Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

luận văn marketing Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.26 KB, 72 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Em là Nguyễn Tiến Dũng, sinh viên lớp CQ47/08.04, khoa Tài chính
quốc tế, Học viện Tài chính. Trong thời gian đi thực tập tại Phòng Kinh tế Đối
ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, em đã lựa chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình” cho luận văn tốt nghiệp của
mình. Em xin cam đoan bản luận văn là công trình độc lập của em, các tư liệu,
tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sự tin cậy.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Dũng
1.1
2
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
CG Cosultant Grups
Hội nghị nhóm tư vấn các nhà
tài trợ
DAC
Development Assistance
Committee
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển
DANIDA
Danish International
Development Agency
Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc
tế Đan Mạch


ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
EDCF
Economic Development
Coporation
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn
Quốc
FDI Foreign Direct Investmant Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IBRD
International Bank for
Reconstruction and Development
Ngân hàng thế giới về Tái thiết
và Phát triển
IMF International Monetary Fund Quỹ tiển tệ quốc tế
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Offical Development Assistance Hỗ trợ Phát triển chính thức
OECD
Oganination for Economic
Coporation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
WB World Bank Ngân hàng thế giới
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
19
Bảng 2.2 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 1994 –
2003
21
Bảng 2.3 Tình hình cam kết, ký kết và ngiaỉ ngân vốn ODA từ 2006

- 2012
22
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007 –
2012
24
Bảng 3.1 Hiệu ứng sử dụng ODA Tín dụng chuyên ngành (JBIC)
đối với khu vực nông thôn Ninh Bình
42
Hình 2.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 1994 –
2003
22
Hình 2.2 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA từ 2006 –
2012
24
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng Sông Hồng,
cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch
Bắc – Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh
Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế -
xã hội.
Trong những năm qua, Ninh Bình đã cố gắng cho sự phát triển kinh tế,
xã hội , với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững bằng việc thu hút đầu tư tất
cả các nguồn lực, trong đó phát huy tối đa nội lực với vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước, các nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp dân doanh, đến
kêu gọi thu hút đầu tư các nguồn lực bên ngoài như nguồn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA). Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức chiếm
một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Thực tế cho thấy, các

chương trình, dự án vốn ODA được triển khai đã và đang phát huy hiệu quả
sau đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương,
nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi
trường sinh thái, đáp ứng được mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, việc
quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội còn một số hạn
chế, như: Tỷ lệ vốn thực hiện so với cam kết chưa tương xứng, công tác
chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện dự án còn chậm, việc điều hành,
quản lý của các Ban quản lý dự án còn lung túng (nhất là các ban phân cấp ở
huyện). Những hạn chế trên dẫn đến việc sử dụng vốn ODA của tỉnh chưa
thật hiệu quả. Thách thức đặt ra đối với Ninh Bình hiện nay là phải tìm
những giải pháp thích hợp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu nguồn
vốn ODA.
6
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài “
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên
cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đính của đề tài
Thông qua hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về ODA, các tiêu chí đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
ODA tại tỉnh Ninh Bình, từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có liên quan đến hiệu quả sử
dụng ODA.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hiệu
quả sử dụng ODA thuộc các chương trình, dự án được triển khai tại địa bàn
tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác –Lênin, trong quá trình thực hiện luận văn đã áp dụng các
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh…Các phương pháp
này được sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt trong quá trình nghiên cứu nhằm
làm sáng tỏ hơn các kết luận đưa ra trong luận văn.
5. Bố cục luận văn
Khóa luận được trình bày 60 trang in. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết
cấu của đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1 – ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA
Chương 2 – Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình
Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh
Bình
Sau đây là nội dung chi tiết của các chương.
7
Chương 1
ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ODA
1.1.1 Xuất xứ, khái niệm của ODA
Tháng 4/1944, trước tình hình Đại chiến thế giới thứ hai sắp kết thúc, 44
nước đã tham gia Hội nghị tài chính quốc tế tại Bretton Wood, Mỹ. Hội nghị đã
quyết định thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM), Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển (IBRD). IBRD chính thức đi vào hoạt động ngày 25/6/1946, còn IFM là
tháng 3/1947. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1945, các nước Châu Âu đều bị
chiến tranh tàn phá. Riêng Mỹ ít bị thiệt hại, thậm chí còn phất lên nhờ chiến
tranh. GDP năm 1945 của Mỹ là 213,5 tỉ USD, bằng khoảng 48% GDP thế giới,
tăng gần 2 lần so với 125,8 tỉ USD năm 1942. Để giúp đỡ các Đồng minh Tây
Âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị, đồng thời ngăn chặn ảnh
hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã triển khai “ Kế hoạch
tái thiết châu Âu”, mà sau này được gọi là “ Kế hoạch Marshall”, thông qua
Ngân hàng thế giới, chủ yếu là IBRD. Thông qua kế hoạch này, Mỹ đã thực
hiện tài trợ ồ ạt, được ví là “những trận mưa dollar” khổng lồ cho Tây Âu với

tên gọi là Viện trợ Mỹ (USA Aid – USAID). Trong USAID gồm 2 phần, phần
viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay ưu đãi với thời hạn dài, lãi suất
thấp, song, viện trợ không hoàn lại là chủ yếu. Chỉ tính từ năm 1947 đến năm
1951, đã có 12 tỉ USD thuộc USAID được đổ xuống châu Âu.
Trong những năm 1950, để thực hiện cái gọi là “Ngăn chặn làn sóng cộng
sản lan tràn xuống phía Nam”, Mỹ viện trợ ồ ạt cho các nước đồng minh
phương Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và một số nước Đông Nam
Á… thông qua USAID lên tới khoảng 7 tỉ USD, được ví như là “ Kế hoạch
Marshall 2” .
Cuối năm 1960, Tổ chức các nước có nền kinh tế phát triển (OECD) được
thành lập, đồng thời thống nhất coi việc tài trợ giúp đỡ các nước đang phát triển
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như là một nghĩa vụ được
thực hiện thường xuyên của các nước phát triển. trên cơ sở đó, ủy ban hỗ trợ
phát triển chính thức (Development Assistance Comeete – DAC) được thành
lập và có nhiệm vụ huy động một phần thu nhập của các nước phát triển để tài
trợ cho các nước đang phát triển tương tư như USAID đã làm trước đây. Từ đó,
các chương trình tài trợ phát triển cho các quốc gia chính thức mang tên Hỗ trợ
phát triển chính thức (Offical Development Assistance – ODA) được thực hiện.
Từ những thập niên 1970, 1980 trở đi, ODA được chuyển qua thực hiện
bởi các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế, như WB, IMF, ADB… cùng với
các khoản tài trợ song phương của chính phủ các nước phát triển hoặc các nước
có điều kiện phát triển hơn.
Như vậy, Hỗ trợ phát triển chính thức là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài
chính chủ yếu là của chính phủ các nước phát triển, các tổ chức liên chính phủ
dành cho chính phủ các nước đang phát triển để thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội thông qua viện trợ quốc tế không hoàn lại và cho vay
ưu đãi.
Theo quy định của OECD, một khoản tài trợ quốc tế được gọi là ODA
khi có yếu tố không hoàn lại (mức cho không) đạt từ 25% trở lên.
1.1.2 Phân loại ODA

Có nhiều tiêu chí để phân loại ODA
1.1.2.1 Theo hình thức tài trợ
Viện trợ không hoàn lại: Là các khoản tài trợ mà người nhận không có
nghĩa vụ phải hoàn trả, yếu tố không hoàn lại là 100%.
Cho vay ưu đãi: Là các khoản cho vay nhưng phải đảm bảo yếu tố không
hoàn lại từ 25% trở lên.
Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần
cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng yếu tố không hoàn lại
phải từ 25% trở lên.
1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng
Hỗ trợ căn bản: Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
chính của chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường. Thông thường đây là các khoản cho vay ưu đãi.
Hỗ trợ kỹ thuật: Là các khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức,
chuyển giao công nghệ, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình,
dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Thông qua chúng là các khoản viện trợ
không hoàn lại.
1.1.2.3 Theo các điều kiện để được nhận tài trợ
ODA không ràng buộc: Là khoản tài trợ mà người nhận không phải chịu
bất cứ ràng buộc nào.
ODA có ràng buộc: Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó khi
nhận tài trợ, như ràng buộc người sử dụng, chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê
chuyên gia, thuê thầu,… theo chỉ định; ràng buộc theo mục đích sử dụng, chỉ
được sử dụng cho một số mục đích nhất định, hay đối tượng hưởng lợi nào đó
qua các chương trình, dự án.
ODA hỗn hợp: Có thể một phần có những ràng buộc, một phần không có
ràng buộc.
1.1.2.4 Theo hình thức thực hiện các khoản tài trợ
ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA nghĩa là ODA sẽ được
xác định cho các dự án cụ thể, có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ

không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi.
ODA hỗ trợ phi dự án: Khoản tài trợ không gắn với các dự án cụ thể, như
hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ,…
ODA hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho mục đích tổng quát
nào đó trong một thời gian nhất định, thường gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể
trong một chương trình dự án tổng thể. Hình thức này đặc biệt chú trọng từ
những năm 1990 và được áp dụng với các quốc gia đã sử dụng ODA có hiệu
quả.
1.1.2.5 Theo chủ thể tài trợ
ODA song phương: Là ODA của một chính phủ tài trợ trực tiếp cho một
chính phủ khác.
ODA đa phương: Là ODA của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức cùng đồng
thời tài trợ cho một chính phủ. Đó là ODA của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ toàn cầu và khu vực.
1.1.3 Vai trò của ODA
1.1.3.1 Đối với nước tài trợ
Việc cung cấp ODA của các nước, chủ yếu là các nước phát triển, đã giúp
họ đạt được nhiều mục đích quan trọng. Trong đó nổi bật là mục đích chính trị,
kinh tế và xã hội – nhân đạo.
 Mục đích chính trị
Các quốc gia đều muốn phát huy uy tín, ảnh hưởng, vị thế chính trị của
mình trên trường quốc tế nói chung và với từng quốc gia nói riêng; đồng thời,
cũng từ đó ngăn chặn hay giảm bớt ảnh hưởng chính trị của quốc gia khác. Để
đạt được mục đích này, có thể có nhiều cách, trong đó, việc tài trợ ODA là một
trong những cách hữu hiệu.
Nhờ có ODA mà một quốc gia có thể giúp đỡ một hoặc một số quốc gia
khác khác phục hậu quả do thiên tai, địch họa,… gây ra. Qua đó, các quốc gia
được giúp đỡ sẽ dễ dàng chập nhận quốc gia tài trợ là đồng minh tin cậy. Thực
tế đã chứng minh rất sinh động các quốc gia tài trợ nhanh chóng nâng cao vị thế
chính trị đối với các nước tiếp nhận, điển hình là Mỹ, Trung Quốc,…

 Mục đích kinh tế
Mặc dù việc tài trợ ODA không nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp,
kể cả khoản ODA cho vay có thu lãi, song đều là lãi suất ưu đãi (dưới 3%/năm),
nên phần lãi là không đáng kể và cũng không phải là mục đích theo đuổi của
nhà tài trợ. Tuy nhiên, nhờ có các khoản ODA mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến
khuôn khổ pháp lý, thể chế, năng lực quản lý của bộ máy nhà nước của các
nước nhận tài trợ đều được cải thiện, tạo cơ hội phát huy tiềm năng thế mạnh để
phát triển kinh tế của các quốc gia này, tạo điều kiện mở ra thị trường tốt cho
đầu tư và tiêu thụ hàng hóa của nước tài trợ.
 Mục đích xã hội – nhân văn
Hàng năm một lượng khá lớn ODA, trong đó phần lớn là ODA không
hoàn lại của các tổ chức quốc tế (như Liên Hợp quốc) cùng với một số nước
phát triển, điển hình là các nước Bắc Âu, được dành để tài trợ trực tiếp cho các
chương trình xã hội – nhân đạo, như chống đói nghèo, xóa nạn mù chữ, phòng
chống các dịch bệnh xã hội (HIV,H5N1,SARS,…), chống biến đổi khí hậu toàn
cầu,… Nhờ đó môi trường thiên nhiên ngày càng được hoàn thiện hơn, nhiều
dịch bệnh nguy hiểm đối với dân chúng trên toàn cầu được đẩy lùi.
1.1.3.2 Đối với nước nhận tài trợ
 Tác động tích cực
Nhận tài trợ ODA chủ yếu là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
Đối với các nước này, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau,
nền kinh tế ở mức phát triển thấp, đời sống của người dân phần lớn là khó khăn,
mặc dù đất nước có thể có những tiềm năng và thế mạnh nhất định. Cụ thể,
ODA đã giúp cho các nước tiếp nhận chúng trên nhiều khía cạnh sau đây:
Giúp khắc phục những khó khăn đột xuất do những thiên tai, địch họa.
Cung cấp lượng vốn lớn để phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của nền kinh tế.
Là nguồn lực quan trọng để thực hiện các chương trình xã hội nhân đạo,
như xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, phòng chống dịch bệch.
Giúp xây dựng, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý. Hỗ trợ đào tạo

nâng cao năng lực, trình độ quản lý,… của đội ngũ cán bộ.
 Tác động tiêu cực
ODA đối với các nước tiếp nhận nguồn lực rất hữu ích và đang phát huy
tích cực trên rất nhiều mặt. Tuy nhiên, nếu ODA không được quản lý và sử
dụng tốt sẽ phát sinh ra không ít các mặt trái, tiêu cực như tình trạng tham
nhũng, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả,… Đặc biệt, đối với khoản ODA
vay, có thể để lại gánh nặng nợ, thậm chí nguy cơ vỡ nợ quốc gia.
1.1.4 Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA
Quy trình thu hút, quản lý, sử dụng ODA là quá trình gặp gỡ giữa nhu
cầu cần tài trợ và khả năng tài trợ, cũng như quá trình hài hòa thủ tục giữa nhà
tài trợ và người nhận tài trợ để ODA đi vào thực tiễn. Quy trình bao gồm các
bước:
1.1.4.1 Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA (Thể
hiện nhu cầu ODA)
Chính phủ các nước đang và chậm phát triển trong từng thời kỳ (thông
thường là theo năm) tổng hợp các nhu cầu để lập Danh mục các chương trình,
dự án ưu tiên vận động ODA, kèm theo đề cương nêu rõ sự cần thiết, tính phù
hợp quy hoạch, mục tiêu, kết quả dự kiến, các hoạt động chủ yếu, thời hạn thực
hiện, dự kiến mức vốn ODA và vốn đối ứng, dự kiến cơ chế tài chính (cấp phát
từ NSNN; Cho vay lại từ NSNN; Một phần cấp phát, một phần cho vay lại), dự
báo tác động tới kinh tế - xã hội,… cho từng chương trình dự án cụ thể. Chính
phủ sẽ dự kiến phân bổ và vận động các nhà tài trợ ODA tại Hội nghị nhóm tư
vấn các nhà tài trợ (Consultant Grups – CG), hoặc thông qua các cơ quan đại
diện của nhà tài trợ, thông qua công bố trên các phương tiện thông tin chính
thức.
1.1.4.2 Vận động ODA
Đó là quá trình các cơ quan của chính phủ các nước nhận tài trợ liên hệ,
vận động các nhà tài trợ ODA. Các nhà tài trợ sẽ căn cứ vào khả năng tài trợ
ODA trong năm tài khóa và sự phù hợp của các chương trình, dự án để thông
báo cho các nước có nhu cầu về mức độ, các chương trình, dự án ODA có thể

được tài trợ thông qua hội nghị CG, văn bản chính thức hay Internet,
1.1.4.3 Đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA
Các chính phủ nước nhận tài trợ sẽ cử các quan chức có trách nhiệm đến
đàm phán và ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA có tính nguyên tắc đối với
nhà tài trợ. Nội dung gồm chiến lược, chính sách, khuôn khổ hợp tác, phương
hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA; danh mục các lĩnh vực, chương
trình, dự án, điều kiện khung và cam kết tài trợ ODA trong một năm hoặc nhiều
năm đối với các chương trình, dự án, những nguyên tác về thể chế và kế hoạch
quản lý các chương trình, dự án.
1.1.4.4 Thông báo Điều ước quốc tê khung về ODA
Chính phủ các nước sẽ thông báo cho các cơ quan chủ quản, các địa
phương có chương trình dự án về Điều ước quốc tế khung về ODA của từng
nhà tài trợ để các cơ quan, địa phương này chuẩn bị các văn kiện cần thiết.
1.1.4.5 Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA
Các cơ quan chủ quản, các địa phương đã được đồng ý tài trợ ODA sẽ
phải thành lập các Ban chuẩn bị chương trình, dự án ODA. Các văn kiện có liên
quan như: Cơ chế tài chính trong nước đối với sử dụng ODA; Vốn chuẩn bị cho
chương trình, dự án; Kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án; Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi chương trình, dự án; Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình,
dự án sử dụng vốn ODA
1.1.4.6 Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA
Các văn kiện chương trình, dự án ODA sẽ được các cơ quan có thẩm
quyền nhà nước nhận tài trợ thẩm định, phê duyệt để có căn cứ ký kết điều ước
quốc tế cụ thể với nhà tài trợ.
1.1.4.7 Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt Điều ước quốc tế cụ thể
về ODA
Các cơ quan của chính phủ nước nhận tài trợ sẽ thông báo kết quả phê
duyệt các chương trình dự án cho từng nhà tài trợ. Sau khi được nhà tài trợ
chấp nhận, các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ sẽ phối hợp chuẩn
bị các nội dung đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Sau đó, các cơ quan

được chính phủ ủy quyền sẽ đàm phán các Điều ước cụ thể về ODA. Khi kết
thúc đàm phán, chính phủ sẽ trực tiếp ký kết, hoặc quyết định người được ủy
quyển ký kết, hoặc trình người đứng đầu nhà nước với những Điều ước cụ thể
về ODA được ký kết với danh nghĩa nhà nước. Sau đó, các Điều ước quốc tế cụ
thể sẽ được chuyển cho cơ quan quản lý chính phủ về ODA để theo dõi, thực
hiện.
1.1.4.8 Thực hiện chương trình, dự án ODA
Đưa các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA vào thực hiện tại các chương
trình, dự án cụ thể. Đây là bước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo việc thực
hiện các Điều ước quốc tế và hiệu quả của các chương trình, dự án sử dụng
ODA. Các chủ dự án phải thành lập Ban quản lý chương trình, dự án ODA có
quy chế tổ chức hoạt động và tư cách pháp nhân để thực hiện các dự án cụ thể
về ODA.
1.1.4.9 Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao kết quả dự án
ODA
Là khâu công việc quan trọng được tiến hành thường xuyên và định kỳ
nhằm phân tích, so sánh kết quả đạt được trên thực tế với mục tiêu đã đề ra
trong các văn kiện của dự án; kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận, quản lý và sử
dụng ODA; tổ chức nghiệm thu, quyết toán, bàn giao kết quả và đưa chương
trình, dự án vào vận hành trong thực tế đời sống.
1.1.4.10 Quản lý trả nợ vay ODA
Quản lý trả nợ vay là một bước công việc rất quan trọng với các nước
nhận tài trợ vì không trả được nợ vay sẽ để lại gánh nặng nợ sau này. Tuy nhiên,
trong quá trình đào tạo các chuyên gia trong quản lý ODA do các tổ chức nước
ngoài như ADB, WB,… tổ chức, các nhà tài trợ không chú trọng đào tạo chuyên
gia trong vấn đề này. Họ chỉ chú trọng đến khâu bàn giao, nghiệm thu, quyết
toán vốn ODA và đây chính là lý do tại sao nhiều dự án ODA ở các nước đang
và chậm phát triển gặp nhiều khó khăn trong trả nợ vay. Vì vậy, quản lý trả nợ
vay phải được coi là bước công việc quan trọng của mọi cơ quan liên quan đến
quản lý ODA.

Đối với viện trợ không hoàn lại: Khoản vay này không phải hoàn trả,
nhưng cũng cần phải quản lý chặt chẽ. Nếu là viện trợ bằng tiền thì cần phải
được chuyển ra nội tệ và ghi tăng thu cho NSNN, đưa vào cân đối NSNN. Nếu
là hiện vật, hàng hóa được phép bán thì chính phủ có thể bán, thu tiền và ghi
tăng thu cho NSNN. Nếu là hiện vật, hàng hóa không được phép bán thì hàng
nhận về giao cho đơn vị tiếp nhận sử dụng, chính phủ sẽ ghi nhận bằng tiền
đồng thời sẽ ghi thu và chi NSNN.
Đối với các khoản ODA vay: Hàng năm đều phải trả lãi vay và trả nợ gốc
khi hết thời gian ân hạn. Trả lãi vốn vay hàng năm thường được lấy từ chi
NSNN.
Các chính phủ thường thành lập các cơ quan quản lý trả nợ độc lập và
thành lập quỹ trả nợ quốc gia để có thể chủ động trả nợ vay khi đến hạn.
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ODA
Hiệu quả sử dụng vốn ODA là một khái niệm rất rộng và tổng hợp bao
hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chinh trị - xã hội.
Hiệu quả sử dụng vốn ODA là mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích trực
tiếp và gián tiếp mà nền kinh tế - xã hội thu được so với số vốn ODA bỏ ra để
đạt được những lợi ích đó.
Các lợi ích ở đây có thể xem xét về mặt định tính như sự đáp ứng các
mục tiêu kinh tế - xã hội, chống ô nhiễm môi trường,… hoặc đo lường bằng
cách tính toán định lượng như tăng trưởng GDP, tăng mức GDP trên đầu người,
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mức tăng số người có việc làm,…
Số vốn ODA bỏ ra chính là chi phí phải bỏ ra trong quá trình thực hiện
các chương trình, dự án và khai thác sử dụng.
Khái niệm này có thể được minh họa bằng công thức:
ODA là nguồn vốn quốc tế cần thiết cho các quốc gia phát triển. chính
phủ sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đương
nhiên phải có kế hoạch trả nợ trong tương lai. Vì vậy, nguồn vốn ODA nhất
thiết phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án ODA thì cần thiết phải xây
dựng các chỉ tiêu. Các tiêu chí là thước đo đánh giá đầu vào, tiến trình thực
hiện, đầu ra và tác động của dự án. Khi được cung cấp đầy đủ các thông tin, các
chỉ tiêu sẽ trở thành định hướng hữu ích hướng mọi hoạt động của dự án đến
các mục tiêu đặt ra. Có thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA thông qua
hai nhóm chỉ tiêu cơ bản: Nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.
 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu dùng để do lường về mặt số lượng
tình trạng hoạt động và mức độ ảnh hưởng của dự án. Đánh giá hiệu quả vốn
dựa trên sự phát triển của nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng
thể. Một số tiêu chí chính để đánh giá.
Tỷ lệ giải ngân ODA của dự án: Được thể hiện bằng tỷ trọng giữa nguồn
vốn thực hiện so với nguồn vốn cam kết ban đầu từ phía các nhà tài trợ. Tốc độ
giải ngân chính là thước đo mức độ sử dụng nguồn vốn ODA, khả năng khai
thác vốn vào các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế.
Tỷ lệ vốn đối ứng cho dự án: Đối với các chương trình, dự án ODA để tiếp
nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo
trong nước ( khoảng 0.15 USD) làm vốn đối ứng, để phục vụ cho các công việc
như đền bù giải phóng mặt bằng, các thể loại thuế Để dự án có thể thực hiện đúng
tiến độ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thì việc bố trí vốn đối ứng kịp thời cũng rất
quan trọng.
- Tiến độ thực hiện dự án nhanh hay chậm
- Tăng trưởng GDP
- Tăng mức GDP trên đầu người
- Chỉ tiêu xã hội: tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết,
- Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành, chúng ta cũng dựa
trên sự phát triển của toàn ngành trong kỳ đánh giá.

 Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu định tính phản ánh những tiêu chí đánh giá không lượng
hóa được. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA dựa trên các tiêu chí này phụ
thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của người thực hiện, thường là những
chuyên gia giàu kinh nghiệm. Một số chỉ tiêu định tính cơ bản:
Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA
đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và
nhà tài trợ.
Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình, dự án có phù hợp
khi được triển khai tại khu vực, vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu
của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, có
đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu
đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được
thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Việc đánh giá tính phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được
triển khai, và công tác này thường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ
của chương trình, dự án.
Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một
chương trình, dự án.
Đánh giá hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục
tiêu như trong thiết kế, văn kiện với kết quả được trên thực tế. Từ đó đưa ra
những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo ( nếu có).
Việc đánh giá này được thực hiện qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối
kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả của
toàn dự án.
Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính –
liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa chương trình, dự án sử dụng
ít nguồn lực nhất có thể được để đạt được các kết quả mong đợi. Hay nói cách
khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt
được các kết quả đầu ra như mong đợi, để thấy được quy trình thực hiện chương

trình, dự án đã là hợp lý nhất chưa.
Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như
mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó
rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết
khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố
đầu vào hợp lý nhất.
Hiệu suất của dự án thường được thực hiện thông qua công tác đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ của dự án cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án.
Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp
trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương
trình, dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng tới nền kinh tế, xã
hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện chương trình,
dự án tạo ra.
Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do
đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc 3 – 5 năm, khi đó mới
có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và
môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.
Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình,
dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài
chính và môi trường.
Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động, hiệu
quả, tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay
không ? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tôt chức khác có tiếp tục
duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?
Hoạt động này có được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với
công tác đánh giá tác động của dự án.
 Thông tin để đánh giá
Để có thể đánh giá hiệu quả của dự án ODA điều quan trọng là phải tổ
chức và thu thập các nguồn thông tin về dự án.
Nguồn thông tin thứ nhất, Rất nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho

việc đánh giá dự án được thể hiện trong báo cáo định kỳ về việc thực hiện dự
án, báo cáo hoàn thành dự án, Hệ thống thông tin quản lý (MIS) do Ban quản lý
dự án chuẩn bị sau khi dự án kết thúc. Đó là các thông tin về tiến độ dự án, chi
phí thực tế so với nghiên cứu khả thi, các chỉ số về kết quả dự án, các yếu tố
phát sinh ngoài dự kiến…
Nguồn thông tin thứ hai, Thu thập thông tin qua khảo sát và nghiên cứu
dưới dạng câu hỏi và trả lời được gửi đến từ cơ quan cá nhân liên quan đến dự
án, đặc biệt là những người hưởng lợi từ dự án. Bằng cách này cán bộ đánh giá
dự án có thể thu thập được các thông tin liên quan đến các chỉ số tác động, chỉ
số ảnh hưởng của dự án. Tuy nhiên, ở đây cần nói thêm rằng, đa số các dự án
sau khi hoàn thành chưa thể đo lường ngay hiệu quả. Vì vậy, theo kinh nghiệm
của các nước việc đánh giá hiệu quả sau đầu tư thường được tiến hành 03 đến
05 năm sau khi dự án hoàn thành.
Nguồn thông tin khác, Để có thể kiểm chứng tính xác thực của thông tin,
các cơ quan đánh giá các đoàn thể cử người đánh giá xuống hiện trường dự án
để xem xét tại chỗ kết quả và ảnh hưởng của dự án
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
 Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trị
Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát thất
nghiệp hay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát
triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn đối với các quốc gia cung cấp ODA do
nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế…có
thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm. Ngoài ra, có
thể có sự thay đổi về thế chế chính trị ở quốc gia tài trợ, từ đó dẫn đến việc thay
đổi các quy định, thủ tục giải ngân cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực
hiện dự án tại quốc gia nhận viện trợ.
 Các chính sách, qui chế của nhà tài trợ
Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các
quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án

sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực
như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, các
thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, các định mức, thủ tục rút vốn hay
chế độ báo cáo định kỳ… Các thủ tục này khiến cho các quốc gia tiếp nhận viện
trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án
thường bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy,
việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và qui định của từng
nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.
 Môi trường cạnh tranh
Thời gian gần đây, có thể thấy tổng lượng ODA trên Thế giới đang có
chiều hướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển
tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung đột vũ
trang khu vực. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang
phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Vì vậy, để thu hút được những nguồn
vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không
ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công
tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn
này.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
 Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ
Thông thường các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan
hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế,
chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút và sử
dụng vốn ODA.
Trong môi trường này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu
nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định
chính trị… sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng
vốn ODA. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, 1% GDP viện
trợ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 0,5 % GDP. Vì vậy,
ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố

đặc biệt quan trọng để vận động và thu hút ODA cho đất nước.
 Xây dựng dự án
Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các chương
trình, dự án được xấy dựng nằm trong khuôn khổ, mục tiêu của chính phủ,
xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế xã hội. Dự án được xây
dựng bám sát với tình hình thực tế sẽ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành
công khi thực hiện sau này.
 Qui trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ
Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng
vốn ODA. Ở những quốc gia có qui trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho
công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình,
dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt qua đó
sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã làm rất tốt vấn đề này. Chính phủ đã có
những động thái đáng ghi nhận như việc sửa đổi một số quy trình, thủ tục, quy
định để đảm bảo thủ tục trong nước hài hòa với các quy định của nhà tài trợ
thông qua hội thảo về hài hòa thủ tục diễn ra tại Hà Nội qua các năm.
 Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA
Đối với các chương trình/dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì
các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước (khoảng
0.15 USD) làm vốn đối ứng. Ngoài ra, cần một lượng vốn đầu tư từ ngân sách
cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự án cũng không nhỏ. Bên cạnh đó,
khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng
cần tính đến khả năng trả nợ trong tương lai vì nguồn vốn ODA không phải là
của trời cho”, hiện tại chưa phải trả nợ, nhưng trong tương lai (30 – 40 năm tới),
các nước này phải thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi
vay. Những ví dụ thực tiễn về việc mất khả năng trả nợ của các nước Châu Phi
đã chỉ rõ về sự cần thiết các nước nhận viện trợ phải có một tiềm lực tài chính
nhất định.
 Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA

Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA
cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các
cán bộ này cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện
quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại
ngữ Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các
qui định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định,
hướng dẫn của nhà tài trợ.
Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án
nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. Thật vậy, hiện nay chịu ảnh
hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ
cho không, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ. Do vậy, thiếu trách nhiệm trong
việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Thực chất ODA không phải là
nguồn vốn dễ kiếm và không phải là cho không. Cả ODA không hoàn lại và
ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nước tiếp nhận
trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.
 Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia rộng rãi của các bên
liên quan
Thật vậy, với sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và sự chỉ đạo
sát sao đối với tất cả các giai đoạn của dự án sẽ giúp cho dự án đi đúng hướng,
đạt được kế hoạch đề ra và có tính bền vững khi kết thúc.
Hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng tăng lên khi có sự tham gia tích cực của
các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo
dõi và giám sát. Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng vào các chương trình,
dự án cũng sẽ giúp đảm bảo chọn lựa các giải pháp đúng, các nguồn lực được sử
dụng công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng và đáp ứng
trách nhiệm giải trình cũng như duy trì được các lợi ích mà ODA mang lại.
 Theo dõi, kiểm tra và giám sát thực hiện dự án
Công tác này đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của
dự án. Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy được những
tồn tại khó khăn cần giải quyết từ đó có thể điều chỉnh kịp thời, cả điều chỉnh

về cách thức thực hiện dự án cũng như một số nội dung trong hiệp định tài
chính đã ký kết ( nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong văn kiện của dự án
so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cơ quan quản lý, nhằm
đảm bảo chương trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm
để áp dụng chi giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình,
dự án khác.
Tóm lại, Nội dung chủ yếu của chương 1 là khái quát những vấn đề cơ
bản về ODA, và hiệu quả sử dụng vốn ODA. Sau đây sẽ là nội dung chi tiết
của Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI TỈNH
NINH BÌNH
2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT, SỬ DỤNG ODA TẠI NINH BÌNH
2.1.1 Vài nét về tỉnh Ninh Bình
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400km2, nằm ở cực nam đồng
bằng Bắc bộ, tỉnh Ninh Bình có trực đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 1A –
huyết mạch giao thông quan trọng của đất nước và các Quốc lộ 10, 12b, 45
nối với vùng Đông Bắc và Tây Bắc của đất nước đi qua.
Địa hình Ninh Bình có vùng rõ rệt: (i) Vùng đồng bằng: chiếm 71,1%
diện tích toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm 90%
dân số toàn tỉnh; (ii) Vùng đồi núi và bán sơn: chiếm 24% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, vùng này tập trung 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của
tỉnh, do đó rất thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp; (iii) Vùng ven
biển: Ninh Bình có trên 15km bờ biển, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2
% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ thuộc Đồng bằng Sông Hồng, với dân cư

bình quân năm 2009 đạt 898.459 người ( điều tra dân số 01/04/2009). Các
đơn vị hành chính của tỉnh gồm: Có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện ( 147
đơn vị hành chính cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn); thành phố
Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh; thị xã
Tam Điệp là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và 6 huyện là:
Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn.
Cùng với nền kinh tế cả nước, nền kinh tế Ninh Bình đã chuyển sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, Ninh

×