản đồ thông
qua hệ thống kí hiệu. Tốc độ nhận biết nội dung bản đồ càng nhanh, tính trực quan
càng cao và ngược lại.
Tính trực quan của bản đồ rất được coi trọng. Ngay từ khi mới xuất hiện thì tính
chất chủ yếu của bản đồ là tính trực quan. Ngày nay, do khoa học kĩ thuật ngày càng
phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin của con người ngày càng cao, lượng thông tin về
đối tượng địa lý trên bản đồ ngày càng phong phú, đa dạng và chi tiết buộc nhà bản đồ
học phải sử dụng nhiều kí hiệu có tính quy ước và có kích thước nhỏ nên tính trực
quan của bản đồ phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên đối tượng lĩnh hội thông tin địa lý
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 9
thông qua bản đồ giáo khoa là học sinh, khả năng tư duy trừu tượng cũng như các thao
tác tư duy của các em còn hạn chế nên bản đồ giáo khoa địa lý cần có tính trực quan
cao.
Mặt khác thời gian học tập trên lớp ít, học sinh cần nhanh chóng đọc được nội
dung bản đồ, khai thác được các kiến thức trong bản đồ phục vụ bài học. Vì vậy để
học sinh dễ dàng sử dụng bản đồ thì bản đồ giáo khoa cần có tính trực quan cao.
Biểu hiện của tính trực quan trên bản đồ giáo khoa trước hết là những kí hiệu
tượng hình và tượng trưng (Giống ngoại hình đối tượng hoặc giống một bộ phận đặc
trưng của đối tượng). Màu sắc của đối tượng trên bản đồ gần với màu sắc thực tế của
đối tượng như biển, sông, hồ màu xanh lơ, rừng màu xanh lục,đất màu vàng, núi càng
cao thì màu đỏ, màu nâu càng sẫm, biển càng sâu thì càng xanh đậm Nhờ vậy, học
sinh nhận biết nhanh đối tượng khi đã được rèn luyện kĩ năng bản đồ.
Các kí kiệu trên bản đồ, đặc biệt là trên bản đồ treo tường phần lớn được phóng
to, phi tỉ lệ bản đồ nên dễ thấy, dễ đọc, ngay cả đối với các học sinh ngồi cuối lớp.
Những phương pháp biểu hiện trên bản đồ giáo khoa địa lý là những phương
pháp dễ hiểu, dễ đọc.
Tính trực quan trên bản đồ giáo khoa địa lý là cần thiết. Tuy nhiên, phải căn cứ
vào đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh để thiết kế bản đồ có mức độ trực quan phù
hợp vì nếu bạn lạm dụng tính trực quan thì tạo cho học sinh thói quen lười suy nghĩ, tư
duy máy móc
Ngoài ra, để đảm bảo tính trực quan thì phải giảm lượng thông tin đưa lên bản
đồ. Như vậy tính trực quan mâu thuẫn với tính khoa học, thể hiện:
- Để đảm bảo tính trực quan thì phải sử dụng kí hiệu phi tỉ lệ nên kích thước và
vị trí của đối tượng sẽ có độ chính xác thấp.
- Các kí hiệu trực quan chiếm một diện tích lớn trên bản đồ nên số lượng các
đối tượng được thể hiện sẽ giảm đi đáng kể, bản đồ sẽ trở nên đơn giản, giá trị sử dụng
không cao, phạm vi sử dụng không rộng.
- Tính trực quan đòi hỏi kí hiệu phải đơn giản và dễ hiểu, các đối tượng địa lý
được thể hiện trên bản đồ giáo khoa với mức độ khái quát hoá cao nên nhiều đặc tính
của các đối tượng đó bị tước bỏ, không thể hiện.
1.1.2.3. Tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ của bản đồ giáo khoa địa lý nhằm mục đích thu hút sự chú ý của
học sinh khi sử dụng bản đồ. Ngoài ra, còn gián tiếp giáo dục nhận thức và quan niệm
thẩm mỹ cho học sinh.
Tính thẩm mỹ của bản đồ giáo khoa địa lý thể hiện ở bố cục bản đồ, màu sắc và
ở việc sử dụng các loại kí hiệu. Tính thẩm mỹ của bản đồ cao khi bố cục bản đồ hợp lý
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 10
(Sự sắp xếp các nội dung bản đồ khoa học, logic), màu sắc hài hoà và việc sử dụng các
kí hiệu như kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu hình học, chữ viết phù hợp, rõ ràng.
1.1.2.4. Tính sư phạm
Bản đồ giáo khoa địa lý là bản đồ sử dụng trong nhà trường phục vụ việc dạy và
học của giáo viên và học sinh nên tính sư phạm là tính chất tất yếu của bản đồ giáo
khoa.
- Đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình và sách giáo khoa.
Về nội dung kiến thức: Chương trình và sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy bắt
buộc đối với giáo viên. Khi xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa phải bám sát nội
dung chương trình vì các đối tượng địa lý rất phong phú và đa dạng, bản thân từng đối
tượng có nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau, một số đặc điểm của đối tượng địa lý lại
có sự biến động thường xuyên theo thời gian, giải thích các hiện tượng địa lý cũng cần
nhiều quan điểm khác nhau nên nếu không có sự thống nhất giữa nội dung sách giáo
khoa và bản đồ giáo khoa thì giáo viên không thể sử dụng bản đồ để hướng dần học
sinh khai thác tri thức, thậm chí không sử dụng bản đồ để minh hoạ cho sách giáo
khoa. Bản đồ quá tải về mặt dung lượng không làm nổi bật rõ các đối tượng chính để
học sinh tập trung chú ý rút ra kiến thức cơ bản của bài học, hoặc không thống nhất về
nguồn tư liệu dẫn đến sai lệch về kiến thức.
Về ngôn ngữ thể hiện bản đồ cũng cần có sự phù hợp với sách giáo khoa. Sách
giáo khoa, nội dung chương trình có cung cấp đầy đủ lý thuyết bản đồ học và các
phương pháp biểu hiện bản đồ thì học sinh mới đọc và hiểu được bản đồ. Trái lại, nếu
thể hiện bản đồ bằng các phương pháp lạ và khó thì học sinh không thể sử dụng được
bản đồ.
- Bản đồ giáo khoa có sự phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Để có thể phục vụ sát đối tượng, trước tiên phải xem xét tình trạng thể lực của
học sinh mà quan trọng nhất là tầm vóc và thị lực. Thể lực của học sinh Việt Nam kém
hơn trẻ em Âu-Mỹ nên không thể áp dụng một cách máy móc những quy ước, kinh
nghiệm của nước ngoài mà phải xây dựng bản đồ có tỉ lệ, khuôn khổ, kích thước, kí
hiệu, màu sắc cho phù hợp với chiều cao, tư duy, thị lực của các em. Kích thước của
atlat cũng tính toán sao cho phù hợp với tầm tay của học sinh để vừa dễ dàng khi lật
trang sách mà cũng thuận tiện để mang đi về trong cặp sách.
Khả năng tư duy và sở thích thẩm mỹ của mỗi lứa tuổi cũng khác nhau. Đối với
học sinh nhỏ tuổi thì khả năng tư duy trừu tượng yếu, bản đồ cần phải tăng tính trực
quan và có tính thẩm mỹ cao.
- Bản đồ giáo khoa cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và
thực tế địa phương.
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 11
Điều kiện dạy học của nhà trường và thực tế địa phương thường ít được chú ý
khi xây dựng bản đồ giáo khoa địa lý và tác động của các yếu tố này đến nội dung và
hình thức bản đồ là không đáng kể.
Kích thước phòng học và ánh sáng trong phòng chi phối khả năng quan sát bản
đồ của học sinh. Vì vậy, về hình thức bản đồ, chúng phải được trình bày thật tươi
sáng, màu sắc của các đối tượng khác nhau phải phân biệt rõ ràng.
Học sinh một số địa phương do hạn chế thông tin nên khó có thể hình dung
được một số khái niệm như biển đối với học sinh miền núi, băng tuyết đối với học sinh
vùng nhiệt đới nên cần thiết phải tận dụng diện tích bản đồ để thể hiện tranh ảnh
minh hoạ thêm.
- Bản đồ giáo khoa chứa đựng những dự định về phương pháp dạy học.
Chức năng đầu tiên của bản đồ giáo khoa địa lý là minh hoạ cho nội dung của
sách giáo khoa, những nội dung được chọn minh hoạ (được biểu hiện lên bản đồ), đã
thể hiện sự chuẩn bị của người biên tập cho quá trình lên lớp của người dạy.
Một số kiểu loại bản đồ giáo khoa có tính đặc thù cao như bản đồ khung, bản đồ
câm được xây dựng cho một trình tự, một phương pháp dạy học cụ thể.
- Bản đồ giáo khoa có mối liên hệ mật thiết với kênh chữ trong sách giáo khoa.
Các bản đồ được xây dựng nhằm phục vụ cho một chương, một bài học, thậm chí là
một phần trong sách giáo khoa. Giáo viên sử dụng bản đồ minh hoạ cho kiến thức
kênh chữ đã trình bày, đồng thời giúp học sinh khai thác kiến thức mới mà kênh chữ
không trình bày hết được.
1.1.3. Vai trò của bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý
1.1.3.1. Minh họa kiến thức trong sách giáo khoa
Bản đồ là một phương tiện trực quan tốt vì vậy để mô tả hình thể và vị trí lãnh
thổ cách tốt nhất là dùng bản đồ.
Đặc điểm tri thức địa lý là mang yếu tố không gian lãnh thổ (phân bố, mối quan
hệ không gian ), yếu tố này không cụ thể và chi tiết trong kênh chữ của sách giáo
khoa.
Bản đồ là mô hình không gian của các sự vật hiện tượng địa lý, trực quan hoá
các đặc tính của đối tượng kể cả các mối quan hệ. Vì vậy bản đồ minh hoạ nội dung
mà kênh chữ đã trình bày.
1.1.3.2. Là một nguồn tri thức đặc biệt có khả năng bổ sung nội dung kiến
thức sách giáo khoa
Bản đồ chứa đựng nhiều tri thức mà sách giáo khoa không thể hiện hết. Mặt
khác bản đồ có cách thể hiện thông tin tri thức đặc thù và có hiệu quả cao trong việc
truyền đạt thông tin nhất là thông tin không gian. Vì vậy, nếu nói bản đồ là ngôn ngữ
thứ hai của khoa học địa lý thì cũng có thể nói bản đồ giáo khoa là cuốn sách giáo
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 12
khoa thứ hai. Nếu chúng được khai thác tốt học sinh sẽ thu nhận một lượng kiến thức
địa lý phục vụ bài học một cách tích cực và lí thú.
1.1.3.3. Góp phần truyền thụ hiến thức bản đồ học và rèn luyện kỹ năng sử
dụng bản đồ cho học sinh
Hiểu biết về bản đồ và sử dụng tốt bản đồ đã trở thành nhu cầu bức bách của
mọi người và của nhiều ngành trong xã hội từ quản lý nhà nước, quân sự, quản lý khai
thác kinh tế cho đến du lịch, theo dõi thời tiết Tuy vậy chương trình địa lý phổ thông
quy định rất ít giờ cho bản đồ học, thậm chí trong chương trình trước đây hoàn toàn
không có giờ nào. Cho nên thông qua việc sử dụng bản đồ trong giờ lên lớp là con
đường cơ bản để giáo viên bồi dưỡng cho học sinh kiến thức bản đồ học và kỹ năng
sử dụng bản đồ.
Hiện nay việc bồi dưỡng kiến thức bản đồ và rèn luyện kĩ năng bản đồ đang
được tăng cường trong chương trình học địa lý phổ thông.
1.1.3.4. Góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh trong quá trình
nhận thức thực tế khách quan
Theo GS.Ngô Đại Tam (Bản đồ học-NXB GD, 1984), quá trình nhận thức thực
tế thông qua bản đồ diễn ra như sau:
Sơ đồ phương pháp bản đồ nhận thức thực tế
B: Mô hình kí hiệu hình tượng (bản đồ) tức là cái mà nhà bản đồ xây dựng được
qua việc tổng quát hoá trong nghiên cứu bản đồ
1: Quan trắc thực tế khách quan
2: Xử lý thông tin
Phạm Thị Hương - Địa 4A
O
1
O
2
T
1
T
2
B
O: Thực tế khách quan (hiện
tượng, đối tượng )
O
1
: Phần thực tế lập bản đồ -
mô hình hoá thực tế
O
2
: Phần thực tế nhận thức
được qua nghiên cứu bản đồ
T
1
: Thông tin người lập bản
đồ nhận được
T
2
: Thông tin người dùng
bản đồ nhận thức được
Khoá luận tốt nghiệp 13
3:Nghiên cứu bản đồ
4: Hình thành biểu tượng về thực tế khách quan
Theo sơ đồ phương pháp bản đồ nhận thức thực tế chung như trên thì trong quá
trình sử dụng bản đồ phục vụ dạy học, B chính là bản đồ giáo khoa và học sinh tham
gia vào giai đoạn 3 và 4.
Xét về mục tiêu dạy học O
2
nằm trong O
1
nhưng với những trường hợp cá biệt
học sinh giỏi, hay tìm tòi nghiên cứu thì O
2
có những điểm nằm ngoài và lớn hơn O
1
.
Vì vậy việc sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý đã góp phần rèn luyện
các thao tác tư duy cho các em trong quá trình nhận thức thực tế khách quan.
1.1.3.5. Góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
Định hướng nhận thức thẩm mỹ và bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho thế hệ trẻ
là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông mà mỗi giáo viên, trong đó có
giáo viên địa lý phải có trách nhiệm thực hiện thông qua quá trình giảng dạy của mình.
Trong lịch sử ngành bản đồ học, bản đồ đã từng được xem là một sản phẩm có
tính thẩm mỹ cao với quan niệm: “Bản đồ học là khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật và kinh
nghiệm trong lĩnh vực thành lập và sử dụng bản đồ”
Bản đồ hiện tại vẫn còn nhiều yếu tố mang tính thẩm mỹ cao như bố cục cân
đối cả về hình khối lẫn bố cục màu. Kết cấu khung bản đồ trong đa số trường hợp vẫn
có khung ngoài là khung trang trang trí: Các kí hiệu nghệ thuật được sử dụng với tần
suất tương đối cao thông qua các phương pháp biểu hiện trên bản đồ giáo khoa. Ngoài
ra, các yếu tố phụ trợ như biểu đồ, ảnh chụp, tranh vẽ đều được thể hiện với yêu cầu
thẩm mỹ đạt đến một mức độ cần thiết.
Chính vì vậy, việc tiếp xúc, đọc, khai thác bản đồ và tham gia vào quá trình thể
hiện bản đồ có tác dụng tích cực trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực thẩm
mỹ cho học sinh.
Nói tóm lại, sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý nhằm giúp giáo
viên và học sinh ngoài việc thực hiện tốt quá trình truyền đạt- lĩnh hội tri thức địa lý,
còn nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về bản đồ học, rèn luyện, phát
triển tư duy và góp phần vào quá trình giáo dục thẩm mỹ cho các em.
1.1.4. Phân loại bản đồ giáo khoa địa lý
Dựa vào đặc điểm sử dụng, bản đồ giáo khoa được phân loại như sau:
1.1.4.1. Mô hình giáo khoa địa lý
Tất cả những gì biểu thị toàn bộ trái đất hay một phần của trái đất dưới dạng thu
nhỏ nhưng giữ nguyên hình dạng thực, không thông qua một biện pháp trung gian để
thể hiện thì đều được gọi là mô hình địa lý ( Theo GS. Ngô Đại Tam)
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 14
Mô hình địa lý thể hiện một phần hay toàn bộ trái đất dưới dạng không gian ba
chiều
Mô hình địa lý được xây dựng và sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập địa lý gọi là mô hình giáo khoa địa lý. Nó được xếp vào hệ thống bản đồ giáo khoa
địa lý và chúng có đầy đủ những tính chất chung của bản đồ địa lý và những tính chất
cơ bản của bản đồ giáo khoa địa lý.
Mô hình giáo khoa địa lý có hai loại là quả cầu địa lý (quả địa cầu) và mô hình
khu vực (sa bàn).
Quả địa cầu là mô hình trái đất đảm bảo tính đồng dạng, tính tương ứng chính
xác về vị trí ở bất kì tỉ lệ nào. Vì vậy tính trực quan của quả địa cầu rất cao.
Mô hình khu vực (sa bàn) chỉ thể hiện một phần của trái đất. Nếu lãnh thổ biểu
hiện rộng lớn thì mô hình khu vực gọi là bản đồ nổi. Còn mô hình thể hiện đối tượng ở
phạm vi hẹp như một nón phóng vật, đoạn thung lũng sông, một địa hào hay một địa
luỹ gọi là mô hình đối tượng
1.1.4.2. Bản đồ treo trường
Bản đồ giáo khoa treo tường được coi là loại chủ lực trong hệ thống bản đồ giáo
khoa với tần suất sử dụng cao nhất trong các giờ lên lớp
Bản đồ treo tường có thể có đầy đủ nội dung theo một chủ đề nào đó phù hợp
yêu cầu của bài giảng, nhưng cũng có khi được xây dựng với dụng ý đáp ứng yêu cầu
đặc trưng của phương pháp truyền thụ như bản đồ khung, bản đồ câm.
1.1.4.3. Tập bản đồ bài tập
Tập bản đồ bài tập là tập hợp những bản đồ được xây dựng một cách có hệ
thống theo trình tự chương trình dạy học của một lớp nhằm phục vụ việc ghi bài, làm
bài tập và bài thực hành của học sinh.
Tập bản đồ bài tập chủ yếu có tính hệ thống.
1.1.4.4. Atlat giáo khoa địa lý
Atlat giáo khoa là một tập gồm nhiều bản đồ được sắp xếp một cách có hệ
thống trong đó các bản đồ có quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau để trở thành một tác
phẩm hoàn chỉnh về mặt nội dung tương ứng một chương trình dạy học nhất định
Atlat giáo khoa có tính hoàn chỉnh, tính hệ thống và tính thống nhất cao
1.1.4.5. Lược đồ trong sách giáo khoa
• Khái niệm lược đồ trong sách giáo khoa
Theo định nghĩa của Bilich và Vaxmuc (Liên Xô cũ) và theo Lâm Quang Dốc,
thì lược đồ là bản đồ giáo khoa đơn giản, có độ chính xác thấp, mức khái quát hoá cao,
được quy định ở mức độ đáng kể bởi nhiệm vụ đặt trước
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 15
• Đặc điểm của lược đồ trong sách giáo khoa
Đặc điểm của lược đồ thể hiện rõ trong các mặt: cơ sở toán học, nội dung, yếu
tố hỗ trợ và bố cục.
• Về cơ sở toán học
Trong cơ sở toán học, tỷ lệ và phép chiếu đồ thể hiện tính chính xác của bản đồ.
Các lược đồ trong sách giáo khoa có tỉ lệ rất nhỏ, được vẽ theo một phép chiếu đồ nào
đó, có hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến. Đó là các lược đồ dẫn theo tài liệu gốc, tác giả
biên tập lại nội dung.
Có nhiều lược đồ không có tỉ lệ, hình dạng lãnh thổ được vẽ phác, không có
lưới kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc lãnh thổ được hình học hoá thành các khối hình học,
không theo tỉ lệ.
Cơ sở toán học của lược đồ biến đổi linh hoạt theo ba hướng chính.
- Có cơ sở toán học đầy đủ như một bản đồ giáo khoa thực thụ
- Hình dạng lãnh thổ được vẽ phác hoạ một phép chiếu đồ nào đó hoặc hình học
hoá, không có tỷ lệ, không có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Số lượng đối tượng là căn cứ để phóng to hay thu nhỏ hình dạng quốc gia,
châu lục.
Như vậy tính chính xác toán học của lược đồ rất thấp do các nguyên nhân:
- Kích thước quyển sách giáo khoa nhỏ, lược đồ phải vẽ tỷ lệ rất nhỏ
(1:5000000 hoặc nhỏ hơn) kéo theo tính chính xác giảm mạnh. Ở các tỉ lệ này hầu như
không phân biệt được mức độ đo đạc chính xác của bản đồ, lược đồ trong sách giáo
khoa
- Việc vẽ phác hoặc hình học hoá gây sai số lớn về hình dạng và kích thước
lãnh thổ.
- Nguyên nhân quan trọng hơn là ý đồ và nhiệm vụ minh hoạ mà người xây
dựng lược đồ đặt ra từ trước. Điều này chi phối cả cơ sở toán học, cả nội dung, kí kiệu
và phương pháp biểu hiên
• Về nội dung của lược đồ
Đa số các lược đồ thể hiện rất sơ sài cơ sở địa lý (một vài sông lớn, thành phố
lớn). Bên cạnh đó, một số tác giả lại chọn lọc thể hiện cơ sở địa lý ở lược đồ đầy đủ
như bản đồ trong sách giáo khoa. Khuynh hướng này đang ngày càng phổ biến hiện
nay
Kĩ thuật in đen trắng và phương pháp biểu hiện làm hạn chế việc thể hiện cơ
sở địa lý và cả nội dung chính của lược đồ. Ví dụ với phương pháp kẻ vạch, phần cơ
sở địa lý gần như bị loại bỏ. Để làm rõ nội dung chính của lược đồ các tác giả thường
phải hi sinh phần cơ sở địa lý. Điều này cắt nghĩa phần nào tính đơn giản của lược đồ.
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 16
Về nội dung chuyên môn, đa số các lược đồ chỉ thể hiện một đối tượng, một hiện
tượng hoặc quá trình cùng với sự phân bố, biến đổi, di chuyển của chúng trên lãnh thổ.
• Các yếu tố hỗ trợ và bố cục
Yếu tố hỗ trợ ở lược đồ cũng có dáng dấp riêng. Các bản đồ nhất thiết phải có
bố cục, bảng chú giải, nhưng các lược đồ thì không bắt buộc. Người ta có thể không
xây dựng chú giải, không dùng kí hiệu mà dùng chữ viết để ghi chú ngay trên lược đồ,
có tác giả viết chú giải lên bản thân kí hiệu, một số tác giả xây dựng bảng chú giải đầy
đủ như bản đồ. Điều này thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo ít chịu ràng buộc theo quy
phạm của lược đồ.
Ở lược đồ thông tin đầu vào và đầu ra bằng nhau. Chính chức năng minh hoạ
cho ý đồ định trước của người thành lập lược đồ đã ảnh hưởng xuyên suốt từ việc lựa
chọn các yếu tố cấu thành tới quy trình thành lập lược đồ, sao cho thông tin về đối
tượng, về lãnh thổ được trình bày trực quan nhất, người sử dụng hiểu được lược đồ
một cách nhanh chóng và sáng tỏ. Do vậy ở các lược đồ phổ biến là việc bố cục một
tầng thông tin
Đối với bản đồ giáo khoa, mục đích, tỉ lệ, đặc điểm của đối tượng sử dụng có
vai trò to lớn trong việc quy định các yếu tố khác (Nội dung, mức khái quát, phương
pháp, bố cục), theo quy phạm chặt chẽ. Ngược lại, ở lược đồ, chức năng minh hoạ ý
đồ định trước có ý nghĩa hàng đầu, ảnh hưởng tới các yếu tố khác.
Tóm lại, lược đồ là bản đồ giáo khoa đơn giản, có mức độ khái quát hoá cao
và độ chính xác toán học thấp, kí hiệu và phương pháp biểu hiện, cách thức bố cục ít
chịu sự ràng buộc của quy phạm khi thành lập, có chức năng minh hoạ những ý đồ
định trước là chủ yếu và lượng thông tin đầu vào bằng đầu ra.
• Vai trò của lược đồ trong sách giáo khoa đối với bài học địa lý
Có quan điểm cho rằng những lược đồ trong sách giáo khoa chỉ có tính chất
minh hoạ cho bài viết. Thật ra, lược đồ trong sách giáo khoa không chỉ có nhiệm vụ và
chức năng đơn giản như vậy. Trong mỗi cuốn sách có kênh chữ và kênh hình, kênh
hình có tác dụng minh hoạ cho phần kênh chữ, nhưng cũng có khi bổ sung phần nội
dung mà kênh chữ không thể trình bày hết được.
Đặc biệt những lược đồ trong sách giáo khoa địa lý không những có quan hệ
với bài viết mà còn có mối quan hệ giữa các lược đồ trong sách giáo khoa với nhau.
Mặt khác, nội dung của lược đồ trong sách giáo khoa không chỉ phụ thuộc vào nội
dung sách mà còn có mối liên hệ với bản đồ treo tường cùng chủ đề dùng tại lớp và
nội dung của atlat giáo khoa.
Có thể nói, lược đồ trong sách giáo khoa thể hiện chắt lọc nội dung của bản đồ
giáo khoa treo tường cùng chủ đề. Về mặt nội dung thì bản đồ treo tường phong phú
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 17
hơn vì diện tích thể hiện rộng. Về độ chính xác thì bản đồ treo tường đáng tin cậy hơn
vì tỉ lệ lớn hơn. Tuy nhiên, cũng chính do tính đơn điệu như vậy về nội dung nên từ
lược đồ học sinh có thể nhanh chóng tìm ra nội dung chính phục vụ bài học ở trên lớp,
với thời gian hạn hẹp.
Mặt khác, khi học sinh ở nhà thì loại bản đồ giáo khoa mà học sinh có thể tham
khảo được là lược đồ trong sách giáo khoa và atlat.
Ngoài ra, không phải bất cứ đâu và lúc nào chúng ta cũng có đủ bản đồ treo
tường để phục vụ bài giảng. Những lúc đó, lược đồ trong sách giáo khoa là tư liệu chủ
chốt để giáo viên minh họa cho bài giảng của mình và để hướng dẫn học sinh khai trác
tri thức, rèn luyện kĩ năng bản đồ.
Qua đó chúng ta nhận thấy rằng lược đồ trong sách giáo khoa có vai trò quan
trọng đối với việc dạy và học địa lý.
1.1.5. Ngôn ngữ bản đồ giáo khoa địa lý
1.1.5.1. Khái niệm ngôn ngữ bản đồ
Ngôn ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau
Là hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ngôn ngữ
điện ảnh, ngôn ngữ hội hoạ ( Từ điển tiếng việt, trang 493, Việt Tân, 2001)
Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của địa lý. Bản đồ có ngôn ngữ riêng là hệ thống kí
hiệu và phương pháp biểu hiện có vai trò như các quy tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ tự
nhiên, có chức năng diễn đạt, thông báo các tri thức địa lý và tri thức bản đồ.
1.1.5.2.Kí hiệu bản đồ
Kí hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ. Chúng truyền đạt nội dung bản đồ, tức
là truyền đạt toàn bộ những tin tức chứa đựng trên bản đồ về hiện thực. Kí hiệu bản đồ
biểu thị các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình và có thể nêu rõ một số đặc điểm
định lượng và đinh tính của chúng
Kí hiệu bản đồ có ba tính chất cơ bản:
- Dạng của kí hiệu phải nhắc nhở về đối tượng (VD: điểm, tuyến, diện, khối là
những dạng chung nhất, nhắc nhở về đối tượng địa lý trong không gian, gọi là yếu tố
hình vị
- Kí hiệu phải chứa một nội dung nhất định, khái niệm cụ thể được gắn vào đó
là một từ, một cụm từ trong ngôn ngữ tự nhiên
- Kí hiệu phải được định vị trong không gian cụ thể theo một hệ toạ độ nào đó
chuyển từ không gian của đối tượng nghiên cứu sang không gian của bản đồ.
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 18
Như vậy rõ ràng kí hiệu bản đồ giống với các kí hiệu khác là có cùng các yếu tố
đồ họa có gắn cho nó một nội dung cụ thể về đối tượng. Song kí hiệu bản đồ khác với
các kí hiệu khác ở chỗ nó vừa thông báo về các đặc tính của đối tượng lại vừa phản
ánh về sự phân bố trong không gian của đối tượng
• Phân loại kí hiệu bản đồ
Có nhiều cách phân loại kí hiệu bản đồ
- Dựa vào dạng phân bố, kí hiệu bản đồ được phân thành: kí hiệu điểm, kí hiệu
tuyến và kí hiệu diện
Kí hiệu điểm thường dùng để xác định vị trí hiện tượng là chính, phần lớn
không theo tỉ lệ bản đồ. Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý phân bố theo những
điểm riêng biệt (cột mốc trắc địa, các mỏ, mốc địa giới ) vị trí là đáy của kí hiệu hoặc
là tâm hình học của kí hiệu.
Kí hiệu tuyến: các kí hiệu này cho phép thể hiện chiều dài đúng tỉ lệ và dạng
của địa vật. Chiều rộng của kí hiệu phải tăng lực nét để phản ánh được rõ vì vậy không
thể đo chiều rộng của các đối tượng đó trên bản đồ. Riêng trong bản đồ địa hình, sông
ngòi được biểu hiện theo tỉ lệ. Kí hiệu này dùng để thể hiện loại đối tượng phân bố
theo chiều dài là chính (địa giới, đường giao thông, sông ngòi )
Kí hiệu diện: thường dùng để thể hiện các hiện tượng phân bố theo diện: đất
trồng, rừng, đồng cỏ chăn nuôi, vùng cà phê, đầm lầy Đây là loại ký hiệu theo tỷ lệ.
- Xét về mặt hình thức, kí hiệu bản đồ bao gồm các loại: kí hiệu hình học, kí
hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ số, màu sắc, các dạng biểu đồ
Kí hiệu hình học là các dạng hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, hình chữ nhật Những kí hiệu này dễ vẽ, dễ nhớ, chiếm tương đối ít diện
tích, phản ánh chính xác vị trí các đối tượng, dễ so sánh độ lớn của chúng. Số lượng
hình đơn giản thường không lớn nhưng số lượng kí hiệu có thể tăng lên khi sử dụng
các màu sắc khác nhau và thay đổi các hình vẽ bên trong kí hiệu.
Kí hiệu chữ cái là những kí hiệu gồm một hoặc hai chữ cái đầu tiên của tên gọi
các hiện tượng, đối tượng thể hiện. Ví dụ: Fe, Cu, Pb Loại kí hiệu này không thể hiện
được chính xác vị trí của đối tượng và việc so sánh độ lớn của các kí hiệu chữ khó
khăn. Ký hiệu chữ cái thường sử dụng kết hợp với kí hiệu hình học để mở rộng khả
năng biểu hiện các đặc tính của đối tượng.
- Kí hiệu nghệ thuật gồm kí hiệu tượng hình ( giống với hình dạng thực của đối
tượng) và kí hiệu tượng trưng (chọn một bộ phận của đối tượng hoặc biểu tượng cho
đối tượng) giúp người đọc dễ dàng nhận ra đối tượng thể hiện. Dạng kí hiệu này cũng
khó so sánh về quy mô và xác định vị trí chính xác của đối tượng
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 19
- Màu sắc là một loại kí hiệu được sử dụng rộng rãi phản ánh cả đặc tính chất
lượng lẫn số lượng của hiện tượng và có khả năng làm tăng lượng thông tin cần thiết,
phản ánh đặc tính không gian và còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho bản đồ
- Các dạng biểu đồ như biểu đồ tròn, cột, đường thường dùng biểu hiện số
lượng, chất lượng của đối tượng
Dựa vào tỉ lệ phân ra hai loại: kí hiệu theo tỉ lệ và kí hiệu phi tỉ lệ
- Kí hiệu theo tỉ lệ là kích thước của kí hiệu gồm chiều dài, rộng, diện tích được
thu nhỏ theo tỉ lệ của bản đồ
- Kí hiệu phi tỉ lệ là kí hiệu không được biểu hiện theo tỉ lệ của bản đồ
Hệ thống kí hiệu bản đồ rất phong phú và đa dạng nhằm phản ánh đặc tính chất
lượng và số lượng của đối tượng. Các đặc tính đó là dạng kí hiệu, kích thước kí hiệu,
cấu trúc kí hiệu, định hướng kí hiệu, độ sáng và màu sắc của kí hiệu.
• Đặc điểm hệ thống kí hiệu ở bản đồ giáo khoa
Bản đồ giáo khoa có tính trực quan cao nên hệ thống kí hiệu ở bản đồ giáo khoa
cũng phải phù hợp với đặc điểm của bản đồ cũng như khả năng tư duy của các em học
sinh
Kí hiệu trong bản đồ giáo khoa được sử dụng nhiều là kí hiệu tượng hình và
tượng trưng- giống ngoại hình đối tượng hoặc một bộ phận đặc trưng của đối tượng
giúp học sinh phát hiện ra nội dung cần thiết trong thời gian ngắn phù hợp với thời
gian của tiết học.
Màu sắc trên bản đồ được sử dụng gần với thực tế như biển, sông, hồ màu xanh
lơ, rừng màu xanh lục, biển càng sâu thì màu xanh càng đậm Nhờ vậy học sinh nhanh
chóng biết được đối tượng mà kí hiệu muốn thể hiện
Các kí hiệu trên bản đồ thường được phóng to không theo tỉ lệ bản đồ, có tính
cường điệu mạnh. Do hạn chế khổ giấy trong sách giáo khoa nên bản đồ trong sách
giáo khoa nhỏ, nếu kí hiệu theo tỉ lệ sẽ rất nhỏ, khó quan sát. Để học sinh dễ dàng khi
làm việc với bản đồ thì kí hiệu trong lược đồ thường được phóng to và cường điệu
mạnh
1.1.5.3. Phương pháp biểu hiện bản đồ
Phương pháp biểu hiện chính là sự sử dụng linh hoạt hệ thống kí hiệu bản đồ
vào từng trường hợp cụ thể, nhằm phản ánh tốt nhất các đặc tính của hiện tượng địa lý,
các mối quan hệ giữa chúng trong mỗi không gian lãnh thổ nhất định ( Bản đồ học đại
cương, Nguyễn Thuý Vinh- Lê Văn tin,2003)
Phương pháp biểu hiện bản đồ có nhiệm vụ phản ánh các đối tượng địa lý có
trong thực tế lên bản đồ, giúp người dùng bản đồ phân biệt được các đối tượng, hiện
tượng địa lý với nhau về số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực phát triển. Các đối
tượng, hiện tượng địa lý tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau: có những đối tượng
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 20
phân bố theo điểm như nhà máy, hải cảng, công trình văn hoá, :; có những đối tượng
phân bố theo đường như sông ngòi, đường giao thông ; lại có những đối tượng phân
bố theo diện như cánh rừng, vùng cây trồng nông nghiệp ; có những đối tượng phân
bố toàn diện, liên tục như địa hình, đất đai, khí hậu song cũng có những hiện tượng
phân bố cục bộ, phân tán. Vì thế cần phải có những phương pháp biểu hiện phù hợp
với đặc điểm của từng đối tượng, hiện tượng địa lý để đảm bảo được mỗi bản đồ là
một mô hình không gian, phản ánh được sự phân bố, các đặc điểm của đối tượng và
các mối quan hệ của chúng.
• Phân loại
Có 9 phương pháp biểu hiện bản đồ thường được dùng.
• Phương pháp kí hiệu.
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lý phân bố theo những
điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ của lãnh thổ: ví
dụ nhà máy, trung tâm công nghiệp, các điểm dân cư
Phương pháp kí hiệu không chỉ nêu đặc điểm phân bố của đối tượng mà còn có
khả năng thể hiện được những đặc trưng về số lượng, chất lượng cũng như cấu trúc và
động lực của các đối tượng.
• Phương pháp biểu đồ định vị.
Biểu đồ định vị ( tức là biểu đồ được gắn với những điểm nhất định) dùng để
biểu hiện đặc tính của các đối tượng có tính chu kì để biểu thị tiến trình, giá trị độ lớn,
độ dài, xác suất Người ta sử dụng các loại biểu đồ khác nhau để thể hiện như biểu đồ
cột, tròn, đường
Phương pháp biểu đồ định vị rất chú trọng biểu hiện số lượng và động lực của
đối tượng vì đó là bản chất của biểu đồ, đồ thị.
• Phương pháp kí hiệu dạng đường (tuyến tính)
Phương pháp kí hiệu tuyến tính nhằm phản ánh các đối tượng có dạng phân bố
theo đường như: các đứt gãy kiến tạo, sông ngòi, ranh giới hành chính, đường giao
thông Trong những bản đồ tỉ lệ nhỏ hoặc rất nhỏ, mức độ khái quát hoá cao, người ta
dùng kí hiệu dạng đường để biểu hiện các đối tượng phân bố theo diện, nhưng kéo dài
theo một hướng nhất định (Hướng chạy của dãy núi, nhánh núi)
Khả năng biểu hiện của phương pháp này rất lớn: biểu hiện cả hình dạng, vị trí,
hướng phân bố, số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực của đối tượng.
• Phương pháp đường đẳng trị
Đường đẳng trị là những đường cong nối liền những điểm có cùng giá trị của
chỉ số định lượng, đặc trưng cho hiện tượng được biểu thị trên bản đồ. Ví dụ: đường
đẳng cao, đẳng sâu, đường đẳng nhiệt, đẳng áp
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 21
Phương pháp đường đẳng trị dùng kí hiệu đường, kết hợp với màu sắc, kiểu
đường khác nhau để biểu hiện số lượng, chất lượng, động lực của hiện tượng.
• Phương pháp đường chuyển động (vectơ)
Phương pháp này được dùng để biểu thị sự di động khác nhau của các hiện
tượng tự nhiên (Dòng biển, hướng gió, đường di cư của động vật ) cũng như những
hiện tượng kinh tế xã hội (các hành trình, sự di dân, vận chuyển hàng hoá ). Ngoài ra,
kí hiệu chuyển động còn dùng để phản ánh các quan hệ kinh tế, chính trị, các mối phụ
thuộc và tác động, để biểu thị rõ các kế hoạch tác chiến
Phương pháp đường chuyển động thường dùng hai kí hiệu: mũi tên và dải băng
kết hợp với màu sắc, lực nét, cấu trúc bên trong để biểu hiện số lượng, chất lượng,
hướng chuyển động của đối tượng còn cấu trúc rất ít biểu hiện
• Phương pháp nền chất lượng
Là phương pháp nằm trong nhóm định vị theo diện gồm ba phương pháp: nền
chất lượng, vùng phân bố và chấm điểm. Phương pháp này dùng để biểu hiện đặc tính
chất lượng của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội, phân bố trên lãnh thổ. Thực
chất của phương pháp này là phân vùng lãnh thổ bằng bản đồ theo những chỉ tiêu đơn
nhất hoặc tổng hợp.
Phương pháp này sử dụng ba dạng nền là nền màu sắc, nền kẻ vạch và nền kí
hiệu dùng để biểu hiện chất lượng của các hiện tượng và thể hiện sự phân bố của hiện
tượng.
• Phương pháp vùng phân bố
Dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bố theo từng khu vực riêng lẻ, chiếm
những diện tích nhất định, phân tán trong không gian, không liên tục. Ví dụ: vùng
phân bố một loài động vật, cây trồng, vùng phân bố một dân tộc ít người nào đó
Phương pháp vùng phân bố dùng rộng rãi nhiều loại kí hiệu: kí hiệu diện, kí
hiệu chữ, chữ viết. Có khả năng biểu hiện được vị trí, số lượng, chất lượng, động lực
của hiện tượng.
• Phương pháp chấm điểm
Dùng để thể hiện các hiện tượng phân bố hàng loạt nhưng rời rạc, lẻ tẻ trên lãnh
thổ như điểm dân cư nông thôn, đất gieo trồng
Phương pháp chấm điểm thường dùng hình tròn làm điểm chấm và có khả năng
biểu hiện được số lượng, chất lượng, động lực, vị trí của hiện tượng nhưng ở mức độ
thấp hơn phương pháp kí hiệu
• Phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodiagram)
Là phương pháp sử dụng các dạng biểu đồ khác nhau để thể hiện tổng giá trị
của một hiện tượng nào đó của từng đơn vị phân chia lãnh thổ và đặt biểu đồ vào trong
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 22
đơn vị lãnh thổ đó. Sự phân chia các đơn vị lãnh thổ thường là theo đơn vị hành
chính- chính trị.
Phương pháp này người ta dùng các dạng biểu đồ khác nhau: tròn, cột, vuông,
tam giác Để biểu hiện số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực, vị trí của đối tượng.
• Phương pháp bản đồ mật độ (cartograme)
Là phương pháp thể hiện cường độ trung bình của một hiện tượng nào đó trong
giới hạn của những đơn vị phân chia lãnh thổ nhất định, thông thường là các đơn vị
hành chính.
Phương tiện đồ hoạ của phương pháp bản đồ mật độ là độ bão hoà màu hoặc kẻ
vạch thưa, dày tuỳ theo cường độ của hiện tượng.
Phương pháp này biểu hiện số lượng, không phản ánh được chất lượng, cấu trúc
và động lực của hiện tượng vì hình thức biểu hiện hạn chế.
Chín phương pháp vừa nghiên cứu ở trên biểu hiện các hiện tượng phân bố trên
bề mặt đất (các địa vật), khi biểu hiện địa hình phải thể hiện độ chênh cao địa hình
giữa các điểm. Ta thường gặp 4 phương pháp biểu hiện địa hình như: phương pháp
đường bình độ, phương pháp phân tầng màu, phương pháp nét chải, phương pháp vờn
bóng.
• Phương pháp phân tầng màu
Phương pháp này dùng để biểu hiện địa hình ở các bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ
(bản đồ địa lý chung), hay ở các bản đồ tự nhiên bao quát khu vực rộng lớn (vùng,
quốc gia, châu lục, thế giới, tỉ lệ rất nhỏ)
Phương pháp phân tầng màu dùng đường đẳng trị (bình độ) làm ranh giới các
tầng màu, dùng màu sắc để phân biệt các bậc địa hình có độ cao khác nhau theo quy
ước chung, làm tăng độ nổi của địa hình (độ cao và độ sâu). Thực chất phương pháp
này dùng kí hiệu diện.
Phương pháp này biểu hiện được số lượng, chất lượng và sự phân bố, hình dạng
của đối tượng
• Phương pháp nền định lượng
Phương pháp nền định lượng (nền số lượng) là phương pháp biểu thị bản đồ dùng
để phản ánh đặc trưng định lượng của một hiện tượng nào đó.
Phương pháp nền số lượng dùng nền màu, nền kí hiệu.
1.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
ĐỊA LÝ
1.2.1.Chương trình và sách giáo khoa địa lí có sự thay đổi
- Tăng thời lượng tiết học: từ 1tiết/tuần lên 1,5 tiết/tuần
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 23
- Điểm khác biệt quan trọng trong chương trình địa lý lớp 12 là tính nâng cao,
đòi hỏi học sinh không chỉ nhận biết, mà còn phải giải thích các hiện tượng địa lý tự
nhiên và kinh tê- xã hội, là ở việc lựa chọn và trình bày các nội dung dưới hình thức
các vấn đề. Do đó yêu cầu liên hệ thực tiễn nhiều
- Nhiều bài thực hành hơn, trong tổng số 62 bài, có đến 14 bài thực hành, như
vậy là tỉ lệ trên 16% về thời lượng. Điều này cho thấy vai trò của các bài thực hành
được đề cao trong sách giáo khoa Địa lý 12. Trong đó có 1 bài thực hành yêu cầu vẽ
lược đồ khung lãnh thổ Việt Nam và 4 bài thực hành yêu cầu sử dụng lược đồ để thực
hiện nội dung bài thực hành. Như vậy lược đồ có vai trò quan trọng trong sách giáo
khoa.
- Cách viết sách đòi hỏi thay đổi phương pháp dạy học và ứng dụng phương
pháp mới vào dạy học, đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, các
biểu đồ, lược đồ.
- Kênh chữ trình bày theo hướng mở. Kênh chữ không trình bày hoàn toàn nội
dung bài học mà theo hướng gợi mở để học sinh vừa liên hệ với kiến thức đã học ở lớp
8 và lớp 9, cùng những kiến thức ngoài thực tế phục vụ cho bài học.
Do sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa nên hệ thống lược đồ trong
sách giáo khoa có sự thay đổi cả về số lượng, nội dung và hệ thống kí hiệu, phương
pháp biểu hiện. Số lượng lược đồ trong sách giáo khoa phân ban là 27 lược đồ trong
khi đó trong sách giáo khoa cải cách chỉ có 12 lược đồ
1.2.2.Hệ thống ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân
ban có mối liên hệ chặt chẽ với bản đồ trong attlat xuất bản trong những năm
gần đây
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng hệ thống kí hiệu trong atlat giúp học
sinh dễ dàng sử dụng. Khi hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa và átlat giống nhau
học sinh sẽ không mất thời gian đọc, hiểu lại hệ thống kí hiệu, tạo thuận lợi cho giáo
viên khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý qua lược đồ trong sách giáo
khoa cùng những bản đồ trong atlat.
Rất nhiều lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có nội dung và
phương pháp biểu hiện cùng với nội dung và phương pháp biểu hiện trong atlat như
lược đồ khí hậu, lược đồ phân bố dân cư, lược đồ công nghiệp chung, lược đồ công
nghiệp năng lượng, lược đồ giao thông Thuận tiện trong sử dụng atlat vào bài dạy
cũng như việc làm bài tập của học sinh ở nhà.
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 24
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGÔN NGỮ CỦA LƯỢC ĐỒ
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 12 PHÂN BAN SO VỚI SÁCH GIÁO
KHOA ĐỊA LÝ 12 CẢI CÁCH CŨ.
2.1. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
2.1.1 Số lượng, phân loại lược đồ
2.1.1.1. Số lượng
SGK địa lý 12 cải cách số lượng lược đồ ít, tất cả có 12 lược đồ
2.1.1.2. Phân loại
Hệ thống lược đồ trong SGK địa lý 12 cải cách có thể chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm lược đồ tự nhiên: có 1 lược đồ
+Lược đồ Khoáng sản Việt Nam
- Nhóm lược đồ dân cư và kinh tế: có 4 lược đồ
+ Lược đồ Tình hình đi học phổ thông năm học 1999-2000
+ Lược đồ Các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam
+ Lược đồ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
+ Lược đồ Các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam
- Nhóm lược đồ vùng: có 7 lược đồ
+ Lược đồ Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng
+ Lược đồ Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng
+ Lược đồ Các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Lược đồ kinh tế chung Các tỉnh duyên hải miền Trung
+ Lược đồ kinh tế chung Miền núi và trung du phía Bắc
+ Lược đồ kinh tế chung Tây Nguyên
+ Lược đồ kinh tế chung Đông Nam Bộ
2.1.2. Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
Lược đồ trong sách giáo khoa cải cách có hệ thống kí hiệu phong phú với cả kí
hiệu điểm, tuyến, diện , sử dụng nhiều biến trị thị giác của kí hiệu
Sử dụng các kí hiệu hình học, dạng đồ họa kết hợp với cấu trúc khác nhau tạo
nên hệ thống kí hiệu phong phú để biểu hiện các đối tượng dịa lý khác nhau
Sau đây là bảng thể hiện những biến trị thị giác của các kí hiệu điểm, tuyến,
diện sử dụng trong lược đồ sách giáo khoa cải cách
Phạm Thị Hương - Địa 4A
Khoá luận tốt nghiệp 25
Bảng1: Biến trị thị giác được sử dụng trong lược đồ sách giáo khoa địa lý
12 cải cách:
Các biến trị
thị giác
Các loại kí hiệu
Điểm Tuyến Diện
Hình Dạng
Cấu trúc
hình vẽ
X
Màu vô sắc
(đen trắng)
Kích thước
Hướng
Độ sáng
- Kí hiệu điểm được sử dụng nhiều để thể hiện các mỏ khoáng sản, thành phố,
các trung tâm công nghiệp
- Kí hiệu diện được sử dụng nhiều, sử dụng cấu trúc khác nhau của kí hiệu
để thể hiện nhiều đối tượng.
Phạm Thị Hương - Địa 4A