Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Slide sinh 11 bài 45 sinh sản hữu tính ở động vật _N.T Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 32 trang )


UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E - LEARNING
Bài giảng
BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Môn: Sinh học 11- Ban cơ bản
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình

Điện thoại: 0973 143 073
Trung tâm GDTX Mường Ảng, huyện Mường Ảng
Tỉnh Điện Biên.
Điện Biên, tháng 1 năm 2015


Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua bài học, học sinh phải
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và
nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh
ngoài.
- Phân biệt được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở
động vật. Ưu thế của đẻ con so với đẻ trứng.
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hóa
trong sinh sản hữu tính ở động vật.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng :quan sát, phân tích, tư duy, so sánh, tổng
hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Kỹ năng vận dụng
vào thực tiễn.
3. Thái độ:


Giúp học sinh yêu thích bộ môn, yêu thiên nhiên
từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
III. Các hình thức thụ tinh ở động vật
V. Củng cố bài học
IV. Đẻ trứng và đẻ con
I.Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
I.Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

Hãy theo dõi đoạn phim : Quá trình thụ tinh ở người

Sinh sản hữu tính ở động vật: Là hình thức sinh sản tạo ra
cá thể mới qua sự hợp nhất của giao tử đực (tinh trùng) và
giao tử cái (trứng) để tạo ra hợp tử lưỡng bội (2n), hợp tử
phát triển thành cá thể mới.
- Luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.
Qua đoạn phim trên: Em hãy cho biết sinh sản hữu
tính ở động vật là gì? Lấy ví dụ

II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
Quá trình sinh sản hữu tính gồm ba giai đoạn :
- Hình thành giao tử ( tinh trùng và trứng )
- Thụ tinh ( tinh trùng kết hợp với trứng)
- Phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới)

+ Hình thành tinh trùng.
- 1 tế bào sinh dục đực (2n),

giảm phân 2 lần liên tiếp→ 4 tế
bào con (n)→ 4 tinh trùng (n)
- Kết quả: Một tế bào sinh dục
đực (2n) giảm phân cho 4 tinh
trùng (n)
* Giai đoạn 1: Hình thành tinh trùng
và trứng

+ Hình thành trứng.
- 1 TB sinh dục cái (2n), giảm phân
2 lần liên tiếp → 4 tế bào con (n)
- Trong đó: 3 tế bào (n) là các thể
cực dần tiêu biến, 1 tế bào phát
triển là tế bào trứng (n).
Kết quả: Một tế bào sinh dục cái
(2n) giảm phân cho 3 thể cực ( tiêu
biến), 1 tế bào trứng (n)

- Giai đoạn 2: Thụ tinh.
Tinh trùng + Trứng → Hợp tử
(n) (n) (2n)
-Giai đoạn 3: phát triển phôi thai

Hợp tử (2n) → phôi → cá thể mới (2n)

Quan sát sơ đồ sinh sản hữu
tính ở gà hãy:
-Ghi chú thích các giai đọan
sinh sản hữu tính ở gà vào các ô
hình chữ nhật trên sơ đồ

Hình thành giao tử
Thụ tinh
Phát triển phôi
thai

Ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ở động vật
- Ưu điểm:
- Sinh sản hữu tính có sự tổ hợp vật chất di truyền, nên
tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, nhờ
đó động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi
trường sống thay đổi.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian tương đối
ngắn.
Sao la Bò tót
Voi
Voọc đầu trắng
Hạn chế: Không có lợi trong trường hợp mật độ cá thể
của quàn thể thấp. Dẫn đến một số loài có nguy cơ bị
tuyệt chủng.

III. Các hình thức thụ tinh ở động vật.
Các hình thức thụ tinh bao gồm: Tự phối - tự thụ tinh và
giao phối – thụ tinh chéo.
+ Tự thụ tinh: 1 cá thể có thể hình thành cả giao tử đực
và giao tử cái, các giao tử đực và giao tử cái của cá thể
này thụ tinh với nhau.
Ví dụ: Bọt biển,
+ Thụ tinh chéo: 1 cá thể sinh ra tinh trùng, một cá thể
sinh ra trứng, rồi hai loại giao tử này thụ tinh với nhau.
Thụ tinh chéo bao gồm thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.


Ốc sênGiun đất
Một số động vật lưỡng tính

Giun đất, ốc sên
Giun đất, ốc sên là động vật lưỡng tính, nhưng chúng
không tự thụ tinh được mà thụ tinh chỉ xảy ra giữa
tinh trùng và trứng của 2 cá thể khác nhau( thụ tinh
chéo)
Động vật lưỡng tính như giun đất, ốc sên có tự sinh
sản được không?
Ưu điểm của động vật lưỡng tính khi trên cùng một cơ
thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái?
Bất cứ 2 cá thể nào gặp nhau cũng có thể giao phối
được với nhau, tăng hiệu quả sinh sản vì động vật lưỡng
tính thường di chuyển chậm.

Hãy theo dõi đoạn phim sau và cho biết thế nào là thụ tinh
ngoài? Lấy ví dụ một số động vật có hình thức thụ tinh ngoài?
1. Thụ tinh ngoài

Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp
tinh trùng ở bên ngoài cơ quan sinh dục của con cái
- Con cái đẻ trứng vào môi trường nước, con đực phóng
tinh dịch lên trứng để thụ tinh.
VD: cá, lưỡng cư ( ếch , nhái)…

2. Thụ tinh trong
Hãy theo dõi đoạn phim sau và cho biết thế nào là thụ tinh
trong? Lấy ví dụ một số động vật có hình thức thụ tinh trong?


Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp
tinh trùng ở bên trong cơ quan sinh dục của con cái thông
qua hình thức giao phối.
VD: rắn, rùa, hươu, gà…

Nội dung
so sánh
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong
Ví dụ
Hình thức
Hiệu quả
Năng lượng
? Qua nội dung trên hãy hoàn thành nội dung
phiếu học tập sau

Nội dung so
sánh
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong
Ví dụ Ếch, nhái, cóc, cá ,… Rắn, gà, vịt, trâu,
bò…
Hình thức - Con cái đẻ trứng vào
môi trường nước,con
đực phóng tinh dịch lên
trứng để thụ tinh.
- Giao phối.
Hiệu quả Hiệu quả thụ tinh thấp Hiệu quả thụ tinh
cao
Năng lượng Ít tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn nhiều
năng lượng


IV. Đẻ trứng và đẻ con
Hãy kể tên một số loài động vật đẻ trứng , đẻ con
mà em biết?

+ Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh
(thụ tinh ngoài) hoặc được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ
tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.
+ Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản
(thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi →
con non → đẻ ra ngoài.
- Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn
hoàng được thụ tinh nằm trong ống dẫn trứng (một số
loài cá, bò sát) hoặc trứng phát triển thành phôi, phôi
phát triển trong cơ quan sinh sản cơ thể cái nhờ thu
nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ (thú).

+ Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ
cho thai rất lớn nên thai phát triển rất tốt trong
bụng mẹ .
+ Thai nằm trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước
kẻ thù và các tác nhân gây bệnh .
Tại sao đẻ con tiến hoá hơn để trứng?

Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
+ Hình thức thụ tinh:
Tự phối → giao phối.
Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
+ Hình thức sinh sản:
Đẻ trứng → đẻ con.

Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ
→ Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.
Qua bài học, em hãy cho biết chiều hướng tiến hoá
trong sinh sản hữu tính ở động vật?

×