Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tom tat những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên cơ sở cho việc xây dựng chương trình nâng cao tại đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.4 KB, 33 trang )



i



ĐẠI HỌC SOUTHERN
LUZON PHILIPPINES
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆT NAM

NCS. NGUYỄN ĐÌNH YÊN

NHỮNG TƢƠNG QUAN VỀ
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN:
CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO TẠI
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


THÁI NGUYÊN, 2014


ii
Công trình đƣợc thực hiện tại:
TRUNG TÂM LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ,
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Apolonia A. Espinosa

Phản biện 1:…………………………………………….
Phản biện 2:…………………………………………….
Phản biện 3:…………………………………………….

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp Đại học
Thái Nguyên họp tại:……………………………………………
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014

Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái nguyên
- Thư viện Trung tâm liên kết đào tạo quốc tế.
- Thư viện trường Đại học tổng hợp Nam Luzon, Philipin.


1
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
Dạy học được đánh giá là hoạt động phức tạp, các học giả và
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục thường khám phá, phân
tích về các vấn đề xoay quanh lĩnh vực giảng dạy. Những nghiên cứu
này hầu hết đều tìm kiếm sự hiệu quả hay không hiệu quả về hoạt
động giảng dạy của giảng viên. Giảng viên thường bị đổ lỗi nhiều
hơn nếu sinh viên của mình không chứng tỏ được những hành vi
được mong đợi và cách thức học tập họ thu được trong suốt thời gian
học ở trường. Hơn thế nữa, nếu sinh viên có thể có được một công
việc tốt và thành công, khi đó chứng tỏ sinh viên được giảng dạy tốt
và được học tập từ những người thầy giỏi. Đây là cơ sở chung cho

thấy hiệu quả giảng dạy của giảng viên trong nền giáo dục của thế
giới. Theo Lardizabal, Bustos, Bucu, & Tangco, (1991), giảng dạy có
hiệu quả có nghĩa là giảng viên giảng dạy phù hợp với mong muốn
của sinh viên. Năng lực của người giảng viên sẽ tạo ra hiệu quả lâu
dài đối với sinh viên. Và đối với giảng viên, họ giảng dạy có hiệu quả
nếu như họ có thể mang lại những thay đổi tích cực cho sinh viên.
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã và đang thực hiện tư tưởng
chỉ đạo của Đảng nhằm xây dựng Đại học thành trung tâm giáo dục
đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao trong khu vực và
cả nước. Nhưng hiện nay tại ĐHTN có rất ít những đề tài nghiên cứu
về những yếu tố phát triển hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vì
vậy, đề tài này được thực hiện để đánh giá hoạt động giảng dạy của
giảng viên dựa vào các yếu tố như đặc điểm cá nhân, đặc điểm nghề
nghiệp. Đề tài sẽ chỉ ra những nhu cầu cấp thiết, làm cơ sở cho việc
phát triển giảng dạy và học tập của giảng viên. Nếu những yếu tố ảnh


2
hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên được kiểm soát, chất
lượng giáo dục và quá trình học tập, giảng dạy sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xác định những tương quan đến hoạt động giảng dạy của
giảng viên, qua đó phát triển một chương trình nâng cao tại ĐHTN
cho năm học 2013-2014. Cụ thể, đề tài tìm kiếm những vấn đề sau:
1. Tìm hiểu hồ sơ nhân khẩu học về đối tượng nghiên cứu,
gồm có:
1.1. Tuổi
1.2. Giới tính
1.3. Địa vị xã hội
1.4. Trình độ chuyên môn

1.5. Vị trí công tác
2. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của
giảng viên:
2.1. Yếu tố về Đặc điểm cá nhân
2.1.1. Thể chất
2.1.2. Trí tuệ
2.1.3. Tinh thần, Tình cảm
2.1.4. Xã hội
2.2. Yếu tố Đặc điểm nghề nghiệp
2.2.1. Kỹ năng giảng dạy
2.2.2. Kỹ năng hướng dẫn


3
2.2.3. Kỹ năng quản lý lớp
2.2.4. Kỹ năng đánh giá
3. Xác định hoạt động giảng dạy của giảng viên, gồm có:
3.1. Sự tận tụy
3.2. Kiến thức chuyên môn
3.3. Giảng dạy sinh viên học tập độc lập
3.4. Quản lý việc học tập của sinh viên
4. Xác định xem yếu tố nào trong số những yếu tố trình bày
ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy.
5. Phát triển mẫu chương trình nâng cao dựa vào kết quả
nghiên cứu.
Giả thuyết
Không có yếu tố nào trong số các yếu tố đưa ra ảnh hưởng đến
hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện với mong muốn kết quả của đề tài sẽ

giúp cho sinh viên, giảng viên, nhà trường và các nhà quản lý giáo
dục của ĐHTN:
- Đối với Sinh viên: Sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên
có đủ năng lực, tiêu chuẩn; được trang bị các kỹ năng thích hợp và
năng lực nghề nghiệp khi ra trường.
- Đối với Giảng viên: Đề tài giúp giáo viên bắt kịp được những
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của mình và tạo cơ hội


4
cho giảng viên khám phá những khả năng để tự phát triển bản thân
với sự hỗ trợ từ phía ĐHTN.
- Ban chủ nhiệm khoa và các nhà quản lý giáo dục: Có thể theo
dõi được hoạt động giảng dạy của giảng viên, tìm ra những cải tiến
để đảm bảo sự phát triển của ĐHTN.
- Các nhà nghiên cứu trong tương lai: Kết quả nghiên cứu này
có thể phục vụ như một nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu,
đặc biệt những người muốn tiến hành các nghiên cứu tương tự trong
đơn vị của mình. Họ có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu như
thông tin ban đầu, hoặc có thể được hỗ trợ bởi các phương pháp và
chiến lược trong luận án này để tiếp tục nghiên cứu về hoạt động
giảng dạy tại cơ sở của mình.
Phạm vi và giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung chính vào việc tìm kiếm hoạt động giảng dạy
của giảng viên tại ĐHTN với mục đích phát triển một chương trình
nâng cao dựa vào kết quả nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ Đại học Thái Nguyên
và đối tượng nghiên cứu được lựa chọn có chủ đích và ngẫu nhiên từ
các trường thành viên trong ĐHTN để trả lời các câu hỏi điều tra. Về
công cụ nghiên cứu, đề tài sử dụng giá trị trung bình, phân tích hồi

quy để đo các tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại
ĐHTN.






5
CHƢƠNG II
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Các đặc điểm cá nhân của ngƣời giảng viên
Thể chất
Giới tính, sức khỏe, ngoại hình đều góp phần tạo nên nét riêng
biệt của mỗi cá nhân. (Sanchez, 1998). Hơn thế nữa, hành động, sự
lắng nghe, giọng nói, cách ăn mặc, sự tươi cười, sự điềm tĩnh là
những đặc điểm tạo nên một cá nhân.
Trí tuệ
Lardizabal, et al. (1991) chỉ ra rằng trước khi trở thành người
giảng viên, người giảng viên ấy phải được học tập về lĩnh vực ấy một
vài năm để rèn luyện về kiến thức chuyên môn, phải thành thạo về
nghiệp vụ và hiểu được những kiến thức cơ bản.
Tình cảm
Dạy học là một nghề nghiệp không những yêu cầu các đặc
điểm về thể chất mà cả tinh thần. Bởi người giảng viên làm việc với
sinh viên và những người liên đới trong cộng đồng xã hội, họ phải sở
hữu sức khỏe tinh thần tích cực, điều này rất cần thiết trong việc giải
quyết những thách thức hàng ngày.
Xã hội
Khía cạnh xã hội trong giảng dạy là một quá trình tương tác

bởi giảng viên làm việc, tiếp xúc với sinh viên, đồng nghiệp, phụ
huynh và một vài thành viên khác trong xã hội.



6
Đặc điểm nghề nghiệp
Kỹ năng giảng dạy
Charles County Public Schools [CCPS] (2013) ở Mỹ đánh giá
kỹ năng giảng dạy của người giảng viên qua 3 tiêu chí: (1) lựa chọn
và tổ chức vấn đề chuyên môn; (2) động lực; và (3) việc áp dụng,
phát triển bài học.
Kỹ năng hướng dẫn
“Mỗi nhà giáo dục phải nhận ra trách nhiệm của mình như là
người cố vấn hướng dẫn theo quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng.
Hướng dẫn là một phần của người, đồng thời là người giám hộ, người
quản lý với trách nhiệm như người giám sát lớp học” (Batara, 1995: 1).
Kỹ năng quản lý
Như một điều tiên quyết trong hoạt động giảng dạy, người
giảng viên phải thực hiện các hoạt động trong lớp và thúc đẩy sinh
viên tham gia học tập và tương tác trong lớp.
Kỹ năng đánh giá
Theo Eckard and McElhinney (1977), kỹ năng đánh giá được
chú ý cao bởi các nhà giáo dục. Họ cho rằng kỹ năng đánh giá và tính
trách nhiệm nên được thực hiện rộng rãi trong trường học.
Hoạt động giảng dạy
Đây là lĩnh vực được nghiên cứu rộng rãi của những nhà giáo
dục và các học giả. Các nhà giáo dục tin rằng những kỹ năng mà
người giảng viên sở hữu phản ánh rất nhiều về sự phát triển trí tuệ mà
một sinh viên nhận được sau khi được giảng dạy.

Tóm lại, cơ sở nghiên cứu này tổng hợp lại những nghiên cứu


7
liên quan đến việc đánh giá hoạt động giảng dạy của người giảng
viên với hy vọng bổ sung những giải thích cần thiết cho kết quả
nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu
Biến độc lập Biến phụ thuộc

















Hồ sơ nhân khẩu học
Đặc điểm cá nhân
1. Thể chất
2. Trí tuệ

3. Tình cảm
4. Xã hội
Đặc điểm nghề nghiệp
1. Kỹ năng giảng dạy
2. Kỹ năng hướng dẫn
3. Kỹ năng quản lý
4. Kỹ năng đánh giá

Hoạt động giảng dạy
của giảng viên
- Sự tận tụy
- Kiến thức chuyên
môn
- Giảng dạy sinh viên
học tập độc lập
- Quản lý việc học tập
của sinh viên
Chƣơng trình nâng cao tại Đại học Thái Nguyên


8
CHƢƠNG III
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Luận án được thực hiện trong 4 đơn vị thành viên của Đại học
Thái Nguyên bao gồm: Trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp,
Trường Đại học Sư Phạm, Trường Đại học Y Dược và Trường Đại
học Nông Lâm.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mẫu phân tích tương quan để phân tích

các biến nghiên cứu. Theo Sevilla, et al. (2004), dạng nghiên cứu này
giúp cho việc xác định những biến khác nhau mà có liên quan với
nhau. Đề tài được thực hiện để xác định tương quan của các yếu tố
như: đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của người giảng
viên đối với hoạt động giảng dạy.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 145 giảng viên và 728 sinh
viên được lựa chọn ngẫu nhiên trong 4 trường đại học thuộc ĐHTN.
Bảng 1 chỉ ra số lượng các đối tượng nghiên cứu từ các trường đại
học thuộc ĐHTN.
Bảng 1. Số lƣợng đối tƣợng nghiên cứu
TT
Đại học Thái Nguyên
Số người được hỏi
Giảng viên
Sinh viên
1
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
40
227
2
Đại học Sư phạm
40
252
3
Đại học Y Dược
32
121
4
Đại học Nông Lâm

33
128

Total
145

728


9
Công cụ nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng bảng câu hỏi điều tra để thu
thập số liệu. Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng gồm các câu lựa
chọn liên quan đến hoạt động giảng dạy của người giảng viên xét về
sự tận tụy trong công việc, kiến thức chuyên môn, giảng dạy sinh
viên học tập độc lập, quản lý việc học tập của sinh viên và hồ sơ đối
tượng nghiên cứu xét về tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ,
và địa vị. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của
giảng viên xét về các đặc điểm cá nhân (thể chất, trí tuệ, cảm xúc, xã
hội) và các đặc điểm nghề nghiệp (kỹ năng giảng dạy, kỹ năng hướng
dẫn, kỹ năng quản lý lớp, kỹ năng đánh giá).
Sau khi được nhận bảng câu hỏi điều tra, giảng viên và sinh
viên được yêu cầu điền các thông tin cá nhân trước, sau đó đánh dấu
vào các thang đo tương ứng với lựa chọn của mình.
Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được đề xuất trước các chuyên gia quản lý giáo
dục của trường Đại học Southern Luzon và Đại học Thái Nguyên.
Sau khi tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài, tác giả nghiên
cứu thiết kế bảng câu hỏi điều tra. Bảng câu hỏi điều tra được phê
chuẩn bởi người hướng dẫn và đánh giá kỹ hơn bởi ba chuyên gia của

trường Đại học Southern Luzon và Đại học Thái Nguyên.
Sau khi được phê duyệt, bảng câu hỏi điều tra được phát cho
các giảng viên trong giờ lên lớp. Các cán bộ trong phòng Quản lý
Nghiên cứu Khoa học đã giúp đỡ tác giả trong việc phát bảng câu hỏi
điều tra tới các nhóm giảng viên khác nhau. Trước khi trả lời câu hỏi
điều tra, các giảng viên đảm bảo chắc chắn rằng bảng câu hỏi điều tra
được điền đúng cách. Câu hỏi điều tra được thu lại ngay sau khi kết


10
thúc. Chi phí thu thập số liệu cũng được ghi chép lại. Giảng viên
không cần phải ghi tên vào bảng câu hỏi điều tra.
Sau đó, câu hỏi điều tra tiếp tục được phát cho sinh viên trong
buổi học qua sự giúp đỡ của cán bộ phòng Quản lý Sinh viên. Sinh
viên được hướng dẫn để đảm bảo chắc chắn rằng câu hỏi điều tra
được điền chính xác. Câu hỏi điều tra cũng được thu lại ngay sau khi
kết thúc. Chi phí thu thập số liệu cũng được ghi chép lại. Sinh viên
lưu ý không ghi tên mình vào bảng câu hỏi điều tra.
Phân tích số liệu
Để trả lời cho các vấn đề nghiên cứu, phương pháp phân tích
số liệu được áp dụng dưạ trên các số liệu đã được thu thập.
Xác định được hoạt động giảng dạy của người giảng viên, giá
trị tính trung bình được sử dụng với công thức như sau:
N
ffff
WM
1234 


Trong đó: WM = giá trị tính trung bình

N = số lượng đối tượng nghiên cứu
f = tần xuất
Chi-square test được sử dụng để xác định mối quan hệ của hoạt
động giảng dạy của giáo viên xét theo các đặc điểm cá nhân và hoạt
động giảng dạy với công thức như sau:

 



E
EO
X
2
2

trong đó: X2 = giá trị chi-square
O = tần xuất được quan sát
E = tần xuất được mong đợi


11
Tác giả nghiên cứu sử dụng thang đo dưới đây cho bảng câu
hỏi điều tra:
Thang đo
Mức thang
Mô tả mức thang
4
3,26 – 4,00
Rất đồng ý (RĐY)

3
2,51 – 3,25
Đồng ý (ĐY)
2
1,76 – 2,50
Không đồng ý (KĐY)
1
1,00 – 1,75
Rất không đồng ý (RKĐY)
Tương tự, phân tích mô tả được sử dụng để đánh giá hoạt động
giảng dạy của người giảng viên.
Thang đo
Đánh giá
Mô tả định tính
5
Xuất sắc
Hoạt động giảng dạy luôn luôn vượt quá
yêu cầu công việc. Đơn vị đạt danh hiệu
xuất sắc.
4
Rất hài
lòng
Hoạt động giảng dạy đáp ứng và vượt
yêu cầu công việc.
3
Hài lòng
Hoạt động giảng dạy đạt yêu cầu công
việc.
2
Tương đối

Hoạt động giảng dạy cần cải tiến để đáp
ứng yêu cầu công việc
1
Kém
Đơn vị không đạt yêu cầu công việc.
Theo tác giả Lê (2007), giá trị hệ số tương quan được phân tích
như sau:
Hệ số tương quan R được sử dụng để đo mối quan hệ giữa hai
biến. Giá trị R bình phương chỉ ra mối tương quan giữa biến độc lập


12
và biến phụ thuộc, giá trị này được sử dụng để chỉ ra biến phụ thuộc
được giải thích bởi biến độc lập như thế nào.
R = 0 Không tương quan
R < 0,3 & R
2
< 0,1 Tương quan nhỏ
0,3 ≤R< 0,5 & 0,1 ≤ R
2
< 0,5 Tương quan trung bình
0,5 ≤R<0,7&0,25≤R
2
<0,5 Tương quan tương đối lớn
0,7 ≤ R < 0,9& 0,5 ≤ R < 0,8 Tương quan lớn
0,9 ≤ R & 0,8 ≤ R
2
Tương quan hoàn hảo

CHƢƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phần I: Hồ sơ đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên gồm có, 146 hay 20,1% sinh
viên 18 tuổi, 24% đối tượng sinh viên 19 tuổi và số lượng tương tự
24% ở độ tuổi 22; 17 sinh viên trong độ tuổi 20 trong khi 151 sinh
viên trong độ tuổi 21. Bên cạnh đó, có 43 sinh viên trong độ tuổi 23
tuổi, 19 sinh viên 24 tuổivaf chỉ có 2 sinh viên trong độ tuổi 25.
Trong số 728 sinh viên, có 363 sinh viên, chiếm 49,9% là nam và
365 sinh viên, chiếm 50,1% là nữ. 100% sinh viên đều độc thân.
Trong tổng số sinh viên, có 242 sinh viên năm thứ nhất; 202 sinh
viên năm thứ 4; 166 sinh viên năm thứ 3; 98 sinh viên năm thứ 2 và
chỉ có 20 sinh viên năm thứ 5.
Trong số 145 đối tượng nghiên cứu là giảng viên, 32,3% đối
tượng nghiên cứu từ 26 đến 28 tuổi, và một số lượng ít hơn là từ 33
đến 35 tuổi. 14,5% 29 tới 32 tuổi và một số lượng tương tự ở độ tuổi


13
36 đến 38 tuổi. Có 9% số lượng đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 23
đến 25; 0,7% ở độ tuổi từ 29 đến 41; 2,1% từ 42 đến 44 tuổi; 1,4% ở
độ tuổi từ 41 đến 53 và không có đối tượng nghiên cứu nào ở độ tuổi
từ 48 đến 50 tuổi. Bảng 4 chỉ ra 61 giảng viên trong số 145, chiếm
42,1% giảng viên là nam và 84 đối tượng nghiên cứu hay 57,9% là
nữ, 24 đối tượng nghiên cứu hay16,6% là độc thân; 121 hay 83,4%
đã kết hôn. 59,3% đối tượng nghiên cứu đạt trình độ thạc sỹ; 30 đối
tượng nghiên cứu hay 20,7% đạt trình độ tiến sỹ; 18% là phó giáo sư;
6% là cử nhân và 5% số lượng còn lại đang học thạc sỹ.
Phần II: Đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của giảng viên
Giá trị tính trung bình 3,47 and 3,36 chỉ ra rằng cả giảng viên
và sinh viên đều rất đồng ý và đồng ý với các đặc điểm của người

giảng viên xét về khía cạnh thể chất.
Giá trị trung bình 3,44 and 3,35 chỉ ra rằng cả giảng viên và
sinh viên đều rất đồng ý và đồng ý với các đặc điểm của người giảng
viên xét về khía cạnh trí tuệ.
Giá trị trung bình từ đối tượng nghiên cứu 3,51 và 3,40 giải
thích rằng cả sinh viên và giảng viên đều rất đồng ý các đặc điểm của
người giảng viên xét về khía cạnh tình cảm.
Giá trị trung bình 3,30 và 3,36 chỉ ra rằng cả sinh viên và giảng
viên đều đồng ý các đặc điểm của người giảng viên xét về khía cạnh
xã hội.
Giá trị trung bình 3,43 và 3,37 thể hiện rằng giáo viên và sinh
viên rất đồng ý và đồng ý với các đặc điểm của người giảng viên xét
về các kỹ năng giảng dạy.


14
Giá trị trung bình 3,26 và 3,34 giải thích rằng cả hai đối tượng
nghiên cứu giảng viên và sinh viên đều đồng ý với các đặc điểm của
người giảng viên xét về các kỹ năng quản lý.
Giá trị trung bình, 3,19 và 3,31, xác định rằng giảng viên và
sinh viên đều đồng ý với các đặc điểm của người giảng viên xét về
các kỹ năng đánh giá.
Giá trị trung bình 3,16 và 3,26 thể hiện rằng giảng viên và sinh
viên đều đồng ý với các đặc điểm của người giảng viên xét về các kỹ
năng hướng dẫn.
Phần III: Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Giá trị trung bình 3,90 & 3,69 từ đối tượng nghiên cứu giảng
viên và sinh viên xác định rằng hoạt động giảng dạy của giảng viên
xét về sự tận tụy đáp ứng và vượt yêu cầu công việc.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên xét về kiến thức chuyên

môn được đánh giá là đáp ứng và vượt yêu cầu công việc bởi giá trị
trung bình là 4,13 và 3,75.
Giá trị trung bình 3,80 và 3,67 chỉ ra rằng hoạt động giảng dạy
của giảng viên giảng dạy cho sinh viên học tập độc lập đáp ứng và
vượt yêu cầu công việc tại ĐHTN.
Giá trị trung bình 3,79 và 3,56 chỉ ra rằng hoạt động giảng dạy
của giảng viên xét về việc quản lý việc học tập của sinh viên đáp ứng
và vượt yêu cầu công việc tại ĐHTN.
Phần IV: Những tƣơng quan trong hoạt động giảng dạy của
giảng viên




15
Bảng 17. Phân tích hồi quy của sinh viên về các đặc điểm hồ sơ
nhân khẩu học, đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của
giảng viên

Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.419
a
0.175

0.174
2
0.442
b
0.195
0.193
3
0.452
c
0.204
0.201
4
0.457
d
0.208
0.204
5
0.463
e
0.214
0.209
a. Dự báo: Kỹ năng đánh giá
b. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn
c. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Khía cạnh
Tình cảm
d. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Khía cạnh
Tình cảm, Kỹ năng quản lý.
e. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Khía cạnh
Tình cảm, Kỹ năng giảng dạy.
Theo Bảng 17, phân tích hồi quy của sinh viên về hồ sơ nhân

khẩu, đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của người giảng
viên xét về sự tận tụy của người giảng viên được trình bày. Kết quả
chỉ ra rằng sinh viên coi hoạt động giảng dạy của người giảng viên
xét về sự tận tụy có liên quan đến các kỹ năng như đánh giá, hướng


16
dẫn, kỹ năng quản lý lớp, kỹ năng giảng dạy và cảm xúc của người
giảng viên. Hầu hết các tương quan đến hoạt động giảng dạy của
người giảng viên xét về sự tận tụy đều liên quan đến các đặc điểm
nghề nghiệp, chỉ có duy nhất một yếu tố là khía cạnh cảm xúc thuộc
các đặc điểm cá nhân của người giảng viên.
Bảng 18. Phân tích hồi quy của sinh viên về hồ sơ nhân khẩu học,
các đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp của ngƣời giảng viên xét về
kiến thức chuyên môn

Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.395
a
0.156
0.155
2
0.417

b
0.174
0.172
3
0.430
c
0.184
0.181
4
0.436
d
0.190
0.186
5
0.443
e
0.196
0.191
a. Dự báo: Kỹ năng đánh giá
b. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Khía cạnh Trí tuệ
c. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Khía cạnh Trí tuệ, khía cạnh Xã hội
d. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Khía cạnh Trí tuệ, khía cạnh Xã
hội, Kỹ năng hướng dẫn
e. Kỹ năng đánh giá, Khía cạnh Trí tuệ, khía cạnh Xã hội, Kỹ
năng hướng dẫn, Kỹ năng giảng dạy.
Bảng 18 trình bày phân tích hồi quy của sinh viên về hồ sơ
nhân khẩu học, các đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp của người
giảng viên xét về kiến thức chuyên môn. Giá trị R trong khoảng R=
0,3≤R<0,5, điều này giải thích kiến thức chuyên môn của giảng viên
có liên quan đến các kỹ năng đánh giá, khía cạnh trí tuệ, khía cạnh xã



17
hội, kỹ năng hướng dẫn và kỹ năng giảng dạy. Hầu hết các tương
quan đến hoạt động giảng dạy của người giảng viên xét về kiến thức
chuyên môn thuộc về đặc điểm nghề nghiệp. Trong đó lĩnh vực trí
tuệ và xã hội thuộc đặc điểm cá nhân của người giảng viên.
Bảng 19. Phân tích hồi quy của sinh viên về hồ sơ nhân khẩu học,
đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên để giảng dạy cho
sinh viên học tập độc lập

a. Dự báo: Kỹ năng đánh giá
b. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn
Dữ liệu trong Bảng 19 cho thấy sự phụ thuộc của sinh viên vào
hoạt động giảng dạy của người giảng viên trong việc giảng dạy cho
sinh viên học tập độc lập liên quan đến kỹ năng đánh giá và kỹ năng
hướng dẫn của người giảng viên.
Bảng 20. Phân tích hồi quy của sinh viên trong những đặc điểm
nhân khẩu học, cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên để quản lý
học tập của sinh viên

Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.383

a
0.147
0.146
2
0.417
b
0.174
0.171
3
0.441
c
0.195
0.191
4
0.448
d
0.201
0.196
5
0.45
e

0.206
0.201
a. Dự báo: Kỹ năng đánh giá
b. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn
c. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng
quản lý
Mẫu
R

R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.385
a
0.148
0.147
2
0.407
b
0.165
0.163


18
d. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng
quản lý, Khía cạnh Trí tuệ
e. Dự báo: Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng
quản lý, Khía cạnh Trí tuệ, Khía cạnh tình cảm
Kết quả thu được trong bảng 20 cho rằng hoạt động giảng dạy
xét theo việc quản lý học tập của sinh viên có liên quan đến các kỹ
năng đánh giá, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng quản lý, lĩnh vực trí tuệ
và khía cạnh tình cảm.
Bảng 21. Phân tích hồi quy của giảng viên trong những đặc điểm
nhân khẩu học, cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên
Mẫu
R

R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.547
a
0.300
0.295
2
0.771
b
0.595
0.589
3
0.798
c
0.637
0.630
4
0.814
d
0.662
0.653
5
0.834
e
0.695
0.684

6
0.861
f
0.742
0.731
7
0.879
g
0.772
0.761
8
0.877
h
0.769
0.759
9
0.884
i

0.782
0.771
a. Dự báo: Giới tính
b. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất
c. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, khía cạnh xã hội
d. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, khía cạnh xã hội, Trí tuệ
e. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, khía cạnh xã hội, Trí
tuệ, Kỹ năng hướng dẫn.
f. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, khía cạnh xã hội, Trí
tuệ, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá.



19
g. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, khía cạnh xã hội, Trí
tuệ, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng quản lý.
h. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, Trí tuệ, Kỹ năng
hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng quản lý.
i. Dự báo: Giới tính, Khía cạnh thể chất, Trí tuệ, Kỹ năng
hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Kỹ năng quản lý, Kỹ năng giảng dạy.
Kết quả Bảng 21 thể hiện quan điểm rằng sự tận tụy của
giảng viên có liên quan đến giới tính, rất lớn ở khía cạnh thể chất, trí
tuệ, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng đánh giá, kỹ năng quản lý và kỹ
năng giảng dạy.
Bảng 22. Phân tích hồi quy trong những đặc điểm nhân khẩu học,
cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên về kiến thức chuyên môn

Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.521
a
0.271
0.266
2
0.635
b

0.403
0.395
3
0.717
c
0.515
0.504
4
0.770
d
0.592
0.581
5
0.830
e
0.689
0.677
6
0.853
f
0.727
0.715
7
0.868
g
0.753
0.740
8
0.878
h

0.771
0.758
9
0.889
i
0.791
0.777
10
0.895
j

0.801
0.796
a. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ
b. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý
c. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính
d. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy


20
e. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội
f. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội, tình trạng hôn nhân
g. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội, tình trạng hôn nhân, Trình độ học
vấn
h. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội, tình trạng hôn nhân, Trình độ học

vấn, Kỹ năng hướng dẫn
i. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội, tình trạng hôn nhân, Trình độ học
vấn, Kỹ năng hướng dẫn, Khía cạnh thể chất.
j. Dự báo: Khía cạnh Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Giới tính, Kỹ
năng giảng dạy, Khía cạnh xã hội, tình trạng hôn nhân, Trình độ học
vấn, Kỹ năng hướng dẫn, Khía cạnh thể chất, Tuổi.
Các giá trị trong Bảng 22 chỉ ra rằng hoạt động giảng dạy của
viên xét theo kiến thức chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực trí tuệ,
kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, khía cạnh xã hội, tình trạng hôn
nhân, trình độ giáo dục, kỹ năng hướng dẫn, khía cạnh thể chất và độ
tuổi. Như vậy, 4 khía cạnh trong hồ sơ nhân khẩu học như giới tính,
tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, độ tuổi; 3 đặc điểm cá nhân
như trí tuệ, xã hội, thể chất; 3 đặc điểm nghề nghiệp như kỹ năng
quản lý, giảng dạy và hướng dẫn được xem như ảnh hưởng đến hoạt
động giảng dạy của người giảng viên.


21
Bảng 23. Phân tích hồi quy trong những đặc điểm nhân khẩu
học, cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên để dạy cho sinh viên
học tập độc lập
Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu
chỉnh

1
0.480
a
0.231
0.225
2
0.630
b
0.397
0.389
3
0.732
c
0.536
0.526
4
0.813
d
0.660
0.650
5
0.826
e
0.682
0.671
6
0.836
f
0.699
0.685

7
0.843
g
0.710
0.696
8
0.851
h
0.725
0.709
9
0.857
i
0.734
0.716
10
0.861
j
0.741
0.722
11
0.860
k

0.740
0.723
a. Dự báo: Khía cạnh xã hội
b. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy
c. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính
d. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,

Tình trạng hôn nhân
e. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn.
f. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá.
g. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Trình
độ học vấn
h. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Trình
độ học vấn, Trí tuệ


22
i. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Trình
độ học vấn, Trí tuệ, Kỹ năng quản lý.
j. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng hướng dẫn, Kỹ năng đánh giá, Trình
độ học vấn, Trí tuệ, Kỹ năng quản lý, Khía cạnh thể chất
k. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng hôn nhân, Kỹ năng đánh giá, Trình độ học vấn, Trí tuệ,
Kỹ năng quản lý, Khía cạnh thể chất
Các giá trị trong Bảng 23 cho thấy giảng viên coi khía cạnh xã
hội và kỹ năng giảng dạy, giới tính, tình trạng hôn nhân, kỹ năng
đánh giá, trình độ giáo dục, lĩnh vực trí tuệ, kỹ năng quản lý, và khía
cạnh thể chất được coi là yếu tố quyết định đến hoạt động giảng dạy
của giảng viên xét theo việc giảng dạy cho sinh viên việc học tập độc
lập. Như vậy hồ sơ nhân khẩu học, đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp
của giảng viên được coi như những tương quan đến việc dạy sinh

viên học tập độc lập trong hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Bảng 24. Phân tích hồi quy trong những đặc điểm nhân khẩu
học, cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên về quản lý học tập
Mẫu
R
R
2
R
2
đã hiệu chỉnh
1
0.558
a
0.311
0.307
2
0.679
b
0.461
0.454
3
0.848
c
0.719
0.713
4
0.897
d
0.805
0.799

5
0.910
e
0.828
0.822
6
0.922
f
0.849
0.843
7
0.932
g
0.869
0.863
8
0.956
h
0.913
0.908
a. Dự báo: Khía cạnh xã hội


23
b. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy
c. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính
d. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng Hôn nhân
e. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng Hôn nhân, Kỹ năng quản lý.

f. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng Hôn nhân, Kỹ năng quản lý,Trí tuệ
g. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng Hôn nhân, Kỹ năng quản lý,Trí tuệ, Kỹ năng hướng dẫn
h. Dự báo: Khía cạnh xã hội, Kỹ năng giảng dạy, Giới tính,
Tình trạng Hôn nhân, Kỹ năng quản lý,Trí tuệ, Kỹ năng hướng dẫn,
Khía cạnh thể chất
Kết quả từ Bảng 24 cho thấy rằng giảng viên coi khía cạnh
xã hội và kỹ năng giảng dạy, giới tính, tình trạng hôn nhân, kỹ năng
quản lý, khía cạnh tinh thần, kỹ năng hướng dẫn và khía cạnh thể
chất được coi là yếu tố quyết định đến hoạt động quản lý học tập của
sinh viên. Như vậy có thể coi 02 khía cạnh về hồ sơ nhân khẩu học
(tình trạng hôn nhân, giới tính), 03 khía cạnh về cá nhân giảng viên
(Trí tuệ, khía cạnh xã hội và thể chất) và 03 kỹ năng nghề nghiệp của
giảng viên (giảng dạy, hướng dẫn và quản lý) được coi như những
tương quan đến việc quản lý học tập của sinh viên.



×