Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kế hoạch 22/12 - Câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.86 KB, 5 trang )

HỘI ĐỒNG ĐỘI TÂY GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LĐ TRƯỜNG PTDTNT TÂY GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-LĐ Tây Giang, ngày 30 tháng11 năm 2010
KẾ HOẠCH
Viết thư thăm hỏi các chú Bộ đội nhân ngày
truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
1. Mục đích:
Nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống đấu tranh yêu nước, yêu quê
hương của các em đội viên, học sinh. Giúp các em hiểu biết ý nghĩa của những sự kiện
lịch sử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; qua đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin, sự chia
sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, niềm vui… với các chú Bộ đội đóng trên địa bàn huyện Tây
Giang nhân ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
2. Đối tượng tham gia: - Tất cả các em đội viên, học sinh trong trường.
3. Nội dung:
Em hãy viết một lá thư cho các chú Bộ đội đóng trên địa bàn huyện Tây Giang để
chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ, những niềm vui… nhân ngày truyền thống
“Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12”.
4. Hình thức:
- Học sinh các Chi đội viết trên giấy vở hoặc giấy A4 ghi rõ họ tên, lớp, tên trường.
- Số lượng ít nhất mỗi Chi đội là 5 bức thư.
- GVCN tổng hợp số lượng bài viết của lớp mình nộp về (Đ/c Nguyễn Viết Hải ).
- Ngoài ra đội viên, học sinh có thể viết và tự gửi thư của mình qua đường Bưu Điện
5. Thời gian nhận bài:
- Bắt đầu từ ngày triển khai cho đến hạn chót nhận bài là ngày 15/12/2010
Trên đây là kế hoạch viết thư thăm hỏi các chú Bộ đội nhân ngày truyền thống
Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Đề nghị các đồng chí GVCN và các đồng chí có liên
quan nghiêm túc triển khai theo đúng thời gian quy định.
KT. HIỆU TRƯỞNG TỔNG PHỤ TRÁCH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Viết Hải


Nơi nhận:
- HT, PHT(chỉ đạo);
- Chi đoàn (Phối hợp);
- Tổ trưởng CM (Triển khai T/hiện);
- GVCN (Thực hiện);
- Lưu: VT, NGLL, Đội.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTNT TÂY GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN HOẠT ĐỘNG GDNGLL

Số: /CH-NGLL Tây Giang, ngày tháng năm 2009
CÂU HỎI
THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/1944
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc giai đoạn nào?
A. Năm 1931- 1945 B. Năm 1930- 1931
C. Năm 1930-1945 D. Năm 1930- 1932
Câu 2: Đây là lực lượng chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
B. Việt Nam tuyên truyền cứu quốc quân
C. Việt Nam tuyên truyền cứu nước
Câu 3: Đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập ở đâu?
A. Ở khu rừng Khuổi Nọi, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn)
B. Ở khu rừng Bắc Pó, Cao bằng
C. Ở khu rừng
A. Trường Chinh
Câu 4: Hãy cho biết ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Cứu quốc
vong, là vào ngày tháng năm nào?
A. 15-5-1941 C. 15/5/1930

B. 15/5/1940 D. 15/5/1944
Câu 5: Đội du kích Bắc Sơn có bao nhiêu người? Đồng chí nào làm chỉ huy?
A. Hoàng Văn Thụ và Chu văn An
B. Hoàng Văn Thái và Chu Văn Tấn
C. Lương Văn Chi và Chu Văn Tấn
Câu 6: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã thống nhất lại vào
ngày tháng năm nào? Mang tên là gì?
A. 15/5/1944 – Quân đội Việt Nam
B. 15/5/1945- Việt Nam giải phóng quân
C. 14/5/1945- Quân đội nhân dân Việt Nam
D. 10/5/1945- Việt Nam cứu quốc quân
Câu 7: Khởi nghĩa Nam Kỳ xuất hiện vào ngày tháng năm nào?
A. 19/11/1940 B. 20/11/1941
2
C.23/11/1940 D. 23/12/1941
Câu 8: Trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 19/5/1941 C. 15/9/1941
B. 15/8/1941 D. 9/5/1941
Câu 9: Trung đội Cứu quốc quân 2 mới được thành lập lúc bây giờ có bao nhiêu chiến
sĩ? Đồng chí nào chỉ huy?
A. 45 chiến sĩ - đồng chí Lương Văn Chi
B. 46 chiến sĩ – đồng chí Mạc Đỉnh Chi
C. 47 chiến sĩ- đồng chí Chu Văn Tấn
Câu 10: Tên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khi thành lập năm 1931là gì?
A. Đoàn TNCS Đông Dương
B. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
C. Đoàn TNCS An Nam
D. Đoàn TNCS Miền Nam Việt Nam
Câu 11: Trung đội Cứu quốc quân 3 thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 25/2/1944 C. 25/2/1944

B. 12/5/1944 D. 22/5/1944
Câu 12: Hãy cho biết ngày tháng năm của “Chiến thắng Điện Biên Phủ” ?
A. 7-5-1954 C. 17-5-1954
B. 15-7-1954 D. 5-7-1954
Câu 13: Đồng chí nào đã thay mặt cho Trung ương Đảng công nhận và giao nhiệm vụ
cho Đội du kích Bắc Sơn?
A. Nguyễn Tri Phương C. Hoàng Văn Thụ
B. Lương Văn Chi D. Hồ Chí Minh
Câu 14: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng
năm nào? Đồng chí nào được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm làm lãnh đạo?
A. 20/12/1944- đ/c Hoàng Hoa Thám
B. 12/2/1944- đ/c Trần Hưng Đạo
C. 22/12/1944- đ/c Võ Nguyên Giáp
Câu 15: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có
những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ
vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất
nước Việt Nam chúng ta". Câu nói này là của ai?
A. Võ Nguyên Giáp C. Hoàng Sâm
B. Chu Văn Tấn D. Hồ Chủ Tịch
Câu 16: Tại các chiến khu cách mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển
trong hình thái 3 thứ quân: Trong đó đội du kích Ba Tơ được thành lập vào tháng năm
nào?
A. 3/1944 C. 3/1945
B. 4/1945 D. 5/1945
Câu 17: " Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng " Câu nói này là của ai?
3
B. Hồ Chủ Tịch
C. Võ Nguyên Giáp D. Lê Duẩn

Câu 18: Sau hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) Đội du kích Bắc Sơn mang tên
mới là gì?
A. Quốc dân quân C. Cứu quốc quân
B. Dân quân tự vệ D. Quân đội cứu quốc
Câu 19: Cách mạng tháng Tám thành công vào ngày tháng năm nào?
A. 19-8-1945 C. 18-9-1945
B. 19-8-1944 D. 18-9-1944
Câu 20: Trong chiến dịch nào Bác Hồ tặng thanh niên bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh C. Chiến dịch giải phóng Miền Nam
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ D. Chiến dịch Mùa xuân 1975
Câu 21: Tổ chức nào là tiền thân của tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội?
A. Tâm tâm xã C. Tân tâm xã
B. Tân tân xã
Câu 22: Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc
quân vào tháng năm nào?
A. Tháng 11 năm 1945
B. Tháng 12 năm 1945 C. Tháng 2 năm 1945
Câu 23: Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam
vào năm nào?
A. Năm 1954 C. Năm 1951
B. Năm 1952 D. Năm 1950
Câu 24: Năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ mấy trên Thế
giới ?
A. Đông thứ 5 C. Đông thứ 4
B. Đông thứ 6
Câu 25: Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành

Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm nào?
A. Năm 1975, nước Việt Nam thống nhất.
B. Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất.
C. Năm 1977, nước Việt Nam thống nhất.
II. TỰ LUẬN
Em hãy trình bày tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12/1944?
4
ĐÁP ÁN CÂU HỎI THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/1944
Câu: 1 B, 2 A, 3A, 4A, 5C, 6B, 7C, 8C, 9C, 10A
11C, 12A, 13C, 14C, 15D, 16C, 17B, 18C, 19A, 20B.
21A, 22A, 23D, 24A, 25B
Câu TL: Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn (Tạm thời)
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau
này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12
năm 1944. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc
huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ
huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc
Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc
Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu
quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự
chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15
tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã

khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội
trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho
Giải phóngquân.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×