Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tác động của khủng hoảng tài chính đến kinh tế Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.04 KB, 19 trang )

Tài Chính Quốc Tế
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những
cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy
cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở của
thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc
gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính tiền tệ có một
lịch sử khá dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền
kinh tế thế giới. Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng các cuộc khủng hoảng
những năm vừa qua khác với các cuộc khủng hoảng trước đây trên nhiều khía cạnh
quan trọng, đặt biệt là tác động quá mức và khả năng lây lan của khủng hoảng
dường như rất lớn và vượt quá khả năng kiểm soát.
Việc nghiên cứu đề tài giúp cho chúng ta hiểu rõ và kỹ hơn nguyên nhân
cũng như diễn biến cuộc khủng hoảng, từ đó có những bài học đối với kinh tế trong
nước. Bố cục bài:
Phần 1. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính
Phần 2. Khủng hoảng tài chính tín dụng tai Mỹ và tác động của nó đến kinh
tế.
Phần 3. Tác động của khủng hoảng tài chính đến kinh tế Việt Nam và bài
học kinh nghiệm.
K2-CH.TCNH Page 1
Tài Chính Quốc Tế
PHẦN 1. LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm về khủng hoảng Tài chính
Khủng hoảng tài chính, một cách tổng quát được hiểu là sự xấu đi một cách rõ
ràng và nhanh chóng của tất cả hay hầu hết các nhóm chỉ tiêu tài chính của một
nền kinh tế quốc gia như lãi suất ngắn hạn, giá trị tài sản, tình trạng không trả đuợc
nợ và những thất bại của các định chế tài chính. Khủng hoảng tài chính tiền tệ
chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường Tài chính tiền tệ kéo theo
sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt giảm nhanh chóng
về giá tài sản mà kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và bất lực của thị


trường tài chính sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế.(Nguyễn Đăng
Dờn (2005)
K2-CH.TCNH Page 2
Tài Chính Quốc Tế
Một số mô hình của cuộc khủng hoảng tiền tệ:
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất :
Thâm hụt ngân sách
Tài trợ bằng cách phát hành thêm tiền
Sức ép lên tỷ giá hối đoái cố định
NHTW bán dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định
Dự trữ ngoại hối suy giảm
Tấn công đầu cơ
Khủng hoảng tiền tệ
K2-CH.TCNH Page 3
Tài Chính Quốc Tế
Xuất phát điểm là các chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định và duy trì chế độ tỉ giá hối đoái cố
định
K2-CH.TCNH Page 4
Tài Chính Quốc Tế
1.2 Các loại hình khủng hoảng tài chính:
a. Khủng hoảng ngân hàng( banking crisis )
Khi ngân hàng hàng gặp phải phải sự rút vốn đột ngột bởi người gửi tiền
,người ta gọi đây là sự tháo chạy ngân hàng ( bank run) do các ngân hàng cho vay
phần lớn khoản tiền gửi mà nó nhận được nên khi gặp phải những tình huống như
vậy, các ngân hàng không thể ngay lập tức hoàn trả được ngay lập tức tất cả những
khoản tiền gửi cho khách hàng. Cho nên sự rút vốn đột ngột về tiền gửi có thể đặt
ngân hàng vào trạng thái phá sản.
Một tình huống ở đó sự tháo chạy ngân hàng lan rộng được gọi là khủng
hoảng ngân hàng mang tính hệ thống ( systemic banking crisis ), chẳng hạn như
cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ năm 1930.

b. Bong bóng đầu cơ và sự sụp đổ :
Các nhà kinh tế cho rằng một tài sản tài chính ( chảng hạn như cổ phiếu )
được xem là bong bóng khi giá của nó vượt quá giá trị hiện tại của những khoản
thu nhập trong tương lai ( như cổ tức hoặc tiền lãi) mà người chủ của nó nhận được
K2-CH.TCNH Page 5
Tài Chính Quốc Tế
cho đến khi đáo hạn. Nếu các nhà đầu tư tham gia thị trường chỉ với kỳ vọng sẽ
bán nó với giá cao hơn sau này thay vì để hưởng những khoản thu nhập mà nó sẽ
tạo ra thì đây là bằng chứng cho thấy tình chất bong bóng đã hiện dienj. Nếu có
hiện tượng bong bóng thì cũng có rủi ro sụp đổ tài sản : những người tham gia thi
trường sẽ chỉ tiếp tục mua mua vào chừng nào họ còn kỳ vọng người khác mua, và
khi nhiều người cùng quyết định bán thì sẽ ngay lập tức làm giá giảm xuống.
Tuy nhiên trong thực tế rất khó để biết được khi nào giá tài sản đã thực sự
ngang bằng hay cao hơn giá trị được tạo ra từ các yếu tố căn bản của nó. Vì vậy
cũng khó để nhận biết một cách xác thực các bong bóng tài sản trừ khi nó hiển hiện
dưới sự xét đoán của nhiều nhà đầu tư.
c. Khủng hoảng tài chính quốc tế
Khi một quốc gia đang duy trì cơ chế tỷ giá cố định thì đột ngột buộc phải
phá giá tiền tệ do bị tấn công đầu cơ. Hiện tượng này gọi là khủng hoảng tiền tệ
( currency crisis ) hay khủng hoảng cán cân thanh toán . Khi một chính phủ thất bại
trong việc hoàn trả các khoản nợ quốc gia được gọi là sự vỡ nợ quốc gia
1.3 Hậu quả của khủng hoảng tài chính
Trong tác phẩm: “Hãy kết toán cuộc sát phạt”, Helen Hayward đã viết: “
các cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con
người. Cái giá đối với con người rất nghiêm trọng, có lẽ không thể nào tính
nổi và hậu quả của khủng hoảng vẫn tiếp tục được phơi bày. Người nghèo bị
tác động bởi thất nghiệp, đồng lương bị giảm, giá cả các nhu yếu phẩm tăng cao và
các dịch vụ xã hội bị thu hẹp. Trẻ em phải rời ghế nhà trường, lương thực và
thực phẩm khan hiếm, nạn bạo hành và mại dâm tăng lên. Thất nghiệp và
cạnh tranh sinh tồn làm cho cộng đồng bị rạn nứt, chính trị trở nên bất ổn, ”

PHẦN 2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TÍN DỤNG TẠI MỸ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ
K2-CH.TCNH Page 6
Tài Chính Quốc Tế
2.1 Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng tại
Mỹ
2.1.1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng Mỹ.
a. Chứng khoán hóa :
Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển
mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng
khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm
bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại
tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4
loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là
người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch
tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng
khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể
chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết
cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm
cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của
Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong
bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của
các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho
những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản
sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây
ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh
chóng hơn.
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá
nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo.

Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra
K2-CH.TCNH Page 7
Tài Chính Quốc Tế
vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như
một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và
CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi
đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài
chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ
như Lehman Brothers sụp đổ.
b. Bong bóng thị trường nhà ở.
Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ hoạt động cho vay có phần dễ dãi và ồ ạt
được gọi lag cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng đối với người vay tiền mua
nhà trả góp với hy vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Trong giai đoạn 2004- 2006,
cho vay thế chấp dưới chuẩn chiếm khoản 21% tổng các khoản vay thế chấp.
Trong đó tính riêng năm 2006 tổng giá trị các khoản vay thế chấp dưới chuẩn lên
đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ. Sự phát triển mạnh
của hình thức cho vay dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất
của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp ky lục.
Trong khoản thời gian này, việc mua nhà ở Mỹ khá dễ dàng. Người mua chỉ
cần trả ngay khoản 20% giá trị căn nhà, còn lại sẽ trả góp trong vòng 20 năm hoặc
lâu hơn. Lãi suất lúc ấy rất thấp nên mua xong, cứ cho thuê để lấy tiền trả góp ngân
hàng, được giá sẽ bán lại lấy lời.
Thị trường lúc nào cũng chịu tác động của quy luật cung cầu. Khi việc mua
nhà không phải vì nhu cầu chổ ở mà sử dụng nó như một công cụ đầu tư thì chắc
chắn sau một thời gian xây them nhà để bán, thị trường sẽ thừa nhà. Trong khi đó,
các ngân hàng của Mỹ vì chạy theo lợi nhuận đã cho vay mua nhà ngay cả với
những người có tiền sử tín dụng xấu để hưởng những khoản lãi suất cao. Khi lãi
suất được liên tục nâng lên trong những năm gần đây, món nợ vay mua nhà bỗng
K2-CH.TCNH Page 8
Tài Chính Quốc Tế

tăng vọt. Nhiều người mất khả năng chi trả trong khi nhà lại không bán được dễ
dàng như trước vì thị trường địa ốc Mỹ rợi vào tình trạng đóng băng.
Bong bóng nhà ở vỡ làm nhiều người vay tiền ngân hàng đầu tư nhà không
trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến cho tài
sản tịch biên không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân hàng rơi
vào khó khăn. Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh
tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện
pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay
qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng
12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín
dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu
vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong
môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo
hiểm

, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ
ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở. Năm 2005, có tới
28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không.
Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV năm
2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vịcủa giá nhà giảm 3,3%. Thời điểm đó,
tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ dollar.
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ.
Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết
tắt của collateralized debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế
chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát
hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này
K2-CH.TCNH Page 9
Tài Chính Quốc Tế
xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng

hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
2.1.2 Diễn biến cuộc khủng hoản:
Tình hình phá sản 2007-2008
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century
Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình
trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation.
Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra
hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn.
Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ
chính thức nổ ra.
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân
hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của
mình ra.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp
nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực
hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan
K2-CH.TCNH Page 10
Tài Chính Quốc Tế
chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.
Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua
đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân
hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để
nâng cao mức thanh khoản.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi
những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động
sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính.
Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm
mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không
có hiệu quả như mong đợi.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns,

nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10
dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu
lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang
New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với
giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các
tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng
lên nấc thang trầm trọng hơn. Ngay sau đó, cơn bão tài chính gần như đã cuốn
phăng hai đại gia cho vay lớn nhất Mỹ Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty sở
hữu và bảo lãnh trên 5000 tỉ đô la bất động sản, tương đương gần 50% giá trị thị
trường bất động sản Mỹ, sau những báo động về tình trạng cạn kiệt vốn của hai
công ty này. Đến tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã chi 200 tỷ USD làm
phao cứu sinh cho hai đơn vị này.
Cuộc khủng hoảng bất động sản nhanh chóng làm suy yếu hệ thống tài chính -
ngân hàng Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Sự sụt giá trên thị trường bất động sản
K2-CH.TCNH Page 11
Tài Chính Quốc Tế
và các khoản đầu tư tài chính – bất động sản nhanh chóng làm hao hụt nguồn vốn
và hạ thấp chỉ số tín dụng của các tập đoàn tài chính – ngân hàng
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại
lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản, trước khi sụp đổ, tiền nợ ngân hàng và
tỷ lệ vốn vốn cổ phần là 30-1, cao gấp 3 lần quy định pháp luật cho phép. Trong
bối cảnh đó, sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers mất hàng chục tỉ đô la giá
trị cổ phiếu chỉ trong vài ngày không chỉ chấn động và làm đảo lộn thị trường tài
chính Wall Street, mà nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn toàn cầu, đẩy cuộc khủng
hoảng lên tới đỉnh điểm mới. Nhiều công ty lớn, vốn từng là đối tác hoặc nhà đầu
tư của Lehman Brothers, là những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ngay sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, ba quỹ đầu tư vào thị trường tiền
tệ, một loại hình quỹ đầu tư vốn được coi là an toàn gần như gửi tiết kiệm, tuyên
bố không còn đủ vốn pháp định.
Trong lịch sử 37 năm tồn tại của loại hình quỹ đầu tư này, chỉ duy nhất một quỹ

từng rơi vào tình trạng tương tự vào năm 1994. Khả năng phá sản dây chuyền
khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của American International Group (AIG),
tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, vì lo ngại AIG sẽ không cáng đáng nổi trách
nhiệm của những khoản bảo hiểm phá sản. Chỉ trong vòng vài ngày, cổ phiếu của
AIG đã mất tới 90% giá trị. Nghiêm trọng hơn, nỗi lo sợ về khả năng vỡ nợ hàng
loạt đã khiến các ngân hàng và công ty tài chính xiết chặt hầu bao, đẩy lãi suất
ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt từng giờ. Các nguồn cung về tài
chính bỗng trở nên cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tài
chính và một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.
Mối đe dọa về khả năng bùng nổ của một cơn đại suy thoái kinh tế đã buộc
chính phủ các nước phải can thiệp khẩn cấp. Chỉ trong ba ngày 16, 17 và 18 tháng
9, các ngân hàng trung ương Mỹ, Tây Âu, Anh, Nhật, Canada, Nga và Ấn Độ đã
K2-CH.TCNH Page 12
Tài Chính Quốc Tế
phải bơm hàng trăm tỉ đô là vào thị trường tiền tệ nhằm cứu hệ thống tài chính khỏi
nguy cơ tê liệt. Ngày 16 tháng 9 năm 2008, trong một động thái trái ngược với
quyết định từ chối bảo lãnh Lehman Brothers chỉ hai ngày trước đó, Cục Dữ Trữ
Liên Bang và Bộ Ngân Khố Mỹ quyết định đổ 85 tỉ đô la vào cứu tập đoàn AIG.
Quyết định của chính phủ Mỹ không ngoài mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ dây
chuyền mà theo nhiều chuyên gia sẽ không thể cứu vãn được nếu để AIG phá sản.
Ngay sau đó, một loạt các đối sách được coi là quy mô nhất kể từ cuộc Đại
Suy Thoái những năm 1930 đã nhanh chóng được đưa ra nhằm cứu hệ thống tài
chính khỏi nguy cơ sụp đổ. Ngày 19 tháng 9, Bộ Ngân khố Mỹ tuyên bố sẽ bảo
lãnh tiền đầu tư vào các quỹ đầu tư tiền tệ nhằm ngăn chặn khả năng rút tiền hàng
loạt ra khỏi loại hình quỹ đầu tư với trên 3500 tỉ.
Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế
Khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền
tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc
biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản.
Thị trường nhà ở Mỹ tiếp tục suy yếu. Tỷ lệ bán các căn nhà giảm sau mỗi

tháng trong đầu năm 2008, con số hơn 800.000 ngôi nhà chưa bán được đã đè nặng
lên thị trường gây sức ép tới giá nhà . Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng giá
nhà sẽ tiếp tục giảm trong năm 2008 và kéo dài tới 2009. Chỉ có rất ít các nhà phân
tích cho rằng giá nhà sẽ chạm đáy trong tương lai gần.
Sự khan hiếm tín dụng cho các hoạt động kinh doanh đã cho thấy thị trường
đang suy giảm. Nhiều công ty cắt giảm dự án đầu tư, một số khác buộc phải từ bỏ
kế hoạch kinh doanh hiểu quả do không tìm thấy được nguồn tài trợ từ ngân hàng
Trong một sự phối hợp hành động chưa từng có tiền lệ nhằm ngăn chặn đầu cơ
giảm giá cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Canada, Anh, Ailen, Pháp, Đức, Hà
lan, Úc, Đài loan… đồng loạt cấm hoặc hạn chế hoạt động bán khống chứng
K2-CH.TCNH Page 13
Tài Chính Quốc Tế
khoán. Những đối sách quyết liệt này đã đem đến sinh khí mới cho thị trường
chứng khoán.
Chỉ trong hai ngày 18 và 19 tháng 9, các chỉ số chứng khoán cơ bản của Mỹ
nhảy vọt gần 9%. Các biện pháp cấp tốc của chính phủ Mỹ dường như đã thành
công trong việc tạm thời cân bằng lại tâm lý cho giới đầu tư.
2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
a. Đối với Mỹ
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm
2007.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi
vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái
nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi
tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị
mất việc làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và
lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó,
tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp
K2-CH.TCNH Page 14

Tài Chính Quốc Tế
phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất
nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các
hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh
nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô
hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà
lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng
không thành công.

Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời
đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế
thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ
tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương
tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua
dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều
này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Kể từ tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ
bị ngân hàng xiết nợ do các gia đình không đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà.
Cuộc khủng hoảng bất động sản cũng khiến hàng trăm ngàn người mất việc làm.
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, nền kinh tế Mỹ mất 605000 việc làm trong
8 tháng đầu năm 2008, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 6.1%, cao nhất trong năm năm trở
lại đây. Sự mất giá của các tài sản nhà đất cũng sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu
của người tiêu dùng Mỹ lên cao hơn con số 18% hiên nay, bắt buộc họ phải thắt
chặt hầu bao.
Khoản tiền cứu trợ 700 tỉ đô la, chưa kể hàng trăm tỉ đô la chính phủ Mỹ đã
chi trong năm qua nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân
hàng, sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách của chính phủ Mỹ trong nhiệm kì tới.
K2-CH.TCNH Page 15
Tài Chính Quốc Tế

Hiện tại, chưa kể những khoản tiền cứu trợ này, thâm hụt ngân sách trong năm
2008 đã ước tính lên tới con số 482 tỉ đô, cao nhất trong lịch sử, và số tiền nợ của
chính phủ Mỹ đã lên tới con số kỉ lục trên 9.600 tỉ đô là, tương đương khoảng 60%
Tổng thu nhập Quốc dân của Mỹ.
b. Đối với thế giới.
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi
kinh tế thế giới xấu đi.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh
tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng
xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng
trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm
trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức
trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế
lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng
đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh
tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.
K2-CH.TCNH Page 16
Tài Chính Quốc Tế
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ,
nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi
giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ
cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho
các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại.

Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra
đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao
trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộckhủng hoảng giá

lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất
giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình
sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho
các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất
khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ
phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền
tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.
PHẦN 3. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 Tác động của cuộc khủng hoảng đến kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi suy tàn.
Khi khủng hoảng xảy ra, người ta coi đó như hậu quả tất yếu sau một kỳ tăng
trưởng nóng và là dấu hiệu tốt cho thấy một sức sống mới sắp bắt đầu.
Từ đó, khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để loại bỏ một số phần
tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại.
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đến Việt Nam có thể
diễn ra trên các khía cạnh:
K2-CH.TCNH Page 17
Tài Chính Quốc Tế
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng sẽ làm giảm sút nguồn thu ngoại tệ do khả năng
suy giảm xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ, liên quan trước hết với tình
trạng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, trong đó có hàng dệt may.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng có thể làm giảm sút nguồn kiều hối từ Mỹ và cả
từ các nước khác có chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng này do thu
nhập của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và các nước đó cũng bị giảm sút ít,
nhiều, trực tiếp và gián tiếp.
Thứ ba, có khả năng dòng FDI đăng ký và thực hiện ở Việt Nam trong thời
gian tới sẽ ít hơn dự liệu và so với xu thế năm 2008, do các nhà đầu tư nước ngoài
gặp những khó khăn về tài chính, thị trường và cả sự thận trọng hơn khi đưa ra các
quyết định đầu tư mới, hoặc khi phải tiếp tục giải ngân, mở rộng các khoản đầu tư

đang triển khai.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng gây ra tác động đến thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam về tâm lý, về nguồn vốn tham gia thị trường…
Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, có thể coi đây như cơ hội để phát triển TTCK nói
riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung, vì lẽ, một mặt, sẽ tăng hấp dẫn các nhà đầu
tư khi TTCK Việt Nam chứng tỏ được là bản thân nó sẽ tạo chỗ trú ẩn an toàn cho
vốn đầu tư trong nước và quốc tế trong bối cảnh “chiến sự” - khủng hoảng đang có
chiều hướng lan tỏa ngày càng rộng hơn và chưa thể chấm dứt trong thời gian
trước mắt; mặt khác, trong khi thị trường vốn vay ngân hàng gặp khó khăn, thì các
doanh nghiệp sẽ buộc phải tìm kiếm vốn đầu tư từ các nguồn thay thế, và TTCK sẽ
trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp có hoặc sẽ phải phấn đấu có
đủ tiêu chuẩn cần thiết để tham gia sân chơi này. Điều này sẽ tạo xung lực tích cực
mới cho cả sự phát triển của doanh nghiệp, lẫn của TTCK Việt Nam.
3.2 Bài học và đối sách cần có cho Việt Nam
K2-CH.TCNH Page 18
Tài Chính Quốc Tế
Mặc dù cuộc khủng hoảng chưa kết thúc và cần thời gian để kiểm định, nhưng có
thể rút ra 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay:
Thứ nhất, không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào
trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù
lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành công như thế nào, cũng
có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của chính phủ…
Thứ hai, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn,
nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể
coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngoài ra, cần luôn
tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường
trong nước và quốc tế. Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhúm, thay
vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là
với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển, hoàn

thiện.
Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong
cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng tài
chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc
trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các
yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo
đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân,
người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể
mua - bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong
trường hợp này và cho mục tiêu đó.(Trích TS Nguyễn Minh Phong viện nghiên
cứu phát triển kinh tế xã hội )
K2-CH.TCNH Page 19

×