Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thảo luận Trình bày cơ chế hình thành giá và lượng cân bằng trong nền kinh tế thị trường. Tại sao chính phủ phải can thiệp bằng cách đặt giá trần và giá sàn đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.89 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
***
ĐỀ ÁN
MÔN KINH TẾ HỌC
Đề bài:
Trình bày cơ chế hình thành giá và lượng cân bằng trong nền
kinh tế thị trường. Tại sao chính phủ phải can thiệp bằng cách
đặt giá trần và giá sàn đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
Minh họa điều đó qua chính sách giá xăng trong thời gian qua
Bình luận ưu, nhược điểm của chính sách đó
Họ và tên : Trần Hùng Cường
Lớp : Bồi dưỡng sau đại học 6A
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Kim Dũng
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011
I. Cơ chế hình thành giá và lượng cân bằng trong nền kinh tế thị
trường
1. Khái niệm cung, cầu
1.1. Khái niệm cung:
Cung được hiểu là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến
ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lượng 1 mặt hàng
mà người bán muốn ở mức giá nhất định.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là chi phí sản xuất, đây là nhân tố lớn
nhất ảnh hưởng đến cung, ngoài ra còn giá cả và tình trạng các mặt hàng hoá khác.
Chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến cung vì nếu chi phí sản xuất nhiều, quy
mô sản xuất sẽ được mở rộng, khối lượng hàng hoá không những tăng, các loại mặt
hàng phong phú, đa dạng mà chất lượng hàng hoá cũng được nâng cao. Vì đã có
điều kiện để đầu tư nhiều máy móc tối tân, sử dụng nhiều công nhân lành nghề áp
dụng ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất.
Ngược lại lượng cung sẽ giảm nếu chi phí sản xuất ít, không đủ để mở rộng
sản xuất thì hiển nhiên khối lượng hàng hoá được sản xuất ra sẽ giảm, không đủ để


cung cấp cho thị trường.
1.2. Khái niệm cầu:
Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị
trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư.
Nói cụ thể hơn, cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá
nhất định.
Có hai loại nhu cầu:
+ Nhu cầu thực tế của xã hội
+ Nhu cầu có khả năng thanh toán
- Nhu cầu thực tế của xã hội là nhu cầu gắn với giới hạn của sự tiêu dùng đối
với từng loại hàng hoá trong khoảng thời gian và không gian nào đó.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu được thực hiện gắn với giá cả
hàng hoá và thu nhập thực tế của người tiêu dùng.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng,
quy mô thị trường, giá cả và tình trạng của hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích,
trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất bởi vì nếu người tiêu dùng
có thu nhập ổn định và cao thì sức mua các loại hàng hoá cũng tăng, nhu cầu về
sinh hoạt, giải trí, ý tế, giáo dục đều cao hơn, tất cả mọi người đều muốn tiến tới
những sản phẩm tốt nhất, hoàn thiện nhất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ.
Ngược lại trong trường hợp người tiêu dùng có thu nhập thấp và không ổn định thì
sức mua hàng hoá sẽ giảm đáng kể, nhu cầu về các tư liệu sinh hoạt, y tế, giáo
dục cũng chỉ dừng lại ở mức tối thiểu. Khi mức thu nhập của người tiêu dùng
thấp thì họ chỉ có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cần thiết nhất. Lấy ví dụ
là một người có mức thu nhập thấp, khả năng của họ chỉ dừng lại ở mức lo cho gia
đình đủ ăn, tất cả đồ dùng sinh hoạt không cần tối tân, nếu như vậy thì hiển nhiên
những nhu cầu về giải trí (đi chơi cuối tuần hay tổ chức các buổi họp mặt vui chơi)
sẽ không có thậm chí nhu cầu về việc khám sức khoẻ định kỳ cũng là không cần
thiết đối với gia đình có thu nhập thấp.
2. Giá trị, giá cả sản xuất và giá cả thị trường thông qua tác động của
quan hệ cung cầu.

2.1. Giá trị, giá cả sản xuất
Gốc của giá cả sản xuất là giá trị do đó giá trị quyết định giá cả, ngoài ra giá
cả còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu. Giá cả có thể lên xuống nhưng nó
phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá.
Giá trị = c + v + m
Giá cả sản xuất = c + v + p = k + p
- Khi chưa hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả xoay quanh trục giá trị do quan hệ cung cầu
- Sau khi hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả thị trường xoay quanh trục giá cả sản xuất
2.2. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu
Trên thị trường, cung - cầu về hàng hoá luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi trong
quan hệ cung - cầu sẽ làm cho giá cả thị trường lên xuống, xoay quanh giá trị thị
trường hay giá cả sản xuất của nó.
a. Khái niệm giá cả thị trường: Giá cả thị trường và là sự biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hoá vừa có tính đến tình hình cung cầu và giá trị của tiền tệ.
b. Mối quan hệ cung - cầu.
Mối quan hệ cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường.
Cung cầu quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định
cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: chỉ những hàng hoá
nào tiêu thụ được trên thị trường, nghĩa là phù hợp với nhu cầu mới được tái sản
xuất, hàng hoá nào được tiêu thụ nhiều, nhanh nghĩa là có nhu cầu lớn sẽ được sản
xuất nhiều và ngược lại. Mặt khác, cung cũng tác động đến cầu, kích thích cầu,
những hàng hoá nào được sản xuất phù hợp với thị hiếu, sở thích của người tiêu
dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn và làm cho nhu cầu về hàng hoá đó tăng
lên. Do vậy là nhà sản xuất thì phải biết nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu, sở thích
của người tiêu dùng, sớm dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu để cải tiến chất
lượng, mâu mã, hình thức sao cho phù hợp, ngoài ra còn phải phấn đấu hạ giá thành
sản phẩm mà chất lượng và hình thức vẫn đảm bảo thì sẽ tiêu thụ được nhiều hàng
hoá, giành ưu thế trong cạnh tranh.

c. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu
Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng tới giá cả và ngược lại giá cả cũng tác
động lên cung, cầu.
Thứ nhất, quan hệ cung - cầu tác động đến giá cả, sẽ có 3 trường hợp :
+ Trường hợp 1: Nếu số lượng của một mặt hàng đưa ra thị trường phù hợp
với nhu cầu xã hội thì tổng số giá trị thực của hàng hoá bằng tổng số giá trị thị
trường của nó. Đây là trường hợp ngẫu nhiên hiếm có.
+ Trường hợp 2: Nếu số lượng của một mặt hàng đưa ra thị trường nhiều hơn
nhu cầu xã hội, thì tổng số giá trị thực của hàng hoá lớn hơn tổng giá trị thị trường
của nó. Vì vậy, những hàng hoá này phải bán với giá thấp hơn giá trị thị trường của
nó và một bộ phận hàng hoá có thể không bán được.
+ Trường hợp 3: Nếu số lượng của 1 mặt hàng đưa ra thị trường nhỏ hơn nhu
cầu xã hội thì tổng số giá trị thực cuả hàng hoá nhỏ hơn tổng giá trị thị trường của
nó. Vì vậy, những hàng hoá này được bán với giá cao hơn giá trị của chúng.
Thứ hai, quan hệ cung - cầu điều tiết sự chênh lệch giữa giá cả thị trường
với giá trị thị trường, thì ngược lại, sự lên xuống của giá cả thị trường lại điều tiết
quan hệ cung - cầu. Bởi vì sự tăng hay giảm giá của một mặt hàng sẽ có tác động
kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hoá này hay hàng
hoá khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hoá, gây nên sự biến đổi
trong quan hệ cung - cầu.
C. Mác viết: " Nếu cung và cầu quyết định giá cả thị trường, thì mặt khác,
giá cả thị trường, và nếu phân tích kỹ hơn nữa, giá trị thị trường lại quyết định cung
và cầu".
3. Cân bằng thị trường
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi
giá và sản lượng. Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng
hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng
hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường
cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác
nhau. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một

lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái
cân bằng: đó là trạng thái mà cả người mua và người bán đều không thích thay
đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán
theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng. Sản lượng được mua và bán tại
mức giá cân bằng được gọi là sản lượng cân bằng.
Cân bằng thị trường không phải là một khái niệm trìu tượng cũng như
một khả năng lý thuyết.Chúng ta có thể quan sát thấy trạng thái cân bằng
của thị trường. Một biểu hiện gián tiếp của trạng thái cân bằng đó là khi
người tiêu dùng có thể mua bất cứ số lượng nào tại mức giá thị trường. Cân
bằng thị trường xuất hiện không cần có sự phối hợp đối với người sản xuất
và người tiêu dùng. Trong những thị trường cạnh tranh như thị trường nông
sản, hàng triệu người tiêu dùng và hàng ngàn hang kinh doanh đưa ra các
quyết định mua và bán độc lập. Vậy mà các hang đều bán được và mọi
người tiêu dùng đều mua được lượng hàng hóa mà họ mong muốn. Điều đó
xảy ra nhờ các lực lượng của thị trường giống như bàn tay vô hình làm cho
con người phối hợp hành động với nhau để đạt được trạng thái cân bằng
của thị trường.
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá
khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi
hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
Cân bằng thị trường không phải là một trạng thái vĩnh cửu mà nó có
thể thay đổi khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi. Các yếu tố đó thay đổi
sẽ làm dịch chuyển đường cung và đường cầu. Kết quả là trạng thái cân
bằng mới được thiết lập.
Chính phủ có thể tác động vào cân bằng thị trường bằng nhiều cách khác
nhau. Khi có sự tác động của chính phủ làm cho đường cung hoặc đường cầu
dịch chuyển tạo ra trạng thái cân bằng mới và cũng có khi tác đông của chính
phủ làm cho lượng cung hoặc lượng cầu khác nhau.
II. Tại sao chính phủ phải can thiệp bằng cách đặt giá trần và giá
sàn đối với hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Minh hoạ điều đó qua chính

sách giá xăng trong thời gian qua. Bình luận ưu, nhược điểm của chính
sách đó
Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ
ấn định. Các hãng sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần đó. Ví dụ
trong thời gian qua chính phủ đã ấn định giá trần cho giá xăng là 21.300
đồng/lít, như vậy tất cả các đại lý bán xăng trên toàn quốc không được bán
cao hơn mức giá đó, nếu như đại lý nào vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm
sẽ bị phát các mức khác nhau. Khi chính phủ đặt mức giá trần một số khách
hàng may mắn mua được xăng với giá rẻ hơn, tuy nhiên các nhà cung cấp
không hài long vì họ bị giảm doanh thu đẫn đến giảm lợi nhuận.
Già sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó
do chính phủ ấn định. Đây là một hình thức can thiệp trực tiếp và giá mà các
chính phủ thường áp dụng. Ví dụ như giá thuê lao động tại các công ty, xí
nhiệp, doanh nghiệp,…chính phủ quy định mức lương tối thiểu mà chủ doanh
nghiệp phải trả cho người lao động.
Các chính sách can thiệp trực tiếp vào giá làm cho lượng cung và lượng cầu
khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình của nền kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng,
các hãng cung cấp hàng hóa chính phủ có thể áp dụng các chính sách giá trần và giá
sàn đối với một loại hàng hóa hoặc dich vụ nào đó để giúp cho thị trường có sự ổn
định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, khoảng thời gian đó dài hay ngắn
còn phụ thuộc vào hiện trạng của nền kinh tế.
Chính phủ phải can thiệp bằng cách đặt giá trần và giá sàn đối với hàng
hoá hoặc dịch vụ nào đó vì chính phủ muốn bảo hộ một nhóm người nhất
định, làm ổn định thị trường giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn
định, chẳng hạn: Để bảo vệ quyền lợi cho người mua chính phủ phải can thiệp
bằng cách đặt giá trần đối với hàng hoá hoặc quy định về mức tiền lương tối
thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
Trong thời gian qua chính phủ phải đặt giá trần đối với giá xăng để bảo
vệ người tiêu dùng, giúp cho người mua xăng mua được xăng với giá rẻ, giảm
chi phí đầu vào đối với một số doanh nghiệp, đồng thời kìm chế được sự tăng

giá của các hàng hoá hoặc dịch vụ khác, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển ổn định để đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội mà chính phủ
đã đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này làm cho tình
trạng buôn lậu xăng qua biên giới với Lào, Campchia rất phức tạp, làm giảm
lợi nhuận của các cơ sở đầu mối nhập khẩu xăng dầu và nguồn quỹ bình ổn
xăng dầu của nhà nước bị cạn kiệt.
Ưu điểm: Giúp cho chính phủ có thể chủ động điều tiết nền kinh tế theo
các mục tiêu đã được đặt ra, chủ động đưa ra các giải pháp điều hành nền kinh
tế khi tình hình kinh tế thế giới thay đổi hay khi trong nước bị thiên tai như
hạn hán, lũ lụt,…đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ trong trường hợp các tỉnh
Miền Trung bị lũ lụt thì dẫn đến hiện tượng khan hiếm hàng hóa, có thể gây ra
lạm phát thì khi đó chính phủ có thể ấn định giá trần cho một số hàng hóa nào
đó để tránh hiện tượng đầu cơ, nâng giá các mặt hàng đó. Khi thực hiện các
chính sách về giá trần hoặc giá sàn sẽ giúp cho một bộ phận người dân, doanh
nghiệp được hưởng lợi từ chính sách đó và làm cho nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển ổn định hơn.
Nhược điểm: Khi chính phủ đặt giá trần đối với hàng hoá hoặc dịch vụ
nào đó sẽ dẫn tới sự thiếu hụt hàng hoá đó, ngược lại khi chính phủ đặt giá
sàn đối với hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó sẽ dẫn tới sự dưa thừa hàng hoá đó.
Như vậy việc đặt giá trần hoặc giá sàn đối với hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó
đều có tác động tiêu cực đối với động cơ kinh doanh của một bộ phận doanh
nghiệp nào đó. Đồng thời khi áp dung các chính sách này có thể gây ra các
hiện tượng như buôn lậu một số mặt hàng qua biên gới, các hoạt động đầu cơ,
…và làm cho nền kinh tế bị méo mó.

×