Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bài 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.89 KB, 8 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9-
Bài 29
Bài 29
Cả nước trực tiếp chống Mỹ , cứu nước (1965-1973)
1.Lược đồ Chiến thắng Vạn Tường
Lược đồ trận vạn Tường (8-1965)
-Nội dung:
Để cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn của nguỵ quân,nguỵ quyền ở miền Nam, giữa năm 1965,
Tổng thống Mĩ Giônxơn ra lệnh cho quân viễn chinh Mĩ chính thức tham gia tác chiến ở
miền Nam Việt Nam. Theo đó là quân đội chư hầu Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan…
đổ quân vào miền Nam nhằm thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Chiến tranh Việt Nam từ đây bắt đầu được Mĩ hoá. Dựa vào ưu thế quân sự, với số quân
đông, trang bị vũ khí hiện đậi, hoả lực mạnh, cơ động mạnh, quân viễn chinh Mĩ đã mở
ngay một cuộc hành quân để “bẻ gãy xương sống Việt Cộng”.
Trận Vạn Tường (18-8-1965) là cuộc đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa quân giải phóng
Vạn Tường là một làng nhỏ ven biển huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Tại đây, một đơn vị
chủ lực quân giải phóng đang đóng giữ. Để tiêu diệt đơn vị quân giải phóng, gây thanh
thế cho quân viễn chinh Mĩ, đồng thời thí nghiệm về chiến thuật, kĩ thuật của hải, lục,
không quân Mĩ trên chiến trường miền Nam.
Mờ sáng 18-5-1965, Mĩ huy động 5 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ,một tiểu đoàn xe tăng và
xe lội nước, 150 máy bay lên thẳng, 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu đổ bộ và 5
pháo hạm, với tổng số quân gần 9 000 tên, tấn công vào Vạn Tường ,lợi dụng địa bàn nhỏ
hẹp, chúng bao vây Vạn Tường 3 mặt, kết hợp đổ bộ bằng đường biển, đường không và
tiến quân trên bộ.
Lực lượng quân giải phóng ở đây chỉ bằng 1/10 quân Mĩ, trang bị vũ khí thiếu thốn.
Nhưng do đề cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, chỉ sau 2 ngày giao chiến ác liệt, quân
giải phóng phối hợp với bộ đội địa phương và du kích đã bẻ gãy cuộc tấn công của địch.
Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, diệt 22 xe tăng, xe bọc thép, 13
máy bay lên thẳng, lực lượng của ta rút lui khỏi Vạn Tường an toàn. Chiến thắng Vạn
Tường là đòn phủ đầu oanh liệt giáng vào bọn xâm lược Mĩ, là một trận chống càn điển


hình của quân giải phóng. Thắng lợi này chứng tỏ nhân dân ta hoàn toàn có khả năng
thắng Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”. Từ sau chiến thắng Vạn Tường, trên toàn chiến
trường miền Nam sôi nổi phong trào thi đua “Tìm Mĩ mà diệt, gặp Mĩ là đánh”.

-Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết GV gới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS quan sát , tổ chức cho HS trả
lời các các câu hỏi sau:
Tường thuật lại diễn biến trận Van Tường
Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận.
2.Hình. Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam, đòi quân Mĩ rút về
nước (tháng 10/1967)

-Nội dung
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng có tiếng vang
lớn và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội Mĩ. Nếu như trước đây, nhân
dân Mĩ tin vào những lời hứa hẹn huyênh hoang của các tổng thống Mĩ về chương trình
“Xã hội vĩ đại” và “Xây dựng một xã hội công bằng giàu mạnh ở Mĩ”, về “Chống bọn
cộng sản”, “nhanh chóng giành thắng lợi”, “mang lại tự do cho nhân dân Việt Nam”…
thì đến nay những lời hứa hẹn ấy chỉ còn là thứ bánh vẽ giả dối. Nhân dân Mĩ, đặc biệt là
nhiều lính Mĩ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy sự vô nghĩa, tính chất phi đạo
lý của cuộc chiến tranh xâm lược này, mà còn thức tỉnh, kính phục một dân tộc giàu lòng
yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền độc lập tự do của mình. Họ hiểu rằng dù Mĩ có
đổ bao nhiêu quân lính, tiền của, súng đạn, thực hiện bao nhiêu chiến lược cũng không
thể thắng được nhân dân Việt Nam.
Đi đôi với việc suy giảm kinh tế do chiến tranh ở Việt Nam, lần đầu tiên đa số người Mĩ
bắt đầu cảm thấy khó chịu về những cảnh tượng chết chóc và tàn phá do lính Mĩ gây ra ở
Việt Nam, về việc xác lính Mĩ chết trận phải mang về trong các túi nilon hoặc mất tích
trong rừng rậm Việt Nam ngày càng tăng. Chính vì vậy, trong lịch sử Hoa Kì chưa bao
giờ có một phong trào phản đối chiến tranh rầm rộ như thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt

Nam.
Nhân dân Mĩ xuống đường biểu tình, phản đối chiến tranh ở Việt Nam, không cho con
em đi lính sang Việt Nam.
Trong ảnh là một cuộc biểu tình của nhân dân Mĩ, trước Lầu 5 góc, đòi quân Mĩ phải rút
về nước. Cuộc biểu tình có hàng vạn người của các tầng lớp xã hội, bao gồm cả đàn ông,
đàn bà, thanh niên… tham gia. Họ mang theo băng, biểu ngữ… nổi bật lê là tấm áp phích
vẽ hình Giôn Sơn, ở dứơi bức chân dung đó là dòng chữ War criminal (có nghĩa là kẻ sát
nhân).
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát bức tranh và nêu các câu hỏi:
-Việc nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nsm thể hiện điều gì?
-Sau khi HS trả lời. GV hết luận và giới thiệu nội dung bức tranh như trên.
3.Hình. Đội quân tóc dài đấu tranh đòi đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam

-Nội dung
Ngay khi đội quân viễn chinh Mĩ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến,
chuyển cuộc chiến tranh xâm lược từ hình thức “đặc biệt” sang “cục bộ”, nhân dân miền
Nam đã đứng dậy đấu tranh về cả quân sự lẫn chính trị, kết hợp đấu tranh chính trị với
đấu tranh vũ trang. Những đội quân tóc dài đã từng lập chiến tích trong đấu tranh chống
“chiến tranh đặc biệt”, nay sang thời kỳ chống “chiến tranh cục bộ” cũng phát huy vai trò
to lớn của mình.
Trong ảnh là đội quân tóc dài đi đấu tranh. Đi đầu trong đội ngũ đó là các bà mẹ quấn
khăn rằn, các bà trung niên, có cả các cô thanh nữ. Quan sát kỹ bức ảnh ta thấy ngay ở
bên phải của hàng đầu có một chị phụ nữ búi tóc bế đứa con khoảng 2-3 tuổi, một chị nữa
(người thứ 6 hàng đầu từ phải qua) bồng trên tay đứa con nhỏ, chắc chỉ mới được mấy
tháng, ở hàng thứ hai, phía trái, cũng một chị phụ nữ đầu búi tóc đang bế đứa con khoảng
hơn 1 tuổi. Các bà, các mẹ, các chị đều mặc quần áo bà ba đi biểu tình, dương cao băng
khẩu hiệu “Đế quốc Mĩ cút khỏi miền Nam Việt Nam”.
-Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết, cho HS quan sát bức tranh và tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:

-Việc phụ nữ đấu tranh chống Mĩ thể hiện điều gì?
-Sau khi HS trả lời GV kết luận và giới thiệu nội dung bức tranh.
4.Hình .Đơn vị hải quân chiến đấu bắn máy bay Mĩ ngày 5/8/1964

-Nội dung :
Trước những thất bại thảm hại ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ đã gây ra hành động
chiến tranh hết sức trắng trợn và vô cùng nghiêm trọng đối với miền Bắc. Tổng thống
Giôn xơn, sau khi dựng lên cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc bộ” ngày 5/8/1964 đã trực tiếp ra
lệnh cho máy bay Mĩ tiến công bắn phá nhiều đợt xuống vùng phụ cận Vinh - Bến Thuỷ,
vùng phụ cận thị xã Hòn Gai, Cửa Lạch Trường (Thanh Hoá) và Cửa Sông Gianh (Quảng
Bình). Bộ đội phòng không, các đơn vị hải quân và tự vệ các địa phương đã giáng cho
bọn xâm lược Mĩ những đòn nảy lửa: Bắn rơi 8 máy bay Mĩ, bắn bị thương 3 chiếc khác
và bắt sống trung uý An-vơ-rét.
Từ đó, ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống của bộ đội hải quân nhân dân Việt Nam.
Trong ảnh là hình ảnh 5 chiến sĩ thuộc đơn vị hải quân khu tuần phòng I trên một chiếc
tàu chiến đang sẵn sàng chiến đấu với quân Mĩ nếu chúng xâm nhập vào vùng trời, vùng
biển của miền Bắc xã hội chủ nghĩa thân yên, ngày 5/8/1964. Các pháo thủ đang chăm
chú quan sát bầu trời. Các chiến sĩ khác (cả một chiến sĩ đang bị thương, đầu quấn băng
trắng) cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lòng pháo luôn hướng lên trời sẵn sàng nhả
đạn vào máy bay Mĩ.
-Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết, cho HS quan sát bức tranh, sau đó GV giới thiệu nội dung bức tranh như trên.
5.Hình.:Tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh phối hợp chiến đấu với bộ đội bắn máy bay Mĩ

-Nội dung
Hoà nhịp với cuộc chiến đấu của nhiều miền Nam, cả miền Bắc giấy lên cao trào thi đua
chống Mĩ, cứu nước sôi nổi. Giai cấp công nhân nêu quyết tâm “chắc tay súng, vững tay
búa”, phấn đấu đạt “3 điểm cao” (năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều). Toàn
dân miền Bắc tham gia bắn máy bay Mĩ và bắt sống giặc lái. Cả miền Bắc là một lưới lửa
phòng quân dày đặc, từ tầm cao đến tầm thấp, từ lực lượng pháo cao xạ, tên lửa, không

quân, hải quân với các vũ khí hiện đại của bộ đội chủ lực đến các vũ khí thông thường
của dân quân tự vệ. Già trẻ, gái, trai, người chiến đấu, người phục vụ chiến đấu, tất cả tạo
nên sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống lại một cuộc chiến
tranh phá hoại chưa từng có trong lịch sử loài người.

Trong ảnh là tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh đang bắn máy bay Mĩ bằng súng trường. 4 tự vệ
(gồm 2 nam, 2 nữ) đang đứng ở dưới giao thông hào, mỗi người một khẩu súng trường
trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. ở góc bên trái của tấm ảnh, có một chiến sĩ tự vệ đứng,
giơ tay ra hiệu để chỉ huy 4 chiến sĩ đang sẵn sàng nhả đạn ở dưới giao thông hào. ở phía
trước mặt các chiến sĩ là từng đám khói đen do bom đạn của máy bay Mĩ ném xuống,
chứng tỏ cuộc chiến đấudiễn ra rất quyết liệt. Nhưng các chiến sĩ tự vệ không hề run sợ,
vẫn dũng cảm bám chắc trận địa để bảo vệ vùng trời đất mỏ thân yêu.
Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết, cho HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi: Việc tự vệ vùng mỏ chiến đấu
thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời , GV kết luận và giới thiệu nội dung bức tranh như trên.
6.Hình. Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hoà Lạc (Kim Sơn, Ninh
Bình)

-Nội dung

Trong không khí cả miền Bắc thi đua chống Mĩ, cứu nước, nông dân tập thể nêu quết tâm
“chắc tay súng, vững tay cày”, phấn đấu đạt 3 mục tiêu: 5 tấn thóc 2 vụ trên một héc ta
gieo trồng, bình quân mỗi héc ta gieo trồng 2 con lợn, mỗi lao động là một héc ta gieo
trồng. Người nông dân hăng hái sản xuất, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trong điều kiện
máy bay Mĩ ném bom bắn phá ác liệt miên Bắc, người nông dân cũng tham gia bắn máy
bay Mĩ, bắt giặc lái Mĩ. Khi máy bay ngừng ném bom họ lại ra đồng làm việc.

Trong ảnh là hình ảnh những người nông dân ở hợp tác xã nông nghiệp xã Hoà Lạc
(huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đang gặt lúa. Những bó lúa vàng nặng trĩu hạt trong tay

người nông dân là kết quả của bao tháng ngày lao động vất vả. Thành quả đó càng trở lên
có ý nghĩa hơn vì đó là những “thửa ruộng miền Nam” tất cả vì miền Nam. Không khí
làm việc trên cánh đồng thật khẩn trương, vất vả, nhưng cũng thật rộn ràng. Để đáp ứng
nhu cầu cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ, những người nông dân miền Bắc trong thời
kỳ chống Mĩ cứu nước đã thực hiện được khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người”, góp phần to lớn cung cấp sức người, sức của để đánh thắng giặc
Mĩ xâm lược.

-Hướng dẫn sử dụng:

Trước hết cho HS quan sát và tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:

-Hãy cho biết không khi lao động sản xuất của nông dân?

-Ý nghĩa của việc nông dân hăng hái sản xuất vì miền Nam ruột thịt?

Sau khi HS trả lời GV kết luận và giới thiệu nội dung như trên.

Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp

×