Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.77 KB, 33 trang )

Danh sách các thành viên nhóm 7
MỤC LỤC
A, GIỚI THIỆU: 2
B, NỘI DUNG: 3
I, Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương 3
1, Khái niệm: 3
2, Nguồn gốc và cơ sở hình thành: 3
3, Đôi nét về lịch sử đàm phán đa phương 5
4, GATT và vòng đàm phán Uruquay: 7
III, Quan hệ Thương mại Việt Nam và Hoa kỳ; Hiệp định Việt – Mỹ 24
1, Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước và sau hiệp định 24
2. Các khía cạnh hiệp định Việt - Mỹ 26
3. Kết quả bước đầu của hiệp định: 28
4, Vai trò của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 31

1
Nhóm 7 KTQT B
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG
A, GIỚI THIỆU:
Nền kinh tế hiện nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất mà trong đó, các
quốc gia đóng vai trò như là các chủ thể. Thương mại quốc tế giống như một trò chơi mà
các Quốc gia khi tham gia đều phải tuân theo những quy tắc của trò chơi. Bất kỳ Quốc
gia nào tiến hành hoạt động Thương mại quốc tế đều phải chịu sự điều chỉnh của một hệ
thống các nguyên tắc pháp luật, các hiệp định và điều ước. Vấn đề là các nước luôn luôn
muốn tối đa hóa lợi ích của mình nhưng cũng lại muốn tối thiểu hóa nghĩa vụ. Chính vì
vậy, các cuộc đàm phán đa phương ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc
gia bằng cách đề ra những quy tắc , hiệp định, lập ra các tổ chức Thương mại quốc tế. Sự
xuất hiện ngày càng nhiều của các cuộc đàm phán đa phương đã và đang thúc đẩy hoạt
động Thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ trình bày:
- Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương.


- GATT và vòng đàm phán Uruguay.
- Quá trình hình thành tổ chức Thương mại Thế Giới WTO.
- Một số nguyên tắc chung của WTO.
- Quy định của WTO đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.
- Quan hệ Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trước hiệp định thương mại Việt –
Mỹ.
- Các khía cạnh của hiệp định Việt – Mỹ.
P a g e | 2
Nhóm 7 KTQT B
B, NỘI DUNG:
I, Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương
1, Khái niệm:
Đàm phán đa phương là cuộc đàm phán khu vực giữa một nhóm nước hoặc đàm
phán quốc tế giữa các nước thành viên, các tổ chức thương mại có tính chất toàn cầu
nhằm thỏa thuận với nhau về các điều kiện thương mại và nghĩa vụ các quốc gia trong
buôn bán quốc tế, xử lý xung đột giữa xu hướng tự do hóa thương mại và yêu cầu bảo hộ
mậu dịch,, tạo điều kiện phát triển hoạt động thương mại quốc tế cả về chiều rộng và sâu.
Đàm phán đa phương thường có quy mô lớn với hàng chục, hàng trăm quốc gia và
thời gian, tiến trình đàm phán có thể kéo dài trong nhiều năm
2, Nguồn gốc và cơ sở hình thành:
Hình thành dựa trên yêu cầu về xây dựng các điều ước quốc tế để điều chính hoạt
động thương mại, quan hệ quốc tế. Trong lịch sử, thương mại quốc tế đã hình thành từ rất
lâu, điển hình và nổi bật nhất chính là Con đường tơ lụa – con đường giao thương quốc tế
nối liền hai nền văn minh lớn nhất bấy giờ là La Mã và Trung Hoa. Bắt đầu từ Trung
Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afganistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,
xung quanh vùng Địa Trung Hải có chiều dài khoảng 7000 cây số, khoảng 1/3 chu vi trái
đất. “Con đường tơ lụa” được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất
thế giới thời cổ đại, nó được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Thế
nhưng, sự giao thương trên “Con đường tơ lụa” hoàn toàn mang tính tự phát, không có sự
điều chỉnh của bất kì hiệp định kinh tế nào. Sự tự do trao đổi đến mức những bậc đế

vương và những nhà quý tộc của La Mã đổi vàng lấy lụa của Trung Hoa với cân nặng
tương đương! Không có sự thống nhất trong việc áp đặt thuế quan giữa các nước, đây là
một trongn những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy tàn của “Con đường tơ lụa”. Đến
thời nhà Minh, “Con đường tơ lụa” đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người
phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận
chuyển bằng đường biển, “Con đường tơ lụa” trên bộ dần dần biến mất. Vì vậy, thương
P a g e | 3
Nhóm 7 KTQT B
mại quốc tế ngày nay cần xây dựng các điều ước quốc tế để điều chính quan hoạt động
thương mại, quan hệ quốc tế giữa các nước. Sự cần thiết này là do các nguyên nhân
khách quan như:
- Sự phát triển của xu hướng tự do thương mại: Sự bùng nổ trong khoa học kỹ
thuật, thông tin liên lạc và đặc biệt là vận tải đã dẫn tới sự bùng nổ trong thương mại
quốc tế, điều này càng thúc đẩy sự hình thành các quy định, hiệp ước trong thương mại
quốc tế, các quốc gia sẽ cần phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề về
quyền lợi của mình cũng như của các quốc gia khác, xử lý các xung đột trong buôn bán
quốc tế…
- Sự phục hồi của chủ nghĩa bảo hộ mới: Bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng
cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với
một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay
dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo đã nói:
“Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là cái sườn dốc trơn trượt. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ
trượt vào vùng nguy hiểm trước khi kịp nhận ra. Vì thế, chống chủ nghĩa bảo hộ cần phải
là nhiệm vụ ưu tiên”. Các quốc gia cần cùng nhau đề ra những biện pháp kịp thời để
chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa mậu dịch mới.
Ví dụ: Tôm, cá ba sa của Việt Nam bị kiện vì bị cho là bán phá giá một hình thức
bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ.
- Vai trò của Chính phủ với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng.
Thương mại quốc tế tự do nhưng dựa trên cơ sở luật pháp quản lý của nhà nước, sự quản
lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước có vai trò tạo môi trường định hướng và giữ ổn định

cho sự phát triển thương mại quốc tế. Chính phủ các nước muốn thúc đẩy thương mại
quốc tế tự do hóa, đa phương hóa cần đẩy mạnh quá trình đàm phán và hội nhập quốc tế.
P a g e | 4
Nhóm 7 KTQT B
3, Đôi nét về lịch sử đàm phán đa phương.
Lịch sử đàm phán thương mại đa phương mới chỉ có khoảng gần một thế kỷ phát
triển nhưng đã có rất nhiều dấu mốc quan trọng là sự ra đời của các hiệp định, các tổ
chức thương mại quốc tế.
Một số dấu mốc đáng chú ý :
- 1947 - Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs
and Trade, viết tắt là GATT) ra đời nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký
kết, là hiệp ước tiền thân cho sự ra đời của WTO. Kể từ khi GATT được thành lập vào
năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành 8 đợt đàm phán với 3 vòng
đàm phán nổi bật là Vòng 6.Kenedy (1964-1967), 7. Vòng Tokyo (1973-1979) và vòng 8.
Vòng Uruguay (1986-1994).
GATT còn được chia làm 2 thời kỳ:
GATT 1947: Phiên bản cũ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(trước phiên bản GATT 1994).
GATT 1994: Phiên bản mới của GATT và là một phần của Hiệp định về WTO,
điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hoá.
- Tháng 11/1989 APEC (The Asia – Pacific Economic Cooperation Forum) – Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ra đời theo sáng kiến của Australia, tại
Canberra, Australia là diễn đàn hợp tác quan trọng nhất trong khu vực, nhằm thúc đẩy tự
do hoá thương mại và đầu tư, phát triển kinh tế. Hiện APEC là một diễn đàn rộng lớn
gồm 21 quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với 2,5 tỷ dân, tổng sản
phẩm quốc dân (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD và chiếm 47% tổng thương mại toàn cầu.
- Tháng 1/1992, AFTA (ASEAN Free Trade Area) - hiệp định thương mại tự do
(FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN được kí kết theo sáng kiến của Thái
Lan. Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là
P a g e | 5

Nhóm 7 KTQT B
một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư nước
ngoài và cắt giảm thuế quan. Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung
(CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế
của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006.
- Ngày 01/01/1995, WTO (World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế
giới ra đời trên cơ sở hiệp ước GATT . Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ
ra không thích hợp với sự phát triển thương mại quốc tế bấy giờ. Do đó, ngày 15/4/1994,
tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế
giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập
độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
- Một số mốc năm thành lập các tổ chức thương mại khác:
+ NAFTA (North America Free Trade Agreement) - Hiệp định Thương mại Tự do
Bắc Mỹ à hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày
12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994. Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh
tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng.
+ 2001, BRIC ( Braxin, Russia, India, China ) – viết tắt của Brazil, Nga, Ấn Độ và
Trung Quốc ra đời.
+ EFTA (European Free Trade Association) - Tổ chức thương mại tự do châu Âu
được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do
không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó
(nay là Liên minh châu Âu (EU)).
+ G7 ( Group of seven): Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất gồm: Đức,
Canada, Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh thành lập vào năm 1976, các nước này nhóm họp
P a g e | 6
Nhóm 7 KTQT B
vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. Hiện nay G7 đã trở thành
G7+1 hay G8 với sự gia nhập của Nga.
+ ACP(Africa, Caribbean, Pacific) - ."Châu Phi, Ca-ri-bê, và Thái bình dương":

Các nước ACP là các nước ký kết Công ước Lomé ra đời tại Lomé, Togo vào năm
1975.Tổ chức các quốc gia châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương. Gồm 71 nước có
những ưu đãi trong quan hệ thương mại với Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Công
ước Lomé.
+ Một số các tổ chức khác như G20, EU, ASEAN …
4, GATT và vòng đàm phán Uruquay:
GATT-tổ chức tiền thân của WTO được thành lập vào 1948. Kể từ khi được thành
lập, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm
những thỏa thuận thương mại mới. Thời kỳ đầu, các vòng đàm phán xoay quanh vấn đề
cắt giảm thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, đến thập niên 80, phạm vi
đàm phán đã được mở rộng, bao trùm cả những vấn đề liên quan tới hàng rào bảo hộ phi
thuế quan cản trở thương mại hàng hoá, rồi cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch
vụ và sở hữu trí tuệ.
Kể từ khi GATT được thành lập, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến
hành 8 đợt đàm phán:
1. Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia, GATT bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 1 năm 1948.
2. Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia.
3. Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia.
P a g e | 7
Nhóm 7 KTQT B
4. Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được
những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của GATT
đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là những thành viên
tham gia GATT.
5. Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về
việc giảm thuế. Được đặt tên theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon.
6. Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là
việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng
chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng

hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa
Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn).
7. Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Thảo luận về việc giảm các hàng
rào phi thuế cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm chế tạo. Tăng cường và mở rộng
hệ thống thương mại đa phương.
8. Vòng Uruguay (1986-1994): Đây là vòng đàm phán cuối cùng với sự tham gia
của 125 nước và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm
phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một
loạt các hiệp định mới.
Ý tưởng về Vòng đàm phán Uruguay được nhen nhóm vào tháng 11-1982 tại một
hội nghị cấp Bộ trưởng của các nước thành viên GATT tại Geneva. Tuy nhiên, phải mất
bốn năm vất vả cùng nhiều nỗ lực tìm kiếm và làm sáng tỏ những vấn đề cần bàn cũng
như quyết tâm tiến tới thỏa thuận thì các vị bộ trưởng mới đi đến quyết định tiến hành
vòng đàm phán mới. Quyết định này được đưa ra vào tháng 9-1986 tại Punta del Este
(Uruguay).
Các vị bộ trưởng cuối cùng cũng thống nhất một chương trình đàm phán đề cập
đến hầu như toàn bộ các vấn đề về chính sách thương mại còn bỏ ngỏ cho tới thời điểm
P a g e | 8
Nhóm 7 KTQT B
bấy giờ. Các cuộc đàm phán có nhiệm vụ thúc đẩy việc mở rộng thương mại đến nhiều
lĩnh vực mới, đặc biệt là thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đồng thời cải tổ các chính
sách thương mại đối với những sản phẩm nhạy cảm như nông sản và hàng dệt may.
Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và
các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở
hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật
thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại
Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài
Vòng đàm phán thành công,người ta ước tính có đến 100 tỷ USD sẽ được tăng
thêm vào nền kinh tế thế giới nhờ các chính sách thương mại tự do và các hệ thống

thương mại quốc tế sẽ có những bước chuyển mới quan trọng.Vòng đàm phán là một
bước tiến quan trọng trong vấn đề: hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ mới,xác
định lại nguyên tắc của hệ thống thương mại đa phương và đạt tới một vài tự do trong
thương mại dịch vụ và nông nghiệp.
Rất nhiều hiệp định được ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay có một
phần xác định lịch trình cho những việc phải làm trong tương lai. Một số việc được tiến
hành lập tức sau đó. Đối với một số lĩnh vực, việc phải làm là tiếp tục đàm phán hoặc xúc
tiến những cuộc đàm phán mới.
Sau vòng đàm phán Uruguay, đã có những sửa đổi và mở rộng nội dung đối với
văn bản gốc về chương trình kế hoạch. Một chương trình kế hoạch bao gồm hơn 30 phần.
Sau đây là một số vấn đề đáng chú ý:
1996: Dịch vụ vận tải hàng hải: kết thúc đàm phán về mở cửa thị trường (tiến hành
vào ngày 30-6-1996, hoãn lại tới năm 2000, sau chuyển sang chương trình phát triển
Doha)
P a g e | 9
Nhóm 7 KTQT B
Dịch vụ và môi trường: xác định thời hạn báo cáo kết quả của nhóm công tác (hội
nghị bộ trưởng tháng 12 năm 1996)
Dịch vụ công: tiến hành đàm phán
1997: Hạ tầng viễn thông: kết thúc đàm phán (15-2); Dịch vụ tài chính: kết thúc
đàm phán (30- 12); Sở hữu trí tuệ: thiết lập hệ thống đóng dấu và đăng ký mã vùng đối
với các sản phẩm rượu vang: tiến hành đàm phán, trở thành một bộ phận trong chương
trình đàm phán vì sự phát triển Doha
1998: Hàng dệt may: một giai đoạn mới bắt đầu vào ngày 1-1; Dịch vụ: (các biện
pháp khắc phục kịp thời): áp dụng kết quả đàm phán liên quan đến các biện pháp khắc
phục kịp thời (trước 1-1-1998, hoãn lại đến tháng 3-2004); Luật về xuất xứ sản phẩm:
chương trình làm việc đi đến sự thống nhất tương đối giữa luật về xuất xứ sản phẩm của
các quốc gia (20-7-1998); Thị trường công: mở những cuộc đàm phán mới để cải thiện hệ
thống luật và thủ tục (trước năm 1998); Giải quyết tranh chấp: xem xét kỹ về luật và thủ
tục giải quyết tranh chấp (trước năm 1998)

1999: Sở hữu trí tuệ: bắt đầu xem xét một số ngoại lệ đối với việc cấp bằng sáng
chế và bảo vệ đa dạng thực vật
2002: Nông nghiệp: bắt đầu tiến hành đàm phán, thuộc Chương trình phát triển
Doha; Dịch vụ: Bắt đầu một loạt các cuộc đàm phám mới, thuộc chương trình phát triển
Doha; Ràng buộc thuế quan: xem xét lại khái niệm ‘nhà cung cấp chính’ tại điều 28 trong
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại về quyền của người tham gia đàm phán đối
với việc sửa đổi ràng buộc; Sở hữu trí tuệ: Lần đầu tiên đã có kiểm tra định kỳ (2 năm
một lần) việc thực thi hiệp định
2002: Dệt may: bắt đầu giai đoạn đầu tiên (1-1)
P a g e | 10
Nhóm 7 KTQT B
2005: Dệt may: áp dụng hoàn toàn trong khuôn khổ GATT và chấm dứt thời gian
hiệu lực của hiệp định
II, Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO và Việt Nam.
1, Quá trình hình thành tổ chức Thương mại Thế giới WTO:
Tiền thân của Tổ chức thương mại Thế giới là Hiệp định chung về Thuế quan và
mậu dịch (GATT). Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho
thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng
hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng
lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự
thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư
cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến
hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp
dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự
do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa
thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến
23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành
lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.

Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở
vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham
gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng
nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực
vào 1/1948.
P a g e | 11
Nhóm 7 KTQT B
Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương
mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán
không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn
mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu
trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản,
hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương
mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra
không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp
định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO -World Trade Organization) nhằm kế
tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống
Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 154 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm 97%
thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia
nhập. WTO được thành lập với 3 mục tiêu và chức năng cơ bản sau:
- Thiết lập một hệ thống luật lệ quốc tế chung (khoảng 30 hiệp định khác nhau điều
chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ
lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới) điều tiết mọi
hoạt động thương mại của Chính phủ các nước tham gia ký kết.
- Là một diễn đàn thương mại đa biên để các nước đàm phán về tự do hoá và thuận lợi
hoá thương mại, trong đó bao gồm cả tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu
tư.
- Là một toà án quốc tế để Chính phủ các nước giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả

các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.
Ngoài 3 mục tiêu và chức năng cơ bản trên, WTO còn tăng cường hợp tác với các tổ
chức quốc tế khác để giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu, trợ giúp các nước đang phát
P a g e | 12
Nhóm 7 KTQT B
triển và đang trong quá trình chuyển đổi tham gia vào hệ thống thương mại đa biên thế
giới. Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong
một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể
tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một
phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau.
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một
lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại
trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO.
Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ
và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS).
2, Một số nguyên tắc chung của WTO.
2.1.Thương mại không phân biệt đối xử:
• Đối xử tối huệ quốc(MFN):Không phân biệt đối xử về thương mại giữa các nước
thành viên WTO.
"Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất".Nội
dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể
phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình.
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử
với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất".
Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó
thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của
WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất". Và như vậy, kết quả là
không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào
P a g e | 13

Nhóm 7 KTQT B
• Đối xử quốc gia(NT):không phân biệt đối xử giữa hang hóa dịch vụ trong nước và
hàng hóa dịch vụ nhập khẩu:
-"Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội
địa.
Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản
xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau.
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu
nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt
đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi
hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.
Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếu nguyên tắc
"tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhà
xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ của các nước A, B, C khi xuất khẩu vào một
nước X nào đó thì nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự công bằng,
không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A với hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế và các chi phí khác tại cửa
khẩu) vào thị trường nước X.
2.2.Bảo Hộ mậu dịch thông qua hàng rào thuế quan.
-Chủ nghĩa bảo hộ - những biện pháp của chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất
trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài - có nguồn gốc sâu xa trong chính trị của
các quốc gia trên thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ vừa là sản phẩm của những nhóm lợi ích đặc
biệt vừa phản ánh mối lo ngại chung của xã hội trước những thay đổi. Tuy vậy, chủ nghĩa
bảo hộ cũng đi liền với cái giá phải trả rất lớn về kinh tế.
P a g e | 14
Nhóm 7 KTQT B
-Mục tiêu của WTO là tự do hóa mậu dịch mà nội dung cơ bản là cắt bỏ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan nhằm mở đường cho thương mại phát triển.Tuy nhiên thừa
nhận sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước thành viên,nhất là các nước đang

phát triển,WTO cho phép bảo hộ nền sản xuất hàng hóa và thị trường trong nước với điều
kiện trên cơ sở biện pháp thuế quan.Sau đó các biên pháp thuế quan sẽ được đàm phán
để giảm dần trên cơ sở có đi có lại.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ bằng
nhiều cách. Các nước thành viên đã đồng ý tuân theo các quy tắc thương mại của WTO
nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Đôi khi họ đã cố gắng đàm phán thêm nhiều
hiệp định và các quy tắc để tiến tới xóa bỏ những rào cản bảo hộ gây trở ngại cho hoạt
động thương mại quốc tế. Họ sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để cưỡng
chế thực hiện các hiệp định và các quy tắc này. Và họ phải chắc chắn rằng các thành viên
mới sẽ phải bắt đầu với việc cam kết từ bỏ bảo hộ(Carla A. Hills là Chủ tịch và Giám đốc
điều hành của Công ty Tư vấn Quốc tế Hills & Company. Bà đã đảm nhiệm cương vị Đại
diện Thương mại Hoa Kỳ từ năm 1989 đến 1993.)
-Ví dụ:cuộc tranh chấp Mĩ-Mexico: Với tư cách là một thành viên của Hiệp định
tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Mỹ phải cho phép các doanh nghiệp vận chuyển xe
tải của Mexico thâm nhập thi trường nội địa. Tuy nhiên, mặc dù đã là thành viên của
NAFTA tới 17 năm, các xe tải của Mexico vẫn chưa hề vượt qua được đường biên giới
với Mỹ do Hiệp hội Teamster trong nước không chấp nhận việc cạnh tranh với các đối
tác bên ngoài.
Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp của NAFTA, Mexico có quyền tiến
hành các biện pháp trả đũa. Năm ngoái, Mexico đã áp thuế đối với 2.4 tỷ đôla hàng hóa
xuất khẩu từ Mỹ. Đây có thể xem là một đòn giáng nặng nề đối với hàng xuất khẩu của
chính quyền Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Kinh tế Mexico, xuất khẩu sản phẩm bộ đồ ăn của
Mỹ giảm 38%, xuất khẩu nho tươi giảm 24% và quả hạnh giảm 17%. Theo kết quả báo
cáo nghiên cứu của Phòng thương mại Mỹ công bố tháng 9 năm 2009, hành động trả đũa
P a g e | 15
Nhóm 7 KTQT B
thông qua hàng rào thuế quan của Mexico đã khiến Mỹ mất đi khoảng 25,600 việc làm
trong nước.
2.3.Đảm bảo sự ổn định trong TMQT.
WTO nhấn mạnh các nước thành viên có nghĩa vụ phải tạo sự ổn định cho

TMQT.Các nước khi gia nhập WTO đều phải cam kết lịch trình giảm thuế và ưu đãi
nhượng bộ khác,có nghĩa vụ tuân thủ lịch trình đã đề ra.Bất kì sự gia tăng nào với mức
thuế quan đã cam kết đều phải thực hiện sự đền bù.Có như vậy TMTG mới ổn định rõ
rang trong KD cho các DN
Ví dụ:lịch trình giảm thuế của Việt Nam khi cam kết gia nhập WTO: Ta đồng ý
ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu
được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7
năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống
còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6%
thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.
2.4.Khuyến khích cạnh tranh công bằng.
-WTO khuyến khích cạnh tranh lành mạnh , bình đẳng trên thương trường.Chất
lượng và giá cả sẽ quyết định sức cạnh tranh của hàng hóa,vì vậy WTO có những quy
định chống trợ cấp xuất khẩu,chống bán phá giá tổn hại đến thương mại và cạnh tranh
của các nước.
-Trên thực tế, nhằm bảo hộ công nghiệp nội địa, có rất nhiều chính phủ đều áp
dụng các hành động nhằm vào bán phá giá. Cho đến nay, WTO chưa đưa ra việc giải
quyết vấn đề bán phá giá thông qua đàm phán mà vẫn căn cứ theo điều 6 của GATT cho
phép các nước hành động chống bán phá giá. Nhưng chỉ khi việc bán phá giá làm tổn hại
P a g e | 16
Nhóm 7 KTQT B
đến công nghiệp của nước nhập khẩu thì các biện pháp chống bán phá giá mới được áp
dụng.
-Ví dụ: vụ kiện doanh nghiệp VN bán phá giá cá Tra, cá Ba sa vào thị trường Mỹ.
Trong sự vụ này, chúng ta đã tạm thua, với mức thuế đánh vào các nhà sản xuất xuất
khẩu cá VN lên tới trên 90%. Nhưng chưa hết, Hiệp hội Chế biến Thủy sản - VASEP một
lần nữa lại phải đứng lên đại diện quyền lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm khi mặt
hàng này cũng phải ngậm ngùi chịu mức áp thuế khá cao. Vừa qua, có tin vui từ công ty
luật Dewey Balatine, tổ chức đại diện cho nguyên đơn - Liên minh tôm miền Nam Mỹ rút
19 doanh nghiệp khỏi danh sách yêu cầu xét lại mức thuế chống phá giá. Tuy nhiên còn

hàng chục doanh nghiệp và hàng trăm hộ ngư nghiệp vẫn là nạn nhân của chính sách này.
2.5.Hủy bỏ chế độ hạn chế số lượng nhập khẩu
-Nguyên tắc của WTO là bãi bỏ chế độ hạn chế số lượng nhập khẩu Tuy nhiên
thừa nhận sự khác biệt về phát triển kinh tế,khả năng tài chính,sức cạnh tranh giữa các
nước thành viên.WTO cho phép 1 số nước khi mà cán cân thanh toán bị phương hại,tình
trạng nhập khẩu thái quá gây ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước được hạn chế số
lượng nhập khẩu trong 1 thời gian nhất định.
-Ví dụ với Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe
máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng
ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh
nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập
khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập
khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm
2.6. Quyền khước từ và khả năng áp dụng những hành động cần thiết trong trường hợp
khẩn cấp.
P a g e | 17
Nhóm 7 KTQT B
Khi nền kinh tế và thị trường trong nước của 1 nước thành viên bị hàng nhập khẩu
đe dọa thái quá hoặc bị những biện pháp phân biệt đối xử gây phương hại đến thương
mại nước mình;nước đó được quyền khước từ thực hiện 1 nghĩa vụ nào đó vứi lí do chính
đáng được các nước thành viên khác thừa nhận hoặc hoặc có những hành động cần thiết
trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ nền sản xuất và thị trường trong nước.
2.7. Các thỏa thuận về mậu dịch khu vực.
Thừa nhận sự cần thiết của hợp tác kinh tế khu vực dựa trên những đặc thù,tương
đồng về quyền lợi kinh tế mang tính chất địa lí ;WTO cho phép các tổ chức kinh tế khu
vực có quyền áp dụng các ngoại lệ về chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc miễn là các Tổ chức
kinh tế khu vực đó tuân thủ các nguyên tắc của WTO,không tạo ra phân biệt đối xử,hàng
rào cản trở với các nước ngoài khu vực.
-Ví dụ: Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT), sáu
quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối

với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia
nhập sau là năm 2013.
2.8.Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
- Cho phép các nước đang phát triển được nhiều ưu đãi hơn trong việc tiếp cận thị
trường để bán sản phẩm của mình và các nước phát triển phải hạn chế sử dụng hàng rào
mới đối với xuất khẩu ban đầu và các loại xuất khẩu đặc biệt từ các nước kém phát triển
hơn.Trong 1 số trường hợp các nước đang phát triển cũng được miễn trừ nghĩa vụ có đi
có lại trong quan hệ Thương mại với các nước phát triển hơn.
-Bản thân Việt Nam cũng đã được ưu đãi nhiều trong quá trình gia nhập WTO.
+ Trong nông nghiệp : bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của
WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy
P a g e | 18
Nhóm 7 KTQT B
định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng.
Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng
mỗi năm.
2.9.Chế độ ngoại lệ cho hàng dệt may.
-WTO cho phép kể từ năm 1974,việc buôn bán hàng dệt may và quần áo được
điều tiết bằng ‘’HIệp định đa sợi” MFA.Theo đó thương mại hàng dệt may không chịu sự
điều tiết của các nguyên tắc GATT/WTO,các nước CN phát triển được đặt ra hạn ngạch
và chế độ quản lý hạn chế nhập khẩu hàng dệt may,quần áo từ các nước đang phát triển.
-Đối với Việt Nam,ngành dệt may và giầy da là 1 ngành xuất khẩu quan trọng,vì
vậy chúng ta cần quan tâm đến các quy định về mặt hàng này nhằm tránh sự thiệt thòi
trong TMQT.
3, Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
3.1. Con đường trở thành thành viên chính thức của WTO của Việt Nam
- 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận.
- 31-1-1995: Tại cuộc họp của WTO, Đại hội đồng đã quyết định thành lập một Ban
Công tác để xem xét đơn của Việt Nam xin gia nhập WTO theo Điều XII của Hiệp định
Marrakesh về thành lập WTO với chủ tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO.

Điều XII - Gia nhập
1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn
tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định
trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định
P a g e | 19
Nhóm 7 KTQT B
này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với
WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương
mại Đa biên kèm theo.
2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về
những điều khoản gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp
nhận tại Hội nghị Bộ trưởng.
3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp
định đó.
- 24-8-1995: VN nộp vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Ban thư ký
WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác.
- Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt.
- Đầu năm 2002: VN gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt
đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu
về thuế quan và dịch vụ.
- 9-10-2004: VN và EU đạt thỏa thuận về việc VN gia nhập WTO.
- 9-6-2005: VN và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho
VN sớm gia nhập WTO.
- 12-6-2005: VN cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm
chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc
đàm phán song phương.
- 18-7-2005: VN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để VN gia
nhập WTO.
- 31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước cuối
cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.

P a g e | 20
Nhóm 7 KTQT B
- 26-10-2006: VN hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm
phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút
chót.
- 11-01-2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
3.2. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Ngay sau khi Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới - WTO, WTO đã có thông cáo báo chí về việc Việt Nam gia nhập
WTO và tóm lược nội dung bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam cũng là những cam
kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam gồm 3
tài liệu, với nội dung tóm tắt như sau:
3.2.1. Biểu Cam kết về Hàng hóa :
- Đối với đa số các mặt hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp, Việt Nam cam kết mức
thuế trần dao động từ 0 đến 35%. Một số mặt hàng được cắt giảm dần mức thuế theo
nhiều giai đoạn cho đến năm 2014, ngày kết thúc chính xác thay đổi tùy mặt hàng.
- Các mặt hàng có mức thuế trần cao hơn là các sản phẩm rượu, thuốc lá, cà phê pha
sẵn và một số sản phẩm liên quan, phụ tùng xe và xe hơi nguyên chiếc mới hoặc đã qua
sử dụng và tấm lợp mái.
- Một số mặt hàng được bảo hộ có hạn ngạch (thuế cao hơn cho lượng hàng ngoài hạn
ngạch và thấp hơn trong hạn ngạch cho phép) là trứng, thuốc lá, đường và muối. Hạn
ngạch phải được nới rộng dần cho đến khi được hủy bỏ theo thời gian đã thỏa thuận.
- Việt Nam cũng ký kết Hiệp định “đa phương riêng” về Công nghệ Thông tin (chỉ có
một số thành viên WTO ký kết thỏa thuận này). Đối với các sản phẩm công nghệ thông
tin, Việt Nam cho phép nhập khẩu miễn phí. Trong một số trường hợp, thuế suất bằng 0
được áp dụng ngay lập tức, một số khác sẽ được thực hiện dần dần trong thời gian từ
2010 – 2014.
P a g e | 21
Nhóm 7 KTQT B
- Trong nông nghiệp, Việt Nam không trợ giá xuất khẩu, nhưng được phép thực hiện

các hỗ trợ về thương mại trong nước cho nông dân (hỗ trợ trực tiếp trên giá hoặc số
lượng sản phẩm) tới mức tối đa là 3.96 nghìn tỉ (khoảng 246 triệu đô la Mỹ) ngoài mức
trợ cấp thông thường dành cho các nước đang phát triển, hoặc tối đa là 10% giá trị sản
phẩm nông nghiệp trong nước.
3.2.2. Biểu Cam kết về Thương mại Dịch vụ :
- Việt Nam đã đưa ra cam kết trong một loạt các dịch vụ. Trong một số trường hợp,
Việt nam có quyền hạn chế sở hữu nước ngoài trong các công ty dịch vụ hoạt động ở Việt
Nam – như đối với viễn thông, mức giới hạn là 49 – 65%.
- Trong một số ít trường hợp, sở hữu nước ngoài cho phép có thể đạt mức 100% ngay
lập tức (như với dịch vụ kế toán). Đa số trường hợp, sở hữu nước ngoài sẽ đạt đến 100%
trong vòng vài năm (như dịch vụ phát chuyển nhanh là 5 năm).
3.2.3. Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO :
Báo cáo phác thảo bối cảnh kinh tế, khung pháp lý và hành chính của Việt Nam.
Trong đó có các cam kết cải cách hoặc giữ gìn các cải cách đã được tiến hành nhằm bảo
đảm tư cách thành viên. Danh sách các cam kết như sau:
• Ngoại hối: Việt Nam sẽ tuân theo quy định của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO)
• Doanh nghiệp nhà nước: Kinh doanh thương mại (trừ các lĩnh vực phục vụ cho
Chính phủ) sẽ tiến hành theo các điều khoản thương mại không có sự can thiệp từ
Chính phủ. Một số sản phẩm là đối tượng kinh doanh riêng của doanh nghiệp nhà
nước do bị giới hạn tiêu thụ vì lý do văn hóa và đạo đức hoặc mặc nhiên độc
quyền như sản phẩm thuốc lá, dầu khí, sản phẩm văn hóa như báo chí và tài liệu
nghe nhìn, máy bay.
P a g e | 22
Nhóm 7 KTQT B
• Tư hữu hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: phải được thực hiện công
khai, minh bạch thông qua các báo cáo hàng năm của Việt Nam cho tới khi kết
thúc quá trình này.
• Định giá và kiểm soát giá: Việt Nam tuân thủ các Hiệp định của WTO và thông
báo cho WTO mọi hành động nhằm kiểm soát giá cả.

• Khung hoạch định và thực hiện chính sách: một số khuôn khổ pháp lý và hành
chính đã được đưa ra và đẩy mạnh để có thể áp dụng các điều khoản của WTO,
bao gồm khả năng điều tra và kiểm soát tư pháp để giải quyết các kiện tụng có liên
quan.
• Quyền xuất nhập khẩu: Đây là vấn đề gây căng thẳng trong đàm phán một phần vì
các thủ tục đăng ký khác nhau giữa doanh nhân trong nước và ngoài nước. Hiện
tại, luật mới đã được ban hành nhằm cân đối quy trình cho cả hai đối tượng.
• Thuế suất cho hàng tiêu dùng nội địa: Các mức thuế khác nhau áp cho thức uống
có cồn là vấn đề được quan tâm trong các cuộc đàm phán. Việt Nam đã đồng ý
đơn giản hóa khung thuế suất trong vòng 3 năm bằng cách áp dụng mức thuế duy
nhất cho tất cả các loại bia và tất cả các loại rượu có 20% cồn hoặc nhiều hơn.
• Hạn ngạch và các hạn chế khác: hạn ngạch, cấm, hoặc các hạn chế khác sẽ được
hủy bỏ, bao gồm quy định cấm nhập thuốc lá, xì gà và xe đã qua sử dụng, hoặc chỉ
được áp dụng theo đúng quy định của WTO.
• Các Hiệp định liên quan đến luật lệ của WTO: Việt Nam sẽ tuân thủ Hiệp định về
Định giá thuế quan, Quy tắc về Xuất xứ, Kiểm hóa trước khi xếp hàng, Chống Phá
giá, Biện pháp tự vệ, Trợ cấp, Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại với một
số điều khoản được thực hiện theo lộ trình nhất định.
• Hạn chế xuất khẩu: Việt Nam vẫn duy trì việc kiểm soát xuất khẩu trên một số mặt
hàng như gạo, một số sản phẩm gỗ và khoáng chất (nhằm ngăn chặn việc khai thác
bất hợp pháp) nhưng phải phù hợp với các Hiệp định của WTO.
P a g e | 23
Nhóm 7 KTQT B
• Tiêu chuẩn: Việt Nam sẽ áp dụng các Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại và Kiểm dịch động, thực vật ngay lập tức.
• Mua sắm của Chính phủ: Việt nam sẽ xem xét việc ký Hiệp định về Mua sắm của
Chính phủ sau khi trở thành viên của WTO.
• Sở hữu trí tuệ: gần 33 trang của báo cáo mô tả chi tiết cơ cấu pháp lý và hành
chính của Việt Nam. Việt Nam sẽ tuân thủ ngay lập tức Hiệp định về Sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không có giai đoạn chuyển đổi.

III, Quan hệ Thương mại Việt Nam và Hoa kỳ; Hiệp định Việt – Mỹ.
1, Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước và sau hiệp định.
Trong một thời gian dài, chính phủ Mỹ đã thực hiện lệnh cấm vận giao lưu kinh
tế với Việt Nam, tạo ra một tấm rào chắn kiên cố và dày đặc ngăn trở quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên điều đó là di ngược lại với xu thế phát triển kinh tế
chung của toàn thế giới và gây thiệt hại lợi ích cho mỗi quốc gia. Bởi vậy từ đầu thập kỷ
90, chính phủ Mỹ đã dần nới lỏng và đi tới chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận vào ngày
3/2/1994. Từ đó, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa kỳ bắt đầu có điều kiện
hình thành và phát triển.
1.1. Quan hệ Việt – Mỹ trước khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
Nhìn từ góc độ lịch sử, quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã bắt đầu cách đây hơn 150
năm , với những thương vụ lẻ tẻ . Thậm chí ngay trong thời kì Hoa kì đơn phương áp đặt
lệnh cấm vận đối với việt nam (Từ T5/1964 – T2/1994 ) thông qua con đường gián tiếp ,
Việt nam có thể xuất khẩu sang Mỹ tuy rằng không đáng kể. Thời kỳ 1986 – 1989 xuất
khẩu của Việt nam sang Hoa kì gần như bằng không. Nhưng đến năm 1990, Việt nam
xuất sang Hoa kì một lượng hàng trị giá khoảng 5000USD, năm 1991 tăng lên 9000USD,
năm 1992 tăng lên 11000USD và năm 1993 là 58000USD.
P a g e | 24
Nhóm 7 KTQT B
1. 2. Quan hệ Việt – Mỹ sau khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
- Ngày 3/2/1994 Tổng thống Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với
việt nam. Tiếp đó Bộ thương mại Mỹ chuyển Việt nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên,
Việt Nam, Cuba) lên nhóm Y – là nhóm ít hạn chế về thương mại hơn (gồm Mông Cổ,
Lào, Campuchia, Việt Nam, cùng một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ). Bộ vân tải và
Thương mại Mỹ cũng bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá
sang Việt Nam được nhập cảnh Mỹ. Trong năm này thì Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
lượng hàng hoá trị giá 50,5 triệuUSD (Trong đó hàng nông nghiệp chiếm 38,3 triệu USD
tức 76% giá trị suất khẩu sang hoa kỳ) và hàng phi nông nghiệp chiếm 12,15 triệu USD
(24%).
- Ngày 11/7/1995 Hoa kỳ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Năm 1995, Việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ 200 triệu USD ( gấp 4 lần năm 1994 ) trong
đó hàng nông nghiệp là 152USD ( chiềm 76% giá trị xuất khẩu sang Hoa kỳ ) hàng phi
nông nghiệp chiếm 48 triệu USD(24%).
- Năm 1996 là năm hai nước bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp định thương mại song
phương. Xuất khẩu đạt 306 triệu USD trong năm này.
- Năm 1997, Đại sứ Mỹ và Đại sứ Việt Nam nhậm chức tại Thủ Đô mỗi nước, đồng
thời hai nước thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện
cho sản phẩm trí tuệ có mặt tại thị trường Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam trong năm
này sang Mỹ đạt 372 triệu USD. Hàng nông nghiệp chiếm 46% (106,5 triệu USD) hàng
phi nông nghiệp đạt 54% (126,203triệu USD).
Năm 1998 và 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng đạt
519,5 triệu USD và 601,9 triệu USD.
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 827,4 triệu USD, tăng
37,4% so với năm 1999.
P a g e | 25

×