Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Tin học lớp 7 trọn bộ_CKTKN_Bộ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.01 KB, 4 trang )

Tin học 7
PHẦN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Tuần 1 Tiết PPCT 1
Ngày dạy:22.8.13
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ?
1. Mục tiêu:
Hoạt động 1: Bảng tính
1.1. Kiến thức:
HS hiểu về bảng tính là gì? Sử dụng bảng tính để làm gì?
HS biết sử dụng bảng tính để quản lí thông tin.
1.2 Kĩ năng
HS thực hiện được: lập được bảng tính để quản lí công việc của mình
HS thực hiện thành thạo: Việc biểu diễn dữ liệu qu cột và hàng của bảng tính
1.2 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: cẩn thận, sáng tạo trong công việc
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính
2.1 Kiến thức
HS hiểu những công dụng của chương trình bảng tính Excel
HS biết sử dụng chương trình bảng tính Excel trong quá trình tính toán
2.2 Kĩ năng
HS thực hiện được: tìm hiểu được một số công dụng của bảng tính Excel
HS thực hiện thành thạo các bước khi mở và tắt chương trình của Excel
2.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: cẩn thận, sáng tạo trong công việc
2. Nội dung học tập
Chương trình bảng tính Excel
3.Chuẩn bị:
3.1GV: Một số bảng tính cơ bản.
3.2HS: Sách giáo khoa.


4. Tổ chức các hoạt động học tập
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm diện HS lớp 8A1
8A2:
4.2 Kiểm tra miệng
Không có
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1:Bảng và thông tin bàng bảng
(15’)
Gv: Tổ trưởng ghi chép theo cách nào để dễ
theo dõi nề nếp của các bạn trong tổ?
Hs:
Gv: Khi cần so sánh kết quả học tập các môn
học của từng học sinh chúng ta sẽ ghi chép như
thế nào cho tiện?
Hs:
Gv: Theo em tại sao một số trường hợp thông
tin lại được thể hiện dưới dạng bảng?
Hs:
1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng
bảng:
Các công dụng của chương trình bảng tính:
- Biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng.
- Thống kê, theo dõi.
- So sánh.
- Sắp xếp.
- Tính toán.
- Vẽ biểu đồ…
Ví dụ:

TT Họ và tên Toán Văn TB
1 Lê Thị An 8 6 7.0
Trang 1
Tin học 7
Gv: Lấy ví dụ một số bảng số liệu?
Hs:
Gv: Trong Tin học, để làm việc với các thông
tin dạng bảng một cách nhanh chóng và chính
xác người ta đã phát minh ra chương trình bảng
tính. Vậy bảng tính là gì?
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính (20’)
Gv: Màn hình làm việc của Microsoft Word
gồm những thành phần nào?
Gv: Hình 4/5 là màn hình làm việc của chương
trình bảng tính Microsoft Excel. Em thấy có gì
khác so với màn hình làm việc của Microsoft
Word?
Gv: Giới thiệu về dữ liệu.
Gv: Giới thiệu về khả năng tính toán và sử
dụng hàm hàm có sẵn.
Gv: Giới thiệu về khả năng sắp xếp và lọc dữ
liệu của chương trình.
Gv: Ngoài ra chương trình bảng tính còn có
khả năng tạo các biểu đồ.
2 Phạm Văn Bình 7 9 8.0
3 Trần Văn Chung 6 7 6.5
Chương trình bảng tính là phần mềm được
thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin
dới dạng bảng, thực hiện tính toán cũng nh
xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách

trực quan các số liệu có trong bảng.
2. Chương trình bảng tính
a) Màn hình làm việc
- Các bảng chọn.
- Các thanh công cụ.
- Các nút lệnh.
- Cửa sổ làm việc chính.
- Các dòng: 1,2,3,…
- Các cột: A,B,C,…
- Các ô là giao của dòng và cột.
b) Dữ liệu
- Dữ liệu số.
- Dữ liệu văn bản.
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
- Tính toán tự động.
- Tự động cập nhật kết quả.
- Các hàm có sẵn.
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu
- Sắp xếp theo các tiêu chuẩn khác nhau.
- Lọc riêng được các nhóm dữ liệu theo ý
muốn.
e) Tạo biểu đồ
- Chương trình bảng tính có các công cụ tạo
biểu đồ phong phú.
4.4 Tổng kết
- Thế nào là một chương trình bảng tính?
- Nêu các công dụng của chương trình bảng tính?
- Nêu các thành phần trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính?
4.5 Hướng dẫn tự học
* Đối với bài học ở tiết này

- Nắm vững cách mở và đong chương trình bảng rính Excel
- Nắm vững những ứng dụng của bảng tính Excel
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo
Đọc trước lý thuyết, đọc trước phần 3, 4
5. Phụ lục
Máy chiếu và máy vi tính
Trang 2
Tin học 7
Tuần 1 Tiết PPCT 2
Ngày dạy: 22.8.13
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? (tt)
1. Mục tiêu:
Hoạt động 1: Màn hình làm việc
1.1 Kiến thức:
HS nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
HS hiểu rõ các khái niệm hàng, cột, địa chỉ ô tính.
1.2. Kỹ năng:
HS thực hiện được : Biết các thành phần cơ bản của bảng tính, biết cô và vùng dữ liệu
HS thực hiện thành thạo việc chọn ô dữ liệu và vùng dữ liệu
1.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: cẩn thận, sáng tạo trong công việc
Hoạt động 2: Nhập dữ liệu
2.1 Kiến thức
HS biết nhập dữ liệu vào từng ô tương ứng
HS hiểu cách dử dụng trỏ chuột và bàn phím, để nhập dữ liệu
2.2 Kĩ năng
HS thực hiện được: Biết nhập các dữ liệu vào ô trong bảng tính
HS thực hiện thành thạo việc nhập một số dữ liệu cơ bản vào chu7ng trình bảng tính
2.3 Thái độ

Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: cẩn thận, sáng tạo trong công việc
2. Nội dung học tập
Màn hình làm việc và nhập dữ liệu vào bảng tính
3. Chuẩn bị:
3.1GV: Một số bảng tính cơ bản.
3.2HS: Sách giáo khoa.
4. Tổ chức các hoạt động học tập
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm diện học sinh lớp 7A1:
7A2:
4.2 Kiểm tra miệng
Câu hỏi
1: Nêu công dụng của chương trình bảng tính?(2đ)
2: Nêu các thành phần ở màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel? (8đ)
Trả lời
-1/ Biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng.Thống kê, theo dõi.So sánh.Sắp xếp.Tính toán.
2/ Các bảng chọn. Các thanh công cụ.Các nút lệnh. Cửa sổ làm việc chính.Các dòng:
1,2,3,…Các cột: A,B,C,…Các ô là giao của dòng và cột.
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1: Màn hình làm việc (15’)
Gv: Sử dụng tranh vẽ giới thiệu màn hình làm
việc của chương trình bảng tính.
Gv: Chỉ ra các thành phần chính trên màn hình
làm việc: thanh công thức, các bảng chọn,
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng
tính
- Thanh công thức: Nhập, hiển thị dữ liệu hoặc
công thức trong ô tính.

- Bảng chọn Data: Các lệnh để xử lí dữ liệu.
Trang 3
Tin học 7
trang tính, ô tính…
Hoạt động 2: Nhập liệu (20’)
Gv: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh các cách
nhập và sửa sữ liệu trên trang tính.
Gv: Giới thiệu các cách di chuyển trên trang
tính.
Gv: Nêu các kiểu gõ chữ Việt trong Word?
Hs:
Gv: Trong Excel cũng gõ chữ Việt giống như
trong Word.
- Trang tính: Gồm các cột, các dòng, các ô tính,
khối.
+ Các cột: Có địa chỉ cột A,B,C,…
+ Các dòng: Có địa chỉ dòng 1,2,3,…
+ Ô tính: Vùng giao nhau giữa dòng và cột.
Mỗi ô có địa chỉ ô được xác định bởi địa chỉ
cột (A,B,C,…) và địa chỉ dòng (1,2,3,…). Ví
dụ: A1, B5, AC3,…
+ Khối: Nhiều ô liền kề được chọn. Khối có địa
chỉ khối xác định bởi địa chỉ ô đầu khối và địa
chỉ ô cuối khối cách nhau bởi dấu hai chấm (:).
Ví dụ: A2:B4
4. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
- Nhập: Click vào ô và nhập dữ liệu từ bàn
phím.
- Sửa: Double click vào ô cần sửa và thực hiện

thao tác sửa như với Word.
b) Di chuyển trên trang tính
- Sử dụng bàn phím: Các phím mũi tên; phím
Tab; phím Enter.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
- Nhập địa chỉ ô vào hộp tên.
c) Gõ chữ Việt trên trang tính
Để gõ chữ tiếng Việt cần có chương trình gõ và
Font tiếng Việt. Có hai kiểu gõ:
- Gõ kiểu TELEX: aa=â, aw=ă, ee=ê,…
- Gõ kiểu VNI: a1=á; a2=à, a6=â, a8=ă,…
4.4 Tổng kết
- Nêu các thành phần trên màn hình làm việc của Excel?
4.5 Hướng dẫn tự học
* Đối với bài học ở tiết này
- xem lại các nội dung chính của bài đã học
- Lưu ý về cách nhập liệu trong bảng tính Excel
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo
- Chuẩn bị trước các yêu cầu của tiết thực hành ở SGK
5. Phụ lục
Máy chiếu, máy vi tính
Trang 4

×