Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tài liêu ôn quy hoạch vùng lãnh thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.95 KB, 24 trang )

1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con người
với không gian?
2. Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội? Mối quan hệ của quy hoạch vùng lãnh
thổ với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội?
3. Mâu thuân giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các
vùng lãnh thổ?
4. Khái niệm quy hoạch vùng lãnh thổ?
5. Mục đích vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ?
6. Các căn cứ nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ?
7. Các nguyên tắc quan điểm trong QHVLT?
8. Thực trạng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước
ta tới năm 2020.
9. Phân tích những lợi thế và thách thức của các yếu tố trong sản xuất xã hội nước ta.
10. Các hình thức phân vị các vùng kinh tế nước ta dựa trên những cơ sở nào? Trình
bày hệ thống phân vùng kinh tế của Việt Nam. Hiện nay nước ta có những vùng
kinh tế trọng điểm nào? Mỗi vùng gồm những tỉnh nào?
11. Hệ thống phân vùng nông nghiệp ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và định
hướng phát triển chính của mỗi vùng?
12. Liệt kê những nội dung cơ bản của QHVLT?
13. Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong công tác QHVLT?
14. Nội dung phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng trong công tác
QHVLT?
15. Nội dung công tác xđ phương hướng và mục tiêu cơ bản trong QHVLT?
16. Nội dung công tác xác định phương hướng quy mô phát triển các ngành các khu
vực trong QHVLT?
17. Nội dung bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, tổ chức sử dụng lao động, tổ chức các khu
dân cư trong QHVLT?
18. Khái niệm, vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng và nội dung bố trí hệ thống cơ sở hạ
tầng trong QHVLT?
19. Vấn đề bảo vệ môi trường trong QHVLT?
20. Những vấn đề cơ bản của việc xác định vốn đầu tư và hiệu quả phương án


QHVLT (tóm tắt) ?
21. Trình tự các bước công việc trong công tác QHVLT? Những thành quả cơ bản của
công tác QHVLT? Nêu tóm tắt nội dung bản thuyết minh phương án QHVLT?
1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con
người với không gian?
- Không gian trong toán học và vật lý là khái niệm chỉ tập hợp những điều kiện để các
sự vật và hiện tượng diễn ra.
- Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch không gian là không gian sinh
sống được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và dấu
ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi.
- Mối quan hệ giữa con người và không gian:
+ Con người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên nhiên với những hệ quả
tích cực và tiêu cực.
+ Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống,
phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm.
+ Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hóa luôn thúc đẩy con người
tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hòa lại hành
động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp lý, có hiệu quả và
bền vững.
+ Con người luôn vươn lên tìm tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì
an ninh và không tụt hậu.
2. Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội? Mối quan hệ của quy hoạch
vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
* Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội:
- Lao động
+ Lợi thế: dồi dao, cần cù, chịu khó; thông minh và sang tạo; Có khả năng nắm bắt nhanh
các KH&CN.
+ Hạn chế: thể lực kém; đa phần chưa được đào tạo; Chưa quen với sản xuất công
nghiệp; Còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại.
+ Cơ hội: CNH& HĐH; Đào tạo; Hội nhâp.

+ Thách thức: Ý thức hợp tác và làm việc tập thể; Tính thụ động.
- Tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, nước, không khí, khoáng sản,
- Nguồn vốn đầu tư: Lượng vốn trong nước, từ nước ngoài; công tác quản lý sử dụng vốn
đầu tư; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Khoa học công nghệ: Tiềm năng KHKT còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả;
Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phúc vụ cho các hoạt động
kinh tế.
_ Tổ chức và quản lý: Hệ thống tổ chức quản lý còn cồng kềnh, nhiều chỗ bất hợp lý; Cơ
chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất cập.
* MQH của QHVLT với các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội:
- Mối quan hệ giữa QHVLT với các điều kiện tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường.
+ Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều diễn ra trong những điều kiện tự nhiên
nhất định
+ Các hoạt động sản xuất và đời sống chỉ có thể duy trì được khi các nguồn tài
nguyên được khai thác hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, môi trường sống được bảo
vệ.
- Mối liên hệ giữa QHVLT vs mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
+ Mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước là cơ sở để xác định mục tiêu phát triển
cho các vùng lãnh thổ.
+ Mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước thay đổi theo từng thời kỳ và mục tiêu
phát triển các vùng lãnh thổ cũng phải được xác định phù hợp cho từng thời kỳ.
- Mối liên hệ giữa QHVLT với sự phân bố dân cư và tổ chức sử dụng lao động:
+ Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình phát triển sản xuất của
vùng lãnh thổ.
+ Đặc điểm về phân bố dân cư và lực lượng lao động là căn cứ quan trọng khi tiến
hành quy hoạch các vùng lãnh thổ.
+ Khi phương án quy hoạch vùng có sự thay đổi cần tiến hành phân bố lại dân cư
và tổ chức lại lực lượng lao động cho phù hợp.
- Mối liên hệ giữa QHVLT vs sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng:

+ Hệ CSHT đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và
đời sống nhân dân nói riêng
+ Hệ thống CSHT đồng bộ và chất lượng tốt sẽ tạo động lực cho phát triển sản
xuất và ngược lại.
+ Cần đáng giá chính xác CSHT và có biện pháp bổ sung hoàn thiện.
- Mối liên hệ giữa QHVLT với quản lý nhà nước về lãnh thổ.
+ Vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước trong phát triển các vùng lãnh thổ
+ Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các vùng lãnh thổ.
3. Mâu thuân giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian
trong các vùng lãnh thổ?
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động
từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi
phương tiện kinh tế, xã hội và văn hóa.
Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các
vùng lãnh thổ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập một trật
tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và tiến hành tổ
chức không gian hợp lý nhằm:
1. Xóa bỏ sự chênh lệch về cấu trúc vùng,
2. Xóa bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trúc phát triển lành mạnh và các vùng tụt
hậu.
3. Hiện đại hóa tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiên
tiến.
4. Khái niệm quy hoạch vùng lãnh thổ?
Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng
lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, gắn liền với cơ câu đất đai để sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn
lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp
phần phát triền kinh tế xã hội.

QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian
KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người.
5. Mục đích vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ?
* Mục đích:
- Mục đích tổng quát: Tổ chức sử dụng hợp lí và hiệu quả các yếu tố sản xuất xã
hội trong một vùng lãnh thổ nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng
hợp lí và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ
tầng, khai thác các nguồn lực của vùng để phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện
môi trường sinh thái.
- Mục đích cụ thể:
+ Tạo lập cân bằng tối ưu trong các mối quan hệ của đời sống, ngăn chặn sự phân
hóa về giàu nghèo.
+ Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng
đất.
+ Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả gắn với bảo tồn
thiên nhiên và tính đa dạng sinh học
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và các nước láng
giềng.
* Vai trò:
- QHVLT là một trong những vùng căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế
xã hội thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng.
- QHVLT là 1 trong những cơ sở quan trọng việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất
các cấp, QHVLT tham gia vào hệ thống quản lý đất đai.
Định hướng sử dụng đất theo cơ cấu kinh tê hợp lý
Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển của các cấp các ngành
Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững.
6. Các căn cứ nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ?
* Căn cứ:
1. Nhu cầu hàng hóa và mức độ sản xuất hàng hóa trong đời sống xã hội của vùng.
2. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

3. Lao động và tổ chức lao động
4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn đầu tư
5. Phân phối sử dụng hàng hóa trong đời sống xã hội.
6. Hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội.
7. Yêu cầu bảo vệ môi trường và cân băng sinh thái.
* Nhiệm vụ:
8. Xây dưng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng
hợp.
9. Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế.
10. Xây dựng cơ sở hạ tấng
11. Tổ chức lao động và xây dưng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã
hội.
12. Xây dựng các biện pháp bảo về môi trường.
7. Các nguyên tắc quan điểm trong QHVLT?
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội, giữa quy hoạch vùng lãnh thổ với quy hoạch xây dựng, quy
hoạch sử dụng đất đai:
+ Cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong
không gian lãnh thổ cả nước, vùng, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch.
+ Quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi trước
một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai.
+ Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm căn cứ cho
lập quy hoạch vùng lãnh thổ trong giai đoạn sau.
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch vùng lãnh thổ các cấp, giữa
quy hoạch vùng lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
+ Quy hoạch phát triển các lãnh thổ lớn phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập
quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn
+ Quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch
lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn sau.
+ Quy hoạch cả nước phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng

và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
+ Quy hoạch vùng và ngành, lĩnh vực giai đoạn trước làm căn cứ để lập quy hoạch
cả nước cho giai đoạn sau.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh
quốc phòng; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu quả
tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
- Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và tính kế thừa; dựa trên các kết
quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế- kĩ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên
quan để xây dựng quy hoạch.
- Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.
8. Thực trạng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã
hội nước ta tới năm 2020?
* Thực trạng:
- Nước ta bước vào xây dựng CNXH từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là
một nước nghèo kém phát triển.
- Bước vào thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đang đứng trước một số thuận lợi và khó
khăn:
+ Về thuận lợi:
Kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm) lương thực tăng nhanh, dịch vụ và CSHT
có nhiều bước phát triển.
Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện,
Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng
cường
Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế
được tiến hành chủ động và có hiệu quả hơn.
+ Về khó khăn:
Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp
Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
Hệ thống chính sách và cơ chế không đồng bộ và chưa tạo ra được động lực

mạnh cho sự phát triển.
* Chiến lược phát triển:
- Coi phát triển kinh tế, CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm.
- Rút ngắn thời gian thực hiện CNH và HĐH so với các nước đi trước.
- CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội
nhập với kinh tế quốc tế.
- Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động theo hướng CNH và HĐH.
* Định hướng phát triển các ngành kinh tế:
- Ngành nông- lâm- ngư nghiệp và kinh tế nông thôn:
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn
+ Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợ lý.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
+ Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
+ Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi
+ Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Công nghiệp, xây dựng:
+ Phát huy nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trưởng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm,
thủy sản, may mặc một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng
+ Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng với bước đi hợp lí, phù
hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.
+ Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông
tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất
phần mềm tin học, ngành kinh tế có tốc đọ tăng trưởng vượt trội.
+ Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc
phòng với công nghiệp dân dụng
+ Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các
khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.
+ Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu

xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài.
+ Đến năm 2020, CN&XD chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động. Giá
trị xuất nhập khẩu công nghiệp chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu; cơ khí
chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ
giới, máy và thiết bị đạt 60-70%; công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn;
chế biến hầu hết nông sản sản xuất; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu
cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
- Kết cấu hạ tầng:
+ Phát triển nguồn năng lượng
Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại và đẩy nhanh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hệ thống
lãnh đạo, quản lý và các dịch vụ tài chính, thương mại, giáo dục, y tế, tư vấn
Mở rộng khả năng hòa mạng viễn thông với chi phí có khả năng cạnh tranh
quốc tế;
Về đường bộ: Hoàn thành nâng cấp quốc lộ 1 và xây dựng đường Hồ Chí
Minh. Nâng cấp, xây dựng các tuyến quốc lộ khác, chú trọng các tuyến đường biên
giới, các tuyến đường vành đai và tuyến đường nối các vùng tới các trung tâm phát
triển lớn, các cầu vượt sông lớn, các tuyến nối với các nước thuộc tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng. Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng, kể cả
giao thông nông thôn, bảo đảm thông suốt quanh năm. Nâng cấp hệ thống đường
sắt hiện có, mở thêm tuyến mới đến các trung tâm kinh tế.
Hoàn thiện hệ thống cảng biển quốc gia và mạng lưới các cảng địa phương
theo quy hoạch. Phát triển vận tải thủy, tăng năng lực vận tải biển gắn với phát
triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu. Hiện đại hóa các sân bay nội địa.
Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho trên 90% dân cư
nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị.
- Các ngành dịch vụ:
Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở
rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả
+ Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày

càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vươn nhanh ra thị trường khu vực và thế
giới. Phát triển mạnh vận chuyển hành khách công cộng ở các thành phố lớn.
+ Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hóa dịch vụ bưu chính- viễn thông; phổ cập
sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến năm
2020, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung
bình trong khu vực.
+ Phát triển du lịch thật sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh
thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát
triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.
+ Mở rộng các ngành dịch vụ- tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng
khoán đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế. Từng
bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.
+ Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng
bình quân 7-8%/năm và đén 2020 chiếm 42-43% GDP, thu hút 26-27% tổng số lao
động.
* Định hướng phát triển các vùng kinh tế:
Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên thế mạnh của mình
theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu cảu thị trường trong và ngoài nước. Nhà
nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng
trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều
khó khăn.
- Khu vực đô thị: phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa
trên từng vùng và địa phương, đi nhan htrong tiến trình CND-HĐH, phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Tạo
vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn.
- Khu vực đồng bằng:
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn
nuôi, thủy sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản
xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

+ Hoàn thành điện khí hóa và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết.
+ Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp.
+ Chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Phát triển mạnh tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản và các dịch vụ.
- Khu vực nông thôn trung du miền núi:
+ Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến.
+ Bảo vệ và phát triển vốn rừng.
+ Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư.
+ Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
+ Phát triển kinh tế trang trại.
+ Giảm bớt khoảng cách phát triển với nông thôn đồng bằng.
+ Có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế- xã hội ở các vung sâu, vùng xa biên
giới, cửa khẩu.
- Khu vực biển và hải đảo:
+ Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc
thủ của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa.
+ Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế biển.
+ Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến
dầu khí; phát triển đóng tàu, thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi
trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực
của biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đảy các vùng khác.
+ Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi.
+ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển.
9. Phân tích những lợi thế và thách thức của các yếu tố trong sản xuất xã hội
nước ta?
Các yếu tố sản xuất xã hội: lao động, tài nguyên, vốn đầu tư. KH-CN, tổ

chức quản lý.
- Lao động: có những lợi thế: cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, khả năng
nắm bắt nhanh KH-CN. Bên cạnh đó còn có các hạn chế: thể lực kém, đa phần
chưa đào tạo, chưa quen sản xuất CN, tư tưởng bao cấp, ỷ lại.
+ Cơ hội: CNH-HĐH, đào tạo, hội nhập.
+ Thách thức: ý thức hợp tác, làm việc tập thể kém, thụ động.
- Tài nguyên: đất, rừng, nước, khoáng sản
- Vốn đầu tư: trong nước, ngoài nước, công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư, hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư.
- KH-CN: tiềm năng KHKT thấp, chưa khai thác hiệu quả, chưa có tiêu đề vững
chắc thu hút phát triển nhân tài phục vụ cho hoạt động kinh tế.
- Tổ chức quản lý: hệ thống tổ chức, quản lý cồng kềnh nhiều chỗ bất cập, cơ chế
quản lý, hệ thống chính sách bất cập.
10. Các hình thức phân vị các vùng kinh tế nước ta dựa trên những cơ sở nào?
Trình bày hệ thống phân vùng kinh tế của Việt Nam. Hiện nay nước ta có
những vùng kinh tế trọng điểm nào? Mỗi vùng gồm những tỉnh nào.
* Hệ thống phân vị các vùng kinh tế:
- Vùng kinh tế trọng điểm: bắc- trung- nam.
- Đặc khu kinh tế
- Vùng kinh tế lớn
- Vùng kinh tế hành chính tỉnh
- Vùng kinh tế hành chính huyện
- Hệ thống phân vùng nông nghiệp Việt Nam.
* Căn cứ:
- Đặc thù tự nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ
- Sự phân bố sản xuấ công nghiệp, nông nghiệp hình thành từ lâu đời và hiên tại
- Lợi thế so sánh so với các vùng khác
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ
- Hướng chuyên môn hóa.
* Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta:

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh: tp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 7 tỉnh: tp HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng
Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
11. Hệ thống phân vùng nông nghiệp ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn
và định hướng phát triển chính của mỗi vùng?
Vùng nông nghiệp là vùng kinh tế ngành, 1 bộ phận lãnh thổ của đất nước
với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đối đồng nhất, phương hướng, biện
pháp, thời gian khai thác tương đối đồng nhất, có điều kiện sản xuất nông nghiệp
đặc trưng nhất định của vùng.
Là tiền đề vững chắc để cho việc chuyên môn hóa các vùng sản xuất phù
hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng, đồng thời tập trung sản
xuất hàng hóa cho phù hợp với hệ thống dịch vụ và chế biến, tiêu thụ nông lâm
sản.
- Vùng trung dù và miền núi Bắc Bộ:
+ Thuận lợi: có khả năng diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng thuận lợi
cho phát triển cây lấy củ, ngô, đậu tương, thuốc lá, chè, cây lấy dầu, cây làm thuốc,
cây ăn quả và cây ôn đới, chăn nuôi trâu bò sữa.
+ Khó khăn: địa hình chia cắt, đất phân tán, dễ bị rửa trôi, xói mòn, khí hậu phức
tạp, mùa đông lạnh, có mùa sương giá, sương muối và cả băng giá trên đỉnh núi
cao.
+ Phương hướng sản xuất: phát triển cây lúa, ngô, chè, cây lấy dầu, cây ăn quả, chă
nuôi trâu bò lợn và gia cầm.
- Vùng đồng bằng sông Hồng:
+ Thuận lợi: là 1 trong 2 vùng sản xuất lúa chủ yếu trong cả nước, hệ thống thủy
lợi tương đối khá
+ Khó khăn: khối lượng lương thực còn thấp hơn so với vùng đồng bằng s.Cửu
Long; hệ thống thủy lợi chưa thực sự hoàn chỉnh; ngành chăn nuôi chưa thực sự

phát triển.
+ Phương hướng sản xuất: hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nhằm tăng khả năng mở
rộng diện tích gieo trồng; đẩy mạnh chăn nuôi và hướng dẫn dân đến 1 số vùng
chăn nuôi khác.
- Vùng Bắc Trung Bộ:
+ Thuận lợi: diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, tạo điều kiện cho ngành nông
nghiệp của vùng phát triển.
+ Khó khăn: đất đồi núi nhiều, đất lúa và cây lương thực rất hạn chế, cơ sở vật chất
và trình độ thâm canh thấp, việc tự túc lương thực không ổn định.
+ Phương hướng: thâm canh cây lúa, mở rộng diện tích hoa màu, phát triển cây lạc,
cam dứa, thuốc lá, tơ tằm.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Thuận lợi: giao thông thuận lợi có nhiều cảng biển, có khí hậu khô ráo quanh
năm, rất thích hợp cho phát triển cây bông.
+ Khó khăn: vùng chưa chú trọng đến phát triển cây lúa,màu
+ Phương hướng: lúa, màu, bông, dứa, mít, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò, lợn,
gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
- Vùng Tây Nguyên:
+ Thuận lợi: đất đai tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực diện tích rộng, tập trung,
có trên 1tr ha đất đỏ, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới. Khí hậu
tương đối ôn hòa, phân ra 2 mùa rõ rệt.
+ Khó khăn: diên tích trồng lúa và cây màu còn nhỏ.
+ Phương hướng: thâm canh và mở rộng diện tích trồng lúa, tập trung xây dựng
các vùng màu lớn, vùng chăn nuôi bò để lấy thịt cà sữa, phát triển vùng cây công
nghiệp lâu năm và các loại cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.
- Vùng Đông- Nam Bộ:
+ Thuận lợi: hệ thống giao thông thuận tiện cho cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
+ Khó khăn: việc sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, cây màu và chăn nuôi chưa
thực sự được chú trọng, kém phát triển.
+ Phương hướng: thâm canh cây lúa, sản xuất ngô, đậu tương, lạc, sắn, phát triển

cây mía, cao su, điều, 1 số loại cây ăn quả chăn nuôi bò, lợn, gia cầm.
- Vùng đồng bằng s.Cửu Long:
+ Thuận lợi: địa hình bằng phẳng, khí hậu ổn định, nóng ấm và ít bị ảnh hưởng của
bão lụt nên sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, đặc biệt là khả năng sản xuất
lương thực lúa, ngô, đỗ tương,
+ Khó khăn: phần lớn đất canh tác mới chỉ làm 1 vụ, năng suất còn thấp do tình
trạng thiếu nước vào mùa khô mà hệ thống thủy lợi lại kém phát triển. Những vùng
đất hoang hóa thường bị nhiễm mặn. Mùa mưa thường có lũ lớn.
+ Phương hướng: nên thay đổi phương thức canh tác để sử dụng đất có hiệu quả,
cần quan tâm đến thủy lợi để tăng khả năng phát triển cho ngành nông nghiệp
trong khu vực.
12. Liệt kê những nội dung cơ bản của QHVLT?
Quy hoạch vùng lãnh thổ thì cần những nội dung cơ bản:
- Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng trên các mặt khó khăn,
thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kĩ thuật và công
nghệ.
- Xác định phương hướng về mục tiêu cơ bản
- Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai
- Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực
- Bố trí các sơ sở kết nối hạ tầng
- Tổ chức sử dụng lao động
- Tổ chức các khu dân cư
- Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án
- Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạch.
13. Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong công tác
QHVLT?
- Vị trí địa lí và các đặc trưng cơ bản của vùng lãnh thổ: với mỗi vùng miền thì có
các đặc trưng riêng, do đó đặc điểm về tự nhiên chính là tiềm năng để vùng có thể

phát triển kinh tế xã hội.
Khi điều tra đánh giá về vị trí địa lí thì cần xác định
+ Vị trí, ranh giới vùng
+ Vai trò kinh tế xã hội của vùng, quan hệ với các vùng lân cận
+ Tổng diện tích đất tự nhiên, dân số
+ Mật độ dân số, bình quân đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất canh tác theo đầu
người.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đặc điểm địa hình
+ Địa chất thổ nhưỡng
+ Khí hậu thủy văn
+ Các nguồn tài nguyên (Động thực vật, khoáng sản, nước, không khí)
+ Cảnh quan môi trường
- Hiện trạng KTXH:
- Cơ cấu kinh tế của vùng
- Hiện trạng quản lý sử dụng đất trong vùng
- Tình hình sản xuất kinh doanh (nông, lâm nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, các ngành dịch vụ )
- Tình hình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
- Hệ thống các điểm dân cư và các công trình văn hóa xã hội
- Dân số và lao động
- Năng lực đầu tư của vùng.
14. Nội dung phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng trong
công tác QHVLT?
- Trên cơ sở số liệu điều tra cơ bản tiến hành phân tích các mặt khó khăn, thuận lợi,
tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ. Nội
dung phân tích tập trung vào các chủ đề:
- Đặc điểm tự nhiên và TNTN
- Thực trạng phát triển KTXH nói chung và các ngành các lĩnh vực nói riêng
- Dân số và nguồn lực lao động

- Tiềm lực khoa học và công nghệ
- Năng lực tài chính
- Bối cảnh quốc tế và các mối quan hệ đối ngoại ảnh hưởng tới vùng.
15. Nội dung công tác xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản trong
QHVLT?
* Phương hướng: phản ánh tầm nhìn và viễn cảnh mà vùng hướng tới trong
tương lai, là con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản cần phải thực hiện.
* Mục tiêu:
- Mục tiêu quy hoạch là kết quả mong đợi của vùng trong một thời hạn nhất định
thông qua các hoạt động đã được quy hoạch.
- Mục tiêu cần xác định phù hợp với:
+ Chiến lược phát triển của cả nước.
+ Vai trò của vùng và nhu cầu sản xuất hàng hóa
+ Các nguồn tài nguyên
+ Vốn đầu tư và cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Hệ thống các điểm dân cư và công trình văn hóa phúc lợi xã hội.
- Mục tiêu là 1 khái niệm có thể đo lường được.
- Khi xây dựng mục tiêu, điều quan trọng lầ phải đảm bảo cho các mục tiêu đó
được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không trùng lặp hoặc bỏ sót.
- Các khía cạnh thể hiện của mục tiêu thường tập trung vào:
+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế
+ Tổng sản phẩm quốc nội và GDP/người
+Mức độ nâng cao thu nhập và đời sống
+ Mức độ phổ cập giáo dục và đào tạo
+ Mức độ giải quyết việc làm
+ Nhịp độ đô thị hóa và phát triển các chuỗi đô thị và khu dân cư
+ Vấn đề BVMT
- Các yêu cầu cơ bản khi xác định mục tiêu (cụ thể, đo được, có thể đạt được, hiện
thực, có thời gian xác định)
16. Nội dung công tác xác định phương hướng quy mô phát triển các ngành

các khu vực trong QHVLT?
Trên cơ sở phương hướng phát triển chung của vùng và dự báo phát triển các
ngành các lĩnh vực trong giai đoạn quy hoạch tiến hành xác định:
- Phương hướng, quy mô phát triển và cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
+ Xác định quỹ đất dành cho nông nghiệp
+ Xác định cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ và tinh chế tạo
các đô thị hạt nhân hoặc thành phố thị trấn.
+ Luận chứng các giải pháp kĩ thuật và nhu cầu đầu tư, vật tư, các chính sách
khuyến nông.
+ Điều kiện vật chất, đất đai, lao động thực hiện hệ thống canh tác tiến bộ tạo ra
mục tiêu sản phẩm hàng hóa.
+ Cơ sở hạ tầng sản xuất
+ Khả năng vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật đầu tư cho sản xuất
+ Trình độ tổ chức và kĩ năng lao động của người sản xuất và người sử dụng.
- Phương hướng, quy mô phát triển và phân bố công nghiệp:
+ Phương pháp lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn quy mô và công nghệ.
+ Các xí nghiệp công nghiệp bao gồm cả công nghiệp trung ương và địa phương.
+ Lựa chọn cơ cấu sản xuất xác định rõ các danh mục sản phẩm chủ yếu
+ Lựa chọn phuong hướng cấu tạo các khu cụm công nghiệp hiện có và xây dựng
các khu công nghiệp mới
+ Tính toán các nhu cầu về: vốn, lao động, đất, điện, nước
- Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ then chốt:
+ Phương hướng phát triển du lịch
+ Phương hướng phát triển vận tải, thông tin liên lạc
+ Phương hướng phát triển thương mại: nội thương và ngoại thương
+ Phương hướng phát triển ngân hàng và tín dụng
+ Phương hướng phát triển dịch vụ tư vấn, thông tin quảng cáo, chuyển giao công
nghệ
- Phương hướng phát triển các ngành văn hóa, y tế, giáo dục khoa học:
+ Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo

+ Phương hướng phát triển y tế
+ Phương hướng phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ
+ Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ
17. Nội dung bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, tổ chức sử dụng lao động, tổ chức
các khu dân cư trong QHVLT?
* Bố trí các cơ cấu sử dụng đất đai:
Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trong 1 vùng lãnh thổ thường
xuyên thay đổi. Vì vậy, cơ cấu sử dụng đất cũng cần được bố trí lại trong mỗi kỳ
quy hoạch cho phù hợp
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất hiện nay
- Phân bổ sử dụng đất cho các ngành kinh tế và các mục đích sử dụng đất tại thời
điểm hiện tại
- Dự kiến nhu cầu sử dụng đất trong tương lai
- Dự kiến thay đổi về sử dụng đất trong các giai đoạn sau này.
* Tổ chức sử dụng lao động
- Dự báo phát triển dân số và lao động
- Dự báo phát triển dân số và lao động:
- Biện pháp tổ chức lao động
Trên cơ sở so sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số theo nhu cấu lao động để đề
xuất giải pháp phân bố và sử dụng lao động:
* Tổ chức khu dân cư:
- Đánh giá hiện trạng phân bố các điểm dân cư
- Xác định quy mô và phân bố các điểm dân cư
- Phát triển đô thị và điểm dân cư phi nông nghiệp
- Xác định quy mô và phân bố dân cư nông thôn.
18. Khái niệm, vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng và nội dung bố trí hệ thống
cơ sở hạ tầng trong QHVLT?
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định sự phát triển của các ngành các
lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế
- Đầu tư xây dựng hệ thống CSHT đòi hỏi nhu cầu tài chính rất lớn

- Vì vậy việc bố trí hợp lý hệ thống CSHT và xác định tiến độ xây dựng phù hợp
với yêu cầu sản xuất và đời sống là rất quan trọng
- Bố trí hệ thống CSHT:
+ Bố trí hệ thống giao thông
+ Bố trí hệ thống thủy lợi
+ Bố trí xây dựng hệ thống điện
+ Bố trí hệ thống cơ sở dịch vụ sản xuất.
19. Vấn đề bảo vệ môi trường trong QHVLT?
1. Phân định rõ lãnh thổ cần được bảo vệ
2. Bảo về rừng, khai thác rừng và trồng dừng phòng hộ
3. Bảo về đát trống xói mòn
4. Phục hồi đất bị phá hủy
5. ảo vệ nguồn nước
6. Bảo vệ nguồn không khí.
20. Những vấn đề cơ bản của việc xác định vốn đầu tư và hiệu quả phương án
QHVLT (tóm tắt) ?
* Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án:
-Ước tính tổng nhu cầu đầu tư
+ Căn cứ xác định: quy mô hạng mục, chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đầu tư.
+ Phương pháp và trình tự xác định
- Xác định cơ cấu vốn đầu tư: tỉ trọng vốn đầu tư theo các loại hình khác nhau như:
xây lắp, thiết bị, chi phí quản lý
- Xác định nguồn vốn đầu tư:
+ Trong nước: ngân sách, vay, liên doanh
+ Ngoài nước: tài trợ, vay, liên doanh, liên kết, vốn đầu tư thị trường từ nước ngoài
FDI.
* Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạch:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội:
+ Thu hút lao động và giải quyết việc làm

+ Nâng cao thu nhập và đời sống của người dân
+ Nâng cao dân trí và trình độ sản xuất
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo
+ Giảm tệ nạn xã hội
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng
+ Tăng phúc lợi xã hội
+ Thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo
+ Bình đẳng giới.
21. Trình tự các bước công việc trong công tác QHVLT? Những thành quả cơ
bản của công tác QHVLT? Nêu tóm tắt nội dung bản thuyết minh phương án
QHVLT?
Trình tự các bước trong công tác QHVLT:
- Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc thực hành triển khai công tác
quy hoạch
+ Khảo sát thực
+ Xây dựng đề cương
+ Tổ chức nhân sự, trang thiết bị và kinh phí
+ Tập huấn
- Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về các điều kiện cơ bản của
vùng quy hoạch:
+ Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về ĐKTN, TNTN
+ Điều tra thu thập tổng hợp và phân tích thông tin về điều kiện kinh tế xã hội,
CSHT
+ Đánh giá tiềm năng các nguồn nhân lực
+ Phân tích thông tin về định hướng, chiến lược phát triển KTXH, ANQP của vùng
- Tổ chức các hội nghị quy hoạch
- Xây dựng phương án quy hoạch
- Đánh giá, thẩm định và phê duyệt phương án
- Bàn giao.

Những thành quả cơ bản trong công tác QHVLT:

×