Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐỒ ÁN CÁC HỆ CƠ SỞ TRI THỨC Xây dựng chương trình GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ MẠCH ĐIỆN 1 CHIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO ĐỒ ÁN
CÁC HỆ CƠ SỞ TRI THỨC
Xây dựng chương trình :
GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ MẠCH ĐIỆN 1 CHIỀU <Vật lý 11>
Giảng viên :
Huỳnh Thị Thanh Thương
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Duy Khiêm 10520555
Phạm Đình Sứng 10520219
Trần Quốc Thuấn 10520092
Phạm Ngọc Ánh 10520237
1
2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






























LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian ngắn để thực hiện đề tài với những kỉ niệm, trải nghiệm khó quên. Để
mở đầu cho cuốn báo cáo này, xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
cô giáo của trường Đại học Công Nghệ Thông Tin đã giúp chúng em có được các kiến
thức nền tảng và những lời khuyên chân quý báu trong quá trình chọn và làm đồ án.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Huỳnh Thị Thanh Thương – giảng
viên môn Các Hệ Cơ sở Tri thức. Cô luôn rất tận tâm, nhiệt tình và tỉ mỉ để dạy chúng
em những tiết lý thuyết chất lượng và bổ ích. Những bài học căn bản của cô, những
buổi seminar thật bổ ích và nhận được những lời nhận xét, đánh giá và gợi ý đã giúp
chúng em đi đúng hướng và có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Mỗi khi gặp
khó khăn hay vướng mắc chúng em lại nhận được sự giúp đỡ và những câu trả lời của
cô một cách nhanh chóng.
Cuối cùng, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người bạn đã giúp đỡ
nhóm , động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để các thành viên trong nhóm làm
tốt và hoàn thành đúng hạn đồ án.
Thời gian chỉ vẻn vẹn 3 tháng nhưng đã mang lại cho nhóm những trải nghiệm thú vị,

những ấn tượng vui có mà buồn cũng có nhưng rồi tất cả cũng đã cố gắng hoàn thành
đồ án, ngoài việc học thêm được nhiều kiến thức bổ ích, tự hoàn thiện khả năng độc
lập làm việc và làm việc nhóm thì việc thực hiện đề tài này cũng giúp nhóm xích lại
gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.
Xin chân thành cảm ơn! TPHCM, ngày 9 tháng 7 năm 2013
Người thực hiện:
Trần Quốc Thuấn 10520092
Nguyễn Duy Khiêm 10520555
Phạm Đình Sứng 10520219
Phạm Ngọc Ánh 10520237
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Chương 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hình 2.2.1 : Các phương pháp biểu diễn tri thức.
Hình 2.3.1 Mỗi quan hệ giữa Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn
Hình 2.3.2 Mỗi quan hệ giữa Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn trong HCSTT
Hình 2.4.1 Cấu trúc của hệ chuyên gia.
Chương 3 – THIẾT KẾ CƠ SỞ TRI THỨC
4
Hình 3.1 : Sơ đồ Mô hình tri thức của ứng dụng
Hình 3.2.1: Mạch điện một R
Hình 3.2.2 : Mạch điện 1 chiều R1 nối tiếp R2
Hình 3.2.4 : Mạch điện 1 chiều R1 ,R2,R3 mắc nối tiếp
Hình 3.2.5 : Mạch điện 1 chiều R1 ,R2,R3 mắc song song
Hình 3.2.6 : Mạch điện 1 chiều ( R1 nối tiếp R2 )rồi mắc song song với R3
Hình 3.2.7 : Mạch điện 1 chiều ( R1 nối tiếp R3 )rồi mắc song song với R2
Hình 3.2.8 : Mạch điện 1 chiều ( R2 nối tiếp R3 )rồi mắc song song với R1
Hình 3.2.9 : Mạch điện 1 chiều ( R1 song song R2 )rồi mắc với nối tiếp R3

Hình 3.2.10 : Mạch điện 1 chiều ( R1 song song R3 )rồi mắc với nối tiếp R2
Hình 3.2.11 : Mạch điện 1 chiều ( R2 song song R3 )rồi mắc với nối tiếp R1
Chương 4 – THIẾT KẾ BỘ SUY DIỄN
Hình 4.1 : Sơ đồ khối thuật giải suy diễn tiếp áp dụng cho chương trình
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt, thuật ngữ Giải thích
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
HĐH Hệ điều hành
GT Giả thiết
KL Kết luận
CSTT Cơ sở tri thức
HCSTT Hệ cơ sở tri thức
SGK
Sách giáo khoa
SK Sự kiện
MTT Mạng tính toán
5
COKB Computational Objects Knowledge
Base : Mạng các đối tượng tính toán
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về công nghệ - thông tin. Việc áp
dụng các biện pháp CNTT vào việc dạy vào học là một bước tiến vượt bậc giúp việc
dạy và học hiệu quả hơn, không bị nhàm chán , nhanh gọn và chính xác hơn.
Với mong muốn tạo ra một phần mềm giúp các em học sinh có thể tiếp thu tốt
hơn các bài tập Vật lý về mạch điện 1 chiều không đổi, giúp các em có một công cụ để
dễ dàng kiểm tra kết quả mình làm và đưa ra lời giải một cách ngắn gọn, xúc tích và
đúng đắn nhất , giúp các phụ huynh có thể kiểm tra bài tập của con em mình mà
không nhất thiết phải hiểu bài của các em… Nhóm thực hiện đồ án chúng em đã đi
vào tìm hiểu, nghiên cứu Các Hệ Cơ sở Tri thức – Mạng tính toán để xây dựng nên

phần mềm : Giải các bài tập Vật lý 11- Mạch điện 1 chiều không đổi.
6
Ban đầu chương trình còn đơn giản, độ chính xác và tin cậy chưa cao, nhưng
hy vọng rằng trong những lần cập nhật sau, chương trình sẽ cải thiện được vấn đề
này.
Nội dung của báo cáo đồ án môn học được trình bày trong 6 chương, bao gồm:
Chương 1 – Tổng quan về đề tài : Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài bao
gồm : thực trạng và sự cần thiết của đề tài, mục đích, đối tượng mà đề tài hướng đến,
phạm vi – giới hạn nghiên cứu của đề tài và các phương pháp nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết : Tri thức , HCSTT, HCG, Mạng tính toán, COKB…
Chương 3 – Thiết kế cơ sở tri thức : Thiết kế mô hình tri thức, tổ chức lưu trữ tri
thức trên máy tính.
Chương 4 – Thiết kế bộ suy diễn : Các phương pháp suy diễn tiến, suy diễn lùi.
Chương 5 – Cài đặt ứng dụng : Xây dựng ứng dụng thử nghiệm là một phần mềm
giải các bài tập vật lý mạch điện 1 chiều lớp 11.
Chương 6 – Kết luận: Tổng kết những kết quả đạt được, tóm tắt lại các vấn đề đã đặt
ra trong báo cáo và cách giải quyết, những đóng góp mới và những đề xuất mới về
một số hướng phát triển của đề tài trong tương lai.
Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 THỰC TRẠNG
Ngành công nghiệp sản suất các phần mềm giáo dục của nước ta nói riêng và thế giới
nói chung còn hạn chế, chưa có nhiều thành tựa đột phá.
Các phần mềm liên quan hệ hệ giải toán vật lý trên thế giới điển hình như :
+ PhysicsTutor® Excalibur Physics Software Reviews: phần mềm hỗ trợ tổ chức và
tối ưu hóa hiệu quả trong nghiên cứu vật lý.
+ Physics Problems Solver Software: ứng dụng đơn giản dành cho học sinh học tập
khoa học căn bản của vật lý với các khái niệm nội dung và giao diện dễ dùng và bắt
mắt.

7
+ Phần mềm mô phỏng và giải toán con lắc đơn: chức năng chính mô tả chuyển động
của con lắc phần mềm có thể giải các bài toán thông dụng với các đại lượng gia tốc
trọng trường, chiều dài con lắc, li độ góc, biên độ góc, vận tốc , vận tốc cực đại, gia
tốc…
+ Physics Simulations: công cụ giúp mô phỏng các hiện tượng Vật lý, đồng thời cũng
là 1 công cụ giúp tính nhanh các đại lượng khi biết các đại lượng liên quan, chẳng
hạn: tính hiệu điện thế bằng định luật Ohm, tính chu kỳ, tần số dao động
v.v và còn nhiều các phần mềm hữu dụng khác nữa.
Tuy vậy nhưng ngành công nghiệp sản suất phần mềm giáo dục của nước ta còn chưa
phát triển và đem lại lợi ích cho người dùng và người sản suất.
Các vướng mắc chính:
Phần mềm không thể đến tận tay người tiêu dùng cần thiết do ở những nơi xa xôi của
đất nước chưa phổ cập máy tỉnh ở mỗi nhà mỗi gia đình, nền giáo dục việc nam thì
sách vở đóng vai trò quan trọng và hầu như mọi hoạt động giáo dục đề thực hiện trên
sách vở.
Ý thức sử dụng phần mềm của người dùng việt còn kém: đa phần sử dụng các bản
Crack và lậu để được sử dụng Free, làm cho các công ty sản suất thua lỗ và không thể
nào phát triển sản suất cũng như thị trường.
Chính vì vậy ngành công nghiệp sản suất các phần mềm giáo dục đặc biệt là vật lý
còn nhiều hứa hẹn và triển vọng trong tương lai, chúng ta cần phát huy và pháp triển
để đem lại lợi ích cho chính mình cũng như tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục hiện
thời còn chưa được hiện đại hóa của nước ta.
1.2 MỤC TIÊU
 Mục tiêu đồ án:
- Giải được một số dạng bài tập vật lý các bài về mạch điện một chiều không đổi
8
- Giúp học sinh và giáo viên tra cứu bài giải để đối chiếu kết quả làm được hoặc
tham khảo bài giải khi chưa tìm ra hướng đi cho bài toán.
- Là giải pháp hiệu quả giúp học sinh tự mình kiểm tra cũng như bổ sung các

kiến thức còn thiếu trong quá trình sử dụng phần mềm
- Nâng cáo kỹ năng sử dụng một phần mềm giáo dục, học được cách nhập bài
toán theo quy ước của phần mềm, cách thêm tri thức mới và cập nhật các cách
giải hay và mới cho phần mềm.
- Tiện lợi cho việc đi lại và học tập khi không cần đi bất cứ đâu để hỏi bài khi có
thể tham khảo khi đã nghiên cứu một bài trong một thời gian dài mà không tìm
ra được hướng giải quyết, chỉ cần ngồi vào máy và nhập bài toán vào, tiết kiệm
chi phí đi lại cũng như công sức bỏ ra mà vẫn có thể có được lời giải hay và
đúng để học tốt hơn.
- Phần mềm tuy ban đầu đơn giản , còn nhiều điểm yếu kém nhưng hy vọng sẽ là
tiền đề để tiếp tục được phát triển và thành công hơn nữa.
 Ứng dụng:
Ứng dụng chính của phần mềm là trong lĩnh vực giáo dục trung học phổ thông cụ thể
là trong học tập và giảng dậy môn lý lớp 11, đặc biệt là các phần về mạch điện, điện
tích và điện trường.
1.3 ĐỐI TƯỢNG
- Học sinh, sinh viên
- Giáo viên
- Phụ huynh
- Người dùng tự do
1.4 PHẠM VI
- Phạm vi về kiến thức: Chương trình vật lý trong lớp 11 cụ thể hơn là các bài tập
vật lý về Mạch điện 1 chiều có dòng điện không đổi có tối đa 3 điện trở mắc với
nhau.
9
- Phạm vi phần mềm: Hệ giải toán (hệ giải toán vật lý).
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về mạng tính toán , các phương pháp suy diễn trên mạng tính toán : suy
diễn tiến, suy diễn lùi
- Thu thập tri thức : các đối tượng, định lý, công thức… trong mạch điện một chiều

không đổi.
- Chọn lọc , phân loại ,xử lý tri thức thu thập được .
- Biểu diễn ,lưu trữ miền tri thức thu thập được để có thể sử dụng trong chương trình
.
- Xác định và tiến hành cài đặt phương pháp suy diễn trong bài toán để từ miền tri
thức nhập vào có thể tìm ra lời giải cho bài toán nhất định
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các tri thức về mạch điện 1 chiều không đổi trong chương trình Vật lý 11.

2.2 Cơ sở tri thức – Knowledge Base (KB)
 Khái niệm : Tập hợp các tri thức liên quan đến vấn đề mà chương trình quan
tâm giải quyết tạo thành một cơ sở tri thức.
 Cách tiếp cận khoa học và công nghệ về tri thức :
- Trước đây mọi hoạt động liên quan đến việc hình thành tri thức và quá trình
suy luận trên tri thức đều thuộc chức năng đặc biệt của bộ não con người.
- Sự ra đời của máy tính điện tử -> một số công việc cần sử dụng trí óc có
thể được thay thế và thực hiện được bởi máy tính.
- Thành tựu bước đầu: Tự động hóa chứng minh logic, chơi cờ, phiên dịch,…
- Con người tìm hiểu sâu hơn bản chất của hoạt động nhận thức của mình , hệ
thống tri thức tích lũy được, thuộc tính của tri thức, đòi hỏi đối với tri thức.
- Nghiên cứu đề xuất phương pháp khoa học và giải pháp công nghệ để
+ Biểu diễn tri thức.
+ Thu thập và tìm kiếm tri thức.
+ Xử lý tri thức.
10
+Quản trị tri thức.
 Vấn đề biểu diễn tri thức :
- Để biểu diễn tri thức ta sử dụng :
+ Các kiểu dữ liệu đơn giản.
+ Các kiểu dữ liệu có cấu trúc , các cấu trúc trừu tượng.

+ Các mô hình toán học, các cấu trúc toán học.
+Các hệ logic toán học.
+Ngôn ngữ đặc tả.
 Các phương pháp biểu diễn tri thức :
11
Vấn đề biểu diễn tri thức = tìm cách diễn
đạt, thể hiện, mã hóa tri thức theo những
dạng thức nhất định, thích hợp cho việc tổ
chức lưu trữ và xử lý trên máy.
Hình 2.2.1 : Các phương pháp biểu diễn tri thức.
2.3 Hệ cơ sở tri thức - Knowledge Base System
 Khái niệm:
 Cấu trúc của HCSTT:
- Hai yếu tố chính trong Hệ CSTT là : Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn
- Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa hai khối:
12
- Cơ sở tri thức: là tập hợp các tri thức liên quan đến vấn đề
mà chương trình quan tâm giải quyết.
- Động cơ suy diễn: là phương pháp vận dụng tri thức trong cơ
sở tri thức để giải quyết vấn đề.
Hình 2.3.1 Mỗi quan hệ giữa Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn so với
chương trình cổ điển
Hình 2.3.2 Mỗi quan hệ giữa Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn trong
Hệ cơ sở tri thức.
13
2.4 Hệ chuyên gia – Expert System
• Khái niệm :
 Hệ chuyên gia là một hệ thống chương trình máy tính chứa các thông tin tri
thức và các quá trình suy luận về một lĩnh vực cụ thể nào đó để giải quyết
các vấn đề khó hoặc hóc búa đòi hỏi sự tinh thông đầy đủ của các chuyên

gia con người đối với các giải pháp của họ. Nói cách khác hệ chuyên gia là
dựa trên tri thức của các chuyên gia con người giỏi nhất trong lĩnh vực quan
tâm.
 Tri thức của hệ chuyên gia bao gồm các sự kiện và các luật, các sự kiện
được cấu thành một số nhiều thông tin khác nhau, được thu thập rộng rãi,
công khai và được sự đồng tình của nhiều chuyên gia con người trong lĩnh
vực. Các luật biểu thị sự quyết đoán chuyên môn của các chuyên gia trong
lĩnh vực
 Mức độ hiệu quả của một hệ chuyên gia phụ thuộc vào kích thước và chất
lượng của cơ sở tri thức mà hệ chuyên gia đó có được.
 Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề nào đó như y
khoa, tài chính, khoa học hay công nghệ vv… , mà không phải là cho bất
kỳ một lĩnh vực vấn đề nào.
• Đặc trưng của hệ chuyên gia.
4 đặc trưng cơ bản của hệ chuyên gia là:
 Hiệu quả cao: khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng hoặc cao hơn so
với chuyên gia con người trong cùng lĩnh vực.
 Thời gian trả lời thỏa đáng: Thời gian trả lời hợp lý bằng hoặc nhanh hơn
so với chuyên gia con người để đi đến cùng một quyết định.
 Độ tinh cậy cao: Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút độ tinh cậy khi sử
dụng.
 Dễ hiểu: Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một cách dễ hiểu và
nhất quán.

• Cấu trúc của hệ chuyên gia.
Một hệ chuyên gia kiểu mẩu gồm các thành phần cơ bản sau:
14
Hình 2.4.1 Cấu trúc của hệ chuyên gia.
2.7 Mạng tính toán và Mạng các đối tượng tính toán (COKB)
2.7.1 Mạng tính toán - Computational Network

• Khái niệm:
• Cấu trúc của mạng tính toán: có dạng (M, F), trong đó:
15
Mỗi mạng tính toán là một mạng ngữ nghĩa
chứa các biến và những quan hệ có thể cài
đặt và sử dụng cho việc tính toán.
M = {x
1
,x
2
, ,x
m
} tập hợp các biến đơn trong miền xác định tương ứng
D
1
,D
2
, ,D
m

F = {f
1
,f
2
, ,f
m
} tập các quan hệ có dạng:
f : u(f) → v(f)
trong đó u(f), v(f) là các tập con khác rỗng của M thỏa:
u(f) ∩ v(f) = ∅

• Các vấn đề trên mạng tính toán :
• Giải quyết vấn đề :
 Vấn đề 1: A → B giải được không?
16
Khái niệm bao đóng : bao đóng của A ký hiệu là Ᾱ là sự mở rộng tối
đa của A trên mô hình (M,F).
 Ta có thể kiểm tra tính giải được của bài toán A->B bằng cách
tìm bao đóng của tập A rồi xét xem B có bao hàm trong A hay
không.
Ví dụ :
Cho lược đồ quan hệ (U,F)
U={a,b,c,d,e,g,h}
F={ab->c,d->eg,acd->b,c->a,be->c,ce->ag,bc->d,cg->bd,g->h}
Tính bao đóng của Q={d} và W={d,e}
Giải
Q={d}
Q={d,e,g} ( áp dụng d->eg)
Q={d,e,g,h} ( áp dụng g->h)
Sau đó ta thấy ko còn một luật trong tập F nào có thể áp dụng cho tập Q
nên ta kết luận Q- ={d,e,g,h} là bao đóng của Q
Với W={d,e}
W={d,e,g} ( áp dụng d->eg)
W={d,e,g,h} ( áp dụng g->h)
Sau đó tương tự như Q ko có luật F nào áp dụng lên W được nữa nên
ta kết luận bao đóng của W
17
 Vấn đề 2: Nếu A → B giải được, lời giải như thế nào?
Ví dụ:
Trong tam giác ABC giả sử đã biết cạnh a, góc β, góc γ. Hãy tính các
cạnh còn lại.

A→B
Giả thiết: A = {a, β, γ}
Tính các biến: B = {b, c}
18
Hình 2.7.1 Phương pháp suy diễn trên MTT để đưa ra lời giải.
 Vấn đề 3 : Kiểm định giả thiết bài toán
19
2.7.2 Mạng các đối tượng tính toán - COKB
Ví dụ :
Xét một bài toán gồm có 2 tam giác có một số liên hệ với nhau ( chẳng hạn cạnh a của
tam giác này bằng cạch b của tam giác kia ), thì ta có một mạng tính toán gồm 2 “ đối
tượng” có cùng loại ( đều là tam giác ).
Mỗi đối tượng trong trường hợp này có thể được thay thế bởi một mạng tính toán
tương ứng, và từ đó ta được một mạng tính toán trong đó có 2 bộ phận ( hay 2 mạng
con ) có cùng loại
Hình 2.7.2 : Mạng tính toán gồm 2 bộ phận , mỗi bộ phận là 1 mạng tính toán
của 1 tam giác
20
Mạng các đối tượng tính toán có dạng : (O,F) . Trong đó :
O là tập hợp các đối tượng tính toán (*) . Các đối tượng tính toán ở
đây có thể hiểu là mạng tính toán con hoặc các đối tượng khác
( tập hợp các biến …)
F là tập hợp các quan hệ giữa các đối tượng
Hình 2.7.3 : Mạng tính toán gồm 4 bộ phận
(*) Các vấn đề được đặt ra đối với Mạng các đối tượng tính toán, cách cài
đặt và các thuật toán nhìn chung là tương tự như Mạng tính toán.
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ CƠ SỞ TRI THỨC
3.1 MÔ HÌNH TRI THỨC CỦA ỨNG DỤNG.
Mô hình tri thức hệ “Giải bài tập Vật lý” có cấu trúc là:
Math_Physical(C- Object,Formula_Rule,Relation)

Trong đó:
21
Mạng có 4 đối tượng
tính toán
2 C- Object : là các đối tượng tính toán.
3 Formula_Rule : Các công thức trong mạng tính toán.
4 Relation : Quan hệ giữa các đối tượng tính toán ( Điện trở R)
• C-Object:
Có cấu trúc: C-Object(Facts, Formula)
Trong đó :
 Facts có cấu trúc : Facts(Symbol,Meaning)
• Symbol: là tập các ký hiệu của C- Object (mạch điện một R)
Symbol { U, R, I,A,Q,t,R1,U1….}
• Meaning: là định nghĩa cho các biến trên tập gồm các phần tử là:
Meaning{ Điện trở(R); Hiệu Điện Thế(U), Cường độ dòng điện(I), Công
suất(A); Nhiệt điện(Q) …. }
 Formula có cấu trúc : Formula(Rule, Formula, )
Rule: là các luật từ giả thiết suy ra kết luận có cấu trúc trong mỗi một C-Object
Rule{ U, R -> I; A, t -> Q; U, I -> R; I, R, t ->Q ……}
Formula: là các công thức,định luật trong mỗi một C-Object
Formula{ U = I x R; Q = A x t;
R = Q / ( ( I x I ) x t);
Q = R x ( I x I ) x t
……
}
22
• Formula_Rule :
Có cấu trúc : Formula_Rule(Rules, Formulas, )
 Rules: là các luật từ giả thiết suy ra kết luận có cấu trúc giữa các C-Object khác
nhau.

Rules{ R1, R2 -> R; I1 -> I; I2 -> I; U1, U2 -> U……}
 Formula: là các công thức,định luật liên quan giữa các C-Object
Formula{
R1 + R2 = R
U1 + U2 = U
I1 = I2 = I
R1 = Q1 / ( ( I1 x I1 ) x t)
……
}
• Relation :
Có cấu trúc: Relation(1_resistor,2_resistors,3_resistors)
 1_resistor: là tập gồm { Mạch một R }
 2_resistors: là mối quan hệ giữa hai điện trở mắc với nhau,hay là hai mạch một bộ
nối với nhau
2_resistors{ R1ntR2; R1 ss R2}
 3_resistors : là mối quan hệ giữa 3 diện trở mắc với nhau
3_resistors{
R1 mắc nối tiếp R2 tất cả mắc song song với R3
R1 mắc song song R2 tất cả mắc nối tiếp với R3
R2 mắc nối tiếp với R3 tất cả mắc song song với R1
R2 mắc song song với R3 tất cả mắc nối tiếp với R1
23
R1 mắc nối tiếp R3 tất cả mắc song song với R2
………… }
Hình 3.1 : Sơ đồ Mô hình tri thức của ứng dụng
24
Formula_Rule
Formula
Meaning
Formulas

Relation
C- Object
Math_Physical
1_resistor
Facts
Rules
Symbol FormulaRule
3_resistors
2_resistors
3.2 TỔ CHỨC LƯU TRỮ TRÊN MÁY TÍNH
- Tổ chức tri thức trên bộ nhớ phụ với dạng file *.txt ( có tất cả 12 file . txt)
- Cơ sở tri thức của chương trình gồm có 2 dạng chính:
• Dạng 1 : Facts.txt : (một file)

 Facts.txt để lưu thông tin về các đối tượng tính toán bao gồm ký hiệu và mô tả
- ý nghĩa
 Cấu trúc :
<tên đối tượng 1> : <mô tả đối tượng 1>
<tên đối tượng 2> : <mô tả đối tượng 2>

 Ví dụ : File Facts.txt được trong chương trình
25

×