Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chiếc quan tài của Mao Trạch Đông được sản xuất ra sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 2 trang )

Chiếc quan tài của Mao Trạch Đông được sản
xuất ra sao?
Làm chiếc quan tài pha lê có kích thức dài 2, 4m, rộng 0,6m, dường như là một nhiệm vụ bất
khả thi ở thời điểm đó. Nhưng sau 10 tháng làm việc cật lực, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Mọi người đều biết thi hài của Chủ tịch Mao Trạch Đông được đặt trong một chiếc quan tài pha lê
trong suốt, với lá cờ đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng năm, có hàng triệu người trong và
ngoài nước đến lăng Chủ tịch Mao để tỏ lòng kính trọng đối với nhà lãnh đạo đã sáng lập ra nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và làm thay đổi số mệnh của đất nước đông dân nhất thế giới này.
Tuy nhiên, chuyện chiếc quan tài pha lê miễn khúc xạ trong suốt được chế tác ra sao thì rất ít người
biết đến. Mãi đến khi gần đây, khi một số kỹ sư từng
tham gia sản xuất chiếc quan tài tiết lộ với tờ Tuổi trẻ
Thanh niên Bắc Kinh thì người ta mới biết đến quy
trình thực hiện công trình này.
Ông Cao Jinrui, một kỹ sư ở nhà máy 605 đã về hưu,
cho biết: “Đây là một câu chuyện không thể quên. Khi
Chủ tịch Mao qua đời, nhà máy 605, thuộc xí nghiệp
thủy tinh Bắc Kinh, được giao trọng trách sản xuất
chiếc quan tài pha lê mà ngày nay quy ra tiền giá trị
đến vài chục triệu USD. Làm chiếc quan tài pha lê có
kích thức dài 2, 4m, rộng 0,6m, dường như là một
nhiệm vụ bất khả thi ở thời điểm đó. Nhưng sau 10
tháng làm việc cật lực, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Không phải nhờ công nghệ và sự tài giỏi
của chúng tôi mà chính là nhờ niềm đam mê và sự tận tâm mãnh liệt xuất phát từ lòng kính trọng của
chúng tôi đối với Mao Chủ Tịch mà chiếc quan tài đã được thực hiện thành công”.
Ông Cao hiện ở tuổi 75 và mắc chứng bệnh tắc nghẽn mạch máu não nhưng vẫn còn nhớ rõ ngày ông
được triệu tập lại nhà máy với một “nhiệm vụ khẩn cấp và bất khả thi” này.
Ông kể tiếp: “Đó là vào ngày cuối tháng 9/1976, khi tôi đang trên đường trở về quê hương Giang Tô,
sau 1 tháng đi tị nạn vì trận động đất khủng khiếp Đường Sơn. Tôi nhận được bức điện là phải lên Bắc
Kinh ngay lập tức”.
Tại nhà máy, ông Cao và các kỹ sư hàng đầu của Đại lục thời đó đã được thông báo: “Chính quyền
trung ương đã quyết định bảo vệ thi hài Mao Chủ tịch, do vậy trong vòng 10 tháng phải hoàn thành


chiếc quan tài pha lê siêu tốt cùng với sự hoàn thành của lăng tưởng niệm”. Tôi rất lo nhưng cũng rất
vui sướng khi nghe điều này. Chủ tịch Mao linh thiêng như phật, đã phù hộ cho chúng tôi. Và tôi cũng
thật may mắn có cơ hội làm chiếc quan tài cho ngài”.
Dự án thiết kế chiếc quan tài đã được giao phó cho nhiều tổ chức. Các nhà sản xuất đã tốn không ít
thời gian để làm chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ trước khi khởi công làm chiếc quan tài pha
lê. Phải gần một tháng sau, tức vào khoảng giữa tháng 10/1976, thì công việc thiết kế mẫu quan tài
mới hoàn thành.
Ông Wang Shicun, một kỹ thuật viên của xí nghiệp thủy tinh Bắc Kinh có trách nhiệm làm chiếc quan
tài mẫu nhớ lại: “Đó là một cuộc chạy đua về thời gian. Chúng tôi được yêu cầu phải hoàn thành chiếc
quan tài mẫu dựa trên bản thiết kế trong vòng hai tháng với sự chính xác không nhượng bộ. Đó quả là

thách thức với chúng tôi. Như bạn đã biết, có một sự khác biệt giữa quan tài thủy tinh hữu cơ với các
loại thủy tinh mà chúng tôi thường sản xuất. Hơn nữa, chúng tôi không có thiết bị để sản xuất loại
quan tài mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến”.
Wang chuẩn bị trong vòng một tuần rồi bắt tay vào sáng tạo theo thiết kế. Ông nói tiếp: “Thế hệ chúng
tôi trưởng thành với sự ảnh hưởng lớn từ Chủ tịch Mao. Khi có đủ điều kiện quyết định, bạn phải hoàn
thành nhiệm vụ. Khi không có đủ, bạn cũng phải hoàn thành nó bằng cách tạo ra điều kiện quyết định
cần thiết cho mình. Với quan điểm này, chúng tôi mải miết lao vào công việc. Tinh thần của chúng tôi
là không biết đến thất bại”.
Đến cuối tháng 11 thì chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ được hoàn thành. Đến giữa tháng 12
thì Wang được giao một nhiệm vụ khác: mài sắc các tinh thể hữu cơ do ông Cao và các đồng nghiệp
làm ở nhà máy 605.
Việc làm chiếc quan tài bằng pha lê không đơn giản chút nào. Theo kỹ thuật truyền thống thì sẽ không
ổn vì khi đổ tinh thể pha lê vào khuôn sẽ có nhiều bọt tăm nổi lên rất rõ. Ở đây cần có bước đột phá
trong công nghệ.
Những tháng tiếp theo ông Cao và các đồng nghiệp đã phải làm việc ngày đêm. “Tất cả chúng tôi đều
không có cơ hội trở về nhà nghỉ ngơi. Cho đến tháng 7/1977 thì chiếc quan tài vô giá mới được hoàn
thành. Cho đến nay, công nghệ mà chúng tôi áp dụng ngày ấy vẫn còn được sử dụng.
Sau khi công trình hoàn thành, tất cả các kỹ sư chính tham gia chế tác chiếc quan tài pha lê đã được
“đặc quyền” mang nó đến lăng của Mao Trạch Đông và đặt nó ở trung tâm của lăng”. Wang nhớ lại:

đó là “khoảnh khắc tôi không bao giờ quên”. Còn mỗi công nhân đã tham gia vào công việc này đều
được tặng những chiếc huy hiệu có ảnh Mao Chủ tịch như một phần thưởng cao quý
Theo Giáo dục và Thời đại

×