A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là mục tiêu hàng đầu và liên tục của
những người làm công tác giáo dục. Ở từng thời kì, phương pháp dạy học cũng
sẽ thay đổi sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội và luôn
hấp dẫn đối tượng giáo dục. Vì vậy giáo dục Quốc phòng, An ninh cho học sinh
là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, An ninh
nhân dân. Giáo dục Quốc phòng, An ninh là môn học chính khóa nằm trong
chương trình giảng dạy của các trường trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình
thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng, An ninh củng cố nền
Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân vững mạnh.
Qua bộ môn giáo dục Quốc phòng, an ninh; học sinh được nâng cao hiểu
biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một
số nội dung cơ bản về Quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ
luật Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các
nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
Song phải thừa nhận một thực tế rằng, ở một bộ phận không nhỏ học
sinh và một số ít giáo viên có biểu hiện coi thường, xem nhẹ, không có hứng thú
học môn học này. Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường đặc biệt tạo ra hứng thú cho các em học sinh học tập môn
GDQP, AN; tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho Học
sinh học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP, AN ở
trường THPT Quảng Xương 4”.
1
1. Mục đích
Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo tích cực, làm tăng sự tìm
tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế
phát triển của toàn xã hội, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú và
thu hút học sinh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc dạy và học chính là
vấn đề cốt yếu của đề tài này. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có
được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn
GDQP, AN của trường Quảng Xương 4 nói riêng, trong trường THPT nói
chung.
Qua 15 năm giảng dạy tại trường THPT Quảng Xương 4 tôi đúc kết được
những kinh nghiệm mà sau đây tôi chia sẽ với các đồng chí cùng dạy bộ môn
GDQP-AN tham khảo.
2. Ý nghĩa
Nếu đề tài thành công, có ý nghĩa và vai trò rất lớn; sẽ tạo ra hứng thú học
của các em học sinh đồng thời chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ
được nâng lên một cách đáng kể.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh
nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu các giải pháp tạo ra
hứng thú học tập môn GDQP, AN cho học sinh. Với phạm vi nghiên cứu như
vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm
vụ của một nhà giáo trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng nghiên cứu
2
Học sinh Trường THPT Quảng Xương 4. Trong quá trình áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân chia theo lớp và phân loại đối tượng học
sinh theo trình độ Khá, Giỏi và học sinh Trung bình, Yếu. tôi lấy 4 lớp 11A,
11Bvà 12A, 12B để nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như
sau:
a) Giai đoạn 1: (Học kỳ II năm học 2011- 2012)
Điều tra phân loại giữa các lớp của trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng
những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt bộ môn GDQP, AN.
b) Giai đoạn 2: (Học kỳ I năm học 2012- 2013)
Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp
dụng những biện pháp nhằm lôi cuốn học sinh yêu thích môn học GDQP, AN.
Khảo sát kiểm tra đánh giá học sinh lấy lớp 11A, 11B, 12A và 12B
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của nhà trường về mọi mặt nên việc triển khai công tác
giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng được khá nhiều thuận lợi.
- Học sinh hầu hết đã làm quen và đa số học sinh đều cảm thấy gần gũi, với môn
học.
3
- Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng thực sự mang lại cho giáo viên. sự cảm
hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
2. Khó khăn:
Quá trình nhận thức về kiến thức Quốc phòng, quân sự chưa sâu, chưa nắm
chắc nội dung, mục đích, chuẩn kiến thức kỹ năng, nhất là các yêu cầu cụ thể để
triển khai dạy, học môn GDQP – AN theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào
tạo như các môn khác. Chưa giải quyết được các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết
bị, phòng học và các khoản đầu tư khác cho môn học. Vấn đề về môi trường, cơ
sở vật chất, điều kiện dạy, học môn GDQP – AN vẫn còn hạn chế.
Hầu hết chưa có phòng học chuyên môn; chưa có tổ giáo viên GDQP –
AN độc lập nên việc điều hành, trao đổi và hoạt động chuyên môn hạn chế. Do
những yếu tố môi trường, cơ sở vật chất, điều kiện dạy, học như trên nên bên
cạnh những thuận lợi đã có ít nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
dạy và học trong những năm qua ở trường THPT Quảng Xương 4.
Về cơ bản, thực hiện đúng hướng dẫn chương trình môn học và các
nhiệm vụ Quốc phòng, quân sự tại trường chủ động trong mua sắm thiết bị, tổ
chức hội thi, hội thao, Bên cạnh những cái đạt được, còn tồn tại những hạn chế
như sau: Việc dạy, học, kiểm tra có nội dung chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ
năng như: ném lựu đạn (chưa đảm bảo trọng lượng, cự ly), đội ngũ đơn vị (chưa
tập trung hành động người chỉ huy), chiến thuật (còn dạy, học chay, chưa có mô
hình, thao trường chưa được tốt; nhận thức và khả năng vận dụng động tác theo
tình huống chưa đảm bảo), băng bó, cứu thương chưa gắn với điều kiện chiến
đấu và các nội dung thuộc chủ đề phòng thủ dân sự chưa gắn với tình trạng
chiến tranh của đất nước; Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được phát
huy còn hạn chế. Mô hình, học cụ, sách giáo khoa còn thiếu đặc biệt sách mới
được sửa đổi bổ sung gần nhất nên dạy, học theo hướng tích cực bị ảnh hưởng.
Học sinh khó nhận thức được trạng thái và tình huống trong chiến đấu là thế
4
nào. Tuy trường có cây cối cao đang được sử dụng để huấn luyện nhưng chưa
giải quyết được tính linh hoạt trong dạy, học, kiểm tra. Mặt khác, do chiều cao
hoặc thấp của cây cối chưa phải là địa vật cơ bản để giới thiệu và luyện tập nội
dung.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp đổi mới phương pháp dạy và
học:
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm
tra, đánh giá; Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế
buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học,
nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập
của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học
sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng
dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng
lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của
học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một
công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thức được
sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như
vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng
của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc
phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị,
phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục Quốc phòng, An ninh;
Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo
trình môn giáo dục quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác
5
nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi
nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính
vì vậy, môn giáo dục Quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với
những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn
mang tính trích dẫn.
Cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP vào các môn học khác
như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân v.v để tránh chồng chéo về nội dung.
Kiến thức Quốc phòng, An ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là
chính học sinh tếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản dẫn đến không ưa thích môn
học; ví dụ như trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
hay bài truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, chúng ta nên
kể lại những trận đánh, nhưng tấm gương anh hùng như : anh hùng Tô Vĩnh
Diện lấy thân mình chèn bánh pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp
lỗ châu mai, anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng…hay trong bài
tác hại của ma túy ở khối 10 giáo viên cần lấy những vụ đã xẩy ra trong thực tế
mà được được báo, đài đưa tin, những vụ như con giết cha, cháu giết ông, những
vụ giết người cướp của…Khi giáo viên cung cấp những thông tin như thế đều
thu hút được sự lắng nghe của các em, điều này không chỉ cung cấp thông tin
cho học sinh mà còn trau dồi kiến thức cơ bản cho cuộc sống hiện tại và tự lập
sau này.
Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi Giáo viên cần nghiên cứu, tìm
hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt
chẽ và logic phát triển của nội dung bài học. Hiểu được mục tiêu bài dạy và trình
độ phát triển tâm, sinh lý học sinh để có cách tổ chức hợp lý từng hoạt động học
tập.
2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh.
6
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều
trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học . Từ chỗ giáo viên chỉ
hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng . Học sinh có thể khai
thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Thực tế như khối
11 có bài giới thiệu súng tiểu liên AK , Muốn tạo sự hứng thú cũng như sự tìm
tòi sáng tạo của học sinh giáo viên phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi gợi ý
trước về một số nội dung lớn mà bài học yêu cầu, sau đó phân công, chia nhóm
cho học sinh tìm hiểu trước qua đó học sinh sẽ tự khám phá, tìm hiểu bài học
trước. Qua thực tế trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các em không những
tìm hiểu được các câu hỏi giáo viên yêu cầu mà còn có rất nhiều thông tin mới,
chi tiết, bởi vì khi giảng bài này các em rất tò mò muốn được nhìn thấy và cầm
thủ khẩu súng nó như thế nào. Trong quá trình lên lớp, học sinh mang những
điều mới lạ, những điều còn chưa hiểu ra thắc mắc với giáo viên từ đó có thể
thấy rằng không những nội dung bài học được đảm bảo mà còn có những thông
tin mới, lạ, bổ ích giúp cho học sinh thực sự có hứng thú trong việc học tập.
Bên cạnh đó một số bài dạy trừu tượng cần có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin như bài Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK hay bài lựu đạn, sự hỗ trợ về
hình ảnh chuyển động của súng, lựu đạn giúp cho học sinh nhìn thấy rõ sự
chuyển động bên trong khẩu súng và lựu đạn, hơn nữa hiệu ứng âm thanh làm
cho học sinh hứng thú khi học tâp. Học sinh vừa nhìn thấy chuyển động của
súng vừa được nghe âm thanh của tiếng súng nổ điều này thu hút khá nhiều học
sinh tập trung chú ý so với trước đó chỉ giới thiệu qua sách giáo khoa. Hay cách
lấy đường ngắm đúng, khi sử dụng CNTT với các hiệu ứng và các âm thanh như
đạn nổ,. Và khi ra thao trường các em dễ dàng lấy được đường ngắm đúng. em
sẽ nhận biết nhanh đâu là đường ngắm đúng, biết được quỹ đạo đường đạn bay
và điểm các chạm của đạn trên bia.
7
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì công nghệ thông tin
(CNTT) đang có những vấn đề vượt bậc, các tiện ích của nó đã được áp dụng
rộng rãi ở hầu hết các lĩnh trong cuộc sống. Riêng đối với các em học sinh thì
CNTT luôc có sức hút to lớn. vấn đề còn lại là chúng ta ứng dụng CNTT sao
cho phù hợp để tăng tính hấp dẫn ở bộ môn mình dạy.
3. Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp cho các em xem các tư liệu
qua tranh ảnh, mô hình, các đoạn phim.
Song song với sử dụng CNTT thì giáo viên nên trình chiếu các loại
tranh, ảnh, các thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, điều này nhằm kích
thích tính tò mò, thích thú, tìm hiểu của các em. Ví dụ như ở khối 10 trong bài
truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hay bài truyền thống của
Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam Giáo viên cho Học sinh xem đoạn
phim tư liệu “ Sự thật về chiến tranh Việt Nam” hay đoạn phim tư liệu về các
chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ. Hay ở bài Bom đạn,
thiên tai và cách phòng tránh thì Giáo viên cho các em xem những hình ảnh,
những thước phim về động đất, lũ lụt, bão, hay sóng thần như ở nhật bản năm
3/2011… những sự kiện này gắn liền thực tế và xẩy ra trong cuộc sống; Ở khối
12 trong bài Công tác phòng không nhân dân, Giáo viên cho các em xem các
hình ảnh về các loại vũ khí tiên tiến như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình,
bom nguyên tử… đặc biệt là cho các em xem các thước phim nói về sự ra đời và
sử dụng của các loại vũ khí tiên tiến được sử dụng trong các cuộc chiến tranh đã
nổ ra.
Hay ở khối 11 trong bài giới thiệu súng tiểu liên AK và giới thiệu một số
loại lựu đạn Việt Nam, giáo viên cần có những mô hình về súng tiểu liên AK,
lựu đạn giả, bởi vì đây là những thiết bị mà hầu hết các em rất muốn tò mò,
muốn nhìn tận mắt và dùng tay cầm nó. Hoạc bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
Biên giới Quốc gia; giáo viên trình chiếu đoạn phim tư liệu về “hải chiến
8
trường sa năm 1988” và cập nhật tình hình Biển, đảo của nước ta để các em kịp
thời nắm bắt.
Tất cả những tư liệu về hình ảnh, mô hình, những thước phim đó học
sinh rất thích thú xem. Xuất phát từ điều đó chúng ta thấy rằng cho các em xem
các tư liệu qua tranh ảnh, các mô hình, các đoạn phim. Sẽ làm tăng sự hưng
phấn học của các em và chất lượng học sẽ được tăng lên.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh,
các thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, chuẩn bị máy chiếu, âm thanh,
mô hình học cụ thật chu đáo.
4. Tạo hứng thú cho học sinh cần phải tổ chức các buổi hội thao, trò
chơi để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hiện năng lực
của mình:
Môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh là môn học đặc thù vừa có lí thuyết,
vừa có thực hành, vừa giáo dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy học sinh
sau khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vân dụng kiến thức đó vào thực
tế. Giáo viên phải năng động cho học sinh hội thao ngay sau mỗi tiết học, cho
lớp học chia thành nhiều nhóm thi đua với nhau thực hiện nội dung đã học . Qua
thực tiễn cho thấy đa số học sinh hứng thú khi được thi đua với nhau, đây là một
sân chơi vô cùng có ích. Học sinh vừa học vừa chơi, học đến đâu vận dụng ngay
đến đó, phần thưởng có thể chỉ là lời khen , hình thức thua phải chịu phạt như
hát một bài hát theo chủ đề v v Học sinh sẽ không còn thấy tiết học khô khan
căng thẳng, ngược lại sự vận động vui vẻ luôn luôn kèm theo tiếng cười sẽ giúp
các em thư giãn đầu óc, đồng thời thể lực cũng được rèn luyện và yêu thích môn
học hơn. Như tổ chức cho các em thi tháo và lắp súng tiểu liên AK được tính
bằng giây Trong bài súng tiểu liên AK Thi ném lựu đạn xa và trúng đích trong
bài lựu đạn…
9
Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục Quốc phòng, An ninh trước hết phải có
kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua
việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải
được coi trọng, đặc biệt giáo viên cần có năng khiếu về điều khiển trò chơi.
Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng
vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong
phú.
III. KẾT QUẢ
Bước đầu thực hiện các biện pháp trên so với trước đây, tôi nhận thấy kết
quả thật khả quan, sự hứng thú trong học tập môn Giáo dục Quốc phòng, An
ninh của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tiết học không còn căng thẳng, khô khan
hay nhàm chán. Ngược lại học sinh có sự chuyển biến tích cực rất nhiều; chịu
khó tìm tư liệu nhiều hơn, những điều chưa hiểu cũng được mạnh dạn trao đổi
với bạn bè và Giáo viên. Hào hứng trong mỗi lần diễn ra hội thao nhỏ sau tiết
học. Vì vậy kết quả được tăng lên rõ rệt . Cụ thể như sau:
Kết quả lớp được dạy ứng dụng công nghệ thông tin và lớp không sử dụng ứng
dụng công nghệ thông tin khi lấy đường ngắm đúng.
Lớp
Số học sinh
Sử dụng CNTT trong
giảng dạy lấy đường
ngắm đúng
Số em biết lấy đường
ngắm đúng khi ra
thực địa
Tỷ lệ
11A 46 Có 36 78.3%
11B 45 Không 17 37.8%
- So sánh Kết quả học tập của 2 lớp học kỳ I năm học 2011 – 2012 và học
kỳ I năm học 2012 – 2013
10
C. KẾT LUẬN
Như vậy chất lượng dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh sẽ
được nâng lên nếu như giáo viên tích hợp việc đổi mới phương pháp dạy học ,
đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sưu tầm và cho
các em xem tranh ảnh, các đoạn phim tư liệu liên quan đến bài học, tạo sân chơi
lành mạnh cho học sinh đan xen sau những tiết học, hoặc tổ chức hội thao cấp
trường cho học sinh có cơ hội thi đua với nhau tạo hứng thú trong học tập môn
Giáo dục Quốc phòng, An ninh cho học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng của
học sinh.
Muốn tạo ra được hứng thú cho học sinh học tập môn GDQP, AN để
nâng cao chất lượng của học sinh, cần trang bị thêm những phương tiện cần thiết
nhất, bổ sung các loại giáo trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ thống thư
viện là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phải được cập
nhật thường xuyên; đảm bảo việc khai thác thông tin từ Internet.
I. Bài học kinh nghiệm
Trước hết, người thầy phải luôn có lòng yêu nghề , yêu người, có ý thức
trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Lớp
Số hs
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ
12A 46 23 50% 23 50% 0 0 0 0 0 0
12B 46 20 43% 26 57% 0 0 0 0 0 0
11
Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự
đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn…để nắm bắt những thông tin về nội dung,
phương pháp của chương trình. Từ đó, giáo viên mới có thể lập một kế hoạch
bài học cho mình một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học
với nhau.
Giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho bản thân.
Cần đổi mới phương pháp dạy học như lồng ghép với các môn khác như
Lịch sử, Địa lý, GDCD…tránh sự nhàm chán, khô cứng của bộ môn.
Cần tích cực áp dụng CNTT và sử dụng các loại tranh ảnh, các đoạn
phim tư liệu vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút sự chú ý, tạo ra hứng
thú học tập và hiểu bài nhanh hơn của các em.
Đặc biệt Giáo viên cần tạo ra một không gian vui nhộn trong các tiết học
sẽ thu hút được tất cả các em tham gia, các em sẽ có hứng thú học hơn và góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
II. Kiến nghị
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nhiệm “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh học tập môn
GDQP- AN, góp phần nâng cao chất lượng dạy học”, Tôi đề nghị Nhà trường
tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề
tài, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP- AN nói riêng, chất
lượng học tập toàn trường nói chung.
Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của
các nhà quản lý, đồng nghiệp, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục
Quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục Quốc
12
phòng, An ninh ở các trường THPT nói chung và trường THPT Quảng Xương 4
nói riêng, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chung.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG CAM ĐOAN CỦA
GIÁOVIÊN
Đây là sáng kiến do tôi tự viết,
không sao chép của người khác
Người viết:
Nguyễn Đình Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10,11,12
2. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12
3. Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10,11,12
4. Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ
về Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
13