Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay trả góp mua nhà, nền nhà tại NHTMCP Á Châu- Hội sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
*****
NGUYỄN HẢI LÊ
MSSV: 40563157
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY
TRẢ GÓP MUA NHÀ, NỀN NHÀ TẠI NHTMCP Á CHÂU- HỘI SỞ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S NGUYỄN THANH PHONG
TP.HCM -2009
Chương I: Cơ sở lí luận về Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng
1.1Cơ sở lí luận về ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm- Bản chất:
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:
- Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ngày 12 tháng 2 năm 1997
thì Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng
là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với các nội dung thường
xuyên nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ
thanh toán.
- Cũng có thể hiểu ngân hàng thương mại: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu của nó bao gồm: huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính, đầu tư chứng khoán, liên doanh góp vốn,
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan ( ngân
quỹ thanh toán, ủy thác, quản lí tài sản…)
Theo các định nghĩa trên thì NHTM là một doanh nghiệp như các doanh nghiệp
khác nhưng khác cơ bản là ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Đây là một hình thức kinh
doanh đặc biệt. Một tổ chức kinh doanh tiền tệ được coi là ngân hàng phải hội đủ 3


yếu tố ( nếu thiếu thì chỉ được gọi là tổ chức phi ngân hàng):
- Nhận tiền gửi của công chúng.
- Cấp tín dụng
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Trong quan hệ ngày nay. Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế phát triển nhanh chóng,
quan hệ kinh tế mở rộng thì hoạt động của NHTM không chỉ bó hẹp trong phạm vi
một nước mà lan rộng ra toàn cầu. Chính vì vậy ngân hàng ngày càng đa dạng hóa
các dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng
trên trường quốc tế.
1.1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại:
1.1.2 Chức năng- vai trò:
1.1.2.1 Chức năng:
- Chức năng tạo tiền: Sự ra đời của các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về
chất trong kinh doanh tiền tệ. Nếu như trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền
gởi (vàng, bạc) rồi cho vay bằng chính đồng tiền đó, thì kể từ khi hệ thống ngân hàng ra
đời, việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc bạc mà họ đã nhận được từ
người gởi.oa
-Chức năng trung gian tài chính: Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử
dụng và chủ thể co nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế vì người có nhu
cầu khó tìm gặp người có khả năng cung cấp. Hoạt động của NHTM đã khắc phục được
hạn chế trên bằng cách đứng ra tập trung các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của tất cả
các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm các nhà doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan
nhà nước; trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung vốn tạm thời.
Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Hay nói khác đi, nghiệp vụ
kinh doanh của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay.
1.1.2.2 Vai trò của NHTM:
1.1.2.2.1 Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một
cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng

họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần
tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng
có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại
với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem
số tiền ấy cho người muốn vay vay.
Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để
sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó
sẽ duy trì họat động của mình.
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái
phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh
lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…
1.1.2.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh
toán

Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền
theo lệnh của chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm
bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi,
nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng
tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển,
bảo quản…).
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền
quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ) đã tiết kiệm cho xã hội
rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu
thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua sec và
được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc
thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện

tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng
mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các
ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này
sang người khác một cách nhanh chóng.
1.1.2.2.3 Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp:
Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không
còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ
quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại
kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho
tiền mặt.
Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong
hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước.
Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả
các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành
tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau:
Tên các ngân hàng Tiền gửi mới
Thanh toán
cho vay mới
Dự trữ bắt buộc
Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000
Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000
Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000

Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số
tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người
vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách
vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người
chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi

mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này
được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả,
người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có
số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng
0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là
10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do
cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.
1.1.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
- Huy động vốn.
- Tín dụng
- Đầu tư và kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Quản lý rủi ro.
- Thanh toán & chuyển tiền.
- Thanh toán quốc tế.
- Nghiệp vụ khác : ngân hàng điện tử, kinh doanh BDS
Trong đó , hoạt động chính của NHTM là tín dụng và huy động vốn.
1.2 Cơ sở lí luận tín dụng ngân hàng :
1.2.1 Khái niệm tín dụng:
Tín dụng (credit) xuất phát từ tiếng La tinh là Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Tuỳ vào
những góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm khác nhau về tín dụng.
Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu
hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay
sang người đi vay.
Tín dụng còn có nghĩa là số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách
hàng.
Trong một số ngữ cảnh cụ thể thì tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay.
Trên cở sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như
sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân
hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể

khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời
hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Theo quyết định 1627/QĐ-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 31/12/2001 về
cho vay của các Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục eo đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi”.
Theo luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi ngày 24/06/2004 thì : “Cấp tín dụng là việc tổ
chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn
trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ khác.
1.2.2 Nguyên tắc :
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu bảo đảm cho Ngân
hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định.
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau :
- Sử dàng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng- đây là nguyên
tắc cơ bản, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay
để thực hiện các
- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn.
1.2.3 Điều kiện :
- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn.
- Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Thống
đốc NHNN Việt Nam.
1.2.4 Phân loại
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu
thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các qui

trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Có thể căn cứ vào
nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại tín dụng ngân hàng như: Mục đích sử dụng vốn
vay, Thời hạn cho vay, Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, Phương pháp hoàn trả,
xuất xứ tín dụng…
1.2.4.1 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay:
 Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất
động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
 Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
 Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để giúp các hộ nông dân, hợp tác xã nông
nghiệp trang trãi các chi phí sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây
trồng, nhiên liệu…
 Cho vay các định chế tài chính: Đối tượng cấp tín dụng của sản phẩm này là các
Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ tín
dụng và các định chế tài chính khác.
 Cho vay cá nhân: là loại cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm
các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trãi các chi phí thông thường của đời
sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
 Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại là cho thuê vận hành
và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ
yếu là máy móc – thiết bị.
1.2.4.2 Phân loại theo thời hạn cho vay:
 Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để
bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các Doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của cá nhân.
 Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng
trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay để mua sắm các vật
tư nông nghiệp. Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên

của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
 Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng và thời hạn tối đa có thể
lên tới 20 – 30 năm. Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn
như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp mới.
1.2.4.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
 Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự
bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
 Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc
cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
1.2.4.4 Phân loại theo xuất xứ tín dụng:
 Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người
đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
 Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đựoc thực hiện thông qua việc mua lại các khế
ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán (gồm chiết khấu
thương mại, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp, nghiệp
vụ factoring).
Ngoài các loại cho vay trên, Ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách
hàng bằng uy tín của mình. Hay còn gọi là tín dụng bằng chữ ký.
Từ những cách phân loại trên, ta thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động rất đa dạng.
Cho nên, nếu một Ngân hàng đa dạng hoá các nghiệp vụ tín dụng của mình thì điều đó
cũng đồng nghĩa với việc giúp ngân hàng phân tán được rủi ro. Nhưng cũng cần phải có
biện pháp quản trị phù hợp để hạn chế tới mức tối đa các rủi ro song song với việc đa
dạng hoá các nghiệp vụ tín dụng.
1.3 Tín dụng bất động sản :
1.3.1 Khái niệm bất động sản :
Việc phân loại tài sản thành “ bất động sản” và “ động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La
Mã, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả
những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao
gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng và tất cả những gì liên quan đến đất

đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành
lãnh thổ.
Theo bộ Luật Dân Sự nam nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, có quy định: '” BĐS là các
tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản
gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản
khác do pháp luật quy định”.
1.3.2 Khái niệm thị trường bất động sản:
Thị trường BĐS chỉ hình thành khi bất động sản trở thành hàng hóa. Thị trường BĐS là
sự mua, bán và taro đổi BĐS phát triễn ở mức độ cao, đó chính là thị trường mua bán,
trao đổi đất đai và các công trình, vật kiến trúc gắn liền với đất đai.
Thị trường BĐS đóng vai trò khá đặc biệt vì nó những nét đặc trưng riêng:
Trước hết, thị trường BĐS không phải là thị trường giao dịch bản thân bất động sản mà là
thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản.
Thị trường BĐS mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc:Bất động sản là một loại hàng hóa
cố định và không thể di dời, chịu ảnh hưởng của yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu. Trong
khi đó: tâm lý, tập quán, thị hiếu của mỗi vùng, địa phương sẽ khác nhau. Do đó, nhu cầu
về BĐS sẽ rất khác nhau về số lượng, kiểu cách, mẫu mã, chất lượng dẫn đến sự khác
nhau về quy mô và trình độ phát triễn của thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật: pháp luật chi phối, điều
chỉnh các quyền về BĐS như: mua, bán, thế chấp, góp vốn Đồng thời pháp luật còn quy
định hợp đồng giao dịch dân sự về bất động sản.
Thị trường bất động sản tuy có hoạt động phong phú nhưng thường là thị trường không
hoàn hảo: thị trường BĐS phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống
và tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng. Chính vì mang tính địa
phương như vậy, sự hiểu biết về giao dịch và thực hiện giao dịch thường không hoàn hảo.
Cung về bất động sản phản ứng chậm hơn so với cầu bất động sản: việc tạo ra hàng hóa
bất động sản, các công trình xây dựng đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, từ tìm hiểu
thông tin về đất đai, chuyển nhượng đất đai, xin giấy phép xây dựng, thiết kế, thi công
Thủ tục pháp lý để chuyển nhượng đất đai, bất động sản thường khá phức tạp. Bên cạnh
đó, bất động sản là hàng hóa có giá trị lớn nên đòi hỏi vốn đầu tư vốn.

Thị trường bất động sản có mối quan hệ mật thiết với thị trường vốn: hàng hóa bất động
sản là hàng hóa có giá trị lớn, do đó các hoạt động giao dịch đầu tư, kinh doanh trên thị
trường bất động sản đều có nhu cầu rất lớn về vốn. Một phần nhu cầu về vốn cho hoạt
động đầu tư,kinh doanh bất động sản được huy động trên thị trường vốn.
1.3.3 Khái niệm tín dụng bất động sản:
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động
sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực cộng nghiệp, dịch vụ. Chính vì vậy mà bất
động sản vừa là đối tượng , vừa là mục tiêu của khoản cho vay này.
Các ngân hàng thường cho vay bất động sản để tài trợ cho việc mua những tài sản thực
như: nhà cửa, căn hộ , trung tâm mua bán, khu văn phòng, nhà kho và các cơ sở vật chất
khác, trong một số trường hợp bao gồm cả đất đai. Cho vay bất động sản là một lĩnh vực
mà bản thân nó chứa đựng một sự khác biệt quan trọng so với các dạng cho vay khác của
ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, cho vay bất động sản có thể là những món vay có quy mô
nhỏ như khoản vay dùng để sữa chữa nhà, thanh toán trong vòng vài tháng hoặc vài năm,
nhưng cũng có thể là những khoản vay mang tính dài hạn, kéo dài từ 25 đến 30 năm, để
cung cấp một nguồn tài chính lâu dài cho việc mua mới một căn nhà hay một căn hộ
chung cư.
1.3.4 Đặc điểm tín dụng bất động sản:
1.3.4 Các hình thức tín dụng bất động sản:
1.4 Chức năng và vai trò của tín dụng:
1.4.1 Chức năng:
1.4.1.1 Chức năng tạo tiền:
Sự ra đời của các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh
tiền tệ. Nếu như trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gởi (vàng, bạc) rồi
cho vay bằng chính đồng tiền đó, thì kể từ khi hệ thống ngân hàng ra đời, việc cho vay
không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc bạc mà họ đã nhận được từ người gởi.
Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các NHTM đã tạo ra được bút tệ để thay thế tiền là
một sáng kiến quan trọng thứ hai trong lịch sử hoạt động của ngân hàng. Chính nhờ
phương thức tạo tiền này mà ngân hàng đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế

hiện đại. Paul A. Samuelson đã cho rằng, sự thật là toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể
làm được cái mà từng ngân hàng nhỏ không làm được: nó có thể mở rộng việc cho vay
nợ và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp nhiều lần so với số mà các dự trữ
mới tạo ra cho nó, cho dù mỗi ngân hàng nhỏ bao giờ cũng chỉ vay một phần số tiền kí
gởi.
1.4.1.2 Chức năng trung gian tài chính:
Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể co nhu cầu
tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm gặp người có khả
năng cung cấp. Hoạt động của NHTM đã khắc phục được hạn chế trên bằng cách đứng ra
tập trung các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế bao
gồm các nhà doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan nhà nước; trên cơ sở đó cung cấp cho
các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung vốn tạm thời. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay,
vừa là người cho vay. Hay nói khác đi, nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại
là đi vay để cho vay.
1.4.2 Vai trò:
Nền kinh tế luôn tồn tại những chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn. Họ có thể
cách biệt về mặt không gian nên họ không hiểu biết lẫn nhau, nghĩa là chủ thể thừa vốn
thì không biết ai đang cần vốn để cho vay, còn chủ thể thiếu vốn thì không biết ai đang
thừa vốn để đi vay. Họ có thể khác nhau về quy mô, nghĩa là tồn tại những chủ thể thiếu
vốn lớn trong khi chỉ có nhũng người thừa vốn quy mô nhỏ hoặc ngược lại. Họ có thể
khác nhau về thời gian nghĩa là người thiếu vốn cần vốn trong một thời gian dài trong khi
người thừa vốn chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn. Vì thế quan hệ tín dụng
không thể xảy ra. Là một trung gian tài chính, Ngân hàng xuất hiện giải quyết vấn đề
thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Ngân hàng đứng ra đi vay các
chủ thể thừa vốn, và Ngân hàng cho vay lại các chủ thể thiếu vốn, gọi là Tín dụng ngân
hàng. Có thể kể đến vai trò của Tín dụng ngân hàng dưới các góc độ như sau:
- Đối với nền kinh tế:
Tín dụng Ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng cho các chủ thể trong nền kinh
tế. Thông qua Tín dụng ngân hàng, các nguồn lực trong xã hội được phân bổ sử dụng một
cách hợp lý và có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần

vào tăng trưởng kinh tế chung.
Tín dụng Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết
kiệm và gia tăng vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với ngân hàng:
Hoạt động Tín dụng đối với Ngân hàng thương mại tại các nước đang phát triển là hoạt
động kinh doanh chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của các Ngân hàng
này. Hoạt động tín dụng tạo nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, đó là thu nhập từ lãi
vay.
Hơn nữa, hoạt động tín dụng càng lớn, Ngân hàng càng có nhiều mối quan hệ với khách
hàng. Những người vay vốn là khách hàng tiềm năng đối với những sản phẩm dịch vụ
khác của Ngân hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp, họ có thể sử dụng các dịch vụ của
Ngân hàng như Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Dịch vụ trả lương hộ… Nếu khách
hàng là cá nhân, họ có thể sử dụng dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền… Thông qua đó,
nguồn thu của Ngân hàng cũng gia tăng.
Ngân hàng trung ương khi muốn thực thi chính sách mở rộng hay thu hẹp tín dụng có thể
thông qua Ngân hàng thương mại. Khi Ngân hàng trung ương chỉ thị mở rộng đầu tư vốn
vào một thành phần kinh tế hay một lĩnh vực, nghành nghề nào đó thì Ngân hàng thương
mại thông qua hoạt động tín dụng với điều kiện cho vay dễ dàng hơn sẽ cho vay nhiều
hơn đối với thành phần kinh tế hay nghành nghề, lĩnh vực đó. Vì vậy, Ngân hàng thương
mại thông qua hình thức cho vay đã thực hiện được các chính sách tiền tệ mà Ngân hàng
trung ương chỉ thị.
- Đối với khách hàng:
Thông qua tín dụng Ngân hàng, các khách hàng có thể được bổ sung nguồn vốn
thiếu hụt. Đối với các cá nhân, họ có thể sử dụng đồng vốn vay cho các mục đích cá nhân
như: du học, mua nhà, sửa chữa nhà, mua đất… Còn đối với các Doanh nghiệp, sự bổ
sung nguồn vốn thiếu hụt kịp thời rất có ý nghĩa, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của Doanh Nghiệp được thông suốt, hiệu quả kinh doanh được đảm bảo.
Từ các phân tích trên, có thể thấy tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên, bất kỳ hoạt động nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Hoạt động của Ngân hàng cũng
vậy, việc nhận định những rủi ro tín dụng rất quan trọng đối với Nhà quản lý ngân hàng.

1.5 Các hình thức tín dụng:
1.5.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù
đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các Doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của cá nhân.
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng
trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động
thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng và thời hạn tối đa có thể lên
tới 20 – 30 năm. Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như:
xây dựng nhà ở, đầu tư các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp mới.
1.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất
động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để giúp các hộ nông dân, hợp tác xã nông
nghiệp trang trãi các chi phí sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,
giống cây trồng, nhiên liệu…
- Cho vay các định chế tài chính: Đối tượng cấp tín dụng của sản phẩm này là các
Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ
tín dụng và các định chế tài chính khác.
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trãi các chi phí thông
thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
- Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại là cho thuê vận

hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản,
trong đó chủ yếu là máy móc – thiết bị.
Chương 2 :GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ, NỀN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU.
2.1. Giới thiệu khái quát về NHTMCP Á Châu:
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tên giao dịch là Asia Commercial Bank (ACB), được
thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp
ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UP do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
13/05/1993, thời hạn hoạt động là 50 năm.
- Ngày 04/06/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính đặt tại số 442
Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỉ
đồng.
Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ
tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong năm này, ACB
bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào
tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong
lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ
thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ
trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng
trong điều kiện Việt Nam.
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây
dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch;
và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS
(The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi
nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ
liệu tập trung.
Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện tái cấu trúc như là

một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ
cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh
gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ.
Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát
triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực
tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.
HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm
được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn
khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn
hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn
diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của
chương trình hiện đại hoá công nghê ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy
chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có
khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng
giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open
Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về
việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng
Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh
giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American
Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn
điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2008" do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
2.1.2.Mô hình tổ chức:
ACB đã thiết lập được một cấu trúc quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ

chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày
12/9/2000 của Chính phủ và hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản
trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước và nhân
dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước). Cụ thể,
hệ thống quản trị điều hành của ACB gồm có:
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của ACB gồm 8 thành viên và không tham
gia điều hành trực tiếp. Hội đồng quản trị họp định kì hàng quý để thảo luận các vấn đề
liên quan tới hoạt động của Ngân hàng, xem xét, báo cáo, phê chuẩn báo cáo thường
niên, báo cáo quý. Trong trường hợp cấp thiết, hội đồng quản trị sẽ có phiên họp bất
thường. Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài
cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng quản trị chỉ
đạo và giám sát hoạt động của ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên
môn do hội đồng quản trị thành lập như Ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng tín dụng , hội
đồng quản lí tài sản nợ và có, và hội đồng đầu tư.
- Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và 8 phó
Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hoá
chiến lược tổng thể và các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch,
phương án kinh doanh và tham mưu cho hội đồng quản trị về các vấn đề chiến lược,
chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động Ngân hàng.
- Ban kiểm toán nội bộ: Được chính thức thành lập ngày 13/3/1996 với nhiệm vụ
là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB theo đúng
pháp luật, các quy định của Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của
ACB. Qua đó, ban Kiểm toán nội bộ tiến hành đánh giá chất lượng điều hành và hoạt
động của từng đơn vị, tham mưu cho ban điều hành, đề xuất các giải pháp cần thiết.
- Hội đồng tín dụng: Được thành lập từ 1995. Hội đồng này là cơ quan cấp cao
nhất về quản lí hoạt động tín dụng. Nó thực hiện việc xét duyệt phân phối nguồn vốn tín
dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các ban tín dụng , quyết định
việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết
định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác
liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Hội đồng quản lí tài sản nợ và tài sản có: Được chính thức thành lập vào ngày
5/7/1997. Hiện nay hội đồng này có 11 thành viên đại diện cho Hội đồng quản trị, Ban
Tổng giám đốc, Giám đốc các khối. Hội đồng này có nghĩa vụ xây dựng các chỉ tiêu tài
chính để quản lí tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời, quản lí khả năng thanh toán
và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, quy định mức dự trữ thanh khoản,
quản lí rủi ro lãi suất, tỉ giá quyết định về cấu trúc và nguồn vốn, chính sách lãi suất, phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống.
- Hội đồng đầu tư: Được chính thức thành lập ngày 11/1/1996. Hiện nay Hội đồng
Đầu tư có 10 người là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban điều hành và trưởng
bộ phận đầu tư. Nhiệm vụ của hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà
ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét va ra quyết định các vấn đề khác liên quan
đến hoạt động đầu tư.
- Tổng giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động của Ngân
hàng, do Hội đồng quản trị chỉ định. Báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc là: Đại diện
lãnh đạo về chất lượng, Ban đảm bảo chất lượng, Ban chiến lược, Ban kiểm toán nội bộ.
- Tuy nhiên theo cơ chế quản lí mới, các hoạt động của ACB đều được xếp vào các
khối quản lí. Hiện nay cơ cấu của ACB gồm 7 khối nghiệp vụ, đó là:
- Khối khách hàng cá nhân, trong đó các bộ phận chuyên trách: Bộ phận huy động
và giao dịch, Bộ phận phận tín dụng, Trung tâm chuyển tiền W.U, trung tâm thẻ, Bộ phận
các sản phẩm liên kết.
- Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp với các bộ phận: Phòng sản phẩm và
phân tích tín dụng, phòng thẩm định và quản lí tài sản, phòng thanh toán quốc tế, phòng
quan hệ quốc tế.
- Khối ngân quỹ gồm có: Phòng kinh doanh vốn, phòng kinh doanh ngoại hối, bộ
phận phân tích đối tác giao dịch ngân quỹ.
- Khối phát triển kinh doanh: Bộ phận nghiên cứu phát triển khách hàng, phát triển
thị trường, bộ phận phát triển kênh phân phối, bộ phận phát triển sản phẩm.
- Khối giám sát điều hành: Phòng Kế toán, phòng Xử lí nợ, phòng Quản lí rủi ro, ban
Pháp chế, bộ phận Giám sát công ty quản lí danh mục đầu tư.
- Khối quản trị nguồn lực: phòng Nhân sự, phòng Hành chánh, Trung tâm đào tạo.

- Trung tâm công nghệ thông tin: Phòng Công nghệ thông tin, phòng Tổng hợp khai
thác dữ liệu, phòng Ngân hàng điện tử.
- Cuối cùng là hệ thống các chi nhánh, bao gồm sở giao dịch ACB.
2.1.3 Mạng lưới hoạt động:
Hiện nay ACB có 193 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước bao gồm TP.HCM , Hà
Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh,Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hoà, Hội An, Huế, Cần
Thơ, An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Đồg thời ACB đã thiết lập
được 5.584 đại lí chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB và 360 đại lí chi trả
của trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
2.1.4 Các thành tựu đạt được trong thời gian qua:
“ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng,
danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân
viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà
mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện”. Chính vì thế, trải qua 16 tồn tại và phát
triển, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi
nhận.
Trong năm 2008 vừa qua, ngân hàng đã vinh dự được chủ tịch nước trao tặng huân
chương lao động hạng II, cờ thi đua của thủ tướng chính phủ và được tập chí Euromoney
– tạp chí tài chính hàng đầu thế giới bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, đây là
lần thứ 4 ngân hàng được tạp chí này bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Ngoài ra, ngân hàng còn được tặng thưởng nhiều băng khen, giấy khen và các giải
thưởng vì những thành tích đã đạt được như:
♦ Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 do Báo Sài Gòn Tiếp Thị
bình chọn.
♦ Cúp thuỷ tinh “Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006
(The Leadership Achievement Award for the Financial Services Industry in
Vietnam 2006)” do tổ chức The Asian Banker trao tặng năm 2007
♦ Bằng khen & Cúp thủy tinh vì “Có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo
dục đào tạo của đất nước” do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng năm 2007
♦ Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm

15 năm hoạt động thông tin tín dụng (1992 - 2007)” do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trao tặng.
♦ Bằng khen “Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam năm
2007 (Best SME Lending Bank Vietnam 2007)” do Quỹ SMEDF, Dự án
VNM/AID-CO/200/2469 trao tặng.
♦ Năm 2006, ngân hàng Á Châu vinh dự được chủ tịch nước trao tặng Huân chương
lao động hạng ba vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2001 - 2005
góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
♦ Năm 2006, ACB cũng vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì
“Đã có thành tích trong việc thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
♦ Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam đã trao Chứng nhận “Chứng nhận
thương hiệu Ngân hàng TMCP Á Châu ACB là Thương hiệu nổi tiếng tại Việt
Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006”.
♦ 18-11-2007: ACB nhận giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” hạng
mục sử dụng người lao động (Singapore). (The most Admired ASEAN
Enterprises)
♦ - 16-03-2008: Ông Đỗ Minh Toàn_Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu nhận
giải thưởng “Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007” do The Asian
Banker trao tặng.
♦ - 17-03-2008: Ông Bùi Tấn Tài_Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu nhận
giấy chứng nhận “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng khu vực Châu Á-
TBD và Vùng Vịnh” do The Asian Banker trao tặng
Ngân hàng Á Châu luôn luôn duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trên 8%- tỷ lệ tối thiểu được
quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS – Bank for
International Settlements) mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn
trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.
Không chỉ có vậy, ACB còn liên tục được đánh giá xếp hạng A trong Quy chế xếp hạnh
các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế

CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng.
2.1.5 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính:
• Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và
vàng
• Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng
• Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua
ngân hàng.
• Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.1.6 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng tác động không nhỏ
đến thị trường tài chính Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng hoạt động
kinh doanh của ngân hàng ACB vẫn phát triển tốt và đạt được mục tiêu đề ra.
Bảng 1: Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện 2008 so với 2007
Chỉ tiêu
Thực hiện
2008
Kế hoạch
2008
% so kế
hoạch
Thực hiện
2007
% tăng
trưởng so
2007
Lợi nhuận
trước thuế

Tập đoàn
2.561 2.500 102,4% 2.127 20,4%
Tổng tài
sản
105.306 145.000 72,6% 85.392 23,3%
Dư nợ cho
vay khách
hàng
34.833 59.000 59,0% 31.811 9,5%
Huy động
khách hàng
75.113 94.500 79,5% 62.252 20,7%
Lợi nhuận trước thuế của ACB tính đến ngày 31/12/2008 đạt 2.561 tỷ đồng đạt 102,44%
so với kế hoạch đề ra, tăng trưởng 20,4% so với năm 2007. Nếu so sánh với các năm
trước với các năm trước thì tốc độ tăng trưởng của năm 2008 có phần chậm lại nhưng xét
trong tình hình kinh tế hiện tại thì đây là một kết quả rất khả quan.
Tổng tài sản năm 2008 tuy không thể đạt được chỉ tiêu đề ra (chỉ đạt 72,6% chỉ tiêu) do
tình hình suy thoái kinh tế nhưng cũng tăng 23,3% so với năm 2007, đạt 105.306 tỷ đồng.
. Hệ số an toàn vốn luôn được ACB duy trì ở mức cao và đến cuối năm 2008 đạt 12,44%,
cao hơn khá nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành. Lợi nhuận cơ bản bình quân trên cổ
phiếu (EPS) năm 2008 của ACB đạt 3.673 đồng/ cổ phiếu, chỉ số ROE bình quân là
32,3%, ROA bình quân đạt 2,24% và hệ số an toàn vốn (CAR) ngày 31/12/2008 là
12,64%.

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của tín dụng và huy động vốn của ACB 2004-2008
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Cho vay 16.76 9.563 17.356 31.974 34.833
Tốc độ tăng
trưởng (%)
41.46% 81.49% 84.22% 8.94%

Huy động 14.354 22.341 39.736 74.943 91.174
Tốc độ tăng
trưởng (%)
55.64% 77.86% 88.60% 21.66%
Tỷ lệ cho vay/
huy động
47.09% 42.80% 43.68% 42.66% 38.94%
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của cả cho vay lẫn huy động vốn giảm mạnh do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2008 tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Dư nợ cho vay
chỉ tăng có 8.94%, đạt 34.833 tỷ đồng. Một điều đáng chú ý là lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng của ngân hàng năm nay chỉ chiếm 23% tổng lợi nhuận trong khi các năm trước, con
số này luôn ở mức trên 50%. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần do nền kinh tế
khó khăn nên tăng trưởng tín dụng thấp, mặt khác là do ngân hàng duy trì tình hình lợi
nhuận từ tín dụng không có lãi từ cuối quý II đến giữa quý IV năm 2008 nhằm chia sẻ
khó khăn với các khách hàng vay vốn tại ACB. Chính vì vậy, vị thế hoạt động tín dụng
của ACB so toàn ngành vẫn giữ nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%. Rủi ro tín
dụng cũng luôn được Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng. Cụ
thể, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2008 của tập đoàn là
0,9%, tuy cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung
của toàn ngành (3,5%).
Nhìn vào biểu đồ ta
thấy tình hình
huy động tiền
gởi của cũng bị
ảnh hưởng nhiều
bởi khủng hoảng
kinh tế. Huy
động tiền gởi từ

khách hàng của
ACB năm 2008
cũng chỉ tăng
21,66%, tổng
vốn huy động
của tập đoàn là
91.174 tỷ đồng,
tăng 16.230 tỷ
đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ
yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với cuối 2007, số lượng
khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với
việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (tăng 27,4%) và 151.232 tài khoản
(tăng 23,6%).
Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của ngân hàng ACB luôn thấp hơn tỷ lệ trung bình
ngành (trên 60%)cho thấy một chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Khoảng
40% vốn huy động được ngân hàng cho vay khách hàng cà các tôt chức tín dụng khác,
phần còn lại được gởi ở các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đầu tư vào chứng

×