Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giáo án GDCD lớp 11 chuẩn KTKN_Bộ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.99 KB, 69 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
Bài 1
CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2 tiết)
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sx của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
* Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2 Về kỹ năng Phân biệt được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất trong cuộc sống.
3 Về thái độ Biết quý trọng tài sản, của cải của gia đình và xã hội.
II Nội dung
* Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
* Các yếu tố của quá trình lao động sản xuất : Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong
đó sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất
Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ Giới thiệu khái quát môn học
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc
phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta
phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ta giàu mạnh.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1: Đơn vị kiến thức :
vai trò của sản xuất của cải vật chất
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn


đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các
câu hỏi sau :
* Em hiểu thế nào là của cải vật chất ? Cho
ví dụ những của cải vật chất trong thực tế
mà em thường gặp.
* Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?
Cho ví dụ ?
* Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là
cơ sở của đời sống xã hội ?
* Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt
động trung tâm của xã hội loài người hay
không ? Vì sao như vậy ?
HĐ2 Đơn vị kiến thức :
Sức lao động và đối tượng lao động
GV trình bày 2 sơ đồ đã chuẩn bị trên bảng sau
đó GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em
thảo luận theo các câu hỏi sau :
* Để thực hiện quá trình lao động sản xuất ,
cần phải có những yếu tố cơ bản nào ?
Trình bày khái niệm sức lao động, lao động ?
I Vai trò của sản xuất của cải vật chất.
1 Sản xuất của cải vật chất là gì ?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các
yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của mình.
2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất .
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển
của xã hội loài người, là quan điểm duy vật lịch sử.
* Sản xuất của cải vật chất là cơ sở để xem xét và giải
quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội.


II Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ
bản : Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
1 Sức lao động
a. Sức lao động : là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
b. Lao động : là hoạt động có mục đích , có ý thức của con
người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên
- 1 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày soạn:……… ngày dạy:……… PPCT:………… Tuần:…………
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng
của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức
lao động trong hiện thực ?
* Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ?
Cho ví dụ minh hoạ.
* Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự
nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là
đối tượng lao động không ? Vì sao ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
các kiến thức
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ3: Đơn vị kiến thức : Tư liệu lao động
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các

câu hỏi sau :
* Tư liệu lao động là gì ?
* Tư liệu lao động được chia thành mấy loại ?
Nêu nội dung cụ thể ?
* Tư liệu lao động được cấu thành bởi những
yếu tố nào ?
* Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động
thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
* Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp
giữa các yếu tố nào ?
* Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự
phản ánh vấn đề nào của con người ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
cho phù hợp với nhu cầu của con người.
c. sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
2 Đối tượng lao động.
a. Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao
động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho
phù hợp với mục đích của con người.
b. Có 2 loại đối tượng lao động :
* Loại có sẵn trong tự nhiên như : Các nguồn tài nguyên
* Loại đã trãi qua tác động của lao động, được cải biến ít
nhiều như : Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy
gọi là nguyên liệu.
3 Tư liệu lao động
a. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm
nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối
tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

b. Tư liệu lao động được chia thành ba loại :
* Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như : Cày, cuốc,
máy móc
* Hệ thống bình chứa của sản xuất như : ống, thùng, hộp
* Kết cấu hạ tầng của sản xuất như : đường giao thông, bến
cảng, sân bay, nhà ga,
c. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ
lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một trong
những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế.
Lưu ý
* Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành
tư liệu sản xuất. Vì vậy, quá trình lao động sản xuất là sự
kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
* Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao
động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao
động với tính sáng tạo, giữ vai trò quyết định nhất. Suy đến
cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh
sức lao động sáng tạo của con người.
4 Củng cố :
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành của sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,
quá trình lao động sản xuất: đồng thời, tất cả các HS cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm
quan trọng của các vấn đề trên.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần còn lại của bài :
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
1. Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ?
2. Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ?
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 200
Phê duyệt của BGH




- 2 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11




Bài 1
CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2 tiết)
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được thế nào là phát triển kinh tế
* Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2 Về kỹ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3 Về thái độ
* Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
* Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
II Nội dung Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
III Phương pháp dạy học Đàm thọai + Đặt vấn đề + Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện Sơ đồ về nội dung phát triển kinh tế.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
* Sản xuất của cải vật chất là gì ? Tại sao nói sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội ?
* Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )

Các-Mác khẳng định : “ Kinh tế là nhân tố quyết định cuối cùng của mọi sự biến đổi của lịch sử ”
Trong công cuộc đổi mới hôm nay, HS, thanh niên - sức trẻ của dân tộc - có vai trò quan trọng như thế nào
và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước để nước ta trở thành nước phát
triển ?
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1: Đơn vị kiến thức 1a ; 1b
Phương pháp : gợi mở – thuyết trình.
GV trình bày sơ đồ về nội dung của phát triển
kinh tế, sau đó cho các em trả lời các câu hỏi
sau :
* Em hiểu phát triển kinh tế là gì ?
* Thế nào là tăng trưởng kinh tế ? Cho ví dụ
* Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên những cơ
sở nào, phải gắn với những vấn đề nào ?
Vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ.
HĐ2 Đơn vị kiến thức 1c
phương pháp Đàm thoại - diễn giải
Gv trình bày : Mọi nền kinh tế đều tồn tại và
III Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối
với cá nhân, gia đình và xã hội .
1 Phát triển kinh tế là gì ?
Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp
lýtiến bộ và công bằng xã hội.
a Tăng trưởng kinh tế là gì ?
Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố
của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.
b Tăng trường kinh tế phải
* Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng
trưởng kinh tế bền vững.

* Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho
mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ
kết quả của tăng trưởng kinh tế.
* Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con
người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
* Gắn với chính sách dân số phù hợp.
c Cơ cấu kinh tế là gì ?
- 3 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
vận động trong một cơ cấu nhất định.
* Vậy, Cơ cấu kinh tế là gì ?
* Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lí ?
Cho ví dụ minh hoạ.
* Thế nào là cơ cấu kinh tế biến đổi theo
hướng tiến bộ ?
GV giảngKhái niệm GDP và GNP cho các em
HĐ3 Đơn vị kiến thức 2

phương pháp Thảo luận nhóm
GV cho HS theo dõi nội dung của biểu đồ ý
nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia
đình và xã hội, sau đó chia lớp thành 4 tổ rồi
cho các em thảo luận theo các câu hỏi :
* Hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với
cá nhân, gia đình và xã hội ?
Lấy các ví dụ trong thực tiễn để minh hoạ.
( tổ 1 : thảo luận mục a : đối với cá nhân )

( tổ 2 : thảo luận mục b : đối với gia đình )
( tổ 3 : thảo luận mục c : đối với xã hội )
* Em hiểu thế nào khi người ta nói : Lao động
là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
( tổ 4 )
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản.
* Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc
và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành
kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
* Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi
tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế ; phù hợp với sự
phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại ; gắn với phân
công lao động và hợp tác quốc tế.
* Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ là cơ cấu kinh tế
có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng
sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông
nghiệp giảm dần
2 ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình
và xã hội .
a Đối với cá nhân : Phát triển kinh tế :
* Tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn
định, cuộc sống ấm no ; có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng
cao tuổi thọ
* Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú
cho con người.
* Giúp con người có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động
xã hội, có điều kiện phát triển toàn diện.

b Đối với gia đình : Phát triển kinh tế :
* Là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng
của gia đình.
* là tiền đề để xây dựng gia đình văn hoá ; để gia đình thực sự
là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã
hội.
c Đối với xã hội : Phát triển kinh tế :
* Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng
cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
* Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất
nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.
* là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững
chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước,
củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
* Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới ; xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hường
xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại :
Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là
nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
4 Củng cố Cho HS giải bài tập 5 ; 6 ; 7 ở sách giáo khoa trang 12
5 Họat động tiếp nối Học bài cũ và soạn trước mục I của bài 2 : Hàng hoá
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập
* Em hãy cho biết sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, bảo vệ môi trường có mối quan hệ như
thế nào?
* Em hãy cho biết trách nhiệm của em đối với sự phát triển kinh tế gia đình.
R út Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 200
Phê duyệt của BGH

- 4 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11











Bài 2
H ÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (3 tiết)
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức Nêu được thế nào là hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
2 Về kỹ năng Biết phân biệt giá trị với giá cả của hàng hoá.
3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hoá.
II Nội dung Hàng hoá
III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện
* Sơ đồ về 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá.
* Sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ

* Thế nào là phát triển kinh tế ? Tăng trưởng kinh tế là gì ? Cơ cấu kinh tế là gì ?
* Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Để thích ứng với cuộc sống kinh tế thị trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố
cấu thành kinh tế thị trường. Vậy hàng hoá là gì ? Tiền tệ là gì ? Thị trường là gì ?
Trong tiết học này chúng ta sẽ làm sáng tỏ các nội dung về hàng hoá.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
- 5 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
HĐ1: Dùng cho mục I
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở .
GV dùng sơ đồ về 3 điều kiện để sản phẩm trở
thành hàng hoá, sau đó yêu cầu các em trả lời các
câu hỏi sau :
* Em hiểu thế nào là hàng hoá ? Cho ví dụ những
hàng hoá trong thực tế mà em thường gặp.
* Nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên sơ đồ
đã vẽ thì sản phẩm có trở thành hàng
hoá được không ? Vì sao ?
* Theo em hàng hoá là phạm trù lịch sử
hay là phạm trù vĩnh viễn ? Vì sao ?
* Hàng hoá có thể tồn tại ở mấy dạng
trong thực tế ? Cho ví dụ ?
HĐ2 Dùng cho mục II
GV trình bày sơ đồ đã chuẩn bị trên bảng sau đó

GV cho HS trả lời các câu hỏi:
* Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì ?
* Em hãy cho ví dụ về một hàng hoá có thể có
một hoặc một số giá trị sử dụng .
* Giá trị sử dụng dành cho thành phần kinh tế nào
trong trao đổi, mua - bán ?
* Giá trị của hàng hoá là gì ?
* Bằng cách nào có thể xác định được giá trị
của hàng hoá ?
* Lượng giá trị hàng hoá được xác định như
thế nào ?
* Căn cứ vào yếu tố nào để người ta trao đổi hàng
hoá trên thị trường ? ( thời gian lao động xã hội
cần thiết )
* Giá trị xã hội của hàng hoá được tính theo
công thức nào ? Giải thích.
HĐ3 :
* GV dùng sơ đồ tính thống nhất và mâu thuẫn
giữa hai thuộc tính của hàng hoá. Từ sơ đồ này,
kết hợp với lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ. Từ
đó, rút ra kết luận. ( phần tóm lại ở SGK )
I Hàng hoá.
1 Hàng hoá là gì ?
Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
a/ Hàng hoá chỉ là một phạm trù của lịch sử, chỉ tồn tại
trong nền kinh tế hàng hoá, bởi vì chỉ trong điều kiện sản
xuất hàng hoá thì sản phẩm mới được coi là hàng hoá.
b/ Hàng hoá có thể tồn tại ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở
dạng phi vật thể ( hàng hoá dịch vụ )

2 Hai thuộc tính của hàng hoá.
a Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì ?
Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người.
* Giá trị sử dụng được phát hiện dần và ngày càng đa
dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng
sản xuất và khoa học - kĩ thuật.
* Giá trị sử dụng không phải dành cho người sản xuất ra
hàng hoá đó mà cho người mua, cho xã hội ; vật mang
giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi.

b Giá trị của hàng hoá là gì ?
* Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua giá trị trao
đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay
tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau.
* Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội
dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
* Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản
xuất ra hàng hoá của từng người. Thời gian lao động cá biệt
tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá.
* Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá
là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với
một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung
bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã
hội nhất định. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá
trị xã hội của hàng hoá. Như vậy lượng giá trị của hàng
hoá phải được tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết chứ không phải được tính bằng thời gian lao động
cá biệt.

Giá trị xã hội của hàng hoá = Chi phí sx + Lợi nhuận
Tóm lại, Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính :
Giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt
đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm
không thể trở thành hàng hoá
- 6 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ng i SX, bánườ :
Ng i mua, tiêu dùngườ
Giá trị
Giá
Tr ị
SD
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn
mạnh phần kiến thức trọng tâm của bài.
4 Củng cố Yêu cầu HS lên bảng vẽ lại các sơ đồ về :
* Các điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá.
* Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi
* Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần II của bài : Tiền tệ.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
* Tại sao nói giá trị của hàng hoá không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian
lao động xã hội cần thiết quyết định ?
* Tại sao nói giá cả là “ mệnh lệnh “ của thị trường đối với mọi người sản xuất và tiêu dùng hàng hoá ?
R út Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 200
Phê duyệt của BGH














Bài 2
H ÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (3 tiết)
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ
* Quy luật lưu thông tiền tệ.
2 Về kỹ năng Hiểu và vận dụng được quy luật lưu thông tiền tệ.
- 7 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày soạn:……… ngày dạy:……… PPCT:……… Tuần:…………
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của tiền tệ, biết quý trọng đồng tiền trong cuộc sống.
II Nội dung Tiền tệ
III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện
* Sơ đồ về bốn hình thái của giá trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
* Sơ đồ về công thức lưu thông tiền tệ.

2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
* Hàng hoá là gì ? Trình bày nội dung hai thuộc tính của hàng hoá ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Trong các hình thái của giá trị thì hình thái tiền tệ là có tính phức tạp và trừu tượng nhất trong các
yếu tố cấu thành kinh tế thị trường. Vậy tiền tệ có nguồn gốc như thế nào ? Bản chất, chức năng của tiền tệ
ra sao ? Tiền tệ lưu thông theo quy luật nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ các vấn đề của tiền tệ.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1: Dùng cho mục 1
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở .
GV đưa ra sơ đồ về bốn hình thái giá trị phát
triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền
tệ, sau đó yêu cầu các em trả lời các câu hỏi
sau :

* Em hãy tìm các ví dụ trong thực tế để minh
hoạ cho các hình thái giá trị trên ?

* Tiền tệ xuất hiện khi nào ?

* Tại sao vàng có được vai trò tiền tệ ?
* Bản chất của tiền tệ là gì ?
HĐ2 Dùng cho mục 2
Tiền tệ có các chức năng cơ bản nào ?
GV cho HS phân tích lần lượt từng chức năng
của tiền tệ và lấy nhiều ví dụ trong thực tế để
minh hoạ cho từng chức năng.

Theo em, năm chức năng của tiền tệ có quan hệ
với nhau không ?
Tiền tệ có giá trị như thế nào trong thực tế cuộc
sống của chúng ta ?
HĐ3 : Dùng cho mục 3
GV treo sơ đồ quy luật lưu thông tiền tệ lên
bảng sau đó yêu cầu HS trả lời các câu
hỏi :
* Lưu thông tiền tệ được quyết định bởi điều
gì ?
I Tiền tệ.
1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
a Nguồn gốc .
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của
sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn
hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của
tiền tệ đó là :
* Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
* Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
* Hình thái giá trị chung.
* Hình thái tiền tệ.
b Bản chất .
Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá
chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá
trị ; đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hoá. Đó là bản chất của tiền tệ.
2 Các chức năng của tiền tệ
a Tiền tệ có năm chức năng cơ bản sau :
* Thước đo giá trị
* Phương tiện lưu thông.

* Phương tiện cất trữ.
* Phương tiện thanh toán.
* Tiền tệ thế giới
b Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.
Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển
của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nắm được nguồn gốc, bản
chất và chức năng của tiền tệ cho ta thấy tiền tệ là sự thể hiện
chung của giá trị xã hội, do đó tiền rất quý.
3 Quy luật lưu thông tiền tệ

* Lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hoá quyết định.
* Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền
- 8 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* Quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện như
thế nào ( Phân tích và chứng minh công thức
M =
.P Q
V
)
* Hãy trình bày nội dung quy luật lưu thông
của tiền tệ.
* Thế nào là lạm phát ?
* khi lạm phát xảy ra sẽ gây ra những ảnh
hưởng gì ?
* Để khống chế lạm phát thì mỗi người chúng
ta nên làm gì ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn

mạnh phần kiến thức trọng tâm của bài.
tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất định.
Quy luật này được thể hiện như sau :
M =
.P Q
V
Trong đó:
M : Là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
P : Là mức giá cả của đơn vị hàng hoá.
Q : Là số lượng hàng hoá đem ra lưu thông.
V : Là số vòng luân chuyển trung bình của một
đơn vị tiền tệ.
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với
tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông ( P . Q ) và tỉ lệ
nghịch với vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
(V). Đây chính là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Lưu ý :
Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực. Vì
vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần
thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì
giá cả của hàng hoá sẽ tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời
sống nhân dân gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của
nhà nước kém hiệu lực. Do đó để hạn chế lạm phát thì không
nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích cực gửi tiền tiết kiệm vào
ngân hàng, mua trái phiếu hoặc tăng cường đầu tư tiền vào sản
xuất - kinh doanh.
4 Củng cố :
* Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.
* Phân tích các chức năng của tiền tệ. Cho ví dụ minh hoạ cho từng chức năng .
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học ; soạn trước phần III của bài : Thị trường.

IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
* Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ.
* Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế - xã hội ?
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 200
Phê duyệt của BGH









Bài 2
H ÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (3 tiết)
- 9 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:……… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức:
* Nêu được khái niệm thị trường và các chức năng cơ bản của thị trường.
* Quy luật lưu thông tiền tệ.
2 Về kỹ năng Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá ở địa phương.
3 Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường trong cuộc sống.
II Nội dung Thị trường
III Phương pháp dạy học Thuyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu

1 Phương tiện Sơ đồ về các chức năng của thị trường.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
* Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ.
* Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế - xã hội ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó
toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất phải gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hoá gì,
cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Vậy thị trường là gì ? Chúng có vai trò như thế nào đối với sản xuất
và đời sống. Tiết học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các vấn đề về thị trường.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1: Đơn vị kiến thức 1 : Thị trường là gì ?
GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở .
Sau phần mở bài GV cho HS trả lời các câu hỏi
sau :
* Thị trường là gì ? các chủ thể của thị trường
bao gồm các thành phần nào ?
* Thị trường xuất hiện và phát triển như thế
nào ? Có mấy dạng thị trường ? Phân tích và
cho ví dụ ?
Giản đơn : hữu hình , sơ khai gắn với không
gian, thời gian xác định như : Chợ, tụ điểm
mua bán, cửa hàng
Vô hình : thị trường hiện đại có tính chất môi
giới, trung gian như : thị trường nhà đất, chất
xám


* Thị trường được cấu thành bởi các yếu tố
nào ? Từ đó hình thành nên các quan hệ nào
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
HĐ2 Đơn vị kiến thức 2 : Các chức năng
Phương pháp thảo luận nhóm
GV treo sơ đồ các chức năng của thị trường
cho HS quan sát, sau đó chia lớp thành 2 nhóm
rồi cho các nhóm thảo luận câu hỏi :
* Thị trường có các chức năng cơ bản nào ?
III Thị trường.
1 Thị trường là gì ?

* Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ
thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số
lượng hàng hoá, dịch vụ.( trong đó các chủ thể kinh tế gồm
người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà
nước tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường ).


* Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát
triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường tồn tại ở
2 dạng cơ bản : Giản đơn ( hữu hình) và vô hình.


* Các nhân tố cơ bản của thị trường là : hàng hoá ; tiền tệ ;
người mua ; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ : hàng
hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hoá.
2 Các chức năng cơ bản của thị trường

a Chức năng thực hiện ( hay thừa nhận ) giá trị sử dụng và
giá trị của hàng hoá.
* Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình
thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá.
* Trên thị trường, những hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu,
thị hiếu của xã hội thì bán được. nghĩa là những chi phí lao
động để sản xuất ra hàng hoá đó được xã hội chấp nhận, giá trị
của hàng hoá được thực hiện.
b Chức năng thông tin.
* Thi trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường
những thông tin về quy mô cung - cầu, giá cả, chất lượng, cơ
- 10 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* GV cho HS phân tích lần lượt từng chức
năng của thị trường thông qua phần trả lời câu
hỏi trong các phần của bài học ở sgk và lấy
nhiều ví dụ trong thực tế để minh hoạ cho từng
chức năng.
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* các nhóm tranh luận, bổ sung kiến thức.
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn
mạnh phần kiến thức trọng tâm của bài.
HĐ3 : Đơn vị kiến thức 3 : Sự vận dụng
Phương pháp thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 2 nhóm rồi cho các nhóm
thảo luận câu hỏi :
* Theo em, trong đời sống kinh tế - xã hội ta
có cần thiết phải vận dụng các chức năng

của thị trường không ? Vì sao ?
( người sản xuất vận dụng như thế nào ?
người mua vận dụng như thế nào ?
Nhà nước vận dụng như thế nào ? )
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* các nhóm tranh luận, bổ sung kiến thức.
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản .
cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán các hàng hoá, dịch vụ,
từ đó giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm
thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua
sao cho có lợi nhất.
c Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và
tiêu dùng.
* Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều
tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân
chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác.
* khi giá cả hàng hoá tăng sẽ kích thích sản xuất ra hàng hoá
đó nhưng lại hạn chế người tiêu dùng và ngược lại.
3 Vận dụng các chức năng của thị trường
* Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp
cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn
nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù
hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.


4 Củng cố
* Phân tích các chức năng của thị trường. Cho ví dụ minh hoạ cho từng chức năng .
* Trong đời sống kinh tế - xã hội thì các chủ thể kinh tế nên vận dụng các chức năng của thị trường
như thế nào ?
5 Họat động tiếp nối Học bài vừa học, soạn trước bài 3 :

* Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. ( Đơn vị kiến thức 1 )
Chuẩn bị : Cho HS đọc trước bài ở nhà.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát thị trường một mặt hàng trong một số phiên chợ hoặc trên các
phương tiện thông tin đại chúng và ghi chép các số liệu về sự lên xuống của giá cả hàng hóa ; yêu cầu các
nhóm viết nhận xét để đối thoại khi giảng ở trên lớp.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập
* Thị trường có các chức năng cơ bản nào ? Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng các chức năng
của thị trường đối với người sản xuất và tiêu dùng ?
* Mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ?
* Tích cực đưa tiền vào sản xuất kinh doanh.
* Mua trái phiếu ; gửi tiền tiết kiệm.
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 200
Phê duyệt của BGH











- 11 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
Bài 3
QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT

VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức Nắm được nội dung cơ bản của quy luật giá trị
2 Về kỹ năng Vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống
3 Về thái độ Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nước ta.
II Nội dung Nội dung của quy luật giá trị.
III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề + Diễn giảng + Đàm thoại + Hoạt động nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện
* Sơ đồ biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất.
* Sơ đồ biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong lưu thông.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ :
* Phân tích các chức năng của thị trường. Cho ví dụ minh hoạ cho từng chức năng .
* Trong đời sống kinh tế - xã hội thì các chủ thể kinh tế nên vận dụng các chức năng của thị trường
như thế nào ?
Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Tại sao trong sản xuất có lúc người sản xuất lại thu hẹp sản xuất, có lại mở rộng sản xuất, hoặc khi đang sản
xuất mặt hàng này lại chuyển sang mặt hàng khác ? Tại sao trên thị trường, hàng hoá khi thì nhiều khi thì ít ;
khi giá cao, khi thì giá thấp. Những hiện tượng nói trên là ngẫu nhiên hay do quy luật nào chi phối ? Để giải
quyết các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông
hàng hoá.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1:
Sau phần mở bài GV cho HS trả lời câu hỏi :
Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở
nào ? ( thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá ) . Đây cũng chính là nội dung của quy luật giá

trị.
( nếu có HS thắc mắc GV dùng công thức TGLĐXHCT
để trả lời theo nội dung SGV trang 51 )
HĐ2
GV cho HS trình bày phần tìm hiểu giá cả hàng hoá của
một số hàng hoá mà các em đã chuẩn bị ở tiết trước. Sau
đó, cho HS thảo luận
* GV cho HS làm sáng tỏ ví dụ ở SGK trang 28


1 Nội dung của quy luật giá trị.
a/ quy luật gi trị: là qui luật cơ bản của sản xuất hang
hóa và sự trao đổi hang hóa.
b/ Nội dung :

• Sản xuất và lưu thông hàng hoá
phải dựa trên cơ sở thời gian lao

động xã hội cần thiết để sản xuất

ra hàng hoá.
C/ Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị :
* Trong sản xuất :
- 12 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
HĐ3 :
GV treo sơ đồ 1 rồi cho các em nhận xét.

( người thứ nhất ; thứ hai ; thứ ba )
GV cho HS trả lời câu
hỏi :
* Nội dung quy luật
giá trị được biểu
hiện như thế nào trong sản xuất hàng hoá?
GV treo sơ đồ 2 rồi cho các em nhận xét và trả lời
câuhỏi :

* Nội dung quy luật giá
trị được biểu hiện
như thế nào trong lưu thông hàng hoá?
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản và nhấn mạnh phần
kiến thức trọng tâm của bài.
(phần kết luận )
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải bảo
đảm cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra
từng hàng hoá phải phù hợp với với thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng
hoá đó ; Và tổng thời gian lao động cá biệt để
sản xuất tổng hàng hoá phải phù hợp với tổng
thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng
hoá đó.


* Trong lưu thông :
+ Đối với 1 hàng hoá :

- Giá cả của 1 hàng hoá có thể bán cao hoặc thấp,
nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng

hoá hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội
cần thiết.
- Sự vận động của giá cả xoay quanh trục giá trị
hàng hoá chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá
trị.
+ Đối với tổng hàng hoá và trên toàn xã hội, thì quy
luật giá trị yêu cầu :Tổng giá cả hàng hoá sau khi bán
phải bằng tổng giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá
trình sản xuất.
Kết luận : Yêu cầu này là điều kiện đảm bảo cho nền
kinh tế hàng hoá vận động và phát triển bình thường
( hay cân đối )
4 Củng cố : Cho HS vẽ và nhận xét 2 sơ đồ vừa học rồi rút ra kết luận.

5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học, soạn trước bài : Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá.( Đơn vị kiến thức 2 &3 )
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :

• Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ?
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 2008
PHÊ DUYỆT CỦA BGH





- 13 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Giá cả
TGL XHCĐ

T
(hay giá tr c a 1hàng hoá )ị ủ
( 1 )
( 2 )
(3)
TGL XTCTĐ
(Giá tr xã h i c a hàng hoá)ị ộ ủ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11










Bài 3
QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT
VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức Nêu được vai trò và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2 Về kỹ năng Vận dụng những hiểu biết về quy luật giá trị để giải thích hiện tượng biến động của giá
cả hàng hoá trong sản xuất và lưu thông
3 Về thái độ Tôn trọng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
II Nội dung Vai trò và tác động của quy luật giá trị.
III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề + Diễn giảng + Đàm thoại + Hoạt động nhóm
IV Phương tiện dạy học & tài liệu :

1 Phương tiện :
* Bảng 1 : Những tác động của quy luật giá trị. ( SGV trang 53 )
* Bảng 2 : Vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. ( SGV trang 53 )
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
* Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ?
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )
Với những nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Quy luật giá trị
còn có những tác động nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đồng thời việc vận dụng quy luật
này như thế nào cho có lợi. Đây cũng chính là nội dung cơ bản của tiết học.
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1:
Sau phần mở bài GV treo bảng 1 lên rồi
cho HS trả lời câu hỏi :
* Quy luật giá trị có những tác động
như thế nào trong quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hoá. Em hãy lấy
các ví dụ để chứng minh cho các tác
động trên.
2. Tác động của quy luật giá trị
Những tác động của quy luật giá trị
* i u ti t s n xu t và l u thông hàng hoá, d ch v thông qua sĐ ề ế ả ấ ư ị ụ ự
bi n đ ng c a giá c .ế ộ ủ ả
- 14 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11

* Những tác động trên có phải hoàn
toàn tích cực hay vừa có hai mặt :
Tích cực và tiêu cực ?
* Trong hai mặt tích cực và tiêu cực thì
mặt nào là cơ bản, mang tính trội ?
Vì sao ?
* GV cùng HS phân tích ba tác động
theo sơ đồ rồi chốt lại phần kiến thức
theo bài ghi.
HĐ2

* Nội dung và tác động của quy luật giá
trị được nhà nước và công dân vận dụng
như thế nào ở nước ta hiện nay ?
* GV yêu cầu HS tìm các ví dụ để
chứng minh.
HĐ3 :
* GV chốt lại các kiến thức cơ bản và
nhấn mạnh phần kiến thức trọng tâm của
bài.
(phần kết luận )
* Kích thích l c l ng s n xu t phát tri n và n ng xu t laoự ượ ả ấ ể ă ấ
đ ng t ng lên.ộ ă
*Th c hi n s l a ch n t nhiên và phân hoá ng i s n xu tự ệ ự ự ọ ự ườ ả ấ
thành giàu - nghèo
3. Vận dụng quy luật giá trị trong
sản xuất và lưu thông hàng hoá
Về phía Nhà Nước:
• Xây d ng và phát tri n mô hình kinh t th tr ng đ nh h ng xã ự ể ế ị ườ ị ướ
h i ch ngh a.ộ ủ ĩ

• i u ti t th tr ng nh m phát huy m t tích c c, h n ch m t tiêu Đ ề ế ị ườ ằ ặ ự ạ ế ặ
c c.ự
Về Phía công dân:
• Ph n đ u gi m chi phí, nâng cao s c c nh tranh, thu nhi u l i ấ ấ ả ứ ạ ề ợ
nhu n.ậ
• Chuy n d ch c c u s n xu t, c c u m t hàng và ngành hàng ể ị ơ ấ ả ấ ơ ấ ặ
sao cho phù h p v i nhu c u.ợ ớ ầ
• C i ti n k thu t - công ngh , h p lí hoá s n xu t, c i ti n ả ế ĩ ậ ệ ợ ả ấ ả ế
m u mã, nâng cao ch t l ng hàng hoá ẫ ấ ượ
4 Củng cố : GV cho HS giải các bài tập 3, 4, 5 ở sách giáo khoa.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học, soạn trước bài : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Chuẩn bị : Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát thị trường một mặt hàng mang tính cạnh tranh và
mặt hàng mang tính độc quyền. Từ quan sát, HS ghi chép các tác động và dự kiến nhận xét các
mặt tích cực và hạn chế của chúng, để đàm thoại khi lớp học.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :

* Trình bày những tác động của quy luật giá trị.
- 15 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* Theo em, sự vận dụng quy luật giá trị có liên quan gì đến việc hình thành và phát triển kinh tế
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ?

Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 20
Phê duyệt của BGH












Bài 4
CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hoá và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
* Hiểu mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
2 Về kỹ năng
* Phân biệt mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ở địa phương.
3 Về thái độ
* Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất
và lưu thông hàng hoá.
II Nội dung
* Khái niệm cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
* Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh. Tính hai mặt của cạnh tranh.
III Phương pháp dạy học Trực quan, Giải quyết vấn đề,Thuyết giảng kết hợp với đàm thoại,Thảo luận
IV Phương tiện dạy học & tài liệu :
1 Phương tiện Bảng1: Mục đích của cạnh tranh ; (2) Các loại cạnh tranh ; (3) Tính hai mặt của cạnh tranh.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở nào ? Vì sao ?
( Thời gian lao động xã hội cần thiết )
2 Bài mới ( giới thiệu bài mới )

Quan sát trên thị trường chúng ta thường bắt gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật hay cạnh tranh
giữa những người bán với nhau ; giữa những người mua với nhau ; giữa xí nghiệp hoặc cửa hàng này với xí
nghiệp hoặc cửa hàng kia Những hiện tượng đó tốt hay xấu, có cần thiết hay không và được giải thích
như thế nào ?
- 16 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
3 Dạy bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1: Dùng cho mục I
Sau phần mở bài GV đặt câu hỏi :
* Em hiểu thế nào là cạnh tranh ?
* Nội dung khái niệm cạnh tranh thể
hiện ra ở những khía cạnh chủ
yếu nào ?
( 3 khía cạnh : Tính chất, các chủ
thể kinh tế, mục đích của cạnh
tranh )
* Em hiểu thế nào là cạnh tranh
lành mạnh, thế nào là cạnh tranh
không lành mạnh ? Dựa vào tiêu
chí nào để ta phân biệt hai loại
cạnh tranh này ?
Qua phần chuẩn bị ở mục b GV hỏi :

* Theo em, nguyên nhân nào dẫn
đến cạnh tranh ?
* GV hướng dẫn để HS nắm rõ hai

nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh,
sau đó chốt lại kiến thức theo
phần nội dung bài học.
HĐ2 : GV treo bảng 1 và bảng 2
lên bảng rồi cho các em thảo luận
theo câu hỏi :
* Những người tham gia cạnh
tranh nhằm giành lấy những gì ?
* GV chốt lại các kiến thức cơ
bản và cho các em ghi bài theo nội
dung của bảng 1
* Để đạt mục đích của cạnh
tranh, những người tham gia cạnh
tranh thực hiện thông qua các loại
cạnh tranh nào ?

* GV chốt lại các kiến thức cơ
bản và cho các em ghi bài theo nội
dung của bảng 2.
HĐ3 : GV treo bảng 3 lên bảng và
cho các em tiếp tục thảo luận theo
nhóm .

* Nhóm 1,2 : Tìm các biểu hiện và
cho ví dụ minh hoạ về mặt tích cực
của cạnh tranh
I. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
1/ Khái niệm cạnh tranh
* Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế
trong sản xuất hàng hoá - kinh doanh nhằm giành những điều kiện

thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
* Có hai loại cạnh tranh :
+ Lành mạnh :
Cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác
dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
+ Không lành mạnh :
Cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực
đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh
tế thị trường.
2./ Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến cạnh tranh đó là :
* Trong nền sản xuất hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác
nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong
quá trình sản xuất - kinh doanh nên không thể không cạnh tranh
với nhau, đây là nguyên nhân thứ 1.

* Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên
chất lượng hàng hoá và chi phí khác nhau, kết quả sản xuất
- kd giữa họ không giống nhau ., đây là nguyên nhân thứ.2.
M c ích c a c nh tranhụ đ ủ ạ Nh mằ :
giành l y nh ng đi u ki nấ ữ ề ệ thu n l i đ thu nhi u l iậ ợ ể ề ợ
nhu nậ
Các lo i c nh tranhạ ạ
* C nh tranh gi a ng i bán v i nhau.ạ ữ ườ ớ
* C nh tranh gi a ng i mua v i nhau.ạ ữ ườ ớ
* C nh tranh gi a ng i mua và ng i bán.ạ ữ ườ ườ
* C nh tranh trong n i b ngành.ạ ộ ộ
* C nh tranh gi a các ngành.ạ ữ
* C nh tranh trong n c và c nh tranh v i ạ ướ ạ ớ
n c ướ ngoài

Tính hai mặt của cạnh tranh
M t tích c cặ ự
Kích thích, LLSX, KHKTphát tri n, NSL xã h i t ng lên.ể Đ ộ ă
Khai thác t i đa m i ngu n l cố ọ ồ ự .
- 17 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* Nhóm 3, 4 : Tìm các biểu hiện
và cho ví dụ minh hoạ về mặt tiêu
cực của cạnh tranh.
* Đại diện 2 nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, kết luận
Thúc đ y t ng tr ng kinh t , th c hi n ch đ ng h i nh p kinh t qu cẩ ă ưở ế ự ệ ủ ộ ộ ậ ế ố
t .ế
M t h n chặ ạ ế
 Làm cho môi tr ng, môiườ
sinh m t cân b ng nghiêm tr ng.ấ ằ ọ
 S d ng nh ng th đo nử ụ ữ ủ ạ
phi pháp b t l ng.ấ ươ
 Gây r i lo n th tr ng.ố ạ ị ườ
4 Củng cố
* Mục đích của cạnh tranh ? Trình bày tính hai mặt của cạnh tranh ?
* Để phát huy mặt tích cực và giảm thiểu mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước phải làm gì ?
5 Họat động tiếp nối Học bài cũ và soạn trước bài : Cung - cầu trong SX và lưu thông hàng hoá.
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :
Cho HS vẽ lại các bảng nội dung đã học : Mục đích của cạnh tranh.
Các loại cạnh tranh.
Tính hai mặt của cạnh tranh.

Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 20
Phê duyệt của BGH













NGOẠI KHOÁ
I. Mục tiêu : - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học , hệ thống lại kiến thức đã học ,
. mối liên hệ kiến thức đã học .
- Đánh giá khả năng tiếp thu vận dụng kiến thu6c1 của học sinh .
- Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin Tư tưởng Hồ Chì Minh .

II. Nội dung : ( SGK )

III. Phương pháp: Thảo luận , đặc vấn đề .

- 18 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11

IV. Phương tiện : SGK & SGV .

V. Tiến trình dạy học :
1. Diểm danh : SS.
2. Kiểm tra :
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC
*phương pháp :Thảo luận nhóm, chia 4 nhóm
mỗi tổ mỗi nhóm. Tổ 1 mục a. Tô’ 2 mục b . Tổ
3 mục c. Tổ 4 mục d. HĐ
I :Đọc câu hỏi cho 4 tổ cho HS làm 20 ph
HĐ II Gọi HS từng nhóm lên bảng trả lời. Sau
đó cho nhóm bổ sung .HS nhóm khác hỏi
những điều không hiểu .GV trả lời bổ sung
Tổ 1 a Chức năng thực hiện là gì ? Cho ví dụ ?
Gọi HS trong nhóm lên bảng trả lời
Tổ 2 b Chức năng thông tin là gì ? Cho ví dụ ?
Gọi HS trongn hóm lên bảng trả lời
Tổ 3 c Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
sản xuất và tiêu dùng là gì ? Cho ví dụ ?
Gọi HS trong nhóm lên bảng trả lời
Tổ 4: d.Tiền tệ có năm chức năng cơ bản nào ?
Cho ví dụ ?
Gọi HS trong nhóm lên bảng trả lời
1. Phân tích các chức năng của thị trường. Cho ví
dụ minh hoạ cho từng chức năng .
a Chức năng thực hiện
* Trên thị trường, những hàng hoá nào thích hợp với
nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. nghĩa là
những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá đó

được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hoá được
thực hiện.
b Chức năng thông tin.
* Thi trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị
trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá
cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua -
bán các hàng hoá, dịch vụ, từ đó giúp cho người
bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều
lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua
sao cho có lợi nhất.
c Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
sản xuất và tiêu dùng.
* Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường
đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang
ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
* khi giá cả hàng hoá tăng sẽ kích thích sản xuất ra
hàng hoá đó nhưng lại hạn chế người tiêu dùng và
ngược lại.
2.Tiền tệ có năm chức năng cơ bản nào ?
d .Tiền tệ có năm chức năng cơ bản sau :
* Thước đo giá trị
* Phương tiện lưu thông.
* Phương tiện cất trữ.
* Phương tiện thanh toán.
* Tiền tệ thế giới

4. Củng cố :_
_
5. HĐ tiếp nối: Học bài và làm bài tập : Chuẩn bị bài mới Học bài KT 1 tiết

Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 20
- 19 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
Phê duyệt của BGH






















Bài 5
CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT & LƯU THÔNG HÀNG HOÁ

I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức:
* Nêu được khái niệm cung, cầu.
* Hiểu được mối quan hệ cung - cầu, vai trò của quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Nêu được sự vận dụng quan hệ cung - cầu.
2 Về kỹ năng Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung - cầu của một loại sản phẩm
ở địa phương.
- 20 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
3 Về thái độ : Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
II Nội dung Khái niệm cung - cầu ; Quan hệ cung - cầu ; Vận dụng quan hệ cung - cầu
III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề + Diễn giảng + Đàm thoại + mô hình + biểu đồ.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện
* Bảng 1 : Nội dung và vai trò của quan hệ cung - cầu
* Bảng 2 : Sự vận dụng quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. ( SGV trang 72 )
2 Tài liệu SGK + SHD.
V. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
* Cạnh tranh là gì ? mục đích của cạnh tranh ? Tính hai mặt của cạnh tranh ?
2 Bài mới : ( giới thiệu bài mới )
Trên thị trường ta thấy người bán và người mua gặp nhau và có mối quan hệ với nhau.
Vậy mối quan hệ đó là gì ?
3 Dạy bài mới :
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1:
Sau phần mở bài GV đặt câu hỏi :

* Em hiểu thế nào về khái niệm cầu ?
Thế nào là cầu có khả năng thanh toán
yếu tố giá cả có quan hệ như thế nào với
số lượng cầu ? ( Chúng có quan hệ tỉ lệ
nghịch với nhau )
* Em hiểu thế nào về khái niệm cung ?
* Số lượng cung phụ thuộc vào các yếu tố
nào ? yếu tố nào là trung tâm ?
Số lượng cung và mức giá cả có quan hệ
như thế nào với nhau ? ( Chúng có quan
hệ tỉ lệ thuận với nhau )
HĐ2
GV treo bảng 1 lên rồi cho HS trả lời
câu hỏi :
* Hãy trình bày các biểu hiện của
quan hệ cung - cầu trong quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hoá. Em hãy lấy
các ví dụ để chứng minh ?
* Mối quan hệ này tồn tại như thế nào?
Ta gọi đó là gì ? ( khách quan, và trở
thành quy luật cung - cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng hoá. )
* GV cùng HS phân tích ba mối quan
hệ theo sơ đồ rồi chốt lại phần kiến
thức theo bài ghi.
GV treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời
câu hỏi :
* Hãy trình bày vai trò của quan
hệ cung - cầu trong quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hoá. Em hãy

lấy các ví dụ để chứng minh ?
* GV cùng HS phân tích ba vai trò
theo sơ đồ rồi chốt lại phần kiến
thức theo bài ghi.
HĐ3
1 Khái niệm cung – cầu
a. Cầu : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần
mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và
thu nhập xác định.
b. Cung : là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và
chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhấtđịnh tương ứng với
mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
2. Mối quan hệ cung - cầu trong sx và lưu thông hàng hoá.
* N i dung c a quan h cung - c uộ ủ ệ ầ
a. Cung - c u tác ng l n nhauầ độ ẫ
Khi c u t ng ầ ă

SX m r ng ở ộ

cung t ngă
Khi c u gi m ầ ả

SX gi m ả

cung gi mả
b. Cung - c u nh h ng n giá cầ ả ưở đế ả .
Khi cung = c u ầ

Giá c = Giá trả ị
Khi cung > c u ầ


Giá c < Giá trả ị
Khi cung < c u ầ

Giá c > Giá trả ị
c. Giá c nh h ng n cung - c uả ả ưở đế ầ
Khi giá c t ng ả ă

SX m r ng ở ộ

cung t ng và c u gi m khiă ầ ả
m c thu nh p không t ngứ ậ ă
Khi giá c gi m ả ả

SX gi m ả

cung gi m và c u t ng m c dùả ầ ă ặ
thu nh p không t ngậ ă
* Vai trò của quan hệ cung – cầu
- 21 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11

* Nội dung và tác động của quy luật
cung cầu được nhà nước, người sản
xuất - kinh doanh và người tiêu dùng
vận dụng như thế nào ở nước ta hiện
nay ?
* GV yêu cầu HS tìm các ví dụ để

chứng minh.

* GV chốt lại các kiến thức cơ bản
- Là c s đ nh n th c vì sao giá c th tr ng và giá tr hàng hoá ơ ở ể ậ ứ ả ị ườ ị
chênh l ch nhauệ
- Là c n c đ ng i s n xu t và kinh doanh m r ng hay thu h p ă ứ ể ườ ả ấ ở ộ ẹ
s n xu t - kinh doanhả ấ
- Là c s đ ng i tiêu dùng l a ch n khi mua hàng hoá.ơ ở ể ườ ự ọ
3 SỰ VẬN DỤNG QUAN HỆ CUNG - CẦU

a. Nhà nước
- i u ti t các tr ng h p cung - c u trên th tr ng thông Đ ề ế ườ ợ ầ ị ườ
qua các gi i pháp v mô thích h p.ả ĩ ợ
b. i v i ng i s n xu t, kinh doanhĐố ớ ườ ả ấ
- Ra các quy t đ nh m r ng hay thu h p s n xu t - kinh ế ị ở ộ ẹ ả ấ
doanh thích ng v i các tr ng h p cung - c uứ ớ ườ ợ ầ
c. Đối với người tiêu dùng
- Ra các quy t đ nh mua hàng thích ng v i các tr ng h p ế ị ứ ớ ườ ợ
cung - c u đ có l i.ầ ể ợ
4 Củng cố : GV cho HS giải các bài tập 3, 4, 5 ở sách giáo khoa.
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học, soạn trước bài : Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập :

* Trình bày những nội dung và vai trò của quan hệ cung - cầu.
* Theo em, sự vận dụng quy luật cung - cầu có liên quan gì đến việc hình thành và phát triển kinh
tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 20
Phê duyệt của BGH










- 22 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
I Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Hiểu được thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự cần thiết phải CNH, HĐH đất nước.
* Nhận rõ trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2 Về kỹ năng Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở địa phương.
3 Về thái độ Tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước.
II Nội dung Thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự cần thiết phải CNH, HĐH đất nước.
Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH
III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề + Diễn giảng + Đàm thoại + mô hình + biểu đồ.
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện
* Bảng 1 : Tính tất yếu khách quan của CNH,HĐH đất nước
* Bảng 2 : Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH ( SGV trang 72 )
2 Tài liệu SGK + SHD.
V. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ :
* Cầu là gì ? Cung là gì ? Mối quan hệ giữa chúng ?

* Sự vận dụng quan hệ cung - cầu.
2 Bài mới : ( giới thiệu bài mới )
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

3 Dạy bài mới :
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
HĐ1:
Sau phần mở bài GV đặt câu hỏi :

* Em hiểu thế nào là công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ?
* Tại sao ở nước ta công nghiệp hoá phải
gắn liền với hiện đại hoá ?
HĐ2
GV treo bảng 1 lên rồi cho HS trả lời
câu hỏi :
* Vì sao CNH, HĐH ở nước ta là một
tất yếu khách quan ?
* GV cùng HS phân tích ba lý do theo
sơ đồ rồi chốt lại phần kiến thức theo
bài ghi.
* GV yêu cầu HS tìm các ví dụ để
chứng minh

HĐ3
GV treo bảng 2 lên rồi cho HS trả lời
câu hỏi :
1. Khái niệm
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn

bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội
từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.
- 23 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11
* Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện
của sự nghiệp CNH, HĐH .
* GV cùng HS phân tích bốn tác dụng
theo sơ đồ rồi chốt lại phần kiến
thức theo bài ghi.
* GV yêu cầu HS tìm các ví dụ để
chứng minh.
2. Tính tất yếu khách quan của CNH,HĐH đất nước
3. Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH

4 Củng cố : * Em hiểu thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá ?
* Tại sao ở nước ta công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá ?
5 Họat động tiếp nối: Học bài vừa học, soạn trước bài : Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- 24 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Do yêu c u ph i xây d ng c s v t ch t - k ầ ả ự ơ ở ậ ấ ĩ
thu t cho ch ngh a xã h i.ậ ủ ĩ ộ
Do yêu c u ph i rút ng n kho ng cách t t h u ầ ả ắ ả ụ ậ
xa v kinh t , k thu t - công ngh .ề ế ĩ ậ ệ
Tín
h

t t ấ
y u ế
c a ủ
CN
H,H

do yêu c u ph i t o ra n ng su t lao đ ng ầ ả ạ ă ấ ộ
xã h i caoộ
T o ti n đ thúc đ y t ng tr ng và ạ ề ề ẩ ă ưở
phát tri n kinh t - xã h iể ế ộ
T o ti n đ cho vi c c ng c quan ạ ề ề ệ ủ ố
h s n xu t XHCN, t ng c ng vai ệ ả ấ ă ườ
trò c a nhà n c và m i quan h gi a ủ ướ ố ệ ữ
công nhân - nông dân - trí th cứ
T o ti n đ phát tri n n n v n hoá ạ ề ề ể ề ă
tiên ti n đ m đà b n s c dân t c.ế ậ ả ắ ộ
Xây d ng n n kinh t đ c l p t ự ề ế ộ ậ ự
ch g n v i ch đ ng h i nh p ủ ắ ớ ủ ộ ộ ậ
kinh t qu c t và t ng c ng ế ố ế ă ườ
ti m l c qu c phòng - an ninhề ự ố
Tác
d nụ
g
c aủ
CN
H

H
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trường THPT Nà Tấu GIÁO ÁN: GDCD – KHỐI 11

( mục 3 & 4 )
IV Gợi ý kiểm tra, đánh giá, bài tập

* Vì sao CNH, HĐH ở nước ta là một tất yếu khách quan ?

* Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của sự nghiệp CNH, HĐH .
Rút Kinh Nghiệm Nà Tấu, ngày tháng năm 20
PHÊ DUYỆT CỦA BGH









Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC ( Tiết 2 )
I Mục tiêu :Học xong bài này học sinh cần :
1 Về kiến thức
* Nêu được nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
* Nhận rõ trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2 Về kỹ năng
* Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở địa phương.
3 Về thái độ
* Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II Nội dung
* Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
* Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

III Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề +Diễn giảng +Đàm thoại + sơ đồ +Thảo luận
IV Phương tiện dạy học & tài liệu
1 Phương tiện Sơ đồ về nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
2 Tài liệu SGK + SHD.
V Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ :
* Vì sao CNH, HĐH ở nước ta là một tất yếu khách quan ?
* Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của sự nghiệp CNH, HĐH .
2 Bài mới : ( giới thiệu bài mới )
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò và tác dụng to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở
nước ta. Vậy, chúng có nội dung cơ bản như thế nào ? Là HS, chúng ta cần phải có trách nhiệm
như thế nào đối với sự nghiệp này ?
3 Dạy bài mới :
Họat động của GV và HS Nội dung chính của bài học
- 25 -
GV: Nguyễn Văn Khiêm
Ngày so n:……… ạ ngày d y:………ạ PPCT:………… Tu n:…………ầ

×