Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.07 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này em xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến các giảng viên của trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM nói chung và các
giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng nói riêng. Trong suốt thời gian qua, các
Thầy Cô đã rất tận tình, đem hết kiến thức và trí tuệ và nhiệt huyết của mình
truyền đạt lại cho sinh viên.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn Khoa Tài chính ngân hàng và đặc
biệt là gửi lời cám ơn đến TS.Nguyễn Thị Tuyết Nga, người đã luôn sát cánh
bên em giải đáp và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị tại Ngân hàng Công
Thương Việt Nam-Chi nhánh 2 đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận thực tế,
quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập.
Với những giới hạn về kiến thức thực tiễn, trong quá trình tìm hiểu không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được góp ý của Thầy, Cô để
em hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình, tích luỹ thêm những kinh
nghiệm để hoàn thành tốt hơn bài chuyên đề tốt nghiệp sắp tới.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính ngân hàng
thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn !
1
Báo cáo thực tập
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP






















TP. HCM, ngày tháng năm 2015
Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
2
Báo cáo thực tập
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TP. HCM, ngày tháng năm 2015
Ký tên
NHẬT KÝ
3
Báo cáo thực tập
Nội dung thực tập Kết quả đạt được
Đơn vị
thực tập
GV hướng
dẫn
Tuần thứ 1
Ngày 4/3 Quan sát các nhân viên
Ngân Hàng làm việc và
được giới thiệu sơ về cơ
quan thực tập

Nắm được thao tác và
tác phong làm việc tại 1
Ngân Hàng
Ngày 5/3 Làm quen với công việc
Ngân hàng
Hiểu được những việc
làm của 1 Ngân Hàng
Ngày 9/3 Được phân công đi in và
photo một số tài liệu và
giấy tờ
Nắm được thông tin về
một số bộ phận của ngân
hàng
Tuần thứ 2
Ngày 11/3 Xem giao dịch viên giao
dịch với khách hàng
Hiểu được thao tác khi
giao dịch
Ngày 12/3 Giúp nhân viên của chi
nhánh thu tiền của khách
hàng thông qua các thao
tác bằng tay và trên máy
tính
Hiểu được thao tác khi
giao dịch
4
Báo cáo thực tập
Tuần thứ 3
Ngày 20/3 Đánh số chứng từ giao
dịch và xếp lại chứng từ

giao dịch
Hiểu được những chứng
từ cần thiết khi giao dịch
Ngày 21/3 Được hướng dẫn kiểm
tra tiền bằng máy và qua
sổ kế toán
Hiểu được những thao
tác cần thiết khi kiểm tra
tiền
Tuần thứ 4
Ngày 28/3 Xin số liệu làm báo cáo
thực tập
Ngày 29/3 Xin số liệu làm báo cáo
thực tập
Ngày 31/3 Nộp báo cáo thực tập
cho Giám đốc Ngân
Hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VietinBank - Chi
nhánh 2 29
5
Báo cáo thực tập
Bảng 2.1 : Quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP VietinBank - Chi nhánh 2
31
Bảng 2.2 : Kết quả huy động vốn 36
Bảng 2.3 : Huy động nguồn vốn theo loại tiền tệ 38
Bảng 2.4 : Huy động nguồn vốn theo thời gian 40
Bảng 2.5 : Huy động nguồn vốn theo chủ thể 42
Bảng 2.6 : Kết quả nguồn vốn huy động trung và dài hạn 44

Bảng 2.7 : Kết quả vốn vay trung và dài hạn 46
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 Kết quả huy động vốn trên tổng nguồn vốn 37
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại ngoại tệ 39
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian 41
Biểu đồ 2.4 :Cơ cấu nguồn vốn huy động theo chủ thể 43
Biểu đồ 2.5 : Kết quả huy động vốn trung và dài hạn 47
6
Báo cáo thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMCP Thương mại cổ phần
CN Chi nhánh
CBNV Cán bộ nhân viên
PGD Phòng giao dịch
HĐV Huy động vốn
TDN Tổng dư nợ
TSĐB Tài sản đảm bảo
TCKT Tổ chức kinh tế
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
GTCG Giấy tờ có giá
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
VNĐ Việt Nam Đồng
MỤC LỤC
7
Báo cáo thực tập
8
Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, vốn là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công

hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,cũng là một
phần quan trọng không thể thiếu trong việc kinh doanh đối với các doanh
nghiệp,vốn ở đây bao gồm:tiền tệ,vật tư,tri thức khoa học, Chính sự quan trọng
của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế mà chúng ta tìm kiếm các giải pháp
nhằm huy động tối đa nguồn vốn cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đồng thời giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn trung dài hạn dồi dào để cải tạo
các thiết bị cũng như nâng cao kỹ thuật sản xuất để mở rộng thị trường kinh
doanh cũng như vượt lên các đối thủ cạnh tranh. Nắm bắt được nhu cầu trên,các
ngân hàng trong đó có Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã đưa ra các chính
sách cũng như các ưu đãi nhằm khuyến khích người dân gửi tiền nhàn rỗi của
mình vào ngân hàng trong đó chủ yếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn để có thể
đáp ứng được các dự án phục vụ cho chiến lược đầu tư và phát triển.Vì tình hình
trên nên em chọn đề tài
“Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam-Chi nhánh 2”
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn trung và dài hạn của
Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh 2 qua đó đưa ra các giải pháp
nhằm đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn trung và dài hạn trong thời gian
sắp tới.
Ngoài lời mở đầu và kết luận,khoá luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung
Chương 2 : Giới thiệu tổng quan và Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn
tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh 2
9
Báo cáo thực tập
Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng
Công Thương Việt Nam-Chi nhánh 2
10
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI,
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại:
Nghề kinh doanh tiền tệ tiền thân của Ngân Hàng ra đời gắn liền với thương
mại, khi có sự giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia với các loại tiền tệ
khác nhau gây trở ngại cho việc mua bán thanh toán và đặc biệt phức tạp trong
việc chuyển đổi bảo quản tiền tệ.Vì thế thúc đẩy sự ra đời của những tổ chức
chuyên kinh doanh tiền tệ, để đảm nhận những tổ chức kinh doanh la thực hiện
việc chuyển đổi tiền tệ giữa các vùng các nước để phục vụ công việc giao lưu
hàng hoá. Đổi các loại tiền tệ khác nhau ra vàng bạc và ngược lại, theo yêu cầu
của sự phát triển các quan hệ tiền tệ hàng hoá. Lúc đầu các giấy nhận nợ chỉ là
những biên lai xác định quyền sở hữu số tiền vàng đó, tiến tới phát hành các loại
chứng phiếu đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng nó trong việc mua bán,
thanh toán thay cho việc rút tiền vàng. Nghiệp vụ nhận tiền gửi phát triển cùng
với việc sử dụng rộng rãi các chứng phiếu thanh toán thay cho tiền mặt đã tạo
nên nguồn dự trữ đã được sử dụng để cho vay sinh lời. Đây là một sự kiện quan
trọng trong việc chuyển các tổ chức hoạt động dịch vụ tiền tệ một cách thuần tuý
thành các tổ chức Ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng.
Ngân hàng được hình thành phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều
hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu, vào khoảng thế kỷ 15 đến
thế kỷ 18, các Ngân hàng còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức
năng như nhau, đó là làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền
kinh tế và phát hành giấy bạc Ngân hàng. Sang thế kỷ 18, lưu thông hàng hoá
11
Báo cáo thực tập
ngày càng mở rộng và phát triển, việc các Ngân hàng cùng thực hiện chức năng
phát hành giấy bạc Ngân hàng làm cho lưu thông có nhiều loại giấy bạc Ngân
hàng khác nhau đã gây cản trở cho quá trình lưu thông hàng hoá và phát triển
kinh tế. Chính điều đó đã dẫn đến sự phân hoá trong hệ thống Ngân hàng và
Ngân hàng thương mại cũng ra đời từ đó.

1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại:
- Với tư cách là một doanh nghiệp, để hoạt động kinh doanh tốt thì phải có
vốn, để có vốn hoạt động thì Ngân hàng thương mại phải tìm cách để huy động
được một số vốn lớn từ các chủ thể kinh tế có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để
bù lại Ngân hàng thương mại phải trả lại cả vốn và lãi cho chủ sở hữu khi đến
hạn. Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng thương mại phải đảm bảo trả đúng
hạn vốn huy động hoặc đáp ứng phương thức thanh toán của khách hàng với
một món lợi tức hợp lý kèm theo. Còn với tư cách người cho vay thì Ngân hàng
thương mại sử dụng vốn đi thuê để cho thuê lại, tức là tạm thời bán quyền sử
dụng vốn cho người khác và Ngân hàng thương mại cũng luôn mong muốn
khách hàng của mình sử dụng vốn này có hiệu quả và hoàn trả đầy đủ vốn và lãi
đúng kỳ hạn theo quy định đã cam kết. Qua đó Ngân hàng thương mại là một
trong những trung gian tài chính lớn nhất, một trong những trung tâm thanh toán
của nền kinh tế. Vai trò của Ngân hàng thương mại còn góp phần giảm chi phí
lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, góp phần mở rộng quan hệ giao
lưu kinh tế.
2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nó hoạt động trên
cơ sở huy động vốn và đầu tư vốn. Ngân hàng thương mại đi vay để cho vay,
12
Báo cáo thực tập
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Việc Ngân hàng
thương mại đi vay để cho vay cũng nhằm mục đích trọng yếu nhất là tìm kiếm
lợi nhuận. Đã là một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tài chính, quá trình
hoạt động nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác và
dùng làm nguồn vốn để kinh doanh. Bản chất của nguồn vốn huy động là tài sản
của các chủ sở hữu khác, không thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng nhưng Ngân
hàng có quyền sử dụng trong thời gian hoạt động và có trách nhiệm hoàn trả cả
gốc và lãi. Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược huy động vốn bằng

nhiều hình thức:
2.1 Nhận tiền gửi:
Đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy
động nói riêng và trong nguồn vốn kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
nói chung. Các Ngân hàng thương mại huy động tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, cơ quan, dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) là loại tiền được thể hiện trên
các tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện chi trả về mua hàng hoá và
thực hiện các dịch vụ khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng mở
cho khách hàng một tài khoản tiền gửi thanh toán séc hay tài khoản vãng lai để
quản lý tài sản của khách hàng.
2.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm :
Nguồn vốn huy động, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn tự do. Ngoài ra còn có
các nguồn vốn được hình thành trong quá trình hoạt động. Trong đó mỗi nguồn
vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng thương mại.
13
Báo cáo thực tập
2.2.1 Nguồn vốn huy động:
Nguồn vốn huy động là những phương tiện tiền tệ mà Ngân hàng huy động
được thông qua các hình thức :
- Phát hành kỳ phiếu.
- Phát hành trái phiếu.
- Các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn.
Các hình thức trên, các Ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn so
với lãi suất tiền gửi. Nguồn vốn này chỉ phát sinh khi Ngân hàng thiếu vốn mà
vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Qua đó ta thấy nguồn vốn huy
động là công cụ chính, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn kinh doanh và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại. Số vốn mà các Ngân hàng thương mại huy động là tài sản của

các chủ sở hữu Ngân hàng được quyền sử dụng nhưng phải có trách nhiệm hoàn
trả cho họ đúng thời hạn cả vốn và lãi. Các Ngân hàng thương mại chỉ được sử
dụng nguồn vốn này vào các nghiệp vụ tín dụng như cho vay, đầu tư, chiết
khấu mà không được sử dụng để hùn vốn liên doanh, mua cổ phần, mua tài
sản cố định cho Ngân hàng cũng như các mục đích khác ngoài kinh doanh.
2.2.2 Nguồn vốn đi vay:
Vốn đi vay là vốn được hình thành qua việc vay vốn trên thị trường và vay
của Ngân hàng Trung ương. Trong tổng số vốn hoạt động của Ngân hàng có một
bộ phận vốn bổ sung chiếm tỷ trọng đáng kể đó là vốn đi vay. Các Ngân hàng
thương mại đi vay vốn để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của mình khi đã sử
dụng hết vốn tự có, vốn huy động tiền gửi, vốn huy động khác mà vẫn không có
đủ để hoạt động và khi cần sử dụng họ rút tiền ra để chi tiêu.
14
Báo cáo thực tập
Tiền gửi có kỳ hạn: Là tiền gửi của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh
doanh, nó được chia làm nhiều kỳ hạn khác nhau: ngắn hạn, dài hạn và trung
hạn, nhưng hiện nay chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Tuy vậy do tính chất tương đối ổn
định của nó nên tiền gửi có kỳ hạn thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với
Ngân hàng thương mại. Nếu lãi suất hấp dẫn, tiền gửi có kỳ hạn sẽ có xu hướng
phát triển, song nếu lãi suất không hấp dẫn hoặc bị lãi suất của tín phiếu kho
bạc, trong đó có trung hạn sẽ dẫn đến bị biến động đột ngột làm đảo lộn nguồn
vốn của Ngân hàng thương mại và gây khó khăn không nhỏ cho công tác chi trả
của Ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của một cá nhân hay một gia đình
gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ. Nguồn vốn huy động này
chủ yếu là tiền gửi của những người tiêu dùng. Các Ngân hàng thương mại thực
hiện huy động tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức, thời hạn khác nhau:
- Tiền gửi tài khoản không kỳ hạn.
- Tiền gửi tài khoản có kỳ hạn.
2.3 Các nguồn vốn khác:

Ngoài các nguồn vốn kể trên, các Ngân hàng thương mại còn có một số vốn
khác có thể sử dụng để cho vay. Đó là nguồn vốn hình thành trong quá trình
thanh toán của Ngân hàng, giao dịch trong thanh toán chênh lệch giữa thời gian
từ lúc nhận vốn thanh toán đến khi thanh toán thì Ngân hàng thương mại tận
dụng được một khoản vốn rồi sử dụng trong kinh doanh. Quản lý tốt nguồn vốn
này sẽ tạo được nguồn vốn để cho vay ngắn hạn mà không phải trả lãi suất.
2.4 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại:
15
Báo cáo thực tập
Ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò làm trung gian tài chính đó là thu
nhận tiền gửi tạo nguồn vốn. Nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại không
những là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu
của các Ngân hàng thương mại. Do vậy nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
có vai trò quyết định khả năng thanh toán và chi trả của một Ngân hàng, gây
thanh thế và uy tín cho Ngân hàng đó. Để có một khối lượng vốn lớn từ nhiều
nguồn vốn phong phú đa dạng phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt động
tín dụng của Ngân hàng thương mại mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
16
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 2 :GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 2
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
1.1.1Giới thiệu về ngân hàng Công Thương Việt Nam
Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade
Tên gọi tắt : VietinBank
Địa chỉ : 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại : 1900 55 88 68/ (84) 4 3941 8868
Fax : (84) 4 3942 1032
Email : www.vietinbank.vn
Doanh thu 55.775 tỷ VND (2012)
Lợi nhuận kinh doanh 8.392 tỷ VND (2012)
Chủ sỡ hữu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hệ thống mạng lưới trải
rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao
dịch/ Quỹ tiết kiệm. Vietinbank là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc
doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm 10% tổng tài sản toàn
17
Báo cáo thực tập
hệ thống, thị phần cho vay chiếm 11,6% của toàn hệ thống, mạng lưới chi nhánh
và phòng giao dịch đứng thứ 2 toàn quốc sau Agribank. Logo và slogan của
VietinBank hiện nay :
Các hoạt động chính
-Huy động vốn
-Cho vay, đầu tư
-Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế)
-Thanh toán và Tài trợ thương mại
-Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
-Tư vấn đầu tư và tài chính
-Cho thuê tài chính
-Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu
ký chứng khoán
-Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản.
Công nghệ
18

Báo cáo thực tập
Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều
hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến
VietinBank đã triển khai thành công 2 giai đoạn hiện đại hóa từ năm 2000 đến
2010 bằng việc triển khai hệ thống Corebanking INCAS và hệ thống quản lý
ERP. Tiếp nối thành công đó, VietinBank đã hoàn chỉnh xây dựng chiến lược
công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2010-2015 với 15 dự án được chia làm 4
nhóm chính:
- Nhóm nền tảng (core) nhằm đem lại nền tảng cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho
khách hàng và hỗ trợ quản trị ngân hàng. Bao gồm các dự án như Thay thế
Corebanking, Treasury,…
- Nhóm hướng đến khách hàng cung cấp trực tiếp đến khách hàng các sản
phẩm/dịch vụ hiện đại, tiên tiến. Bao gồm các dự án Corebanking (cấu phần
phục vụ khách hàng tại quầy), Internet Banking, Trade Finance, CRM, khởi tạo
khoản vay (LOS),…
- Nhóm quản trị, điều hành nhằm tăng cường quản trị, điều hành, kiểm soát rủi
ro cho VietinBank. Bao gồm các dự án như: Kho dữ liệu doanh nghiệp (Data
warehouse), Quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, quản lý rủi ro tín dụng, ERP,…
- Nhóm công nghệ nhằm tăng cường khả năng công nghệ, sẵn sàng cho việc mở
rộng nhanh chóng các sản phẩm/dịch vụ/mạng lưới chuẩn mực và thống nhất.
Bao gồm các dự án như: Lớp giữa (theo chuẩn SOA), giám sát an ninh doanh
nghiệp, quản lý ứng dụng tập trung
Tầm nhìn
19
Báo cáo thực tập
Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng,
theo chuẩn quốc tế.
Giá trị cốt lõi
- Hướng đến khách hàng;
- Hướng đến sự hoàn hảo;

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;
- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;
- Sự tôn trọng;
- Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả và bền vững;
- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;
- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương
Việt Nam
- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam
thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội
đồng Bộ trưởng).
20
Báo cáo thực tập
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt
Nam).
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo
Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa
Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
- Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH 2

1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 2
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi
nhánh 2
Địa chỉ: Số 222 -224 Phan Đình Phùng, phường 1, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ
Chí Minh
Điện thoại 08.3995.2269
Fax 08.3995.1933
Phòng giao dịch:
-PGD Nguyễn Văn Trỗi.
21
Báo cáo thực tập
-PGD Phú Nhuận.
-PGD Huỳnh Văn Bánh.
-PGD Thái Sơn.
-PGD Phan Xích Long.
1.2.2 Sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 2 đang nỗ lực đa dạng hoá sản
phẩm, dịch vụ tài chính, không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ truyền thống là
nhận tiền gửi và cho vay mà còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ ngân
hàng hiện đại, bao gồm :
Huy động vốn : Bao gồm tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ
phiếu và các giấy tờ có giá khác, vay vốn của VietinBank trung ương và các
hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
Hoạt động tín dụng : Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu,
cầm cố các giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, các hình thức cho vay khác theo
quy định NHNN.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương
tiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, Internet
banking, BSMS, POS, thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế Visa…
Các hoạt động khác : Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, kinh doanh

ngoại hối, đại lý nhận lệnh chứng khoán.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH 2
22
Báo cáo thực tập
1.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN TẠI NGÂN
HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH 2
 Ban giám đốc
Bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc. Là những người trực tiếp điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ của chi
nhánh theo đúng pháp luật và điều lệ của Ngân hàng VietinBank. Được quyền kí
các báo cáo, văn bản, chứng từ,… có nhiệm vụ báo cáo hoạt động tài chính và
kết quả kinh doanh của chi nhánh về Hội sở.
 Phòng kiểm tra nội bộ
Thay mặt tổng giám đốc giám sát hoạt động của ngân hàng chi nhánh
 Phòng thông tin điện toán
23
BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG TIỀN TỆ
KHO QUỸ
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KIỂM
TRA NỘI BỘ
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG THÔNG
TIN ĐIỆN TOÁN
PHÒNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
PHÒNG TỔNG

HỢP
HUY ĐỘNG VỐN
Báo cáo thực tập
Phòng tin học quản lý mạng, hỗ trợ, sửa chữa đường dây, mạng
 Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
Hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản
phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ,
chính sách ưu đãi mới nhất của ngân hàng.
Tiếp cận và giải quyết mọi vướng mắc, khiếu nại của khách hàng
 Phòng tiền tệ ngân quỹ
Là nơi cất giữ tiền mặt, chứng từ, các tài sản có giá của chi nhánh
Là nơi trực tiếp giao dịch thu – chi tiền với khách hàng
Là nơi trực tiếp luân chuyển tiền tệ với hội sở
Phối hợp với phòng kế toán trong công tác thu – chi tiền đối với khách hàng
Có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình nguồn ngân quỹ tại chi nhánh
 Phòng tổ chức – hành chính
Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù
hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn cho tài sản cơ
quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề lương, khen
thưởng, hưu trí, thôi việc…
 Phòng tổng hợp
Lập kế hoạch báo cáo kinh doanh của toàn chi nhánh
Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trên toàn hệ thống
24
Báo cáo thực tập
Quản lý, khai thác hệ thống báo cáo thống kê Ngân hàng
 Phòng kế toán
Kết hợp thông tin, dữ liệu với phòng ngân quỹ để điều chuyển vốn giữa chi
nhánh và Hội sở, Chi nhánh và Phòng giao dịch. Kết hợp với nhân viên giao
dịch trong nghiệp vụ thu chi tiền đối với khách hàng đến giao dịch

Phối hợp với phòng ngân quỹ và phòng tín dụng trong việc giải ngân cho khách
hàng, thu nợ và hoàn tất hồ sơ
Tổng hợp số liệu về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh để báo cáo lên Ban
Giám Đốc và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước
Hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên kiểm toán trong công tác kiểm toán tại chi nhánh
 Phòng giao dịch (huy động vốn)
Nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày để chuyển về phòng
Ngân quỹ, đảm bảo an toàn, chính xác
Thực hiện giao dịch gửi – rút tiền trên các tài khoản của khách hàng
Nhận và chi trả tiền trong và ngoài nước cho khách hàng
Thực hiện thu đối với các loại séc, ngoại tệ mặt, chuyển khoản cho khách hàng
Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay
Thực hiện thu đúng và đủ các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành
Giải quyết các vướng mắc, các phát sinh liên quan đến nghiệp vụ hoặc thao tác
giao dịch viên thực hiện
25

×