Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Lý thuyết dựa trên hiệu suất theo qui mô; lý thuyết liên quan đến công nghệ; và lý thuyết liên quan đến cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.23 KB, 24 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Bài tập Kinh tế Quốc tế

CÁC LÝ THUYẾT MỚI VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Các hoạt động kinh tế quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, thực tiễn đã cho thấy nhiều
vấn đề mới đặt ra trong quan hệ kinh tế mà các lý thuyết truyền thống chưa giải thích
được. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc xây dựng các lý thuyết kinh tế quốc
tế mới để giải thích đầy đủ hơn các khía cạnh đa dạng và thường xuyên biến đổi của lĩnh
vực kinh tế quốc tế. Các lý thuyết mới này có cách tiếp cận khác với các lý thuyết truyền
thống trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Các lý thuyết truyền thống thường coi các chủ thể
tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế là các quốc gia chứ không phải các doanh
nghiệp mà trên thực tế tình hình diễn ra lại ngược lại. Hơn nữa, các lý thuyết truyền
thống về kinh tế quốc tế chủ yếu đề cập đến lĩnh vực thương mại, trong khi đó lĩnh vực
kinh tế quốc tế còn có cả lĩnh vực đầu tư, tài chính tiền tệ,di chuyển lao động, Do đó, có
thể xem các lý thuyết mới này đưa ra nhiều cách tiếp cận đa dạng hơn và ở phạm vi lớn
hơn so với các lý thuyết truyền thống, mặc dù cho đến này vẫn chưa có một lý thuyết nào
giải thích một cách đầy đủ mọi khía cạnh khác nhau của lĩnh vực kinh tế quốc tế.
I. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế
Kinh tế học hiện đại có nhiều lý thuyết mới về thương mại quốc tế nhưng có thể phân
thành 3 nhóm, căn cứ vào các cách tiếp cận của chúng: Lý thuyết dựa trên hiệu suất
theo qui mô; lý thuyết liên quan đến công nghệ; và lý thuyết liên quan đến cầu.
1.Thương mại dựa trên tính kinh tế theo qui mô
Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế theo tính kinh tế
theo qui mô. Đó là sản xuất được coi có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn.
Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra( sản lượng)
với tỷ lệ cao hơn. Lưu ý rằng các mô hình thương mại truyền thống như: H – O và
Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu suất không đổi theo qui mô. Trong trường hợp hiệu
suất tăng dần thì đường giới hạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía
gốc tọa độ, và khi đó chi phí cơ hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các
nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi.


Hình 1 minh họa cho thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo qui mô. Giả sử
hai nước là Nhật Bản và Mỹ giống nhau về mọi khía cạnh ( công nghệ sản xuất, mức độ
trang bị các yếu tố, sở thích). Giả thiết này loại trừ khả năng giải thích thương mại hình
thành giữa hai nước bằng lý thuyết H – O. Cả hai nước đều sản xuất hai mặt hàng là tàu
thủy và máy bay. Do giống nhau cho nên hai nước có cùng một đường giới hạn khả năng
sản xuất là UV và các đường bàng quan I
1,
I
2,
I
3.
Hình 1 – Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô.
Tàu
I
2
U
S
M
Máy bay
Khi chưa có thương mại, hai nước có chung điểm cân bằng, tức cùng sản xuất và
tiêu dùng tại điểm E, nơi đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan
I
1.
Mức giá hàng hóa tương quan giữa hai nước cũng bằng nhau và được biểu thị bằng độ
dốc của đường giá cả chung ST.
Khi có thương mại, Nhật Bản thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất
tàu thủy, cụ thể tại điểm sản xuất mới là U. Còn Mỹ thì chuyên môn hóa hoàn toàn việc
sản xuất máy bay, tại điểm sản xuất mới là V. Nhật Bản sẽ xuất khẩu RU (hoặc MK) tàu
thủy để đổi lấy RN( hoặc KV) máy bay của Mỹ: Hai tam giác thương mại URN và MKV
là bằng nhau. Cả hai nước đều có lợi do đạt tới các điểm tiêu dùng cao hơn.

Như vậy, mức giá hàng hóa tương quan giống nhau không cản trở việc hai nước
buôn bán một cách có lợi với nhau. Lưu ý là trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất
theo qui mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có
thương mại, và mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn nhưng với hướng chuyên
môn hóa là không xác định. Những điểm này cho thấy sự khác biệt giữa thương mại dựa
trên hiệu suất theo qui mô và thương mại dựa trên lợi thế so sánh.
2. Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ
Trong các lý thuyết thương mại trước đây, yếu tố công nghệ chưa được xét đến. Ở
lý thuyết của Adam Smith và Ricardo: thương mại hình thành trên cơ sở có sự khác biệt
về năng suất lao động giữa các quốc gia (chỉ đề cập đến vấn đề lao động). Còn lý thuyết
H - O là một mô hình thương mại tĩnh, quyết định thương mại dựa trên tương quan sử
R
E
N
T K V
0
dụng các yếu tố sản xuất của quốc gia (lao động và vốn) với công nghệ được giả định là
giống nhau giữa các quốc gia.
Trên thực tế, quy mô và trình độ sản xuất của mỗi quốc gia là khác nhau, điều này
cơ bản phụ thuộc vào trình độ phát triển công nghệ của mỗi quốc gia. Như các bạn đã
biết, Nhật Bản vốn là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt
quệ trong chiến tranh, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển
cao độ (1955-1973) khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Những mặt hàng xuất khẩu
chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và
hóa chất. Vậy bí quyết cho sự phát triển thần kì của Nhật Bản là gì ? câu trả lời chính là
các chính sách phát triển phù hợp, đặc biệt là " nghiên cứu và phát triển công nghệ"
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần 3 (1913-1950) đã làm
xuất hiện và phát triển nhanh chóng các ngành năng lượng hạt nhân, hóa dầu, công nghệ
tin học, sinh học, làm gia tăng đầu tư và buôn bán quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của

nền kinh tế thế giới về cơ sở vật chất- kĩ thuật lên một tầm cao mới. Với tiền đề này, các
lý thuyết thương mại liên quan đến công nghệ ra đời. Về thực chất, các lý thuyết này
cũng theo đuổi cách tiếp cận chủ yếu của lý thuyết Ricardo, nhưng điểm khác biệt ở chỗ :
có sự khác biệt về công nghệ sản xuất ở các quốc gia và sự khác biệt này không phải là
yếu tố tĩnh tồn tại mãi mãi mà là 1 hiện tượng tạm thời và gắn liền với 1 quá trình động,
liên tục phát triển.
2.1 Lý thuyết về khoảng cách công nghệ.(Technology - gap theory)
• Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được nhà kinh tế Posner đưa ra vào năm 1961.
Nó dựa trên ý tưởng cho rằng công nghệ luôn thay đổi dưới hình thức các phát minh
sáng chế mới và điều này có tác động đến xuất khẩu của quốc gia.
• Quá trình tác động của như sau:
- Phát minh mới ra đời => sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà quốc
gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời
- Ban đầu, hãng phát minh ra sản phẩm giữ vị trí độc quyền và sản phẩm được tiêu
thụ trong thị trường nội địa. Sau 1 thời gian, xuất hiện nhu cầu từ phía nước ngoài
và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu
- Dần dần có sự bắt chước công nghệ, sản phẩm được sản xuất ngay ở nước ngoài
=>Khi đó xuất hiện lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm này tại các quốc gia
- Khi mà sản phẩm này được nước ngoài sản xuất có hiệu quả hơn thì lợi thế so
sánh thuộc về nước ngoài. Quốc gia phát minh không xuất khẩu sản phẩm này nữa
mà phát minh 1 sản phẩm mới khác để quá trình mô tả ở trên được lặp lại.
Lưu ý: trong mô hình khoảng cách công nghệ, sản phẩm chỉ được xuất khẩu nếu như thời
gian cần thiết để sản phẩm bị bắt chước ở nước ngoài dài hơn thời gian xuất hiện nhu
cầu về sản phẩm từ thị trường nước ngoài.
• Lý thuyết trên có thể giải thích cho 2 dạng thương mại:
- Thứ nhất: nếu như cả 2 quốc gia có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể
hình thành quan hệ thương mại. Vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó là
1 quá trình ngẫu nhiên, vai trò tiên phong của 1 nước trong 1 lĩnh vực nào đó sẽ
được đối lại bởi vai trò tiên phong của nước kia trong lĩnh vực khác. Dạng thương
mại này thường diễn ra giữa các nước công nghiệp phát triển như Nhật -Mỹ, từng

diễn ra trong thời kì hoàng kim của cộng đồng các nước châu Âu (EU)
- Thứ hai: quan hệ thương mại hình thành khi 1 nước tỏ ra năng động về mặt công
nghệ hơn nước kia. Khi đó, nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới
công nghệ phức tạp hơn để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ 2.
Dần dần, các mặt hàng mới này lại trở nên chuẩn hóa, nhưng với tính ưu việt về
công nghệ cho nên nước thứ nhất lại cho ra đời các sản phẩm mới khác. Mặt khác,
các nước kém năng động hơn vẫn mắc lại ở mức độ năng động công nghệ thấp.
Dạng thương mại này thường diễn ra giữa 1 nước công nghiệp phát triển với nước
chậm phát triển hơn như Nhật - Việt Nam
• Các yếu tố quyết định vai trò tiên phong của 1 nước trong lĩnh vực công nghệ:
- Thể chế: công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của 1 nước cần được khuyến
khích bởi những bộ luật thích hợp về phát minh sáng chế, bản quyền và thuế.
- Nguồn lực thích hợp cho công tác nghiên cứu phát triển: đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao như các nhà khoa học và kỹ sư và không thể thiếu nguồn vốn
dồi dào
- Tồn tại thị trường thích hợp với sản phẩm mới: do các sản phẩm mới thường được
sản xuất với chi phí rất cao trong giai đoạn đầu nên cần phải có 1 thị trường quy
mô lớn và sức mua cao cho sản phẩm.
Những yếu tố cơ bản trên cho thấy rằng các phát minh sáng chế thường ra đời ở các
nước giàu có và phát triển.
• Đánh giá lý thuyết:
Ưu điểm
- Đề cao vấn đề công nghệ - 1 vấn đề
chìa khóa trong sự phát triển bùng nổ của
nền kinh tế thế giới
- Giải thích được sự tác động của công
nghệ đến thương mại quốc tế
- Giải thích quá trình thương mại liên
quan đến các quốc gia giàu có, có lợi thế
công nghệ phát triển

- Chỉ ra rằng lợi thế so sánh có thể thay
đổi theo từng giai đoạn, dẫn đến sự thay
đổi cơ cấu sản xuất của các quốc gia.
Nhược điểm
- Phát minh ra đời ở nước nào thì chỉ có
nước ấy có lợi thế sản xuất trong 1 thời
gian dài, bỏ qua sự chuyển giao công
nghệ
- Chưa giải thích được sự trao đổi quốc
tế giữa các quốc gia không có lợi thế
công nghệ
- Các nước không phát minh ra công
nghệ mới hay là nước kém năng động về
công nghệ tỏ ra yếu thế, chịu thiệt hơn
trong thương mại quốc tế.
2.2. Lý thuyết vòng đời sản phẩm: ( Product life-cycle theory)
Lý thuyết vòng đời sản phẩm (các đại diện là Vernon và Hirsch) cũng có những ý
nghĩa tương tư như lý thuyết về khoảng cách công nghệ.
Một sản phẩm mới được phát minh đầu tiên ở một nước có nền công nghệ hàng
đầu ví dụ như Mỹ, họ sản xuất sản phẩm này ban đầu để phục vụ cho thị trường nội địa
và sau đó xuất khẩu sang các nươc khác, họ là những người xuất khẩu ròng sản phẩm. Ở
giai đoạn sản phẩm trưởng thành và được tiêu chuẩn hóa thì sản phẩm đã được sản xuất
rộng rãi ở nhiều nước khác và sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với công nghệ sản xuất
sản phẩm đã được lan truyền và mô phỏng rộng rãi ở nhiều nước, lượng xuất khẩu ròng
của nước phát minh sản phẩm sẽ ngày càng giảm. Cuối cùng, việc sản xuất sản phẩm sẽ
được diễn ra ở các nước đang phát triển và xuất khẩu ngược trở lại các nước phát triển và
nước đã phát minh ra sản phẩm (thông qua quá trình đầu tư trực tiếp của các nước phát
triển vào các nước đang phát triển), nước phát minh ra sản phẩm cũng như các nước phát
triển khác trở thành những nước nhập khẩu ròng sản phẩm này.
Vernon và Hirsch lập luận rằng các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một hàng

hóa, sản phẩm sẽ thay đổi theo vòng đời của sản phẩm đó. Việc phát minh một sản phẩm
mới là một công việc tốn kém và nhiều rủi ro, cần những công nhân có trình độ chuyên
môn cao và có lẽ chỉ có những người có thu nhập cao mới có khả năng tiêu thụ nên việc
sản xuất sản phẩm trong giai đoạn đầu tập trung tại các nước giàu có, phát triển. Khi bản
XK nhân công
thân sản phẩm và qui trình sản xuất dần được chuẩn hóa, cũng như khi thời hạn của các
bằng phát minh sáng chế đã hết hiệu lực thì các nước khác cũng bắt đầu gia nhập thị
trường nếu họ có lợi thế trong việc sản xuất sản phẩm này so với nước sản xuất đầu tiên,
ví dụ về mặt chi phí sản xuất chẳng hạn. Khi công nghệ sản xuất đã được hoàn toàn
chuẩn hóa và có thể sử dụng lao động phổ thông thì chúng ta có thể trông đợi vào việc
địa điểm sản xuất sẽ được chuyển sang các nước đang phát triển là những nước có lợi thế
về nguồn nhân công rẻ, dồi dào.
3. Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu:
3.1. Sự phân hóa sản phẩm và thương mại nội bộ ngành:
Thương mại nội bộ ngành là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản
phẩm về cơ bản là giống nhau, nói cách khác là các sản phẩm phân hóa. Ví dụ: Nhật Bản
xuất xe Toyota sang Mĩ đồng thời nhập xe Ford từ Mĩ về.
Sự phân hóa sản phẩm là sự thể hiện tính đa dạng của nhu cầu đối với các sản
phẩm. Có hai cách tiếp cận trong việc giải thích sự đa dạng của nhu cầu sẽ tạo ra thương
mại quốc tế:
- Cách thứ nhất cho rằng các dạng biến tướng khác nhau của cùng một loại sản
phẩm đòi hỏi tỷ lệ các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra chúng cũng khác nhau. Khi
đó, theo lý thuyết H-O, mỗi quốc gia sẽ sản xuất dạng sản phẩm nào phù hợp nhất với
mức độ trang bị các yếu tố sản xuất của quốc gia đó. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không
lý giải được mức tăng trưởng nhanh chóng của thương mại nội bộ ngành.
- Cách thứ hai gắn liền sự phân hóa sản phẩm với hiệu suất tăng dần theo quy mô.
Cách thức hiệu quả nhất để cung cấp các dạng biến tướng của các sản phẩm là thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất từng dạng biến tướng sau đó tiến hành trao đổi. Cách tiếp cận
này dựa trên hai giả thuyết quan trọng:
+ Tồn tại nhu cầu đối với các dạng biến tướng khác nhau của các sản phẩm.

+ Nhu cầu đó không thể được thỏa mãn một cách tốt nhất trong phạm vi thị
trường nội địa vì tính kinh tế theo quy mô.
t
0
t
1
t
2
t
3
t
4
Nước phát minh
Các nước phát triển
Các nước kém phát triển
t
Như vậy lợi ích do thương mại nội bộ ngành đối với các sản phẩm phân hóa đem lại bao
gồm khả năng đa dạng hóa diện mặt hàng mà người tiêu dùng có thể tiếp cận, và việc
giảm bớt chi phí và giá cả của hàng hóa sản xuất ra nhờ hiệu suất tăng dần theo quy mô.
3.2. Giả thuyết Linder:
Năm 1961, nhà kinh tế học người Thụy Điển Linder đã đưa ra giả thuyết cho rằng
yếu tố quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế nội bộ ngành là mức thu nhập bình quân
đầu người. Thông thường thì các sản phẩm sản xuất trong nước có khả năng cạnh tranh
cao trên thị trường nội địa vì đây là thị trường quan trọng với họ, và hơn nữa khi sản xuất
trong nước họ không phải chi trả cước phí vận chuyển và thuế quan. Để tối đa hóa lợi
nhuận, các nhà sản xuất nội địa sẽ chọn sản xuất những dạng sản phẩm có thị phần lớn
nhất, và như vậy đáp ứng của nhà tiêu dùng trong nước.
Ban đầu thì sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước.
Đến một thời điểm nhất định nhu cầu đối với sản phẩm đó từ thị trường bên ngoài sẽ xuất
hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu sẽ là những quốc gia nơi

có sở thích và mức thu nhập tương tự như quốc gia xuất khẩu. Mức thu nhập giữa các
quốc gia càng giống nhau thì càng có nhiều cơ hội để mở rộng thương mại nội bộ ngành
giữa các quốc gia đó với nhau.
Giả thuyết Linder chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm chế biến. Còn thương
mại hàng nguyên vật liệu và hàng thô thì chủ yếu do mức độ trang bị các yếu tố sản xuất
quyết định, theo như kết luận của lý thuyết H-O. Một trong những kết luận của giả
thuyết Linder là thương mại quốc tế hàng chế biến chủ yếu được thực hiện giữa các nước
có mức thu nhập bình quân giống nhau. Điều này lý giải tại sao phần lớn thương mại
quốc tế lại mang tính chất nội bộ ngành và được tiến hành giữa các nước công nghiệp
phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế có thể kể ra nhiều trường hợp ngoại lệ đối với giả
thuyết nói trên. VD: những nước không theo đạo thiên chúa như Nhật Bản và Hàn Quốc
lại là những nước xuất khẩu cây thông Noel nhân tạo( mặt hàng không có thị trường
trong nước).
II. Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow.
1. Nội dung
Lý thuyết này do nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư Walter William Rostow đưa
ra. Lý thuyết được trình bày trong cuốn “ các giai đoạn tăng trưởng kinh tế” (the stages of
Economic Growth – 1961) nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của mỗi
quốc gia. Theo Rostow quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia làm 5 giai
đoạn và ứng với mỗi một giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành đặc trưng thế hiện bản chất
phát triển của giai đoạn ấy. Cụ thể từng giai đoạn phát triển được phân tích như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn xã hội truyền thống.
- đặc trưng của giai đoạn này là: sản xuất nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong
nền kinh tế, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm từ 80-85% trong tổng
số lực lượng của toàn xã hội. Năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu
bằng công cụ thủ công. Tích lũy gần như là con số 0. Hoạt động chung của xã
hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp.
- Tuy vậy, xã hội truyền thống cũng không hoàn toàn tĩnh tại, mức sản lượng có
thể vẫn tăng lien tục do diện tích đất canh tác được mở rộng, hoặc do áp dụng
những cải tiến trong sản xuất như xây dựng hệ thống thủy lợi hay áp dụng

giống cây trồng mới.
- Song nhìn chung, nền kinh tế vẫn không có sự biến đổi mạnh. Cơ cấu ngành
kinh tế trong thời kì này là cơ cấu nông nghiệp thuần túy.
Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị cất cánh.
Đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh, với những
nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để cất cánh. Những điều
kiện đó là:
- Những hiểu biết về khoa học kỹ thuật bắt đầu được áp dụng vào sản xuất trong
cả nông nghiệp và công nghiệp
- Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với những yêu cầu mới
của sự phát triển.
- Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời
của các tổ chức huy động vốn.
- Giao lưu hàng hóa trong và ngoai nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động
trong ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
Tuy vậy, tất cả những hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của
một nền kinh tế với những đặc trưng truyền thống, năng suất thấp. Cơ cấu ngành
kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông- công nghiệp.
Giai đoạn 3: Giai đoạn cất cánh.
Đây là giai đoạn trung tâm của sự phân tích các giai đoạn phát triển của
Rostow. Theo ông thì giai đoạn cất cánh diễn ra trong khoảng thờigian từ 20 đến
30 năm.
Cất cánh là giai đoạn mà đất nước bắt đầu phát triển hiện đại và ổn định,
lực cản của xã hội truyền thống và các thế lực chống đồi sự phát triển bị đẩy lùi,
các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng
thống trị xã hội.
Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là:
- Huy động được nguồn vốn đầu tư càn thiết, tỷ lệ tiết kiêm tăng lên ít nhất phải
chiềm 10 % trong thu nhập quốc dân thuần túy. Ngoài vốn đầu tư trong nước,
nguồn vốn đàu tư nươc ngoài dóng vai trò quan trọng.

- Khoa học – Kỹ thuật tác động mạnh vào cả nông nghiệp và công nghiệp. Công
nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn,
lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, sản xuất mở rộng thu hút công
nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị và lĩnh vực dich vụ
- Khu vực nông nghiệp được áp dụng kỹ thuật mới và được thương mại hóa tạo
ra sự thay đổi trong nhận thức và lối sống của người nông dân.
- Hệ thống hỗ trợ tăng trưởng phải được chú trọng phát triển. Hệ thống ngân
hàng, các thị trường vốn và hệ thống dịch vu phát triển. Năng lực kinh doanh tư
nhân sẽ được xem xét như một chuẩn mực để đánh giá mức độ tăng trưởng.
Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này: công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ.
Giai đoạn 4: Giai đoạn trưởng thành.
Theo Rostow giai đoạn trưởng thành kéo dài tới 60 năm. Đặc trưng cơ bản
của giai đoạn này là:
- Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, cao tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy.
- Khoa học- kỹ thuật mới được áp dụng trên toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế.
- Nhiều ngành công nghiệp mới hiện địa phát triển.
- Nông nghiệp được cơ giới hóa, đạt được năng suất lao động cao.
- Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hòa dòng
vào thị trường quốc tế.
Cơ cấu ngành KT trong giai đoạn này: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.
Giai đoạn 5: giai đọan tiêu dùng cao.
Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản về kinh tế:
- Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự
gia tăng nhu cầu tiêu dung hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp.
- Thứ hai, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao
động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao.
Về mặt xã hội, các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội nhằm tạo ra nhu
cầu cao về hàng hóa tiêu dung lâu bền và các dịch vụ xã hội của nhóm dân cư.
Theo Rostow đây là giai đoạn dài nhất, và ông cho rằng người Mỹ cần khoảng 100
năm đẻ chuyển từ giai đoạn trưởng thành tới mức cuối cùng này. Và cơ cấu ngành

trong giai đoạn này có dạng dịch vụ- công nghiệp.
Câu hỏi: Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nào?
2. Đánh giá
• Ưu điểm:
- Lý thuyết nay có ý nghĩa lớn trong việc xác định trình độ phát triển của mỗi
quốc gia trong từng giai đoạn
- Lý thuyết này gợi ý về sự thúc đẩy hoàn thành những tiền đề cần thiêt nào đó
trong sự phát triển của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn
• Nhược điểm:
- Lý thuyết Rostow bị phê phán là quá tham vọng do nó cố mô tả một cách đầy
đủ lô trình kinh tế của mỗi quốc gia. Chẳng hạn nhiều nước phát triển bộc lộ
tính hai mặt là tình trạng công nghệ lac hậu được sử dụng trong một số ngành
công nghiệp và các phương pháp sản xuất thủ công vẫn còn tiếp tục duy trì
trong một số ngành công nghiệp khác.
- Tương tự các con số thực tế đã chỉ ra rằng không có thời kì tăng trưởng từ 20
đến 30 năm
- Mô hình cất cánh có tính chất quá đột ngột trong khi chính các nước như: Anh,
Đức, Thụy Điển và Nhật Bản lại là những nước theo đuổi mô hình tăng trưởng
chậm, ổn định.
- Cách tiếp cận của lý thuyết không lấy đặc thù của mỗi nước làm điểm xuất
phát.
- Lý thuyết của Rostow chỉ nghiên cứu sự tăng trưởng chứ chưa di sâu vào
nghiên cứu phát triển kinh tế, trong khi phát triển kinh tế mới là điều mà các
quốc gia hướng tới.
III. Lý thuyết vòng luẩn quẩn
Chúng ta biết rằng 4 nhân tố cơ bản trong quá trình tăng trưởng và phát triển của 1
quốc gia là : nhân lực, tài nguyên, tư sản, kĩ thuật. Trong điều kiện cụ thể của các quốc
gia nghèo thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm & chất lượng thấp.
+Về nhân lực: Ở các nước nghèo, thu nhấp thấp, mức sống thấp Lao động tập
trung quá nhiều ở trong ngành nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao.


+Về tài nguyên: Ở các nước nghèo, tài nguyên rải rác ở nhiều nơi,khả năng phát
huy được hiệu quả KT của tài nguyên là thấp
+Về tư bản: Nhìn chung, các nước nghèo ít tư bản. Muốn có tăng trưởng thì phải
có đầu tư, muốn có đầu tư phải có tư bản. Để đáp ứng những nhu cầu về vốn đầu
tư thì trước đây các nước nghèo thường đi vay. Nhưng trong đk hiện tại thì hầu hết
các nước nghèo đều là những con nợ khổng lồ, khả năng vay vốn là khó khăn.
+Về kĩ thuật: Tại các nước nghèo thì lạc hậu về kĩ thuật, kĩ thuật vẫn còn thô sơ và
đơn giản.
1, Nội dung
Lý thuyết vòng luẩn quẩn giải thích nguyên nhân của tình trạng nghèo đói ở các
nước đang phát triển là nơi đang đối mặt với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Theo lý
thuyết này, nguyên nhân của tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển nằm ngay
trong sự tương tác giữa cung và cầu trong vòng tròn khép kín cung - cầu của nền kinh tế
của chúng.
• Thứ nhất, về phía cung
Tại các nước đang phát triển, mức sống nói chung là rất thấp đối với đại đa số dân
chúng. Với thu nhập như vậy, nó chỉ đáp ứng đủ một phần nhu cầu tiêu dùng của con
người. Ta biết là để có nguồn vốn tích luỹ cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng khó khăn ở
chỗ, đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập thấp, việc giảm
tiêu dùng là rất khó khăn nên việc tiết kiệm bị hạn chế. Và tỷ lệ tiết kiệm thấp là trở ngại
lớn cho việc hình thành các nguồn vốn đầu tư =>vốn đầu tư thấp.
Hơn nữa, tại các nước đang phát triển, kỹ thuật sản xuất là thủ công, lạc hậu lại
thiếu vốn đầu tư nên dẫn tới năng suất tính trên đầu người thấp. Hậu quả là năng suất
thấp khó có thể cải thiện được mức thu nhập => thu nhập vẫn thấp => tỷ lệ tích luỹ thấp
=> vốn đầu tư thấp => năng suất thấp.
Đó chính là một vòng luẩn quẩn.




Sơ đồ: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Năng suất
thấp
Tiết kiệm
thấp
Thu nhập
thấp
Tiêu dùng
thấp
Vốn đầu tư
thấp
• Thứ hai,về phía cầu
Do thu nhập quá thấp => tiêu dùng thấp = > cầu về hàng hoá của người dân cũng
thấp => không hấp dẫn những nhà đầu tư có tiềm năng + việc thiếu nguồn vốn đầu tư = >
năng suất thấp = > thu nhập thấp sẽ diễn ra.
Như vậy, một nước nghèo là do nó quá nghèo không thể tạo ra thị trường cho các
hoạt động đầu tư lớn để vượt qua được tình trạng đói nghèo
2.Đánh giá
a,Ưu điểm:
- Lý thuyết này đã cho ta thấy thực tế rằng dân cư của các nước kém phát
triển thường rơi vào tình trạng nghèo đói và ở các nước kém phát triển thì
tỷ lệ tiết kiệm là thấp.
b, Nhược điểm:
- Sai lầm của quan điểm này là xem xét tiềm năng tiết kiệm ở các nước kém
phát triển theo mức sống ở các nước phát triển. Ở những nước kém phát
triển thì tiềm năng tiết kiệm sẽ thấp hơn các nước phát triển, điều đó không
có nghĩa là tỷ lệ tiết kiệm của các nước kém phát triển thấp. Ví dụ như các
tầng lớp có thu nhập cao vẫn có thể tăng được tỉ lệ tiết kiệm của mình.
- Phần tiết kiệm cá nhân thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng mức tiết
kiệm ở các nước kém phát triển, trong khi đó các khoản tiết kiệm của các

doanh nghiệp, tiết kiệm của chính phủ là các nguồn tiết kiệm khác không
thể bỏ qua. Hơn nữa, các nước nghèo có thể vay vốn của nước ngoài để đầu
tư phát triển thì vốn đầu tư của nước này sẽ tăng.
Ví dụ: Việt Nam để tăng đầu tư và phát triển kinh tế cần một số vốn rất lớn
trong khi nguồn vốn trong nước lại không đủ. Việt Nam đã đi vay nước
ngoài và đã có đủ vốn để đầu tư,
- Ngoài ra, việc coi các thị trường ở các nước đang phát triển là những thị
trường không hấp dẫn các nhà đầu tư là không hoàn toàn hợp lí vì chính các
thị trường này lại rất thuận lợi cho việc gia nhập của các doanh nghiệp vào
thị trường (chi phí gia nhập thấp,cạnh tranh không quá gay gắt và chính phủ
thường có những ưu đãi).
Ví dụ : Việt Nam là một nước đang phát triển, còn nghèo và lạc hậu nhưng
lại rất hấp dẫn đối với việc đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng
như nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ Tính đến cuối tháng 8 năm 2008, Nhật
Bản có 1019 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn
đầu tư đăng ký 16,9 tỷ USD, đứng thứ 2/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có
đầu tư tại Việt Nam, sau Đài Loan. Tuy nhiên lại đứng đầu về vốn đầu tư
thực hiện, đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện của Nhật Bản tại Việt Nam là
5,2 tỷ USD, bằng 30,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt
Nam.
=> Điều này chứng tỏ rằng các nước kém phát triển rất thu hút các nhà đầu
tư.
IV. Lý thuyết về cú huých lớn từ bên ngoài:
Trong khi Rostow cố gắng làm rõ lý thuyết phát triển kinh tế của mình thì cuộc
tranh luận chính sách kinh tế ở giữa những năm 1950 – 1960 lại hướng vào vấn đề nên
tập trung phát triển vào tất cả các khu vực kinh tế trong nước hay chỉ tập trung vào các
khu vực chủ đạo của nền kinh tế như khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp hay khu
vực dịch vụ.
Trong cuộc tranh luận kinh tế vĩ mô đó, quan điểm về một sự phát triển toàn diện
và cân bằng của Ragnar Nurkse thể hiện qua lý thuyết “Cú huých lớn từ bên ngoài” (Big

Push Theory) là một lý thuyết quan trọng và rất đáng chú ý.

1. Tiểu sử nhà kinh tế Ragnar Nurkse:
Ragnar Nurkse (1907-1959) sinh ra Estonia, đầu những năm 1930 ông cùng gia
đình đến nhập cư tại Canada, từ năm 1945 ông chuyển tới Hoa Kỳ làm việc và giảng dạy
tại Đại học Columbia thuộc thành phố Newyork.
Nurkse là một trong những học giả hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế quốc tế, tài
chính quốc tế và kinh tế phát triển. Ông đã có nhiều năm làm việc trong các lĩnh vực kinh
tế - tài chính với tư cách cố vấn cho Chính phủ, cũng như đảm nhiệm các vị trí quan
trọng trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế.
Cống hiến quan trọng của Ragnar Nurkse cho kinh tế học đó là các lý thuyết về sự
phát triển cân bằng (Balanced Growth), đồng thời ông cũng phát triển học thuyết
Rostenstein-Rodan để xây dựng lên lý thuyết cú huých lớn từ bên ngoài (Big Push) nhấn
mạnh đến vai trò của vốn và tích lũy tư bản với phát triển kinh tế.
2. Tư tưởng cơ bản:
• Những quan điểm xuất phát làm nền tảng để phát triển các lý thuyết của Ragnar
Nurkse:
- Cái nhìn bi quan về xuất khẩu: xuất khẩu không phải là yếu tố lâu dài để phát
triển kinh tế.
- Quá trình gia tăng với khối lượng lớn của công nghệ mới, máy móc, sự cải tiến
trong quá trình sản xuất chính là chìa khóa cho phát triển kinh tế.
- Muốn đạt được điều đó cần phải công nghiệp hóa trên phạm vi quốc gia. Thực
hiện những khoản đầu tư có quy mô trong công nghiệp (ví dụ: mở rộng tổng
cung) sẽ tạo ra quy mô lớn về tổng cầu (cung mới tạo cầu mới, cầu mới sẽ lại
tạo ra cung mới) từ đó dẫn tới sự phát triển cân bằng (Balanced Growth).
• Nội dung lý thuyết:
- Theo Ragnar Nurkse: Mọi cố gắng phát triển kinh tế nên nhằm vào mục tiêu sử
dụng đồng bộ các nguồn vốn để mở rộng tất cả các ngành công nghiệp và phát
triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Ông cho rằng chỉ có nỗ lực tổng thể thống
nhất như vậy mới đẩy các nước đang phát triển ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của

sự nghèo khổ do giới hạn về nguồn cung về vốn vì tỷ lệ tiết kiệm thấp.
- Nguồn vốn phục vụ cho các khoản đầu tư này không thể tạo ra một cách từ từ,
chúng phải được tạo ra cùng một lúc vì cần phải có một động lực đủ lớn để
vượt qua những trở ngại đối với sự phát triển kinh tế chẳng hạn như những trở
ngại do thiếu cơ sở vật chất hạ tầng.
→ Từ đó ông cho rằng các nguồn lực trong nền kinh tế cần được phân phối vào tất
cả các khu vực công nghiệp và phát triển hạ tầng cơ sở (cách tiếp cận cân bằng) nhằm tạo
ra một cú huých lớn. Điều này cũng tương tự như một chiếc xe bị sa lầy, nó không thể
vượt qua khỏi vũng lầy nếu chỉ nhận được các lực tác động để kéo nó ra khỏi vũng lầy
một cách từ từ. Nó cần có một cú huých đủ mạnh!
3. Đánh giá lý thuyết:
• Lý thuyết phát triển cân bằng nhằm tạo ra cú huých lớn bị phê phán trên một số
phương diện:
- Lý thuyết này cho rằng cần sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào tất cả các ngành
công nghiệp của cả nước tuy nhiên ý tưởng này bị phê phán do nó bỏ qua quan
điểm kinh tế về lợi ích chung xuất phát từ quá trình chuyên môn hóa trong quá
trình phát triển kinh tế.
- Tính phi thực tế: Lý thuyết này yêu cầu một quốc gia phải có đủ nguồn lực để
đầu tư vào tất cả các ngành của nền kinh tế cùng một lúc, đây là điều khó xảy
ra.
- Giả định tất cả các quốc gia đều bắt đầu từ con số 0 trong khi trên thực tế các
nền kinh tế của chúng ta có thể có một số thế mạnh về lịch sử hoặc tiềm lực
đầu tư nhất định.
- Thực tiễn phát triển kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới tạo ra mối hoài nghi
lớn với lý thuyết của Ragnar Nurkse, điển hình là việc một số quốc gia đã có
những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế vào những năm 1960 và những
năm 1970 mà không cần có sự cố gắng đồng bộ trong việc đầu tư vào tất cả các
khu vực như lý thuyết phát triển cân bằng đã đề nghị.
• Tuy còn nhược điểm trên nhiều khía cạnh nhưng lý thuyết phát triển cân bằng và
cú huých lớn từ bên ngoài đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng hệ thống các lý

thuyết trong kinh tế phát triển.
Lý thuyết của Nurkse đã nhìn thấy và nhấn mạnh đến vai trò của đầu tư trong tăng
trưởng kinh tế, mặt khác việc đặt vấn đề đầu tư toàn diện cho khu vực công nghiệp
được xem như gợi ý quan trọng, là một phần ý tưởng trong mô hình 2 khu vực mà
Arthur Lewis phát triển sau đó ít lâu.
Tổng kết
Từ những lý thuyết thương mại quốc tế ban đầu của Adam Smith và David
Ricardo cho đến sự phát triển học thuyết thương mại dựa trên tỷ lệ các yếu tố sản
xuất của Heckscher - Ohlin, kinh tế học quốc tế đã có một bước phát triển khá dài
và bền vững. Những kiến thức về cơ chế vận hành của các quan hệ kinh tế quốc tế
cho phép các quốc gia lựa chọn con đường phát triển phù hợp nhất với tiềm lực
sẵn có của quốc gia mình. Tuy nhiên, khi thương mại càng phát triển, nhiều hiện
tượng và vấn đề mới đã đặt ra cho các nhà kinh tế nhiều nghi vấn, sự cần thiết phải
phát triển những lý thuyết kinh tế quốc tế mới rõ rang đang trở nên vô cùng cấp
thiết.
Bước sang những năm giữa thế kỷ XX nhiều lý thuyết mới về kinh tế quốc tế
đã ra đời. Chúng ta đã đề cập tới một số lý thuyết quan trọng:
o Lý thuyết thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô
o Lý thuyết thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ
o Các lý thuyết thương mại liên quan đến yếu tố cầu.
o Lý thuyết các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow
o Lý thuyết vòng luẩn quẩn
o Lý thuyết cú huých lớn từ bên ngoài
Những lý thuyết này đã thể hiện một cách tiếp cận hoàn toàn mới so với cách tiếp
cận truyền thống và là điểm sáng của kinh tế học đương thời. Tuy có những bước
phát triển đáng ghi nhận như vậy nhưng có thể thấy các lý thuyết trên vẫn thiếu
cách giải thích bản chất của các mối quan hệ kinh tế quốc tế một cách tổng quát
với tư cách là một thực thể kinh tế thống nhất. Đó cũng chính là điều kiện cho các
lý thuyết hiện đại hơn ra đời và là sự bổ sung cho kinh tế học quốc tế trong giai
đoạn mới.

×