Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

600 Định hướng chiến lược Marketing của Công ty xăng dầu khu vực II đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 95 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
1.1.

Khái niệm về môi trường du lịch

1.1.1. Khái niệm về môi trường, môi trường du lịch

Trang 1
Trang
Trang
Trang

1.1.1.1. Khái niệm về môi trường

Trang

1.1.1.2. Khái niệm về môi trường

Trang

1.1.2. Đặc điểm về môi trường, môi trường du lịch

Trang

1.2. Vai trò của môi trường đối với ngành du lịch

Trang



1. 3. Bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường phục vụ du lịch

Trang

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT THỜI GIAN QUA
2.1. Thực trạng môi trường thành phố Đà Lạt

Trang
Trang

2.2. Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường du lịch thành phố Đà Lạt
Trang
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
2.2.2. Các yếu tố về cơ chế, chính sách

Trang

2.2.3. Các yếu tớ khác

Trang

2.3. Nhận xét về thực trạng môi trường du lịch thành phố Đà Lạt

Trang

2.3.1. Những thành tựu

Trang


2.3.2. Những hạn chế

Trang

2.3.3. Những nguyên nhân

Trang

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG
PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI TÀHNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2015

.

Trang


2

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển môi trường thành phố Đà Lạt đến
năm 2015.

Trang

3.1.1. Mục tiêu

Trang

3.1.2. Phương hướng


Trang

3.2. Giải pháp chiến lược phát triển môi trường thành phố Đà Lạt đến năm 2015
Trang
3.2.1. Giải pháp phát huy những thành tựu

Trang

3.2.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế

Trang

3.2.3. Giải pháp hỗ trợ

Trang

3.3. Kiến nghị

Trang

KẾT LUẬN

.

Trang


3

MỞ ĐẦU

Môi trường, vấn đề nóng bỏng và cấp thiết mà mọi người đang quan tâm
vì nó ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến sức khỏe của con người và sự phát
triển kinh tế trên toàn thế giới.
Trong mấy chục năm gần đây, trái đất - hành tinh của chúng ta đang phải
đối mặt với thảm họa lớn: môi trường bị ô nhiễm và nó đang ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển kinh tế và đời sống của mọi người. Môi trường đã trở thành
vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội, từ người dân
đến các nhà lãnh đạo đứng đầu các nước. Tất cả mọi người đều quan tâm và nỗ
lực tìm các biện pháp hữu hiệu chống ô nhiễm nhằm bảo vệ tốt nhất môi trường
cho con người, cho sự sống. Bảo vệ môi trường để tồn tại và phát triển, bảo vệ
môi trường là bảo vệ cuộc sống cho mọi người trên thế giới.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Cùng với sự phát triển của
đất nước trên cả các mặt như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
điện tử, văn hóa, giáo dục thì môi trường có nhiệm vụ chi phối chung, tác dụng
trở lại nền kinh tế. Nói đến môi trường chúng ta không khỏi nghó đến thiên
nhiên, các hoạt động ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và tinh thần của con
người; vấn đề mật độ dân cư, tình hình nguồn nước, không khí, rác thải từ các
nhà máy, hầm mỏ, công, nông trường,…; vấn đề tự nhiên, xã hội.
Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường. Đó là
môi trường tự nhiên (như ánh sáng, mức độ nắng với cơ thể con người; nhiệt độ
đối với con người như thế nào là phù hợp; độ ẩm tác động đến con người; áp

.


4

suất không khí cao thấp tác động đến con người,…), môi trường nhân tạo (việc
xây dựng cơ sở hạ tầng ), môi trường xã hội (kinh tế, đời sống,..).

Môi trường là nguồn tài nguyên chúng ta cần phải khai thác phát triển và
sử dụng một cách hợp lý, tránh lạm dụng lãng phí. Bảo vệ môi trường là để sử
dụng tốt nhất nguồn tài nguyên tổng hợp của nhân loại. Mọi người cùng chung
sức để bảo vệ và phát triển môi trường tức là bảo vệ sự sống của con người trên
trái đất.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn : Chúng tôi tập trung nghiên cứu về
môi trường – thực trạng và các giải pháp làm trong sạch môi trường và tác động
của nó đến kinh tế nói chung và du lịch của thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng
nói riêng. Khai thác những điểm mạnh, hạn chế các điểm chưa mạnh của Đà Lạt
để điều chỉnh, cải thiện, bảo vệ và phát triển môi trường thành phố đảm bảo
chất lượng nhằm làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch của Đà lạt. Trong đề
tài này chúng tôi cũng đề cập nhiều đến yếu tố quan trọng nhất: con người- chủ
nhân của mọi vấn đề. Con người là quyết định tất cả các hoạt động kinh tế xã
hội và sự tồn tại của thể chế. Trong khuôn khổ của đề tài này, con người có vai
trò quan trọng trong tầm nhìn chiến lược về môi trường và các vấn đề để bảo vệ
môi trường phục vụ tốt cho ngành kinh tế du lịch.
Đối tượng nghiên cứu là môi trường và những tác động của môi trường
đối với cuộc sống của con người. Môi trường có tầm quan trọng như thế nào đối
với ngành Du lịch tại thành phố Đà lạt hiện tại và về sau (đến năm 2015 và sau
nữa). Môi trường đối với con người và ngược lại. Sự đóng góp của môi trường
đối với con người và xã hội. Môi trường phục vụ cho đời sống nói chung và
ngành du lịch nói riêng của thành phố Đà Lạt. Đánh giá về môi trường của Đà
Lạt trước đây, môi trường hiện tại và tương lai và có hướng phát triển tiếp theo.
Môi trường đã và đang được mọi người quan tâm trên tất cả các lónh vực kinh teá,

.


5


xã hội, an ninh, quốc phòng,… Vấn đề là nghiên cứu thực trạng trước mắt và lâu
dài. Giải quyết vấn đề môi trường và môi trường du lịch trong thời đại ngày nay
sẽ đáp ứng được nhu cầu về đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội.
Mục đích nghiên cứu là tìm các biện pháp để bảo vệ và phát triển môi
trường phục vụ cuộc sống của con người. Phân tích rõ được các nguyên nhân làm
ảnh hưởng đến môi trường và tác động của nó đến kinh tế nói chung và du lịch
tại thành phố Đà Lạt nói riêng. Môi trường tự nhiên có tác động như thế nào đến
du lịch hiện nay và về sau. Môi trường do con người tác động trong quá trình
phát triển và xây dựng kinh tế ảnh hưởng đến du lịch trước mắt và lâu dài.
Nghiên cứu môi trường tự nhiên trước đây, sự bảo tồn của con người đối với môi
trường thực tế như thế nào. Trong thời gian tới cần đạt đến được những vấn đề gì
nhằm nâng cao khả năng môi trường phục vụ tốt cho ngành du lịch ở thành phố
Đà Lạt. Tìm các giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao bảo tồn, phát triển môi
trường phục vụ tích cực cho du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015.
Nói tóm lại, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các ưu nhược điểm
của môi trường hiện tại và tiến đến một hướng bảo vệ và phát triển môi trường
phục vụ tốt cho ngành du lịch tại thành phố Đà lạt cho tương lai.
Những kết quả đạt được của luận văn: Đề ra một số lý luận liên quan
đến phát triển ngành và phân tích thực trạng môi trường du lịch ở thành phố Đà
Lạt, nêu nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến môi trường của tự nhiên, các tác
động của môi trường đến kinh tế và đến sức khỏe con người, đến du lịch… Qua
quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu chúng tôi có đề nghị một số giải pháp
nhằm giữ vững, bảo tồn và phát huy tốt môi trường trong sạch phục vụ kinh tế,
phục vụ Du lịch và trên hết là bảo đảm sức khỏe của con người tại thành phố Đà
Lạt đến năm 2015.

.


6


Nêu các ý kiến để các cơ quan chức năng lưu ý như: cần tăng cường và
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp
trong việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao sức khỏe của người dân, bảo đảm
quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ tốt sự nghiệp
phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ và giữ vững môi trường ở khu
vực và trên toàn cầu.
Đề tài sẽ nêu lên những vấn đề xã hội hiện nay đang quan tâm là: làm
thế nào để giữ vững và phát triển môi trường trong sạch, tái tạo môi trường gần
với tự nhiên? Môi trường tác động đến du lịch, sức khỏe và đời sống con người.
Môi trường không là vấn đề đơn giản mà là phức tạp mà cả xã hội đều quan tâm
vì nó là sự sống còn của con người trên trái đất. Ở thành phố Đà Lạt, điều cần
phải có cho chiến lược trước mắt và lâu dài phải đạt được cho việc bảo vệ và
phát triển môi trường trong sạch phục vụ kinh tế và đời sống của con người.

.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

1.1. Khái niệm về môi trường du lịch
1.1.1. Khái niệm về môi trường, môi trường du lịch
1.1.1.1 Môi trường
Theo Lê Thạc Cán (1995) : “Môi trường của một vật thể hay sự kiện là
tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể hay sự kiện đó. Đối
với con người, môi trường sống của nó chính là tổng hợp các điều kiện vật lý,
hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển

của từng cá nhân và cộng đồng con người. Môi trường còn có thể được phân
thành môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội”.
Theo Emmanuel K. Boon (1998): “Các thành phần của môi trường có thể
là một hay một vài hệ thống thành phần như hệ thống vật lý, hệ thống sinh học,
sinh thái, xã hội, chính trị, kinh tế và công nghệ; các hệ thống thành phần này
bao gồm tất cả các thành tố nhân tạo, tự nhiên dưới mặt đất, trên mặt đất và các
thành phần trong khí quyển”.
Theo Luật bảo vệ môi trường, 1993 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên”. “Thành phần môi trường là những yếu tố tạo thành môi trường:
không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển,

.


8

sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật
chất khác”.
Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi
trường xã hội.
Môi trường tự nhiên là gồm các nhân tố thiên nhiên tạo thành: Vật lý, hóa
học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc nó ít chịu
sự chi phối của con người. Ví dụ như: đất, nước, biển, không khí, động vật, thổ
nhưỡng, ...
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người và người tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các nhân tố trong
cộng đồng xã hội.

Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo ra, bao gồm các yếu
tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con
người. Ví dụ như: ánh sáng, tiếng ồn, sóng điện từ,…
Khái niệâm về môi trường của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã đáp
ứng được nhiều vấn đề liên quan đến môi trường.
Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, môi trường là:
Tổng hợp các yếu tố về tự nhiên và xã hội trong thế giới chung mà mọi
yếu tố vật chất đang vận động và phát triển. Môi trường chịu ảnh hưởng nhiều
yếu tố về khách quan và chủ quan. Khách quan đó là thời tiết, khí hậu, sự thay
đổi môi trường do khí quyển gây nên, nắng nóng bất thường của tự nhiên. Chủ
quan là yếu tố do tác động của con người, là sự phát triển kinh tế, phát triển của
khoa học kỹ thuật đang ngày càng mạnh mẽ.
Bác Hồ khi còn sống đã rất quan tâm đến môi trường. Sự quan tâm của
Người đối với môi trường xanh gắn liền với Tết trồng cây được tổ chức đều ñaën

.


9

vào các dịp Tết Nguyên Đán suốt trong gần 50 năm qua. Từ đó các nhà lãnh
đạo, thế hệ kế tiếp và con cháu sau này đều tiếp tục sự nghiệp của Người là
trồng cây trong các công trình, ngày lễ, Tết,….

1.1.1.2. Môi trường du lịch là môi trường trong sạch theo hướng đến tự
nhiên và phục vụ cho du lịch của con người. Môi trường phục vụ cho du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, thư giãn
bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường sức khỏe của con người ở mọi
lứa tuổi để phục vụ cuộc sống.
Nhiệt độ, độ ẩm là điều kiện cần cho môi trường du lịch. Việc đảm bảo

hai yếu tố này cũng là một điều đặc trưng của môi trường du lịch. Nhiệt độ trung
bình, lượng mưa hàng năm, số mùa trong năm,..là những yếu tố mà khách cần
biết để đi du lịch.
Ngành du lịch cần khai thác mạnh nhiều hình thức du lịch trong đó du lịch
sinh thái là quan trọng nhất cho cuộc sống con người. “Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”( Lindberg và Hawkins - 1993). Còn tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) thì định nghóa khá đầy đủ hơn: “Du
lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm
tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa
đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành , qua đó khuyến khích hoạt động
bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra
ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”( Ceballos- Lascurain,
1966).

.


10

Môi trường du lịch phải đạt được sự hấp dẫn của con người khi họ đến liên
quan tới việc thay đổi họ ra khỏi nơi ở thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi,
tiêu khiển, văn hóa, ….và nhìn chung là không liên quan đến kiếm sống.
Du lịch ngày nay là một ngành công nghiệp không khói lớn nhất thế giới,
đem lại thu nhập cao và việc làm cho nhiều người. Du lịch đóng góp không nhỏ
cho ngành kinh tế của các nước và đặc biệt nó đem đến nguồn lợi lớn cho các
nước đang phát triển và kém phát triển. Ở Việt Nam ta, du lịch sinh thái đang
phát triển, đó là: “ Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Môi trường du lịch đang được sự quan tâm đáng kể của toàn cầu. Việc bảo
tồn các giá trị văn hóa các dân tộc, bảo tồn môi trường tự nhiên,…đã chứng tỏ
nhận thức của con người đã có những bước sâu xa nhất định.
Ở Đà Lạt, môi trường du lịch có thể nói là rất hấp dẫn đối với du khách
với nhiều cảnh quan sinh động, nhiều đồi núi nằm dưới rừng thông bạt ngàn,
nhiều hồ nước trong xanh cùng những kiến trúc văn hóa đặc sắc của thành phố
ngàn hoa với khí hậu lý tưởng quanh năm ( trung bình khoảng 200 C).
1.1.2. Đặc điểm của môi trường, môi trường du lịch.
1.1.2.1. Đặc điểm của môi trường: Là sự hình thành một cách tự nhiên do
thiên nhiên tạo ra và không có bất cứ một tác động nào của bên ngoài. Môi
trường có một chuẩn nhất định mà con người đặt ra và quy định theo sự tính
toán của khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo sức khỏe mọi người. Thực chất môi
trường là những gì có được, tồn tại trên trái đất với sự góp mặt của tự nhiên và
xã hội.
Kinh tế phát triển sẽ tác động đến môi trường. Đó là sự xáo động về tính
tích cực của môi trường như: Trồng nhiều chè xanh sẽ thu lợi nhuận cao do bán,

.


11

xuất khẩu sẽ ảnh hưởng tốt cho môi trường là làm cho khí hậu tươi mát, môi
trường xanh đẹp. Các khu công nghiệp phát triển kéo theo kinh tế phát triển
nhưng sẽ gây ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp cùng với những bụi,
khói nhà máy sẽ làm tổn hại đến môi trường trong sạch cần có,…
Do vậy, có thể khẳng định được rằng kinh tế phát triển sẽ tác động tích
cực và tiêu cực một cách trực tiếp đến môi trường (làm cho môi trường tốt lên
hoặc làm cho môi trường bị xuống cấp) và cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe
và sự phát triển của con người và sự sống.

Tác dụng của môi trường đến xã hội: Môi trường phù hợp cho các ngành
nghề kinh tế phát triển. Chính ngành nghề kinh tế đó sẽ thuận lợi và phát triển
do môi trường tạo nên. Con người phải tận dụng môi trường để phát triển tối đa
ngành đang khai thác phát triển, nâng cao đời sống người dân, nâng cao mức
sống chung cho xã hội.
Môi trường có các ảnh hưởng quan trọng đến: kinh tế, văn hoá, xã hội, địa
lý và nhân khẩu, sức khỏe, luật pháp, chính phủ và chính trị, công nghệ, cạnh
tranh.
Môi trường chi phối đến sự hoạt động của kinh tế và xã hội của mọi thành
phần trong xã hội. Do vậy cần phải bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng
phục vụ cho cuộc sống và con người.
1.1.2.2.

Đặc điểm của môi trường du lịch

Là môi trường không bị ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm nói trên. Các
yếu tố về không khí, cây xanh sạch, đẹp, nguồn nước sạch,…hướng tới tự nhiên.
Đây là nơi thích hợp cho du lịch nghỉ ngơi, giải trí. Là nơi có khí hậu mát mẻ, dễ
chịu, phong cảnh đẹp với nhiều cảnh thiên nhiên do thiên nhiên tạo ra một cách
đa dạng kết hợp với bàn tay sáng tạo nghệ thuật của con người , phục vụ cho
sức khỏe của con người và cộng đồng.

.


12

Là một môi trường trong lành cùng với những thành tựu về khoa học tiên
tiến, hạ tầng cơ sở tốt, kiến trúc thành phố khoa học, sạch đẹp, hấp dẫn. Là môi
trường tự nhiên do thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cải tạo của con người. Việc cải

tạo của con người nhằm làm cho môi trường có những đặc thù riêng. Ví dụ như
môi trường du lịch biển, môi trường du lịch rừng, môi trường du lịch miền núi,
đồng bằng,…
Môi trường du lịch có thể đáp ứng tốt và không tốt nhu cầu của con người.
Môi trường du lịch tốt là môi trường đáp ứng các yêu cầu về du lịch như khí hậu,
cơ sở vật chất, đi lại, nhà hàng, khách sạn, sự thích nghi, sự an toàn, sự thoải
mái,…Môi trường du lịch không tốt là môi trường đáp ứng một số yêu cầu nhưng
không hoàn hảo như còn ô nhiễm môi trường, du khách lo lắng khi đến du lịch
(chiến tranh, tệ nạn,…).
Môi trường du lịch thích hợp với con người về các mặt về xã hội (lành
mạnh), an toàn (không có các hiện tượng về tệ nạn xã hội), được bảo đảm về
tính mạng trong mọi lúc mọi nơi một cách tuyệt đối. Ở đó mọi người được nghỉ
ngơi tham quan thoải mái mà không hề phải suy nghó gì khác ngoài hai chữ Du
lịch, nghỉ ngơi.
Môi trường du lịch phải thường xuyên được thay đổi các nội dung, cảnh
quan nhằm thu hút khách hàng. Ngành công nghiệp không khói này nếu chỉ là
cơ sở hạ tầng không thôi thì sẽ không phát triển nếu môi trường bị ô nhiễm.
Ngành du lịch có những hướng chiến lược nhất định cho phát triển khách hàng.
Tức là phải có những biện pháp gây sự hấp dẫn trong môi trường du lịch đối với
khách hàng. Làm sao cho khách hàng không thấy sự nhàm chán khi đến tham
quan du lịch tại thành phố Đà Lạt. Phải cho khách hàng thấy được sự đổi mới
của môi trường du lịch ngày một khác trước, hấp dẫn và chất lượng hơn trước.

.


13

Việc cải tạo môi trường phục vụ tốt cho du lịch là công việc quan trọng và
cần thiết của con người. Không phải chỗ nào cũng có thể tạo thành môi trường

du lịch mà phải là những nơi có những đặc thù nhất định mà con người lấy đó
làm cơ sở để phát triển thành môi trường du lịch. Thực chất môi trường du lịch là
phải có một chuẩn nhất định theo quy định hoặc quy ước của quốc gia, khu vực
hoặc thế giới về nhiều mặt.
1.2. Vai trò của môi trường đối với ngành du lịch
Có thể nói một cách chung chung, môi trường là vấn đề xuyên suốt của du
lịch, môi trường là sản phẩm chính của du lịch. Người ta đến du lịch là thích đến
một nơi có khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, có thể nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham quan
phục hồi sức khỏe,…
Môi trường và du lịch có mối quan hệ gắn bó và tác động lẫn nhau cùng
phát triển. Du lịch phải có môi trường trong sạch thì mới có cơ hội phát triển bền
vững. Du lịch phát triển sẽ tác động lại làm cho môi trường trong sach hơn, sinh
động – hai yếu tố của cùng một nội dung: du lịch. Môi trường và du lịch là mối
quan hệ hai chiều. Thứ nhất với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì môi trường
trong lành với thiên nhiên, cảnh quan đa dạng và phong phú là yêu cầu hàng
đầu. Phát triển du lịch trong trường hợp này không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu
thụ hưởng thiên nhiên mà còn là tạo cơ sở để duy trì, tái tạo và phát triển trở lại
các tài nguyên du lịch. Thứ hai, phát triển du lịch sẽ dẫn đến những tác động
không mong muốn đến môi trường vì thế phải xác định những tác động này cũng
như quy mô về sức chứa du lịch lớn hay nhỏ, nhiều hay ít.
Môi trường có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển hay không
đối với ngành du lịch. Môi trường đi suốt quá trình của du lịch, là điểm mấu chốt
cho chất lượng của du lịch. Môi trường bị ô nhiễm thì không thể laøm cho ngaønh

.


14

du lịch phát triển. Môi trường đảm bảo tốt tất cả các mặt là điều mà du lịch phải

khai thác, phải tận dụng để đưa ngành kinh tế du lịch phát triển.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường là: Hạ tầng cơ sở (đường
sá, điện nước, mức sống, nhà cửa,…). Hệ thống này nếu đạt chuẩn sẽ khuyến
khích ngành du lịch phát triển và ngược lại; Dân số (số lượng phải phù hợp với
diện tích sẵn có của khu du lịch nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng du lịch cho
khách về không gian); Khả năng cải tạo thiên nhiên của con người (trồng cây
gây rừng, bảo vệ rừng, hệ thống thoát nước, xây dựng, …). Nếu thực hiện tốt thì
ngành du lịch phát triển, kéo theo kinh tế phát triển; Đô thị hóa mạnh mẽ cũng
là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng các chất rác thải
không đúng quy trình.
Chức năng của môi trường:
Thứ nhất: môi trường là không gian sống của con người. Không gian sống
của con người đòi hỏi đảm bảo tối ưu như: sự trong sạch, các yếu tố không bị ô
nhiễm như: nước, không khí, đất đai, rác thải,…không gian sống không bị thu hẹp
và không bị ô nhiễm.
Thứ hai: Môi trường là nơi khai thác nguồn lực về vật liệu và năng lượng
cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng các loại phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Hoạt động này sản sinh ra các
chất thải như công nghiệp (nhà máy), nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu),
…cùng các rác thải công nông nghiệp khác hay là rác thải sinh hoạt của các khu
dân cư.
Vấn đề tiếp theo cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát
triển. Rõ ràng chúng ta chấp nhận phát triển là hoàn toàn phù hợp với thực
tế.

.


15


Nhưng phát triển kinh tế tức là khoa học công nghệ phát triển nó sẽ kéo theo ô
nhiễm môi trường. Ví dụ: ngành sản xuất chế biến phát triển kéo theo sự ô
nhiễm do các chất công nghiệp và khí thải ra, xây dựng phát triển làm cho ô
nhiễm không khí sẽ lớn,…Vấn đề chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn như nói
trên là môi trường và sự phát triển. Phải có các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm
môi trường bằng những việc làm cụ thể. Có như thế mới đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Các hoạt động của con người (khai thác tài nguyên, tiêu thụ sản phẩm, sản
xuất,…), các hoạt động của thiên nhiên (bão, lụt, động đất,…) có tác động rất
mạnh đến môi trường và làm cho môi trường bị biến đổi. Khi môi trường biến
đổi được phân thành 3 dạng: Ô nhiễm môi trường; Suy thoái môi trường; Sự cố
môi trường là những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Con người phải tìm mọi cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến mức
cho phép. Phải có các biện pháp chống ô nhiễm môi trường như: đầu tư lắp đặt
các trang thiết bị chống ô nhiễm, xử lý ô nhiễm; giảm tối đa các loại thuốc, xúc
tác làm ảnh hưởng đến môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón trong nông
nghiệp, các chất thải khói trong công nghiệp.
Môi trường tác động lớn đến chất lượng du lịch, đó là khả năng thu hút
khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, là nguồn kinh phí thu được từ ngành du lịch.
Môi trường du lịch đảm bảo nhu cầu của khách hàng là nơi lý tưởng cho việc
nghỉ dưỡng, an dưỡng, điều dưỡng, thư giãn, tham quan, giải trí,…
1.3. Bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường phục vụ du lịch.
1.3.1. Môi trường du lịch của một số địa danh trong nước và các nước trong
khu vực.
Ngành du lịch đã được chứng minh là một ngành công nghiệp dân sự quan
trọng nhất trên thế giới. Theo thống kê của các tổ chức kinh tế thế giới, chỉ đến

.



16

năm 1994 ngành du lịch đã thu hút trên 528 triệu lượt khách, doanh thu 322 tỷ
USD. Năm 1995 là 3.400 tỷ USD, tạo ra 211, 7 triệu chỗ làm việc, đóng góp trên
10,9% GDP toàn cầu. Năm 1996 thu hút 595 triệu lượt khách (tăng 77% so với
năm 1986), tạo ra giá trị hàng hóa 3.600 tỷ USD, chiếm 10,6% GDP toàn cầu,
cung ứng 10% hay 255 triệu việc làm . Dự kiến năm 2010 là 937 triệu du khách
(Theo Du lịch bền vững- Nguyễn Đình Hòe- Vũ Văn Hiếu – NXB Đại học quốc
gia Hà Nội – 2001 – Tr. 15).
Du lịch - ngành kinh tế không khói này sẽ phát triển rất mạnh nếu công tác
bảo vệ môi trường phục vụ du lịch phải là đồng bộ đối với tất cả các ngành, các
cấp. Ngành du lịch phải năng động và quan hệ gắn bó với các ngành chức năng
nhằm phối hợp tốt vấn đề bảo vệ và phát triển môi trường an toàn.
Chúng ta đã và đang xây dựng được một môi trường hướng tới trong sạch,
an toàn thì việc gìn giữ nó lại càng quan trọng. Giữ được môi trường trong sạch
phục vụ tốt cho du lịch là tiền đề cho mọi ngành đều phát triển. Du lịch phát
triển là nhằm bảo đảm cho sự thỏa mãn của khách hàng đạt đến nhu cầu cần
thiết.
Các vấn đề về giá ở, giá ăn uống và đi lại chưa được thống nhất và thường
được nâng giá một cách tùy tiện cho nên khách lưu lại Đà lạt thường là rất
ít ( trung bình khoảng 2,5 ngày). Giá ở cao, phục vụ yếu kém, môi trường ở các
khu du lịch ô nhiễm, không kiểm soát hết được ở những thời điểm các ngày lễ,
Tết, ..
Việc đầu tư hạ tầng cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ, tủn mủn, quy mô nhỏ,
kinh phí nhỏ giọt, …không làm sáng sủa bộ mặt chung của thành phố.
Ở Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh là những khu du lịch nổi tiếng
đã thu hút nhiều du khách: Nha Trang, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu,
Cố đô Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình),…Đà Lạt được đánh giá là một


.


17

trong những nơi du lịch lý tưởng do môi trường tốt, tuy nhiên nhiều yếu tố cũng
cần được các cấp chính quyền lưu tâm hơn nữa.
Có thể thấy thành phố Hạ Long là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt
Nam. Diện tích rộng khoảng 1.500 m2 nằm ở vùng biển nông. Dân số 1996 là
148.601, 2000 là 160.000 người, dự kiến 2010 có 500.000 người, khả năng thu
hút lực lượng lao động lớn. Có hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ, trên đó có rất
nhiều hang đẹp còn lưu giữ những kỳ tích thiên nhiên hay di tích lịch sử. Du lịch
chủ yếu: tham quan các đảo, tắm biển, nghỉ ngơi,…
Tốc độ xây dựng tăng nhanh. Du lịch Hạ Long- Cát Bà có ảnh hưởng lớn
đến cán cân khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Theo dự báo của Tổ chức du lịch
thế giới thì lượng khách đến Quảng Ninh là 1.000.000 lượt năm 2000 và
2.500.000 lượt năm 2010 thì số lượng ngày khách theo các thời kỳ là:
- 1996: 514.552;
- 2000: 2.500.000;
- 2010: 7.000.000
Đây là một con số không nhỏ.
Nhu cầu vốn dự kiến cho xây dựng và dịch vụ du lịch thời kỳ 1997- 2000 là
3000 tỷ, thời kỳ 2001- 2010 là 23.000 tỷ. Đây cũng là một con số lớn.
(Theo Tuyển ậtp các báo cáo Hội thảo lần thứ hai và ba về Đánh giá tác
động môi trường- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – 2000 – Tr.41, tr.47).
Tham khảo tình hình Du lịch ở một số nước trong khu vực:
Thái Lan có diện tích: 514.000 km2 dân số: 60.000.000 người (2002), thu
nhập bình quân đầu người 1.630 USD (2001). Nhiệt độ trung bình cụ thể theo 3
mùa rõ rệt nhưng nhìn chung nhiệt độ mùa lạnh nhất là 220 C, và nóng nhất là
290 C, trung bình là 250 C. Thái Lan có đặc điểm cơ bản là đồng bằng, có nhiều

loại rừng khác nhau, đa dạng về các loại thú, thực vật cho nhiều loại trái cây.

.


18

Còn biển thì đa dạng loại hải sản,… Hàng năm du lịch Thái Lan có khoảng 7
triệu lượt du khách, lợi nhuận đạt khoảng 308 tỉ bạt (tăng bình quân hàng năm là
30%). Thái lan đang cải cách chính sách thu hút khách quốc tế với chiến dịch:
“Thái Lan kỳ diệu: Hãy thể nghiệm sự đa dạng nơi đây”, nhằm biến Thái Lan
thành “Thủ phủ du lịch của Châu Á”.
Singgapo có diện tích: 692,7 km2 , dân số: 4.452.732 người (2002). Thu
nhập bình quân đầu người 24.700 USD (2001). Nhiệt độ trung bình các tháng có
sự thay đổi nhưng dao dộng từ 230 C đến 310 C.
Du lịch đa dạng và hiện đại. Khách đến được hệ thống dịch vụ vận chuyển
công cộng hiện đại và thuận lợi phục vụ. Các dịch vụ giao thông dẫn khách đi
đến các điểm vui chơi giải trí cho khách một cách tự động và thoải mái. Các
điểm tham quan ở Singapore nổi tiếng và hiện đại với những công trình đồ sộ, vó
đại, môi trường du lịch sạch đẹp vào loại bậc nhất thế giới.
Malaysia có diện tích: 329.750 km2 , dân số: 23.092.940 người (2002).
Khí hậu ở đây trung bình dao động từ 240 C đến 340 C, có những cao
nguyên giống như Đà lạt, nhiệt độ trung bình từ 20- 250 C.
Du lịch Malyasia nổi tiếng với những đồi núi bạt ngàn, bờ biển dài, rộng và
chiếm một phần lớn trong thu nhập chung của quốc dân.
Mức tăng trưởng bình quân: 4,2% (2002) .
(Theo: “ Một vòng quanh các nước”: Thái Lan, Singapore, Malaysia- Trần Vónh
Bảo – NXB Văn hóa Thông tin -2005 ).
Trong nội dung tổng kết của Tổng cục Du lịch về chương trình tăng cường
khai thác nguồn du lịch trên toàn quốc từ 2000 - 2005 đã nêu được một số điều

đã làm, chủ yếu là:
Tập trung cao cho việc tháo gỡ tầm vó mô về quy mô, tạo cơ hội cho ngành
du lịch phát triển. Các cấp chính quyền cùng một số ngành liên quan và các

.


19

doanh nghiệp đã có sự quan tâm và có trách nhiệm hơn trong các vấn đề liên
quan đến du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào ra, xã hội hóa
các hoạt động du lịch, phát triển du lịch bền vững. Huy động các nguồn lực trong
nước và quốc tế nhằm khai thác khách, nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ cho
sự phát triển và gắn với thị trường thế giới trong bước đường là thành viên của
WTO - tổ chức thương mại thế giới.
Năm 1972, Liên hiệp quốc đã nêu: “Tài nguyên thiên nhiên của trái đất
bao gồm: không khí, thực vật, động vật và đặc biệt là hệ sinh thái thiên nhiên
điển hình là phải được bảo vệ an toàn vì quyền lợi của các thế hệ hôm nay và
tương lai thông qua công tác quy hoạch và quản lý thích hợp”.
Ở Đà Lạt, rừng đem lại cân bằng sinh thái cho tự nhiên, nó hạn chế các
tác hại của thiên tai như: Lũ lụt, gió bão, ngăn chặn sự xói mòn trên đất dốc,
điều hòa khí hậu,…Việc chống xói mòn các triền dốc là điều cực kỳ quan trọng
của rừng vì Đà Lạt là vùng đồi núi cao, dốc nhiều. Rừng thông ở Đà Lạt cả
nguyên sinh và nhân tạo là bộ máy quang hợp có khả năng điều tiết khí hậu, góp
phần điều hòa dòng chảy, bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở, mùa màng,…
Bảo vệ môi trường phục vụ du lịch phải là một sự tổng hợp sự kết hợp của
tất cả mọi người mọi ngành trong tổ chức xã hội. Môi trường du lịch không chỉ
có môi trường trong sạch và cảnh quan mà điều quan trọng nhất là con người
biết khai thác lượng khách đến Đà Lạt ngày càng đông.
Cần phải giữ vững các tiêu chuẩn xã hội về bảo vệ môi trường bao quanh,

dưới giác độ kinh tế, chẳng khác gì việc tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Do vậy phải chú ý đến nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và tái tạo môi
trường.

.


20

Du lịch thực chất của vấn đề là bảo đảm và nâng cao sức khoẻ của con
người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tùy theo từng mức
sống mà con người lại có những nhu cầu khác nhau.
Trong tất cả các nước phát triển kinh tế từ trước tới nay thì khi phát triển
kinh tế người ta đều gắn đến đảm bảo sự bền vững của môi trường, làm đòn bẩy
cho mọi ngành kinh tế. Việc phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật là tiền đề
cho việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy
nhiên vấn đề khai thác có hiệu quả hay không phụ thuộc vào vấn đề bảo quản
môi trường của từng khu vực.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Môi trường cần phải được bảo vệ và phát triển cùng với ngành du lịch
nhằm nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.
*. Ở trong nước phải:
Cần bảo tồn giữ nguyên các vùng có những đặc thù nhằm giữ được tính
nguyên thủy của khu vực. Ví dụ như thành phố Đà Lạt với núi đồi nhấp nhô,
rừng thông bạt ngàn, các hồ tự nhiên, các thác tự nhiên và hùng vó vốn có.
Thành phố du lịch Hạ Long với vô số hòn đảo lớn nhỏ nằm trên mặt biển với
những bãi san hô trải dài theo bờ biển là những yếu tố có sẵn khác hẳn với nơi
khác,…
Duy trì và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là những điểm đặc biệt của
từng khu vực. Ví dụ như ở Đà Lạt có những Dinh thự của Bảo Đại từ lâu là biểu

hiện của cuộc sống vua chúa phải được giữ và tôn tạo để không bị phai mờ các
dấu ấn của lịch sử, các nhà rông Tây Nguyên có từ lâu đời, nét văn hóa cồng
chiêng là nền văn hóa của dân tộc Tây Nguyên cần tôn trọng, bảo quản.
Trồng rừng liên tục và có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo cho môi
trường luôn sạch, không khí ôn hòa, không bị ô nhiễm.

.



×