TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Bích Ngoan
Lớp, MSSV : KT13A03, 13120887
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Dũng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hưng Yên, 04/2014
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan GVHD: THS: Nguyễn Đức Dũng
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 3
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 3
1.1.3.Mã hóa nguyên vật liệu 4
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 5
1.1.4.1. Nguyên vật liệu nhập kho: 5
1.1.4.2.Nguyên vật liệu xuất kho: 8
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty 9
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu 9
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 15
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 15
2.1.1. Kế toán chi tiết nhập kho nguyên vật liệu 16
PHIẾU NHẬP KHO 19
2.1.2. Kế toán chi tiết xuất kho nguyên vật liệu 20
21
24
24
25
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 34
2.2.1. Tài khoản sử dụng 34
2.2.2. Quy trình kế toán nguyên vật liệu 35
2.2.3. Kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho 40
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 46
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng
hoàn thiện 46
3.1.1.Ưu điểm 46
3.1.2. Nhược điểm 49
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 50
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 51
3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 52
3.2.2.1.Về tài khoản sử dụng: 52
3.2.2.2.Về phương pháp tính giá: 54
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 54
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 55
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 56
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu 57
3.2.7.Điều kiện thực hiện giải pháp 58
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BBKN : Biên bản kiểm nghiệm
BTC : Bộ Tài chính
ĐG : Đơn giá
ĐVT : Đơn vị tính
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐGTGT : Hóa đơn giá trị gia tăng
NVL : Nguyên vật liệu
QĐ : Quyết định
TK : Tài khoản
TKĐƯ : Tài khoản đối ứng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thành tiền
SL : Số lượng
CP : Cổ phần
NGK : Nước giải khát
SX : Sản xuất
BCTC : Báo cáo tài chính
HTK : Hàng tồn kho
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 3
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 3
1.1.3.Mã hóa nguyên vật liệu 4
Bảng 1.1.Bảng mã hóa nguyên vật liệu chính 4
Bảng 1.2.Bảng mã hóa vật liệu phụ 4
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 5
1.1.4.1. Nguyên vật liệu nhập kho: 5
1.1.4.2.Nguyên vật liệu xuất kho: 8
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty 9
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu 9
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 15
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 15
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 15
2.1.1. Kế toán chi tiết nhập kho nguyên vật liệu 16
Sơ đồ 2.2.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu 16
PHIẾU NHẬP KHO 19
2.1.2. Kế toán chi tiết xuất kho nguyên vật liệu 20
Sơ đồ 2.3. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 20
21
24
24
25
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 34
2.2.1. Tài khoản sử dụng 34
2.2.2. Quy trình kế toán nguyên vật liệu 35
2.2.3. Kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho 40
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ trình tự kiểm kê nguyên vật liệu 41
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 46
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng
hoàn thiện 46
3.1.1.Ưu điểm 46
3.1.2. Nhược điểm 49
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 50
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 51
3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 52
3.2.2.1.Về tài khoản sử dụng: 52
3.2.2.2.Về phương pháp tính giá: 54
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 54
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 55
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 56
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu 57
3.2.7.Điều kiện thực hiện giải pháp 58
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 3
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 3
1.1.3.Mã hóa nguyên vật liệu 4
Bảng 1.1.Bảng mã hóa nguyên vật liệu chính 4
Bảng 1.2.Bảng mã hóa vật liệu phụ 4
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 5
1.1.4.1. Nguyên vật liệu nhập kho: 5
1.1.4.2.Nguyên vật liệu xuất kho: 8
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty 9
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu 9
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 15
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 15
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 15
2.1.1. Kế toán chi tiết nhập kho nguyên vật liệu 16
Sơ đồ 2.2.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu 16
Biểu 2.1.Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng bên bán lập (hóa đơn mua NVL chính) 17
Biểu 2.2.Biên bản kiểm nghiệm vật tư 18
Biểu 2.3.Phiếu nhập kho vật liệu chính 19
PHIẾU NHẬP KHO 19
2.1.2. Kế toán chi tiết xuất kho nguyên vật liệu 20
Sơ đồ 2.3. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 20
Biểu 2.4.Kế hoạch sản xuất Chai mờ 21
21
Biểu 2.5.GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ 22
Biểu 2.6.Phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính 23
24
24
Biểu 2.7 : Trích Thẻ Kho 25
25
Biểu 2.8 : Trích Thẻ kho 26
Biểu 2.9. BẢNG KÊ TÍNH GIÁ 27
Biểu 2.10.BẢNG KÊ TÍNH GIÁ 28
Biểu 2.11.Sổ chi tiết nguyên vật liệu ( nguyên vật liệu chính) 30
Biểu 2.12.Sổ chi tiết nguyên vật liệu ( nguyên vật liệu chính) 31
Biểu 2.13 : Trích Bảng tổng hợp chi tiết nhập – xuất – tồn 32
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 34
2.2.1. Tài khoản sử dụng 34
2.2.2. Quy trình kế toán nguyên vật liệu 35
Biểu 2.14.Trích NHẬT KÝ CHUNG 36
Biểu 2.15 : Trích Sổ cái 39
2.2.3. Kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho 40
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ trình tự kiểm kê nguyên vật liệu 41
Biểu 2.16. Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu 42
Biểu 2.17.Biên bản xử lý nguyên vật liệu thiếu 45
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 46
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng
hoàn thiện 46
3.1.1.Ưu điểm 46
3.1.2. Nhược điểm 49
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 50
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 51
3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 52
3.2.2.1.Về tài khoản sử dụng: 52
3.2.2.2.Về phương pháp tính giá: 54
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 54
Biểu 2.18.PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ 55
Biểu 2.19.BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI 55
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 55
Biểu 2.20.BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 56
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 56
Biểu 2.21.NHẬT KÝ MUA HÀNG 57
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu 57
3.2.7.Điều kiện thực hiện giải pháp 58
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA 3
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 3
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 3
1.1.3.Mã hóa nguyên vật liệu 4
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty 5
1.1.4.1. Nguyên vật liệu nhập kho: 5
1.1.4.2.Nguyên vật liệu xuất kho: 8
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty 9
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu 9
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 15
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 15
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 15
2.1.1. Kế toán chi tiết nhập kho nguyên vật liệu 16
Sơ đồ 2.2.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu 16
PHIẾU NHẬP KHO 19
2.1.2. Kế toán chi tiết xuất kho nguyên vật liệu 20
Sơ đồ 2.3. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 20
21
24
24
25
2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 34
2.2.1. Tài khoản sử dụng 34
2.2.2. Quy trình kế toán nguyên vật liệu 35
2.2.3. Kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho 40
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ trình tự kiểm kê nguyên vật liệu 41
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
RƯỢU BIA NGK AROMA 46
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng
hoàn thiện 46
3.1.1.Ưu điểm 46
3.1.2. Nhược điểm 49
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 50
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 51
3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 52
3.2.2.1.Về tài khoản sử dụng: 52
3.2.2.2.Về phương pháp tính giá: 54
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 54
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 55
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 56
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến nguyên vật liệu 57
3.2.7.Điều kiện thực hiện giải pháp 58
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
viii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời
gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy
nhiên, để có thể tồn tại và tạo được sức cạnh tranh trong môi trường như hiện nay
thì yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược kinh doanh
hiệu quả đồng thời phải quản lý và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực, các yếu
tố đầu vào. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào
quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi
phí sản xuất, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà còn
ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức
hạch toán kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý, chặt chẽ sẽ giúp quá
trình sản xuất diễn ra liên tục, đúng kế hoạch đồng thời xác định được nhu cầu
nguyên vật liệu dự trữ hợp lý, tránh gây ứ đọng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Công ty CP rượu bia NGK Aroma là một Công ty sản xuất mặt hàng chủ yếu
là Rượu, số lượng các loại nguyên vật liệu hàng năm của Công ty nhập về vừa lớn,
vừa phong phú, đa dạng về các loại. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán
nguyên vật liệu ở Công ty rất được chú trọng và được xem là một bộ phận quản lý
không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý của Công ty.
Nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm của nguyên vật liệu, tình hình nhập - xuất
nguyên vật liệu và việc ghi chép sổ sách kế toán cũng như việc tổ chức công tác kế
toán nguyên vật liệu trong một doanh nghiệp sản xuất cùng với sự giúp đỡ hướng
dẫn của Thầy giáo: THS. Nguyễn Đức Dũng và các anh chị trong Phòng Kế toán
của Công ty em đã lựa chọn đề tài: " HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CP RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA" để làm
đề tài cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận báo, cáo gồm 3 chương sau:
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty CP rượu bia
NGK Aroma.
- Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP rượu bia NGK
Aroma.
- Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP rượu bia NGK
Aroma.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành, mặc dù đã có
sự cố gắng nỗ lực nhưng do thời gian, kiến thức còn hạn chế nên báo cáo này khó
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong thầy giáo hướng dẫn: THS.
Nguyễn Đức Dũng, các cán bộ lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Kế toán góp ý
cho em để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Ngoan
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
1.1.1. Danh mục nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất- kinh
doanh ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Công ty CP rượu bia NGK
Aroma nói riêng. Nó là một trong những yếu tố đầu vào thiết yếu, quyết định đến
chất lượng của sản phẩm sản xuất, đến tiến độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của
Công ty.
Công ty CP rượu bia NGK Aroma là một doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, nước
giải khát phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Do vậy, để phục vụ cho
quá trình sản xuất, Công ty đã sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với số
lượng lớn. Để dễ dàng trong công tác quản lý, công tác tổ chức hạch toán và theo
dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm, nhập, xuất nguyên vật liệu trong Công ty thì các
loại nguyên vật liệu được phân ra thành các danh mục như sau:
- NVL chính: bao gồm chai, rượu nước, nút chai …
+ Chai bao gồm: chai trắng 500ml, chai trắng 300ml
+ Rượu: rượu nước 25%, rượu nước 29.5%, rượu nước 39.5% ngoài ra đang thử
nghiệm 2 dòng rượụ mới là rượu truyền thống : rượu 29% và rượu 35%
+ Nút chai bao gồm: Nút chai 500ml, nút chai 300ml
-Vật liệu phụ bao gồm: Vỏ thùng, băng dính,…
+ Vỏ thùng gồm: Vỏ thùng carton 25% 500ml, vỏ thùng carton 29.5% 500ml, vỏ
thùng carton 29.5% 300ml, vỏ thùng 39.5% 500ml, vỏ thùng 39.5% 300ml.
+ Băng dính: dùng để đóng gói.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Để công việc quản lý dễ dàng và hạch toán được chính xác khối lượng NVL lớn
và đa dạng, đồng thời nhằm theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn thì kế toán của
Công ty đã tiến hành việc phân loại NVL rất chi tiết dựa theo những tiêu thức nhất
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
định mà các loại NVL được xếp vào các nhóm khác nhau. Dựa trên vai trò và tác
dụng của NVL thì được chia thành các loại sau:
-NVL chính gồm: chai trắng, nút chai
-NVL phụ gồm: Vỏ thùng carton và một số hóa chất khác như: NaOH, axeton,
nước Javen
-Nhiên liệu gồm: các loại như xăng, dầu, ga… có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
trong quá trình sản xuất.
-Phụ tùng thay thế là những vật tư dùng để thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải như dây curoa, đệm dầu, vòng bi, đế chân vịt, cần chân vịt, ốc
vít…
-Phế liệu: là những vật tư còn thừa sau quá trình sản xuất
1.1.3.Mã hóa nguyên vật liệu
Hiện nay Công ty đã tiến hành mã hóa các loại nguyên vật liệu theo từng mã,
từng nhóm riêng giúp việc theo dõi trên máy tính thuận lợi hơn, nhằm giúp công tác
kế toán dễ kiểm soát hơn. Theo đó mỗi loại được đánh mã số riêng như sau:
Bảng 1.1.Bảng mã hóa nguyên vật liệu chính
Tên vật liệu Mã hàng ĐVT
1. Chai trắng
Chai thủy tinh 500ml 2015 Chai
Chai thủy tinh 300ml 2016 Chai
… … …
2. Nút chai
Nút 500ml 4009 Cái
Nút 300ml 4010 Cái
… … …
3. Rượu nước
Rượu nước 25% 5002 L
Rượu nước 29.5% 5003 L
Rượu nước 39.5% 5004 L
…. … …
Bảng 1.2.Bảng mã hóa vật liệu phụ
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tên vật liệu Mã hàng ĐVT
1. Băng dính
Băng dính trắng 99038 Cuộn
Băng dính chữ A 99042 Cuộn
2. Hóa chất
Axit Ctric 21007 Kg
NaOH 21008 Kg
Axeton 21012 L
… … …
3. Vỏ thùng
Vỏ thùng carton
29.5% 500ml
4101 Cái
Vỏ thùng carton
39.5% 500ml
4102 Cái
Vỏ thùng carton
25% 500ml
4100 Cái
… … …
4. Vật tư khác
Giẻ lau 99041 Kg
Lọ nhựa 99034 Cái
… … …
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty.
Tính giá vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên
vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng tiền để biểu hiện giá trị của nguyên
vật liệu. Việc tính giá NVL tại Công ty CP rượu bia NGK Aroma tuân thủ Chuẩn
mực kế toán số 02- Hàng tồn kho ( Ban hành và công bố theo Quyết định
149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Theo Chuẩn
mực này, nguyên vật liệu luân chuyển phải được tính theo giá gốc.
1.1.4.1. Nguyên vật liệu nhập kho:
- Đối với NVL nhập khẩu:
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Giá thực tế
hàng nhập
khẩu
=
Giá mua
hàng nhập
khẩu
+
Thuế
nhập
khẩu
+
Chi phí mua
hàng nhập
khẩu
Trong đó:
Giá mua hàng nhập khẩu mà Công ty lựa chọn là giá CIF
Vì Công ty mua hàng về phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ nên giá mua của hàng nhập khẩu được phản ánh
theo giá mua chưa thuế GTGT.
Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế * Thuế suất thuế nhập khẩu * Tỷ giá hối đoái
Hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu của nút là 15%
Ví dụ 1: Ngày 03 tháng 06 năm 2013, Công ty nhập khẩu một lô Nút 500ml của
Trung Quốc với trị giá nguyên tệ là 10.635,92 USD, thuế suất thuế nhập khẩu của
Nút 500ml là 15%, tỷ giá thực tế trong ngày là 20.750đ/USD, chi phí vận chuyển
bốc dỡ là 6.300.000 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt, thuế suất thuế GTGT là 10%
. Công ty chưa thanh toán .
Giá thực tế của lô nút nhập khẩu sẽ là:
+ Giá mua hàng nhập khẩu (CIF): 10.635,92 * 20.750 = 220.695.340 đồng
+ Thuế nhập khẩu: 220.695.340* 15% = 33.104.301 đồng
+ Thuế GTGT được khấu trừ: (220.695.340+33.104.301)*10% = 25.379.964 đồng
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 6.300.000 đồng
Như vậy giá thực tế của lô Nút:
220.695.340 + 33.104.301 + 6.300.000 = 260.099.641 đồng
( Hai trăm sáu mươi triệu không trăm chín mươi chín nghìn sáu trăm bốn mươi
mốt đồng chẵn )
Định khoản:
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
+Trị giá nhập khẩu: Nợ TK 152 253.799.641
Có TK 3333 33.104.301
Có TK 331 220.695.340
+Thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133 25.379.964
Có TK 3331 25.379.964
+Chi phí vận chuyển: Nợ TK 152 6.300.000
Có TK 111 6.300.000
- Đối với nguyên vật liệu mua trong nước:
Giá thực tế
NVL mua
vào
=
Giá mua ghi trên
hóa đơn GTGT (không
bao gồm thuế GTGT)
+
Chi phí
thu
mua
Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm
nhận nhập kho.
Ví dụ 2: Ngày 08 tháng 06 năm 2013, Công ty mua 5.000 cái vỏ thùng carton
29.5% 500ml, giá mua ghi trên hóa đơn (chưa bao gồm thuế GTGT) là 42.845.000
đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 1.000.000 đồng,
chi phí này do bên bán chịu. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Giá thực tế mua vào của 5.000 cái vỏ thùng là: 42.845.000 đồng
Định khoản:
Nợ TK 152 42.845.000
Nợ TK 133 4.284.500
Có TK 112 47.129.500
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1.1.4.2.Nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty CP rượu bia NGK Aroma áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất
kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đơn giá bình quân của nguyên vật
liệu được tính theo tháng. Theo phương pháp này, trong tháng khi xuất dùng
nguyên vật liệu, kế toán chỉ theo dõi được về mặt số lượng trên phiếu xuất kho, cuối
tháng căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán
xác định đựợc giá bình quân của một đơn vị nguyên vật liệu.
Giá thực tế
vật liệu
xuất kho
=
Số lượng
từng loại
NVL
xuất kho
*
Đơn giá NVL
xuất kho bình
quân
Trong đó:
Đơn giá NVL
xuất kho =
bình quân
Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Ví dụ 3: Tháng 6/2013 có tình hình NVL như sau: ( ĐVT: đồng/ cuộn)
Căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu: Tên vật liệu: Băng dính trắng
- Số lượng tồn đầu tháng: 500 cuộn
- Trị giá thực tế tồn đầu tháng: 2.000.000 đồng
- Số lượng nhập trong tháng : 2.000 cuộn
- Trị giá thực tế nhập trong tháng: 9.000.000 đồng
- Số lượng xuất trong tháng: 900 cuộn
Cuối tháng tính giá thực tế vật liệu xuất kho như sau:
Đơn giá 1 cuộn băng dính trắng xuất kho trong tháng 06:
2.000.000 + 9.000.000
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
= 4.400 đồng/cuộn
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
500 + 2000
Giá trị băng dính trắng xuất kho trong tháng 06 là: 900 * 4.400 = 3.960.000 đồng
Định khoản: Nợ TK 621 3.960.000
Có TK 152 3.960.000
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu
Tại Công ty, việc thu mua NVL được thực hiện bởi Bộ phận Cung ứng vật tư.
Phòng Kế hoạch Vật tư chịu trách nhiệm tham khảo và lựa chọn nhà cung cấp
nguyên vật liệu cho Công ty sao cho đảm bảo được yêu cầu là giá cả phù hợp, đảm
bảo chất lượng.
Có hai phương thức thu mua NVL chủ yếu tại Công ty là: mua hàng trực tiếp và
mua thông qua ký kết hợp đồng.
- Phương thức mua hàng trực tiếp: là trường hợp người mua hàng của Công ty đến
mua hàng ở các đại lý lớn với số lượng ít hoặc khi có nhu cầu thì người mua hàng
sẽ tìm nguồn cung cấp, gửi đơn hàng cần mua tới nhà cung cấp, sau khi hàng được
gửi đến thì làm thủ tục nhận hàng và nhập kho NVL.
- Phương thức ký kết hợp đồng: khi có nhu cầu mua vật tư với số lượng lớn thì Phòng
Kế hoạch Vật tư sẽ yêu cầu nhà cung cấp gửi hàng mẫu để xem trước. Nếu hàng đạt
chất lượng thì Phòng Kế hoạch Vật tư sẽ chọn nhà cung cấp và xúc tiến ký kết hợp
đồng.
Sau khi mua hàng xong thì hàng sẽ được vận chuyển về kho. Có 2 phương thức
vận chuyển hàng về kho: Công ty tự vận chuyển hàng về kho hoặc nhà cung cấp sẽ
chịu trách nhiệm vận chuyển hàng về cho Công ty.
+ Trường hợp Công ty tự vận chuyển hàng về kho: sau khi mua hàng xong, người
chịu trách nhiệm mua hàng có trách nhiệm vận chuyển về kho thông qua việc điều
động đội xe của Công ty đến chở hàng về. Hàng được chở về kho, Ban kiểm
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
nghiệm sẽ lập biên bản kiểm nghiệm xem hàng có đúng quy cách phẩm chất không
sau đó tiến hành nhập vào kho NVL của Công ty.
+ Trường hợp nhà cung cấp vận chuyển hàng về cho Công ty: người giao hàng vận
chuyển hàng đến Công ty kèm theo hóa đơn GTGT. Sau đó Ban kiểm nghiệm lập
biên bản kiểm nghiệm, nếu hàng đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho theo quy định.
1.2.2.Phương thức sử dụng nguyên vật liệu
Các bộ phận trong Công ty khi có nhu cầu sử dụng NVL đều phải lập giấy đề
nghị cấp vật tư rồi gửi lên Ban Quản lý ký duyệt chứng từ. Sau đó bộ phận kế toán
lập phiếu xuất kho và chuyển xuống cho thủ kho xuất hàng. NVL trong Công ty
được sử dụng với các mục đích khác nhau như: Gạo để nấu rượu, nút để đóng chai;
…Vì vậy việc sử dụng nguyên vật liệu phải đảm bảo tiết kiệm trên cơ sở các định
mức đã được đặt ra nhằm hạ thấp chi phí trong giá thành sản phẩm.
1.2.3. Hệ thống kho tàng, bến bãi chứa đựng nguyên vật liệu
Kho chứa NVL là một khu vực quan trọng trong Công ty, nó chứa đựng yếu tố
đầu vào thiết yếu cho sản xuất. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống kho tàng, bãi chứa là
cần thiết, và khu vực này phải đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo NVL
được dự trữ một cách tốt nhất, giảm đến mức tối đa tình trạng mất mát hay hao hụt.
Công ty có hai kho chứa NVL chủ yếu:
- Kho NVL chính: kho này chứa các loại: Chai trắng, Nút chai, … dùng trực tiếp
cho việc sản xuất ra sản phẩm chủ yếu của Công ty.
- Kho NVL phụ: kho này chứa các loại: Băng dính, hóa chất, Bảo hộ lao động…và
các vật liệu phụ khác để góp phần vào việc tạo ra các sản phẩm.
Do đặc điểm sản xuất nên 2 kho này được bố trí gần nhau và gần với các phân
xưởng sản xuất để thuận tiện và không mất nhiều thời gian cho công tác vận chuyển
nhập kho và xuất kho.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty
- Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình sản xuất đã đặt ra yêu cầu
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
phải quản lý chặt chẽ NVL từ khâu thu mua, xây dựng định mức, sử dụng và kiểm
kê NVL.
+ Ở khâu thu mua: do đặc điểm NVL của Công ty là phong phú và đa dạng về
chủng loại nên Công ty đã mở sổ chi tiết vật tư cho từng loại NVL, theo dõi cả về
mặt số lượng và giá trị; theo dõi cả tình hình nhập, xuất, tồn . Ở khâu này phải quản
lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, chi phí mua và
việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ sản xuất.
+ Ở khâu bảo quản dự trữ: Phòng Kế hoạch Vật tư đã xây dựng nên hệ thống định
mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật tư nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời
cho quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời không gây tình trạng ứ đọng vật tư. Hệ
thống định mức này cũng là cơ sở để đưa ra kế hoạch thu mua.
+ Ở khâu sử dụng NVL: Phòng Kế hoạch Vật tư xây dựng định mức sử dụng
nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm nhằm xác định số lượng nguyên vật liệu sử
dụng để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. NVL chỉ được xuất kho khi có đầy đủ
chứng từ hợp lệ (Giấy đề nghị cấp vật tư, Phiếu xuất kho). Tất cả các nghiệp vụ liên
quan đến tình hình xuất nguyên vật liệu đều được theo dõi chi tiết theo từng kho,
từng bộ phận sử dụng.
+ Ở khâu kiểm kê NVL: cuối năm công tác tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu được
tổ chức nhằm kiểm kê lại số nguyên vật liệu thừa, thiếu, số nguyên vật liệu tồn kho
nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý. Việc kiểm kê nhằm xác định được tình hình của
nguyên vật liệu để lên các kế hoạch cho phân xưởng sản xuất
NVL đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất quyết định
đến chất lượng sản phẩm nên công tác quản lý nguyên vật liệu luôn được đặt lên
hàng đầu. Công việc quản lý NVL gắn với vai trò của các bộ phận liên quan như:
Kế toán nguyên vật liệu; Phòng Kế hoạch Vật tư; Phân xưởng sản xuất; thủ kho; Kế
toán trưởng; Quản lý sản xuất.
-Kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ:
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
+Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, trung thực các số liệu về tình
hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tính giá NVL và tình hình nhập - xuất - tồn
kho của từng loại NVL.
+Thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu: lập chứng từ (Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất kho); chuyển chứng từ đến kho để Thủ kho tiến hành nhập,
xuất; mở Sổ chi tiết nguyên vật liệu cho từng loại NVL.
+ Kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ dự
trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu, xác định chính xác số lượng và giá trị thực tế
NVL đang sử dụng.
+ Phối hợp với bộ phận kho và bộ phận thu mua để có số liệu chính xác về tình
hình nhập, xuất, tồn của từng loại NVL.
-Phòng Kế hoạch Vật tư: có nhiệm vụ:
+Tham gia tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất, đảm
bảo số lượng, chất lượng của NVL nhập về.
+Lập kế hoạch sản xuất, định mức số lượng NVL cho các đơn hàng và các kế
hoạch sản xuất sản phẩm.
+Đồng thời Phòng Kế hoạch Vật tư chịu trách nhiệm kiểm nghiệm các loại vật tư
nhập về cho Công ty, tập hợp các đơn hàng và lên kế hoạch cho việc sản xuất theo
các đơn hàng.
+Phối hợp với các phân xưởng để có được thông tin cần thiết về nhu cầu NVL cần
thiết dùng cho sản xuất sản phẩm.
+Phối hợp với bộ phận kho để có số liệu chính xác về tình hình biến động của từng
loại NVL để lập kế hoạch thu mua phù hợp.
-Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ
+Quản lý các loại NVL xuất từ kho ra để sản xuất. Mỗi cá nhân trong phân xưởng
đều có trách nhiệm bảo quản các loại NVL để tránh mất mát trong quá trình sản
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
xuất.
+ Các phân xưởng sử dụng NVL sao cho phù hợp, tránh lãng phí, thất thoát làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Vì việc chuyển giao NVL trong quá trình sản
xuất thường hay xảy ra mất mát cho nên trong khâu này đòi hỏi mỗi cá nhân có
trách nhiệm với các lô hàng mà mình được giao trách nhiệm quản lý. Đặc biệt các
tổ trưởng của phân xưởng sản xuất phải chịu trách nhiệm quản lý tránh hiện tượng
mất mát không đáng có xảy ra.
+Phối hợp với Phòng kế hoạch vật tư khi có nhu cầu mua thêm NVL. Có phản ánh
kịp thời khi NVL mua về không đúng theo yêu cầu.
-Thủ kho: là người theo dõi vật liệu về mặt số lượng trên Thẻ kho.
+Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật liệu, Thủ kho sẽ ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào Thẻ kho .
+Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất, Thủ kho lại tính ra số tồn kho trên Thẻ kho.
+Định kỳ, Thủ kho tiến hành chuyển toàn bộ chứng từ về Phòng Kế toán.
+Đồng thời, Thủ kho cũng có trách nhiệm trong việc bảo quản NVL, chịu trách
nhiệm trước nhà quản lí về tình hình nhập xuất tồn kho NVL.
-Kế toán trưởng: có chức năng đảm bảo trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý,
tránh thất thoát chứng từ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý khi họ có
nhu cầu.
Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra giám sát các báo cáo về NVL: Bảng tổng
hợp chi tiết nhập - xuất - tồn, các chứng từ ghi sổ về nghiệp vụ nhập - xuất NVL, Sổ
cái tài khoản 152…
- Nhà quản lý sản xuất cũng có nhiệm vụ trong việc quản lý NVL của Công ty.
+Quản lý NVL thông qua các chứng từ, sổ sách có liên quan tới tình hình nhập,
xuất NVL.
+Thường xuyên theo dõi tình hình NVL thông qua các kế hoạch sản xuất, các đơn
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
đặt hàng của Công ty.
+Xem xét việc sử dụng NVL là tiết kiệm hay lãng phí để có chỉ đạo cần thiết: nếu
là tiết kiệm thì phát huy, còn nếu lãng phí thì tìm biện pháp khắc phục.
+Theo dõi các báo cáo liên quan đến NVL xem có gì sai sót và bất cập không để
tìm ra biện pháp và phương hướng giải quyết đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho các
kế hoạch sản xuất diễn ra đúng thời hạn.
+Xem xét và ký duyệt các chứng từ, sổ sách liên quan đến việc nhập, xuất NVL.
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CP RƯỢU BIA NGK AROMA
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty
Ở Công ty CP rượu bia NGK Aroma, NVL rất phong phú và đa dạng nên việc
hạch toán phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm
NVL. Vì vậy, để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, dễ dàng trong việc
theo dõi và hạch toán, Công ty hạch toán NVL theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp này được cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho, Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
phiếu xuất kho (Bảng kê tính giá)
Thẻ kho Thẻ kế toán Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
chi tiết vật liệu
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
+Ở kho: Hàng ngày, khi có phát sinh nhập, xuất vật tư, hàng hóa thì thủ kho sẽ tiến
hành thu phát vật tư, hàng hóa và ghi số lương thực tế nhập, xuất vào chứng từ nhập,
xuất. Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất thì thủ kho ghi số lượng nhập, xuất vật tư, hàng
hóa vào “Thẻ kho” (mở theo từng loại vật tư). Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên
“Thẻ kho”, cuối ngày tính ra số lượng tồn kho và ghi vào cột Tồn trên “Thẻ kho”. Sau
khi được sử dụng để ghi “Thẻ kho” thì các chứng từ nhập xuất kho được sắp xếp hợp lỹ
và chuyển cho phòng kế toán.
+Ở phòng kế toán: Căn cứ chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa để lập “Thẻ kế toán chi
tiết” . “Thẻ kế toán chi tiết” được mở cho từng loại vật liệu, theo dõi cả về mặt số lượng
và thành tiền. Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết”
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
với số liệu trên “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho chuyển đến; đồng thời từ “Thẻ kế toán
chi tiết”, kế toán lấy số liệu để ghi vào “Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn” theo từng danh
điểm để đối chiếu với số liệu trên “Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu”.
2.1.1. Kế toán chi tiết nhập kho nguyên vật liệu
- Nguyên liệu của Công ty chủ yếu được nhập mua từ bên ngoài nên việc nhập
kho NVL được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu mua vào.
Sơ đồ 2.2.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu
Khi NVL mua về được chuyển đến Công ty (kèm theo HĐGTGT do bên bán
lập), người giao hàng đề nghị nhập và ban kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm nghiệm
số NVL mua về rồi ghi vào biên bản kiểm nghiệm xem có đủ điều kiện nhập kho
không. Sau đó bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho chuyển đến Kế toán trưởng ký
phiếu nhập kho và chuyển xuống cho Thủ kho nhập hàng. Tiếp đó kế toán nguyên
vật liệu tiến hành ghi sổ và chuyển chứng từ vào khâu bảo quản lưu trữ.
Ví dụ 4: Ngày 10 tháng 06 năm 2013, Công ty mua Chai trắng của Sanmyal Hải
Phòng theo hợp đồng kinh tế số 567 và hóa đơn GTGT số 0085630.
SV: Nguyễn Thị Bích Ngoan MSV: 13120887
Người giao
hàng đề nghị
nhập
Nguyên vật
liệu(kèm theo
HĐGTGT bên
bán lập)
Bộ phận kế
toán lập phiếu
nhập kho
Kế toán trưởng
ký phiếu
nhập kho
Thủ kho
kiểm nhập
hàng
Kế toán
nguyên vật
liệu ghi sổ
Bảo quản,
lưu trữ
Ban kiểm nghiệm
lập biên bản
kiểm nghiệm
16