Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI NGỮ VĂN 9 HKII.NH 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.54 KB, 2 trang )

PHÒNG GD – ĐT BÌNH MINH
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II (2010-2011)
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm)
Chép trí nhớ bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh?. Nêu nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: (2 điểm).
Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày những cảm nhận
của em về bốn câu mở đầu bài thơ Nói với con của Y Phương.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Câu 3: ( 6 điểm )
Hãy phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
ĐÁP ÁN
Câu 1: - Chép đúng bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ( 1 điểm )
- Nêu đúng nội dung và nghệ thuật của bài thơ ( 1 điểm )
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về bốn
câu mở đầu bài thơ Nói với con của Y Phương có thể nêu các ý sau: (2 điểm)
- Đó là hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc.
- Người con được nuôi dưỡng, chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.


- Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý
trừu tượng của người miền núi, khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm: bước chân
chạm tiếng cười, tiếng nói.
- Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột
thòt, về cội nguồn của mỗi người.
Câu 3: Dàn bài
a. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích: Xuất xứ, đại ý của nó.
b. Thân bài: (4 điểm )
- Tự nguyện cống hiến, sự cống hiến khiêm tốn của mình cho đất nước.
- Đó cũng là sự cống hiến suốt cả cuộc đời, đó là sức xuân của mỗi
người.
- Cách dùng từ: ta, tôi và ta thống nhất, dùng các hình ảnh có ý nghóa
biểu tượng: con chim, cành hoa, nốt trầm, tóc bạc…… thể hiện sự khiêm tốn của
tác giả khi nói về ước vọng của riêng mình.
- Đoạn thơ là tiếng nói chân thành của nhà thơ với mọi người với lời
thơ bình dò mà đẹp đẽ, chắt lọc và tinh tế.
c. Kết bài: (1 điểm)
- Đây là một thơ đặc sắc trong bài thơ.
- Cảm nghó của bản thân.
Giáo viên ra đề Tổ chuyên môn Hiệu trưởng

Nguyễn Thò Kim Chung

×