Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

tài liệu HDNG LL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.18 KB, 37 trang )


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Sóc trăng, 2009

PHẦN I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN
Mục tiêu tập huấn
Sau khóa tập huấn, học viên cần:
- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGD
NGLL theo định hướng đổi mới và cách thức
đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng tập huấn cho giáo viên thực hiện đổi
mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh
giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng
tạo vào thực tế.

Nội dung tập huấn
- Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS
- Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định
hướng đổi mới
- Đánh giá kết quả HĐGD NGLL
- Giáo dục KNS trong HĐGD NGLL
- Thực hành tổ chức hoạt động cụ thể
-
Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương
Phương pháp tập huấn
- Phương pháp tập huấn cùng tham gia
- Báo cáo kết quả làm việc nhóm


- Luyện tập, thực hành

Chương trình tập huấn
Ngày thứ nhất:
- Khai mạc lớp tập huấn, tổ chức lớp (2 tiết)
- Nghe giới thiệu chung về khóa tập huấn (1 tiết)
- Nghe giới thiệu về chương trình HĐGD NGLL
cấp THCS (1 tiết)
- Tập huấn về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGD NGLL (4 tiết)
Ngày thứ hai:
- Tập huấn về đánh giá kết quả hoạt động của học
sinh (4 tiết)
- Giới thiệu về giáo dục KNS cho học sinh THCS
(3 tiết)
- Soạn bài thực hành (1 tiết)

Ngày thứ ba:
- Thực hành về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động
và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh (4 tiết)
- Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương (2 tiết)
- Tổng kết lớp tập huấn (2 tiết)
Yêu cầu đối với học viên khi tham gia tập huấn
- Tham dự đầy đủ kế hoạch tập huấn trong ba ngày, nếu
nghỉ học phải có lí do và phải báo cáo với giáo viên tập
huấn
- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm
và trong lớp
- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng
nhau giải quyết

- Giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong quá trình tập huấn

PHẦN II - CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ
Nội dung 1
Giới thiệu chương trình HĐGD NGLL cấp THCS
(1 tiết)
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 1, học viên:
- Nắm chắc được mục tiêu, nội dung chương trình
HĐGD NGLL cấp THCS cũng như một vài điểm
lưu ý khi thực hiện chương trình này.
- Biết cách hướng dẫn giáo viên hiểu rõ hơn về
chương trình HĐGD NGLL cấp THCS.
- Có tinh thần trách nhiệm trong quá trình tập huấn
giáo viên ở địa phương.

Các hoạt động
Hoạt động 1: Trao đổi về mục tiêu của HĐGDNGLL
Mục tiêu : Học viên hiểu và trình bày được mục tiêu
của HĐGD NGLL cấp THCS.
Kết luận : Giáo viên kết luận bằng việc trình chiếu mục
tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS.
Hoạt động 2: Trình bày nội dung chương trình HĐGD
NGLL cấp THCS
Mục tiêu : Học viên hiểu và trình bày được nội dung
chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng như sự khác
nhau về mức độ trong từng chủ điểm giáo dục.
Kết luận
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS là chương
trình đồng tâm. Chương trình có phần bắt buộc và phần

tự chọn.
- Các mức độ nội dung chương trình được nâng cao
dần từ lớp 6 đến lớp 9.

Hoạt động 3 : Thảo luận chung những quan điểm
đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp
THCS.
Mục tiêu : Học viên nắm và thống nhất
được những quan điểm đổi mới về phương thức
tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS.
Kết luận
Nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình và
những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức
là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý giáo
dục và giáo viên khi thực hiện chương trình HĐGD
NGLL và là điều kiện để đổi mới phương pháp, đổi
mới đánh giá kết quả hoạt động có hiệu quả.

Nội dung 2
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo định hướng đổi mới
(4 tiết)
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 2, học viên:
- Hiểu được định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ
chức HĐGDNGLL, những yêu cầu đổi mới và biết được
một số phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với đặc
điểm HS THCS.
- Biết vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
vào thực tế ở lớp và trường mình.

- Linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc vận dụng các
phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.

Các hoạt động
Hoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp
tổ chức HĐGD NGLL
Mục tiêu
Giúp học viên nêu được các định hướng chung về đổi mới
phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS
Kết luận
Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGD NGLL ở THCS :
- Bám sát mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS.
- Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt
động của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của
học sinh.
- Tăng cường sử dụng các TBDH, PTDH các môn học và
đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CN thông tin.

Hoạt động 2: Những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ
chức HĐGD NGLL
Mục tiêu
Học viên hiểu và vận dụng được những yêu cầu đổi
mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL.
Kết luận
Yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
ở THCS :

- Đảm bảo tính thực tiễn
- Tăng cường sự tham gia của học sinh
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống

Hoạt động 3 : Khái niệm định hướng đổi mới phương pháp
Mục tiêu
- Học viên liệt kê được một số phương pháp tổ chức hoạt
động cụ thể.
- Hiểu được thế nào là định hướng đổi mới phương pháp tổ
chức HĐGD NGLL ở THCS
Kết luận
- Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) đã được quy định trong Luật giáo dục, đó là : “phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”.
- Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của HS là định
hướng chung cho việc đổi mới PP tổ chức HĐGD NGLL.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số phương pháp cụ thể
Mục tiêu
- Học viên hiểu được bản chất và quy trình thực hiện một
phương pháp cụ thể.
- Biết vận dụng một phương pháp theo định hướng đổi mới
để thực hiện một nội dung, một tình huống cụ thể của
HĐGD NGLL.

Kết luận
Các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng
từ các PP giáo dục và PP dạy học. Khi vận dụng những PP
này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc. Trong một hoạt
động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ
chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo
khi vận dụng các PP và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ
động, tính tích cực của HS. Đó là yêu cầu cơ bản xuyên
suốt trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả.

Hoạt động 5 : Những kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực
được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL.
Mục tiêu
- Học viên hiểu được một số kĩ thuật dạy học tích cực.
- Biết vận dụng các KTDH tích cực trong tổ chức HĐGD
NGLL.
Kết luận
Kỹ thuật dạy học tích cực là những thao tác, cách thức
hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các
KTDH rất đa dạng và phong phú về số lượng. Vận dụng
các KTDH trong HĐGD NGLL sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả của các phương pháp được vận dụng trong tổ chức
HĐGD NGLL.

Nội dung 3
Đánh giá kết quả Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp

(4 tiết)
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 3, học viên:
- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL
của HS THCS là nhằm xác định mức độ phát triển của các
em về nhận thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình HĐ.
- Biết được việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL góp phần
vào đánh giá hạnh kiểm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện học sinh, động viên các em tích cực học tập và rèn
luyện, đồng thời đảm bảo quyền của trẻ em trong đánh giá.
- Biết cách đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông
một số hình thức đánh giá phù hợp.
- Tin vào kết quả của đánh giá.

Các hoạt động
Khởi động: Mời học viên tự tổ chức một trò chơi khởi
động, hoặc giáo viên giới thiệu một trò chơi (giáo viên có
thể tìm cách liên hệ trò chơi này với vấn đề “đánh giá”
để tạo sự kết nối)
Hoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệm
Mục tiêu
Giúp học viên liệt kê lại những hình thức đánh giá kết quả
HĐGD NGLL mà họ đã từng làm trong thực tiễn
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu phân loại hình thức
đánh giá
Mục tiêu
Nhận ra được một số kiểu phân loại hình thức đánh giá kết
quả HĐGD NGLL
Kết luận: Việc phân loại giúp giáo viên lựa chọn cách đánh
giá phù hợp cho từng hoạt động, nhóm đối tượng, thời

gian, nguồn lực. Tuy nhiên, mọi phân loại cũng như việc
lựa chọn một hình thức đánh giá cụ thể đều có tính
tương đối, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Hoạt động 3: Giới thiệu một số mẫu phiếu đánh giá đơn giản
Mục tiêu: Biết được một số mẫu phiếu đánh giá kết quả hoạt
động
1 Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực 1 Gợi
ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực hiện chủ
điểm (thực hiện trực tiếp, tại chỗ ngay sau hoạt động)
Ví dụ 1
Phiếu đánh giá hoạt động
1. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy hứng thú
nhất hôm nay. Vì sao? (nêu 1,2 lý do ngắn gọn)
2. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy chưa hài
lòng. Vì sao?
3. Vẽ một hình biểu đạt tâm trạng hiện tại của em sau
khi tham gia hoạt động vừa rồi. Nếu không vẽ, dựng
2 từ/ hai cụm từ thể hiện tâm trạng hiện tại của em.

Ví dụ 2
Phiếu đánh giá hoạt động
1. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về nội
dung của HĐGDNGLL vừa thực hiện.
2. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về
hình thức/ phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL vừa thực hiện.
3. Nếu làm lại hoạt động vừa rồi, em
muốn thay đổi những điểm nào


Nội dung 4
Rèn luyện kĩ năng sống qua
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(3 tiết)
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên:
- Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục
rèn luyện KNS.
- Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những
KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS.
- Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề.
Các hoạt động
Hoạt động 1: Xác định rõ vai trò của HĐGDNGLL trong
giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh
Mục tiêu
Giúp học viên hiểu được HĐGD NGLL ở trường THCS có
vai trò rất quan trọng là tạo môi trường thuận lợi, tạo
điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS

Thông tin cơ bản
HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở
nhà trường phổ thông trung học cơ sở. Đó là những hoạt động được
tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp. HĐGDNGLL là
sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết
với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động,
góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách
cho các em.
Mục tiêu không thể thiếu của HĐGDNGLL ở trường THCS là rèn
luyện cho các em có các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học
sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ

chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ
thể của hoạt động; kỹ năng tự học; kỹ năng tự đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện Đây cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa
tuổi học sinh THCS.
Đổi mới phương pháp HĐGDNGLL ở các trường THCS hiện nay
cũng định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng
tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất
và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra
đánh giá kết quả hoạt động của các em. Như vậy các HĐGDNGLL
có một vai trò rất quan trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học
sinh trải nghiệm rèn luyện KNS.

Thông tin cơ bản
KNS liên quan đến mọi hoạt động của trường học.
Khái niệm kỹ năng sống:
KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng
tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà
nhập vào môi trường xung quanh (gia đinh, lớp học, thế
giới bạn bè ), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã
hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho
sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống
Hoạt động 2: HĐGDNGLL tập trung giáo dục những KNS cơ
bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS
Mục tiêu
Giúp học viên lý giải được tại sao HĐGDNGLL phải tập trung
giáo dục những KNS cơ bản
Giúp học viên hiểu khái niệm KNS và xác định được những
KNS cơ bản nào đặc biệt cần thiết cho lứa tuổi HS THCS

Các KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuối học sinh THCS


Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi

Kỹ năng kiểm soát/ứng phó với stress

Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng lắng nghe tích cực

Kỹ năng đồng cảm

Kỹ năng quyết đoán, ra quyết định

Kỹ năng thuyết phục, thương lượng

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Kỹ năng đặt câu hỏi?

Kỹ năng học bằng đa giác quan

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng khen, chê tích cực


Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan

Kỹ năng thích ứng

Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá
Bài tập: học viên được yêu cầu xếp hạng các KNS này theo thứ bậc
quan trọng từ 1 đến n trong đó 1 là quan trọng nhất.

Hoạt động 3: Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề rèn luyện KNS
Mục tiêu
Giúp học viên nắm được cách tổ chức một hoạt động theo chủ đề rèn
luyện một kỹ năng sống cụ thể
Hoạt động 3.1. Giáo dục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức,
hành vi
Mục tiêu
Cung cấp cho học viên các kỹ năng phát hiện những thiếu hụt về nhận
thức và cách thức điều chỉnh những nhận thức, niềm tin không hợp
lý, hành vi sai lệch.
Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá những
thiếu hụt về nhận thức, hành vi
Hoạt động 3.2. Giáo dục rèn luyện kỹ năng kiểm soát stress, ứng
phó giải quyết vấn đề
Mục tiêu
Huấn luyện cho học viên kỹ năng kiểm soát stress, kỹ năng ứng phó giải
quyết vấn đề.
Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá năng kiểm
soát stress, khả năng ứng phó giải quyết vấn đề của bản thân.
Giải quyết vấn đề được xem như là một qúa trình ứng xử gồm các giai
đoạn hay các bước cơ bản sau:

1- Xác định vấn đề
2- Nảy sinh nhiều nhất các giải pháp có thể
3- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất (tối ưu)
4- Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó.

Các giai đoạn của qúa trình giải quyết vấn đề được mô
hình hoá như sơ đồ
Xác định
vấn đề
Nảy sinh
các giải
pháp
Cân nhắc
chọn lựa giải
pháp tối ưu
Thực hiện giải
pháp đã chọn
và đánh giá
tính hiệu quả
của nó
Vấn đề chưa
giải quyết
Tiếp tục
Kết thúc
qúa trình
Vấn đề đã
được giải
quyết

Thực hành: Học viên áp dụng các kỹ năng trên để giúp học

sinh xử lý tình huống sau đây:
- Tình huống: “Cô ơi, cháu rất cô đơn và rất khổ tâm vì gia
đình bố mẹ cháu cấm cháu quan hệ với bạn bè Cháu
nhớ có lần mẹ cháu gọi bạn gái cháu là "cái con kia" và
còn hỏi cháu: "Cái con ấy nhà nó ở đâu?" Mặc dù bạn ấy
không còn có mặt lúc đó, nhưng cháu rất bất bình về lời
nói ấy. Thế là cháu bảo luôn với mẹ : "Mẹ đừng gọi bạn
con như thế. Mặt mẹ cháu sầm lại, mắng cháu, nói cháu
mất dạy, coi bố mẹ không ra gì, coi bạn hơn cả mẹ ”.
Cháu cảm thấy mình bị xỉ nhục chỉ còn biết khóc thôi
Từ đó cháu thất vọng về mẹ cháu, cháu chỉ muốn bỏ
nhà ra đi thôi ”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×