Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Phương pháp dạy học Kĩ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.32 KB, 18 trang )


Một số phương pháp
dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những
tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy
học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một
lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm
tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập
trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc.
Kết quả làm việc của nhóm sau đó được
trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

QUY TRÌNH DẠY HỌC NHÓM
NHẬP ĐỀ VÀ GIAO
NHIỆM VỤ

Giới thiệu chủ
đề

Xác định nhiệm vụ
các nhóm

Thành lập các nhóm
LÀM VIỆC NHÓM

Chuẩn bị chỗ làm việc


Lập kế hoạch làm việc

Thoả thuận quy tắc làm việc

Tiến hành giải quyết nhiệm vụ

Chuẩn bị báo cáo kết quả
TRÌNH BÀY KẾT
QUẢ / ĐÁNH GIÁ

Các nhóm trình
bày kết quả

Đánh giá kết quả
Làm việc toàn lớp
Làm việc toàn lớp
Làm việc nhóm

Phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là
phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật hoặc chuyện được viết dựa trên
những trường hợp thường xảy ra trong
cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho
một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi
nghiên cứu trường hợp điển hình có thể
được thực hiện trên video hay một băng
catset mà không phải trên văn bản viết.


Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển
hình có thể là:

HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường
hợp điển hình

Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy
nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người
khác).

Thảo luận về trường hợp điển hình theo
các câu hỏi hướng dẫn của GV.

Phng phỏp gii quyt vn
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn
đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra tr ớc HS các
vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn
giữa cái đã biết và cái ch a biết, chuyển
HS vào tình huống có vấn đề , kích thích
họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong
muốn giải quyết vấn đề.

KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ
Trạng thái
đích
Vật
cản

Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra

mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn
cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa
đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần
vượt qua.

Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần

Trạng thái xuất phát: không mong muốn

Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn

Sự cản trở
Trạng thái
xuất phát

TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Trạng thái
đích
Vật
cản

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá
nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới,
nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng
chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện
(tri thức, kỹ năng…) để giải quyết.
Trạng thái
xuất phát

Vấn đề

I) Nhận biết vấn đề

Phân tích tỡnh hung

Nhn bit, trình bày vn
cn gii quyt
II) Tìm cỏc phng ỏn giải quyết

So sánh với các nhiệm vụ đã giải quyết

Tìm các cách giải quyết mới

H thống hoá, sắp xếp các ph ơng án giải quyết
III) Quyt nh phng ỏn (giải quyết V)

Phân tích cỏc phng ỏn

Đánh giá cỏc phng ỏn

Quyết định
Giai quyết
CU TRC CA QU TRèNH GII QUYT VN

Ví dụ: Lớp 8: Bài 16 ” đặc điểm kinh tế các
nước Đông Nam Á”
GV: Em sẽ nói gì khi có một khách nước ngoài
muốn tìm hiểu về đặc điểm phát triển kinh tế
của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói
chung và của Việt Nam nói riêng”


Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học
sinh thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả
định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng
cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà
các em vừa thực hiện hoặc quan sát
được. Việc “diễn” không phải là phần
chính của phương pháp này mà điều quan
trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Quy trình thực hiện

Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao
tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian
chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

Các nhóm lên đóng vai.

Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và
cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của
các cách ứng xử.

GV kết luận, định hướng cho HS về cách
ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.


Ví dụ: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bước 1: Gv mời 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh đóng vai
người dân ở một thành phố ( Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh)
đại diện cho 3 miền khí hậu khác nhau.
Bước 2: Mỗi học sinh sẽ trình bày một vài đặc điểm nổi bật về
khí hậu của thành phố mình:
+ Hà Nội: Một năm có 2 mùa, mùa Đông lạnh và ít mưa, mùa
Hạ nóng và mưa nhiều.
+ Huế: Mưa nhiều vào mùa Thu – Đông, đặc biệt là các tháng
9,10 và 11; mùa hè thường có gió Tây khô nóng.
+ TP Hồ Chí Minh: nóng quanh năm, có một mùa mưa và một
mùa khố.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức
* Lưu ý: Thường dùng ở phần củng cố bài học.

Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương
pháp tổ chức cho học sinh tìm
hiểu một vấn đề hay thể nghiệm
những hành động, những thái độ,
những việc làm thông qua một trò
chơi nào đó.

Quy trình thực hiện

GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật
chơi cho HS

Chơi thử ( nếu cần thiết)


HS tiến hành chơi

Đánh giá sau trò chơi

Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò
chơi


* Ví dụ: Lớp 8: Bài 2 “Khí hậu Châu Á”
Trò chơi lắp ghép nội dung:
Chọn các mảnh giấy hoặc bìa có các cụm từ cho trước dưới đây và sắp
xếp vào các cột cho đúng với các khu vực thuộc các kiểu khí hậu và
đặc điểm chung của các kiểu khí hậu: Đông Á, vùng nội địa, Đông
Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á. Một năm có hai mùa rỏ rệt: Mùa đông
thời tiết lạnh ít mưa; mùa hạ khô và nóng; mùa hạ thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh; lượng mưa trung bình năm thấp.
Cách tiến hành: Thi giữa các đội, đội nào lắp ghép đúng nội dung và
nhanh nhất sẽ đội thắng cuộc.
Cột A
Kiều khí hậu gió
mùa
Cột B
Khí hậu lục địa
Các khu vực
Đặc điểm chung

Dạy học theo dự án
( Phương pháp dự án)

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự

án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết
với thực hành.

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với
tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc
thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết
quả dự án là những sản phẩm hành động có thể
giới thiệu được.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ
GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
-
Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công lao động
THỰC HIỆN
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án
Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình
Rút ra kinh nghiệm

×